Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

CHÚA GIÁNG SINH VÀ CHUYỆN BỊP CỦA VATICAN

chẳng ai biết Jesus sinh ngày nào, ở đâu




Cứ vào dip cuối năm Kitô giáo rầm rộ ăn mừng sinh nhật của Jesus vào ngày 25 tháng 12, nhưng chỉ tội cho Joseph chồng hờ của Maria phải ngậm đắng nuốt cay vì không được ăn ốc mà phải đổ vỏ.

Thật ra chẳng ai biết Jesus của Ki Tô Giáo sinh ra năm nào, ngày nào, giờ nào, và ở đâu. Không một chỗ nào trong “Kinh Thánh” ghi chép ngày sinh nhật của Jesus. Nơi sinh của Jesus thì ông nói gà, bà nói vịt. Matthew 1:18-2:23 cho rằng Jesus đã sinh ra tại nhà Joseph ở Bethlehem, dưới triều đại của Herod the Great. Luke 2:1-20 cho rằng Jesus đã sinh ra tại một chuồng bò trong thời kỳ điều tra dân số tiến hành bởi Quirinius trong năm 6 CE.

Và chuyện Súc Vật hà hơi, Thiên thần hát mừng hay Ba Vua nào đó tời chào mừng Jesus ra đời chỉ là CHUYỆN BỊP như “Chúa Dưới Trần” Benedict XVI THÚ NHẬN

[Pope Benedict XVI holds a copy of his book "Jesus' Childhood" as he meets RCS publisher Paolo Mieli and Cardinal Gianfranco Ravasi, president of the Pontifical Council for Culture, in the Vatican on Nov. 20, 2012]

Vậy Thiên Chúa “Mặc Khải” có đáng tin không?

Vậy tại sao ngày nay Kitô giáo rầm rộ ăn mừng sinh nhật của Jesus vào ngày 25 tháng 12?

Ăn mừng sinh nhật đầu tiên của Jesus được ghi nhận sẩy ra vào ngày 25 tháng 12 năm 336 dưới thời vua Constantine.

Vài năm sau đó Giáo Hoàng Julius, nhân danh là đại diện của Chúa trên trần chính thức tuyên bố rằng ngày sinh nhật của Jesus sẽ được tổ chức vào ngày 25 tháng 12 mỗi năm. Do đó ngày “giáng sinh” là ngày do giáo hoàng Julius I quyết định chứ không phải là ngày sinh thực của Jesus. Ai muốn biết rõ ngày sinh nhật thật của JESUS thì phải hỏi Maria.

Ngày 25 Tháng 12 có thể đã được lựa chọn bởi vì Solstice Winter [thiên văn học - điểm chí một trong hai lần trong năm khi mặt trời ở xa xích đạo nhất về phía Bắc hoặc phía Nam) summer solstice- hạ chí (tức là khoảng 21 tháng Sáu ở Bắc bán cầu), winter solstice - đông chí (tức là khoảng 22 tháng Chạp ở Bắc bán cầu)http://5.vndic.net/index.php?word=Solstice+&dict=en vi] và các lễ hội giữa mùa đông của tôn giáo Pagan thờ thần Mặt Trời được gọi là "Saturnalia" và "Dies natalis Solis Invicti" diễn ra vào tháng 12.

Lễ hội Saturnalia diễn ra giữa ngày 17 và ngày 23 tháng 12 và tôn vinh vị thần Saturn. Dies natalis Solis Invicti có nghĩa là "sinh nhật thần mặt trời không chiến bại” và được tổ chức vào ngày 25 tháng mười hai (khi người La Mã nghĩ Solstice Winter đã diễn ra) và là" sinh nhật "của Pagan Sun thần Mithra và theo Mithraism ngày thánh là ngày chủ nhật. Mithraism, cũng được biết đến như là một tôn giáo với thần Mithras trong đế quốc La Mã từ khoảng thế kỷ 1 đến thứ thế kỷ thứ 4

Nguồn:

1. Mithraism

https://en.wikipedia.org/wiki/Mithraism .

2. Why is Christmas Day on the 25th December?
http://www.whychristmas.com/customs/25th.shtml>http://www.whychristmas.com/customs/25th.shtml)

3. Is God a Trinity?
https://www.ucg.org/beyond-today/bible-study-aid/is-god-a-trinity?s=1>https://www.ucg.org/beyond-today/bible-study-aid/is-god-a-trinity?s=1

Con “Chien” Kitô giáo rầm rộ ăn mừng sinh nhật của Jesus nhưng chính ra là rầm rộ ăn mừng sinh nhật thần “Mặt Trời” của tôn giáo Pagan.

Cái tín lý quái đản Chúa “Ba ngôi” Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Ma làm cho bà Maria khó sử. Khi có chuyện buồn vui biết tâm sự với ai. Với Chồng? Hay với Con?, khi muốn khuyên nhủ thì lấy tư cách gì? là “Mẹ” hay là “Vợ”?

Có thể Chúa Ma sau khi đạt được mục đích bèn chơi trò “quất Ngựa truy Phong” nên Chúa Con được Joseph nuôi nên thuộc về dòng họ David của Joseph.

United Church of God nhận thấy sự quái đản đó và cho rằng chẳng làm gì có Chúa ba ngôi : Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Ma. Nguồn: Is God a Trinity?

4. Pope Benedict Disputes Jesus’ Date of Birth

With the release of his new book, Pope Benedict XVI asks how much we really know about the birth of Christ

By Sorcha Pollak Nov. 22, 2012
http://newsfeed.time.com/2012/11/22/pope-benedict-disputes-jesus-date-of-birth/>http://newsfeed.time.com/2012/11/22/pope-benedict-disputes-jesus-date-of-birth/

REUTERS / Osservatore Romano

5. Pope sets record straight on nativity animals myth

Ox and donkey are latter-day additions to nativity scene but tradition is here to stay, Benedict says in book on Jesus's infancy

Tom Kington in Rome - Tue 20 Nov 2012 13.11 EST

First published on Tue 20 Nov 2012 13.11 EST

https://www.theguardian.com/world/2012/nov/20/pope-nativity-animals

6. Nativity donkeys and cattle are a myth, says Pope
https://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/the-pope/9691295/Nativity-donkeys-and-cattle-are-a-myth-says-Pope.html>https://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/the-pope/9691295/Nativity-donkeys-and-cattle-are-a-myth-says-Pope.html

With just over a month to go before Christmas, the Pope has declared that the presence of animals like cattle and donkeys in traditional Nativity scenes is based on little more than a myth.

7. Five myths about the Nativity
https://www.washingtonpost.com/opinions/five-myths-about-the-nativity/2016/12/16/48625672-c179-11e6-8422-eac61c0ef74d_story.html?utm_term=.bfb0d7e9a6d0>https://www.washingtonpost.com/opinions/five-myths-about-the-nativity/2016/12/16/48625672-c179-11e6-8422-eac61c0ef74d_story.html?utm_term=.bfb0d7e9a6d0

8. Pope declares: no donkey at nativity, and angels did not sing
https://www.smh.com.au/world/pope-declares-no-donkey-at-nativity-and-angels-did-not-sing-20121121-29owd.html>https://www.smh.com.au/world/pope-declares-no-donkey-at-nativity-and-angels-did-not-sing-20121121-29owd.html

Rome: As Christians around the world start thinking about setting up nativity scenes for Christmas, the Pope has pointed out that the ox and the donkey – regular fixtures around the manger – are latter-day inventions nowhere to be seen in the gospels.

9. When Was Jesus Born?

https://www.jw.org/en/bible-teachings/questions/when-was-jesus-born/

The Bible’s answer

The Bible does not give a specific date for the birth of Jesus Christ, as these reference works show:

“The true birth date of Christ is unknown.”— New Catholic Encyclopedia.

“The exact date of Christ’s birth is not known.”— Encyclopedia of Early Christianity.

While the Bible does not directly answer the question, "When was Jesus born?" it does describe two events surrounding his birth that lead many to conclude that he was not born on December 25. - Not in winter

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020

15 CĂN BỆNH CỦA GIÁO TRIỀU ROMA

 


15 CĂN BỆNH CỦA GIÁO TRIỀU ROMA


Mùa Giáng Sinh năm 2014 này, Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô có hai việc được thế giới nhắc đến.

Thứ nhất, về mặt đối ngoại, cả hai chính phủ Mỹ và Cuba đều xác nhận việc hai nước nối lại bang giao một phần là nhờ sự trung gian tiếp tay thu xếp của GH Phan-xi-cô.
Thứ Hai, về mặt đối nội, GH Phan-xi-cô công khai phê phán giáo triều đang phục vụ mình.

Hôm thứ Hai, trước mặt những người đứng đầu các cơ quan trong giáo triều đến chúc mừng Ngài nhân dịp Giáng Sinh, GH Phan-xi-cô đã kể ra 15 thứ bệnh mà giáo triều đang mắc phải, ngoài “7 mối tội đầu” của người Công Giáo.

Giống như nhà vua có triều đình, các giáo hoàng có những cá nhân và tổ chức, gọi chung là giáo triều (Cura)  giúp mình lãnh đạo 1.2 tỉ người trên trái đất, trong đó có phủ Quốc Vụ Khanh, các thánh bộ, các hội đồng, các ủy ban v.v…

GH Phan-xi-cô phê phán gay gắt các hồng y, giám mục, tu sĩ trong giáo triều đã thâu tóm quyền lực và của cải, có cuộc sống “giả hình” hai mặt, quên rằng họ có nhiệm vụ phải phục vụ lời Chúa, mang tin mừng của Chúa đến cho mọi người.

GH Phan-xi-cônhấn mạnh rằng kế hoạch cải tổ sâu rộng Giáo Hội phải đi kèm với việc cải tổ tận gốc rễ giáo triều.

Bá quan văn võ – trong đó có khoảng 60 hồng y và 50 giám mục – có mặt tại sảnh đường lót đá cẩm thạch Sala Clementina hôm thứ Hai hầu như đều xanh mặt khi nghe GH Phan-xi-cô kể ra từng bệnh trong 15 thứ bệnh của giáo triều.

Xin xem chi tiết 15 thứ bệnh tại đây.

Trước tiên là bệnh tưởng mình là bất tử, miễn nhiễm, hoặc thậm chí là không thể thiếu được.
GH Phan-xi-cô ví những tin đồn, những lời nói ra nói vào trong giáo triều là một hình thức “khủng bố” và e ngại loại khủng bố này có thể “lạnh lùng giết hại thanh danh các bạn đồng nghiệp và những người anh em của mình.”
GH Phan-xi-cô cảnh giác các bè phái trong giáo triều giống như “những u ung thư đe dọa đến sự hài hòa của cơ thể” và cuối cùng cơ thể này có thể chết dưới tay “hỏa lực của quân bạn.”

GH Phan-xi-cô nhắc nhở một số người trong giáo triều mắc bệnh “Alzheimer’s tinh thần,” quên béng lời của Chúađã kêu gọi mình lúc ban đầu, khi vâng lời gia nhập hàng ngũ tu sĩ.
“Giáo triều được kêu gọi luôn luôn tự hoàn thiện mình và phát triển trong sự hiệp thông, sự thánh thiện và có kiến thức để hoàn thành sứ mệnh của mình,” Ngài nói. “Nhưng, giống như cơ thể con người, giáo triều có thể gặp khó chịu trong người, rối loạn chức năng, bệnh tật.”

Sau đó, GH Phan-xi-cô khuyên họ nên dùng mùa Giáng Sinh năm nay đề sám hối, đền tội, và giúp Giáo Hội lành mạnh hơn, thánh thiện hơn trong năm 2015.

Các nhà theo dõi tình hình Vatican nói rằng họ chưa từng thấy một bài nói chuyện mạnh mẽ, gay gắt của một giáo hoàng nào giống vậy. Họ nghĩ rằng đây là kết quả của cuộc điều tra bí mật mà người tiền nhiệm – Bê-nê-đíc-tô – đã ra lệnh thực hiện, sau khi có vụ rò rỉ văn thư của giáo hoàng năm 2012.

Khi đó, ĐứcGH Bê-nê-đíc-tô16 đã chỉ định 3 vị hồng y tin cẩn để xem tại sao một người giúp việc cho giáo hoàng lại có trong phòng riêng của mình những thứ giấy tờ về tình hình tài chính của Giáo Hội mà chỉ có giáo hoàng mới được xem. Người giúp việc này, khi cung cấp các thông tin đó cho một nhà báo, đã hành động một mình hay có sự chỉ đạo của ai đó trong giáo triều, và nếu có thì nhằm mục đích gì, có phải mụcđích hạ uy tín của giáo hoàng hay không? Báo cáo của 3 vị hồng y đã được trình cho hai vị giáo hoàng còn sống.

Trong thông điệp Giáng Sinh năm ngoái, GH Phan-xi-cô đã nhắc sơ qua về những chuyện này, và năm nay đã không ngần ngại phàn nàn về những mưu đồ quyền lực quan liêu, thăng tiến sự nghiệp bất chấp lợi ích của người khác. GH Phan-xi-cô nhấn mạnh, trong vòng một năm qua, giáo triều đã có những thay đổi, nhưng các thay đổi bề mặt, hời hợt đó không phải là những gì mà Ngài mong đợi.

Ông Alberto Melloni, nhà sử học về giáo hội Công Giáo đang cộng tác cho nhật báo Corriere della Sera, nói rằng đây là bài nói chuyện trước giờ chưa từng nghe nơi một giáo hoàng. Ông cho biết, “Nếu Ngài phải dùng giọng như vậy bởi vì biết đó là cần thiết.”
Ông Melloni ghi nhận thêm, trước khi GH Phan-xi-cô lên ngôi, giáo triều Vatican có thể nói là một cơ chế đầy quan liêu, muốn làm gì thì làm, không chịu phục tùng một ai, “toàn bộ giáo triều hành động giống như họ là giáo hoàng vậy.”

Cố GH Gioan Phao-lô, người vừa được phong thánh, quá bận rộn với những chuyến du hành, đến độ không để ý nhiều đến những chi tiết về thủ tục hành chính, về sau Ngài lại đau yếu liên miên. Qua đến GH Bê-nê-đíc-tô, công việc quản lý giáo triều được giao cho một người phụ tá, người này về sau cũng được xác định là có vấn đề.

Một nhà sử học về giáo hội Công Giáo khác, Linh mục Robert Wister của trường đại học Seton Hall, nghĩ rằng bài nói chuyện của GH Phan-xi-côchủ yếu muốn yêu cầu giáo triều tự vấn lương tâm, suy gẫm những tội lỗi của mình trước mặt Chúa, trước khi đi xưng tội. “Có lẽ Ngài tin rằng chỉ có một lời khiển trách nghiêm khắc mới có thể xoay chuyển tình hình giáo triều,” Linh mục Wister phát biểu.

Trước khi chấm dứt bài nói chuyện, GH Phan-xi-côkêu gọi các vị lãnh đạo trong giáo hội hãy cầu nguyện để “các vết thương tội lỗi mà mỗi người chúng ta mang trong tâm hồn được chữa lành.”
Bài nói chuyện của GH Phan-xi-cô được soạn cẩn thận với những trích dẫn và tham chiếu. Chỉ có một sốít hồng y hiện diện mỉm cười trong lúc Ngài nói. Khi chấm dứt, chỉ có một đợt vỗ tay nhẹ nhàng. Sau đó, Ngài bắt tay chào từng hồng y một, nhưng không khí Giáng Sinh không tưng bừng như mọi năm.

Nếu nói một cách công bằng, giáo triều đang trải qua một giai đoạn khó khăn. Giống như hai người tiền nhiệm gốc Ba Lan và Đức, đương kim giáo hoàng gốc châu Mỹ Latinh phải làm việc với một giáo triều mà đa số là người Ý.

GH Phan-xi-côđang cùng với 9 hồng y đồng cảm đang lập các kế hoạch cải tổ toàn bộ cấu trúc quan liêu, sáp nhập nhiều cơ quan để có hiệu quả và đáp ứng với thời đại hơn.
Ngài đã từng nói rằng dù kế hoạch cải tổ cơ cấu đang diễn tiến tốt, nhưng khó nhất và tốn thời gian nhất là “cải tổ tinh thần” của những người can dự.
Lĩnh vực tài chính của Vatican cũng đang giữa chương trình đại tu bổ. Hồng y George Pell, người nắm tay hòm chìa khóa cho GH Phan-xi-cô đã ra những quy định về kế toán và ngân sách cho những tổ chức, cơ quan trước đây vốn độc lập, không quen với chuyện bị ai kiểm tra sổ sách.

15 CĂN BỆNH CỦA GIÁO TRIỀU ROMA
CẦN CHỮA TRỊ

(Posted by Antoni Phạm  on 12-24-2014)




VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 22-12-2014 dành cho các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh, ĐTC Phanxicô liệt kê 15 thứ bệnh cần bài trừ khỏi những người phục vụ tại giáo triều Roma.
Khoảng 60 Hồng Y và 50 GM cùng với nhiều giám chức, linh mục và giáo dân lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh đến chúc mừng ngài nhân dịp lễ Giáng Sinh và năm mới.
Mở đầu, ĐHY Angelo Sodano, 87 tuổi, niên trưởng Hồng Y đoàn, đại diện mọi người chúc mừng ĐTC và cho biết toàn thể các cộng tác viên thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh hứa hỗ trợ và cộng tác hoàn toàn với ĐTC trong việc phục vụ tình hiệp nhất của Giáo Hội và hòa bình giữa các dân tộc. ĐHY cũng nói rằng tại Vatican mọi người, trong các nhiệm vụ khác nhau, hiệp nhất và dấn thân phục vụ ĐTC và Giáo Hội.

Diễn từ của ĐTC

Lên tiếng trong dịp này, sau khi gửi lời chúc mừng và cám ơn sự cộng tác của mọi người trong giáo triều Roma, ĐTC nhấn mạnh sự kiện các cơ quan trung ương Tòa Thánh họp thành một cơ thể duy nhất, và cũng như mọi cơ thể, có thể có những bệnh tật cần được chữa lành. Trong ý hướng chuẩn bị tâm hồn, xưng tội, để đón mừng Chúa Giáng Sinh, ĐTC đã liệt kê một loạt những căn bệnh mà những vị làm việc trong giáo triều Roma có thể mắc phải và cần phải thanh tẩy. Ngài nói:
“Giáo triều được kêu gọi cải tiến, luôn cải tiến và tăng trưởng trong tình hiệp thông, thánh thiện và khôn ngoan để chu toàn sứ mạng. Nhưng giáo triều, cũng như mỗi thân thể con người, cũng có thể bị bệnh, hoạt động không tốt, bị yếu liệt. Và ở đây tôi muốn liệt kê vài căn bệnh có thể, những bệnh của giáo triều. Đó là những bệnh thường xảy ra trong đời sống của giáo triều chúng ta. Đó là những bệnh tật và cám dỗ làm suy yếu việc phục vụ của chúng ta đối với Chúa. Tôi nghĩ rằng “danh sách” các bệnh này sẽ giúp chúng ta, như các Đấng Tu Hành trong sa mạc vẫn thường làm danh sách mà chúng ta nói đến hôm nay: danh sách này giúp chúng ta chuẩn bị lãnh nhận bí tích Hòa giải, là một bước tiến tốt cho tất cả chúng ta để chuẩn bị lễ Giáng Sinh.

1. Trước tiên là bệnh tưởng mình là bất tử, miễn nhiễm, hoặc thậm chí là không thể thiếu được, và lơ là những kiểm điểm cần thiết và thông thường. Một giáo triều không tự phê bình, không canh tân, không tìm cách cải tiến, thì đó là một cơ thể đau yếu. Một cuộc viếng thăm bình thường tại các nghĩa trang có thể giúp chúng ta nhìn thấy tên của bao nhiêu người, của vài người mà chúng ta nghĩ họ là bất tử, miễn nhiễm, và không thể thay thế được! Đó là bệnh của người giàu có trong Phúc Âm nghĩ rằng mình sống vĩnh viễn (Xc Lc 12,13-21) và cả những người trở thành chủ nhân ông, cảm thấy mình cao trọng hơn mọi người, chứ không phải là người phục vụ tất cả mọi người. Bệnh này thường xuất phát từ bệnh quyền bính, từ mặc cảm là những người ưu tuyển, từ thái độ tự yêu mình, say mê nhìn hình ảnh của mình mà không nhìn thấy hình ảnh của Thiên Chúa in nơi khuôn mặt của những người khác, đặc biệt là những người yếu đuối và túng thiếu nhất. Thuốc chữa bệnh dịch này là ơn thánh, ơn cảm thấy mình là người tội lỗi và thành tâm nói rằng: “Chúng ta chỉ là những đầy tớ vô dụng. Chúng ta đã làm những gì chúng ta phải làm” (Lc 17,10).

2. Một bệnh khác là bệnh Marta, đến từ tên Marta, làm việc thái quá: tức là những người chìm đắm trong công việc, và lơ là với phần tốt hơn, là ngồi bên chân Chúa Giêsu (Xc Lc 10,38). Vì thế Chúa Giêsu đã kêu gọi các môn đệ của Ngài “hãy nghỉ ngơi một chút” (Xc Mc 6,31), vì lơ là việc nghỉ ngơi cần thiết sẽ đi tới tình trạng căng thẳng và giao động. Thời gian nghỉ ngơi, đối với những người đã chấm dứt sứ mạng của mình, là điều cần thiết, cần phải làm, và cần phải sống thanh thản: khi trải qua một chút thời gian với những người thân trong gia đình và tôn trọng các kỳ nghỉ như những lúc bồi dưỡng tính thần và thể lý; cần học điều mà sách Qohelet đã dạy: “Có thời gian cho mỗi điều” (3,1-15).

3. Cũng có thứ bệnh ”chai cứng” tâm trí và tinh thần: nghĩa là bệnh của những người có tâm hồn chai đá, “cứng cổ” (Cv 7,51-6); bệnh của những người đang đi trên đường, đánh mất sự thanh thản nội tâm, mất sức sinh động và táo bạo, và ẩn nấp sau các giấy tờ, trở thành “chiếc máy hồ sơ” chứ không còn là “những người của Thiên Chúa” nữa (Xc Dt 3,12). Họ có nguy cơ đánh mất sự nhạy cảm nhân bản cần thiết để khóc với những người khóc và vui với những người vui! Đó là bệnh của những người mất “tâm tình của Chúa Giêsu” (Xc Pl 2,5-11), vì con tim của họ, qua dòng thời gian, đã trở nên chai đá và không có khả năng yêu mến Chúa Cha và tha nhân vô điều kiện (Xc Mt 22,34-40). Thực vậy, là Kitô hữu có nghĩa là “có cùng những tâm tình như Chúa Giêsu Kitô” (Pl 2,5), những tâm tình khiêm tốn, và hiến thân, không dính bén và quảng đại.

4. Bệnh kế hoạch hóa thái quá và duy hiệu năng. Khi tông đồ kế hoạch mọi sự một cách tỷ mỉ và tưởng rằng khi thực hiện việc kế hoạch hóa hoàn toàn thì mọi sự sẽ thực sự tiến triển, như thế họ trở thành một kế toán viên hay một nhà tư vấn kinh doanh. Chuẩn bị mọi sự là điều tốt và cần thiết, nhưng không bao giờ được rơi vào cám dỗ muốn đóng kín và lèo lái tự do của Chúa Thánh Linh, Đấng luôn luôn lớn hơn, quảng đại hơn mọi kế hoạch của con người (Xc Ga 3,8). Người ta lâm vào căn bệnh này vì “ở lại thoải mái trong các lập trường tĩnh và bất biến của mình thì vẫn là điều dễ dàng và ung dung hơn. Trong thực tế, Giáo Hội tỏ ra trung thành với Chúa Thánh Linh theo mức độ Giáo Hội không chủ trương điều hành và thuần hóa Thánh Linh. Thánh Linh là sự tươi mát, sáng tạo và mới mẻ!”

5. Bệnh phối hợp kém. Khi các chi thể mất sự hiệp thông với nhau thì thân thể đánh mất hoạt động hài hòa và chừng mực của mình, trở thành một ban nhạc chỉ tạo ra những tiếng ồn ào, vì các thành phần của ban không cộng tác với nhau, không sống tinh thần hiệp thông và đồng đội. Khi chân nói với tay: “Tôi không cần anh”, hoặc tay nói với đầu: ”Tôi điều khiển”, thì tạo nên sự khó chịu và gương mù.

6. Cũng có thứ bệnh ”suy thoái não bộ tinh thần”, hay là quên đi “lịch sử cứu độ”, lịch sử quan hệ bản thân với Chúa, quên đi mối tình đầu (Kh 2,4). Đó là sự suy thoái dần dần các khả năng tinh thần trong một khoảng thời gian dài ngắn hơn kém, tạo nên tình trạng tật nguyền trầm trọng cho con người, làm cho nó không còn khả năng thi hành một số hoạt động tự lập, sống trong tình trạng hoàn toàn tùy thuộc những quan niệm thường là tưởng tượng. Chúng ta thấy điều đó nơi những người không còn nhớ cuộc gặp gỡ của họ với Chúa, nơi những người hoàn toàn tùy thuộc hiện tại của họ, đam mê, tính thay đổi nhất thời, và những thứ kỳ quặc khác; ta thấy nơi những người kiến tạo quanh mình những bức tường và những tập quán, ngày càng trở thành nô lệ cho các thần tượng mà họ tay họ tạo nên.

7. Bệnh cạnh tranh và háo danh. Khi cái vẻ bề ngoài, những mầu áo và huy chương trở thành đối tượng ưu tiên của cuộc sống, quên đi lời thánh Phaolô: “Anh em đừng làm gì vì cạnh tranh hoặc háo danh, nhưng mỗi người với tất cả sự khiêm tốn, hãy coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm tư lợi, nhưng hãy tìm lợi ích của người khác nữa” (Pl 2,1-4). Đó là căn bệnh đưa chúng ta trở thành những con người giả dối và sống một thứ thần bí giả hiệu, một chủ thuyết yên tĩnh giả tạo, Chính thánh Phaolô đã định nghĩa họ là “những kẻ thù của Thập Giá Chúa Kitô” vì họ ”kiêu hãnh về những điều mà lẽ ra họ phải hổ thẹn và chỉ nghĩ đến những điều thuộc về trần thế này” (Pl 3,19)

8. Bệnh tâm thần phân liệt trong cuộc sống. Đó là bệnh của những người sống hai mặt, hậu quả của sự giả hình về sự tầm thường và dần dần trở nên trống rỗng về tinh thần mà các văn bằng tiến sĩ hoặc các bằng cấp khác không thể lấp đầy được. Một thứ bệnh thường xảy ra nơi những người bỏ việc mục vụ, và chỉ giới hạn vào những công việc bàn giấy, đánh mất sự tiếp xúc với thực tại, với những con người cụ thể. Như thế họ tạo cho mình một thế giới song song, trong đó họ gạt sang một bên tất cả những gì họ nghiêm khắc dạy người khác, và bắt đầu sống một cuộc sống kín đáo và thường là tháo thứ. Sự hoán cải là điều rất cần thiết và không thể thiếu được đối với thứ bệnh rất nặng này (Xc Lc 15,11-32).

9. Bệnh ‘ngồi lê đôi mách’, lẫm bẩm và nói hành. Tôi đã nói nhiều về bệnh này và không bao giờ cho đủ. Đó là một bệnh nặng, thường bắt đầu bằng những cuộc chuyện trò, và nó làm cho con người thành người gieo rắc cỏ lùng cỏ dại như Satan, và trong nhiều trường hợp họ trở thành người “điềm nhiên giết người”, giết hại danh thơm tiếng tốt của đồng nghiệp và anh em cùng dòng. Đó là bệnh của những người hèn nhát không có can đảm nói thẳng, mà chỉ nói sau lưng. Thánh Phaolô đã cảnh giác: “Anh em hãy làm mọi sự mà đừng lẩm bẩm, không do dự, để không có gì đáng trách và tinh tuyền” (Pl 2,14-18). Hỡi anh em, chứng ta hãy giữ mình khỏi những nạn khủng bố nói hành nói xấu!

10. Bệnh thần thánh hóa giới lãnh đạo. Đó là bệnh của những kẻ dua nịnh cấp trên, hy vọng được ân huệ của họ. Họ là nạn nhân của công danh sự nghiệp và của thái độ xu thời, tôn kính con người chứ không tôn kính Thiên Chúa (Xc Mt 23,8-12). Đó là những người khi phục vụ chỉ nghĩ đến điều mà họ phải đạt được chứ không tới điều mà họ phải làm. Những người bủn xỉn nhỏ nhặt, bất hạnh, và chỉ hành động vì ích kỷ (Xc Gl 5,16-25). Bệnh này có thể xảy ra cho cả các cấp trên khi họ chiêu dụ vài cộng tác viên để được sự tuân phục, trung thành và tùy thuộc về tâm lý, nhưng kết quả cuối cùng là một sự đồng lõa thực sự.

11. Bệnh dửng dưng đối với người khác. Khi mỗi người chỉ nghĩ đến mình và đánh mất sự thành thực và quan hệ nồng nhiệt với nhau. Khi người giỏi nhất không đặt kiến thức của mình để phục vụ đồng nghiệp yếu kém hơn. Khi người ta biết được điều gì và giữ riêng cho mình thay vì chia sẻ tích cực với những người khác, Khi vì ghen tương và tinh ranh, họ cảm thấy vui mừng khi thấy người khác ngã xuống, thay vì nâng người ấy dậy và khích lệ họ!

12. Bệnh có bộ mặt đưa đám. Tức là những người cộc cằn và hung tợn, cho rằng để tỏ ra là nghiêm minh, cần có bộ mặt âu sầu, nghiêm khắc và đối xử với những người khác, nhất là những người cấp dưới, một cách cứng nhắc, cứng cỏi và kiêu hãnh. Trong thực tế, sự nghiêm khắc đóng kịch và thái độ bi quan vô ích thường là triệu chứng của sự sợ hãi và bất an về mình. Tông đồ phải cố gắng là một người nhã nhặn, thanh thản, nhiệt thành và vui tươi, thông truyền niềm vui tại bất kỳ nơi nào. Một con tim đầy Thiên Chúa là một con tim hạnh phúc, chiếu tỏa và làm lan rộng niềm vui cho tất cả những người quanh mình, người ta nhận thấy ngay điều đó.. Chúng ta đừng đánh mất tinh thần vui tươi, tinh thần hài hước, thậm chí tự cười mình, làm cho chúng ta trở thành những người dễ mến, cả trong những hoàn cảnh khó khăn”. Một chút tinh thần hài hước thật là điều tốt cho chúng ta dường nào. Thật là điều tốt nếu chúng ta thường đọc kinh của Thánh Thomas More: tôi vẫn đọc kinh đó hằng ngày và điều này mang nhiều ích lợi cho tôi.

13. Bệnh tích trữ. Khi tông đồ tìm cách lấp đầy khoảng trống trong con tim của mình bằng cách tích trữ của cải vật chất, không phải vì cần thiết nhưng chỉ vì để cảm thấy an ninh. Trong thực tế không có gì vật chất có thể mang theo mình vì “khăn liệm không có túi” và mọi kho tàng vật chất của chúng ta, dù có thực đi nữa, không bao giờ có thể lấp đầy khoảng trống, trái lại càng làm cho nó khẩn trương và sâu đậm hơn. Chúa lập lại với những người ấy: “Ngươi bảo: nay tôi giầu có, đã đầy đủ của cải rồi, tôi chẳng cần gì nữa. Nhưng ngươi không biết mình là kẻ bất hạnh, khốn nạn, một kẻ nghèo, mù lòa và trần trụi.. Vậy ngươi hãy nhiệt thành và hoán cải” (Kh 3,17-19). Sự tích trữ của cải chỉ làm cho nặng nề và làm cho hành trình trở nên chậm hơn! Và tôi nghĩ đến một giai thoại: trước kia các tu sĩ dòng Tên Tây Ban Nha mô tả dòng như một đoàn “kỵ binh nhẹ nhàng của Giáo Hội”. Tôi nhớ cuộc dọn nhà của một tu sĩ dòng Tên trẻ, trong khi chất lên xa vận tải bao nhiêu đồ đạc: hành lý, sách vở, vật dụng, quà tặng, thì một tu sĩ dòng Tên cao niên quan sát và mỏỉm cười nói: đây có phải là kỵ binh nhẹ của Giáo Hội không?”. Những cuộc dọn nhà của chúng ta là một dấu hiệu về bệnh ấy.

14. Bệnh những nhóm khép kín, trong đó sự thuộc về một nhóm nhỏ trở nên mạnh hơn thuộc về cả thân mình và trong một số trường hợp, mạnh hơn thuộc về chính Chúa Kitô. Cả căn bệnh này cũng luôn bắt đầu bằng những ý hướng tốt là tiêu khiển với các bạn bè, nhưng với thời gian nó trở nên xấu, thành bệnh ung thư đe dọa sự hài hòa của thân thể và tạo nên bao nhiêu điều ác, gương mù, nhất cho cho những anh em bé nhỏ hơn của chúng ta. Sự tự hủy diệt, hay là ”những viên đạn của bạn đồng ngũ” chính là nguy hiểm tinh tế nhất. Đó là sự ác đánh từ bên trong, và như Chúa Kitô đã nói, “nước nào chia rẽ bên trong thì sẽ bị tàn lụi” (Lc 11,17).

15. Sau cùng là bệnh tìm kiếm lợi lộc trần tục và phô trương. Khi tông đồ biến việc phục vụ của mình thành quyền lực, và biến quyền lực của mình thành hàng hóa để kiếm được những lợi lộc phàm tục và được nhiều quyền thế hơn. Đó là bệnh của những người tìm cách gia tăng vô độ quyền lực và để đạt được mục tiêu đó, họ vu khống, mạ lỵ và làm mất thanh danh của người khác, thậm chí trên cả các nhật báo và tạp chí, dĩ nhiên để biểu dương và chứng tỏ mình có khả năng hơn người khác. Cả thứ bệnh này cũng gây hại rất nhiều cho thân mình, vì nó làm cho con người đi tới độ biện minh việc sử dụng bất kỳ phương thế nào để đạt tới mục tiêu ấy, thường là nhân danh công lý và sự minh bạch. Và ở đây tôi nhớ đến một linh mục đã gọi các ký giả đến để kể cho họ – một điều mà LM này bịa đặt – về những chuyện riêng tư của những linh mục khác và của giáo dân. LM ấy chỉ muốn được xuất hiện trên những trang nhất của báo chí, và như thế cảm thấy mình quyền năng và chiến thắng, nhưng tạo ra bao nhiêu đau khổ cho những người khác và cho Giáo Hội! Thật là kẻ đáng thương!

ĐTC nhận xét rằng những căn bệnh và cám dỗ ấy cũng là nguy cơ của mỗi Kitô hữu, mỗi giáo xứ, cộng đoàn, dòng tu, các phong trào Giáo Hội, trên bình diện cá nhân và cộng đoàn.
Ngài mời gọi tất cả mọi người hãy sống theo chân lý trong sự thật, nhất là trong mùa Giáng Sinh này, hãy chuẩn bị xưng tội và xin Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, chữa lành mọi vết thương tội lỗi mà mỗi người chúng ta mang trong tâm hồn, và xin Mẹ nâng đỡ Giáo Hội và giáo triều để tất cả được lành mạnh, thánh thiện và thánh hóa, hầu tôn vinh Con của Mẹ và để cứu độ chúng ta và toàn thế giới.

Sau bài diễn văn, ĐTC đã đích thân đến bắt tay chúc mừng các Hồng Y đứng thành hình vòng cung ở sảnh đường Clemente trong dinh Tông Tòa, và tiếp đến, các GM cũng như các giám chức, các LM khác và các giáo dân ở vị trí lãnh đạo, đến trước ĐTC để chúc mừng và bắt tay ngài.

G. Trần Đức Anh OP/ Radio Vatican

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

Những Tội Ác của Vatican Trong Thế Kỷ 20

 


Những đề mục trong bài này:

- 1. Lợi dụng trẻ em trong cô nhi viện làm nô lệ tình dục và thí nghiệm sinh học.

- 2. Những trẻ em trong viện cô nhi bị hiếp dâm và bỏ đói.

- 3. Cưỡng đoạt trẻ sơ sinh tại Tây Ban Nha.

- 4. Những gia đình Do Thái bị Vatican ly tán, chia cách.

- 5. Biển thủ vàng thỏi của phát xít

- 6. Hỗ trợ cho nhà độc tài phát xít Benito Mussolini

- 7. Hành vi hiếp dâm trẻ em của các giáo sĩ Ca tô

- 8. Cưỡng bức lao động và lạm dụng tình dục trong trại giam tập trung Magdalene.

- 9. Vatican hỗ trợ cho các tội phạm chiến tranh của phát xít trốn ra nước ngoài.

- 10. Tội diệt chủng của chính quyền Croatia và sự hỗ trợ tội ác của Vatican.

- 11. Khủng bố đàn áp Phật giáo của chính quyền Ca tô tại Việt Nam.

Liên quan đến núi tội ác của Giáo hội Ca tô La mã gây ra trong quá khứ, đã có nhiều tài liệu viết về nó. Kể từ thời kỳ trung cổ, hành vi “truy giết kẻ dị giáo”, giết hại tàn nhẫn những kẻ đối kháng với tôn giáo của họ; săn lùng “ma nữ”; mang thập giá và thập tự quân đi xâm chiếm lãnh thổ, tàn sát, ép buộc theo đạo Ca tô và hủy diệt văn hóa người bản địa tại các nước Châu Mỹ La Tinh; xâm chiếm và đối xử tàn nhẫn với người Da Đỏ bản địa khi cưỡng chiếm vùng Bắc Mỹ; chiến tranh tôn giáo với đạo Hồi và đạo Tin lành; giết hại người Do Thái; cùng với thực dân tư bản phương Tây đi xâm chiếm các nước thuộc địa; và gần đây là cuộc tàn sát diệt chủng tại Rwanda, v.v... Bài này chỉ trình bày một số tội ác tiêu biểu của Giáo hội Ca tô đã gây ra trong thế kỷ 20.   

1. Lợi dụng trẻ em trong cô nhi viện làm nô lệ tình dục và thí nghiệm sinh học.

Maurice Duplessis (1890~1959) là chính trị gia tại tỉnh Quebec, Canada. Ông đã từng làm thống đốc tỉnh Quebec trong những giai đoạn 1936~1939 và 1944~1959, tổng cộng là 20 năm. Trong thời gian nắm quyền ông đã là nhà độc tài thống trị tỉnh Quebec với thể chế bảo thủ quá khích. Ông xuất thân từ Trois-Rivières, làm nghề luật sư, sau đó trở thành đảng trưởng đảng Union National (Liên Minh Quốc Dân). Ông trở thành Thống Đốc tỉnh Quebec từ năm 1936.

Maurice Duplessis (1890-1959)

Chính sách cơ bản của ông là song song với hô hào bảo vệ văn hóa, giá trị truyền thống của Quebec, ông chủ trương chống chủ nghĩa cộng sản. Ông đã đàn áp thẳng tay Công Đoàn Lao Động, dành ưu tiên cho nước tư bản Mỹ và Anh bằng cách cung cấp cho họ lực lượng lao động giá rẻ, và ông luôn dùng đồng tiền để làm hậu thuẫn chính trị của mình. Ông cũng áp dụng chính sách ưu đãi cho nông dân nên được giới này ủng hộ. Ông đã chết đột ngột trong lúc đang tại nhiệm chức thống đốc. Sau này, người dân Canada gọi thời đại của ông là “Thời đại vô cùng đen tối”.

Thật vậy, thời đại của ông Maurice Duplessis là thời kỳ của tham nhũng và đàn áp với sự hợp tác chặc chẽ của Giáo hội Ca tô La mã. Để nhận được sự ủng hộ của Vatican, ông ta đã lợi dụng trẻ em để kiếm tiền một cách đen tối theo ý đồ của Vatican.

Đương thời, Canada có chế độ hỗ trợ tài chánh cho những bệnh viện tâm thần nhiều hơn so với tiền hỗ trợ cho các viện trẻ mồ côi. Quyền phân phối tiền hỗ trợ được giao cho chính quyền địa phương.

Lợi dụng kẻ hở này, chính quyền của ông M. Duplessis đã cấu kết với Vatican, ra lệnh khám bệnh tâm thần cho các trẻ mồ côi và ghi kết quả giả là các em bị bệnh tâm thần để đưa vào bệnh viện tâm thần. Có nhiều viện cô nhi mà tất cả trẻ mồ côi đều có kết quả khám nghiệm là bị bệnh tâm thần và viện cô nhi trở thành bệnh viện tâm thần. Đây là thủ đoạn trơ tráo tàn nhẫn để họ nhận được số tiền trợ cấp khổng lồ từ chính phủ trung ương.

Không ngừng ở đó, những cô nhi bị nhốt trong cô nhi viện hay bệnh viện tâm thần đã bị cưỡng ép làm nô lệ tình dục cho nhiều người có chức quyền và những linh mục nhà thờ. Ngoài ra, có không ít cô nhi bị làm vật hy sinh cho những thí nghiệm sinh học như thí nghiệm phẫu thuật thùy não (lobotomy surgery). Những cô nhi chịu thí nghiệm thường bị chết sớm. Mãi đến năm 1990, có khoảng 3000 cô nhi còn sống sót tố cáo tội ác của Duplessis và Vatican. Chính quyền Quebec đã nhận lỗi lầm và đền bù cho những nạn nhân trong vụ việc này. Tuy nhiên, Vatican vẫn giữ im lặng, không hề có lời xin lỗi nào.

2. Những trẻ em trong viện cô nhi bị hiếp dâm và bỏ đói.

Trong giữa thế kỷ 19 và thế kỷ 20, nước Anh đã gởi khoảng 150 ngàn trẻ em ở nhà trẻ (home children) qua các nước Úc, Tân Tây Lan, Gia Nã Đại, Rhodesia (nay là Zimbabwe). Thời kỳ gởi nhiều nhất là trong khoảng 1947~1967, trong số đó có khoảng 10 ngàn trẻ em được gởi qua Úc. Mục đích của kế hoạch của nước Anh này là để duy trì tính ưu việt của người da trắng tại các nước thuộc địa của Anh. Tên của kế hoạch này cũng được gọi là “Good White Stock” (Dự trữ những người da trắng thiện lương). Một số tổ chức của Ca tô La mã mà tiêu biểu là “The Catholic Christian Brothers” (Hội anh em Ca Tô) đã lợi dụng kế hoạch này để truyền đạo. Thêm nữa, trong khoảng từ cuối niên đại 1930 đến cuối nên đại 1960 Vatican đã gởi ít nhất khoảng 1000 trẻ em người Anh và trẻ em ở đảo Malta qua nước Úc để theo học trường Ca tô (Catholic school). Tại đây, những tổ chức thuộc đạo Ca tô La mã đã ép những trẻ em này phải làm lao động ở những công trường xây dựng và làm nhiều việc khổ nhọc khác. Theo tài liệu nội bộ của tổ chức Ca tô thì những trẻ em này luôn bị đánh đập, hành hạ tàn nhẫn, hoặc bị cưỡng dâm, và bị bỏ đói nếu không theo lệnh của họ. Vì bị bỏ đói, nhiều em phải tìm đồ ăn trong những bãi rác. Mãi đến năm 2001 giáo hội Ca tô La mã Úc mới công khai nhận tội lỗi của mình và xin lỗi người dân.

3. Cưỡng đoạt trẻ sơ sinh tại Tây Ban Nha.

Trong những thập niên 1930, chính quyền độc tài Francisco Franco Bahamonde đã áp dụng chính sách bắt cóc trẻ sơ sinh của những gia đình mà chính quyền coi là bất hảo (không ủng hộ chính quyền) và gởi đến những cơ sở nuôi trẻ em do nhà nước quản lý.

Đối tượng gia đình có trẻ sơ sinh bị bắt cóc gồm những gia đình theo thế lực khuynh tả. Những thế lực này bị gán cho là có tư tưởng bệnh hoạn làm ô nhiễm đất nước. Ngoài ra, còn có rất nhiều trẻ sơ sinh của bà mẹ chưa có chồng hoặc sinh con được cho là do những cuộc tình vụng trộm bất chính. Kết quả là có khoảng 300 ngàn trẻ sơ sinh đã bị bắt cóc hoặc bị cưỡng đoạt từ những người mẹ. Kế hoạch bắt trẻ sơ sinh này có sự tham mưu và tham gia của Giáo hội La mã. Vatican ủng hộ chính quyền Franco. Franco là kẻ ngoan đạo, đã dành nhiều ưu đãi đặc biệt cho tất cả trường học, bệnh viện, tu viện thuộc Ca tô La mã, cũng như tạo điều kiện dễ dàng trong việc truyên bá đạo Ca tô vào các sinh hoạt xã hội và gia đình người dân.

Theo đó, nhiều bác sĩ thuộc giáo hội Ca tô La mã, các linh mục và bà sơ đã tham gia chiến dịch bắt cóc, cưỡng đoạt trẻ sơ sinh này. Có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh ngay sau khi được lấy ra từ bụng người mẹ, y tá đã nói với người mẹ là bé đã chết, và họ mang một xác của một bé đã chết được ướp lạnh cho người mẹ xem để người mẹ tin vào sự nói dối của y tá.

Các trẻ bị bắt cóc được bán bất hợp pháp cho những gia đình cần có con nuôi.

Sau khi tổng thống Franco chết vào năm 1975, giáo hội Ca tô vẫn dùng ảnh hưởng của mình tiếp tục hành vi cướp đoạt trẻ sơ sinh cho mãi đến năm 1987, sau khi chính phủ ban hành luật mới về việc xin con nuôi với điều kiện khắc khe. Theo thống kê thì có 15% số trẻ được nhận làm con nuôi trong khoảng năm 1960~1989 là những trẻ bị cưỡng đoạt từ mẹ của chúng.

4. Những gia đình Do Thái bị Vatican ly tán, chia cách.

Mặc dù Giáo hoàng Pius XII luôn im tiếng về vụ thảm sát Holocaust và lập trường chính trị của Vatican trong đệ nhị thế chiến, nhưng vẫn bị thế giới lên án mạnh mẽ.

Vatican đã tiếp nhận hàng ngàn trẻ em được đưa đi trốn khỏi phát xít Đức (Nazi). Trong đó, có nhiều trẻ em người Do Thái gốc Ý và gốc Hung Gia Lợi được Vatican cấp cho giấy chứng nhận đã nhận phép rửa tội giả để chứng minh là tín đồ chính thức của giáo hội. Ngoài ra, tại Pháp, nhiều trẻ em gốc Do Thái được nhận phép rửa tội, sau đó được đưa vào trường học hoặc viện cô nhi thuộc giáo hội Vatican để che dấu sự truy tìm, bách hại của phát xít Đức.

Sau khi chiến tranh kết thúc, giáo hội Ca tô không cho phép các trẻ em này trở về với gia đình. Họ lấy lý do là những trẻ em này đã nhận lễ rửa tội do “đức thánh cha (holy father)” chứng giám, đã trở thành tín đồ Ca tô cho nên không thể gởi vào cơ sở không thuộc Giáo Hội Ca Tô.

Lợi dụng việc có rất nhiều em mà cha mẹ đã chết do chính sách diệt chủng của phát xít Đức, Giáo Hội Ca Tô đã tìm cách che dấu lý lịch, hồ sơ minh chứng các em là người Do Thái. Tuy nhiên, về sau có một số gia đình người Do Thái tại Pháp còn sống sót có con đã bị Giáo Hội Ca Tô bắt cóc và bị bắt đi rửa tội đã kiện tòa án yêu cầu giáo hội trả lại con cho gia đình. (Sự kiện Robert and Gerald). Vatican đã không đồng ý với yêu cầu này, nhưng đại diện Giáo Hội Ca Tô tại Pháp đã không theo mệnh lệnh của Vatican, mà đồng ý trả lại các em về với gia đình.

Cho đến ngày nay, không có số liệu nào cho biết có bao nhiêu trẻ em Do Thái đã bị bắt cóc còn sống sót, có bao nhiêu người đã được trả về với gia đình?

5. Biển thủ vàng thỏi của phát xít

Năm 1947, Emerson Bigelow thuộc Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ công bố bản báo cáo liên quan đến việc Vatican đã biển thủ vàng thỏi của phát xít một cách bất chánh thông qua ngân hàng Vatican. Theo bản báo cáo thì chính quyền Ustasha của Croatia, là chính quyền bù nhìn của phát xít Đức (thuộc đảng phát xít Dân Tộc Chủ Nghĩa, trong giai đoạn chiến tranh thứ 2, đảng này đã kết đồng minh với phát xít Đức và thực hiện chiến dịch giết người tập thể theo lệnh của phát xít Đức). Khi thế chiến thứ 2 sắp đến hồi kết, chính quyền Ustasha đã lén gởi ra nước ngoài số vàng thỏi trị giá tương đương 350 triệu Swiss Franc (CHF) đương thời. Trong đó, một phần thỏi vàng trị giá khoảng 200 triệu CHF được gởi vào ngân khố của Vatican.

Ante Pavelić

Lãnh tụ đảng này là Ante Pavelic. Ông chủ trương thành lập quốc gia “Quốc Dân Độc Lập”, với cương lĩnh chính trị lấy nông dân làm nồng cốt, chống lại chủ nghĩa tư bản, nhưng lại cho phép sở hữu tài sản tư và lấy tín lý Ca Tô La Mã làm nền tảng.

Trong số vàng thỏi chuyển ra nước ngoài, có một phần được đưa qua Tây Ban Nha và những nước Nam Mễ theo đường biển được Vatican bảo hộ để hỗ trợ hoạt động đào tẩu của các tội phạm chiến tranh phát xít. Thông tin này đã được Hoa Kỳ công khai với công chúng vào năm 1997, sau khi tài liệu hết thời hạn bảo mật. Phát ngôn viên của Vatican đã phủ nhận tin này. Nhưng sau đó, Vatican đã bị tòa án ghép vào tội rửa tiền liên quan đến biển thủ vàng thỏi của phát xít.

Năm 2000, những người còn sống sót từ những trại tù diệt chủng của phát xít, và gia đình họ đã kiện Vatican, yêu cầu Vatican phải bồi thường số tiền 200 triệu Đô la cho họ. Nguyên đơn chủ trương rằng Vatican là thủ phạm đã cướp đoạt tài sản (vàng thỏi) của người Do Thái sinh sống tại các nước Âu Châu, là kẻ cướp dấu tay. (Vụ kiện này cho đến năm 2018 vẫn chưa chính thức mở phiên tòa vì lý do tòa án Hoa Kỳ chưa quyết định có nên xử tại tòa thẩm phán Hoa Kỳ hay không?).

6. Hỗ trợ cho nhà độc tài phát xít Benito Mussolini

Ngày nay Vatican là một quốc gia độc lập có diện tích nhỏ nhất thế giới. La Mã từng là thủ phủ của giáo triều trong suốt nhiều trăm năm hưng thịnh. Nhưng sau khi Ý thống nhất lãnh thổ vào thế kỷ 19 thì Giáo hội Ca tô cũng bị tước hết quyền sở hữu đất đai. Kết quả là căng thẳng giữa Giáo hội và chính quyền Ý phát sinh.

Cho đến năm 1922, sau khi Giáo hội Ca tô trở thành đồng minh với phe phát xít, chính quyền phát xít Mussolini đã đồng ý cho Giáo hội trở thành một quốc gia độc lập.

Benito Mussolini

Mussolini, nhà lãnh đạo đảng phát xít sau khi nắm được quyền lãnh đạo nước Ý đã phế bỏ chế độ dân chủ và xây dựng một chế độ độc tài phát xít. Vào năm 1929, Mussolini đã ký với Giáo hôi Ca tô hiệp ước Lateran công nhận Giáo hội là một quốc gia có chủ quyền ở trong lãnh thổ của nước Ý. Moussolini cũng đã cấp cho Giáo hội tài chánh. Giáo hội đã sử dụng số tiền đó để thành lập tổ hợp đầu tư quốc tế. Tổng số tiền mà Mussolini cấp cho Giáo hội tính theo thời giá hiện tại là khoảng hơn 780 triệu Đô la Mỹ. Giáo hội được ưu đãi về miễn thuế và được chính phủ chi trả tiền lương cho các giáo sĩ. Chính phủ Ý đã chọn Ca tô La mã làm quốc giáo. Tại tất cả trường học, trừ vài trường hợp ngoại lệ, có nghĩa vụ dạy về giáo lý Ca Tô. Ngoài ra, theo điều ước thì người dân phải tôn kính Giáo hoàng và nghiêm cấm mọi ngôn hành chỉ trích Giáo hội Ca tô. Vào năm 2008 có sự kiện một tạp chí đã đăng tải một phiếm họa trêu chọc giáo hoàng Benedict XVI nên đã bị Giáo hội thưa kiện. Tuy nhiên, bộ tư pháp đã thu hồi tờ báo và yêu cầu Giáo hội ngưng vụ kiện.

Nhờ chính sách ưu đãi trên, nên chính quyền Mussolini đã được Giáo hội ủng hộ. Giáo hội đã công nhận chính quyền Mussolini, tán dương Mussolini là người đã làm nên “nước Ý đã được trao lại cho Chúa, và Chúa cho nước Ý”.

7. Hành vi hiếp dâm trẻ em của các giáo sĩ Ca tô

Vatican đã giấu diếm, bao che cho những linh mục phạm tội hãm hiếp trẻ em một cách có hệ thống, có tổ chức trong một thời gian dài, cho mãi đến năm 1980 khi bị báo chí phanh phui trước công chúng.

Đặc biệt, vào năm 2002 có 5 giáo sĩ bị truy tố về tội hãm hiếp nghiêm trọng. Một trong số người bị truy tố có linh mục John Geoghan đã hãm hiếp khoảng 130 trẻ em cho đến khi bị truy tố. Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài phạm tội, linh mục bề trên của J. Geoghan đã bao che coi như không biết. Thay vì báo cáo với cảnh sát thì lại thay đổi chức vụ và chỗ làm việc của linh mục để hòng che dấu. Cũng vì lý do này mà tội ác của các linh mục Ca tô cứ tiếp tục lập đi lập lại.

 

Gần đây, có linh mục Lawrence Murphy đã bị điều tra về tội đã cưỡng dâm khoảng 200 trẻ em khiếm thính trong suốt thời gian từ năm 1950 đến 1974. Phía Giáo hội Ca tô đã cho điều tra nội bộ, nhưng sau đó đã không kết tội và và trừng phạt L. Murphy, mà ngược lại, cho ông này một thời gian nghỉ dưỡng. Đến năm 1996, giáo hội Ca tô đã không công bố kết quả điều tra, lấy lý do L. Murphy đã già yếu nên không kết tội, mà còn khắc trên mộ của ông sau khi ông chết vài tháng sau đó dòng chữ  “The full dignity and honors of a Holy Roman Catholic Priest in good standing”, vinh danh nhân phẩm và danh dự của một linh mục Ca tô La mã đã từng ấu dâm trẻ em khiếm thính.

Tháng 2 năm 2014, Liên Hiệp Quốc đã mở hội nghị do Ùy Ban Bảo Vệ Nhân Quyền Cho Trẻ Em đã xác nhận có âm mưu che dấu có tổ chức của Vatican đối với những hành vi hiếp dâm của các linh mục và yêu cầu Vatican phải chịu trách nhiệm về hàng ngàn trẻ em đã bị các linh mục cưỡng dâm. (Thông tin liên quan: http://www.huffingtonpost.jp/2014/07/15/pope-francis-says-of-clergy-are paedophiles_n_5586706.html, Huff Post, Jul 15th, 2014.)

Theo báo La Repubblica thì Giáo hoàng Francis đã công bố rằng có khoảng 2% giáo sĩ Ca tô mắc bệnh ấu dâm. Công bố của Francis được cho là đã dựa vào kết quả điều tra của cơ quan Giáo hội, đã gây xôn xao và làm kinh ngạc công chúng. Giáo hoàng nói thêm rằng, tình trạng ấu dâm trong giới giáo sĩ không thể tha thứ được. Ấu dâm như căn bệnh truyền nhiễm đang xâm nhập và lây nhiễm trong giáo hội. Vì vậy, cần phải nhìn thẳng sự thật để chỉnh sửa bằng thái độ nghiêm chỉnh.

Gần đây, Hồng y George Pell, là Hồng y có địa vị thứ 3 trong Giáo hội đã bị cảnh sát bang Victoria của Úc khởi tố về tội tình nghi cưỡng dâm, lạm dụng tình dục nhiều lần. G. Pell là lãnh đạo tối cao của Giáo hội Ca tô tại Úc, kiêm chức bộ trưởng tài chánh của Giáo hội. Đồng thời, ông cũng là một cố vấn cho Giáo hoàng. Ông là nhân vật được cho là cao cấp nhất trong danh sách các giáo sĩ ấu dâm của Giáo hội Ca tô đã bị đưa ra ánh sáng. Theo báo Sydney Morning Herald thì G. Pell đã vi phạm ít nhất 3 vụ tấn công tình dục, trong đó có một vụ hiếp dâm. G. Bell sinh năm 1941 tại Victoria, Australia. Ông đã tu học tại Vatican cho đến năm 1966 được bổ nhiệm làm linh mục.

Năm 2003 G. Pell được Giáo hoàng đương thời là John Paul II đề bạt làm thành viên của đoàn Hồng y phụ tá Giáo hoàng.

Vụ việc Hồng y George Pell bị cảnh sát điều tra vi phạm tình dục đã được báo chí đưa tin lần đầu tiên vào năm 2017. Trong giai đoạn điều tra thì Giáo hội Ca tô luôn khẳng định G. Pell vô tội. Trước Ủy Ban Hoàng Gia điều tra tội ấu dâm, Giáo hội Ca tô tại Úc đã 3 lần làm nhân chứng đều khẳng định là không có việc ấu dâm của giáo sĩ.

Cho đến khi sự việc được đưa ra ánh sáng với chứng cứ rõ ràng không thể chối cãi được, và Giáo hội Ca tô bị chỉ trích là đã cố ý che dấu tội ác này thì người đại diện Giáo hội lại thay đổi thái độ, chấp nhận đây là “hành vi sai phạm nghiêm trọng”.

Theo ABC (Hiệp Hội Truyên Thông Úc) thì Ủy Ban Hoàng Gia đã bắt đầu điều tra vụ án đã xảy ra tại thị xã Ballarad, tiểu bang Victoria vào những năm 1970, trong đó có tình nghi tội ấu dâm của giáo sĩ làm việc tại chủng viện. Nhưng trong khi điều tra thì Giáo hội Ca tô luôn tìm cách che dấu không báo cáo Ủy Ban Hoàng Gia. Đối với những nạn nhân bị hiếp dâm thì Giáo hội đã hối lộ để bịt miệng họ. Cùng thời điểm xảy ra những vụ ấu dâm thì G. Pell cũng đang sinh sống trong chủng viện này nên đã bị điều tra.

George Pell là cố vấn của Giáo Hoàng Francis, là giáo sĩ cao cấp của Giáo hội Ca tô đã bị khởi tố về tội ấu dâm sau năm tháng dài được Vatican che dấu. Thật khủng khiếp cho tội phạm tình dục trong phòng kín.

8. Cưỡng bức lao động và lạm dụng tình dục trong trại giam tập trung Magdalene.

Với lý do cấm đoán của đạo Ca tô liên quan đến tình dục, Giáo hội Ca tô La mã đã tìm bắt những cô gái bán dâm và các phụ nữ bị tình nghi loạn luân (thông dâm) nhốt vào trại tập trung Magdalene tại Ái Nhĩ Lan (Ireland), do Giáo hội quản lý. Thời kỳ đầu, Giáo hội nêu lý do bắt giữ các phụ nữ này là để điều trị tâm thần cho những phụ nữ đã mang tội nặng do loạn luân gây ra. Các phụ nữ bị bắt giữ trong trại tập trung phải làm lao động nặng nhọc như nô lệ, tuần làm 7 ngày không nghỉ ngơi, như giặt giũ, làm vệ sinh và nhiều phục dịch khác. Một phần tài chánh thu nhập từ dịch vụ giặt giũ được xung vào quĩ của Giáo hội Ca tô. Các phụ nữ trong trại bị đối xử ngược đãi, ăn uống thiếu thốn, và dĩ nhiên bị hãm hiếp tình dục.

Có khoảng 30 ngàn phụ nữ phục dịch trong trại cưỡng chế tập trung này. Trại được thành lập vào thế kỷ 18 và hoạt động đến cuối thế kỷ 20, cho đến khi sự việc được báo chí đưa ra ánh sáng vào năm 1993, sau khi 155 thi thể được tìm thấy trong một hố chôn tập thể tại phía bắc của nước này. Quản lý của trại không hề liên lạc với gia đình nạn nhân, cũng như tòa thị chính về danh tánh những người đã chết, mà bí mật mang đi chôn. Trong 155 thi thể, không có một thi thể nào có giấy chứng nhận tử vong.

Mãi đến năm 2013, do yêu cầu của Ủy Ban Thực Thi Điều Khoản Cấm Tra Tấn của LHQ (The Committee Against Torture (CAT),  chính phủ Ái Nhĩ Lan mới chính thức chi 45 triệu Đô la để bồi thường cho những nạn nhân còn sống sót.

9. Vatican hỗ trợ cho các tội phạm chiến tranh của phát xít trốn ra nước ngoài.

Sau khi chính quyền phát xít Đức tan rã, có rất nhiều tội phạm chiến tranh của phát xít tìm cách trốn thoát từ các nước Âu Châu ra nước ngoài để tránh bị truy tố trước tòa án. Những người này được các giáo sĩ Ca tô hướng dẫn, hỗ trợ đắc lực. Người chủ đạo trong vụ việc này có Hồng y Alois Houdal. Vào năm 1944, Alois Houdal đã viếng thăm trại giam tội phạm chiến tranh phát xít của Liên hợp quân với danh nghĩa là viếng thăm có tính tôn giáo. Trên thực tế, nhân chuyến viếng thăm này ông đã họp bàn kế hoạch cho tội phạm chiến tranh trốn thoát an toàn. Kế hoạch đào tẩu được mệnh danh là Rat Lines, hướng về các nước Nam Mỹ.

Những tội phạm được cấp hộ chiếu của Vatican, dưới danh nghĩa là giáo sĩ hoặc thành viên của Vatican. Vì vậy, hầu hết đều được trốn thoát đến nơi dự định an toàn.    

Có một tội nhân phạm tội ác nghiêm trọng là Franz Stangl, cho đến khi bị bắt tại Brazil vào năm 1967 đã sống ung dung dưới sự bao che của Vatican. Ông này là nhân vật đã bị truy tố với tội danh đã chỉ huy giết một lượng lớn khoảng 900 ngàn người Do Thái.

Hồng y Alois Hudal Franz Stangl

Ngoài ra, các linh mục Croatia đã theo học trường Thần học Ca Tô tại Vatican hỗ trợ các đảng viên đảng Utasha, là đảng của chính quyền bù nhìn cho phát xít Đức đương thời trốn thoát khỏi Châu Âu, dưới sự chỉ huy của linh mục Krunoslav Dragavovic. Kẻ sát nhân tập thể nổi tiếng ở Lyon là Klaus Barbie cũng trốn thoát nhờ sự trợ giúp này. Số phạm nhân chiến tranh phát xít được Vatican hỗ trợ để trốn khỏi Âu Châu được đánh giá ít nhất là 9000 người.

10. Tội diệt chủng của chính quyền Croatia và sự hỗ trợ tội ác của Vatican.

Ngoài các trại giam tập trung cưỡng bức nổi tiếng do phát xít Đức cai quản, còn phải kể đến trại giam tập trung tại Croatia. Năm 1945, Đức đánh chiếm Yugoslavia, sau đó thành lập chính quyền bù nhìn phát xít Croatia mà thủ lĩnh là Ante Paverich. Đảng bù nhìn là đảng Utasha, lấy giáo luật Ca tô siêu nguyên lý và phân biệt chủng tộc làm quốc sách. Ngay sau khi Ante Paverich nắm được chính quyền, thì liền được Hồng y Aloysious Stepinac tôn vinh là “bàn tay của chúa” trong buổi lễ chúc mừng chiến thắng của ông. Bốn ngày trước khi gặp giáo hoàng, Ante Paverich đã cùng với Giáo hội Ca tô tại Croatia ra lệnh thiêu rụi nhà thờ Chính Thống Giáo,  giết chết hàng trăm người Serbia đang hành lễ trong đó. Sau khi nghe tin này, nhà ngoại giao Yugoslavia đã liên lạc với Vatican và yêu cầu Giáo hoàng từ chối gặp kẻ sát nhân này nhưng Giáo hoàng Pius XII đã phớt lờ, đã tiếp đón ân cần Ante Paverich.

Trại giam lớn nhất ở Âu châu được xây dựng tại Jasenovac. Nơi đây giam khoảng 800 ngàn người gồm người Serbia, Do Thái, dân Di Man (Gypsy) và những tù nhân chính trị,v.v...Họ đều đã bị giết. Những giáo sĩ Ca Tô giữ vai trò hoặc là nhà cai ngục hoặc là đồ tể, kẻ ra tay giết người. Theo lời kể của Petar Vrzika, một học sinh trường thần học Ca tô cho biết đã đoạt giải thưởng trong cuộc thi “giết người bằng cách cắt cổ” với thành tích đã cắt cổ 1350 người trong một đêm. Hành vi giết người tàn nhẫn không giới hạn chỉ ở trong trai giam, mà cả tại những làng xung quanh. Những đảng viên đảng Utasha đã mang rìu và dao đi lùng bắt giết “tội nhân”. Trong năm 1942, có sự kiện hơn 2300 người Serbia đã bị giết trong một lần bởi tên đồ tể giáo sĩ Ca tô. Trẻ em bị cắt đầu và quăng vào người mẹ, mổ bụng phụ nữ đang mang thai, cưỡng dâm con gái trước sự chứng kiến của cha mẹ, v.v...là những hành vi giết người tàn nhẫn khủng khiếp của các giáo sĩ Ca Tô.      

Ante Paverich được Giáo hoàng Pius XII coi là người bạn tâm giao. Vatican chưa có một lần nào lên tiếng về sự tàn ác của Ante Paverich. Ngược lại, tờ báo Ca Tô của Croatia đã không tiếc lời ca tụng chính quyền phát xít Ante Paverich.

Sau khi Yugoslavia được đảng cộng sản Patisans giải phóng, Tổng giám mục Aloije Stepinatch bị bắt giam với lý do là tội phạm chiến tranh phát xít. Tuy nhiên, ông ta đã được thả ra do áp lực của Vatican. Thêm nữa, vào năm 1952, ông này đã được Pius XII thăng chức Hồng Y. Đến năm 1998 ông lại được Giáo hoàng John Paul phong là thánh tử đạo.

11. Khủng bố đàn áp Phật giáo của chính quyền Ca tô tại Việt Nam.

Năm 1954, Việt Minh đã đánh bại chính phủ thực dân Pháp tại Bắc Bộ với chiến thắng Điện Biên Phủ, mặc dù thực dân Pháp đã được Mỹ viện trợ số tiền lên đến trên 2 tỷ Đô la. Sau khi bị Việt Minh đánh bại, họ đã ký hiệp định Geneve với chính phủ Việt Minh vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, tạm phân chia 2 miền Bắc và Nam theo vĩ tuyến 17, cho đến khi tổ chức tổng tuyển cử dự định vào tháng 7 năm 1956. Tại miền Bắc, mặc dù Việt Minh cho phép tự do tôn giáo, nhưng có rất nhiều người dân theo đạo Ca Tô La mã đã tị nạn vào Nam.

Tại Washington, Tổng Giám mục Spellman, người đại diện cho Vatican tại Mỹ đã thuyết phục chính phủ Mỹ là nhất quyết ngăn cản tổ chức tồng tuyển cử, vì nếu như vậy thì Việt Minh sẽ vào Nam và dành được chính quyền. Để dọn đường cho kế hoạch này, Mỹ và Vatican đã đồng ý đưa Ngô Đình Diệm, một tín đồ cuồng tín đạo Ca tô La mã về nước thành lập chính phủ tại miền Nam. Chính quyền Diệm đã được Hoa Kỳ viện trợ vật chất mọi mặt, từ lương thực, công nghệ, quân nhu, quân dụng, v.v…Nhưng chính quyền Diệm ưu tiên phân phát thực phẩm, tài chánh chỉ cho giáo dân Ca tô, còn người không theo đạo Ca tô, đặc biệt là người theo đạo Phật, và những vùng miền theo Phật giáo đều không nhận được hỗ trợ nào.

Lập trường chống cộng của chính quyền Diệm rất quyết liệt, hơn cả chính quyền Mỹ (vận động McCarthyism) là chủ nhân của họ. Năm 1956 Diệm đã ban hành sắc lệnh Tổng Thống với nội dung là “bắt bỏ tù tất cả cá nhân nào được cho là có thể làm nguy hại đến an ninh quốc gia”.

Trên thực tế, có hàng ngàn người theo Phật giáo, trong đó gồm nhiều tu sĩ đã bị chính quyền bắt bỏ tù với lý do là theo cộng hoặc thân cộng, cho dù trên thực tế họ là những thành phần chống, hoặc không theo Việt Minh đi nữa, nhưng chỉ vì họ chống đối chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền Diệm mà thôi. Trong số đó đã có một số Phật tử, tu sĩ và thầy giáo đã tự rưới xăng và thiêu thân tự sát trong nhà tù để phản đối chính sách phân biệt tôn giáo thô bạo của chính quyền. Hầu hết những tù nhân trong trại giam này khó thoát khỏi án tử hình dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy, nhà tù này được mệnh danh là nhà tù của thần chết. (Chú thích của người viết: Nhà tù Phú Lợi, Bình Dương?).

Trong thời gian từ năm 1955 đến 1960, dưới sự đàn áp liên tục và ngày càng gia tăng của chính quyền, đã có ít nhất 24,000 người bị thương vong vì tham gia biểu tình chống chính quyền, và có khoảng 80,000 người đã bị giết. Có khoảng 250,000 người đã bị bắt và bị tra khảo. Trong đó có 50,000 người bị đưa vào “nhà tù thần chết” nói trên.

Mặc dù vậy, để hỗ trợ cho chính quyền Ca tô mục nát này, Hoa Kỳ đã bắt đầu đưa hàng ngàn quân đội Mỹ vào miền Nam Việt Nam, khơi mào cho việc trực tiếp tham gia vào chiến tranh Việt Nam ngày càng gia tăng tiếp sau...   

Phản đối của Phật giáo đối với chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền lên đến đỉnh điểm sau khi Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài gòn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963, yêu cầu chính quyền Diệm ngưng chính sách đàn áp tôn giáo. Sự kiện này đã gây chấn động, đánh động lương tâm của không chỉ người dân trong nước mà cả thế giới.

Ngày 1 tháng 11 năm 1963, dưới sự đồng ý của Hoa Kỳ, quân đội đã đảo chánh thành công, với cái chết của 2 anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu, chấm dứt chế độ Ca tô độc tài này.

TP Thanh Tâm.

(Sept, 21st, 2020)

_______________

Tài liệu lược dịch và tham khảo:

Kirisutokyō to iu Karuto-Shinjya ni narenai, kore dake no riyū (Cái gọi là tôn giáo Ca tô- Những lý do mà tôi không thể trở thành tín đồ được), Okuyama Atsunobu, Apr., 2018.

Những tài liệu liên quan:

- 10 Dirty Secrets Of The Catholic Church” , Nathan Wold, Jan., 2015

(https://listverse.com/2015/01/02/10-dirty-secrets-of-the-catholic-church/)

- How many people have died in the name of Christ, Christianity and Catholicism?

VICTIMS OF THE CHRISTIAN FAITH, Kelsos.

(https://stellarhousepublishing.com/victims/)