Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Trở Lại Vấn Đề: Alexandre de Rhôdes và Chữ Quốc Ngữ

Trở Lại Vấn Đề: Alexandre de Rhôdes và Chữ Quốc Ngữ

 (Riêng tặng tập thể Thánh Gia Ninh Cường -  Bùi Chu)

                                                 Charlie Nguyễn



Mấy điều sơ lược về lịch sử chữ viết và nguồn gốc chữ quốc ngữ

Các nhà nhân chủng học cho biết loài người đứng thẳng (homo erectus) đã có mặt trên trái đất từ 2 triệu năm trước. Loài người khôn ngoan (homo sapiens) mới xuất hiện 160 ngàn năm và tiến hóa thành loài người chúng ta hiện đại. Chắc chắn là loài người khôn ngoan (homo sapiens) đã biết dùng tiếng nói để thông tin với nhau từ nhiều chục ngàn năm trước, nhưng chữ viết của loài người thì chỉ mới được phát minh cách đây hơn 5000 năm mà thôi.

Theo các nhà khảo cổ thì chữ viết đầu tiên của loài người là chữ viết của dân tộc Sumer ở Babylon (phía nam Iraq ngày nay) được phát minh năm 3150 TCN , tức cách  đây 5153 năm. Thoạt đầu, người Sumerians phát minh ra loại chữ tượng hình (pictographic / giống như chữ Hán) nhưng họ chỉ dùng loại chữ này một thời gian ngắn rồi bỏ đi vì loại chữ này bất tiện, khó nhớ, học chữ nào biết chữ đó nên mất rất nhiều thời gian học đọc và học viết. Họ sáng chế ra 18 ký hiệu thay cho 18 âm căn bản, rồi dùng các ký hiệu đó để ghi âm cho mọi tiếng khác. Các ký hiệu này trông giống như nêm cối (cunei) nên họ gọi loại chữ này là cuneiform (chữ viết hình nêm cối). Sự xuất hiện loại chữ Cuneiform năm 3150 TCN trở thành một dấu mốc quan trọng của lịch sử nhân loại, bởi vì tất cả những gì xảy ra trước năm 3150 TCN đều được gọi là thời tiền sử (prehistoric). Những người viết sử Sumerians là những người viết sử đầu tiên trên thế giới. Các tu sĩ Sumerians thu thập các chuyện thần thoại dân gian, viết thành sách, trong đó có các chuyện về Vườn Địa Đàng Gan-Eden  (Archeology in the Land of the Bible – Abraham Negrey Shoken Books, NY 1977). .Trong nhiều thế kỷ trước Công nguyên, chữ Cuneiform và ngôn ngữ Sumerian trở thành ngôn ngữ giao dịch trong toàn vùng Trung Đông và Cận Đông, nền văn hóa của dân tộc Sumer được nhiều dân tộc quanh vùng theo  Điển hình là đạo thờ bò El (Elohim) của Abraham (sinh trưởng tại UR thuộc Babylon) trở nên một tôn giáo phổ biến ở Do Thái và các nước Ả Rập. Câu chuyện thần thoại Vườn Địa Đàng của người Sumer trở thành rường cột của đạo Kitô và từ đó phát sinh ra lý thuyết về Tội Tổ Tông, về ơn cứu chuộc của chúa Kitô, về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, vân vân và vân vân…Chuyện thần thoại Tamuz của Babylon là cha đẻ ra ý niệm về Chúa Cứu Thế của đạo Kitô (Babylon Mystery Religion – Ancient and Modern – Ralph Woodrow Evangelistic Association – Riverside, CA). Sự phát minh ra chữ viết là một biến cố vô cùng quan trọng trong lịch sử văn hóa nhân loại. Chữ viết là phương tiện chuyển tải phổ biến tư tường tới mọi người và lưu truyền tư tưởng qua nhiều ngàn năm. Nếu không có chữ viết, loài người sẽ không có lịch sử, không có văn hóa, không có triết học, khoa học, không có tiến bộ và thế giới ngày nay hoàn toàn khác !  Hơn 14 thế kỷ sau, đến đời nhà Thang (1700 TCN), người Trung Hoa phát minh ra chữ viết tượng hình, hình tròn, sau đó được đổi sang hình vuông và được hoàn chỉnh (thành chữ viết thông dụng ngày nay) trong thời nhà Hán  (206 TCN – 220 sau CN), do đó được gọi là chữ Hán (Hán tự)

Năm 1600 TCN, người Hy Lạp phát minh ra một hệ thống ký hiệu ghi âm (a phonetic system of writing). Một thế kỳ sau, vào năm 1500 TCN, người Latinh (tức người La Mả cổ) mô phỏng ký hiệu ghi âm của Hy Lạp để sáng chế ra mẫu tự  A,B,C,D,… (ta gọi là mẫu tự la tinh).

Những người đầu tiên có ý nghĩ la-tinh-hóa ngôn ngữ Á châu (gồm có tiếng Nhật, tiếng Tàu và tiếng Việt) là các tu sỉ dòng Tên (Jesuists) Bồ Đào Nha giảng đạo tại Á châu trong thề kỷ 17. Đây là một sự thật lịch sử hiển nhiên mà hầu như các nhà nghiên cứu văn hóa và giáo hội Công giáo Việt Nam, cũng như các giới chức thực dân Pháp (trước 1945) đã vô tình hay cố ý bỏ quên để chỉ đề cao một mình Alexandre de Rhôde như vị thánh tổ duy nhất đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ.

Ngày nay, nếu chúng ta chịu khó sưu tầm các tài liệu còn lưu trữ tại văn khố Dòng Tên tại La Mã, Madrid, Lisbone (“Nguồn Gốc Chữ Quốc Ngữ” – trang 21 của Huỳnh Ái Tông – so sánh các bản lưu trữ mới thấy Alexandre de Rhôde chưa định chuẩn được cách phiên âm tiếng Việt. Các tài liệu khác của các bậc thầy Bồ Đào Nha của Alexandre de Rhôde như Christoforo Baris, Jao Ruiz, Gaspa Louis, Antonio de Fontes, Gasparo d’Amiral mới thấy phiên âm tiếng Việt của họ đã định chuẩn như chúng ta viết ngày nay – www.saomai.org).

Như vậy, việc tôn vinh Alexandre de Rhôde lên tận mây xanh hoàn toàn là một chuyện thần thoại hoang đường. Chữ quốc ngữ Việt Nam cũng không phải là chữ duy nhất “la tinh hóa” tại Á Châu ngày nay. Chữ Mã Lai và Indonesia (Nam Dương) cũng được La Tinh hóa trong thời kỳ thuộc địa. Tiếng Tagalog là một trong 168 ngôn ngữ của người Phi Luật Tân đã được la-tinh-hóa.  Điều đáng chú ý là các chữ quốc ngữ la-tinh-hóa của Mã Lai, Nam Dương và Tagalog đều không có dấu rắc rối như chữ quốc ngữ của ta.

Vấn đề chữ quốc ngữ Việt Nam, các nhà văn hóa Việt Nam thực sự chưa thống nhất quan điểm  xác nhận ai là tác giả đã phát minh ra nó. Ngoài ra còn một vấn đề khác không kém quan trọng, đó là: chữ quốc ngữ là một món quà tặng của ngoại nhân cho dân tộc Việt Nam hay chỉ là một chiến lợi phẩm do ta tịch thu của địch ?

Tôi đã viết bài bày tỏ ý kiến của tôi về những vấn đề trên dưới tựa đề “Dòng Tên, thánh Phanxico Xavier, cố đạo Đắc Lộ và chữ Quốc Ngữ”, tức chương 2, phần III trong cuốn “Công Giáo - Huyền Thoại và Tội Ác” của Charlie Nguyễn – Giao Điểm xuất bản Hè 2001 (trang 297-320). Phần cuối của bài viết này (từ đoạn viết về Phanxico Xavier) đã được đăng trong cuốn “Alexandre de Rhôde, người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam và chữ Quốc Ngữ” gồm 9 tác giả - Giao Điểm xuất bản năm 1998 (trang 160-166).

Tôi thiết nghĩ những điều trình bày trong các bài viết trên đã biểu lộ trọn vẹn quan điểm của tôi về chữ quốc ngữ, nên tôi tự thấy không còn điều gì để nói thêm về vấn đề này nữa. Tuy nhiên, gần đây có hai sự việc vừa mới xuất hiện trong giới gọi là “trí thức” Việt Nam làm tôi phải buộc lòng trở lại với vấn đề “Alexandre de Rhôde và chữ Quốc Ngữ”:

I.- Vấn đề thứ Nhất : Phải chăng các giáo sĩ thừa sai và các học sĩ Tống Nho là những người có công lớn với văn hóa Việt Nam ?

Houston, thành thố lớn thứ tư tại Hoa Kỳ, với trên 100 ngàn người Việt định cư, ngày 15 tháng 6 năm 2003 vừa qua, tại nhà hàng Ocean Palace, một tổ chức mệnh danh là “Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam – Houston” long trọng tổ chức buổi lễ “VINH QUI” theo nghi lễ cổ truyền Việt Nam, để vinh danh 58 sinh viên nam nữ Việt Nam cư ngụ tại Houston đã tốt nghiệp trong năm 2003 tại các trường đại học Mỹ ( gồm đủ các phân khoa các ngành và thuộc các trường đại học ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ).

Điểm danh 58 tân khoa có hình in trên từng trang của tập kỷ yếu “VINH QUI – Vietnamese Traditional Ceremony Honoring Graduates 2003” (dày 114 trang khổ lớn, in trên giấy láng đẹp ngày 15-6-2003), tôi nhận thấy phần lớn là những thanh niên nam nữ trẻ tuổi, nét mặt khôi ngô rạng rỡ tươi vui với tinh thần lạc quan hướng về tương lai. Phần lớn họ đã tốt nghiệp thành bác sĩ y khoa, tiến sĩ dược khoa, kỹ sư các ngành, tiến sĩ âm nhạc. tiến sĩ sinh vật học, tiến sĩ sử học,… Nhiều người khác đậu bằng BBS, BBA về quản trị tài chánh, ngân hàng, v.v…

Nói chung, họ là những người đáng được cộng đồng chúng ta vinh danh. Tuy nhiên, trong số họ có một tên bất xứng lộn sòng không đáng vinh danh chút nào, đó là tên linh mục Đỗ Văn Lực, tốt nghiệp tiến sĩ thần học (PhD of Theology – 2003 - tại trường Houston Graduate School of Theology).

Tên Đỗ Văn Lực hiện đang hành nghề linh mục tại giáo xứ Đức Mẹ La Vang tại Houston. Thần học Công Giáo một môn học đáng khinh bỉ dựa trên một thần thuyết loạn luân cực kỳ ngu xuẩn, phản khoa học. Vậy việc vinh danh tên linh mục “tiến sĩ thần học” Đỗ Văn Lực thuộc giáo xứ La Vang trong lễ Vinh Qui ngày 15-6-2003 vừa qua của TTVHVN-Houston phải được coi là một sự lầm lẫn đáng tiếc. Đó là một vết đen văn hóa của cái tổ chức tự xưng là TTVHVN-Houston, nhưng thật sự nó đang nhằm phá hoại văn hóa Việt Nam.

Hành vi phá hoại văn hóa Việt Nam thứ hai là thuyết trình viên của TTVHVN-Houston đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong buổi lễ là: “Các giáo sĩ thừa sai và các học sĩ Nho học là những người có công với văn hóa Việt Nam !!!”

A.- Các giáo sĩ thừa sai là ai ? TTVHVN-Houston hết lời ca ngợi những giáo sĩ thừa sai dã sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Thật sự qúi vị đã nghiên cứu về chữ quốc ngữ rất phiến diện. Qúi vị đã không suy xét rốt ráo về tội ác của bọn giáo sĩ thừa sai là phá hủy văn hóa cổ truyền Việt Nam để thay bằng văn hóa Công giáo độc tôn. Linh mục Trần Thái Đỉnh đã đưa ra một nhận định rất sáng suốt như sau: “Tiêu diệt các tôn giáo khác để tôn giáo mình độc trị, tiêu diệt văn hóa bản địa cho văn hóa Công giáo độc diễn, tiêu diệt sinh lực của các dân tộc chậm tiến để các thế lực đế quốc thực dân xâm lăng. Đó là truyền thống của Vatican” (Xin đọc “Cái nhìn về Phật Giáo trong Phép Giảng Tám Ngày” – Kitô giáo từ thực chất đến huyền thoại - nhiều tác giả, nxb Văn Hóa – USA 1996)

Nghiên cứu lịch sử thế giới, học giả Mac Kher đã viết : “Sự tiến tới của Kitô giáo tại Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu và phần lớn Phi Châu luôn luôn dẫn tới sự tiêu diệt hoàn toàn các tôn giáo đa thần và các nền văn hóa tiền-kitô” (The advent of Christianity in Europe, America, Australia and large parts of Africa always led to the elimination of the pre-Christian polytheistic religions and cultures)

Bọn truyền giáo Tây Ba Nha là thủ phạm tiêu diệt các nền văn hóa Aztec, Inca của người Da Đỏ tại Mỹ Châu trong thế kỷ 16 và 17.

Tội ác lớn nhất về văn hóa của giáo hội Công giáo La Mã là đã hủy diệt toàn bộ các sách khoa học, triết học, toán học rất tiến bộ của Hy Lạp trong các thế kỷ 3~5 khiến cho nền văn minh của nhân loại bị lùi lại 10 thế kỷ (Deceptions and Myths of the Bible – by Lloyd Graham – A Citadel Press Book 1991 - pp. 294, 448, 450).

Riêng đối với lịch sử Việt Nam, Alexandre de Rhôde phải được coi là kẻ thù số một vì chính y là kẻ đầu tiên có sáng kiến lập ra hội Thừa Sai Paris và cũng là người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam. Sử gia Pháp là ông Bonifacy, tác giả cuốn “Les Debuts du Christianisme en Annam” xuất bản tại Hà Nội năm 1930 đã viết: “Vai trò của Alexandre de Rhôde trong việc thành lập hội Thừa Sai Paris đã đưa giáo hội Công giáo Đàng Trong và Đàng Ngoài ra khỏi vòng kiểm soát của người Bồ Đào Nha, đã đem lại cho người Pháp vai trò quan trọng nhất ở bán đảo Đông Dương – pages 16-17.  (“Sự Du Nhập đạo Thiên Chúa vào Việt Nam từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19” của giáo sư Nguyễn Văn Kiệm - Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam – Hà Nội 2000 – trang 123). Phê bình về Alexandre de Rhôde và các giáo sĩ thừa sai, giáo sư Kiệm (sách dẫn chiếu, trang 300-301) viết: “Các giáo sĩ thừa sai, trong đó có Alexandre de Rhôde, dẵ gây nên một cú sốc lớn đối với đời sống tâm linh và văn hóa của dân tộc ta… làm băng hoại nền tảng của cộng đồng. Họ mang mặc cảm tự cao cho rằng Cơ Đốc giáo là tôn giáo hoàn vũ, cao siêu hơn bầt cứ tôn giáo nào khác …. Do đó, họ coi các tôn giáo truyền thống bản địa đều là thấp kém, man muội cần phải xóa sạch để thay thế bằng Cơ Đốc giáo. Sự cấm đạo của nhà cầm quyền Việt Nam và tâm lý bất hòa giữa lương giáo trong dân chúng còn kéo dài đến ngày nay chính là những phản ứng tất nhiên chống lại sự xúc phạm đó và đồng thời là một hành động tự vệ chính đáng của một dân tộc đã có một nền văn hóa định hình và một ý thức tự tôn dân tộc cao.

Trên đây chỉ là mấy nét đại cương  về tội ác của bọn giáo sĩ Tây phương đối với dân tộc Việt Nam nói chung, và đối với văn hóa của dân tộc ta nói riêng. Xin đọc thêm tác phẩm “Alexandre de Rhôde, người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam và chữ Quốc Ngữ” 9 tác giả - Gia Điểm xuất bản 1998 – và bài viết “Hồ Sơ Tội Ác của hội Thừa Sai Paris và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong lịch sử mất nước hồi cuối thế kỷ 19” của Charlie Nguyễn - tháng 8, 2003 (www.giaodiem.com).

B.- Các Học Sĩ là ai ?  Học sĩ là những người đỗ đạt những bằng cấp Hán học ngày xưa tại nước ta, thịnh hành từ đời Hậu Lê (1428-1527). Kể tử thời Hậu Lê, chính sách của triều đình Việt Nam là loại bỏ tinh thần “tam giáo” để chỉ đề cao vai trò độc tôn của Nho giáo và Hán học mà thôi. Do chính sách đó, xã hội Việt Nam xuất hiện một giai cấp trí thức Hán học được gọi là Học sĩ. Họ trở thành những phần tử trí thức với tinh thần vọng ngoại, luôn luôn coi các bậc thầy Trung Quốc là những khuôn vàng thước ngọc cho mọi vấn đề trong cuốc sống của họ. Từ tinh thần vọng ngoại, họ rất dễ dàng trở thành những kẻ “ỷ ngoại”, thích dựa vào sức mạnh của ngoại bang và cuối cùng họ đã đi theo giặc phản bội tổ quốc (trường hợp Lê Chiêu Thống). Chính sách sai lầm về văn hóa của thời Hậu Lê đã mau chóng đưa dân tộc ta đến chỗ suy tàn. Đó chính là quốc nạn “Trịnh Nguyễn phân tranh” kéo dài 259 năm (1527-1786) đưa đất nước đến gần thảm họa diệt vong với bao cảnh điêu linh loạn lạc, với núi xương sông máu của thảm cảnh nồi da sáo thịt.

Giới học sĩ Tống nho tiếp tục là một giai cấp trí thức rường cột của các triều đình nhà Nguyễn. Chế độ độc tài văn hóa và tư tưởng giáo điều gò bó của tầng lớp học sĩ thống trị xã hội Việt Nam từ thời Gia Long, qua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức cho đến Bảo Đại. Chính sách này đã tạo ra những bọn “học sĩ bán nước” như cha con Ngô Đình Khả, Ngô Đình Diệm. Họ đều là những quan đại thần của nhà Nguyễn rất nặng đầu óc Tống nho cổ hủ, lại cộng thêm tinh thần giáo điều độc tôn của Công giáo thời Trung Cổ. Cho nên chính sách của Diệm (1954-1963) là chính sách độc tài, phi nhân và phi dân tộc.

Tinh thần học sĩ Tống Nho là tinh thần nô lệ tư tưởng ngoại lai. Từ “vọng ngoại” đến “sợ ngoại” và cuối cùng là đem mạng sống toàn dân trao cho ngoại bang.  Ngày 18-12-1960, Hội đồng Giám mục Việt Nam và toàn thể chính phủ Việt Nam Cộng Hòa do Ngô Đình Diệm cầm đầu đã long trọng tổ chức Lễ “Dâng Tổ Quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ”, thực chất là dâng tổ quốc Việt Nam cho Vatican, con bạch tuộc của chủ nghĩa Đế Quốc Tinh Thần. Một việc làm thật ngu xuẩn của nhà Ngô và Hội đồng Giám mục Việt Nam, mặc dầu họ biết rõ là hơn 90% dân chúng không theo tôn giáo của họ.

Ngày nay, ông Nguyễn Trần Qúi, tổng thư ký và nhóm chủ trương “Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam” (gồm 13 người tại Houston) đã lưu manh núp dưới danh nghĩa Văn Hóa Việt Nam để phá hoại Văn Hóa Việt Nam bằng cách đầu độc tinh thần giới trẻ Việt Nam trong buổi lễ Vinh Qui vừa qua bằng cách gieo vào đầu óc họ cái ý tưởng sai lầm nguy hiểm: “Giáo sĩ thừa sai và học sĩ Tống Nho là những người có công với văn hóa Việt Nam”. Điều đáng buồn là trong danh sách Ban Cố Vấn của TTVHVN-Houston có tên: bác sĩ Hoàng Xuân Chỉnh, cựu giáo sư Đại Học Y Khoa Saigon và Huế; giáo sư Mai Văn Lễ, cựu giáo sư Đại Học Luật Khoa Saigon và Huế; nhà văn Doãn Quốc Sỹ, cựu giáo sư Đại Học Văn Khoa Saigon.

Qúi vị đều là những khuôn mặt văn hóa nổi tiếng tại Việt Nam trước 1975 và tại hải ngoại sau này. Nhưng điều đáng tiếc là qúi vị đã vì cả nể nên đã bị đám học trò bất lương lợi dụng danh nghĩa qúi vị và đem qúi vị ra làm bình phong che đậy hành động bất chính của chúng.

Tôi cũng tự hỏi: Phải chăng ông Tổng Thư Ký Nguyễn Trần Qúi và đa số trong thành phần của nhóm chủ trương là những tín đồ Công giáo cuồng tín … nên mới có những hành động phá hoại văn hóa Việt Nam một cách mù quáng như vậy. Thật đáng tiếc !

II.- Vấn đề kế tiếp : Phải chăng chữ Quốc Ngữ là sự đóng góp vô cùng lớn lao của Giáo hội Công giáo Việt Nam cho dân tộc Việt Nam và chúng ta phải biết ơn GHCGVN là người đã sáng tạo ra nó ?

Trong “Thánh Gia Bản Tin” số 41 và trên trang nhà của Tập Thể Thánh Gia (www.angelfire.com/rnb/thanhgia) có đăng bài “Cảm Ơn Chữ Quốc Ngữ” của một thành viên Thánh Gia là anh Nguyễn Dương An ở Việt Nam. Nguyên văn như sau :

Cm ơn ch Quc Ng !
 
Tôi đã đọc  nhiều tài liệu chống đối và bài bác Giáo Hội  Công Giáo VN, và gần đây, tôi cũng đọc được những bài như vậy trên trang web của Giao Ðiểm. Theo các tác giả đó, Giáo Hội Công Giáo VN không đem lại cho dân tộc VN một lợi ích gì, ngược lại, còn làm hại cho nền văn hóa, cho phong tục, cho đời sống xã hội của dân tộc VN, tóm lại, chỉ làm hại mà thôi..
Có một điều làm tôi rất ngạc nhiên : tất cả những bài đó đều viết bằng chữ Quốc Ngữ, là thứ chữ do một linh mục Công Giáo sáng lập từ mẫu tự Latin. Chính nhờ có thứ chữ Quốc Ngũ này mà những tác giả đó có thể viết bài chống đối GHCGVN, cũng như dùng chữ Quốc Ngữ này để truyền bá tư tưởng của mình đến cho đồng bào VN. Những tác giả này đang tận dụng một trong những ích lợi lớn lao mà GHCGVN đem lại cho dân tộc VN. Thế mà họ dám lớn tiếng phủ nhận sự đóng góp của GHCGVN cho dân tộc VN !!! Phải chăng những tác giả này không biết nguồn gốc của chữ Quốc Ngữ ? Do đó, họ đã tự mâu thuẫn với họ. Nếu đúng như vậy thì kiến thức của họ còn non dại quá ! Mỉa mai thay !
Mỗi khi anh viết một chữ Quốc Ngữ là anh đã nhắc lại sự đóng góp vô cùng quý báu của GHCGVN cho dân tộc VN, anh không biết điều đó sao ?
Nếu muốn phủ nhận những đóng góp của GHCGVN cho dân tộc VN thì các tác giả đó đừng dùng chữ Quốc Ngữ nữa, hãy dùng một thứ chữ khác. Bắt chước các vua nhà Nguyễn, các chiếu chỉ cấm Ðạo đều được viết bằng chữ Hán (cũng gọi là chữ Nho), không có cái nào viết bằng chữ Quốc Ngữ !  Có làm được như vậy không ? Tôi mong chờ sự “hiểu biết” một cách hợp lý của các tác giả đó !
Nguyễn Dương An

Chúng ta thường nói “cám ơn Trời Phật”, “cám ơn Chúa”, hoặc cám ơn người này người khác, chứ không bao giờ lại nói cám ơn một vật vô tri vô giác như “cám ơn chữ Quốc Ngữ” !  Đáng lý phải nói là cám ơn người đã sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ thì mới có ý nghĩa.
 
Theo Nguyễn Dương An thì chữ Quốc Ngữ là thứ chữ do một một linh mục  Công giáo sáng lập từ mẫu tự la-tinh. Hẳn ý bạn muốn nói đến linh mục Alexandre de Rhôde là người đã sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ. Nhưng rõ ràng Alaxandre de Rhôde là một người Pháp, chứ có phải là một người Công giáo Việt Nam đâu, mà anh dám nói chữ Quốc Ngữ là công lao của Giáo hội Công giáo Việt Nam đóng góp cho dân tộc Việt Nam ?
 
III.- Chữ Quốc Ngữ đã được sáng tạo trong khuôn khổ chiến lược xâm lăng Á Châu của Bồ Đào Nha trong thế kỷ 17.

Từ thế kỷ 15, kỹ nghệ đóng tầu của Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha đã đạt được nhiều tiến bộ mới. Nhờ có súng hỏa mai và kỹ thuật hàng hải, nhiều nhà thám hiểm Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha đã thực hiện được những cuộc viễn du làm thay đổi lịch sử nhân loại:
1.- Christopher Columbus tìm ra Châu Mỹ năm 1492
2.- Vasco de Gama là người đầu tiên vượt mũi Hảo Vọng ở cực Nam châu Phi tới Ấn Độ năm 1497.
3.- Alvarez Cavral vượt qua Đại Tây Dương tìm ra Brazil năm 1500.
4. Alfonso de Albuquerque vượt qua Ấn Độ Dương năm 1503, chiếm tỉnh Goa của Ấn năm 1510, chiếm Malacca năm 1511 để mở đường cho Bồ Đào Nha tiến vào Trung Quốc và Nhật Bản. Chính sự kiện này đã làm nảy sinh tham vọng của Bồ Đào Nha là xâm lăng toàn bộ Á Châu.
 
Chiến lược của Bồ Đào Nha trong thế kỷ 16 là trước hết phải chiếm Trung Hoa và Nhật Bản làm thuộc địa, đồng thời biến hai nước này thành hai nước Công giáo, để từ đó sẽ chinh phục toàn Á Châu theo thế cờ domino. Do đó, vào cuối năm 1511, hạm đội Bồ Đào Nha đã rời Malacca tiến lên phía Bắc gần Macao để yểm trợ cho các nhà truyền giáo thuộc dòng Tên Bồ Đào Nha đang hoạt động tại Nhật và Trung Quốc. Tuy nhiên, chiến lược xâm lăng và truyền đạo của Bồ Đào Nha tại Á Châu trong thế kỷ 16 và 17 đã không thành công vì không có một ông vua Nhật hay Tàu nào chịu theo đạo cả. Năm 1638, người Nhật đã thẳng tay tàn sát một lúc 37000 giáo dân tại Nagasaki và đánh đuổi người Bồ Đào Nha ra khỏi nước Nhật. Mọi ảnh hưởng của Bồ Đào Nha tại Nhật đến đây là chấm dứt.
 
Như chúng ta đã biết, từ giữa thế kỷ 15, hai nước Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha đã dẫn đầu các cuộc thám hiểm đất mới để xâm chiếm thuộc địa và truyền đạo. Do các tranh chấp về đất đai và quyền lợi, Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha có thể trở thành hai quốc gia thù địch. Do đó hai nước đã thỏa thuận với nhau đưa vụ tranh chấp này ra trước toà Thánh Vatican để giáo hoàng Alexander VI phân xử. Do sắc chỉ Inter Coetera năm 1493, giáo hoàng Alexander VI chia thế giới làm hai phần qua đường ranh tưởng tượng chạy từ Bắc cực xuống Nam cực chạy qua quần đảo Acores. Phía Tây của đường ranh này thuộc độc quyền xâm lăng và truyền đạo của Tây Ban Nha. Phía Đông đường ranh này bao gồm toàn vùng Á Châu thuộc độc quyền xâm lăng và truyền đạo của Bồ Đào Nha. Trong thực tế, kể từ năm 1615, mọi công cuộc truyền đạo tại Việt Nam thuộc quyền điều động của dòng Tên Bồ Đào Nha, có trụ sở tại Nhật Bản, với sự phối hợp của tòa Giám Mục Bồ Đào Nha tại Macao.
 
Cũng do độc quyền truyền giáo mà Tòa Thánh đã dành riêng cho Bồ Đào Nha tại Á Châu, nên suốt trong các thế kỷ 15 và 16, các nhà truyền giáo Pháp hoàn toàn vắng bóng tại Viễn Đông. Năm 1619, Alaxandre De Rhôde lên tàu từ thủ đô Lisbone của Bồ Đào Nha để đến giảng đạo tại Việt Nam, không phải với tư cách là một giáo sĩ Pháp, mà là một giáo sĩ đặt dưới quyền bảo trợ của triều đình Bồ Đào Nha. Trong khuôn khổ chiến lược xâm lăng và truyền giáo tại Á Châu, Bồ Đào Nha chú ý đến việc phiên âm theo mẫu tự la-tinh ưu tiên là tiếng Tàu, tiếng Nhật, và sau đó là tiếng Việt. Cuốn từ vựng Bồ-Hoa được soạn thảo sớm nhất vào năm 1584. Tự điển La-Bồ-Nhật được hoàn thành năm 1595. Cuốn giáo lý tiếng Nhật được la-tinh-hóa năm 1592. Tất cả các kinh nghiệm về việc la-tinh-hóa chữ Nhật và chữ Tàu nói trên đều rất hữu ích cho việc phát minh chữ Quốc Ngữ của Việt Nam sau này.
 
IV.- Các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha ở Đàng Trong (Quảng Nam) là những người đã thật sự sáng tạo chữ Quốc Ngữ trong các năm 1617-1622.

Các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha bắt đầu truyền đạo ở Đàng Trong từ 1615. Từ 1617 họ khởi công la-tinh-hóa tiếng Việt. Người có công đầu trong việc này là linh mục Francis de Pina. Ông sinh tại Bồ Đào Nha năm 1585, đến giảng đạo tại Đàng Trong năm 1617 và sinh sống tại Việt Nam liền trong 8 năm. Lúc này, trụ sở của dòng Tên Bồ Đào Nha đặt tại Thanh Chiêm là dinh trấn của Nguyễn Phước Nguyên, nay là huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Bề trên của nhà dòng là linh mục Buzomi cũng là một nhà ngôn ngữ học, và chình ông đã sáng tác một hệ thống văn phạm tiếng Việt.
 
Năm 1618, linh mục Francis de Pina là người đầu tiên dịch các kinh la-tinh sang tiếng Việt. Đó là kinh Lạy Cha (Pater Noster), kinh Kính Mừng (Ave Maria). Kinh Tin Kính (Credo), kinh Sáng Danh (Gloria), ….
 
Đến năm 1622, linh mục Francis de Pina hoàn thành một hệ thống ghi âm theo mẫu tự la-tinh thích hợp với lối phát âm và thanh điệu tiếng Việt. Năm 1624, linh mục Pina mở trường dạy nói tiếng Việt và dạy viết chữ quốc ngữ tại Thanh Chiêm để dạy các giáo sĩ mới đến giảng đạo tại Việt Nam, trong số đó có Alexandre de Rhôde và Antonio de Fontes.
 
Alexandre de Rhôde được linh mục Pina dạy tiếng Việt từ 1624 đến cuối năm 1625 thì chẳng may linh mục Pina bị tai nạn chết đuối tại bến cảng Đà Nẵng.
 
Linh mục Pina đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo chữ quốc ngữ, nhưng ông không phải là người duy nhất, vì có nhiều người khác đã đóng góp những nỗ lực của họ trong việc phân tích văn phạm, phân tích ngữ âm và thanh điệu của tiếng Việt. Do đó, công trình sáng tạo chữ quốc ngữ là một công trình tập thể của các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha giảng đạo tại Á Châu trong thế kỷ 17.
 
Nhiều người thường căn cứ vào việc xuất bản cuốn tự điển Việt-Bồ-La tại Rome năm 1651 để xác quyết Alexandre de Rhôde là tác giả đã phát minh ra chữ quốc ngữ. Sự thật Alexandre de Rhôde không phải là tác giả của cuốn tự điển này. Ông chỉ là người viết thêm vào tự điển phần la-tinh mà thôi. Hai phần quan trọng liên quan đến chữ quốc ngữ là tự điển Việt-Bồ thuộc công lao của linh mục Bồ Đào Nha Gaspar de Amaral và tự điển Bồ-Việt của linh mục Bồ Đào Nha Antonio de Barbose. Alexandre de Rhôde chỉ là một biên tập viên chứ không phải là tác giả của cuốn tự điển quan trọng này, nhất là vể phần Việt ngữ, nên ông ta không thể được coi là cha đẻ của chữ quốc ngữ được
 
Nhưng dù cho chữ quốc ngữ đã được phát minh do Alexandre de Rhôde hay do các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha trong thế kỷ 17 thì bản chất của nó vẫn không thay đổi: Chữ Quốc Ngữ không phải là một món quà tặng do ngoại nhân có lòng tốt đem lại cho chúng ta. Nó thực sự chỉ là một thứ vũ khí do địch sáng chế để truyền vào dân tộc ta một thứ tôn giáo phi nhân, nhằm mục đích nô dịch nhân dân ta và đưa tổ quốc ta vào vòng nô lệ của chúng.

Nay chúng ta dung chính vũ khí đó của địch để đánh địch và tay sai. Đó là công việc mà các tác giả Giao Điểm đang làm. Các tác giả Giao Điểm đang noi gương tiền nhân dùng đòn “gậy ông đập lưng ông” trong mục tiêu xây dựng đất nước và bảo vệ văn hóa dân tộc: Noi gương Lý Thường Kiệt xưa kia dùng chữ Hán để viết “Nam Quốc Sơn Hà,  Nam Đế Cư” để xác nhận chủ quyền của tổ quốc. Trần Hưng Đạo dùng chữ Hán để viết “Hịch Tướng Sĩ” động viên toàn dân chống quân Nguyên. Nguyễn Trãi dùng chữ Hán viết “Bình Ngô Đại Cáo”. Trong thập niên 1930, các nhà cách mạng yêu nước Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu đã cổ súy việc học chữ quốc ngữ để mở mang dân trí và phổ biến tư tưởng cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân Pháp. Đòn “gây ông đập lưng ông” là một chiến thuật lâu đời trong truyền thống chiến đấu bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.
 
Để cụ thể hóa thái độ của chúng ta đối với bọn giáo sĩ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ, chúng ta hãy hình dung một tên cướp đột nhập vào nhà chúng ta với một con dao. Khi bị cảnh sát rượt đuổi, tên cướp đã vứt bỏ lại con dao tang vật. Hành động đúng nhất là chúng ta hãy sử dụng con dao tang vật vào những việc hữu ích, như cắt rau, thái thịt, v.v… Chạy theo tên cướp để cám ơn nó đã để lại con dao rõ ràng  là một hành vi ngu xuẩn. Hô hào mọi người phải cám ơn bọn giáo sĩ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ cũng là một hành vi ngu xuẩn tương tự.


Charlie Nguyễn
Sept 2003