Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

JESUS ĐÃ SỐNG CUÔC ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?

JESUS ĐÃ SỐNG CUÔC ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?

           
Cũng giống như Socrate và Khổng Tử, Jesus không viết sách và không ra khỏi đất nước mình. Tất cả những gì chúng ta biết về Ngài đều do bốn cuốn sách phúc âm của Matthew, Luke, Mark, và John.  Các cuốn này chỉ kể những gì liên quan đến 3 năm cuối đời của Ngài mà thôi.  Ba mươi năm đầu của cuộc đời Jesus không có một sách nào nói tới, ngoại trừ huyền thoại Giáng sinh và chuyện Jesus bị lạc cha mẹ trong dịp lễ Passover ở đền thánh Jerusalem vào năm Jesus lên 12 tuổi. Tóm lại, một khoảng thời gian lớn lao trong cuộc đời Jesus, kéo dài tới 30 năm, cho đến nay vẫn là một ẩn số lịch sử.
Chúng ta chỉ biết rõ một điều là Ngài đã sinh ra và lớn lên với tư cách một công dân Do Thái dưới thời lệ thuộc La Mã, triều đại hoàng đế Augustus.  Tuy là người Do Thái nhưng Ngài nói tiếng Aramic của dân tộc Syria là nước ở phía bắc Do Thái.  Ngài giảng đạo bằng tiếng Aramic chứ không phải bằng tiếng Hebrew của Do Thái.  Khi thân xác còn bị treo trên thập giá, Jesus kêu cứu  Thiên Chúa mà ngài gọi bằng Cha "Abba,Abba" là tiếng  Aramic. Nhưng điều trớ trêu là không   một cuốn sách phúc âm nào được viết bằng ngôn ngữ chính thức và duy nhất của ngài là tiếng Aramic !. Các bản gốc của các sách phúc âm đều được viết bằng tiếng Hy Lạp từ 35 năm đến 70 năm sau khi Ngài "lên trời".  Các tác giả viết về Jesus đều là những người sống xa Ngài cả về không gian lẫn thời gian và hoàn toàn mù tịt về 30 năm cuộc đời son trẻ của Chúa.  Người ta gọi thời gian này là "30 năm bí ẩn" hoặc "30 năm thất lạc của Jesus" (The lost years of Jesus).
Phúc âm đầu tiên do Mark viết*: "Đây mở đầu phúc âm của Chúa Kitô, Con Thiên Chúa" (Here begin the Gospel of Christ, the Son of God) và chuyện mở đầu là lễ rửa tội của Chúa do John the Baptist chủ lễ trên sông Jordan, lúc đó Ngài vừa tròn 30 tuổi.
Thông thường, khi tay chúng ta bị dính dơ thì chúng ta rửa tay. Mọi tín đồ tin mình có tội nên mới xin chịu phép rửa tội. Sau này nghi lễ rửa tội trở thành một thủ tục bắt buộc để nhập đạo. Vào lúc đó, John Baptist (tức Thánh Gioan Baotixita) đang là vị giáo chủ nổi tiếng của giáo phái Essene là một trong ba giáo phái lớn của đạo Do Thái. Trụ sở chính của giáo phái này đặt tại  Qumran ở gần Biển Chết (The Dead Sea) và chỉ cách 5 cây số từ trụ sở này đến chỗ Jesus được Gioan Baotixita ban phép rửa tội trên sông Jordan để được chính thức công nhận đã bỏ giáo phái Pharisees để gia nhập giáo phái Essenes (tương tự như người Công giáo đổi đạo sang Tin Lành ngày nay). Sau mỗi đợt thuyết pháp, nhiều tân tín đồ xin theo đạo Essenes đều kéo nhau xuống sông Jordan để cho Gioan Baotixita làm phép rửa tội. Sau đó, các tân tín đồ trở thành những đệ tử chính thức của Gioan Baotixita. Jesus là một trong số những tân tín đồ đó.
 Sự kiện Jesus được Gioan Baotixita ban phép rửa tội trên sông Jordan vào lúc Jesus 30 tuổi đã xác nhận chính Jesus cũng tin mình là kẻ có tội tổ tông như niềm tin của mọi người Do Thái khác cùng thời. Jesus, cũng như mọi tín đồ Do Thái, chẳng bao giờ có ý nghĩ  sẽ dùng cái chết của mình để xóa tội tổ tông cho chính mình và cho cả loài người. Mọi lý thuyết thần học Ki Tô Giáo về sự Cứu Chuộc (Salvation ) của Jesus đều là chuyện bịa đặt để lường gạt những người nhẹ dạ dễ tin mà thôi.
 
Phúc âm của John (Gioan Thánh Sử) thì mở đầu bằng cách giới thiệu Jesus là Ngôi Lời và đặc biệt chú trọng đến sự chết và sự sống lại của Jesus. John tuyệt nhiên không đả động gì đến 30 năm tuổi trẻ của Jesus.
Chỉ có Phúc Âm của Matthew và Luke thêm phần "Huyền Thoại Giáng Sinh" mâu thuẫn nhau như đã trình bày nơi chương 3.  Riêng một sách Phúc âm của Luke kể thêm: Vào năm lên 12 tuổi, Jesus được cha mẹ dẫn đến đền Thánh Jerusalem dự lễ Vượt Qua (Passover).  Nguyên vì gia đình của Jesus từ trước đến lúc đó là tín đồ của giáo phái Pharisees là giáo phái độc quyền chiếm giữ đền thánh Jerusalem. Do đó, mỗi khi đi dự lễ do giáo phái Pharisees tổ chức, cha mẹ Jesus đều dẫn con tới đền thánh này. Theo phúc âm của Luke thì trong dịp này, Jesus đã tỏ ra rất khôn ngoan trong cuộc tranh luận về giáo lý đạo Do Thái với các tu sĩ ở đền thánh Jerusalem (Luke 1: 41-52). Căn cứ theo các phúc âm, chúng ta có thể xác quyết một điều là gia đình Joseph-Maria-Jesus vốn là những tín đồ theo đạo Do Thái thuộc giáo phái Pharisees.
Từ đầu thế kỷ II Trước Công Nguyên (TCN), đạo Do Thái bị phân hóa thành 3 giáo phái chính :
            1) Pharisees độc quyền chiếm giữ đền thánh Jerusalem, có số tín đồ đông nhất, lập trường chính trị nói chung là ôn hòa.
            2) Sadducess ít tín đồ nhất nhưng rất bảo thủ và cuồng tín cực đoan, chỉ tôn trọng luật viết (written law) của đạo Do Thái và phủ nhận giá trị mọi tục lệ cổ truyền bất thành văn. Judas Escariot theo giáo phái cực đoan này. Về chính trị, Judas và Phê Rô đều là các du kích quân thuộc tổ chức chính trị Zealot với chủ trương tiêu diệt đế quốc La Mã bằng biện pháp quân sự.
            3) Essenes giáo phái đông thứ nhì sau Pharisees.  Giáo phái này cấp tiến nhất vì đứng về phía người nghèo, chủ trương cộng đồng tài sản giống như kiểu lý thuyết Cộng Sản. Giáo phái này kịch liệt đả kích hai giáo phái trên và kết tội họ là những kẻ đạo đức giả, bóc lột dân nghèo. Sau khi Gioan Baotixita bị vua Herod chém đầu theo lời yêu cầu của bà mẹ người đẹp Salomé, Jesus bắt đầu đi lang thang giảng đạo để tiếp nối con đường của sư phụ. Jesus cũng chửi rủa các giáo phái đối lập với luận điệu y hệt như vị tiền bối quá cố của mình.
Sự kiện Jesus được cha mẹ dẫn đến đền thánh Jerusalem đủ cho ta thấy gia đình Joseph thuộc giáo phái Pharisees của đạo Do Thái.  Như vậy, Jesus đã theo giáo phái Pharisees từ nhỏ theo nếp cũ của gia đình cho đến khi trưởng thành mới cải đạo sang giáo phái Essenes của John the Baptist.  Jesus cũng như mọi tín đồ Pharisees khác đã được các tu sĩ của giáo phái này dạy dỗ các điều căn bản của giáo lý trong các nhà hội (synagogue) vào các ngày lễ Sabbath.  (thứ bảy hàng tuần).  Các điều căn bản là: Luật 10 điều răn của Moises (Mai-sen), sách Leviticus tương tự như Sách Bổn Công Giáo, Thiên Chúa Jehovah cao hơn các tà thần khác như Molech, Jupiter, Appollo của Babylon, Ai Cập, La Mã và Hy Lạp v.v...
Jesus tin tuyệt đối vào Kinh Thánh Do Thái.  Jesus tuyên bố: "Cho tới khi trời đất hư mất, một dấu chấm trong Kinh Thánh Do Thái cũng không hư mất".  (Matthew 5: 18).Riêng lời xác nhận này cũng đủ cho ta thấy trình độ tâm linh của Jesus cũng chẳng khá hơn mấy so với các tín đồ Do Thái cùng thời vì Jesus cũng tin mọi chuyện nhảm nhí trong Cựu ước là những chân lý tuyệt đối !. Jesus tin xác loài người sẽ sống lại vào ngày tận thế.  Trong thời gian đi theo John the Baptist sống ở nơi hoang dã, Jesus mặc áo dài trắng giống như các tu sĩ thuộc giáo phái Essenes và tất nhiên đã học hỏi thêm được nhiều điều khác của đạo Do Thái qua sự giải thích của giáo phái này.  Do đó, bài giảng nổi tiếng nhất của Jesus được mệnh danh là Bài Giảng Trên Núi (The Sermons on the Mount) tức "Kinh Phúc Thật Tám Mối", là những điều đã được rút ra từ nhiều sách của đạo Do Thái: Genesis, Deuteromony, Exodus, Psalms, Prophets và các sách của giáo phái Essenes đã được các nhà khảo cổ tìm thấy tại Qumran năm 1947. Các tài liệu này gồm hàng trăm cuốn sách bằng da lừa, bằng những thanh gỗ hoặc thanh đồng. Các học giả quốc tế gọi những tài liệu này là "The Dead Sea Scrolls", hiện đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng.
Khoảng năm 25 sau Công nguyên, John the Baptist bị bắt và bị chém đầu do lệnh của vua Herod.  Trong lúc còn bị giam trong tù, John đã viết một bức thư và nhờ một lính gác ngục tốt bụng chuyển cho Jesus.  Trong thư này, John Baptist gọi Jesus là "kẻ đến sau mọi người" (the coming one after all  - Mark 1: 14-15).  Sau khi nhận được tin John đã chết, Jesus bắt đầu giảng đạo thay John.
 Nơi đầu tiên được diễm phúc nghe Ngài giảng là quê hương Gallilee của Ngài.  "Bây giờ, sau khi John bị bắt và bị giết, Jesus đến Gallilee rao giảng tin mừng của Thiên Chúa" (Mark 1: 14-15).  Jesus cố gắng thực hiện các lời tiên tri của Isaiah và Daniel để tỏ ra mình là Chúa Cứu Thế (Kitô) mà cả nước Do Thái đã mong đợi từ lâu.  "Isaiah là ngọn đèn sáng của Do Thái cho toàn thể loài người.  Cuộc đời của Chúa Jesus là để hoàn thành các lời tiên tri của Isaiah về Chúa Cứu Thế" (John 8:12).
 Tuy nhiên, có một điều hết sức quan trọng mà Jesus chẳng bao giờ làm hoặc làm không nổi để trở thành Chúa Cứu Thế đúng theo định nghĩa của tiên tri Isaiah là : "Chúa Cứu Thế là Đấng đến để giải cứu mọi kẻ bị áp bức" (to let the oppressed go free - Isaiah  6: 9 và 61 :1- 2). Thực tế cho thấy Jesus chưa bao giờ cứu những người bị áp bức. Vậy Jesus không thể là Chúa Cứu Thế chân chính mà chỉ là Chúa Bịp ! Số người trên thế gian bị đầy ải áp bức sau khi Jesus "cứu chuộc" lại còn đông hơn gấp bội so với số người bị áp bức trước khi Jesus có mặt trên đời này. Chẳng những Jesus đã không giải phóng cho một ai thoát khỏi sự áp bức, trái lại Jesus đã trở thành một tấm bình phong để những thế lực tội ác núp bóng giết hại trên hai trăm triệu người trong hai ngàn năm qua !. Riêng một sự kiện hiển nhiên này cũng đã đủ để đập tan cái luận điệu láo khoét cho rằng Jesus là Chúa Cứu Thế Ki-Tô !.
Jesus đi theo con đường của John Baptist nên Jesus cũng tự biết sớm muộn thế nào cũng bị bắt và bị giết.  Ngài tuyển mộ 12 môn đệ để sau này lãnh đạo 12 bộ lạc Do Thái.  Về niềm tin tôn giáo, Jesus cũng giống như sư phụ John Baptist,  luôn luôn chú trọng kêu gọi mọi người ăn năn tội lỗi và chuẩn bị đón nhận ngày tận thế đã đến gần trong tầm tay (the end of the world is at hand).  Ngài hăm dọa mọi người: "Cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sẽ đến bất thần như kẻ trộm".  Jesus đã tiếp nối con đường của John the Baptist với chủ đích tạo lập một khối quần chúng đông đảo gồm toàn những người trong sạch khao khát "nước Chúa trị đến" (purified individuals expecting the kingdom of God).  Một khi mạng lưới quần chúng lan rộng trên toàn Do Thái, cuộc nổi dậy thần thánh sẽ giải phóng đất nước Do Thái thoát khỏi ách thống trị của La Mã và bọn chính quyền Do Thái bù nhìn.  Bọn bù nhìn gồm có triều đình Herod và Hội Đồng Tối Cao Do Thái (Shanderin) đặc trách các vấn đề tôn giáo và tục lệ. Các tín đồ theo John và Jesus đều tin tưởng rằng:  Nước Chúa sẽ phá tan quyền lực của La Mã.  Sức mạnh vật chất của dân tộc Do Thái không đủ để lật đổ bạo quyền nếu không có sự can thiệp của Thiên Chúa.  Mọi người cần phải giữ linh hồn trong sạch để được xứng đáng đón nhận nước Chúa sắp đến.  Một khi nước Chúa trị đến, cuộc sống thanh bình hạnh phúc của toàn dân tự nhiên sẽ được thực hiện. John the Baptist và Jesus là những nhà tiên tri dỏm về ngày tận thế  (False apocalyptic prophets) có tham vọng khôi phục vương quốc Do Thái với chủ thuyết ngày tận thế sắp đến để kích động tâm lý quần chúng. Cái ngày tận thế "sẽ đến trong tầm tay" của hai thầy trò Jesus chưa bao giờ xảy ra và sẽ chẳng bao giờ xảy ra. Thế gian này vẫn sống mãi cho đến khi nào mặt trời nguội đi. Nếu có một ngày nào đó sẽ là ngày tận thế thì đó chính là ngày tận thế của cái giáo hội ác ôn bịp bợm tôn thờ Jesus!.
Jesus không hoàn toàn tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng vì cũng có lúc Jesus đã hình dung ra một sự rối loạn và phân tán của dân tộc Do Thái.  Jesus nói: "Các ngươi tưởng rằng ta đến để mang hòa bình cho trái đất sao?  Không đâu, ta bảo thật, ta chỉ mang đến sự phân tán"  (Do you think that I have come to bring peace to the earth?  No,  I tell you, but rather division! - Luke 12: 51-53).
John the Baptist và Jesus không phải là những người đầu tiên dùng chủ thuyết "ngày tận thế" để kích động quần chúng, Tám thế kỷ trước Jesus, Isaiah đã dùng chủ thuyết này với mục đích cải tạo xã hội và bản thân Isaiah đã được dân Do Thái tôn kính như Messiah (Chúa Kitô).  Đến khi John và Jesus xuất hiện, nhiều người Do Thái đã coi John và Jesus là Messiah hoặc "Isaiah tái thế".  Chính vì vậy, khi Jesus cưỡi con ngựa nhỏ về Jerusalem, một đám đông quần chúng đã tung hô "Vinh danh Đấng đã nhân danh Thiên Chúa mà đến" (Blessing on Him who comes in the name of God - Mark 11: 9-10).  Trong phiên xử tại đền thờ Jesuralem (người Do Thái chỉ được phép xét xử các tội liên quan đến tôn giáo), tu sĩ cao cấp của đền thờ hỏi Jesus:  "Ông có phải là Chúa Kitô không?" (Are you the Messiah?) Jesus trả lời: "Phải" (yes, I am - Mark 14: 61).
Tội của Jesus đã được xác định về phương diện tôn giáo vì Jesus đã dám mạo nhận là Con Trai Duy Nhất của Thiên Chúa (The Only Son Of God) . Theo giáo lý và tục lệ Do Thái thì sự mạo nhận này là một tội xúc phạm nặng nề đến đạo Do Thái.  Tuy nhiên, các tu sĩ Do Thái không có quyền đưa ra một hình phạt hình sự nào đối với Jesus, do đó họ đã giao Jesus cho quan toàn quyền La Mã Poncius Pilate xét xử.
Vào lúc này, tại Jerusalem đang cử hành đại lễ Vượt Qua (Passover) là một ngày lễ kỷ niệm trọng đại, vừa có tính cách lễ trọng của tôn giáo, vừa là ngày quốc khánh của Do Thái.  Số dân chúng từ khắp nơi đổ về thủ đô Jerusalem hết sức đông, đến nỗi các bải trống chung quanh thủ đô cũng không có đủ chỗ cho khách hành hương dựng lều trại.  Quan toàn quyền Pilate phải đem quân từ thành phố Cesarea về tăng cường bảo vệ an ninh cho thủ đô.  Đã từ lâu, Pilate để tâm theo dõi nhóm tôn giáo mới của John the Baptist và Jesus, coi nhóm này là một nhóm chính trị chống La Mã (Anti-Roman Political group).  Trong số các môn đệ của Jesus có nhiều người là du kích quân của đảng chính trị Zealot như Judas Iscariot và Peter (Phêrô).  Peter có tục danh là "Simon the Zealot"- Mark 3:18). Jesus tự nhận là Messiah đồng nghĩa với "Vua của Do Thái" và công khai chống lại La Mã.  Kinh Thánh Cựu Ước Do Thái đã định nghĩa Messiah như sau: Messiah là Vua David Mới, Ngài sẽ chiến thắng mọi kẻ thù của Do Thái và tái lập trật tự ở Jerusalem" (Messiah is New King David.  He would subdue Israrel's enemies and set up his rule in Jerusalem).
La Mã và chính quyền Do Thái chỉ nhìn Jesus trên khía cạnh chính trị của truyền thuyết Kitô (the political view of messiah).  Họ cho rằng Jesus và phe nhóm đã lợi dụng lúc đồng bào Do Thái qui tụ đông đảo tại Jerusalem trong dịp lễ Pasover (Lễ Vượt Qua) để dấy lên cuộc đảo chánh núp dưới chiêu bài tôn giáo.  Jesus cưỡi ngựa vào Jerusalem, tự xưng là Messiah vua Do Thái.  Hơn nữa, Jesus còn công khai vào đền thờ Jerusalem đánh đuổi những người bán hương liệu và các thứ lễ vật cho khách hành hương, lật đổ các bàn ghế của những người đổi tiền vì khách hành hương đến đây từ nhiều nước khác cần phải đổi tiền của nước họ để có tiền Do Thái chi tiêu trong ngày lễ.  Tất cả các sự việc trên đã dẫn đến cái chết của Jesus với tội danh "âm mưu lật đổ chính quyền".  Trên cây thập giá, lính La Mã đã ghi rõ cái ý nghĩa chính trị của huyền thoại Kitô (the political view of Messiah):  Jesus Nazareth, vua Do Thái (Mark 15: 26).  Trong các ảnh tượng Chúa ở nhà thờ, dòng chữ này thường được ghi vắn tắt là "INRI".
Trong tác phẩm nghiên cứu công phu về cuộc đời thật của Jesus mang tựa đề ngắn gọn chỉ một chữ: JESUS (Humphrey Carpenter, Oxford University Press, second edition 1983) tác giả đã đi đến hai nhận định sau đây:
1. Jesus cũng như John đã bị giết chết không vì một lý do nào khác ngoài lý do chính trị.
2. Jesus và những kẻ theo ông ta không phải là những kẻ có tinh thần nhân đạo vì họ không lo phục vụ con người mà chỉ lo phục vụ cho cái quan niệm sai lầm về Thiên Chúa của họ.  Họ làm như vậy vì họ tin theo các luật đạo Do Thái và lời nói của các thánh tiên tri (mà thực chất chỉ là những huyền thoại không có thật).  Họ không hề tự hỏi tại sao phải làm như vậy, họ chỉ biết tuân theo các luật đạo một cách mù quáng máy móc vì họ chẳng bao giờ chịu vận dụng tới trí tuệ của họ." (Jesus and his fellow Jews were not humanists because they serve not man but God.  They did this by obeying the Commandements of the Law and the words of their prophets, without questioning why.  Their obedience was blind and mechanical, for their intellect was not involved in it).