Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019

Thâm Cung Bí Sử về sự thật đạo Công Giáo

Vài lời tâm huyết của tác giả:

Đây là bản thảo trên computer do tôi in ra để gửi đến một số giới chức cao cấp hữu trách của Giáo hội Công Giáo có liên quan trực tiếp đến những vấn đề đã được nêu ra trong bản thảo này. Mặc dầu Giới Tu Sĩ Công Giáo Việt Nam nói chung là đối tượng phê bình chính yếu tôi nhắm tới, nhưng tôi không coi họ là thù địch. Nhiều người trong họ vẫn luôn luôn là những người bạn thân thiết và là anh em ruột thịt của tôi. Tôi chỉ ước mong các anh em bạn hữu Công Giáo và xin quý vị hãy coi đây như một bản tường trình giải bày tâm sự của tôi đến quý vị. Đứng trên cương vị quốc gia dân tộc thì đây là một việc "đóng cửa bảo nhau".
Nếu chỉ đứng trên lập trường thuần túy tôn giáo thì đây là một hành vi "mở cửa bảo nhau", nhưng dầu sao chăng nữa tôi với quý vị Tu Sĩ Công Giáo vẫn là "người nhà" với nhau mà thôi. Chẳng qua nói thật mất lòng chứ tôi không hề có một thù oán riêng tư nào với quí vị. Tôi chỉ chống lại những điều sai trái của Giáo Hội Công Giáo chứ tôi không chống đồng bào Công Giáo, trong đó có tổ tiên, ông bà cha mẹ, vợ con, anh chị em ruột thịt, bà con dòng họ thân thích nội ngoại và 95% bạn bè thân thiết của tôi đều là Ki Tô Hữu!
Mọi người thân yêu nhất của tôi đều đang có niềm tin Công Giáo. Tôi không có một lý do nào để căm thù cái đạo gốc của mình. Tuy nhiên, tôi không thể nào chấp nhận được cái thói cao ngạo láo xược của đại đa số tu sĩ Công Giáo luôn luôn cho rằng chỉ có Công Giáo là duy nhất thánh thiện, duy nhất đúng đắn. Họ gọi mọi tôn giáo khác là các đạo thờ quỉ.
Sự thật chẳng có tôn giáo nào thờ quỉ cả vì theo giáo lý Công Giáo Quỉ là kẻ bị Chúa phạt đày xuống hỏa ngục. Như vậy, quỉ là kẻ thất bại và bị tước đoạt mọi quyền năng. Liệu có ai ngu xuẩn để tôn thờ một kẻ không còn quyền năng gì mà còn đang bị giam trong lửa hỏa ngục? Các tu sĩ Công Giáo thường có thói quen gọi các đạo khác là "bụt thần ma quỉ" chẳng qua chỉ muốn dùng danh từ này để nhục mạ các tôn giáo khác, nhất là để nhục mạ đạo Phật.
Nếu các tôn giáo khác có ai gọi Công Giáo là đạo thờ quỉ, chắc chắn Công Giáo sẽ gây thánh chiến thật thảm khốc chống lại tôn giáo đó. Vậy mà trong các sách kinh Công Giáo vẫn còn chình ình rất nhiều những câu kinh nhục mạ các tôn giáo khác. Thật là một sự tự cao tự đại một cách trơ trẻn và không sáng suốt.
Sự tự cao tự đại đó ai cũng có thể nhận thấy rõ ràng khiến cho các tu sĩ Công Giáo không thể chối cãi. Nhưng cái tội ác của giáo hội Công Giáo ở chỗ đã nhân danh cái quyền tự phong là "độc quyền chân lý" để tàn sát các đạo khác bằng các cuộc "thánh chiến" [Chiến tranh là chết người, là đau khổ thì không thể gọi là thánh được.] đẫm máu và bằng các tòa án tôn giáo đưa hàng triệu người lên dàn hỏa để thiêu sống trong nhiều thế kỷ qua là một tội ác không thể không nguyền rủa.
Sau 40 năm chuyên nghiên cứu về Kitô Giáo, giáo sư cựu linh mục Công Giáo gốc Ái Nhĩ Lan John Dominic Crossan, đã từng được giải thưởng của Hàn Lâm Viện Hoa Kỳ, tác giả tác phẩm best sellers "The Historical Jesus" và "Who is Jesus" đã viết về giáo hội Công Giáo như sau:
"Con đường độc đạo chỉ có ta là duy nhất tuyệt đối đúng có nghĩa là tất cả nọi người khác đều phải chết". (One way I alone can be absolutely right is for all others to be dead – "Who is Jesus" Harper – Collines 1996, page 30). Công Giáo La Mã có quyền gì mà dám nhân danh thần linh để hủy diệt mọi người không chấp nhận các tín điều bậy bạ vô luân của Công Giáo. Bề ngoài, các tín đồ Công giáo – Tin lành đều suy tôn Jesus lên làm Thiên Chúa toàn năng, nhưng bọn lãnh đạo tối cao của các tín đồ đáng thương đó thật sự chỉ coi Jesus như một hình nộm. Nói đúng hơn, Jesus chỉ là một tấm bình phong do bọn đế quốc dựng lên để chúng núp phía sau lợi dụng trong mưu đồ thâu đoạt quyền lực và của cải vật chất.
Trong các thế kỷ từ 4 đến 7, đế quốc La mã Byzantine đã xử dụng Jesus và cây thập giá của ông ta làm lá cờ xâm lược Âu châu và Bắc Phi. Trong những thế kỷ kế tiếp, các bạo chúa Công giáo như Clovis, Charlemagne đã dùng bạo lực để ép buộc các nước Âu châu phải theo đạo. Bất cứ ai bất tuân lệnh đều bị tàn sát dã man. Chính vì thế mà nhiều nước Âu châu đã trở thành những nước toàn tòng Công giáo. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 với sự xuất hiện của Phong trào Soi sáng (Enlightenment Movement) các nước Tây phương bắt đầu tỉnh ngộ và đạo Công giáo cũng bắt đầu đi vào con đường suy thoái.

CÁCH LÀM TIỀN CỦA VATICAN

Tiếp sau quyền lực là Tiền. Tiền là mối quan tâm hàng đầu của Vatican vì dành quyền là để chiếm độc quyền làm tiền. Các bộ óc siêu đẳng về tài chánh được xử dụng tìm mọi cách để làm giàu: ban các chức thánh, bán ơn đại xá Tòa Thánh, ơn tha tội (indulgence) cho người chết trong lễ cầu hồn, tổ chức hành hương, tổ chức năm thánh (jubilee) bán thánh tích v.v...
Trong năm thánh 1300 (the jubilee year of 1300) tiền bán ơn tha tội cho người chết gồm cả tiền mặt và vàng bạc nữ trang nhiều đến nỗi Tòa Thánh phải cho các tu sĩ dùng cào để cào thành đống tại Đền Thánh Phêrô. Thế kỷ 13 được coi là thế kỷ sáng chói của Tòa Thánh về phương diện tài chánh. Tòa Thánh sản xuất nhiều thánh tích giả để đem bán đấu giá.
Thậm chí có cả chiếc răng sữa và miếng da qui đầu của Chúa Jesus! Có cả tã lót và bình sữa Đức Mẹ dùng nuôi Chúa lúc nhỏTổng số đinh và gỗ thu lượm tại Jerusalem được gán cho là gỗ của thập giá và đinh đóng vào tay chân Chúa nhiều đến nỗi có thể dùng đóng chiến hạm! Chúa chỉ bị đâm cạnh sườn bằng một cây giáo, vậy mà Tòa Thánh chính thức bán đấu giá tới 3 cái! Các sử gia đã phải gọi Giáo Hội Công Giáo là giáo hội đói tiền (A money-hungry church).
Giáo hội đã biến Núi Sọ của Chúa thành NÚI VÀNG: Church turn Golgotha (mountain of Skulls) into Golconda (mountain of gold). Nguyên nhân thúc đẩy các thập tự quân đi đánh các nước Hồi Giáo là lòng ham muốn chiếm đoạt tài sản của họ. Sử gia Lloyld Graham viết trong The Deceptions and Myths of the Bible, trang 472: "Núi vàng biến thành chiến trường của thập tự quân. Động cơ chính yếu là lòng thèm muốn của dân Âu Châu đối với sự giàu có huy hoàng của người Ả Rập" (Golcond was turned into battleground of the Crusades. The real motivation was hungry Europe’s envy of the wealth and splendor of Araby). Sử gia Lloyld kết luận: "Sử gia sau tôi sẽ viết một cuốn sử khác tựa đề là: Sự suy đồi và sụp đổ của giáo hội Công Giáo". (Another historian will write another book and he will call it: The Decline and Fall of the Roman Church).
Từ ngày Constantine lập ra đạo Công Giáo, giáo hội đã mau chóng trở thành giàu có ngoài sức tưởng tượng. Thời Trung cổ, giáo hội là sở hữu chủ các thành phố tại Âu châu. Tất cả các quốc gia Công Giáo đều buộc dân chúng phải nộp thuế cho Tòa Thánh. Năm 1170, Giáo Hoàng Alexander II ra đạo luật buộc mọi khế ước, di chúc phải được tu sĩ thị thực và thu lệ phí mới có giá trị.
Việc bán ơn đại xá (tha tội cho linh hồn người chết) là một nguồn thu nhập khổng lồ của Vatican. Dân Ái Nhĩ Lan có câu tục ngữ: "Tiền nhiều lễ lớn, tiền ít lễ nhỏ, không tiền không lễ" (High money high mass, low money low mass, no money no mass). Đến thế kỷ 19, dư luận Âu Châu cho rằng có rất nhiều linh hồn đã bị lãng quên (forgotten souls in Purgatory) cần phải được Tòa Thánh cầu nguyện tập thể cho họ. Do đó, Tòa Thánh lập ra Lễ Các Thánh vào ngày 2 tháng 11 hằng năm để cầu cho các vong hồn không có thân nhân nộp tiền xin lễ ở các nhà thờ! Lễ Các Thánh bắt đầu có từ 1856.

Để các đồng đạo Việt Nam của tôi có một cái nhìn khái quát về guồng máy đầu não điều khiển giáo hội, về các biến cố lịch sử cận đại của thế giới có liên hệ đến Tòa Thánh và nhất là các giáo hoàng có liên hệ đến chiến tranh Việt Nam như Pio XII, Gioan XXIII, Paul VI, Jean Paul II, tôi xin tóm lược tác phẩm Vicars of Christ – The Dark Side of The Papacy [Tác phẩm này có dành một chương viết về các giáo hoàng dâm loạn đăng trong cuốn "Tại sao không theo đạo Chúa" tập 1.] Của cựu Linh Mục dòng Tên Peter de Rosa do Crown Book Editions xuất bản năm 1988. Đây là một tác phẩm best-seller (bán chạy nhất) trong nhiều năm của một tác giả được báo chí gọi là siêu điệp viên quốc tế về thâm cung bí sử của Vatican. Ký giả Paul Hofman của New York Times, tờ nhật báo lớn nhất thế giới, đã định cư tại Rome từ năm 1938 và làm việc tại đây liên tục trong 35 năm liền với tư cách ký giả chuyên nghiệp kiêm siêu điệp viên quốc tế. Ông trở thành "bạn thân" của hầu hết các giới chức cao cấp tại Vatican qua các triều đại giáo hoàng từ Pio XII (38-39) cho đến đương kim giáo hoàng John Paul II. Giới ký giả quốc tế gọi ông là "Rome: The Sweet Temptuous Life", "O Vatican, A Slight Wicked View of The Holy See" và tác phẩm độc đáo mang tựa đề La Tinh "Octopus Dei" có nghĩa là "Con Bạch Tuộc của Đức Chúa Trời".
Qua các tác phẩm của ông, người đọc được biết rất nhiều chuyện thuộc loại thâm cung bí sử của Vatican . Ở đây chúng tôi xin tổng hợp các tác phẩm trên của ông và chỉ thuật lại mấy nét điển hình về quốc gia đô thị (State City ) có một không hai này của thế giới.

- Về phương diện thần quyền, Vatican là thủ đô của một đế quốc tinh thần bao gồm gần một tỷ thần dân là các tín đồ Công Giáo La Mã rải rác khắp năm châu. Giáo hoàng là hoàng đế, các hồng y là hoàng tử, 4000 giám mục là các cán bộ cao cấp, 400.000 cán bộ hạ tầng cơ sở được mệnh danh là "linh mục", tương đương với cấp "manager" trong các đại công ty. Ngoài ra, Vatican còn có một đội ngũ gồm 1 triệu nữ tu, phần đông hành nghề dạy học, y tá và sản xuất các mặt hàng tiểu công nghệ.
Về phương diện thế quyền, Vatican là một tiểu quốc, giáo hoàng là quốc trưởng với 450 cư dân, tuy nhiên chỉ có 280 cư dân mang quốc tịch Vatican mà thôi. Vatican là lãnh thổ quốc gia nhỏ nhất thế giới, diện tích vỏn vẹn 44 hectares (bằng 1/6 Monaco) nhưng có quốc kỳ, quốc ca riêng biệt và có liên hệ ngoại giao trên cấp bậc đại sứ với hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Tổng số các nhân viên phục vụ thường xuyên cho Vatican gồm có 4500 người sống rải rác chung quanh Rome (quét đường, cắt cỏ, xây cất sửa chữa lầu đài dinh thự...). Vatican cung cấp lợi tức cho 3 triệu dân Rome qua ngành du lịch của khách hành hương, ngành sản xuất các ảnh tượng và các dụng cụ làm lễ của tu sĩ. Nếu vì lý do nào đó Vatican bị sụp đổ, hậu quả trước mắt là 3 triệu dân Rome sẽ bị thất nghiệp!
Vatican là sở hữu chủ của một tài sản khổng lồ lên tới nhiều ngàn tỷ đô la. Tại Ý, Vatican là địa chủ lớn nhất. Cho nên Vatican khó có thể chui lọt qua cổng Thiên Đàng vì Chúa đã phán "Kẻ giàu vào nước Thiên Đàng còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim". Vatican City có 50 cung điện gồm 1000 phòng có máy lạnh, 977 cầu thang, 12.000 cửa sổ, 5 nhà thờ lớn và 11 viện bảo tàng, một tiệm thuốc tây, một ty bưu điện, 2 phi trường, 350 mét đường xe lửa và một đài phát thanh cổ nhất thế giới.
Mỗi hồng y được cấp một xe limousine màu xanh đậm, mỗi tháng được lãnh pay-check 1500 đô la và được chính phủ Ý miễn các thứ thuế.
Giáo hoàng có phi cơ phản lực riêng để đi xa. Muốn đi gần, ngài chỉ cần nhấc phone là không lực Ý phái trực thăng tới liền.
Văn phòng làm việc của giáo hoàng ngày nay là lâu đài Apostolic (Lâu Đài Tông Đồ) được xây cách đây một ngàn năm. Trong những thế kỷ đầu sau Công nguyên, Kitô Giáo không có giáo hoàng và chính thánh Phêrô cũng chẳng được làm giáo hòang ngày nào. Ngài có vợ có con và rất nghèo, không có nỗi một chỉ vàng làm nhẫn cho tín đồ hôn tay. Tính ngài vốn bình dân vì ngài cả đời chỉ chuyên đánh cá trên hồ Galilee nên không muốn mọi người cúi chào mình. Sách Tông Đồ Công Vụ thuật chuyện: Một hôm Phêrô đến nhà Cornelius, chủ nhà quì mọp xuống tỏ vẻ kính trọng. Phêrô nâng chủ nhà dậy và nói: "Hãy đứng dậy, tôi chỉ là người thường thôi" (Stand up, I myself am a man - Act 10: 25-26).
Công trường Thánh Phêrô là một công trường quốc tế. Đây là nơi hành hương mà hàng tỷ người mong ước được đến đó một lần trong đời chỉ để quì gối xuống sân đá đón nhận phép lành tòa thánh của giáo hoàng giơ tay lên ban xuống từ khung cửa sổ tòa lâu đài Apostolic! Đây là những show được trình diễn quanh năm. Không có một tôn giáo nào trên thế giới có thể có được những show độc đáo và thường xuyên như vậy. Ký giả Paul Hofman cho biết những show này đều được dàn dựng để trình diễn (tailor-made show for video) nhằm mục đích làm nổi bật vai trò của "Người Khổng Lồ Ngồi Sau Cửa Sổ!". Cũng từ cái cửa sổ này, giáo hoàng giống như con rùa lâu lâu lại thò đầu ra để công bố tín điều hoặc ban huấn thị cho toàn thể Hội Thánh. Từ hơn ngàn năm qua, các giáo hoàng đều tự cho mình là kẻ duy nhất trên hoàn cầu có thẩm quyền xác định hay phủ nhận mọi giá trị tinh thần tối hậu (Pope is the only one on earth to proclaim ultimate moral values).
Nhưng tất cả đều chỉ là những màn kịch. Người thực sự cai trị giáo hội không phải là giáo hoàng mà là CURIA tức "Văn phòng Điều khiển Giáo hội" gồm toàn những chuyên viên thuộc mọi lãnh vực. Những người điều khiển CURIA lại là những người dấu mặt (faceless) thuộc siêu quyền lực.
Các thành viên của CURIA đều là đàn ông. Vatican không chấp nhận cho đàn bà làm linh mục hoăc cho giữ một chức vụ nào trong Tòa Thánh. Lý do rất chính đáng là Chúa ngày xưa cũng chỉ chọn các thánh Tông đồ đều là đàn ông cả. Thật vậy, chẳng có một việc nào quan trọng của Chúa và của Hội Thánh có thể tin cậy mà giao cho cái đám đàn bà vô tích sự được !
Theo thống kê thì Vatican có khoảng 900 triệu tín đồ, nhưng trên thực tế số tín đồ Công Giáo La Mã hiện nay thực ra chỉ còn vài trăm triệu thôi. Giáo dân tại các nước giàu có như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và các nước có trình độ văn hóa cao đều rất ghét Vatican và khinh bỉ giáo hoàng ra mặtChỉ những nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha (Philippines và Việt Nam - Ch. Ng.) trình độ giáo dân hãy còn thấp kém nên vẫn kính sợ giáo hoàng như xưa! Ngày nay, giáo hoàng đi đâu cũng sợ bị phản đối và ám sát nên phải chui vào xe bọc sắt với những tấm kiếng chắn đạn. Thực ra, chính giáo hoàng cũng không còn tin tưởng vào sự che chở quan phòng của Thiên Chúa nữa! Xe chắn đạn của giáo hoàng được gọi là "The Pope Mobile" hiệu Mercedes, kiểu station-wagon, mang bảng số viết tắt là SCV (Stato Citta del Vaticano). Người Pháp chế diễu đọc là "Si Christ Voyait-çà" Ước gì Chúa Kitô nhìn thấy nó).

Những tước hiệu bịp bợm của giáo hoàng
Vào một buối sáng tinh sương trong tháng Giêng năm 1995, một đám đông khổng lồ chưa từng thấy, khoảng trên 5 triệu người, từ khắp năm Châu đã tụ hội tại thành phố Manila (thủ đô của Philipines) để xem một buổi lễ Mi-sa ngòai trời của Giáo hoàng John Paull II. Ngoài sự háo hức cuồng tín, đám đông còn bị thôi thúc bởi óc tò mò nên họ đã chen lấn xô đẩy nhau để được nhìn thấy “vị cha chung” của họ bằng xương băng thịt. Nhiều người bị thương phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Chỉ có một số ít tu sĩ và giáo dân chọn lọc được phép gần Giáo hoàng mà thôi. Chung quanh giáo hoàng là một đội ngũ công an, mật vụ, cảnh sát và đủ loại nhân viên an ninh lên tới cả chục ngàn người!
Hàng triệu tín đồ đáng thương đành phải mon men đến gần các loa phóng thanh gắn rải rác khắp nơi trong thành phố để nghe giọng nói tiếng Anh pha giọng Ba Lan của giáo hoàng. Ngoài 5 triệu tín đồ có mặt tại thành phố này còn có hàng trăm triệu tín đồ trên khắp thế giới đang theo dõi buổi lệ này qua radio và truyền hình trực tiếp.
Cuộc công du của giáo hoàng tại Philippines lần này chỉ là một trong hàng trăm chuyến công du của ngài tới các nơi khác trên thế giới. Giáo hoàng tới đâu thì khung cảnh cũng tương tự như vậy. Điều đó đủ cho thấy giáo hoàng là người có ảnh hưởng chính trị lớn nhất trên hành tinh của chúng ta. Điều đáng chú ý là dù cho giáo hoàng trẻ hay già, dù mang quốc tịch Ý hay Ba Lan, dù đặc tính các nhân của giáo hoàng ra sao chăng nữa... tất cả đều không thành vấn đề.
Điều quan trọng hơn hết đã khiến cho giáo hoàng được những đám đông tín đồ cuồng nhiệt tôn sùng chỉ vì tin rằng giáo hoàng là người duy nhất trên thế gian có quyền “Đại diện Chúa Ki-tô” (Vicar of Christ) và “kế nhiệm thánh Phê-rô” (Sucessor of St. Peter). Đó là hai tước hiệu (titles) quan trọng nhất trong hơn một tá những tước hiệu của giáo hoàng.
Nhưng tất cả chỉ là những màn kịch được đạo diễn bời bọn Mafia chuyên nghiệp về tôn giáo
. Tất cả những gì chúng ta thấy được chì là cái vỏ bên ngoài hào nhoáng của một giáo hội tội lỗi tự nhận là thánh thiện. Cái bề ngoài hào nhoáng đó không phải đã được tạo thành trong một sớm một chiều mà là kết quả do nhiều công trình sáng tạo của những bộ óc lưu manh siêu việt trong 17 thế kỷ qua!
Những tước hiệu “kế vị thánh Phê-rô” và “đại diện Chúa Ki-tô” của giáo hoàng do đâu mà ra và bắt đầu từ bao giờ? Những tước hiệu đó có nguồn gốc lương thiện chân chính hay chỉ là những trò gian manh bịp bợm?Vatican đã thổi phồng những tước hiệu đó nhằm mục đích gì và bọn chúng đã khai thác những tước hiệu này để gây tội ác như thế nào cho nhân loại? Bài viềt này dựa trên những sự kiện lịch sử nhằm đưa ra những lời giải đáp cho những vấn đề nêu trên.

GIÁO HỘI GIAN ÁC 

Trên đời này chẳng có tôn giáo nào cao hơn Lẽ Thật vì Lẽ Thật là chân lý hằng cửu. Cũng chẳng có tình nào cao đẹp hơn tình người với người, chứ không phải chỉ yêu Thiên Chúa, chà đạp con người như các tu sĩ của Vatican. Cả cái hệ thống tu sĩ của Vatcian là một tổ chức vĩ đại của những kẻ đạo đức giả. Chúng dựng lên thần linh quái đản là Thiên Chúa Ba Ngôi rồi nhân danh Thần Linh để khủng bố loài người và giết hại trên 200.000.000 sinh mạng vô tội trong 16 thế kỷ qua. Họ là cha đẻ ra các tai họa khủng khiếp cho loài người qua các chế độ nô lệ, chủ nghĩa diệt chủng Do Thái, chủ nghĩa phát Xít, chủ nghĩa Quốc Xã, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa kỳ thị phụ nữ, kỳ thị tôn giáo, kỳ thị chủng tộc và thậm chí cả chủ nghĩa Cộng Sản. Năm 1917, Vatican đã viện trợ cho đảng Bolshervik của Lenin 660 triệu đô la (trị giá bằng nhiều tỷ đô la ngày nay) để Cộng Sản lật Nga Hoàng và diệt Chính Thống Giáo cho Vatican. Người Tây Phương có quá nhiều kinh nghiệm về Vatican nên đã gọi nó bằng một danh từ rất tượng hình và nhiều ý nghĩa, đó là Con Bạch Tuộc của Đức Chúa Trời(Octopus Dei). Sở dĩ mọi tổ chức tội ác còn tồn tại trên thế giới ngày nay là vì cái đầu của con bạch tuộc là Vatican vẫn còn tồn tạiChỉ khi nào cái đầu của con bạch tuộc chết đi thì các cái vòi của nó là các thứ chủ nghĩa tội ác mới thật sự bị tiêu diệt.
Tất cả các cuộc chiến đấu của nhân loại ngày nay chỉ qui vào một cuộc chiến đấu duy nhất, đó là cuộc chiến đấu của những người thiện lành chống lại những thế lực tội ác do Vatican ngấm ngầm lãnh đạo.Con bạch tuộc khổng lồ Công Giáo La Mã cũng là đầu não của mọi hình thức khủng bố: Tòa án dị giáo với các dàn hỏa thiêu sống con người, bắt cóc ban đêm và đủ kiểu tra tấn hết sức dã man không kể xiết.
Muốn hiểu tòa án dị giáo của Vatican kinh khủng như thế nào xin hãy đọc The Inquisition, Hammer of Heresy của Edward Burman, 254 trang. Dorset Press NY. 1992. Ngay trang đầu của cuốn sách, tác giả viết:Tòa án dị giáo đồng nghĩa với khủng bố, bắt người ban đêm và đủ thứ tra tấn"." Nó cũng được mô tả trong The Pit and The Pendulum của Edgar Poe, trong kịch Opera của Don Alhambra, trong những chuyện kinh dị của Gilber, Sullivan, Verdi và cả trong thơ của Tennyson..." The (Inquisition is synonymous with terror, noctural arrest and torture...)
Các tổ chức giáo hội là nguyên nhân gây ra thảm họa cho loài người chúng ta. Giáo hội tạo ra những ốc đảo tôn giáo chia rẽ con người. Các ốc đảo tôn giáo đó tranh chấp nhau để dành tín đồ nhằm tụ bè kết đảng không ngoài mục đích củng cố quyền lực cho các tu sĩ lưu manh của nhiều tôn giáo chứ cũng chẳng riêng gì của Công Giáo La Mã.
Tự do tín ngưỡng (Freedom of beliefs) là một hình thức của tự do tư tưởng không có nghĩa là tự do thành lập giáo hội. Mọi người đều có thể có tín ngưỡng (niềm tin) của riêng mình nhưng không nhất thiết phải có giáo hội.Tín ngưỡng là niềm tin trong lòng, còn giáo hội là một tổ chức có hệ thống tu sĩ chỉ huy và với những đoàn thể được đoàn ngũ hóa để theo đuổi những mục tiêu nặng về thế tục hơn là tâm linh tôn giáoGiáo hội là định chế chính trị lũng đoạn quốc gia và chia rẽ dân tộc. Muốn bảo toàn sự thống nhất quốc gia và hạnh phúc dân tộc, việc cần thiết là phải xóa bỏ mọi tổ chức giáo hội, không phân biệt là của tôn giáo nào. Sở dĩ Công Giáo La Mã đã biến thành một tổ chức tội ác lớn nhất lịch sử loài người chính vì nó đã tiêu diệt các chi phái Kitô để thành lập một giáo hội duy nhất do đế quốc lãnh đạoTrước thế kỷ thứ 4, Kitô Giáo đã có nhiều chi phái chủ trương không thành lập giáo hội, không xây nhà thờ mà chỉ có phòng hội, không thờ ảnh tượng và không có giáo lý cứng nhắc.
Giáo phái Macionism gọi Jehovah của đạo Do Thái là quỉ. Họ tin rằng Thiên Chúa thật phải là Thiên Chúa của Tình Thương (Real God: God of Love).
Qua 16 thế kỷ gieo rắc khủng bố cho loài người, tội ác chồng chất của Công Giáo La Mã đã cao ngất như núi.
Đã đến lúc cái giáo hội của tội ác này phải đền tội và phải chết. Mới đây, nữ tu sĩ Angelica là người đứng đầu hệ thống truyền hình Công Gíao Mỹ "Eternal World Television Network" có 55 triệu khán giả tại 38 quốc gia có hệ thống tiếp vận của nó, đã tuyên bố trong một talk-show rằng:
Thế giới Công Giáo không thể tránh khỏi đại thảm họa. Ngày tận thế của nó chỉ trong tầm tay. (Its end times are at hand).
Charlie Nguyễn

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Diễn Giải về Mười Điều Răn

Mười điều răn (Xuất hành 20:2–17) 
1/ Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đã rút ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, là nhà nô lệ. Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác.
2/ Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời ghen tương, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhơn tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời, và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta.
3/ Ngươi chớ lấy danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi, vì Đức Giê-hô-va chẳng cầm bằng vô tội kẻ nào lấy danh Ngài mà làm chơi.
4/ Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh. Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu ngày; nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi: trong ngày đó, ngươi, con trai, con gái tôi trai tớ gái, súc vật của ngươi, hoặc khách ngoại bang ở trong nhà ngươi, đều chớ làm công việc chi hết; vì trong sáu ngày Đức Giê-hô-va đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Đức Giê-hô-va đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh.
5/ Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho.
6/ Ngươi chớ giết người.
7/ Ngươi chớ phạm tội tà dâm.
8/ Ngươi chớ trộm cướp.
9/ Ngươi chớ nói chứng dối cho kẻ lân cận mình.
10/ Ngươi chớ tham nhà kẻ lân cận ngươi, cũng đừng tham vợ người, hoặc tôi trai tớ gái, bò, lừa, hay là vật chi thuộc về kẻ lân cận ngươi.

Chỉ cần nhìn sơ qua cũng thấy là 4 “lời răn” đầu tiên thật ra chẳng mang giá trị đạo đức gì cả.
Bốn lời răn đầu tiên chỉ là những lời tự tuyên dương của một chúa tể kiêu ngạo và nhỏ nhen. Vị chúa tể nầy chỉ đang tự tôn xưng mình cao cả như thế nào, đòi hỏi chúng dân phải tôn thờ ra sao, cấm cản và hăm dọa họ không được tôn thờ ai khác cả. Vị chúa tể nầy cũng vì muốn để vinh danh cho mình nên bắt buột chúng dân phải ngưng nghỉ mọi công việc một ngày trong mỗi tuần.
Thay vì những lời tuyên xưng tự cao tự kỷ trên, nếu Chúa Trời răn dạy về các nhân tính thiện mỹ khác thí dụ như lòng vị tha không thù hằn oán giận, tính quảng đại không chấp nhất những chuyện nhỏ nhặt, phải đối xử công bằng với mọi người bất kể giới tính hay chủng tộc hay tín ngưỡng của họ, phải tôn trọng nhân quyền và sự tự do của người khác, v.v. thì có lẽ có ích lợi hơn.
Tuy vậy, điều nầy cũng không có gì đáng ngạc nhiên lắm vì Chúa Trời đã cho thấy là hình như Ngài không biết gì mấy về các ý niệm vừa kể trên. Trong suốt Kinh Thánh có gần như liên tục những mẩu chuyện trái ngược hẳn với các tiêu chuẩn thiện mỹ trên mà vẫn được Chúa Trời trực tiếp hay gián tiếp khuyến khích và chấp thuận.

Lời răn thứ 5 dạy bảo chúng dân phải hiếu kính với cha mẹ, tuy nhiên chỉ vì "hầu cho" được Chúa Trời cho sống lâu.
Đây là một lời răn dạy dựa trên sự ích kỷ: làm một điều có vẻ là tốt lành cho người khác nhưng thật ra chỉ để mang lợi đến cho chính mình. Nếu lời răn nầy dạy rằng nên hiếu kính với cha mẹ là vì muốn đền ơn cha mẹ đã thương yêu nuôi dưỡng mình nên người, hoặc vì đây là một điều cao đẹp theo nhân tính con người thì có lẽ sẽ có nhiều ý nghĩa hơn.
Có thể đây là quy tắc hành sử của xã hội Trung Đông vào 2000 năm về trước: muốn chiêu dụ người khác làm điều gì thì cần phải hứa hẹn lợi lộc cho họ. Phương cách và tư tưởng nầy được thấy vô số lần trong suốt Kinh Thánh. Nếu thật sự một Thượng Đế có những tư tưởng và quy tắc hành sử dưới dạng nầy thì giá trị đạo đức của Ngài thật là thấp kém.

Lời răn thứ 6 cấm giết người, và không kèm theo bất cứ điều kiện ngoại lệ nào.
Nếu đây là một lời cấm tuyệt đối: tuyệt đối không được giết người dưới bất cứ giá nào, trong bất cứ trường hợp nào thì đây là một lời răn không thực tế và không thể thực hành được trong cuộc sống hàng ngày xưa lẫn nay. Đó là vì trong vô số trường hợp trên đời, vì tự vệ cho chính bản thân hay cho thân nhân, gia đình, tổ quốc, v.v. người ta cần phải giết người. Có khi không phải vì tự vệ trực tiếp mà chỉ vì cần phải ngăn ngừa một mối nguy hại to lớn sẽ xảy ra hay cần phải bảo vệ một sự an toàn quan trọng trong tương lai mà người ta phải giết người.
Trong Kinh Thánh có vô số các thí dụ mà chính Chúa Trời cũng giết người vì những lý do rất nhỏ nhen không đáng kể. Trong Kinh Thánh cũng có vô số lời răn dạy của Chúa Trời đòi hỏi tín đồ phải làm điều nầy. Hầu như tất cả các lý do "chính đáng" để giết người trong Kinh Thánh đều tựu trung vào việc thỏa măn cơn thịnh nộ của Chúa Trời vì chúng dân không tôn vinh, không tùng phục và không tuân lời Ngài. Chúa Trời chẳng những sát nhân và cổ động việc sát nhân mà còn áp dụng những phương pháp sát nhân dã man nhất để tra tấn, để gây đau đớn dai dẳng lên thể xác và làm khủng hoảng tận kiệt tinh thần của nạn nhân.
Nếu đây không là một lời cấm tuyệt đối thì Chúa Trời dường như không có khái niệm gì về việc răn dạy người khác. Một lời răn dạy quan trọng từ Đấng Tối Cao mà không đầy đủ và có thể đưa đến những hiểu lầm như vậy có thể gây ra bao nhiêu sự tranh cãi hay giết chóc không cần thiết. Một Đấng Thượng Đế không thể nào có những sai lầm thiếu sót như vậy. Điều nầy làm cho một độc giả ngoại cuộc không khỏi suy luận rằng Kinh Thánh chỉ có thể là một tác phẩm của con người viết ra mà thôi.
Hơn nữa, lời ngăn cấm nầy không kèm theo một hậu quả gì cả nếu tín đồ phạm phải. Trong tất cả các lời răn khác về tôn kính, tùng phục Thiên Chúa thì Kinh Thánh hầu như luôn luôn kèm theo những hình phạt ghê gớm nhất để tín đồ sợ hãi mà không vi phạm. Phải chăng điều nầy cho thấy rằng việc tôn kính, tùng phục Thiên Chúa được Kinh Thánh xem là có giá trị đạo đức quan trọng hơn việc ngăn ngừa tín đồ giết hại người khác?

Lời răn thứ 7 cấm không được tà dâm. Một lần nữa, lời răn nầy không được định nghĩa rõ ràng gì cả.
Chữ "dâm" ở đây có lẽ là tất cả những gì liên quan đến tình dục của con người. Tuy vậy, chữ "tà" là một tỉnh từ rất tương đối. Nhiều tư tưởng và hành động được coi là "tà" bởi một nhóm người vẫn có thể được coi là "chánh" bởi các nhóm người khác. Tùy thời gian và hoàn cảnh xã hội mà ý niệm “chánh” và “tà” thay đổi khác nhau.
Ngay chính trong Kinh Thánh có rất nhiều câu chuyện liên quan về tình dục nếu xảy ra ở xã hội hiện tại thì chỉ có thể được xem là gian tà, ác độc. Những thí dụ nổi bật nhất là các câu chuyện loạn luân giữa anh chị em, chuyện con gái phục rượu để giao cấu với cha, chuyện anh cưỡng hiếp em gái, v.v. trong Sáng Thế Ký, Du Hành và Sa Mu En. Trong những câu chuyện nầy, Thiên Chúa có vẻ khuyến khích, đồng lòng hay ít nhất là không trừng phạt gì cả những kẻ phạm tội. Quan niệm “tà dâm” và “chính dâm” của Thiên Chúa trong Kinh Thánh không tương đồng với tiêu chuẩn đạo đức ngày nay.
Do đó tương tự như lời răn trước về “cấm giết người”, lời răn về “tà dâm” nầy không có giá trị thực tế và có ích lợi cho tín đồ trong xã hội hiện tại. Điều nầy cũng cho thấy giá trị của Kinh Thánh không trường cửu với thời gian như nhiều tín đồ nghĩ.

Lời răn thứ 8 cấm trộm cướp. Lời răn thứ 10 cấm tham lam tài sản và vợ của người khác.
Một trong hai lời răn nầy thật ra dư thừa. Một người trộm cướp thì chỉ vì họ tham lam tài sản của người khác. Nếu cấm được họ đừng tham lam rồi thì cần gì phải cấm họ không được trộm cướp nữa? Và nếu đã cấm được người ta trộm cướp lẫn nhau rồi thì tại sao còn lo lắng về việc họ tham lam nữa?
Sự vụng về nầy là một trong vô số các vụng về khác trong Kinh Thánh đưa đến một nghi ngờ nghiêm trọng là làm sao đây có thể là những lời răn của một Thượng Đế toàn năng và sáng suốt được?

Lời răn thứ 10 còn cho thấy một tư tưởng trọng nam khinh nữ rõ rệt của Thiên Chúa (nếu Thiên Chúa có thật và nếu đây là lời răn của Ngài). Nếu Thiên Chúa chỉ cấm đừng “tham vợ người” thì có phải là Thiên Chúa đồng ý cho phép được “tham chồng người”? Hay đây chỉ là phản ảnh cách suy nghĩ và hoàn cảnh xã hội Trung Đông ở 2000 năm về trước khi mà người đàn bà bị lệ thuộc và được xem là một tài sản của đàn ông?
Lời răn thứ 10 cũng cho thấy một tư tưởng dung dưỡng sự bất công trong xã hội khi xếp hạng tôi tớ ngang hàng với gia súc trong nhà. Đây không phải là một sự ngạc nhiên vì trong suốt Kinh Thánh, Thiên Chúa đã khuyến khích và dung dưỡng chế độ nô lệ cũng như xem việc một con người vì hoàn cảnh có thể trở thành vật sở hữu của một con người khác là một điều tự nhiên thoải mái trong cuộc sống hàng ngày.

Lời răn thứ 9 cấm không được làm chứng dối.
Điều cần nhận thấy ở đây là lời răn nầy không cấm nói dối mà chỉ cấm không được làm chứng dối. Ai cũng có thể thấy rằng việc “làm chứng dối” chỉ là một trường hợp nhỏ trong lãnh vực “nói dối” mà thôi. Có thể vì lý do gì đó mà trong hoàn cảnh xã hội ở Trung Đông 2000 năm về trước thì việc “làm chứng dối” được xem là rất quan trọng cho nên nó được đề cập đến trong 10 điều răn của Chúa Trời. Tuy vậy, Chúa Trời có vẻ không quan tâm mấy đến việc “nói dối”.
Hơn nữa, lời răn nầy lại cũng không kèm theo điều kiện gì cả. Lời răn nầy có vẻ nói rằng Chúa Trời cấm tuyệt đối việc làm chứng dối bất cứ trong trường hợp nào. Tuy vậy trong rất nhiều trường hợp trên đời, vì tự vệ cho chính bản thân hay cho thân nhân, gia đình, tổ quốc, v.v. người ta cần phải làm chứng dối, hay nói dối. Do đó tương tự như lời răn “cấm giết người” đã bàn luận ở trên, đây là một lời răn không thực tế và không thể thực hành được trong cuộc sống hàng ngày xưa lẫn nay. 
Nói tóm lại, 10 lời răn mà Thượng Đế đã đặc biệt lưu tâm đến nhất và đã cẩn thận truyền dạy cho loài người không có giá trị gì mấy trong cuộc sống hàng ngày trong xã hội hiện tại. Những thiếu sót, vụng về, mâu thuẩn và phản đạo đức nằm trong 10 điều răn chỉ là những thí dụ tiêu biểu của vô số các thí dụ khác trong Kinh Thánh cho thấy Thượng Đế không phải nhân từ hay sáng suốt hay toàn năng như tín đồ Thiên Chúa giáo khẳng định.
Người ngoại đạo đọc qua 10 điều răn rồi không khỏi nghi ngờ rằng giả dụ như có một Thượng Đế như vậy đi nữa thì các điều răn nầy, và tất cả mọi thứ khác trong Kinh Thánh, chỉ có thể là một sản phẩm của những nhóm dân du mục Trung Đông kém cỏi về kiến thức văn hóa và nhân cách chớ không thể nào đến từ Thượng Đế đó.

Hoặc rằng ngay cả Đấng Thượng Đế đó cũng chỉ là một sản phẩm tưởng tượng của nhóm người trên?