SỰ BÀNH TRƯỚNG ĐẠO HỒI
Trong lịch sử thế giới,
chưa từng có một tôn giáo nào bành trướng một
cách mạnh mẽ và nhanh chóng cho bằng đạo
Hồi. Từ một nhóm người du mục sống
trong một ốc đảo heo hút giữa sa mạc
Syro-Arabia đã mau chóng biến thành những con người
đầy quyền lực tung hoành từ Cận Đông
đến Âu Châu và từ Bắc Phi đến tận các
nước Châu Á:
- Chỉ trong vòng 10 năm
kể từ ngày giáo chủ Muhammad qua đời (632-642)
quân Hồi Giáo Ả Rập đã chiếm trọn bán
đảo Arabia (rộng gấp 8 lần Việt Nam),
chiếm Iraq, Syria, Palestine, Ai Cập và phía Tây nước
Iran.
- Trong 2 năm (648-649), quân
Hồi chiếm Carthage, Tunisia.
Một điều làm cho
cả thế giới kinh ngạc là lần đầu tiên
người Ả Rập chiếm một nước Âu
Châu, đó là Hy Lạp.
- Thừa thắng xông lên,
người Hồi Giáo Ả Rập mở cuộc
chiến tranh đánh Tây Ban Nha.
Sau 5 năm, người Hồi chiến thắng
đã chiếm trọn nước Âu Châu rộng lớn và
nổi tiếng sùng đạo Công Giáo nhất thời
bấy giờ.
- Năm 712, quân Hồi Giáo
chiếm trọn Iran (Ba Tư) và dùng nước này làm bàn
đạp tiến quân đánh chiếm các nước Trung
Á ở phía nam nước Nga, chiếm vùng Bắc Ấn
rộng lớn (nay là Pakistan và Afganistan) và xâm nhập phía Tây
Trung Quốc - Quân Hồi bị quân nhà Đường
chận lại tại sông Talas nên phải rút về Trung Á.
Sự xuất hiện và
bành trướng của đạo Hồi trong thế
kỷ 7 hung bạo dữ dội như cơn gió xoáy
(tornado) khiến cho cả thế giới phải kinh hoàng.
Chúng ta thử tìm hiểu
những nguyên nhân nào đã khiến cho đạo Hồi có
thể bành trướng với tốc độ vũ bão
như vậy. Các sử gia
đã phân tích 3 nguyên nhân sau đây:
Nguyên nhân 1: Qua
nhiều ngàn năm sống trên các cánh đồng cỏ
ở sa mạc Syro-Arabia, kiếp sống lang thang của
những người Ả Rập càng ngày càng trở nên khó
khăn vì đất đai ngày càng trở nên khô cằn.
Từ thế kỷ 6, bộ lạc Quraysh (tổ tiên
của Muhammad) có sáng kiến bỏ nghề du mục
để chuyển hẳn sang nghề thương
mại. Họ tổ chức các cuộc đi buôn
đường xa với những đoàn lữ hành (caravans)
gồm hàng trăm người và rất nhiều ngựa,
lạc đà để chở hàng hóa lương thực,
lều vải, vũ khí...
Dần dần, thị trường ngày càng
được mở rộng, nhu cầu thương
mại gia tăng, những đoàn lữ hành có thể gia
tăng lên tới nhiều ngàn người.
Do nhu cầu tự vệ,
mọi người trong đoàn lữ hành đều
phải học cưỡi ngựa, cưỡi lạc
đà, luyện tập sử dụng các thứ vũ khí
như gươm giáo cung tên, kể cả võ thuật và
chiến thuật quân sự. Ngoài ra, họ học nói
nhiều ngoại ngữ, học cả địa lý và
phong tục tập quán của các nước lân cận
để gia tăng khả năng giao dịch
thương mại. Trải qua nhiều thập niên,
những thương gia (traders) Ả Rập trở thành
những người đa tài, đa năng và đa
hiệu. Họ chẳng những là những thương
gia rành nghề mà còn là những quân nhân thiện chiến,
kỹ luật và còn là những người lãnh đạo
quần chúng.
Vào đầu thế
kỷ 7, Mecca là thủ phủ của những người
Quraysh đã trở nên một trung tâm thương mại
lớn nhất tại Trung Đông. Những người
Quraysh không còn có dáng dấp quê mùa nghèo khổ của thế
kỷ trước nữa trái lại họ đã trở
thành những người văn minh giàu có. Điều
đó làm cho nhiều bộ lạc Ả Rập khác
phải thèm muốn và cố gắng noi theo. Một trong
những bộ lạc nổi tiếng hung dữ là bộ
lạc Bedouins bắt chước bộ lạc Quraysh
đã bỏ nghề du mục và tham gia vào các đoàn caravans
của Mecca.
Vào giữa thế kỷ 7,
gặp cơ hội đạo Hồi phát triển, các
bộ lạc Ả Rập, nhất là Quraysh và Bedouin, đã
nô nức nhập cuộc dùng tôn giáo làm phương
tiện bành trướng lãnh thổ để thay
đổi môi trường sống tại bán đảo
Ả Rập quá cằn cỗi.
Nguyên nhân 2: Từ
thế kỷ 4 đến thế kỷ 7, toàn vùng Trung
Đông và Bắc Phi bị hai đế quốc Byzantine và
Sassanian thay phiên nhau thống trị. Đế quốc
Byzantine là hậu thân của đế quốc La Mã,
được Đại Đế Constantine thành lập
năm 330, đặt thủ phủ tại hải cảng
Byzantine của Hy Lạp. Từ đời Constantine
(thế kỷ 4) đến đời hoàng đế
cuối cùng của đế quốc Byzantine vào giữa
thế kỷ 15, tất cả đều là những hoàng
đế theo Ki Tô Giáo Đông Phương (Eastern Christian
Church) sau này trở thành Chính Thống Giáo. Đế
Quốc Sassanian là đế
quốc Ba Tư, tồn tại 427 năm (từ năm 224
đến 651). Các hoàng đế của đế quốc
Sassanian đều theo đạo Hỏa Giáo (Zoroastrianism).
Cả hai đế quốc nói trên đánh nhau liên miên
suốt 4 thế kỷ, đến đầu thế
kỷ 7 thì cả hai đế quốc này đều
bị kiệt quệ tạo nên một khoảng trống
quyền lực (a power vacuum) tại Trung Đông và Bắc
Phi. Do đó, những đoàn kỵ binh của Hồi Giáo
Ả Rập đã tiến vào lãnh thổ của cả hai
đế quốc này như tiến vào chỗ không
người.
Nguyên nhân 3: Giáo lý
đạo Hồi là sản phẩm của người
Ả Rập nên được người Ả Rập
đón nhận một cách dễ dàng và tự nhiên. Từ
thời xa xưa, người Ả Rập đã chấp
nhận niềm tin của Abraham, nghĩa là tin có Thiên Chúa
(tiếng Ả Rập gọi là Allah) tin có Thiên đàng,
Hỏa ngục, tin có các thiên thần v.v... Cho nên
người Ả Rập không coi Hồi Giáo như một
đạo ngoại lai mà là đạo cổ truyền của
dân tộc. Văn thơ trong kinh Koran đối với
người Ả Rập là những áng thơ văn
tuyệt tác. Mỗi khi họ đọc kinh Koran là một
dịp họ ngâm thơ, họ cảm thấy những
vần thơ đó rất hấp dẫn vì rất hợp
với khiếu thẩm mỹ văn chương của
họ. Ý niệm thánh chiến (Jihad) và ý niệm tử
đạo (martyrdom) hoàn toàn phù hợp với tâm lý vốn
hung bạo của người Ả Rập vì họ
rất quen thuộc với cuộc sống đầy
bất trắc tại sa mạc. Kinh Koran mô tả thiên
đàng rất hấp dẫn đối với các
chiến binh trẻ tuổi: Sau khi chết trận,
được coi như tử đạo, sẽ
được Chúa cho lên thiên đàng để
hưởng đủ lạc thú cho đến muôn
đời. Lạc thú độc đáo nhất mà chỉ
đạo Hồi mới có, đó là những người
chết trận hoặc tử đạo đều
được những cô gái trinh tuyệt đẹp
đón tiếp và phục vụ lạc thú tình dục cho
đến muôn đời vì mọi người ở thiên
đàng đều trẻ mãi không già! Niềm tin đặc
biệt này đã là một yếu tố tâm lý quan trọng
khiến cho những người lính Hồi Giáo trở
thành những chiến sĩ rất dũng cảm trong các
cuộc thánh chiến. Chỉ vì cuồng tín, những
đoàn quân Hồi Giáo đã lập nên những chiến
công oanh liệt như những kỳ tích vượt xa
sự dự tưởng của mọi người.
Những cuộc chiến
tranh mở rộng nước Chúa của Hồi Giáo
(Kingdom of Allah) từ ngày lập đạo tới nay có
thể được chia ra làm hai thời kỳ:
- Thời
kỳ I - từ thế kỷ 7 đến
thế kỷ 13: Đạo Hồi bành trướng và phát
triển tạo thành một số quốc gia theo
đạo Hồi, đứng đầu cộng
đồng Hồi Giáo là một vị vua được
gọi là Caliph, có nghĩa là "người kế vị
giáo chủ Muhammad về phương diện thế
quyền ". Xin ghi thêm ở đây là đạo Hồi
tin giáo chủ Muhammad là thiên sứ cuối cùng của Allah
cho nên không một ai có quyền tự xưng là kẻ
thừa kế của Ngài về phương diện
thần quyền.
- Thời
kỳ II - từ thế kỷ 13
đến thế kỷ 20: Do những biến cố
đặc biệt của thế giới đã đưa
đến sự hình thành ba
đế quốc Hồi Giáo. Trước hết là sự
xâm lăng của quân Mông Cổ chiếm các nước
Trung Đông và sau đó chiếm các nước Bắc
Ấn và nhiều nước Á Châu khác tạo thành một
đế quốc Mông Cổ rộng lớn. Từ
cuối thế kỷ 13, nhiều hoàng đế Mông Cổ
theo đạo Hồi đã tạo nên đế quốc
Hồi Giáo Mughul (do chữ Mongol mà ra). Trong thế kỷ 15,
tại Âu Châu, người Thổ Nhĩ Kỳ Hồi Giáo
chế ra thuốc súng và lập ra binh chủng pháo binh
đầu tiên trên thế giới. Dựa vào sức
mạnh quân sự, người Thổ Hồi Giáo xua quân
đánh chiếm nhiều nước trên cả 3 lục địa
Âu, Á, Phi và lập nên đế quốc Ottoman. Cuối cùng,
dân tộc Azerbaizan ở tây nam biển Caspian bỗng nhiên
trở nên hùng mạnh vào đầu thế kỷ 16,
cất quân đánh chiếm nhiều nước Âu Châu và
Trung Đông tạo thành đế quốc Safavids theo giáo
phái Shiite.
I.
THỜI KỲ CAI TRỊ CỦA CÁC CALIPHS
(The Caliphate
Rulers)
*Bốn người kế vị đầu
tiên của Muhammad (632-661):
Danh từ Hồi Giáo Ả
Rập gọi chung cả bốn vị thừa kế
đầu tiên của giáo chủ Muhammad là RASHIDUN - Họ
được coi là 4 trụ cột của Hồi Giáo
trong thời kỳ sơ khai. Họ đã lần
lượt thay thế nhau trong 29 năm kể từ khi
Muhammad qua đời, nhưng những việc làm của
họ đã có những ảnh hưởng hết sức
lớn lao cho sự tồn vong của đạo Hồi.
Bốn vị đó là : Abu Bakr, Umar Khattab, Uthman Affan và Ali
Talib.
1. Abu
Bakr (632-634). Sau khi
Muhammad qua đời, cộng đồng Hồi Giáo non
trẻ lâm vào tình trạng hỗn loạn vì không có lãnh
đạo. Không một ai được đa số tín
đồ Hồi Giáo tín nhiệm bầu lên làm nguời
kế vị Muhammad. Trước tình thế bế tắc
đó, Abu Bakr tự động đứng lên dành quyền
lãnh đạo. Ông là một thương gia giàu có và có uy tín
bậc nhất ở Mecca. Ông đã nghiêm khắc ra 2
lệnh cấm khẩn cấp để bảo vệ
đạo Hồi và cộng đồng Hồi Giáo:
- Tuyệt đối
cấm không một tín đồ nào được rời
bỏ cộng đồng Hồi Giáo (Islamic confederacy)
- Không một ai
được tự xưng là tiên tri vì Muhammad là vị
tiên tri cuối cùng của Thiên Chúa trên thế gian này.
Abu Bakr đã mau chóng phá tan
các âm mưu chia rẽ cộng đồng Hồi Giáo và
chỉ sau 2 năm, toàn bán đảo Ả Rập đã
theo đạo Hồi. Bán đảo Ả Rập rất
rộng lớn, (gấp 8 lần diện tích Việt Nam)
hiện được chia thành nhiều quốc gia
độc lập: Saudi Arabia,
Yemen, Quatar, Omar và Emerite.
2. Umar Khattab (634-644). Sau khi Abu Bakr qua đời, Umar
được bầu làm người kế vị (Caliph)
cai quản cả một cộng đồng Hồi Giáo
rộng lớn trên toàn bán đảo Ả Rập.
Umar
là một thiên tài quân sự kiệt xuất trong lịch
sử Hồi Giáo. Ông đã ban hành trên toàn lãnh thổ Ả
Rập những biện pháp sau đây:
- Để bảo toàn
lực lượng Hồi Giáo, các bộ lạc trong
Cộng đồng đạo Hồi tuyệt đối
không được đánh nhau.
- Mọi người nam
giới trong các bộ lạc trên lãnh thổ bán đảo
Ả Rập đều là các binh sĩ, tất cả
đều được huấn luyện quân sự và
được sắp xếp thành các đơn vị quân
đội. Umar tự xưng là "Tư lệnh của
các tín đồ" (The commander of the faithful). Sau hai năm
huấn luyện các binh sĩ và trang bị vũ khí
đầy đủ, Umar bắt đầu mở mang
nước Chúa bằng sức mạnh quân sự:
* Năm 636, Umar đích thân
chỉ huy quân Hồi Giáo chiếm Iraq và Syria.
* Năm 637, Umar chiếm
toàn lãnh thổ của đế quốc Sassanian (Ba Tư) và chiếm thành
phố lớn nhất của đế quốc Byzantine là
Anatolia.
* Năm 638, Umar xua quân
chiếm Palestine và thánh địa Jerusalem.
* Năm 641, Umar chiếm
toàn bộ các nước Bắc Phi gồm Ai Cập,
Algeria, Tunisa và Maroc.
Một điều đáng
chú ý là những đoàn quân Hồi Giáo đã tiến
chiếm những vùng đất xa xôi thuộc nhiều
hướng khác nhau nhưng vị chỉ huy tối cao là
Umar vẫn đặt bản doanh ở Medina, một
ốc đảo trong sa mạc Syro - Arabia. Ông chỉ huy các
đoàn quân Hồi Giáo trên những sa bàn và những bản
đồ tại văn phòng của ông. Dưới sự
lãnh đạo kiệt xuất của Umar trong 10 năm,
Hồi Giáo từ một giáo phái nhỏ ở sa mạc
đã biến thành một đế quốc rộng lớn.
Các tín đồ Hồi Giáo cho đó là một phép lạ
của Allah, trong khi Âu Châu bắt đầu cảm
thấy e ngại trước sự lớn mạnh
của một tôn giáo mới.
Họ gọi đạo
Hồi là "đức tin của bạo lực" (A
violent faith) hoặc là một "tôn giáo quân phiệt" (a
militaristic religion). Vào một ngày định mệnh trong
tháng 11 năm 644, trong khi Umar đang cầu nguyện trong
đền thờ tại Medina thì bị một tù binh
người Ba Tư đâm chết.
3. Uthman (644-656). Uthman
là cánh tay mặt và phục vụ dưới trướng
của Umar 10 năm. Uthman đã học hỏi được
nhiều kinh nghiệm về tài thao lược quân sự
của người tiền nhiệm. Vào lúc nầy, Hồi
Giáo là một quyền lực quân sự lớn ở trong
vùng vì họ đã tịch thu được rất
nhiều chiến lợi phẩm quân sự và tích lũy
được rất nhiều tài nguyên kinh tế dự
trữ tại các vùng chiếm đóng. Dưới sự
lãnh đạo tài ba của Uthman trong 12 năm, quân Hồi
đã lập nên nhiều kỳ tích chưa từng
thấy:
- Trước hết, quân Hồi
chiếm Hy Lạp và nhiều nước phía đông
Địa Trung Hải.
- Mấy năm sau, một
cánh quân tiến về phía Tây chiếm Libya.
- Một cánh quân khác
tiến về phía đông chiếm nước Âu Châu Armenia,
tiến vào miền Caucase của Nga. Trong khi đó một
cánh quân khác tràn xuống phía nam đánh chiếm Bắc
Ấn Độ (tức Afganistan và Pakistan ngày nay).
Tới lúc này, Hồi Giáo
đã thành một đế quốc mênh mông kéo dài từ Âu
sang Á tới Bắc Phi. Những quân lính Ả Rập
Hồi Giáo hầu hết đều đã xa nhà trên 10
năm, phần đông đều cảm thấy chán
nản. Nhiều tướng lãnh Hồi Giáo xa chủ
tướng đã quá lâu nên cũng mất đi tình thân ban
đầu.
Năm 656, một nhóm
tướng và binh sĩ bất mãn đã bất thần
trở về Medina vây bắt và giết chết Uthman
tại chỗ. Nhóm này đưa Ali Talib lên làm vị Caliph
thứ tư của Hồi Giáo.
4.
Ali Talib (656-662). Vụ sát hại Uthman để
đưa Ali lên thay là một biến cố vô cùng tai
hại cho Hồi Giáo trong suốt nhiều thế kỷ
qua và có thể còn kéo dài mãi mãi về sau. Ali là em họ và
đồng thời là con rễ của Muhammad. Khi vừa
được bầu lên làm Caliph, Ali đã gặp phải
sự chống đối của Muawiyah là người nhà
của Uthman. Muawiyah lúc đó là quan toàn quyền Hồi Giáo
cai trị Syria lên tiếng chỉ trích Ali đã không
trừng phạt kẻ sát hại Uthman. Ali mang quân
đến đánh Muawiyah nhưng hai bên đánh nhau khá lâu
không phân thắng bại nên phải ngưng chiến.
Năm 662, Ali bị ám sát chết. Muawiyah tự cho mình là
người đang nắm quyền lực quân sự mạnh
nhất nên tự xưng là Caliph lãnh đạo cộng
đồng Hồi Giáo. Y tự ý dời thủ đô
Hồi Giáo từ Medina về Damacus lúc đó là thủ
đô của Syria. Muawiyah mở đầu cho một
triều đại Hồi Giáo kéo dài tới 6 thế
kỷ. Đó là triều đại Umayyad (Umayyad Dynasty)
gồm những vị vua cai trị các nước Hồi
Giáo, tất cả đều tự xưng là Caliph
(661-1250). Do đó, tất cả các vua Hồi Giáo thuộc
triều đại Umayyad đều được
gọi chung là "Caliphate Rulers", có nghĩa là các nhà lãnh
đạo cộng đồng với tư cách là
người kế vị Muhammad.
Riêng cá nhân Muawiyah cai trị
toàn bộ cộng đồng Hồi Giáo rộng lớn
trong 19 năm. Ông biến những người theo ông thành
một giai cấp quí tộc mới, nói đúng hơn là
một giai cấp thống trị (a ruling class). Chủ
thuyết của Muawiyah là cai trị dân bằng sức
mạnh quân sự (military aristocracy). Muawiyah chết vì
bệnh năm 680.
Trong thời gian đó,
những người Hồi Giáo thân Ali đã lập ra
một giáo phái mới là giáo phái Shiite. Số tín đồ
Hồi Giáo còn lại được gọi chung là Sunni, có
nghĩa là Đa số. Năm 680, vua Yazid (con của Muawiyah)
đến Medina chặn bắt con trai của Ali là Husayn và
giết nhiều người thuộc giáo phái Shiite. Năm
sau (681), Yazid mang quân trở lại Medina (nơi ở
cuối cùng của Muhammad) tàn phá và dìm thành phố thánh
địa này trong biển máu. Để trả thù, giáo phái
Shiite mang quân chiếm thánh địa Mecca và tàn phá nặng
nề thành phố này. Từ đó đến nay, trải
qua trên 13 thế kỷ, hai giáo phái Sunni và Shiite thường
xuyên xung đột nhau nhiều trận đẫm máu.
Số người tử trận cả hai bên có thể lên
tới nhiều chục triệu người. Đây là
một thảm họa lớn nhất trong lịch sử
thế giới Hồi Giáo.
II. THỜI KỲ CỦA NHỮNG ĐẾ
QUỐC HỒI GIÁO - TỪ THẾ KỶ 13 ĐẾN
THẾ KỶ 20.
1.
Đế Quốc Mughul - Mughul là tiếng phiên âm
Ả Rập để gọi người Mông Cổ
(Mongol). Người sáng lập đế quốc Mông
Cổ là Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan 1162-1227). Thoạt đầu ông thống
nhất các bộ lạc du mục Mông Cổ vốn có tài
cưỡi ngựa và bắn cung. Sau đó ông huấn
luyện và tổ chức họ thành quân ngũ và biến
họ thành những đoàn kỵ binh bách chiến bách
thắng. Với đoàn quân hùng mạnh này, Thành Cát Tư
Hãn đã lần lượt đánh chiếm nhiều
nước từ Á sang Âu tới tận Trung Đông và Phi
Châu. Luật tác chiến rất nổi tiếng của
Thành Cát Tư Hãn là : Hễ tới nơi nào ngoan ngoãn
đầu hàng thì tha, bất cứ một thành phố hay
làng mạc nào chống cự đều bị phá bình
địa và tất cả mọi người dân không
kể già trẻ lớn bé đều phải chết!
- Năm 1219, quân Mông Cổ của Thành
Cát Tư Hãn đánh chiếm Thổ Nhĩ Kỳ. Vua
Thổ cùng đoàn tùy tùng bỏ chạy bị quân Mông
Cổ truy kích qua Iran tới tận Azerbaizan thì bị
bắt. Quân Mông Cổ tới đâu đều để
lại phía sau sự đổ nát hoang tàn.
- Năm 1231, hàng loạt các thành phố
nổi tiếng của Hồi Giáo như Baghdad, Bukhara,
Damacus... đều bị đốt phá bình địa
với những xác chết la liệt trên đường
phố. Dân chúng sợ hãi lũ lượt kéo nhau chạy
qua các nước lân cận.
- Năm 1255, Mông Cổ hoàn thành một
đế quốc rộng lớn bao la bao gồm Trung
Quốc, Cao Ly, Ngoại Mông, hàng chục nước Trung Á
và Bắc Ấn Độ, Syria, Palestine, Thổ Nhĩ
Kỳ.
Nhưng một biến cố quan
trọng đã xảy ra cho cả Hồi Giáo lẫn Mông
Cổ, đó là vào năm 1295, hoàng đế Mông Cổ
Ghazan Khan theo đạo Hồi thuộc giáo phái Sunni. Từ
đó về sau, các hoàng đế Mông Cổ đều theo
đạo Hồi. Càng về sau, các quan và cả triều
đình Mông Cổ trong đế quốc đều thành
những tín đồ Hồi Giáo thành tín. Các học sĩ
Hồi Giáo Ả Rập (Ulama) được trọng
dụng, nhất là trong việc soạn thảo các bộ
luật hình sự và dân sự phỏng theo luật Hồi
Giáo Sharia.
Hoàng đế Mông Cổ Timur Lenk
đóng đô tại Thổ Nhĩ Kỳ xua quân đánh
chiếm Iran năm 1387, chiếm hải cảng Golden Horde
của Nga năm 1395, chiếm Ấn Độ năm 1398, tàn phá thủ đô
New Delhi và giết hàng chục ngàn tù binh Hindu tại đây.
Năm 1400,Timur chiếm hai nước Iran và Iraq. Tại
đây, Timur ra lệnh tàn sát hàng triệu người
thuộc giáo phái Shiite. Vì quá say máu chiến thắng, năm
1404, Timur kéo quân ngược về phía Trung Á rồi
vượt biên giới tiến đánh vào phía Tây Trung
Quốc. Cuộc chiến kéo dài qua năm sau, Trung Quốc
phản công giết quân Mông Cổ rất nhiều và
bản thân Timur cũng bị tử trận trong năm
1405.
Những hoàng đế Mông Cổ
kế tiếp chú trọng việc mở rộng
đế quốc ở Châu Á:
- Năm 1478, đế quốc Mughul
chiếm Indonesia và biến nước này thành nước
Hồi Giáo. Ngày nay, Indonesia là một nước đông dân
nhất của thế giới đạo Hồi với
trên 200 triệu dân.
- Từ 1520 đến 1837, đế
quốc Mughul cai trị toàn Ấn Độ. (Ấn Độ
mang tên Mughul Empire of India). Hoàng đế Mông Cổ đóng
đô tại New Delhi. Năm 1643, hoàng đế Mông Cổ
cho xây ngôi mộ của hoàng hậu ở ngoại ô New Delhi
rất nổi tiếng, đó là ngôi mộ Taj Mahal..
- Năm 1747, đế quốc Mughul
chiếm Afganistan và cai trị nước này 100 năm.
Năm
1831, người Anh chiếm Ấn Độ và chấm
dứt đế quốc Mughul trên lục địa Châu Á.
2. Đế
quốc Ottoman (1289-1924)
Danh từ Ottoman xuất phát từ tên
của một bộ lạc du mục là OSMAN ở phía tây
Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ lạc này bắt đầu
khởi binh từ năm 1280. Chỉ trong 9 năm, họ
chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn gồm có Tây
Nam Á Châu, Đông Nam Âu Châu và Đông Bắc Phi Châu. Họ
gọi đế quốc của họ là OTTOMAN. Những
người lãnh đạo đế quốc này
đều theo đạo Hồi thuộc giáo phái Sunni.
Họ chẳng những nổi tiếng về tài năng
thao lược quân sự mà còn nổi tiếng về
khả năng chính trị rất khéo léo của họ.
Nhờ vậy, đế quốc Ottoman đã tồn
tại qua 7 thế kỷ.
- Năm 1389, quân Ottoman chiếm Albania và
Kosovo, biến vùng này thành những nước theo Hồi
Giáo.
- Năm 1444, quân Ottoman đánh tan
Thập Tự Quân của giáo hoàng La Mã tại Bulgaria.
- Tháng 4.1453, quân Hồi Giáo Ottoman xóa
sổ đế quốc Byzantine, tức đế quốc
Ki Tô Giáo Đông Phương và chiếm thủ đô
của đế quốc này là thành phố Constantinople.
Điểm son của Ottoman là sau khi chiếm Constantinople và
nhiều lãnh thổ của Byzantine, Ottoman công bố chính
sách khoan dung tôn giáo đối với Do Thái Giáo và Ki Tô Giáo.
Nhờ vậy, trong nhiều thế kỷ sau, Ottoman đã
mở rộng thương mại với các nước Âu
Châu Ki Tô Giáo và trong lãnh thổ đế quốc không có
một cuộc nổi loạn nào. Tuy nhiên, đối
với giáo phái Shiite, Ottoman có một chính sách quyết liệt không khoan
nhượng.
- Năm 1467, Ottoman công bố thánh
chiến với giáo phái Shiite, các tín đồ Shiite trong
đế quốc bị lùng giết.
- Từ 1467 đến 1520, quân Ottoman
tiến chiếm Syria, Ai Cập, Bắc Phi và toàn bán
đảo Arabia.
- Từ 1520 đến 1534, quân Ottoman
chiếm Nam Tư và một phần Âu Châu tới thủ
đô Vienne của Áo.
- Năm 1606, Ottoman chiếm Romania,
Hungaria, Ba Lan và Tiệp Khắc. Tới lúc này, đế
quốc Ottoman trở thành siêu cường quốc tế
(World Power).
Từ đầu thế kỷ 19, các
cường quốc Âu Châu (Anh, Pháp, Đức) bắt
đầu xâm chiếm các phần đất của Ottoman
và dồn đế quốc này vào chỗ suy tàn.
3. Đế
quốc Safavids của giáo phái Shiite (1501-1779)
Thoạt
đầu Safavids là một nhánh của giáo phái Shiite
xuất phát tại nước Azerbaizan ở tây nam biển
Caspian.
Năm 1501, lãnh tụ của giáo phái
Safavids là Esmail khởi binh chiếm luôn cả nước
Azerbaizan. Esmail tự xưng là "Vua Hồi Giáo"
(Sha/Sultan) và ra lệnh cho toàn dân phải theo đạo
Hồi (giáo phái Shiite). Ít lâu sau, Esmail xua quân đánh chiếm
các nước lân cận theo Chính Thống Giáo là Armenia,
Georgia và vùng núi Caucase của Nga. Trong thời gian chiếm
đóng, quân Hồi Safavids đã giết hại rất
nhiều người Chính Thống Giáo. Riêng tại Armenia,
số tín đồ Chính Thống Giáo bị giết lên
tới một triệu người. Sau đó quân Safavids
chuyển qua phía đông tấn công thành phố Anatolia
để dằn mặt đế quốc Ottoman theo giáo
phái Sunni. Trong khi đó, một nhóm khác thuộc giáo phái Shiite
ở Ba Tư nỗi lên cướp chính quyền của
giáo phái Sunni. Nhóm nổi loạn ra lệnh cho cả
nước Ba Tư phải
theo Shiite, ai bất tuân lệnh đều bị giết. Tất
cả các học sĩ (Ulamas) lãnh đạo giáo phái Sunni
đều bị chém đầu, không sót một ai. Kể
từ đó, nước Ba Tư (Iran) trở thành một
quốc gia toàn tòng theo giáo phái Shiite. Các vua Hồi Giáo Ba
Tư được gọi là SHA, vừa là vua vừa là
giáo chủ, phần đông đều cực đoan và hung
dữ.
Phần đông các học sĩ Hồi
Giáo Ba Tư đều theo môn phái triết học thần
bí (mystical philosophy) tóm tắt như sau: "Chính trị và
tôn giáo là một, không thể tách rời. Mọi cải cách
xã hội không thể vượt quá tư tưởng tôn
giáo".
Với bản chất cuồng tín
cực đoan cố hữu của giáo phái Shiite, nay
lại có thêm chủ thuyết thần bí của các Mullahs
(học sĩ) giáo phái Shiite càng ngày càng trở nên cực
đoan nguy hiểm. Họ luôn luôn có thái độ bất
khoan dung với các tôn giáo khác, nhất là đối với
giáo phái Hồi Giáo Sunni, chiếm 80% dân số đạo
Hồi.
*
* *
Như đã trình bày trên
đây, từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 20,
trong thế giới Hồi Giáo đã xuất hiện ba
đế quốc riêng biệt và luôn tranh chấp với
nhau. Cả ba đế quốc Hồi Giáo đã
được thành lập và suy tàn vào những thời
điểm khác nhau:
- Đế quốc Mughul
thành lập đầu thế kỷ 13, suy tàn cuối
thế kỷ 19.
- Đế quốc Ottoman
thành lập cuối thế kỷ 13, suy tàn đầu
thế kỷ 20.
- Đế quốc Safavids
thành lập đầu thế kỷ 16, suy tàn trong thế
kỷ 18.
Như vậy, hai
đế quốc Hồi Giáo lớn mạnh nhất là
Ottoman và Mughul đã cùng tồn tại song hành và chia nhau
thống trị thế giới Hồi Giáo bao la trong 7 thế
kỷ. Ít nhất là trong 200 năm, từ thế kỷ 16
đến thế kỷ 18, cả ba đế quốc
Mughul, Ottoman và Safavids cùng tồn tại trong thế giới
đạo Hồi (The Islamic World).
Từ thế kỷ 18
trở đi, các nước Âu Châu trở nên hùng
cường mọi mặt đã đẩy lùi các
đế quốc Hồi Giáo đến chỗ suy tàn. Khởi
đầu là nước Nga đánh tan quân Ottoman ở vùng
Biển Đen năm 1774, chiếm lại Armenia và vùng núi
Caucase. Năm 1792, Nga chiếm Georgia và Romania từ tay
Ottoman.
Đầu thế kỷ
19, Nga chiếm toàn bộ miền Trung Á gồm nhiều
nước theo đạo Hồi thuộc đế
quốc Mughul.
(Sau Cuộc Cách Mạng
Tháng Mười Nga năm 1917, các nước Hồi Giáo
Trung Á đều biến thành các tiểu bang thuộc Liên
Bang Xô Viết).
- Cũng trong đầu
thế kỷ 19, Hòa Lan chiếm Indonesia và Mã Lai. Anh chiếm
Ấn Độ bao gồm cả một tiểu lục
địa (sau 1947, Ấn Độ bị chia thành
nhiều nước: Pakistan, Bangladesh, Tích Lan và Ấn
Độ).
- Cuối thế kỷ 19,
Anh chiếm Ai Cập và Sudan. Pháp chiếm Algeria, Tunisia và
Maroc.
- Đầu thế kỷ
20, Ý chiếm Lybia. Anh và Pháp chiếm Palestine, Jordan, Iraq, Syria
và Liban.
Tóm lại, từ đầu
thế kỷ 20, chỉ ngoại trừ một
nước duy nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, còn lại
toàn bộ thế giới Hồi Giáo đều trở
thành những thuộc địa của chủ nghĩa
thực dân Âu Châu.
Lịch sử bành
trướng và phát triển của đạo Hồi luôn
luôn gắn liền với chiến tranh và bạo lực.
Vì thế đạo Hồi nổi tiếng là "tôn giáo
của lưỡi gươm" (Religion of Sword) hoặc
"tôn giáo quân phiệt" (Militaristic Religion). Kinh Thánh Koran
của Hồi Giáo được gọi là "Cuốn
sách của tử thần" (The Book of Death) và đức
tin Hồi Giáo là: "đức tin hung bạo" (a violent
faith). Trong hơn một thế kỷ qua, thế giới
Hồi Giáo đã bị Tây Phuơng dồn vào thế suy
kiệt mọi mặt. Họ không còn con đường
nào khác hơn là thực hiện chủ nghĩa khủng
bố. Về hình thức thì ngày nay chiến tranh có khác
với ngày xưa, nhưng về thực chất thì chủ
nghĩa khủng bố cũng là một hình thái của
chiến tranh và bạo lực. Chỉ khác một
điều: chủ nghĩa khủng bố là hình thái
chiến tranh của những kẻ đã bị dồn vào
thế yếu nhưng buộc phải chiến đấu
với kẻ thù lớn mạnh hơn mình để
tồn tại.
Nhìn về tương lai,
chúng ta khó đoán được cuộc chiến tranh
khủng bố sẽ đưa nhân loại đi về
đâu, nhưng nhìn về quá khứ chúng ta phải công
nhận sức mạnh của Hồi Giáo đã tạo nên
nhiều thành tích quan trọng:
- Trong thế kỷ 7,
Hồi Giáo Ả Rập tiêu diệt đế quốc
Sassanian đã từng làm mưa làm gió ở Trung Đông trong
10 thế kỷ trước đó.
- Trong thế kỷ 15,
Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt đế
quốc Ki Tô Giáo Byzantine (hậu thân của đế
quốc La Mã) chặn đứng sự bành trướng của
Ki Tô Giáo xuống bán đảo Ả Rập và Trung Đông.
- Nói chung, sự xuất
hiện và phát triển lớn mạnh của đạo
Hồi đã tạo nên một đối trọng ngang
ngửa với Ki Tô Giáo và tựu trung Hồi Giáo đã phá
tan tham vọng bá chủ toàn cầu của đế
quốc Vatican.