Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

ĐGH Phanxicô quỳ xuống nhận phép lành của … mục sư Tin Lành

Thứ tư, ngày 22 tháng 01 năm 2014

Vào ngày 19/06/2006, Cuộc gặp gỡ tình huynh đệ đồng cảm giữa những anh em theo phái Phúc Âm (đạo Tin Lành) và những anh em Công Giáo lần III được tổ chức tại sân vận động Luna Park ở Buenos Aires, Argentina, với sự tham dự của khoảng 7.000 người bao gồm Công giáo lẫn Tin Lành.
Hiện diện trong cuộc gặp gỡ này có Đức Hồng Y Jorge Bergoglio - nguyên Hồng Y Tổng Giám Mục giáo phận Buenos Aires (hiện nay là ĐGH Phanxicô), và một nhà truyền giáo của Giáo triều Rôma - cha Raniero Cantalamessa.
Điểm nổi bật của lần gặp gỡ này chính là khi Đức Hồng Y Jorge Bergoglio quỳ xuống để lãnh nhận phép lành do mục sư Tin Lành (khoảng 20 mục sư) ban phát.
Nhìn vào hình ảnh bên, chúng ta có thể thấy rõ mục sư Tin Lành Carlos Mraida đang đặt tay trên đầu Đức Hồng Y Jorge Bergoglio để ban phép lành. Bên trái mục sư Mraida trong bức ảnh là mục sư Norberto Saracco của Giáo Hội Ngũ Tuần ở Argentina. Người có bộ râu đang quay lưng lại với máy ảnh là Cha Cantalamessa với bộ tu phục Dòng Capuchin (một nhánh của Dòng Phanxicô).

Cuộc gặp gỡ này được phát xuất từ một cuộc họp tại Học viện Giáo Hoàng Gregorian ở Rôma, nơi mà người lãnh đạo của phong trào Canh Tân Đặc Sủng đã gặp những người Tin Lành. Họ đã mời nhà lãnh đạo này đi thuyết giảng tại các nhà thờ của họ. Sáng kiến ​​này lan rộng và chính vì thế đã tạo ra các cuộc gặp gỡ như thế này tại Buenos Aires.

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Danh sách các lời xin lỗi của Giáo hoàng Gioan Phaolô II

Source: Wikipedia
Trong thời gian tại vị của mình, giáo hoàng Gioan Phaolô II đã từng đưa ra nhiều lời xin lỗi về những tội của Giáo hội Công giáo Rôma đối với người Do TháiGalileophụ nữ, các nạn nhân của Tòa án Dị giáo, những người Hồi giáo bị giết trong các cuộc Thập Tự chinh và phần lớn những nạn nhân chịu những thiệt hại có liên quan đến hành động của Giáo hội trong lịch sử.[1] Ngay trước khi ông trở thành Giáo hoàng, Gioan Phaolô II đã là một trong những người soạn thảo và ủng hộ việc ban hành Thư Hòa giải của các Giám mục Ba Lan gửi tới các Giám mục Đức vào năm 1965. Sau khi trở thành Giáo hoàng, ông đã công khai xin lỗi hơn 100 lần về những hành động sai trái của Giáo hội Công giáo, trong đó bao gồm:[2][3][4][5]
  • Tội diễn ra trong quá trình chinh phục châu Mỹ nhân danh Giáo hội Công giáo[2][3][4][5]
  • Việc kết án oan nhà khoa học Ý Galileo Galilei trong khi bản thân ông là một tín đồ ngoan đạo (xin lỗi vào ngày 31 tháng 10 năm 1992).[2][3][4][5]
  • Sự đối xử bất công đối với phụ nữ, sự vi phạm quyền phụ nữ cũng như việc bôi xấu, gièm pha, phỉ báng vai trò của phụ nữ (viết trong một bức thư gửi cho toàn bộ giới phụ nữ trên hoàn cầu vào ngày 10 tháng 7 năm 1995).[2][3][4][5]
  • Sự im lặng của nhiều chức sắc Công giáo trước các hành động diệt chủng của chế độ phát xít (16 tháng 3 năm 1998)[2][3][4][5]
  • Thừa nhận sai lầm của Giáo hội trong việc xử tử Jan Hus (18 tháng 12 năm 1999 tại Praha).[2][3][4][5]
  • Tội của Giáo hội Công giáo trong việc vi phạm quyền lợi chính đáng của các nhóm sắc tộc cũng như sự xâm phạm nền văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc khác. (12 tháng 3 năm 2000, trong sự kiện xin lỗi tập thể trước đám đông tại Vatican).[2][3][4][5] Trong sự kiện ngày 12 tháng 3 năm 2000, giáo hội La Mã đã xưng thú 7 tội[6] bao gồm:
    1. Tội chung.
    2. Tội gây ra nhân danh "chân lý".
    3. Tội về việc gây ra chia rẽ giữa các tín đồ đạo Thiên Chúa.
    4. Tội trong việc bách hại người Do Thái.
    5. Tội trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển.
    6. Tội về việc kì thị phụ nữ.
    7. Tội về việc vi phạm nhân quyền.

Tôi đọc Kinh thánh

Đức Chúa Trời trừng phạt và "rủa sả" thủ phạm, tức con rắn đã dụ khị cho Eva ăn quả cây "sự sống, biết điều thiện và điều ác, ở giữa vườn" cho nên nữ giới đã mang họa
Trong lần thứ hai khi đọc Kinh Thánh, tôi đã đọc đến phần Đức Chúa Trời trừng phạt nàng Eva là do "nghe theo lời "rắn độc", xúi cả chồng ăn quả cây của "sự sống, biết điều thiện và điều ác, ở giữa vườn" (nguyên văn!) cho nên "Thần Đức Chúa Trời" đã nguyền rủa và trừng phạt:"Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi" (Sáng Thế Ký, chương 3, đoạn 16)."


Hôm nay, đọc tiếp sang phần mà Đức Chúa Trời trừng phạt và "rủa sả" thủ phạm, tức con rắn đã dụ khị cho Eva ăn quả cây "sự sống, biết điều thiện và điều ác, ở giữa vườn" cho nên nữ giới đã mang họa. Phần số của rắn thì: "Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn phán cùng rắn rằng: Vì mầy đã làm điều như vậy, mầy sẽ bị rủa sả trong vòng các loài súc vật, các loài thú đồng, mầy sẽ bò bằng bụng và ăn bụi đất trọn cả đời (Sáng Thế Ký, 3:14). "Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người (Sáng Thế Ký, 3:15).


Ở đây chúng ta thấy gì? Đức Chúa Trời khi lập nên cảnh vườn Eden, "Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh" (Sáng Thế Ký, 2: 7).Tại khu vườn này, Đức Chúa Trời có tạo nên các loại thực vật, thảo mộc để cho con người có mà ăn. Tuy nhiên, điều đặc biệt có một loại trái cây thuộc về "sự sống, biết điều thiện và điều ác, ở giữa vườn"  thì Đức Chúa Trời cấm ăn. Rõ ràng nếu không nhờ con rắn "xúi dại" để sau đó cả hai vợ chồng Adam và Eva ăn nó (trái cây ở giữa vườn) thì có lẽ ngày nay loài người sẽ mãi còn u mê, ngu đần, chả biết hai điều thiện ác là gì? Rồi thì cho dẫu có không quần không áo dính thân thì cũng chẳng biết chi hết? Cái đó thật là tai hại, nếu không có con rắn. Mà con rắn ma lanh này chính ngay trong Kinh Thánh cũng phải công nhận nó là "giống quỉ quyệt hơn hết" lại do đâu mà có? Nó đã có sức lọt khỏi tầm tay cai trị của "đấng toàn năng"?


Tại sao khi Đức Chúa Trời sinh ra con người mà lại muốn cho nó ngu đần, không biết hai điều thiện ác; đôi nam nữ đang sinh hoạt trong mảnh vườn nên thơ, kỳ vĩ (?) nhưng không biết chi hết là mình đang trong tình trạng không có lấy một tấm lá để che thân trước khi con rắn lừa cho ăn quả cây đặc biệt thì mới vỡ lẽ? 


Về phần con rắn bị "rủa sả", bị trừng phạt rằng "mầy sẽ bò bằng bụng và ăn bụi đất trọn cả đời". Vậy trước đó con rắn ăn gì? Di chuyển ra sao? Cho đến ngày nay, loài rắn không hề tuân lệnh Đức Chúa Trời để chỉ ăn có bụi và đất? Còn nữ giới thì đã có ai cứ chuyên môn tìm rắn mà "giày đạp"? Phần rắn thì nếu có cắn thì cũng chỉ cắn phụ nữ thôi sao? 


Đến câu có vẻ nghiêm lịnh dữ dằn: "dòng dõi mầy (tức con rắn - tác giả) cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau." thì thật tình tôi "bó tay".


Trần Quang Diệu

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

TÔN GIÁO VÀ VẤN ĐỀ MÊ TÍN (TCN)

I.   Tôn Giáo Và Mê Tín:  

   Nếu chúng ta nghiên cứu về tôn giáo thì chúng ta thấy mọi tôn giáo đều khác nhau, thuộc các nền văn hóa khác nhau.  Có tôn giáo là tôn giáo của trí tuệ, có tôn giáo là tôn giáo của đức tin, có tôn giáo thờ độc thần, thờ đa thần, có tôn giáo chủ trương nhân bản và nhân chủ v.v…, cho nên vấn đề là, khi chúng ta muốn nói về “Tôn Giáo Và Vấn Đề Mê Tín” thì chúng ta phải quy định đó là tôn giáo nào, tôn giáo đó dạy những gì,  và tìm hiểu xem niềm tin tôn giáo đó thuộc loại nào, có phải là niềm tin dựa trên sự hiểu biết, hay chỉ là niềm tin mê muội cuồng tín, thiếu suy nghĩ. Từ đó chúng ta mới có thể quyết định tôn giáo đó có thuộc loại mê tín, lạc hậu hay không? 
   Trên thế giới hiện nay có rất nhiều tôn giáo.  Trong bài này tôi xin tự hạn chế nói về sự mê tín, nếu có, trong hai tôn giáo lớn ở Việt Nam:  Phật Giáo, chiếm khoảng 80% dân chúng, một con số khiêm nhượng, và Ki Tô Giáo, chiếm khoảng 5-7%.
   Trước hết chúng ta cần biết định nghĩa của “tôn giáo” và “mê tín” rồi từ đó chúng ta mới có thể quyết định sự mê tín có nằm trong hay không nằm trong tôn giáo nào.
   Trong thế giới Tây phương thì nghĩa trong tự điển của “Tôn giáo” (Religion) là “Niềm tin vào và lòng kính ngưỡng một quyền năng siêu nhiên hoặc những quyền năng được nhận biết là đấng sáng tạo và chủ thể cai quản vũ trụ.  Một tập hợp những niềm tin, giá trị, và thực hành dựa trên những lời giảng dạy của một vị lãnh đạo tinh thần” [Belief in and reverence for a supernatural power or powers recognized as the creator and governor of the universe. The spiritual or emotional attitude of one who recognizes the existence of a supernatural power or powers.  A set of beliefs, values, and practices based on the teachings of a spiritual leader.]  Quyền năng siêu nhiên hay đấng sáng tạo này những tôn giáo thờ thần như Do Thái, Hồi Giáo, Ki Tô Giáo, gọi là “Gót” (God)
   Tôi xin để Phật Giáo ra ngoài vì Phật Giáo không phải là một tôn giáo theo định nghĩa của “tôn giáo” như trên.  Có thể nói Phật Giáo là một hệ thống triết lý, một hướng dẫn để con người đi trên con đường thăng tiến tâm linh dựa trên trí tuệ, dựa trên sự tu tập bản thân, chứ không phải là một “tôn giáo thờ thần”, đặt nặng vào “đức tin”.  Tuy nhiên, ngày nay định nghĩa về “tôn giáo” đã được mở rộng với nhiều định nghĩa khác nhau nên chúng ta vẫn có thể coi Phật Giáo là một tôn giáo phù hợp với định nghĩa của một tôn giáo được coi là lý tưởng (An ideal religion) như sau:
   Một sự chẩn đoán về một điều gì đó bản chất sai lầm với tình trạng của con người, và đưa ra một giải pháp giải thoát con người ra khỏi sự sai lầm ấy. (A diagnosis of something essentially wrong with the human condition, and a prescription for salvation or liberation from it.)
   Phật Giáo quan niệm bản chất sai lầm trong con người bắt nguồn từ vô minh, nghĩa là không sáng suốt, không biết đúng sự thật, thí dụ như cho vô thường là hằng hữu, khổ là hạnh phúc, cái xấu là đẹp, ác là thiện v.v….  Cho nên, tất cả những phương pháp tu tập của Phật Giáo, thích hợp với mọi căn trí khác nhau, không ngoài mục đích để cho con người có thể nhìn thấy mọi sự việc, trong lãnh vực vật chất cũng như tinh thần, như chúng thật sự đúng là như vậy (To see all things as they really are), và đó gọi là giải thoát.
  Còn định nghĩa của mê tín (Superstition) là: Một sự nhẹ dạ cả tin vào đấng siêu nhiên.  Cả tin có nghĩa là tin mà không có bằng chứng nào để xác minh điều mình tin. (A credulous belief in the supernatural.  Credulous means believing without much evidence to support it.).  Một định nghĩa khác là: Mê tín = Một niềm tin bất kể những bằng chứng trái ngược với niềm tin đó.  Một niềm tin, sự thực hành, lễ tiết bắt nguồn từ sự không hiểu biết đúng về những định luật của thiên nhiên hay từ đức tin vào ma thuật. Một trạng thái đầu óc thấp hèn, sợ sệt, bắt nguồn từ sự ngu dốt hay sự phi lý đó. (Superstition:  A belief held in spite of evidence to the contrary.  A belief, practice, or rite resulting from ignorance of the laws of nature or from faith in magic or chance.  A fearful or abject state of mind resulting from such ignorance or irrationality.)
   Điều rõ ràng là, như Steven Weinberg đã nhận định: “Có Tôn Giáo hay không, chúng ta vẫn có những người tốt làm những điều  tốt, người xấu làm những điều xấu. Nhưng để cho những người tốt làm những điều xấu, thì cần đến Tôn Giáo” (With or without religion, you would have good people doing good things and evil people doing evil things. But for good people to do evil things, that takes religion.) Lịch sử Ki Tô Giáo đã chứng minh như vậy

II.   Phật Giáo Có Mê Tín Không ?  
 
   Cốt tủy giáo lý Phật Giáo là gì?  Giáo lý Phật Giáo bao trùm mọi mặt trong thế gian và nằm trong ba tạng Kinh, Luật, và Luận. Không ai có thể kể ra hết giáo lý Phật Giáo trong vài câu.  Tuy nhiên, chúng ta có thể miễn cưỡng thâu tóm giáo lý Phật Giáo trong hai phần: Phần Tin và Phần Thực Hành.
   Phần Tin nằm trong "Kinh Nền Tảng Đức Tin" thường được biết là Kinh Phật thuyết cho người dân Kalama (Tỳ Kheo Thích Nhật Từ, Kinh Tụng Hằng Ngày, Đạo Phật Ngày Nay, Phật Lịch 2546, trang 98-99) :
    ...Này các thiện nam tín nữ Ka-la-ma, nhân đây Như Lai sẽ giảng giải về 10 nền tảng của đức tin chân chánh:

Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.
Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.
Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.
    Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: "Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán, nếu sống và thực hiện lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài" thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo.
   Với Kinh Nền Tảng Đức Tin này, người đời bảo rằng Phật Giáo là đạo của trí tuệ quả nhiên không sai. Thử hỏi, với Kinh Kalama như trên, có chỗ nào để cho sự mê tín, tin mà không hiểu mình tin cái gì, lọt vào Phật Giáo. Tôi hi vọng, trong tương lai, nếu các tôn giáo có thể học của nhau những điều hay thì ở Vatican cũng như ở tất cả các nhà thờ Ki Tô giáo trên thế giới đều nên thay thế 10 điều răn của Thiên Chúa, hay Linh Tin Kính của Công giáo, bằng Kinh Nền Tảng Đức Tin này và treo Kinh này trong mọi nhà thờ để cho mọi tín đồ đọc, và trước khi giảng đạo nên nhắc lại Kinh này.  Vì đây mới chính là nền tảng đức tin mà theo tôi, có giá trị nhất trong mọi nền tảng đức tin khác, vì nền tảng này đã tôn trọng phẩm giá và trí tuệ của con người, đúng nghĩa là một con người.  Nếu con người từ bỏ thân phận làm người của mình để "cúi đầu trong vâng phục", "bảo sao nghe vậy", "chỉ đâu đi đó" thì thực chất không khác gì một con cừu, rút cuộc cũng chỉ bị đưa vào lò sát sinh mà thôi, theo nghĩa không hẳn là hủy diệt thân xác mà là hủy diệt đầu óc.
   Phần Thực Hành giáo lý Phật Giáo có thể tóm gọn vào 4 câu trong Kinh Pháp Cú:
-         Chư ác mạc tác (Việc ác đừng làm: Thâu tóm tinh thần của Tạng Luật)
-         Chúng thiện phụng hành (Việc thiện phải làm: Thâu tóm tinh thần của Tạng Kinh)
-         Tự tịnh kỳ ý (Hãy giữ cho tâm ý thanh tịnh: Thâu tóm tinh thần của Tạng Luận)
-         Thị chư Phật giáo (Đó là lời chư Phật dạy)
   Chúng ta thấy rõ, Kinh Kalama đã giữ cho người Phật tử khỏi rơi vào vòng cả tin, mê tín, dị đoan.  Còn 4 câu trong Kinh Pháp Cú là những chỉ đạo tổng quát cho con người trên đường tu tập, tiến đến giác ngộ.
   Ngày nay, trước sự phát triển của Phật Giáo, song song với sự suy thoái của Công giáo trên khắp thế giới, cho nên chúng ta thấy một số tín đồ Công giáo đang cố gắng vùng vẫy, tìm đủ mọi cách để xuyên tạc Phật Giáo hòng vớt vát lại phần nào cái đạo mê tín của mình.  Họ chụp lên đầu Phật Giáo những thứ mê tín trong dân gian không hề có trong Phật Giáo như bói toán, đốt vàng mã, luyện thiên linh cái v.v…  Họ cũng còn đưa ra vài trường hợp vô đạo của một số người mặc áo cà sa, chẳng biết là thật hay giả, để quy kết đó là Phật Giáo.  Nhưng họ có kiếm trong kho tàng Kinh Điển Phật Giáo, kiếm cho đến ngày cánh chung của Công giáo, thì họ cũng không thể thấy ở đâu trong đó có dạy những điều mê tín mà họ chụp lên đầu Phật Giáo, hay dạy tác phong vô đạo của một số người mặc áo cà sa, khoan kể là Kinh Pháp Cú còn viết rõ, cạo tóc, mặc áo cà sa, nếu không tu theo đúng chánh Pháp, đâu được kể là bậc Sa Môn. Phẩm Pháp Trụ: câu 264: Người vọng ngữ về Pháp giới, dù cạo tóc chưa phải là Sa-môn; huống chi còn chất đầy tham dục làm sao thành được bậc Sa-môn; 265: Người nào dứt hết các điều ác, không luận lớn hay nhỏ; nhờ dứt hết các ác, mà được gọi là Sa-môn; 266:  Chỉ mang bình khất thực, đâu phải là Tỳ Kheo! Chỉ làm nghi thức tôn giáo, cũng chẳng là Tỳ Kheo vậy; 267: Bỏ làm thiện với tâm truy cầu, bỏ ác, chuyên tu hạnh thanh tịnh, lấy biết giới, biết định, biết huệ mà ở đời, mới thật là Tỳ Kheo.  Phật dạy rõ ràng như vậy, cho nên tất cả những gì tiêu cực họ chụp lên đầu Phật Giáo thực sự chẳng liên quan gì đến Phật giáo.  Cho nên người Phật tử chỉ cần đặt cho họ một câu hỏi:  “Ở đâu trong Kinh điển Phật Giáo dạy Phật tử như vậy?  Nếu không hề có thì có liên quan gì đến Phật Giáo?

III.   Vatican Ca Tụng Trí Tuệ Phật Giáo
   Có một thông tin thuộc loại động trời từ Vatican.  Đó là một Hồng Y của Vatican công nhận và ca tụng Phật Giáo là tôn giáo của trí tuệ.  Chắc chắn là ông Hồng Y này biết rõ sự khác nhau giữa một “tôn giáo của trí tuệ” và “tôn giáo của đức tin”.  Sau đây là bản tin về sự kiện này.

Hồng Y Của Vatican Ca Tụng Trí Tuệ Phật Giáo, Ngày 3 tháng 4, 2012
(Vatican cardinal hails Buddhist wisdom April 03, 2012 04:33 PM) 
 
Hồng Y Jean-Louis Tauran - Photo: AFP

Đô Thị VaticanNgày thứ ba, trong một thông điệp về ngày lễ Tam Hợp của Phật Giáo, một Hồng y Ca-Tô Rô-ma đã ca ngợi Phật Giáo vì đã dạy cho giới trẻ thấm nhuần những giá trị của trí tuệ, từ bi và bất bạo động.  
     Jean-Louis Tauran, trưởng ban đối thoại liên tôn giáo của Vatican, nói :
    “Là Phật tử, quý vị truyền lại cho những người trẻ tuổi trí tuệ liên quan đến sự cần thiết phải kiềm chế không làm hại người khác, và sống cuộc đời rộng lượng và từ bi”.
    Ông nói rằng khía cạnh này của giáo dục Phật giáo là “một món quà quý giá cho xã hội”.
    Ông ta nói: “Ngày nay, càng ngày càng nhiều trong các lớp học trên khắp thế giới, các sinh viên học sinh trong các tôn giáo khác nhau ngồi cạnh nhau”
   Ông Hồng Y kêu gọi “sự suy nghiệm sâu sắc hơn” về sự cần thiết “sẵn sàng tiếp tay với các tôn giáo khác để giải quyết những xung đột”.
   Giới trẻ “đặt áp lực trên chúng ta phải phá hủy tất cả những bức tường bất hạnh thay vẫn còn ngăn cách chúng ta”
   Tháng trước, Tauran lên án sự “ngu dốt” trong những mối liên hệ giữa Ki Tô Giáo và Hồi Giáo, đặc biệt chỉ trích sự tăng gia bài Hồi giáo ở Âu Châu".
   [VATICAN CITY: A Roman Catholic cardinal on Tuesday praised Buddhism for instilling the values of wisdom, compassion and non-violence in young people in a message to mark the Buddhist feast day of Vesak.
   "As Buddhists you pass on to young people the wisdom regarding the need to refrain from harming others and to live lives of generosity and compassion," said Jean-Louis Tauran, the Vatican's head of inter-religious dialogue.
   He said this aspect of Buddhist education was "a precious gift to society".
   "Today, in more and more classrooms all over the world, students belonging to various religions and beliefs sit side-by-side," he said.
   The cardinal called for "deeper reflection" on the need "to be ready to join hands with those of other religions to resolve conflicts."
  Young people "put pressure on us to destroy all the walls which unfortunately still separate us," he added.
   Tauran last month condemned the "ignorance" in relations between Christians and Muslims, criticizing in particular rising Islamophobia in Europe.]

   Ai cũng biết, Công giáo là đạo của “đức tin” (faith), mà theo định nghĩa thì “đức tin” là: 1) tin vào những gì mà những người có  đầu óc suy lý  [right mind] không tin được; 2) tin vào những gì không chắc có thực; 3) tin vào một đấng siêu nhiên cai quản vũ trụ và muôn loài, những hình thức của mê tín.  Theo Spinoza thì “đức tin chỉ là sự cả tin và thành kiến hợp lại với nhau làm cho con người thoái hóa từ một sinh vật có đầu óc suy lý xuống thành một dã thú và hoàn toàn bóp chết khả năng phán xét hợp lý (Faith is a mere compound of credulity and prejudices which degrade man from rational being to beast and completely stifle the power of his rational judgment).
   Khi ca tụng trí tuệ Phật Giáo thì Hồng Y Tauran, tuy không nói rõ ra, nhưng hàm ý cũng đã thú nhận sự mê tín của đức tin trong Công giáo, bởi vì trí tuệ đối ngược với đức tin. Thật vậy, nếu giáo dục Phật giáo dựa trên trí tuệ là “một món quà quý giá cho xã hội” thì giáo dục Công giáo dựa trên đức tin “có bao nhiêu giá trị cho xã hội?”.  Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần biết Công giáo thực sự có mê tín hay không?  Chúng ta hãy đọc vài tài liệu của giới học giả trí thức Tây phương.

 IV.  Công Giáo Có Mê Tín Không ?

   Trước hết chúng ta biết rằng tín đồ Công giáo rất sùng tín đức mẹ Mary (alias Maria, Marie) và họ đã lập lên những đạo binh xanh của đức mẹ v.v…  Nhưng trong cuốn nghiên cứu về nhân vật Mary trong Công giáo của  Michael Jordan (Mary, Weidenfeld and Nicolson, London, 2001, trang 304), đã viết về những tín lý và đức tin trong Công giáo, nhất là về nhân vật Mary:
 Tuy nhiên đức tin cũng cần phải có một mức độ đạo đức nào đó ngoài sự tin vào một nguyên lý trừu tượng.  Đức tin cần được xây dựng trên sự tín nhiệm và tin tưởng, sự trung thực của những hứa hẹn lương thiện và thẳng thắn, nếu không thì đức tin đó có ích gì.  Nếu đức tin đặt căn bản trên những lời nói láo, dối trá, và những mánh khóe có tính toán, thì nó trở thành không sao biện minh được và thực ra thì đó có thể gọi là đức tin hay không?  Nếu chúng ta vẫn còn là đàn chiên quá  ngu dốt và mê tín trong đó sự lừa dối về Mary đã bắt rễ và bóp méo để trở thành một “chân lý không thể sai lầm”, chúng ta có thể tự bào chữa là đã bị lùa vào trong đó.  Nhưng ở bình minh của thế kỷ 21, nhiều người chúng ta không thể tự cho phép là ngu dốt hay mê tín, và đức tin bị che mắt của chúng ta phải mở rộng cho những phê bình nghiên cứu đứng đắn.  Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta biết rằng có sự tin mù quáng ở trong đó và cái hiểu của chúng ta về một Mary giả tưởng đã bị kiểm soát bởi những người đã nhân danh tôn giáo, quyết định bảo vệ quyền lợi và vị thế gia trưởng trong xã hội của mình.
   Đức tin không đồng đều một cách phổ quát.  Nhiều triệu tín đồ Công giáo, thí dụ như ở Nam Mỹ[có nên cho thêm Việt Nam vào đây không],  phần lớn là ít học và đức tin của họ về Mary vẫn hầu như là đức tin mù quáng.  Cũng có những người thuộc lớp có học thức cao ở trong giáo hội đã biết những mánh khóe lừa dối qui mô trong giáo hội nhưng vẫn chọn giải pháp duy trì sự tồn tại của chúng..
   Hiển nhiên là hệ thống quyền lực bảo thủ Công giáo có lý do để nuôi dưỡng những huyền thoại về Mary và ủng hộ việc giữ nguyên hiện trạng của sự sùng tín Mary của họ.  Giáo hội Công giáo La mã vẫn cương quyết duy trì tín lý về tội tổ tông gian lận lồng vào thế giới bởi người đàn bà đầu tiên, và tồn tại qua “tai họa của Eve”.
   Khi thời gian mãn, tôi tin rằng hình ảnh Mary, mẹ của Giê-su Ki-tô, sẽ mờ đi.  Chân dung của bà ta đã đem xuống cho chúng ta trên những cánh của một huyền thoại lâu đời nhưng ngay cả cái huyền thoại hay nhất trong các huyền thoại cũng phải mờ nhạt đi trong thời gian… Có thể có vài chi tiết lịch sử đúng về bà ta nhưng hầu hết chỉ là một chuyện hoang đường, một sự lừa dối thô thiển.  Một phần là, chuyện hoang đường và lừa dối thô thiển này tồn tại để đáp ứng  những tham vọng của một thiểu số.
      [Yet faith also needs to involve some measure of morality beyond belief in a pure abstract principle.  It needs to be built on trust and confidence, the fidelity of promises given honestly and openly, otherwise there is no point in having it.  If faith is founded on lies, deceit and calculated manipulation, then it becomes impossible to justify and there even a question mark against whether it can reasonably be called faith.  Were we still the largely ignorant and superstitious flock in whom the Marian deception first took root and in whom it became twisted into an “infallible truth”, we might have an excuse for being taken in by it.  But at the dawn of the twenty-first century, many of us can no longer claim to be ignorant or superstitious and our blinkered faith becomes open to more serious criticism.  This is particularly true when we know that bigotry is involved and that our understanding of a fictious Mary has been controlled by men with vested interests, determined to safeguard their own patriarchal social position in the name of religion.
   Faith is not universally practised at the same level.  Millions of Catholics, in South America for example, are largely uneducated and their faith in Mary remains almost a blind one.  There are also ranks of highly educated men in the church who know the extent of the manipulation and deceit and choose to perpetuate it…
   The conservative male hierarchy of Roman Catholicism clearly has reason to nurture the Marian myth and to support the status-quo in her cult.  The Roman Catholic Church remains firmly committed to the dogma of original sin foisted on the world by the first woman, and perpetuated  through “the curse of Eve”…
   In the fullness of time, I believe that the image of Mary, the mother of Christ, will grow dim.  Her portrait has been carried down to us on the wings of an enduring myth but even the best of myths tend to fade with the passage of time… She may be able to claim some element of historical truth but she is mostly a fable, a gross deception.  In part, it has been perpetrated to suit the self-seeking demands of the few.]

   Nhưng điều thê thảm trên thế giới là các tín đồ lại cứ tin vào những điều nói láo.  Bởi vậy mà Lady Mary Wortley Montagu (1689-1762), Văn sĩ Anh, đã nhận định: Trên khắp thế giới, các linh mục có thể nói láo, và đám tín đồ tin, (Priests can lie, and the mob believe, all over the world). 
   Không cuồng tín ngu xuẩn thì làm sao ngày 8 tháng 8, 1961, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam họp tại Đà Lạt quyết định: “Lập một bàn thờ dâng hiến Giáo hội và Tổ Quốc Việt Nam cho trái tim vô nhiễm ‘Đức mẹ”” [Nguyễn Đắc Xuân, Tìm Hiểu Lịch Sử Nhà Thờ La Vang trong cuốn La Vang Giáo Sử, trang 52], bất kể là “Tổ Quốc Việt Nam” có hơn 90% người dân không cần biết và quan tâm đến “Đức Mẹ” là ai. Hội đồng Giám Mục, trong thời Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam, làm như Tổ Quốc là của riêng họ, muốn dâng hiến cả Tổ Quốc cho một người đàn bà Do Thái mà nền thần học Công giáo đã đôn lên làm Mẹ Thiên Chúa, tuy rằng trên thực tế Thiên Chúa cũng còn chẳng có thì làm gì có mẹ Thiên Chúa.  Vấn đề là, có phải là Mẹ Thiên Chúa hay với những danh hiệu gì gì nữa thì từ xưa tới nay bà Mary cũng chẳng làm được cái tích sự gì có ích cho thế giới văn minh ngoài việc làm công cụ cho Giáo hội lợi dụng, khai thác sự nhẹ dạ cả tin của tín đồ, bắt bà ta phải hiện thân nơi này nơi nọ, hoặc thỉnh thoảng các con chiên trên thế giới bắt khi nào khóc hay chảy máu mắt thì khi đó phải khóc hay chảy máu mắt, bắt khi nào phải chảy dầu thì chảy dầu, và bắt khóc ở đâu thì phải khóc ở đó, dù bà ta là Mẹ Thiên Chúa toàn năng, quyền phép vô cùng, muốn làm gì cũng được.
   Trong bài VATICAN, XƯỞNG SẢN XUẤT PHÉP LẠ - Sự Thật Về Lộ Đức (Lourdes): http://www.sachhiem.net/index.php?content=showemail&id=86, Nguyễn Hữu Ba đã tiết lộ màn bịp bợm của Giáo hội để mê hoặc con chiên qua những “phép lạ” như Mary khóc, Mary chảy dầu v.v… như sau:
Trước khi đọc bài này, tôi xin nhắc cho quý vị nhớ rằng: trước đây, mỗi năm, Chúa Jésus và mẹ Maria cứ thay phiên nhau khóc lai rai vài nơi trên thế giới để cho các cha nhà thờ kiếm tiền.
Nhưng kể từ năm 2004 (?) nhân có vụ mấy cha VN ở nhà thờ Inala-Queensland-Úc Châu "làm cho" mắt mẹ Maria chảy dầu. Và một ông LM người Úc đã "bật mí" bí mật mà bao nhiêu thế kỷ qua Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ (GHCGHV) đã làm cho Chúa chảy máu mắt và Mẹ chảy dầu ở bất cứ nơi đâu họ muốn.
Đó là:
Sau khi nắn tượng Chúa hay Mẹ Maria. Họ đã bơm vào đó một lượng dầu, thường là dầu olive đã nhuộm đỏ hoặc để nguyên. Rồi bịt kín lại.
Một thời gian sau, số dầu đó sẽ thấm vào toàn thể bức tượng và sẽ chảy ra ở khoé mắt của bức tượng.
Vì toàn thể bức tượng đã được tráng men, dầu không thấm qua được. Chỉ có đôi mắt đã bị khoét mất lớp men, cho nên dầu mới có thể thấm qua.
Sau đó, mặc dù đám con chiên Công Giáo VN cuồng tín công kích, chửi bới ông LM đó tới tấp, chính quyền vẫn ra lịnh lấy mẫu “nước mắt của mẹ Maria” để phân chất. Thì phát giác ra......đấy là DẦU OLIVE.
Từ đó, Vatican đã bị bể mánh. Cho nên chúng ta không còn thấy Chúa và Mẹ khóc ở đâu nữa.

(SH chú thích: Đọc thêm về vụ Đức Mẹ khóc ra dầu và máu http://cathnews.acu.edu.au/405/158.php, http://www.visionsofjesuschrist.com/weeping473.htm)

   Chẳng có ai đặt vấn đề: những vụ hiện thân, hoặc mấy giọt nước mắt ngụy tạo, hay mấy giọt máu [có nơi được kiểm chứng là máu của đàn ông khi được đem đi phân tích DNA] trên khóe mắt thì giúp ích được gì cho nhân loại để giải quyết những vấn nạn về chiến tranh, về thiên tai, về bệnh tật xảy ra hàng ngày và khắp nơi trên trái đất. Hiển nhiên là bà ta chẳng làm được cái tích sự gì qua những vụ hiện thân, hay khóc, hay chảy máu mắt, hay chảy dầu, mà chỉ để cho bàn dân thiên hạ thấy các tín đồ Công giáo, bị lùa vào thủ đoạn mê hoặc của Giáo hội, vốn đã mê muội tin nhảm tin nhí lại càng mê muội tin nhảm tin nhí hơn.
  Thế mà ngày nay, Linh Mục Đinh Xuân Minh còn vẫn đủ can đảm để nhắc lại một sự kiện đượm màu sắc cuồng tín và xuẩn động của giáo hội Công giáo La mã tại Việt Nam: Có phải Giáo Hội Việt nam đãdâng đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội?  Và còn đặt câu hỏi: Giáo Hội Việt Nam có cần thiết dâng nước Việt Nam cho Trái Tim Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội nữa không? Tại sao những bậc chăn chiên như LM Đinh Xuân Minh lại thiếu hiểu biết đến độ không thấy rằng việc dâng nước Việt Nam cho Trái Tim Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội là hành động xúc phạm đến tuyệt đại đa số người dân Việt Nam phi Công Giáo, những người không bao giờ có thể chấp nhận hành động ngu xuẩn vô lối này của giáo hội Công giáo Việt Nam.  Ai không cho hành động “dâng nước Việt Nam…” này là ngu xuẩn và vô lối xin mời lên tiếng. 
    Chúng tôi tôn trọng niềm tin của bất cứ ai về bất cứ điều gì, kể cả những niềm tin bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết hoặc ngu dốt.  Nhưng chúng tôi dành quyền phê bình chỉ trích và phản đối những hành động xúc phạm đến những người không có cùng một đức tin như họ, những hành động bắt nguồn từ sự tin mù quáng đưa đến những xuẩn động như dâng hiến cả thế giới, hay Nga sô, hay Việt Nam cho một người đàn bà nhà quê Do Thái như trên.

V.  Người Công Giáo Có Thực Sự Tin Chúa Không?

   Ở trên Michael Jordan viết: Đức tin cần được xây dựng trên sự tín nhiệm và tin tưởng, sự trung thực của những hứa hẹn lương thiện và thẳng thắn, nếu không thì đức tin đó có ích gì.
   Các tín đồ Công giáo chắc chắn là phải tin sự trung thực của những hứa hẹn của Chúa Giê-su của họ.  Vậy chúng ta cùng họ hãy đọc những lời hứa hẹn của Giê-su sau đây.
Mark 16: 15-18 Người [Giê-su, sau khi chết, nhỏm giậy, và trước khi đeo hỏa tiễn bay lên trời] nói với các người theo ông ta: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. 16 Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu rỗi; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án17 Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ.18 Họ sẽ bắt rắn độc trong tay, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được lành bệnh."
Matthew 21: 18-21: 18 Sáng sớm, khi trở vào thành, Người cảm thấy đói19 Trông thấy cây vả ở bên đường, Người lại gần nhưng không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi. Nên Người nói: "Từ nay, không bao giờ mày có trái nữa! " Cây vả chết khô ngay lập tức20 Thấy vậy, các môn đệ ngạc nhiên nói: "Sao cây vả lại chết khô ngay lập tức như thế? " 21 Đức Giê-su trả lời: "Thầy bảo thật anh em, nếu anh em tin và không chút nghi nan, thì chẳng những anh em làm được điều Thầy vừa làm cho cây vả, mà hơn nữa, anh em có bảo núi này: "Dời chỗ đi, nhào xuống biển! ", thì sự việc sẽ xảy ra như thế22 Tất cả những gì anh em lấy lòng tin mà xin khi cầu nguyện, thì anh em sẽ được."
   Chúng ta, những người ngoại đạo, hẳn là không đến nỗi ngu muội để tin vào những lời hứa hẹn vô trách nhiệm bất khả thực hiện như trên của một người vô đạo đức, tư cách thấp kém như trên [chỉ vì lúc trái mùa, cây vả không ra trái để cho ông ta ăn lúc đói, dù ông ta có thể biến một mẩu bánh thành trăm mẩu bánh v…v…, nên ông ta nổi giận nguyền rủa cho cây vả chết khô ngay], nhưng tôi hi vọng các tín đồ Công giáo Việt Nam hãy sẵn sàng thử nghiệm đức tin của họ, thí dụ như uống chơi một liều thuốc độc, hay đặt tay lên một người bị bệnh ung thư vào thời kỳ cuối xem bệnh nhân có lành bệnh hay không v.v….  Nếu không thì đức tin của họ chỉ có trên đầu môi chót lưỡi, thuộc loại mù lòa tin bướng tin càn.  Vì vậy nên Michael Jordan mới nhận định:
    Nếu đức tin đặt căn bản trên những lời nói láo, dối trá, và những mánh khóe có tính toán, thì nó trở thành không sao biện minh được và thực ra thì đó có thể gọi là đức tin hay không?

 VI.  Vài Niềm Tin Chính Trong Công Giáo.  

   Vậy thì chúng ta hãy xét đến vài niềm tin chính trong “đức tin công giáo” xem chúng thuộc loại trí tuệ hay mê tín.  Giáo hội đưa ra 7 “bí tích”, những lễ tiết mà Giáo hội bí đặc, không thể giải thích được rõ ràng, nhưng bắt các tín đồ phải tin, không tin thì không được lên thiên đường. Và vì ham hố một cái bánh vẽ trên trời, nên các tín đồ cứ nhắm mắt mà tin.  Do đó, tất cả những “bí tích” mà Giáo hội Công giáo đưa ra đều thuộc loại mê tín cả, những bí tích mà John Walters đã liệt vào hạng “mê tín tàn bạo” (sadistic superstition) và mục đích của những bí tích đó chỉ là để tạo quyền lực cho giới chăn chiên trên đám tín đồ kém hiểu biết ở dưới.  Sau đây tôi xin viết chi tiết về vài “bí tích” chính.
 A.   Bí Tích Rửa Tội.
Người Công giáo mang những đứa con sơ sinh chưa biết gì ngoài việc bú, ị, ngủ, tè và khóc, đến nhà thờ cho các ông linh mục “rửa tội”, rất có thể là một ông linh mục đã phạm tội ấu dâm, hay ăn cắp, hay nghiện tượu, hay đồng giống luyến ái (gay) v…v…, cái tội nó không hề có.    Mang con nít đi rửa tội có phải là mê tín hay không khi mà thuyết sáng tạo đã sụp đổ và tội tổ tông truyền xuống từ Adam và Eve chỉ là những huyền thoại cổ xưa của dân tộc Do Thái.  Ngày nay, giới trí thức Tây phương đã coi việc mang con nít đi rửa tội là một tội ác đối với nhân loại.  Chúng ta hãy đọc tài liệu sau:
   Hai luật sư người Đức có cùng sinh quán với giáo hoàng Benedict XVI đã đệ đơn lên Tòa Án Xử Tội Ác Quốc tế ở Le Hague, truy tố Benedict XVI về 3 tội ác chống nhân loại.  Một trong những tội ác này là duy trì bí tích rửa tội con nít chưa đủ lý trí để thu nạp tín đồ với sự đe dọa các bậc cha mẹ là không mang con đi rửa tội thì sẽ bị tuyệt thông và chúng sẽ bị đầy đọa trong ngọn lửa vĩnh hằng nơi hỏa ngục.

Charges initiated against Pope for crimes against humanity

TWO GERMAN lawyers have initiated charges against Pope Benedict XVI at the International Criminal Court, alleging crimes against humanity.
Christian Sailer and Gert-Joachim Hetzel, based at Marktheidenfeld in the Pope’s home state of Bavaria, last week submitted a 16,500-word document to the prosecutor of the International Criminal Court at the Hague, Dr Luis Moreno Ocampo.
Their charges concern “three worldwide crimes which until now have not been denounced . . .
They claim the Catholic Church “acquires its members through a compulsory act, namely, through the baptism of infants that do not yet have a will of their own”. This act was “irrevocable” and is buttressed by threats of excommunication and the fires of hell.

   Chúng ta hãy đọc thêm nhận định của một số lãnh đạo Công giáo về cái gọi là “Bí tích rửa tội” con nít:

   Trước hết là nhận định của linh Mục Joseph McCabe về bí tích rửa tội.  Linh mục đã làm lễ này cho tín đồ trong 25 năm.  Sau cùng ông đã viết sách trình bày những điều ông nhận xét về Công Giáo La Mã.  Ông viết rất nhiều, về đủ mọi khía cạnh của Công Giáo.  Ngoài ra, ông còn viết một bộ Sử Thế Giới, bộ Sử này đã được nhiều đại học Mỹ dùng làm sách giáo khoa trong nhiều năm.  Đoạn sau đây là trích từ cuốn Sự Thực Về Giáo Hội Công Giáo :
    "Bí tích rửa tội là để cho các trẻ sơ sinh...vì một lý do rất nghiêm trọng.  Mọi hậu duệ của Adam đều mang cái tội của Adam và phải chịu trừng phạt.  Mới đầu người ta tin tưởng rằng, đàn ông, đàn bà, trẻ con nào không được nước rửa tội rửa sạch cái tội tổ tông đó đi thì sẽ bị đầy đọa trong hỏa ngục vĩnh viễn.  Niềm tin này thật là quá đáng, ngay cả đối với con người trong thời Trung Cổ, và các nhà Thần học bèn sửa đổi... Ai không rửa tội thì không được lên Thiên đường, Giáo hội bám chặt vào điều này.  Nhưng những đứa trẻ ngây thơ vô tội không phải xuống hỏa ngục.  Chúng bị đầy vào một nơi u ám, cánh tay hiện đại nối dài của hỏa ngục, và có thể sung sướng ở đây, nhưng chúng không bao giờ được thấy "nhan thánh Chúa" hoặc gặp lại cha mẹ chúng.
   Do đó, đứa trẻ được mang vội tới nhà thờ chiều ngày Chủ Nhật ngay sau khi sanh.  Nếu nó bị cảm lạnh và chết thì cha mẹ không được than khóc.  Nó đã đi thẳng lên thiên đường, nơi tuyệt đối không có tì vết nào...Tuy nhiên, ngày nay nước rửa tội đã được làm ấm, và rồi cái lễ kỳ quặc bắt đầu..."
    "Ông (linh mục) nhổ vào đầu ngón tay rồi bôi vội lên miệng và mắt đứa bé và nói "Ephetha" (bằng tiếng Do Thái).  Ông ta cho ít muối vào miệng đứa bé; đương nhiên nó vùng vẫy chống lại và khóc lên.  Ông ta nghiêm trọng ra lệnh cho bất cứ những con quỷ nào trong nó ra khỏi nó và đi đến - bọn Tin Lành hay bất cứ đâu.  Rồi ông đổ ít nước, đã được trừ quỷ và ban phép lành rất kỹ, lên đầu đứa bé (phải hết sức cẩn thận đổ nước lên da đầu chứ không chỉ trên tóc, nếu không đứa bé sẽ không bao giờ được lên thiên đường); và rồi cái án phạt khủng khiếp treo trên đầu nó, vì một nhân vật hoang đường tên là Adam ăn một trái táo hoang đường trong một cái vườn hoang đường dưới triều Vua Khammurabi ở Babylon, đã được ân huệ (của Chúa) hủy bỏ."
   Thật khó mà có thể thảo luận bí tích số 1 này một cách nghiêm túc.  Nhổ nước bọt và quỷ, dầu thánh và nước thánh, đèn cầy thắp sáng và hộp thu tiền, đã đủ hoang đường rồi, nhưng cái nguyên lý chủ yếu của lễ rửa tội này thật là không thể chịu được. Ngay cả ý tưởng đọa đầy tương đối nhẹ những đứa trẻ không rửa tội (vào một nơi u ám, cánh tay nối dài của hỏa ngục như đã viết ở đoạn trên. TCN), với tất cả sự thích hợp với thời đại mới, cũng quá ngu xuẩn để có thể viết lên thành lời.  Ngày nay có những học giả Công giáo coi chuyện Adam và vườn Eden như là "một huyền thoại thích thú."  Tuy vậy, bí tích này vẫn là giáo điều xác định rõ ràng và bắt buộc của giáo hội, rằng đứa trẻ nào sinh ra đời, (trừ Mary - đây chính là nghĩa thực của "thụ thai vô nhiễm") đều phải mang "cái tội của Adam", và phải trải qua những nghi thức kỳ lạ tôi đã mô tả."
    (Joseph McCabe, The Truth About The Catholic Church, pp. 64-65:  The sacrament of baptism is for infants...  For a very serious reason.  Every child of Adam has incurred the sin of Adam, and must pay the penalty.  At first it was drastically held that every man, woman, or child who had not this stain "washed away" in the waters of baptism would burn in hell for ever.  That was too much even for medieval human nature, and the theologians made a compromise...The unbaptized cannot enter heaven.  The Church sticks to that.  But the innocent babes do not go to hell.  They go into a sort of dim modern extension of the underworld, and may even be happy there; but they will never "see God", or see their parents again.
   So the babe is rushed to the church on the first Sunday afternoon after its birth.  If it caches a fatal cold, the parent must not grieve.  It has gone straight to heaven, absolutely spotless.  The church, and often the water, are, however, now warmed, and the weird ceremony proceeds...  
   You spit on your finger, and daub the babe's mouth and eyes, and say to it "Ephetha".  You put some salt into its mouth; which it generally resents in the usual manner and tone.  You talk very severely, in bad Latin, to whatever devils there may be in the pink morsel, and bid them to go - to Protestants or anywhere.  Then you pour a shell of water, very highly exorcized and blessed, over its head (taking extreme care that it touches the skin, not merely the hair, or the babe will never go to heaven); and the dreadful sentence which overhung it, because a legendary being named Adam ate a legendary apple in a legendary garden in the reign of King Khammurabi of Babylon, is mercifully cancelled.
   It is difficult to discuss sacrament No. 1 seriouly.  Spittle and devils, holy oils and holy water, lighted candles and collecting boxes, are bad enough, but the essential principle of the thing is intolerable.  Even the comparative damnation of the unbaptized, with "every modern convenience", is too stupid for words.  There are Catholic scholars now who regard Adam and Eden as "a beautiful legend"...Yet it is still the emphatic and obligatory teaching of the Church that every child born (except Mary - that is the real meaning of the "Immaculate Conception") shares "the sin of Adam". and must be put through the extraordinary performance I have described.)
   Cũng vì nhận rõ được tính chất hoang đường và lỗi thời của "bí tích rửa tội", của vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Giê-su, mà trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết, Giám mục John Shelby Spong đã dành riêng chương 6 để viết về đề tài Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ (Jesus as Rescuer: An Image That Has To Go).  Trong chương này, Giám Mục Spong viết như sau:
    "Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi.  Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi.  Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong lễ rửa tội.  Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không rửa tội.  Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng tiền sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước thời -Darwin và một sự vô nghĩa sau thời -Darwin." . 
    [John Shelby Spong, Why Christianity Must Change or Die,  pp. 98-99: We human beings do not live in sin.  We are not born in sin.  We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism.  We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized... A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense.]
    Ngoài ra, học giả Công giáo Henri Guillemin, trong cuốn Cái Giáo Hội Khốn Nạn coi “bí tích rửa tội” chỉ là trò ma thuật.  Tác giả nhận xét về bí tích “rửa tội” và bí tích “ban thánh thể” trong Công giáo như sau:
   "Ngày nay, người nào nói đến "Rô-Ma" là nói đến Vatican, đến Tòa Thánh, đến Giáo hội Ca-Tô trong trung tâm quyền lực của họ... Đối với những nhà tiên tri, Rô-Ma chính là biểu tượng của các thói xấu và những sự ô nhục,  và Sách Khải Huyền trong Thánh Kinh đã biến thành phố của các vua La mã khi xưa thành  con "quái vật có 7 đầu và 10 sừng", "con điếm nổi danh", "mẹ đẻ của những sự đồi bại "...
 Cái giáo hội mà ngày nay đang suy sụp , bị ngự trị bởi một giáo hoàng thuộc thời Trung Cổ [John Pauk II], và theo ý tôi, dù ông ta có thay đổi kỹ thuật (để lừa dối tín đồ) đi chăng nữa, cũng không thể làm gì được để ngăn chặn  sự tàn lụi một cách dứt khoát và mau chóng trong thiên niên kỷ thứ ba, ít ra là dưới cái dạng thái Rô-Ma của nómột giáo hội phải dùng đến ảo thuật để thực hiện hai "bí tích chính" của mình Mới đầu, với một chút nước và vài câu đối thoại khôi hài, Giáo hội giật đứa trẻ sơ sinh ra khỏi móng vuốt của con quỷ giam cầm đứa trẻ trong cái "tội tổ tông" (tác giả muốn nói đến bí tích "rửa tội". TCN), rồi, bằng vài lời lẩm bẩm, giáo hội gài vào trong một mẩu bánh thân thể, thân thể thực sự bằng xương bắng thịt của Giê-su Ki Tô để cho tín đồ dùng qua đường ăn uống (tác giả muốn nói đến bí tích "ban thánh thể". TCN).
    [Henri Guillemin, Malheureuse Église: Qui dit "Rome" aujourd'hui désigne le Vatican, le Saint-Siège, l'Église catholique dans son centre et son gouvernement... Rome, pour les prophètes, c'est le symbole même des vices et des infamies, et l'Apocalypse fait de la ville des Césars la "Bête" immonde, "aux sept têtes et dix cornes", la "prostituée fameuse", "la mère des abominations". 
Cette Église, qui aujourd'hui s'effondre, est régie par un pontife de type médiéval qui, même s'il amendait sa technique, ne peut plus rien, à mon sens, pour empêcher de disparaitre, pratiquement et assez vite, au cours du troisième millénaire, du moins sous sa forme "romaine", une Église qui, pour ses deux "grands sacrements", recourt à la magie.  Elle arrache d'abord, avec un peu d'eau et la comédie d'un dialogue, le nouveau-né aux griffes du Démon refermées sur lui par le "péché originel", puis, au moyen de quelques syllabes, elle insère, dans un fragment de pain, le corps, le corps physique de Jésus-Christ voué à une consommation buccale et stomacale...]

   Bây giờ chúng ta hãy đọc về lễ tiết “rửa tội” với chi tiết để xem có phải đích thực đó là một cái lễ kỳ quặc (theo Linh mục Joseph McCabe) với những câu đối thoại khôi hài (theo Henri Guillemin) không.
     Sách Giáo Lý Công Giáo (Katholischer Katechismus), bản dịch của Hoài Chiên và Nguyễn Khắc Xuyên, nhà in Zieleks, Texas, xuất bản năm 1991, viết về Nghi Thức Rửa Tội cho con nít như sau, trang 149-151.  Chỉ cần đọc nghi thức này chúng ta cũng có thể nhận ra thực chất của "bí tích" này ra sao.  Tuy nhiên, tôi xin kèm theo vài nhận xét cá nhân để cho vấn đề sáng tỏ hơn. Nguyễn Khắc Xuyên là Tiến Sĩ Thần Học của Công giáo nên chúng ta có thể tin tưởng bản dịch này là đúng. Phần chữ nghiêng là nghi thức rửa tội, phần chữ thẳng và nhỏ hơn là bình luận của tôi.
1. Nghi thức ngoài cửa nhà thờ:
1. Những câu hỏi đầu tiên:
Linh mục (LM): Con tên gì?
Cha, Người đỡ đầu (NĐĐ): xưng tên thánh đứa trẻ...
LM: Con xin gì cùng giáo hội Chúa?
NĐĐ: Con xin đức tin.
   (Đứa trẻ sơ sinh chưa biết nói, trí tuệ chưa phát triển, chưa có khả năng hiểu biết, được cha mẹ hay người đỡ đầu thay mặt nó, cưỡng bách nó phải xin đức tin (faith) trong khi điều mà nó cần khi trưởng thành là lý trí, là trí tuệ để nhìn sự vật như chúng là như vậy.  Đầu óc của đứa trẻ đã bị ô nhiễm ngay từ khi sơ sinh, vì như trên đã nói, đức tin là con đường đi tới mê tín.  Chẳng trách là đa số tín đồ Ca-Tô khi lớn lên trở nên cuồng tín vì đầu óc đã bị uốn nắn và điều kiện hóa để tin mà không cần biết, không cần hiểu, vào những điều phi lý ngay từ khi vừa mới chào đời)
LM: Đức tin sinh ích lợi gì cho con?
NĐĐ:  Sinh sự sống đời đời.
(Sự sống đời đời trong Ca-Tô Giáo đặt căn bản trên huyền thoại về "tội tổ tông", và tin vào khả năng "cứu rỗi" của Giêsu, sự hiện hữu của một Thiên đường, nơi Chúa ngự.  Nhưng trước những khám phá của khoa học, huyền thoại Adam và Eve về tội tổ tông nay đã không còn một giá trị trí thức nào, vì trái đất đã có tuổi ít ra là 13.7 tỷ năm, con người đã xuất hiện trên trái đất cách đây cả triệu năm, chứ không phải mới được Thiên Chúa Ki Tô "sáng tạo" ra cách đây khoảng 6000 năm như những lời "mạc khải" không thể sai lầm của Thiên Chúa được ghi lại trong Thánh Kinh.  Và gần đây,  Giáo hoàng John Paul II đã công nhận thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ và thuyết Tiến Hóa về nguồn gốc con người, và tuyên bố là không làm gì có Thiên đường ở trên các tầng mây.  Do đó, sự sống đời đời trên thiên đường, cái bánh vẽ ở trên trời (A-pie-in-the-sky = từ của Linh Mục Ernie Bringas) của Giáo hội đưa ra, nay đã không còn ý nghĩa, dù vẫn còn vô cùng hấp dẫn đối với những tín đồ muốn lên thiên đường với một giá rất rẻ, chỉ cần xin đức tin với một linh mục.)
2. Nghi thức trừ quỷ:
   Từ khi có tội tổ tông thì quỷ Sa tăng, có quyền khuấy khuất nhân loại.  Bởi vậy, linh mục thổi ba lần trên mặt đứa nhỏ và truyền cho Sa Tăng phải rút lui, nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần.
   [Đây là lần thứ nhất ông Linh mục đuổi quỷ Satan để cho Chúa Thánh Thần vào thay thế.  Đây cũng là điều mê tín nhất trong những điều mê tín: rằng Sa Tăng, cũng là một tạo vật của Chúa Cha, có thật và là nguồn gốc của những sự xấu ác, có quyền khuấy khuất nhân loại, và có sẵn trong mọi người từ khi sơ sinh. Đây cũng là tín điều man rợ nhất và xúc phạm nhất đối với những người không theo đạo Công giáo.  Tín điều này, chỉ có thể có trong đầu óc của những tín đồ Công giáo, cho rằng: bất cứ đứa trẻ nào sinh ra cũng đều bị Sa Tăng ngự trị trong người, nếu không đuổi Satan ra khỏi thân thể đứa bé bằng những nghi thức "rửa tội" hoang đường, phản khoa học, phi lý trí, thì Satan sẽ còn ở lại với đứa trẻ suốt đời.  Đông phương cho rằng: "Nhân chi sơ, tính bản thiện".  Trái lại, Công Giáo của Tây phương quan niệm "Nhân chi sơ, tính bản ác".  Lịch sử đã chứng minh rằng, không thiếu gì người Công Giáo, những người đã chịu lễ rửa tội, từ Giáo hoàng trở xuống, tệ hại và ác độc hơn những người ngoại đạo.  Khi rửa tội thì Sa Tăng đã rút lui, nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần.  Vậy Chúa Thánh Thần chính là nguồn gốc của những sự xấu ác trong những con người xấu ác khi đã trưởng thành này Không thiếu gì người ngoại đạo suốt đời không làm điều gì xấu ác, trái với lương tâm.  Điều này chứng tỏ rằng, Satan (nếu có) trong những người ngoại đạo, những người chưa rửa tội, còn tốt gấp bội lần Chúa Thánh Thần đã thay thế Satan trong những tín đồ Công giáo xấu ác sau khi đã rửa tội.)
3. Ghi dấu Thánh giá:
    Linh mục vẽ dấu thánh giá trên trán và ngực đứa nhỏ.
   (Để làm gì và có tác dụng gì?  Không thấy giải thích)
4. Nghi thức đặt tay:
   Linh mục giơ bàn tay phủ lên đầu đứa nhỏ, chỉ dấu Chúa Ki Tô chinh phục nó.
   (Chúa Ki Tô ở trong bàn tay của linh mục?  Cùng một lúc ở trên thế gian này có biết bao nhiêu đứa trẻ đang bị cưỡng bách rửa tội.  Chúa "quyền phép vô cùng" như Tề Thiên Đại Thánh nên có thể cùng lúc nằm trong bàn tay của vô số linh mục trên khắp thế giới để chinh phục những đứa trẻ sơ sinh chưa biết gì, chưa hiểu gì?  Mà chinh phục đứa trẻ sơ sinh để làm gì?  Để sau này lớn lên làm tôi tớ hèn mọn của Chúa như Linh mục Trần Lục tự nhận và được khắc trên tấm mộ bia của ông?  Các bậc cha mẹ mang con đi rửa tội không muốn cho con mình làm người tự do, có trí tuệ, chỉ muốn con mình được một người Do Thái đã chết cách đây gần 2000 năm chinh phục làm tôi tớ hèn mọn.  Thật là tội nghiệp cho những đứa trẻ này.)
5. Ban muối:
   Linh mục ban muối cho đứa nhỏ.  Muối giữ cho khỏi hư thối, chỉ rằng đức tin gìn giữ khỏi sự tội.
   (Đức tin có thực sự gìn giữ khỏi sự tội không?  Tội đây tuyệt đối không phải là tội của con người trong đời sống hàng ngày, vì thực tế cho thấy đức tin đâu có gìn giữ tín đồ khỏi tội lỗi đâu?  Vậy tội đây là "tội Tổ Tông".  Nhưng, như trên đã nói, "tội Tổ Tông" chỉ là một huyền thoại của dân Do Thái cổ xưa, cho nên lễ tiết "ban muối" trở thành vô nghĩa, đượm màu mê tín của người dân Do Thái bán khai)
6. Lại trừ quỷ:
   Linh mục lại truyền cho Satăng lần nữa, phải ra khỏi đứa nhỏ.  Ngài vẽ dấu thánh giá trên trán, bởi vì dấu đó là ấn tích của Chúa Ki Tô, đoạn truyền cho Satăng không bao giờ được làm mất dấu ấn tích đó.
   (Đây là lần thứ hai ông Linh mục đuổi Satan ra khỏi đứa trẻ.Trong nghi thức trừ quỷ lần đầu, Linh mục đã ra lệnh cho Sa Tăng phải rút lui nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần.  Một là Sa Tăng coi thường lệnh của Linh mục chẳng có uy lực gì, hai là Chúa Thánh Thần đã biến thành Sa Tăng trong thân thể đứa trẻ nên Linh mục lại phải đuổi Sa Tăng ra khỏi đứa trẻ lần nữa.  Điều thứ hai này có thể đúng hơn vì khi lớn lên, đứa trẻ vẫn có thể làm ác, dù rằng mọi hành động, suy nghĩ của đứa trẻ sau này đều được Chúa Thánh Thần chỉ đạo.  Khó mà có thể đổ tội cho Sa Tăng được nữa.  Mặt khác, đứa trẻ chưa biết nghe.  Linh mục nói gì nó  có hiểu gì đâu, nhiều khi đang nói thì nó ị đùn, tè dầm, hay khóc oe oe.  Mà có thật là có Satan trong người đứa bé không?  Thật tội nghiệp cho một đứa bé ngây thơ trong trắng, hồn nhiên, vô tội, bị cái niềm tin quái gở làm ô nhiễm nó.  Nếu có Satan thì Satan cũng không ở trong đứa bé.  Theo một nghĩa nào đó, chính Satan nằm trong linh mục, người đã tin vào những điều hoang đường của thời bán khai, cưỡng nhét Satan vào đứa bé để có cớ mà đuổi Satan ra, một quyền lực giả dối tự tạo để ngự trị trên đầu óc của đám tín đồ.)
7. Rước vào nhà thờ:
   LM đặt dải khăn quàng của ngài trên mình đứa nhỏ, rồi đưa vào nhà thờ Chúa, vừa đi vừa đọc: Con hãy vào nhà Chúa để thông phần sự sống đời đời cùng Chúa Ki Tô.
   (Lại sống đời đời.  Cái bánh vẽ trên trời này kể ra cũng hấp dẫn. Nhà thờ được gọi là nhà Chúa.  Nhưng trên thế giới đã có biết bao nhà thờ, kể cả những nhà thờ danh tiếng ở bên Ý, bị bão lụt, xét đánh, động đất v..v.. hủy hoại.  Vậy có thật nhà thờ là nhà Chúa không? Trong thư tố cáo linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Dũng ở giáo phận Toulon của cô Lữ Thị Thu Nga chúng ta có thể đọc: “Thánh giá bằng gỗ ông ấy đeo trên cổ cũng bị “lê lết” trên người con. Có những lần hứng chí ngay trước khi dâng Thánh lễ - dù chỉ còn 10 phút - ông ấy cũng đè con ra để thỏa mãn thú tính nhục dục.”  Vậy đây là chuyện trong nhà Chúa hay trong nhà quỷ dâu xanh.
 8.  Trước giếng rửa tội.
- Mọi người cùng đọc Kinh Tin Kính và Lạy Cha.
- LM lại còn truyền cho quỷ lần nữa phải dứt bỏ đứa nhỏ; để tâm hồn em bé trở nên Đền thờ Chúa hằng sống ngự.
   (Đây là lần thứ ba trong lễ tiết rửa tội ông linh mục đuổi Satan ra khỏi người đứa trẻ.  Nhưng đã hai lần Linh Mục truyền nó phải rút lui nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần rồi cơ mà.  Hai lần trước Chúa Thánh Thần đã vào thay thế chỗ của Satan, vậy đâu còn Satan trong người đứa bé, do đó ông linh mục đuổi Satan thực ra là đuổi Chúa Thánh Thần alias Satan.  Hay thiệt.)
-  LM vừa sờ vào tai, lỗ tai của đứa nhỏ vừa đọc: "Ephêta", nghĩa là: "hãy mở ra" có ý chỉ: hãy mở tâm hồn đón rước Chúa.
   (Ông linh mục có vừa sờ vào tai, lỗ tai của đứa nhỏ vừa đọc "Ephêta" thì đứa nhỏ cũng chẳng hiểu Ephêta là cái quái gì.  Bố nó còn chẳng hiểu nữa là nó, vừa mới sinh ra đời, chưa hề học cái ngôn ngữ chết (dead language) là tiếng Latinh, hoặc tiếng Do Thái (Linh mục Joseph McCabe cho biết ông thường đọc Epheta bằng tiếng Do Thái (in Hebrew).  Dù ông có đọc bằng tiếng Việt nó cũng chẳng hiểu.  Vậy hành động của ông có tác dụng gì đối với nó?  Mà thực ra, ông nhét Chúa vào tâm hồn trong trắng của nó chứ nó đâu có tự nguyện mở tâm hồn để đón rước Chúa đâu.)
-  LM hỏi: "Con có bỏ Sa tăng không? Có bỏ mọi việc dối trá nó làm không?  Người đỡ đầu trả lời thay: Con xin bỏ.
   (Ông Linh mục ơi, ông đã truyền cho Sa Tăng phải bỏ đứa trẻ, đi sang phía Tin Lành hay đi đâu đó (xin đọc tài liệu của linh mục Joseph McCabe), nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần mấy lần rồi?  Satan ở đâu nữa mà ông còn phải hỏi đứa con nít còn khóc oe oe chưa biết nói, chưa hiểu gì, một câu hỏi ngớ ngẩn như vậy?  Mà Bố nó trả lời chứ đâu có phải là nó trả lời.  Nhỡ nó không muốn bỏ Sa Tăng thì ông làm gì nó? Thực tế ở ngoài đời cho thấy, từ Giáo hoàng trở xuống cho đến tín đồ cùng đinh, trong số này có thể có cả ông nữa, không thiếu gì người khi lớn lên không muốn bỏ Sa Tăng qua những hành động phi luân lý, phi đạo đức của họ.)
-  LM lấy dầu thánh xức trên ngực và vai đứa nhỏ chỉ rằng nó sẽ có sức mạnh chống nổi Sa tăng.
   (Thật hoang đường.  Chính ông còn không đủ sức chống Sa Tăng nằm đầy trong Giáo hội, nhất là trong Vatican, làm sao mà chút "dầu Thánh", cái dầu mà chính ông đã xức khi nhỏ, có tác dụng chống Sa Tăng?  Ông có biết trong giáo hội của ông có bao nhiêu Giáo hoàng, Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám mục, Linh mục phạm tội giết người, nghiện rượu, đàng điếm trai gái, cưỡng bách tình dục trẻ em, đồng giống luyến ái, bị bệnh AIDS v...v... không?   Mặt khác, ông có biết rằng việc làm của ông vô giá trị hay không?  Vì Thánh Kinh đã viết rõ, dầu Thánh chỉ để xức cho người Do Thái, không được xức cho người ngoài, xức cho người ngoài là vô hiệu lực (Exodus 30: 22-33).  Thỉnh ông hãy đọc lại Thánh Kinh đi.)
9.  Ở Giếng Rửa Tội:
   Ở giếng rửa tội, LM còn bảo người đỡ đầu tuyên xưng đức tin lần nữa.
-  LM đổ nước ba lần thành hình thánh giá trên đầu kẻ chịu phép rửa tội, vừa đổ vừa đọc lời rửa tội.
-  LM lại xức dầu thánh trên đỉnh đầu đứa nhỏ đã trở nên giáo hữu được dự phần con cái trong gia đình Chúa Kitô.
-  LM trao áo trắng cho đứa nhỏ mà nói rằng: Con hãy nhận lấy áo trắng này.  Ước gì con sẽ giữ mãi cho tinh truyền, tới ngày ra trước tòa Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta mà lĩnh sự sống đời đời.
   (Thánh Kinh viết rằng, Chúa sẽ trở lại trần để lập tòa phán xét nhân loại ngay khi vài môn đồ của Chúa còn sống.  Sau đó thì Chúa biệt tăm.  Đến nay đã 2000 năm, người ta đã tiên đoán ngày Chúa phán xét bao nhiêu lần rồi, và lần nào cũng sai.  Lời hứa "lĩnh đời sống đời đời" trước Tòa Chúa rút cục chỉ là những lời hứa hẹn vô trách nhiệm của giới chăn chiên, lừa dối những tín đồ đầu óc thấp kém, cả tin.)
- LM lại trao cho đứa nhỏ cây nến thắp sáng mà bảo:
Con hãy nhận lấy ngọn nến sáng này.  Hãy giữ luật Chúa, bảo vệ ân sủng đã nhận khi chịu phép rửa tội.  Như vậy, tới ngày Chúa đến ban tiệc cưới đời đời, con sẽ có thể cùng các thánh ra đón rước Người, đi vào triều đình thiên quốc, hưởng phúc đời đời.
Đoạn LM chúc lành bình an cho đứa nhỏ.
(Miễn phê bình)
   Bản văn của nghi thức rửa tội đã chứng minh rằng “bí tích”  rửa tội vô giá trị vì không có gì chứng tỏ là cái "tội tổ tông" hoang đường đã được rửa sạch, quyền lực của Linh mục chỉ là giả tạo để lừa dối tín đồ vì không có gì bảo đảm là Sa Tăng đã rút lui nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần trừ phi chúng ta hiểu rằng Sa Tăng và Chúa Thánh Thần tuy hai mà là một, theo như tinh thần bản văn và những thực tế ở ngoài đời.  Thật vậy, sách Giáo Lý Công Giáo viết, trang 153:
   "Khi chịu phép rửa tội rồi, ta được Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần tới ngự trong tâm hồn.  Người giáo hữu trở nên đền thờ Chúa ngự."
   Như vậy thì ai chịu trách nhiệm về những hành động xấu xa, ác độc, vô luân v..v.. của một số giáo hoàng, giám mục, linh mục và vô số con chiên sau khi tất cả những người này đã rửa tội và được Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần ngự trong tâm hồn?  Đổ tội cho Sa Tăng chăng?  Nhưng như vậy thì rõ ràng là cả ba Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần họp lại cũng không chống nổi Sa Tăng, vậy bày đặt ra chuyện "toàn năng" với "cứu rỗi", với "ban cho đời sống đời đời" v...v... làm gì?  Có phải chỉ là để lừa dối những kẻ nhẹ dạ, cả tin, không có đầu óc suy luận hay không?
   Trước những tài liệu nêu trên của linh mục McCabe và của học giả Công giáo Guillemin, và trước bản văn mô tả nghi thức rửa tội trong sách Giáo Lý Công Giáo của Việt Nam mà tôi vừa bình luận ở trên, các tín đồ Công giáo Việt Nam ngày nay đứng trước một vấn đề nan giải, vì họ bắt buộc phải chấp nhận điều sau đây. 
   Nếu tin vào hiệu năng của bí tích rửa tội qua quyền phép ảo thuật của linh mục hay giám mục mô tả trong nghi thức rửa tội, thì tất cả những tội lỗi của Công Giáo đối với nhân loại là tội của Chúa Ba Ngôi, vì sau khi rửa tội, Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần đã thay SaTăng tới ngự trong tâm hồn của các tín hữu Công giáo.  Người giáo hữu đã trở nên đền thờ nơi Chúa ngự.  Những hành động của các tín đồ Công giáo, do đó, đều không phải là do Sa Tăng có quyền khuấy khuất, vì Sa Tăng đâu có còn trong người nữa, mà chính là do sự hướng dẫn tâm linh của Chúa Thánh Thần.  Vả chăng, giáo hội thường dạy các con chiên: Giáo hoàng là do sự mạc khải linh ứng của Chúa Thánh Thần cho các hồng y trong việc tuyển lựa giáo hoàng, giáo hoàng được Thánh linh chỉ đạo, không thể sai lầm về đức tin hay đạo đức, và giáo hội là nhiệm thể của Chúa Ki Tô cho nên không thể sai lầm.  Nhưng nay giáo hoàng đã chính thức xưng thú 7 núi tội lỗi mà giáo hội đã phạm đối với nhân loại và xin được tha thứ.  Và chúng ta cũng đã biết đạo đức của một số Giáo hoàng trong lịch sử giáo hội là như thế nào.  Vậy, đúng ra điều này phải được giải thích là chính Chúa Thánh Thần ngự trong các giáo hoàng, trong các tín đồ Công giáo, trong giáo hội, đã là nguồn gốc của mọi tội lỗi mà giáo hội cũng như những cá nhân trong giáo hội gây ra.
   Qua sự phân tích bí tích rửa tội ở trên, chúng ta đã thấy tất cả những sự lừa dối của giáo hội trong sách lược ngu dân, mê hoặc tín đồ bằng những điều hoang đường, phi lý, phi lô-gic, phản khoa học, mâu thuẫn v..v.. mà con người trong đời sống hiện đại, với những kiến thức của nhân loại ngày nay, không thể nào chấp nhận được.  Tất cả các bí tích của Công Giáo đều có mặt Thánh Linh hay Chúa Thánh Thần trong đó.  Chúa Thánh Thần đã biến thành công cụ của các giám mục, linh mục v..v.., vì các ông này muốn sai Chúa Thánh Thần đi đâu là Chúa Thánh Thần phải đi đó.  Đặc biệt hơn nữa, giáo hội tuyên bố rằng, trong ngày hạ trần hay hiện xuống, nghĩa là 35 ngày (ngũ tuần) sau ngày Chủ Nhật mà Giê-su sống lại, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống ngự và ở lỳ trong giáo hội cho tới ngày nay.  Chẳng vậy mà sách Giáo Lý Công Giáo viết, trang 95:
   Đức Chúa Thánh Thần hằng ở cùng Giáo hội và hoạt động trong đó.  Người (Chúa Thánh Thần là Người?) soi sáng cho Giáo hội khỏi xa chân lý.  Người thánh hóa Giáo hội bằng đổ ơn xuống tràn đầy.
   Vậy các “tiến sĩ Thần học” trong giáo hội giải thích làm sao về cái lịch sử chứa 7 núi tội ác của giáo hội mà giáo hoàng John Paul II cùng “tòa thánh” đã xưng thú trước thế giới, trong đó có các tội ác của tập thể Công giáo, của nhiều cá nhân giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục, cho tới con chiên?  Có cách nào giải thích ngoài điều chấp nhận những tội ác này là do hoạt động của Chúa Thánh Thần đổ ơn xuống tràn đầy để thánh hóa giáo hội?  Nếu không chấp nhận điều này thì phải chấp nhận là chẳng làm gì có Chúa Thánh Thần “hằng ở cùng giáo hội” và “soi sáng cho giáo hội” hay “thánh hóa giáo hội”.  Tất cả những luận điệu thần học mà giáo hội đưa ra chỉ là sản phẩm của một số người rất thế tục với mưu đồ thống trị đầu óc con người đằng sau cái chiêu bài thần thánh, khai thác sự yếu kém tâm linh của quần chúng thông thường.  Do đó, bản chất của Giáo hội Công Giáo không ngoài gì khác là một tổ chức thế tục buôn thần bán thánh mà giới chăn chiên đã dùng mọi thủ đoạn để mê hoặc đầu óc yếu kém của các tín đồ.  Ai không đồng ý xin mời lên tiếng.
   Tại sao chuyện Chúa Thánh Thần ngự xuống nơi con nít, theo lệnh truyền của linh mục, lại là chuyện chuyện hoang đường?  Bởi vì thực tế cho thấy những chuyện này không đúng như chuyện hoang đường về Thánh Linh giáng lâm trong Thánh Kinh.  Sách Giáo Lý Công Giáo trích dẫn đoạn sau đây trong Thánh Kinh, Công Vụ Các Sứ Đồ 2: 1-4:
   Đến ngày lễ ngũ tuần, các môn đệ Chúa đều họp mặt đông đủ.  Thình lình có tiếng động từ trời như luồng gió mạnh thổi vào đầy nhà.  Các môn đệ thấy những chiếc lưỡi bằng lửa xuất hiện, đậu trên đầu mỗi người.  Tất cả đều đầy dẫy Thánh Linh, mỗi người bắt đầu nói một ngoại ngữ do Thánh Linh chỉ bảo.
   Thời buổi này, có ai còn có thể tin được chuyện quái gở như vậy không.  Thứ nhất, tiếng động từ trời thì chỉ có thể vang tới chứ không thể thổi tới.  Vang tới to hay nhỏ là tùy  theo cường độ của tiếng động chứ không phải là như luồng gió mạnh thổi vào.  Không có gió thì tiếng động vẫn vang tới như thường. Luke (tác giả của sách Công Vụ Các Sứ Đồ) không hiểu gì về khoa học nên mới viết như trên. Thứ nhì, Thánh Kinh, những lời mạc khải không thể sai lầm của Chúa, Chúa Cha hay Chúa Con hay Chúa Thánh Thần cũng vậy vì ba chỉ là một, cho rằng trái đất phẳng dẹt như cái đĩa, không biết đến cả một nửa địa cầu, vậy Chúa Thánh Thần làm sao biết được tiếng nói của các sắc dân ở phía bên kia địa cầu mà chỉ bảo tiếng nói của họ.  Thứ ba, trong ngày lễ ngũ tuần, nghĩa là 35 ngày sau khi Giê-su sống lại, thì có bao nhiêu môn đồ họp hành.  Tất cả những người nghiên cứu Thánh Kinh ngày nay đều đồng thuận là Giê-su không có quá 12 môn đồ.  Vậy trên thế giới có bao nhiêu thứ tiếng khác nhau và 12 môn đồ trên, mỗi người phải nói bao nhiêu thứ ngoại ngữ, trong đó có những ngoại ngữ mà chính Thánh Linh cũng không biết đến sự hiện hữu của những ngoại ngữ này.  Thật là chuyện hoang đường quá sức tưởng tượng, thế mà vẫn có người tin và cho vào sách Giáo Lý Công Giáo.  Nhưng điều đáng nói là dấu hiệu khi Chúa Thánh Thần ngự xuống là dưới dạng các lưỡi lửa trên đầu mỗi người, nếu chúng ta có thể tin được cái chuyện có tính cách mạ lỵ đầu óc con người này.  Vậy có ai thấy những lưỡi lửa này hiện trên đầu của những đứa con nít trong lễ rửa tội chưa?   Kết luận?  Tất cả chỉ là trò lừa dối của giới chăn chiên ru ngủ những đầu óc không có khả năng suy luận.  Tin cũng được, nhưng tới một mức độ nào thôi chứ, cứ tin bướng tin càn bất kể là điều mình tin nó hoang đường, phi lý tới đâu thì thật quả là đáng tội nghiệp.
   Trên đây, tôi đã phân tích và trình bày tất cả những sự hoang đường phi lý và mâu thuẫn trong những bí tích rửa tội.  Tất cả những bí tích khác trong Công Giáo La Mã đại loại đều như vậy cả.  Điều lạ đối với tôi là mấy ông trí thức Công Giáo Việt Nam như Tiến sĩ Thần Học Nguyễn Khắc Xuyên viết về bí tích rửa tội trongSách Giáo Lý Công Giáo mà không hề nhận ra những điều kỳ quặc hoang đường, những lời đối thoại khôi hài trong đó.  Không hiểu đầu óc của họ thuộc loại nào.  Có vẻ như một đọc giả ở Úc đã nhận xét khá đúng:  một khi đã rửa tội vào Công giáo rồi thì phần lớn những giây thần kinh suy tư đã bị hủy diệt mất, chỉ còn lại những phần vô dụng, không biết gì hơn là nhắc lại như con vẹt những điều Giáo hội nhồi nhét vào trong đầu.

B.   Bí Tích Ban Thánh Thể.
   Bây giờ chúng ta hãy thử duyệt qua vài nhận định về cái lễ tiết “ban Thánh thể” , một lễ tiết quan trọng bậc nhất của Ki Tô Giáo. Các tín đồ Công Giáo, khi ăn một cái bánh nhỏ mà họ thường được dạy là “bánh thánh”, tin rằng mình đã thực sự ăn thịt và uống máu Chúa Giê-su.  Như vậy có phải là một hành vi mê tín, dị đoan không?  Họ tin rằng một mẩu bánh làm bột thường, sau khi được ông linh mục hoa tay làm phép, lẩm bẩm vài câu bằng tiếng La-Tinh, mẩu bánh đó đã được thánh hóa và trở thành đích thực là thịt và máu Chúa của họ.  Đó là niềm tin dựa vào “trí tuệ” hay chỉ là niềm tin mù quáng, nghe theo những lời lừa bịp của giới chăn chiên.  Đối với người ngoại đạo chúng tôi, đó là những hành vi mê tín, dị đoan và man rợ hơn bất cứ hành vi mê tín dị đoan nào khác. 
  Trước hết là nhận định của một tín đồ Công giáo đạo gốc Việt Nam, ông Charlie Nguyễn.  Trong cuốnCông Giáo: Huyền Thoại & Tội Ác, ông Nguyễn viết, trang 9 – 11:
   Cũng như tại các nhà thờ Công giáo ngày nay, các linh mục làm lễ MISA, có nghĩa bữa tiệc tế thần Jehovah (Đức Chúa Cha) bằng thân xác của Đức Chúa Con (Jesus).  Sau khi Chúa Cha ăn thịt Chúa Con xong thì đến phiên các cha cố và giáo dân cùng chia nhau ăn bánh thánh và uống rượu nho mà họ gọi là “rước lễ” hoặc “Phép Mình Thánh Chúa” (Corpus Christi).  Giáo lý Công giáo buộc mọi tín đồ phải tin rằng lúc rước lễ là lúc họ đang ăn thịt thật và uống máu thật của Jesus đã chết thối cách đây gần 2000 năm!  Đó là nghi lễ tôn giáo trọng đại của những người tự hào là “văn minh” đang sống trong một nước “mọi rợ” phương Đông là nước Việt Nam!  Nhờ phúc đức của ông bà tổ tiên nhân hậu để lại nên dân tộc Việt Nam chỉ có khoảng 5-7% dân số hồ hởi phấn khởi chạy theo nền văn minh khoái khẩu món thịt người (Cannibal).  Số còn lại 93% dân số Việt Nam may mắn đều là dân “mọi rợ” (theo nghĩa “mọi rợ” của sách kinh Công giáo dưới cặp mắt cú vọ của các cố đạo thừa sai cũng như dưới cặp mắt mơ huyền của các cố đạo bản xứ mất gốc.)
   Theo sử gia Hislop thì cái ý nghĩ quái đản về sự ăn thịt Chúa của người Công giáo là học đòi tục lệ của tà giáo mọi rợ ăn thịt người... (The idea of eating the flesh of God was of cannibalistic inception)..
   Sử gia trứ danh Durant, với những bộ sử lớn lao của ông đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới, đã viết: “Niềm tin về sự biến thể của bánh và rượu thành thịt và máu của Chúa Jesus trong nghi lễ Công giáo La mã là một trong những nghi lễ cổ xưa nhất của những tôn giáo thời ăn lông ở lỗ”(The belief in transubstantiation as practiced in the Roman Catholic Church is one of the oldest ceremonies of primitive religion. – The Story of Civilization: The Reformation, p. 749)

   Có thể có một số người Công Giáo Việt Nam, vốn không bao giờ sử dụng đến đầu óc, cho rằng Charlie Nguyễn chẳng qua chỉ là một “phản đồ” tầm thường, không đáng kể.  Không hẳn vậy, nhận định của Charlie Nguyễn rất sát với những nhận định của một số linh mục và học giả Công giáo như chúng ta sẽ thấy sau đây.  
     Học giả Công giáo Joseph L. Daleiden, sau khi nghiên cứu về những niềm tin trong dân gian cổ xưa, đã viết trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng như sau:
   Đã có một thời tôi tin vào cái tục lệ sơ khai mà Cicero đã viết trong thế kỷ thứ nhất trước thời đại thông thường (thật lâu trước khi Ki-Tô Giáo thực hành tục lệ này):  “Làm sao mà một người có thể đần độn đến độ có thể tưởng tượng được rằng cái mình ăn đúng là Thiên Chúa?”  Điều biện bạch duy nhất của tôi là, đó là trước khi tôi phát triển khả năng suy lý mà ngày nay tôi có.  Hơn nữa, tôi không có cách nào để biết rằng (vì nền giáo dục đặc biệt Công giáo. TCN) những nhà nhân chủng học và các sử gia đã truy nguyên ra rằng, sự thực hành cái lễ tiết ăn thịt Thiên Chúa đã là tín ngưỡng của con người trong buổi sơ khai, tin rằng mình có thể có được những uy lực của những vật mà mình ăn.
   Sau cùng, tôi đã bị lừa bởi trò bịp trong môn nghĩa ngữ học rất thịnh hành trong bộ môn giả khoa học là siêu hình học. Từ “biến thể” (trong lễ ban thánh thể, cho rằng bánh và rượu sẽ biến thành thịt và máu Chúa do sự phù phép của linh mục. TCN) gây nên sự khá kinh sợ cho những đầu óc chất phác.  Khi từ này lại do một người có thẩm quyền như một linh mục, mô tả tại sao bánh và rượu có thể đổi cái “thể” mà không đổi “tính chất” thì rất dễ làm cho người ta tin.  Hơn nữa, ai mà chẳng thích trò ảo thuật.  Nó chắc chắn là hấp dẫn hơn là đi đào sâu vào triết lý thực nghiệm của David Hume hay sự phân tích sắc xảo của Ludwig Feuerbach.  Chính hai người này đã là những người đầu tiên vạch rõ điều hiển nhiên như sau: cho rằng một vật (thể) hiện hữu mà không có thuộc tính (tính chất) thì cũng ngớ ngẩn như là cho rằng ngược lại, nghĩa là có “tính chất” mà không có “thể”.  (hãy chỉ cho tôi một cái “không có gì (nothing)  mà lại dài”, hoặc “không có gì mà lại xanh hay cứng).  Do đó, không có những vật thể hiện hữu riêng biệt nào có thể “biến thể” một cách có tính cách ảo thuật. (Tác giả viết đoạn này quá ngắn gọn nên hơi khó hiểu.  Vấn đề tác giả muốn nói là: bánh và rượu có những tính chất riêng của nó, thí dụ như bánh thánh thì có vị của bột, và rượu thì có vị ngọt hoặc hơi chát của rượu. Tín đồ ăn bánh và uống rượu chỉ thấy vị (tính chất) của bánh và rượu, chứ không thấy vị của thịt và máu Chúa, cho nên chuyện “biến thể” là chuyện không tưởng. TCN).  Một lần nữa, các nhà thần học đã thành công trong việc làm mê mẩn đầu óc con người bằng những từ vô nghĩa.  Tất cả những bí tích, giống  như những ngày lễ, biểu tượng của Ki Tô Giáo, chỉ là những toan tính đơn giản để thích nghi với những tín ngưỡng dân gian.  Đối với những người không có thiên kiến, có đầu óc suy lý, thì chúng ta có tràn ngập những bằng chứng để đi tới kết luận này.
   (Joseph L. Daleiden, The Final Superstition, p. 131: I once believe in that primitive custom of which Cicero wrote in the first century B.C.E (long before Christianity adopted the practice): “How can a man be so stupid as to imagine that which he eats to be a god?”  My only excuse is that it was before I had developed what slight powers of critical reasoning I now possess.  Also, I had no way of knowing that anthropologists and historians had traced the practice of the ritualistic eating of a god to the primitive belief that we acquire the powers of the creatures we eat.
Finally, I was fooled by the semantic trick so prevalent in the pseudoscience of metaphysics: the confusion of words with things.  The word “transubstantiation” is pretty awe-inspiring to an unsophisticated mind.  When it is backed by the weight of an authority figure, such as a priest who describes how the “substance” of the bread and wine can change without a change in “properties”, it is easy to be taken in.  Besides, everyone likes a magic show.  It is  certainly more entertaining than plowing through the empiricist philisophy of David Hume or the critical analysis of Ludwig Feuerbach.  It was these two men who first pointed out the obvious: for a thing (substance) to exist without its attributes (properties) is as silly an idea as the opposite notion - a property without a thing.  (Show me along nothing, or a hard, green nothing.)  Therefore, there are no separately existing substances that could undergo a magical transubstantiation.  Once again theologians successfully bewitched minds with meaningless words.  All the sacraments, like the feasts and symbols of Christianity, were simple attempts to accommodate pagan beliefs.  The evidence for this conclusion is overwhelming to unbiased, rational minds.)
   Linh mục Joseph McCabe cũng có cái nhìn khác về lễ ban Thánh Thể vì trong thời gian trên  25 năm, ông  ta đã làm lễ này không biết bao nhiêu lần trong các nhà thờ.  Trong cuốn Sự Thực Về Giáo Hội Công Giáo  ông viết như sau:
   Bí tích ban Thánh Thể - nghĩa là, giáo điều về sự "hiện diện thực" của Chúa Ki Tô trong bánh và rượu đã được Thánh hóa - đích thực là niềm tin chính của Giáo Hội Công Giáo ...Vì trên cái sở hữu vô gíá về một đời sống thực của Thượng đế trong họ, và trên cái bản chất kỳ lạ của chế độ giáo hoàng, mà các tín đồ Công Giáo có thái độ ưu việt nực cười đối với tất cả phần còn lại của nhân loại.  Và bí tích này là một trong những niềm tin ấu trĩ và điên rồ nhất được duy trì trong một tôn giáo văn minh.
   Giáo điều về lễ ban Thánh Thể của Giáo Hội thường không được rõ ràng.  Không phải vì Giáo hội trình bày sai nhưng vì sự kiện là: một người ngoại đạo không tin được rằng bất cứ một con người hiện đại có học thức nào lại có thể tin được những điều như vậy.   Họ biết Giáo hội dạy rằng có sự hiện diện đích thực của Thiên Chúa trong bí tích ban Thánh Thể.   Đã quen thuộc với niềm tin rằng Thiên Chúa  ở khắp mọi nơi, họ không thấy một ý nghĩa trí thức to lớn nào trong bí tích này.  Họ không biết, và không thể bị thuyết phục, rằng những tín đồ Công Giáo tin, và giáo hội của họ đoan chắc một cách giáo điều rằng, cái ở trước mắt họ rõ ràng là bánh và rượu, sau vài lời Thánh hóa, lại không phải là bánh và rượu, mà là chính nhục thân sống của Chúa Giê-su Ki-Tô, từ đầu tới chân.
  Trong buổi đầu của thời Trung Cổ, cũng như trong nhiều triệu tín đồ Công Giáo vô học ngày nay, giáo hội không cần tới một sự giải thích nào về sự biểu hiện của bánh và rượu, cũng như không cần tới một toan tính giải thích nào về tại sao nhục thân của Chúa Ki Tô cùng lúc ở trên thiên đường và hàng triệu nơi khác trên trái đất.  Đối với những đầu óc như vậy, họ có thể tin bất cứ điều gì.  Mọi giải thích cũng rườm rà như mọi lý luận.
   Thật là rất thuận tiện.  Bằng một hoạt động siêu nhiên, trong buổi lễ, cái "thể" vô hình của bánh và rượu được thay thế bằng cái "thể"  của nhục thân thực, sống động của Chúa Ki Tô.   Còn về tại sao nhục thân của Chúa Ki Tô có thể cùng lúc ở hàng triệu nơi khác nhau, và toàn bộ nhục thân này hiện hữu trong một mẩu bánh, thì câu trả lời là - hãy cúi đầu tuân phục bí nhiệm của sự "biến thể".
   (McCabe, Joseph, The Truth About The Catholic Church, pp. 66-68: The sacrament of the Eucharist - that is, the doctrine of the "real presence" of Christ in the consecrated bread and wine - is quite the central belief of the Catholic Church...It is on this priceless possession of a real live god in their midst, and on the miraculous nature of their papacy, that Catholics affect their amusing air of superiority to all the rest of mankind.  And it is one of the most childish and foolish beliefs that was ever preserved in a civilized religion.
   The doctrine of the Church is not generally understood.  This is not due to "misrepresentation" but to the fact that a non-Catholic does not find it credible that any educated modern man or woman should believe such things...  He is aware that Catholics profess the "real presence" of God in the Eucharist.  Being accustomed to the belief that God is everywhere, he sees no intellectual enormity in this.  He does not know, and can hardly convinced, that Catholics believe, and their Church sternly and dogmatically insists, that in what seems to the eye to be bread and wine, there is, after the words of consecration, no bread and wine at all, but the living body of Jesus Christ down to the last eye-lash and toe-nail.
   In the earlier Middle Ages, as among the uneducated Catholic millions today, no explanation of the appearance of bread and wine was needed; nor was it necessary to attempt any explanation how the human body of Christ could be simultaneously in heaven and in a million places on the earth.  To such minds anything is possible.  Explanation is as superfluous as argument.
   This was very convenient.  By a supernatural operation, in the mass, the invisible "substance" of the bread and wine is replaced by the "substance" of the real, living body of Christ...As to how the body of Christ could be in a million places at once, and could exist in its full proportions in a crumb of bread, the answer was - bow to the mystery of "transubstantiation.".)

   Trong đoạn trên, Linh mục Joseph McCabe đã chứng tỏ đức tin Công giáo về "bí tích ban Thánh Thể" là phi lý trí, vì nếu dùng lý trí để suy luận thì không ai còn có thể tin vào những điều hoang đường kỳ quặc như vậy.  Cũng vì vậy mà chúng ta thấy trong cuốn " Huyền Thoại Về Những Thiên Chúa Cuối Cùng: GiaVê và Giêsu" ("Mythology's Last Gods: Yahweh and Jesus",  p. 16), Tiến sĩ William Harwood, một tín đồ Công giáo phải mất ba năm mới tỉnh ngộ và bỏ được những niềm tin phi lý sau khi nghiên cứu lịch sử các tôn giáo trong đế quốc La Mã và khám phá ra rằng "bí tích" ăn thịt uống máu Chúa (Eucharist) mà ông đã tin và thọ hưởng bí tích này hàng tuần và trong nhiều năm, đã có từ 3000 năm trước khi Giêsu ra đời, và rằng các Thiên Chúa hay Thượng Đế (Gods) chỉ là những chuyện tưởng tượng y như những chuyện thần tiên kể cho trẻ con nghe. (Dr. Harwood..discovered that the "god-eating" ritual in which he participated weekly as a believing Christian had existed three thousand years before Jesus' birth.  Not for three years, however, could he fully abandon the disproved beliefs to which he had been emotionally committed, and acknowledge  that gods are  as imaginary as fairies)
   Học giả Công Giáo người Pháp Henri Guillemin cho bí tích này là một trò ảo thuật của giáo hội bày đặt ra và viết trong cuốn Cái Giáo Hội Khốn Nạn (Malheureuse Église, 1992) như sau:
   "Bằng vài lời lẩm bẩm, giáo hội gài vào trong một mẩu bánh thân thể, thân thể thực sự bằng xương bắng thịt của Giê-su Ki Tô để cho tín đồ dùng qua đường ăn uống (tác giả muốn nói đến bí tích "ban thánh thể". TCN)". 
   (Au moyen de quelques syllabes, elle insère, dans un fragment de pain, le corps, le corps physique de Jésus-Christ voué à une consommation buccale et stomacale...)
  Đặc biệt hơn cả có lẽ là những suy tư sâu thẳm từ nội tâm của Linh mục Charles Chiniquy trong cuốn50 Năm Trong “Giáo Hội” Rô-Ma (50 Years in the “Church” of Rome, Chick Publications, 1985) về tín điều “biến thể” của giáo hội Công Giáo, hay lễ “ban mình Thánh Chúa” hay “ban Thánh thể” .  Chúng ta hãy đọc vài đoạn của ông trong cuốn sách trên, nội dung kể lại cuộc đời của ông trong giáo hội Công Giáo.  Khi được phong chức Linh Mục ông cảm thấy hãnh diện hơn ai hết.  Ông viết, trang 70:
   Tôi được phong chức Linh Mục trong nhà thờ Quebec, bởi Tổng Giám Mục Signaie ở Canada.  Vị sứ giả này của giáo hoàng, bằng cách đặt tay lên đầu tôi, ban cho tôi quyền năng biến cải một mẩu bánh thành thân thể, máu, linh hồn và thần tính thực sự của đức Giê-su Ki Tô!  Giáo hội không thể sai lầm của tôi đã đặt tôi lên địa vị, không chỉ ngang bằng với Thiên Chúa Cứu Thế của tôi, mà thực ra còn trên cả Ngài!  Từ nay về sau, không những tôi chỉ ra lệnh cho Ngài, mà còn tạo ra Ngài, không phải là bằng đường lối tâm linh hay huyền nhiệm, mà là bằng một sự hấp dẫn mạnh mẽ cá nhân thực sự tạo ra con người Ngài…
   Tự bắt mình phải tin rằng mình có thể biến đổi một mẩu bánh thành Thiên Chúa đòi hỏi một cố gắng siêu đẳng về ý chí, và sự hủy diệt hoàn toàn khả năng hiểu biết, đến độ là, sau sự cố gắng đó, trạng thái linh hồn giống như là chết hơn là sống.
   Tôi đã từng tự thuyết phục là tôi đã làm một việc thánh thiện và siêu phàm nhất trong cuộc đời của tôi trong khi, thực ra tôi đã mang tội có tính cách xúc phạm nhất là thờ hình tượng.  Mắt tôi, tay và môi tôi, miệng và lưỡi tôi, tất cả mọi giác quan và khả năng hiểu biết của tôi đều nói với tôi rằng cái mà tôi thấy, cầm trong tay và ăn, không gì khác hơn là một mẩu bánh, nhưng những tiếng nói của giáo hoàng và giáo hội của ông ta lại bảo tôi rằng đó chính là thân thể, máu, linh hồn, và thần tính thực sự của Giê-su Ki Tô.  Tôi đã từng tự thuyết phục là tiếng nói của những giác quan và của khả năng hiểu biết  của tôi là tiếng nói của Satan, và tiếng nói dối trá của giáo hoàng là tiếng nói của Thượng đế của Chân lý.  Hàng ngày trong cuộc đời của mình, mọi linh mục của giáo hội Rô Ma đều phải đối diện với sự lầm lạc điên rồ kỳ lạ đó, nếu muốn tiếp tục làm linh mục của giáo hội Rô Ma.”
   (I was ordained  in the Cathedral of Quebec by the Right Reverend Signaie, Archbishop of Canada.  This delegate of the pope, by imposing his hands on my head, gave me the power of converting a real wafer into the real substantial body, blood, soul and divinity of Jesus Christ!..My infallible Church placed me, not only in equal terms with my Saviour and God, but in reality above Him!  Hereafter I would not only command, but create Him, not in a spiritual and mystical, but in a real, personal and most irresistible way…
   To make one’s self believe that he can convert a piece of bread into God requires such a supreme effort of the will, and complete annihilation of intelligence, that the state of the soul, after the effort is over, is more like death than alive.
  I had persuaded myself that I had done the most holy and sublime action of my life, when, in fact I had been guilty of the most outrageous act of idolatry!  My eyes, my hands and lips, my mouth and tongue, and all my senses and intelligence, were telling me that what I had seen, touched, eaten, was nothing but a wafer; but the voices of the pope and his Church were telling me that it was the real body, blood, soul and divinity of Jesus Christ.  I had persuaded myself that the voices of my senses and intelligence were the voices of Satan, and that the deceitful voice of the pope was the voice of the God of Truth!  Every priest of Rome must come to that strange folly and perversity, every day of his life, to remain a priest of Rome.)
    Quý đọc giả có thể đọc thêm bài: BÁNH THÁNH: Nhân Chuyện Chúa Giê-su Bị Chuột Hẩu Sực,bản dịch bài "The God of Rome (Jesus) Eaten by Rats" By Fr. Charles Chiniquy trong cuốn “50 Years in the “Church” of Rome”  [http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN73.php]
    Bàn về bí tích ban thánh thể, David Hume, một triết gia nổi tiếng của Tô Cách Lan (Scotland) phát biểu như sau:
   Trong tất cả các tôn giáo thì tôn giáo vô lý và vô nghĩa nhất là tôn giáo mà những người hiến thân cho Chúa, sau khi đã tạo ra Chúa, lại đi ăn thịt Chúa của họ. (Of all religions, the most absurd and nonsensical is that whose votaries eat, after having created, their deity.)
Nhưng Linh mục Cao Phương Kỷ của Công giáo Việt Nam thì viết về “Phép Ban Thánh Thể” như sau: 
   Đây là Giáo Lý Cao Cả Nhất trong Đạo, là Mầu Nhiệm Đức Tin, vì là Lời Truyền Phép Lạ Thánh Thể, biến bánh thành “Thánh Thể CHÚA GIÊSU”, và rượu thành “Máu Thánh CHÚA GIÊSU”. Đây chính là Một PHÉP LẠ vô cùng Nhiệm Mầu, chỉ có THIÊN CHÚA mới làm được, và  nhân loại phàm hèn cần ĐỨC TIN  (“sola Fides sufficit”, Thánh Tomas).
   Chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa trí thức Công giáo Tây phương và trí thức Công giáo Việt Nam.  Các vị lãnh đạo Công Giáo có lối giảng đạo rất lạ kỳ, bất cứ cái gì không giải thích được đều “giải thích” đó là mầu nhiệm của Thiên Chúa, mầu nhiệm đức tin, và bắt tín đồ cứ phải nhắm mắt mà tin, tin cả những điều không thể tin được. Ở đây cũng vậy, Linh mục Cao Phương Kỷ “giải thích”  Phép Thánh Thể là Một PHÉP LẠ vô cùng Nhiệm Mầu, chỉ có THIÊN CHÚA mới làm được.  Giải thích như vậy thì cũng như không, vì ít ra trong thời đại này, cũng phải vạch rõ sự mầu nhiệm là ở chỗ nào, bằng cách nào mà biến bánh thành “Thánh Thể CHÚA GIÊSU”, và rượu thành “Máu Thánh CHÚA GIÊSU”?  Thí dụ như: lấy một mẩu bánh phân chất, xong rồi đưa cho Linh mục Cao Phương Kỷ lẩm bẩm vài tiếng La-Tinh để thánh hóa nó, xong rồi mang đi phân chất lại ngay xem có gì khác nhau không, và chứng minh rằng trong đó có thịt của Giê-su, nghĩa là có các DNA cũng như “gen” của Giêsu. Mà đâu có phải là chỉ có THIÊN CHÚA mới làm được, mà chính là các linh mục tự cho mình cái quyền làm được, nghĩa là biến bánh thành “Thánh Thể CHÚA GIÊSU”. Chúa chết lâu rồi, và từ ngày chết đi có làm gì đâu.  Điều đáng nói là nhân loại không phải toàn là những kẻ phàm hèn cần ĐỨC TIN như Linh mục Cao Phương Kỷ viết.  Họ cần những lời giải thích rõ ràng, có cơ sở.  Những kẻphàm hèn cần ĐỨC TIN chỉ gồm có một thiểu số trong số hơn 6 tỷ người hiện hữu trên thế giới, và chỉ gồm có nhiều nhất là 7% trong số hơn 80 triệu dân Việt Nam.  Vậy linh mục Cao Phương Kỷ lấy cái phàm hèn cần ĐỨC TIN  của mình và của đám tín đồ ra làm cái phàm hèn cần ĐỨC TIN  của cả nhân loại thì đúng là viết bậy, viết mà không biết mình viết cái gì.  Nhưng hầu như mấy ông linh mục đều như vậy cả.  Người Công Giáo thường có lối viết rất cường điệu, chẳng hạn trong tờ Hiệp Nhất gần đây, đã viết bà Maria là “Nữ Vương Của Việt Nam” bất kể là chỉ có 7% dân Việt Nam coi Maria là Nữ Vương của họ, còn 93% coi bà Maria chỉ là cô gái ngoan, không phải là thế gian sự thường, theo một tục ngữ của Việt Nam. 

 C.  Về Cây Thập Giá.
Người Công giáo hàng ngày làm dấu cái mà họ gọi là “thánh giá”, tin rằng đó là biểu tượng “cứu rỗi”, nhưng không hề biết là cây gỗ hình chữ thập dùng để đóng đinh Chúa Giê-su chỉ tượng trưng cho một loại hình phạt tra tấn và hành quyết man rợ nhất của La Mã khi xưa.  Nếu trong lịch sử loài người, chỉ có một mình Giê-su bị đóng đinh trên cái giá chữ thập thì may ra, may ra thôi, còn có người có thể tin đó là một biểu tượng “cứu rỗi” nếu họ nhắm mắt tin theo nền thần học của Ki Tô Giáo.  Những Tân Ước viết rất rõ là Giê-su bị đóng đinh trên giá hình chữ thập cùng lượt với hai tên ăn trộm ở hai bên.  Ngoài ra trong lịch sử còn có không biết bao nhiêu người cũng đã bị hành quyết như vậy.  Vậy cái giá nào gọi là “thánh giá”, tại sao chỉ tôn sùng một cái giá mà Giê-su bị đóng đinh trên đó trong khi thực sự chẳng ai biết cái giá đó là cái nào, có gì khác biệt với các giá khác không. Và cái giá đó thánh ở chỗ nào.
   Thật vậy, cái giá bằng gỗ hình chữ thập mà Giê-su bị đóng đinh trên đó không phải là “thánh giá” như người Ca-tô Việt Nam thường dùng, cho rằng để vinh danh Chúa của họ. Bởi vì, hình phạt đóng đinh trên giá gỗ hình chữ thập là một cực hình của đế quốc La Mã dành cho những kẻ nô lệ phạm tội, trộm cắp, giết người, phản loạn v..v.. Thánh Kinh viết rõ, (Luke 23: 32,33; Matthew 27: 38)) Giê-su bị xử đóng đinh trên giá gỗ hình chữ thập cùng lượt với hai tên tội phạm, trộm cướp (criminals, robbers) khác.


   Không có lý do gì để chúng ta tin rằng cái giá gỗ mà Giê-su bị đóng đinh trên đó khác với những giá gỗ cùng loại trong thời đó. Bản văn bằng tiếng Anh viết là Giê-su “was crucified chứ không phải là was nailed on the holy cross. Mà “crucify” trong tự điển có nghĩa là: 1. Xử tử hình bằng cách đóng đinh hoặc trói trên một giá hình chữ thập (To put to death by nailing or binding to a cross); 2. Đối xử một cách độc ác, hành hạ (To treat cruelly; torment). Cho nên, chẳng có gì có thể gọi là “thánh” ở đây cả. Công Giáo đã thêm vào từ “holy” để thánh hóa một vật thuộc một cực hình tàn nhẫn và dã man nhất của nhân loại. Người ta đã tôn sùng một biểu tượng của sự tàn ác, cố tình quên đi sự khủng khiếp kết hợp với cây thập giá. Thật vậy, chúng ta hãy đọc một đoạn nói về cực hình này của Russell Shorto trong cuốn Sự Thực Trong Phúc Âm:
   Được đưa vào nghệ thuật Ki Tô qua nhiều thế kỷ, cực hình đóng đinh trên thập giá đã trở thành một kiểu trình bày ước lệ cao - đến độ như là một vật đẹp đẽ, làm cho ta khó mà có thể tưởng tượng được sự khủng khiếp thực sự của nó. Nhưng thực tế là một cái gì khác hẳn. Trước hết, chúng ta hãy xét đến ý nghĩa khủng khiếp của nó trong một xã hội mà nhân phẩm - ngay cả nhân phẩm của một nông dân - là đức tính cao nhất. Mang ra nơi công cộng - kết tội, phơi trần truồng (Nghệ thuật Ki Tô thường đóng thêm cái khố vào cho Giê-su trên thập giá. TCN) và chết dần trong hấp hối - là hình phạt dã man hơn sự hành quyết nhiều.
   Rồi có cả sự tra tấn. Thường là nạn nhân bị trói vào cột rồi bị quất, hoặc bằng một cây roi ngắn gồm có nhiều sợi dây da trên có đính những hạt bằng chì hay những mẩu xương, hoặc bằng gậy. Nạn nhân thường bị đóng lên giá hình chữ thập ở ngay dưới đất rồi giá được dựng thẳng đứng lên. Đinh thường được đóng qua bàn tay hay cổ tay và bàn chân…
   [Russell Shorto, Gospel’s Truth, p. 198: Over centuries of incorporation into Christian art, crucifixion has become highly stylized - a thing of beauty, even - that it is difficult to imagine the true horror of it.. But the reality was something else. Consider, first, the horror it meant in a society where personal dignity - even a peasant’s dignity - was the highest virtue. To be made a public spectacle - convicted of a crime, exposed naked, and dying in agony - was punishment far beyond mere execution.
   Then there is the torture. It generally included being bound to a post and flogged, either with a short whip consisting of several leather tongs beaded with lead or bone tips, or with sticks. The victim was usually mounted to the crossbar on the ground and it was then hoisted up and attached to the upright. Nails were usually driven through the hands or wrists, and the feet..]

Trong bài “Cái Khố Của Jesus Trên Thập Giá”, Charlie Nguyễn, một trí thức Công giáo đạo gốc, đã viết về cây thập giá với nhiều chi tiết hơn như sau: Link:http://www.sachhiem.net/index.php?content=PagingCNsub
 Thập giá là một dụng cụ giết người hết sức dã man, thường được các đế quốc cổ Hy Lạp và cổ La Mã sử dụng. Đây là một loại cực hình đặc biệt mà người La Mã và Hy Lạp chỉ dùng riêng cho các nô lệ hoặc dân các nước thuộc địa nổi loạn chứ không áp dụng cho các công dân của họ. Trước khi bị đóng đinh, các tội nhân không phân biệt nam nữ, đều bị lột trần truồng, tuyệt đối không có một mảnh vải nhỏ nào che thân. [Do đó, cái khố Giê-su mang trên cây thập giá là sản phẩm nghệ thuật sau này để che đậy (cover-up) sự kiện Giê-su là người Do Thái đã cắt bì, theo giám mục Peter de Rosa trong cuốn Vicars of Christ. TCN] Khi bị treo trên thập giá, sức nặng của cơ thể làm cho các vết đinh đóng trên tay chân bị căng xé khiến tội nhân bị đau nhức cùng cực nhưng không chết. Tội nhân phải sống để chịu những cơn đau buốt liên tục hành hạ trong một thời gian dài. Chỉ khi nào tội nhân kiệt sức không thể nâng đầu lên được nữa thì đầu sẽ cúi gằm xuống khiến cằm đụng vào ngực. Lúc đó tội nhân sẽ từ từ bị nghẹt cổ họng và chết vì ngộp thở (air-suffocation) chứ không chết vì bị chảy hết máu. [Một hình ảnh khủng khiếp của nạn nhân trên cây thập giá như vậy mà người ta vẫn thản nhiên đeo lủng lẳng trên cổ đủ mọi cỡ lớn nhỏ của cây thập giá đó, và dựng nó lên ở khắp nơi, thật là khó hiểu. TCN]
    Địa điểm hành hình tội nhân bằng thập giá thường ở những nơi công cộng như dọc đường lộ hoặc trên đồi cao để công chúng dễ thấy. Hình phạt xử tử bằng thập giá vừa là một hình phạt về thể hình giống như lăng trì (rất đau đớn và chết chậm) nhằm mục đích khủng bố tinh thần đám dân nô lệ và vừa là một nhục hình nhằm sỉ nhục tội nhân vì suốt trong một thời gian dài tội nhân bị phơi thân trần truồng trên thập giá truớc mặt công chúng.
   Lịch sử Tây phương ghi nhận nhiều vụ hành hình bằng thập giáVào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên, hoàng đế Alexander the Great của Hy Lạp đã xua quân tiến chiếm thành Tyre. Vì bị dân thành chống cự, Alexander đã ra lệnh đóng đinh 2000 dân của thành này. Vụ thứ hai rất nổi tiếng xảy ra năm 71 trước Công Nguyên, đó là vụ viên tướng La Mã Marcius Crassus ra lệnh đóng đinh 6000 nô lệ có liên quan trong cuộc nổi loạn của nô lệ Spartacus. Sáu ngàn cây thập giá mang xác người đã được dựng lên dọc theo con đường vài chục dặm từ Cupua đến Rome!
   Cây thập giá, biểu tượng của một loại hình phạt thuộc loại dã man nhất của nhân loại mà người La Mã dùng để hành hình các tội phạm trong xã hội, trở thành cái gọi là “Thánh giá”, là một chuyện có tính cách sỉ nhục đầu óc con người ngày nay.
   Chúng ta thấy rằng, nếu những luận điệu thần học Ki Tô Giáo về tội tổ tông và do đó kéo theo những giáo lý về “chuộc tội”, “cứu thế” và “cứu rỗi” của Giê-su chẳng qua chỉ là những huyền thoại mà Ki Tô Giáo bày đặt ra để huyễn hoặc đầu óc con người thì tất nhiên cây thập giá mà Giê-su bị đóng đinh trên đó không có ý nghĩa gì khác là một dụng cụ trong một loại hình phạt ác độc cổ xưa, và tuyệt đối không có gì là “thánh” ở đó cả.
   Hơn nữa, cây Thập ác đó, đối với những người hiểu biết, chỉ là một biểu tượng của một cách hành hình tội phạm man rợ nhất của người La Mã trong lịch sử nhân loại, và đối với những người hiểu biết và nhạy cảm, nó chỉ có tác dụng gây lên một ấn tượng ghê sợ và kinh tởm. Người dân hiểu biết về lịch sử cây Thập ác đó, mỗi khi nhìn thấy nó ở đâu, lại không khỏi rùng mình ghê sợ vì liên tưởng đến cái loại hình phạt dã man đó và sự đau đớn vô cùng tận của những người bị hành hình bằng cách đóng đinh trên cây thập giá.
   Trong thế giới tự do ngày nay, không ai cấm ai gọi cái hình cụ thập giá để đóng đinh người trên đó là “thánh giá”. Nhưng cũng trong thế giới tự do này, không ai cấm ai bày tỏ quan điểm của mình về thực chất cây thập giá đó trong lãnh vực học thuật. Khi xưa, trong thời đại dân trí còn thấp kém và nặng lòng mê tín, cây thập giá liên hệ đến những huyền thoại “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su, cho nên đối với những tín đồ Ki Tô Giáo, từ “thánh giá” đối với họ có một ý nghĩa nào đó. Nhưng ngày nay, trước sự tiến bộ kiến thức của nhân loại, trước những khám phá bất khả phủ bác của khoa học, vai trò “cứu thế” của Giê-su cũng như huyền thoại “cứu rỗi” đã bị chính những người trong Ki Tô Giáo nhổ bật gốc rễ và vứt bỏ, từ “thánh giá” đã không còn ý nghĩa, và do đó, trong lãnh vực học thuật, nó đã trở về nguyên vị là biểu tượng ác độc của một loại hình phạt man rợ của con người trong thời đại chưa khai hóa.  Như Michael Jordan đã viết ở trên: Nhưng ở bình minh của thế kỷ 21, nhiều người chúng ta không thể tự cho phép là ngu dốt hay mê tín, và đức tin bị che mắt của chúng ta phải mở rộng cho những phê bình nghiên cứu đứng đắn.

Vài Lời Kết:

   Qua phần phân tích và phê bình ở trên, chúng ta thấy rõ tôn giáo nào thuộc loại trí tuệ và tôn giáo nào thuộc loại mê tín.  Nhưng vì bị nhồi sọ kỹ nên người Công giáo vẫn cho mình là ở trong một “hội thánh” còn tất cả các tôn giáo khác đều thuộc loại mê tín ma quỷ.  Thật là tội nghiệp.  Nhưng xét cho cùng, vấn nạn trên không phải hoàn toàn thuộc phần các bậc lãnh đạo Công Giáo, mà phần lớn là ở các tín đồ thấp kém đã để cho các “bề trên” của họ dẫn dắt như là dẫn dắt đàn cừu vậy. Không hiểu đến bao giờ họ mới tỉnh cơn mê, đầu óc của họ mới mở mang để nhận ra sự thật trong mấy câu thơ của nhà đại văn hào Pháp Victor Hugo trong thế kỷ 19 mà tôi cho rằng ngày nay vẫn còn thích hợp:

Ngày nay, người dẫn dắt đàn chiên của Ngài trong bóng tối
Không phải là kẻ chăn chiên, mà là tên đồ tể đó, Chúa ạ!
(Ce qui mène aujourd’hui votre troupeau dans l’ombre
Ce n’est pas le berger, c’est le boucher, Seigneur!)
Victor Hugo, Les Châtiments, liv. 1, 2