Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH KITÔ GIÁO

CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH KITÔ GIÁO


I.  CÁI NÔI DO THÁI VỚI HUYỀN THOẠI KITÔ           
           
            Kitô Giáo là đạo thờ một người Do Thái mang tên Jesus.  Những người Kitô giáo là những người gọi Jesus bằng Chúa.  Giáo lý đạo Kitô ra đời trong cái nôi của đạo Do Thái.  Nhưng đến khi trưởng thành, Kitô giáo đã quay ngược lại dùng bạo lực buộc mọi người Do Thái phải từ bỏ Thiên Chúa của họ (Do Thái) để tôn thờ đồng đạo của họ là Jesus.
            Mặc dầu nhà thần học Kitô Giáo rất nổi tiếng là Tertullian đã viết:  "Một quyền căn bản và cũng là một đặc quyền của tự nhiên là mọi người đều được tự do thờ cúng tùy theo sự xác tín riêng của mình".  Điều đó rất đúng, nhưng người Kitô Giáo nói vậy mà không phải vậy.
            Trong hành động, người Kitô Giáo luôn luôn biểu lộ một thái độ bất khoan dung và đã thực hiện các sự ngược đãi thật kinh khủng.  Họ không yêu anh em láng giềng như lời dạy của Chúa Jesus.  Trái lại, đầu óc của họ chất chứa đầy ắp những thành kiến hẹp hòi, trái tim họ sôi sục những niềm tin mù quáng, họ hành hạ người Do Thái nhân danh Thầy của mình là một người Do Thái!
            Trên đây là những lời than thở của một học giả Do Thái, Leonard C. Yassen, suốt cả một đời là nạn nhân của đạo Kitô.  Ông đã viết những lời than khóc trong bài tựa cuốn sách của ông mang tên The Jesus connection to triumph over Anti-Semitism (The Crossroad Publishing Co. 1995).
            Leonard Yassen oán hận tính cực đoan của đạo Kitô.  Người Kitô Giáo đã quên một điều: Thiên Chúa của Do Thái là Thiên Chúa của Jesus.  Kinh Thánh Torah đã dạy mọi người đều là anh em vì đều là con của Adam (Bene Adam).  Chỉ vì mù quáng và lòng tự phụ, người Kitô Giáo đã biến các sách Phúc Âm của Tình yêu thành những Phúc Âm của hận thù.  Tất cả mọi tội ác đều phát xuất từ ý muốn tách rời đạo Kitô ra khỏi cái nôi Do Thái của nó!
            Tác giả viết: "Chính sách đầy thành kiến nói trên đưa đến quyết tâm xóa bỏ Do Thái.  Hành động loại trừ nảy sinh lòng tự cao tự đại nơi những kẻ quá khích và dẫn họ đến tội ác bạo lực và diệt chủng"  (This policy of prejudice results in exclusion and exclusion confers sense of superiority to extremists that can end in violence and genocide).
            Người Do Thái là những kẻ lót đường cho sự xuất hiện của Kitô Giáo bằng những ý niệm về Thiên Chúa Toàn Năng và quỉ Satan chuyên nghề cám dỗ, về Thiên Đàng vui sướng vô cùng và lửa hỏa ngục cháy muôn đời muôn kiếp không cần nhiên liệu, về ngày tận thế với những vì sao trên vòm trời rụng xuống như mưa và xác định loài người từ mọi chân trời góc bể nghe được tiếng kèn của thiên thần lổm ngổm bò dậy để nghe Thiên Chúa xét xử công tội trong ngày phán xét cuối cùng.  Nếu đạo Do Thái chỉ cung cấp cho đạo Kitô những ý niệm trên không thôi thì đã chẳng có chuyện gì xảy ra.  Khổ nổi, đạo Do Thái lại đẻ ra huyền thoại Chúa Cứu Thế mà tiếng Do Thái gọi là Messiah, Hy Lạp dịch thành Christos, nên phải lãnh đủ mọi hậu quả tai hại vượt ngoài mọi dự tưởng.  Người Kitô giáo bảo rằng:  Jesus là Chúa Christos, là Messiah mà các tổ phụ (tiên tri) Do Thái Abraham, Moses, David, Salomon, Isaiah... đã mỏi mòn mong đợi từ lâu.  Người Do Thái cho tới nay vẫn mong đợi Chúa Cứu Thế Christos ra đời.  Họ không coi Jesus là kẻ thù nhưng không nhận Ngài là đấng Messiah - Christos.  Trải qua gần 2000 năm lịch sử của đạo Kitô, biết bao triệu người Do Thái đã chết thảm chỉ vì cái tội chối bỏ Jesus là Thiên Chúa Kitô Leonard Yassen gọi đạo Kitô là cái Boomerang khủng khiếp của dân tộc Israel.  Cuối cùng, tác giả phải than một lời não nùng khiến mọi người cảm thấy buốt tim: "Ôi, nhiều triệu sinh mạng Do Thái và biết bao triệu sinh mạng khác của nhân loại vẫn không đủ đền mạng cho một nhân vật thần thoại Kitô!" 

II.  CÁI LÒ THẦN THOẠI HY LẠP  ĐẺ RA KINH THÁNH TÂN ƯỚC VÀ THUYẾT NGÔI LỜI NHẬP THỂ.

            Từ xa xưa, Hy Lạp đã nổi danh là một cái kho khổng lồ của thế giới về đủ loại chuyện thần thoại.  Đặc tính của các chuyện thần thoại này là người có thể biến thành thần hoặc thần biến thành người.  Người Hy Lạp có truyền thống ước mơ một vị thần linh đầy quyền phép sẽ từ trời xuống thế làm người để cứu họ thoát khỏi cuộc sống trầm luân phàm tục.  Cuối thế kỷ I trước Công Nguyên, một sản phẩm thần thoại mới của Hy Lạp được ra đời là Thần NGÔI LỜI , tức thần LOGOS, có nghĩa Thần Nói Ra Lời (Word / La Parole).  Thần Logos được mô tả là một Chúa Cứu Thế từ trời đầu thai vào một thân xác con người (A Savior God appearing in the flesh of a human personality).

 Trùng với thời gian đạo Kitô vừa đươc truyền tới Hy Lạp từ Do Thái, một số nhà văn Hy Lạp đã gán chuyện thần thoại Logos mới mẻ này vào nhân vật Jesus và biến Jesus thành "Chúa Kitô Ngôi Lời Nhập Thể".  Các nhà văn này lấy các tên giả là tên những môn đệ của Jesus.  Có tới 10 cuốn sách viết về Jesus-Kitô pha trộn với thần thoại và triết lý Hy Lạp.  Cuối cùng, Kitô Giáo đã gạn lọc vứt bỏ những cuốn không phù hợp và chỉ chọn 4 cuốn trong số những sách nói trên mà thôi.  Đó là các cuốn sách được mệnh danh là Kinh Thánh Tân Ước, hoặc các sách Phúc Âm (Gospels = Good News) mang các tên giả mạo là Mark, Mathew, Luke và John.  Thêm vào đó là cuốn "Tông đồ Công vụ" (Acts of Apostles) kể về công cuộc giảng đạo của Paul.  Những cuốn sách này là rường cột của đạo Kitô, chủ yếu mô tả 3 năm cuối đời Jesus, đề cao cái chết và sự sống lại của Ngài nhằm mục đích cuối cùng là đưa Jesus lên thành Thiên Chúa toàn năng.  Đạo Kitô được hình thành và trở nên một tôn giáo mới tôn thờ nhân thần theo tinh thần Hy Lạp.  Kitô Giáo là kết quả tổng hợp giữa huyền thoại Kitô của Do Thái và thần thoại Logos của Hy Lạp.

III.  KHOA THẦN HỌC VIỄN TƯỞNG TÂY PHƯƠNG
           
Sau hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, giáo lý của đạo Kitô đã được khuếch đại thêm do sự giải thích của các lý thuyết gia tôn giáo được mệnh danh là các nhà thần học.  Giữa thế kỷ 2, Kitô giáo bị phân ra 3 giáo phái:

1. Gnosticism. (Phái Tư Ngộ): Tại Ai Cập và Tiểu Á, một nhóm Kitô Giáo đưa ra chủ trương phủ nhận Thiên Chúa Jehovah của Do Thái.  Họ phân biệt thế giới gồm 2 phần:  tinh thần và vật chất.  Đối với họ, con rắn trong Vườn Địa Đàng là một vị thần khôn ngoan muốn giúp tổ tiên loài người là Adam và Eve trở nên khôn ngoan sáng suốt bằng cách ăn quả của cây Hiểu Biết (The Tree of Knowledge).  Con rắn không phải là quỉ mà là một đại ân nhân của loài người.  Adam và Eve chỉ vì quá sợ Jehovah đã không dám ăn trái cây Hiểu Biết nên loài người phải đau khổ vì không thoát ra khỏi sự ức chế của ác chúa Jehobah.
            Jesus là thần Logos xuống thế làm người, dạy loài người những điều khôn ngoan để thoát khỏi sự trầm luân của thế giới vật chất và để được hưởng sự bất tử về tinh thần.  Họ coi kinh thánh Do Thái là hoàn toàn vô giá trị và Jehovah không khôn ngoan bằng Logos.  Danh từ Gnostic có nghĩa là sự hiểu biết đích thực.  Họ tin Chúa Jesus là thần linh (spirit) nên Chúa không thực sự sinh ra mà chỉ nhập thể (incarnate).  Chúa không đau khổ trên thập giá vì Chúa là tinh thần.  Chúa cũng không cần sống lại vì Chúa không bao giờ chết cả!
           
2.  Marciosine. Giáo phái này do Marcion, một tín đồ Kitô Giáo ở Rome lập ra.  Marcion chủ trương hủy bỏ việc tôn thờ Thiên Chúa Jehovah của Do Thái vì Jehovah là một Thiên Chúa dữ tợn, hay thiên vị và vô nhân đạo.  Jehovah chỉ là một vị thần đã sáng tạo thế giới vật chất nhưng tinh thần lại rất thấp kém, về đạo đức lại còn thấp kém hơn nữa.  Jehovah không đáng được gọi là Thiên Chúa.  Thiên Chúa thật phải là Thiên Chúa của lòng yêu thương và tha thứ  (The Real God is a God of Love and Mercy).  Marcion hô hào mọi người từ bỏ Jehovah và chỉ tôn thờ Jesus vì chỉ có Ngài mới là Thiên Chúa thật.
           
            3.  Irenaeus.   Vào năm 185 sau Công nguyên, giám mục tại thành phố Lyon (Pháp) tên là Irenaeus xuất bản cuốn sách "Against the Heretics" kết tội hai giáo phái Gnosticism và Marcionism.  Ông kêu gọi các giáo hội Kitô tại Âu Châu cận đông và Bắc Phi hãy tẩy chay hai giáo phái nói trên và gọi các giáo phái này là tà giáo.  Ông chủ trương công nhận Kinh Thánh Do Thái là Cựu Ước với Jehovah là Chúa Cha,  công nhận Kinh Thánh Tân Ước với Chúa Jesus là Chúa Con.  Điều quan trọng nhất là Irenaeus đưa ra một bản dự thảo Đức Tin của các thánh tông đồ (The Apostles'Creed)
            "Tôi xin Đức Chúa Cha Toàn Năng, Chúa Jesus là con một Thiên Chúa. Ngài được sinh ra bởi Đức Chúa Thánh Thần và Bà Maria đồng trinh.
Ngài chịu đóng đinh dưới thời gian Pilate, chết và được táng xác, ngày thứ 3 Ngài sống lại lên trời ngự bên hữu Chúa Cha. Ngài sẽ xuống thế gian phán xét kẻ sống và kẻ chết.  Tôi tin Chúa Thánh Thần, Hội Thánh, phép tha tội và sự sống lại của kẻ chết".
            Cuốn sách "Against the Heretics" và bản dự thảo kinh Tin Kính của nhà thần học Pháp Irenacus (gốc Ả Rập) đã lót đường cho sự hình thành nền tảng giáo lý đạo Kitô như ta thấy hiện nay.

IV. THAM VỌNG CHINH PHỤC TOÀN CẦU CỦA ĐẾ QUỐC LA MÃ

            Tất cả các yếu tố huyền thoại và thần học của đạo Kitô sẽ chẳng ra gì nếu không có sự can thiệp tích cực của đế quốc La Mã, nói đúng hơn là tham vọng chinh phục toàn cầu của Hoàng Đế La Mã Constantine.
            Lịch sử cho ta thấy Ki Giáo đã trở thành một tôn giáo thuần nhất là do ý muốn riêng của hoàng đế Constantine vào đầu thế kỷ IV.  Có thể nói đạo Kitô là đạo của Constantine.  Nếu không có Constantine, Kitô Giáo có thể đã bị tiêu diệt hoàn toàn vào đầu  thế kỷ 4 vì trước đó Kitô Giáo đã bị bách hại suốt trên 150 năm do lệnh cấm đạo gay gắt của các hoàng đế tiền nhiệm.  Nguyên nhân chính yếu dẫn đến sự cấm đạo này hoàn toàn có tính chất chính trị.  Nguyên vào năm 160, đế quốc La Mã bị quân Hung Nô tấn công tại các vùng sông Danube và sông Rhin, các tín đồ Kitô Giáo đã tiếp tay cho quân Hung Nô chống La Mã.  Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius vô cùng tức giận bèn ra lệnh cấm đạo Kitô và giết rất nhiều tín đồ của đạo này.  Việc cấm đạo kéo dài từ đó đến cuối thế kỷ III trong khắp lãnh thổ của đế quốc La Mã.  Khoảng năm 250, hoàng đế Decius ra lệnh truy lùng và giết hết các tu sĩ Kitô Giáo tại Rome Antioch.  Phần đông các tín đồ Kitô tại Rome bị ném vào các đấu trường cho thú dữ ăn thịt, một số ít còn lại bỏ đạo thần phục nhà vua, một số khác bỏ trốn vào các hang bí mật.  Cuối thế kỷ III, hoàng đế Valerian ra lệnh triệt hạ mọi giáo đường lớn nhỏ của đạo Kitô trên toàn lãnh thổ đế quốc, tịch thu và đốt hết các sách kinh, các tài sản khác của giáo hội bị tịch thu.  Kitô Giáo gần bị tiêu diệt hoàn toàn vào giai đoạn lịch sử này.  Vừa lúc đó thì Constantine lên ngôi hoàng đế.  Tuy Constantine theo đạo của cha là Đa Thần Giáo La Mã nhưng lại rất tôn trọng mẹ là một tín đồ Kitô Giáo. 
Constantine ngạc nhiên nhận thấy nhiều tín đồ Kitô sẵn sàng chấp nhận cái chết chứ không chịu bỏ đạo.  Constantine tuy không theo đạo Kitô nhưng có quyết tâm biến đạo này thành một công cụ hữu hiệu để chinh phục thế giới (như đã trình bày ở một đoạn trước).  Y tuyên bố:  "Dưới dấu hiệu thập giá, ta sẽ chiến thắng". (IN HOC SIGNO VINCES).
             Năm 325, Constantine ra lệnh trả lại toàn bộ tài sản cho giáo hội Kitô và cho phép giáo hội thủ đắc thêm rất nhiều tài sản khác.  Constantine lấy công quỹ xây cất nhiều nhà thờ đồ sộ và buộc các dân ngoại đạo phải đóng tiền cho công việc này.  Ngày Chủ nhật trở thành ngày nghỉ lễ chính thức trong toàn đế quốc (Chrisian Sunday is a legal holiday of the empire).  Constantine quan tâm đến việc thống nhất giáo lý đạo Kitô, biến đạo này thành một tôn giáo thuần nhất để tạo sức mạnh chinh phục.  Vào mùa hè năm 325, Constantine triệu tập hội nghị Nicaea tại Thổ Nhĩ Kỳ, qui tụ trên 300 giám mục trong toàn đế quốc để thông qua bản dự thảo Kinh Tin Kính của Irenaeus.  Hội nghị đã thêm vào bản dự thảo của Irenaeus một số điều:
            - Đức Chúa Cha dựng nên trời đất, muôn vật vô hình và hữu hình.
            - Đức Chúa Con bởi Đức Chúa Cha mà ra, có cùng bản chất với Chúa Cha như ánh sáng bởi ánh sáng.
            Chúa Con cùng với Chúa Cha tạo thành muôn vật.  Hội nghị Nieaca cũng như bản dự thảo của Irenaeus đều không nhắc tới Ngôi Lời (Logos).  Sau hội nghị Nicaea, mọi tín đồ Kitô phải tuân theo các điều ghi trong Kinh Tin Kính, ai bất tuân đều bị sát hại.  Nhờ đó Kitô Giáo trở thành một tôn giáo thống nhất và mau chóng phát triển thành tôn giáo chính thức của toàn đế quốc.  Năm 383, Kitô Giáo được đế quốc La Mã đổi tên thành Công Giáo (Catolica).  Theo nguyên nghĩa tiếng La Tinh, Công Giáo không phải là đạo chính thức (official) của quốc gia hay của đế quốc mà có ý nghĩa toàn cầu (Universal).  Đế quốc La Mã có tham vọng dùng Kitô Giáo làm lợi khí chinh phục toàn thế giới, vì một khi toàn thể thế giới theo đạo Kitô, nhân loại sẽ trở thành một tập thể tín đồ trung thành tuyệt đối với đế quốc La Mã.  Tham vọng thâm độc này của đế quốc La Mã đã không thành.  Năm 1054, các giáo hội Kitô Hy Lạp và Đông Âu chính thức tách rời khỏi Công Giáo La Mã vì họ đã nhận thức được tham vọng bành trướng lãnh thổ núp bóng tôn giáo của đế quốc.  Sự tách rời này đã phân hóa Kitô Giáo thành hai giáo hội Đông Phương và Tây Phương.
            Trong tác phẩm Man's Religions, tác giả John B Noss viết: "Công Giáo Tây phương mang ý nghĩa toàn cầu với ý định bành trướng lãnh thổ của giáo hội ra khắp thế giới (Catholic in the West has required the meaning of extension of Universal in the sense of the geographical the church throughout the World - p. 457).
            Đầu thế kỷ XVI, Hoàng đế Anh quốc Henry VIII chính thức tách rời giáo hội Anh quốc khỏi công giáo La Mã để bảo vệ nền độc lập quốc gia.  Năm 1539, quốc hội Anh thông qua đạo luật qui định:  Vua nước Anh là người đứng đầu giáo hội Anh, có quyền bổ nhiệm các giám mục để cai quản các con chiên.  Linh mục được phép lấy vợ.  Người Anh sử dụng Kinh Thánh bằng tiếng Anh.  Năm 1559, quốc hội Anh thông qua đạo luật Act of Unifomity ban hành việc thống nhất các kinh sách cầu nguyện:  The Book of Common Prayers.
            Song song với phong trào độc lập dân tộc (vào thế kỷ 20), nhiều giáo hội Kitô thuộc Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh đã chấp nhận nền thần học giải phóng nhằm phục vụ hạnh phúc con người và độc lập dân tộc, họ đã tuyên bố tách rời khỏi giáo quyền của Vatican và bớt lệ thuộc vào các giáo điều hủ lậu cứng nhắc của cái gọi là Công Giáo La Mã.  (Roman Catholic Church).