NHỮNG CHUYỆN BÍ MẬT Ở NÚI SỌ
(The Secrets of Golgotha)
Tiếng Do Thái "Golgotha" có
nghĩa là Sọ Người (Skull). Tại
vùng ngoại ô phía tây bắc Jerusalem có một ngọn đồi
cao 11 mét, trông xa giống như cái sọ người nên
từ xa xưa người Do Thái đã đặt tên cho nó
là "Đồi Sọ" (Golgotha Hill). Nhưng từ khi
đế quốc La Mã thống trị chọn ngọn đồi
này làm nơi hành hình các tử tội, phần đa số
là những người yêu nước chống đế
quốc, nên dân thành Jerusalem gọi ngọn đồi
ấy là Núi Sọ Người (Mount of Golgotha).
Chính tại nơi đây, Jesus và hai người
khác đã bị lính La Mã xử tử bằng cách đóng đinh
vào thập giá. Ngọn đồi Golgotha đã trở thành thánh địa
trong trái tim của các tín đồ Kitô
Giáo trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, họ chỉ biết chuyện Chúa chết theo sự mô tả với đầy dẫy
những điều xuyên tạc bóp méo lịch sử
của những kẻ chủ mưu lập đạo Ki
Tô qua các sách phúc âm mà thôi. Còn chuyện gì thật sự đã xảy ra cho
Chúa, chúng ta cần phải đợi sự xác minh của
các sử liệu và các bằng chứng có giá trị khách
quan sau khi đã được kiểm chứng bởi các
chuyên gia khả tín của các ngành khoa học hiện đại.
Năm 1994, hai học gia Đức là
Holger Kersten và Elma R. Gruber đã cho xuất bản tác
phẩm để đời : The Jesus Conspiracy - The Turin
Shroud & The Truth about the Resurrection (337 trang, Element Co. Hoa
Kỳ in lại hai lần trong cùng năm 1994), làm chấn động
dư luận quốc tế. Đề
tựa của cuốn sách khá dài vì nó đề cập
tới bốn vấn đề chủ yếu của
nội dung sách này:
1. Tất cả những câu chuyện
của Thánh kinh nói về cái chết của Jesus để
"chuộc tội cứu thế" chỉ là một Âm
Mưu Xảo Trá của Jesus (The Jesus Conspiracy).
2. Tất cả các thánh tích (relics) mà
Vatican nói là đồ thật hầu rao bán từ xưa đến
nay để hốt bạc, thực sự tất cả
chỉ là đồ giả, không có một cái nào là thật
cả.Trái lại,
thánh tích có một không hai của toàn bộ
hệ thống Ki Tô Giáo là tấm khăn liệm xác Jesus
hiện lưu trữ tại nhà thờ lớn thành phố
Turin (Ý) là di vật duy nhất thật của chính Jesus ( The Turin Shroud).
3. Cuộc
giảo nghịệm của giới khoa học quốc
tế vào tháng 10 - 1978 tại Turin đã
xác nhận tấm vải liệm ở Turin là
thật. Những chứng tích của sự
thật còn in dấu vết trên tấm vải liệm đó
đã tố cáo âm mưu bịp bợm của những
kẻ lập đạo Ki Tô.
Các nhà khoa học đã chứng minh: khi "được
liệm xác" Jesus vẫn còn sống chứ không chết.
Jesus đã thoát chết là nhờ có rất nhiều tín đồ
tay trong bí mật cứu giúp từ trước
đến sau vụ đóng đinh. Thậm chí viên sĩ
quan La Mã, trưởng toán hành hình Jesus, cũng là một tín đồ
bí mật nên y đã không đập gẫy chân Jesus. Sau đó,
Jesus đã được các tu sĩ đồng đạo
thuộc giáo phái Essenes của giáo chủ Jean Baptist (sư
phụ của Jesus) dùng khối lượng 100 pounds dược
thảo để cứu sống Jesus thành công. Vậy Jesus đã chẳng
những "không chết để chuộc tội thiên
hạ" và cũng chẳng bao giờ là "Đấng
từ kẻ chết sống lại hiển vinh". Ngài
thực sự chỉ là "Đấng Đại Bịp
Quốc Tế"đáng nguyền rủa chứ không
thể tôn thờ !
Di vật thứ thiệt của Jesus là
tấm vải liệm ở Turin và
kết quả giảo nghịêm quốc tế tháng 10 - 1978
là hố chôn toàn hệ thống Ki Tô Giáo
(gồm Công Giáo La Mã, Chính Thống Giáo, Anh Giáo và tất
cả các giáo phái Tin Lành). Đó cũng là
tất cả sự thật về cái gọi là sự
Phục Sinh của Chúa Kitô (The Truth of the Resurrection of Christ).
4. Vì thấy kết quả cuộc
giảo nghiệm quốc tế gây nguy hại cho sự
tồn vong của Công Giáo La Mã nên Tòa thánh Vatican đã đơn
phương ngụy tạo một cuộc giảo nghiệm
khác bằng thử nghiệm radiocarbon tests nhằm đánh
lạc sự chú ý của thế giới về những
kết quả xác đáng của giới khoa học
quốc tế đã được công bố trước
đây về những bí mật của Tấm Vải
Liệm xác Jesus hiện lưu trữ tại Turin.
Nguyên bản tác phẩm này được
viết bằng tiếng Đức và được chính
các tác giả chuyển ngữ sang tiếng Anh vì cả hai đều
tốt nghiệp Đại Học ở Đức và Hoa
Kỳ. Nguyên bản Đức
Ngữ đã được dịch sang nhiều thứ
tiếng, riêng bản Anh ngữ của hai tác giả này đã
được dịch ra 7 thứ tiếng khác cũng trong
năm 1994. Từ
đó đến nay, có thể tác phẩm này đã được
tái bản và dịch thêm ra nhiều ngoại ngữ khác
nữa.
Sau trên 10 năm nghiên cứu lịch
sử và tiếp xúc với rất nhiều nhà khoa học đã
từng tham dự vào các cuộc điều tra khoa học
và giảo nghiệm liên quan đến các chứng tích
lịch sử Kitô Giáo, các tác giả mới có đủ các
dữ kiện hoàn thành tác phẩm độc đáo này. Bài viết của
Elma. R. Gruber trong tác phẩm The Jesus Conspiracy mang tựa
đề "Những chuyện bí mật ở Núi Sọ
Người" (The Secrets of Golgotha) đã
tố cáo trước dư luận quốc tế rất
nhiều bằng cớ về những âm mưu bí hiểm chung quanh cái chết của Jesus như sau:
Khoảng cuối thập niên 20 đầu
Công nguyên, Jesus 33 tuổi, nguyên là thợ mộc ở
Galilee, đã bị quan toàn quyền La Mã Pilate kết án
tử hình về một tội phạm chính trị: "Âm mưu gây bạo loạn
chống chính quyền". (Ghi chú: Tên thật của Pilate theo tiếng La Tinh là PONTIUS PILATUS). Nguyên
nhân vì trong dịp cả nước Do Thái kỷ niệm đại
lễ Vượt Qua (Passover) dân chúng tứ phương đổ
về Jerusalem rất đông.
Để đề phòng một cuộc bạo loạn
chính trị có thể xảy ra trong dịp có quá đông dân
chúng hỗn tạp tập trung tại Jerusalem, quan toàn quyên
Pilate đã điều động nhiều đơn
vị quân đội từ nhiều nơi về bố
trí tăng cường bảo vệ an ninh cho thủ đô
Do Thái trong dịp đại lễ này.Việc du kích và nhân
dân Do Thái lợi dụng cơ hội này nổi loạn
chống chính quyền là điều rất dễ xảy
ra trong hoàn cảnh tình thế rất hỗn tạp này.
Chính vì chuẩn bị đối phó với mọi bất
trắc có thể xảy ra nên Pilate đã điều động
nhiều đơn vị quân đội từ nhiều nơi
về Jerusalem để
tăng cường bảo vệ an ninh.
Cũng trong dịp đại lễ
Passover này, Jesus đã ngang nhiên phá rối trật tự an ninh tại trung tâm của buổi lễ là
Đền Thánh Jerusalem của
giáo phái thù địch là Phrisees. Bởi lẽ Jesus là đệ
tử của Jean Baptist, giáo chủ giáo phái Essenes, vốn
rất căm ghét giáo phái Pharisees từ lâu nên đã nhân
dịp này xâm nhập Đền Thánh la lối phá phách, đánh
đuổi những người bán lễ vật cho khách
hành hương tham quan Đền Thánh hoặc đổi
tiền cho những khách ngoại quốc về dự
lễ.
Trong tác phẩm "The Historical
Jesus", linh mục John Dominic Crossan đã viết
: " Những gì đã xảy ra cho Jesus cũng là
những điều đã xảy ra trước đó cho
John. Đó là hình phạt tử hình mang tính
chất chính trị và tôn giáo. Chỉ một hành vi phá phách Đền Thánh như vậy,
nhất là trong dịp đại lễ quốc khánh trong
tình hình dễ xảy ra bạo loạn này, đã hoan toàn
hội đủ yếu tố đưa đến hình
phạt bị đóng đinh trên thập giá vì lý do hỗn
hợp tôn giáo chính trị. (What would happen to Jesus was probably as
predictable as what had happened already to John. It seems clear that Jesus
confronted with The Temple 's rich magnificence . Such an act, if performed in the
volatile atmosphere of Passover, a feast that celebrated Jewish liberation from
inaugural imperial oppression, would have been quite enough to entail
crucification by religiopolitical agreement.
- The Historical Jesus, p. XII)
Toán lính La Mã thi hành bản án tử hình
Jesus, do Đại Úy Longinus cầm đầu, đã
dẫn Jesus lên đồi Golgotha xử tử bằng cách đóng
đinh Jesus vào thập giá cùng với hai tử tội
khác. Lúc đó là
buổi chiều ngày thứ sáu. Ngày hôm sau là ngày Đại Lễ
Vượt Qua (Passover) kỷ niệm
Thánh Moses đã dẫn dân tộc Do Thái vượt qua
Hồng Hải trốn thoát ách nô lệ Ai Cập trong
nhiều thế kỷ trước. Lễ này luôn luôn
nhằm vào ngày rằm vì người Do Thái thời đó
xử dụng Âm Lịch. Kỳ lễ năm ấy lại trùng vào ngày
thứ bảy (Sabbath).
Theo tục lệ Do Thái thì mọi tử tội đều
phải được chôn cất trước ngày
Sabbath. Đạo Do Thái là đạo
của Luật (The Religion of Law) vì thế, nói đến
luật, mọi người sẽ hiểu là luật
của đạo Do Thái.
Luật đạo Do Thái dạy
rằng: "Không được để ánh sáng mặt
trời chiếu trên xác tử tội vào ngày Sabbath". Do đó
thân xác của tử tội Jesus sẽ được tháo
xuống trong buổi chiều trước ngày Sabbath theo đúng với luật lệ tôn giáo
của Do Thái.
Jesus có hai người bạn thân là
Joseph Arimathea và Nicodemus, cả hai đều rất giàu và có
quyền thế vì họ đều có chân trong Hội Đồng
Tối Cao Do Thái (Sanherin).
Hội đồng này có 70 nghị viên là đại
diện cho đạo Do Thái, đồng thời cũng là
cơ quan chính quyền bản xứ do La Mã lập ra để
phụ trách trông coi việc thi hành các luật pháp và tục
lệ của xứ thuộc địa này.
Joseph và Nicodemus, với tư cách là
những nghị viên Viện Sanherin Do Thái đã có dịp
tiếp xúc và quen thân với Pilate.
Do đó, cả hai người được
biết chính quyền La Mã đã quyết định tìm
bắt và xử tử Jesus vì lý do những hoạt động
gây bạo loạn vừa xúc phạm Đạo Do Thái
vừa gây nguy hại đến an ninh và công cuộc
trị an của La Mã.
Mặc dầu đã biết trước
mọi việc sẽ xảy ra cho Jesus nhưng Joseph và
Nicodemus tự biết không thể cứu Jesus thoát khỏi
án tử hình, do đó Joseph và Nicodemus tìm cách hối lộ và
thuyết phục Pilate cho phép họ được tháo xác
Jesus xuống khỏi thập giá càng sớm càng tốt để
kịp thời cứu sống ngài.
Đây là
một biệt lệ vì luật pháp La Mã tuyệt đối
cấm thân nhân mang xác tử
tội về nhà chôn, các xác tử tội đều
bị vứt vào hang hoặc bãi hoang cho kên kên, thú dữ
hoặc chó hoang ăn thịt.
May mắn thay, đề nghị của Joseph và
Nicodemus đã được Pilate chấp thuận. Joseph liền bỏ tiền mua
một khu vườn có cây cối rập rạp nằm
sát chân đồi GolGotha và xây
tại đây một ngôi mộ lớn có nhiều phòng.
Nicodemus mua một số thuốc
cứu thương rất lớn. Phúc âm của John cho biết:
"Nicodemus đến với Chúa vào ban đêm, mang theo
dầu Myrrh và Aloe nặng 100 stones" (John 19:30). Stone là
đơn vị đo lường của Do Thái thời đó,
mỗi stone tương đương với một pound.
Aloe là chất thuốc có khả năng gây mê (coma)
tẩy uế đờm dãi, tống khứ chất độc
trong người và làm các vết thương mau lành.
Khi Jesus bị treo lên thập giá, Ngài kêu
khát nước, sĩ quan chỉ huy toán hành hình đã
lấy miếng bọt biển, (sponge) thấm
"dấm" rồi lấy cây giáo đưa miếng
bọt biển đó lên miệng Jesus để Ngài
uống giải khát. Viên sĩ quan đó là thuộc hạ thân tín
của Pilate nhưng đồng thời cũng là một
tín đồ bí mật của Chúa. Phúc âm của Mark ghi rõ (15: 39, 27: 54): "Viên sĩ quan này là người
đã từng ngợi khen Chúa là con Đức Chúa
Trời". Và
"Sau khi uống dấm xong, Chúa phán "Công việc đã
hoàn thành" rồi Ngài cúi đầu xuống và trút linh
hồn".
Thánh kinh nói chất nước Jesus
uống lúc còn bị treo trên thập giá là dấm, nhưng
có phải là dấm thật không?
Tại sao vừa uống dấm xong thì
Ngài chết liền? Căn
cứ vào những chất thuốc mà Nicodemus đã mang đến
núi Sọ là dầu myrrh và aloe, người ta có thể suy đoán
nước dấm Jesus uống có pha hai
chất thuốc này để gây mê. Các nhà khoa học phân
chất aloe đã tìm thấy chất phenol có tác dụng gây
mê (coma). Dầu myrrh được
lấy từ cây commiphora đã được người
Hy Lạp xử dụng từ lâu để trị vết
thương và tẩy uế (sát trùng). Ông tổ y khoa Tây phương là
Hippocrate đã ca ngợi dầu myrrh là một thần dược,
chẳng những chữa trị vết thương mau
lành mà còn ngăn ngừa được các bệnh
dịch. Ngoài ra,
ở Palestine vào thời đó, người ta đã
biết xử dụng thuốc phiện để làm
thuốc giảm đau.
Do đó, chất dấm mà viên sĩ quan
"tín đồ bí mật của Chúa" đã cho Ngài
uống có thể là một chất tổng hợp các
thứ thuốc nói trên khiến cho Ngài vừa mới
uống xong thì bất tỉnh liền. Cũng người
sĩ quan đó lấy cây giáo "quệt sơ" vào
cạnh sườn của Chúa để cho những tên
lính La Mã khác thấy Chúa không giật mình cựa quậy nên
tưởng Ngài đã chết rồi và tha cho Ngài cái
cực hình bị đập gẫy hai chân. Vì đã được
phép của Pilate, Joseph và Nicodemus vội vàng tháo xác Jesus
xuống và đưa ngay vào nhà mồ kín đáo trong khu vườn
của Joseph ở ngay sát chân đồi.
Tại nhà mồ này, Josep và Nicodemus đã
để sẵn một phiến đá dài bằng
phẳng dùng làm ghế nằm, trên đó trải sẵn
một tấm vải trắng thuộc loại đắt
tiền, dài 4m36, rộng 1m10. Vì tấm vải rất dài nên chỉ cần
một nửa tấm vải cũng đủ phủ lên
mặt ghế đá. Nicodemus cẩn thận rắc các thứ thuốc
và dầu myrrh lên tấm vải trước khi đặt
xác của Jesus lên đó.
Toàn thân của Jesus lúc ấy bê bết máu đã in lên
tấm vải trắng những vết roi trên lưng, mông,
đùi và chân. Cũng nhờ
những dấu máu trên tấm vải này, người ta đã
đo được chiều dài của Jesus từ đầu
xuống gót chân là 1 mét 82 và ước lượng ngài
nặng 79 kilô.
Phân nửa tấm vải còn lại đã
được Joseph và Nicodemus trùm qua đầu, qua
ngực, xuống tới chân của Chúa. Lúc ấy, hai tay
của Chúa được để vắt chéo lên
bụng. Cái mão
gai trên đầu của Ngài vừa mới được
tháo ra đã tạo nên những dòng máu tươi chảy
tràn lên trán làm ướt hết khuôn mặt của Ngài. Máu của Ngài pha
lẫn với các thứ dầu thuốc đã được
thoa khắp cơ thể tạo thành một hỗn hợp
màu nâu. Hỗn hợp màu nâu này
đã in lên tấm vải phủ phía trên thân xác Ngài hình
ảnh khuôn mặt với những vết gai đâm trên
trán, hai ống chân còn nguyên (không bị đập gẫy)
với hai lỗ đinh trên hai bàn chân và hai cánh tay vắt
chéo với hai lỗ đinh trên hai bàn tay.
Lúc ấy là đêm thứ sáu, hôm sau là
lễ Vượt Qua. Toàn dân thành Jerusalem lo
mừng cuộc lễ nên chẳng có ai để ý đến
kẻ tử tội bị đóng đinh chiều qua. Người tử tội được
bạn bè tận tình cứu giúp đã từ từ hồi
tỉnh sau cơn mê vài giờ.
Vả lại, chất thuốc mê đến lúc đó
cũng đã hết tác dụng vì Ngài đã được
uống thuốc xổ.
Đêm đó lại là đêm trăng
rằm, Nicodemus và Jopseph được sự trợ giúp
của các "thiên thần áo trắng", đã di
chuyển Jesus tới một nơi an toàn và bí mật hơn
để tiếp tục chữa trị. Do sự khám phá ra những
cuộn sách cổ ở Vùng Biển Chết (The Dead Sea Scrolls),
người ta mới biết các "thiên thần áo
trắng" là các tu sĩ thuộc giáo phái Essenes của
John the Baptist. Mọi
tu sĩ của giáo phái này đều mặc áo dài trắng
(white long tunic) và đều biết chữa bệnh. Họ đi lang
thang khắp nước Do Thái để giảng đạo
và chữa bệnh miễn phí cho dân nghèo. Jesus là bạn đồng
đạo của họ nên được họ tận
tình săn sóc trong dịp này.
Lúc di chuyển Jesus rời khỏi ngôi mộ trong vườn
của Joseph, họ đã để quên tấm vải
trắng liệm xác Jesus tại đó. Sáng hôm sau là ngày Chủ nhật, người
Do Thái gọi là ngày đầu tuần, bà Magdelene, vợ
Jesus đến mộ thăm chồng. Kinh Thánh của John (12:1-18) kể
chi tiết như sau: Magdelene đến
thăm mộ Chúa trong buổi sáng ngày đầu tuần
lúc ấy trời hãy còn tối:
Bà thấy hòn đá chắn cửa mộ đã bị
dời đi chỗ khác. Bà vô cùng hoảng hốt bèn vội vàng chạy đi
tìm Peter (Phêrô) và John (Gioan tông đồ) than khóc với hai người
rằng: "không biết ai đã mang xác Chúa ra khỏi
mộ rồi". Nghe nói vậy, Peter và John chạy đến ngôi
mộ của Chúa. John còn
trẻ, chạy nhanh tới trước, nhưng John
chỉ đứng ở cửa hang ngó vào nhìn thấy
tấm vải trắng chứ không dám vào hang mộ. Peter chạy chậm tới sau bước
thẳng vào hang. Peter nhặt
tấm vải lúc ấy đã được cuộn
lại, khi gỡ ra, Peter thấy trong đó có chiếc khăn
che mặt của Chúa nữa.
Kinh Thánh của John thuật đoạn
chuyện trên với các động từ thì hiện
tại (present tense) muốn chứng tỏ những sự
việc này do tác giả chứng kiến trực
tiếp. Sách Kinh
Thánh Tân Ước được viết bằng tiếng
Hy Lạp. Khi mô tả
vết thương cạnh sườn của Chúa (the side
wound), tác giả gọi đó là vết trầy nhẹ
(nyssein = a light scratch).
Saint Jerome (340-420) là người đầu tiên dịch các sách
Kinh Thánh Tân Ước từ tiếng Hy lạp ra tiếng
La Tinh. Bộ sách
Kinh Thánh do Jerôme dịch ra được gọi là Vulgate
(Sách Phổ Thông) đã trở thành bản Kinh Thánh chính
thức của đạo Kitô.
Trong bản dịch Vulgate, Jerôme đã xuyên tạc
nhiều điều của nguyên bản Hy Lạp. Vết thương cạnh sườn
của Jesus từ một vết trầy theo
đúng chữ Hy Lạp NYSSEIN có nghĩa là vết trầy
nhẹ (a light scratch) trong nguyên bản, Jerôme đã biến
nó thành APERIRE có nghĩa là "một vết thương
mở toang" (an open wound) với máu và nước trong người
của Chúa chảy ra. Mọi
người đọc bản dịch Kinh Thánh của
Jerôme có cảm tưởng vết thương cạnh sườn
của Jesus là một nhát đâm dứt điểm, tương
tự như "coup de grâce".
Người La Mã không hề dự liệu thủ
tục "coup de grâce".
Thủ tục này do người Pháp lập ra vì lý do
nhân đạo nhằm giúp các tử tội không phải
chịu đựng sự đau đớn lâu dài. Người Pháp định
nghĩa coup de grâce như sau: "a deathblow delivered to end the
misery of a mortally wounded victim".
Mục đích nhân đạo của
"coup de grâce" hoàn toàn ngược lại với
chủ đích của người La Mã. Khi xử dụng hình phạt đóng
đinh trên thập tự, họ muốn tử tội
phải bị đau đớn lâu dài, dầm mưa dãi
nắng, bị lột trần truồng và bị bêu
xấu ở những nơi có nhiều người trông
thấy, nhằm mục đích khủng bố tinh thần
của đám nô lệ hay dân các nước thuộc địa. Luật La Mã qui định
thủ tục xác nhận cái chết của tử tội
(confirmation of the death) bằng cách đập gẫy chân
tử tội. Với
thể thức này, tội nhân không còn đủ sức để
gượng nâng thân mình lên, toàn thân sẽ rũ
xuống, đầu tội nhân cúi gằm xuống ngực
khiến tội nhân chết vì ngộp thở. Luật La Mã không hề qui định
việc lấy giáo đâm vào tim tử
tội cho chết hẳn tương tự như "phát
súng ân huệ" của người Pháp.
Người Pháp khủng bố tinh
thần bằng phương pháp khác như chặt đầu
chụp hình làm stamp (tem thơ, tem cò), để đàn áp
tinh thần dân thuộc địa. Vụ đầu độc
Hà Thành các liệt sĩ VN đã bị Pháp chụp hình đầu
lâu làm tem thơ là một ví dụ.
Mọi điều vừa nêu hãy còn
sờ sờ ra đó trên các văn bản của Luật
La Mã và nguyên bản Kinh Thánh Hy Lạp. Bản địch
Kinh Thánh Vaulgate của Jerôme đã để lộ nguyên hình
là một sự gian trá cố tình. Phải chăng chính
vì vậy mà Jerôme đã được ghi công và được
phong thánh? Ngày
nay, chúng ta hiểu tại sao giáo hội La Mã đã cấm
không cho ai được phép dịch Kinh Thánh từ
tiếng Hy Lạp mà phải dịch ra từ bản Vulgate
của Jerôme. Mọi mưu toan dịch Kinh Thánh từ tiếng
Hy Lạp đều bị trả giá bằng cái chết
trên dàn hỏa. Nhưng không một sức mạnh nào có thể vượt
qua được sức mạnh của sự thật. Sự thật là sức mạnh
vô địch và tối hậu sẽ tiêu diệt mọi
thủ đoạn dối trá nhằm che mờ lý trí và lương
tri con người.