Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

GIÁO HOÀNG TẮM MÁU

Sáng Thế Ký (Genesis) là quyển kinh viết về thế giới quan của Rô-man Cathô-líc. Kinh này diễn tả thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới được “Thiên Chúa tạo ra ở dưới đáy biển”, vì thế có nước ở trên và nước ở dưới.
Genesis 1:6-8 viết:
6And God said, Let there be a firmament in the midst of the waters, and let it divide the waters from the waters (Và Thiên Chúa lại phán rằng: phải có một bầu trời ở giữa nước,và để phân chia nước với nước).
7And God made the firmament, and divided the waters which were under the firmament from the waters which were above the firmament: and it was so (Và Thiên Chúa đã tạo ra bầu trời, và phân chia nước ở dưới bầu trời với nước ở trên bầu trời; thì có như vậy).
8And God called the firmament Heaven. And the evening and the morning were the second day (Và Thiên Chúa đã gọi bầu trời là Thiên Đường. Và buổi chiều và buổi mai là ngày thứ hai).

THẾ GIỚI “DƯỚI ĐÁY BIỂN” CỦA ĐẠO THIÊN CHÚA
Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Biblical_cosmology
COPYRIGHT © 2016 DuyenSinh 2
Cuối thế kỷ thứ 15, thế giới được sửa đổi thành một thế giới có nhiều tầng trời ở trên mặt đất với bầu trời tiếp xúc với mặt đất ở chân trời. Bầu trời có thể bị đập thủng một lổ ở chân trời để chui ra ngoài. Và trái đất là một mặt phẳng hình vuông có 4 góc với bầu trời giống như cái chảo nấu ăn úp xuống mặt đất[1].

THẾ GIỚI “NHIỀU TẦNG TRỜI” CỦA ĐẠO THIÊN CHÚA
Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Flat_Earth

Nhà thám hiểm châu Á bằng đường bộ, Marco Polo, đã để lại rất nhiều kinh nghiệm cho những nhà thám hiểm chây Á bằng đường biển sau này. Những quốc gia to lớn và giàu mạnh cũng thường được người châu Âu biết đến rất nhiều như Trung Quốc, Ấn độ… qua các cuộc tường thuật, hoặc qua sách vỡ.
Christopher Columbus (1451-1506) là một nhà thám hiểm, nhà hoa tiêu hàng hải, và cũng là một thực dân tìm thuộc địa mang quốc tịch Cộng Hòa Genoa.
Chủ nghĩa đế quốc tây phương và sự cạnh tranh kinh tế bắt nguồn từ sự thành lập các tuyến đường thương mại với các thuộc địa. Columbus nghĩ ông có thể sẽ tới được Ấn Độ nếu ông lái thuyền buồm đọc theo bờ biển Phi châu tới quần đảo Cape Verde, rồi xoay thuyền đi thẳng về hướng Tây.
Dự tính của ông được Hoàng Gia Tây Ban Nha ủng hộ. Tây Ban Nha thấy đây là một cơ hội để cho họ gia nhập vào dòng thương mại mua bán các sản phẩm gia vị với châu Á. Trong chuyến đi lần đầu năm 1492, Columbus tới được một nơi có nhiều hòn đảo mà ông gọi là Ấn Độ. Ông cũng liên tục thành công 3 chuyến đi kế tiếp. Ông gọi nơi ông tới bằng tiếng Tây Ban Nha là “Indios” (Ấn Độ).
Sau các chuyến đi của Columbus, Amerigo Vespucci, một người Ý, đã thực hiện một chuyến đi do chính ông làm hoa tiêu. Ông khởi hành từ châu Âu năm
1499. Năm 1503 và 1504, ông viết hai bức thư gởi cho Lorenzo de Medici kể về
chuyến đi của ông. Trong thư ông đưa ra ý tưởng những gì Columbus đã khám
phá không phải là tại Ấn Độ như Columbus đã diễn tả, mà là tại một lục địa mới,
viết bằng chữ La Tinh là “Novus Mundus”, có nghĩa là “New World” (Thế Giới
Mới). Do đó từ ngữ “Thế Giới Mới” được xử dụng lần đầu tiên.
COPYRIGHT © 2016 DuyenSinh 3
Nguồn: http://www.lahistoriaconmapas.com/atlas/country-map03/cuba-map-caribbean.htm
Thế giới mới tức là thế giới nhiều tầng trời theo “kinh thánh” của Ca-thô-líc Lamã, vì các nhà thám hiểm lúc đó nghĩ họ đã đi ra khỏi thế giới Trái Đất của họ.
Họ đang hiện diện ở một nơi nào khác, nơi đó họ cũng có một bầu trời mới, một
trái đất mới, và họ đã gặp được những người thổ dân địa phương mới…
Khi người ta lấy chữ “Amerigo” (tên viết bằng tiếng Ý của Amerigo Vespucci),
để thay thế cho từ ngữ Thế Giới Mới, Christopher Columbus vẫn không có một lời
đính chính nào về sự sai lầm của ông. Mặc dù ông là người thực sự tới “Thế Giới
Mới” trước nhất, không phải chỉ tới có một lần, mà tới tất cả là 4 lần!
Chưa đủ! Như bạn đã biết, nhiều ngôn ngữ Âu châu có giống “đực” và giống
“cái”. Rất nhiều người chỉ trích tiếng “Amerigo” là tiếng để chỉ những gì thuộc
giống đực. Trong khi các từ ngữ chỉ các châu lục hoặc các vùng lãnh thổ, là một
tiếng thuộc giống cái. Mà tiếng giống cái của Amerigo là America. Do lý do này,
người Âu châu, một lần nữa lại đổi tiếng Amerigo ra tiếng America. Tiếng
“America” mà tất cả người Mỹ sử dụng ngày nay có nguồn gốc từ tiếng Ý.
Vùng Columbus 4 lần tìm thấy, không phải là Ấn Độ, mà là vùng Caribbean,
thuộc về Mỹ châu. Vùng Caribbean bao gồm nhiều hòn đảo nhỏ và một số các
hòn đảo lớn như Puerto Rico, Dominican Republic, Haiti, Cuba, The Bahamas…
Cuba và The Bahamas rất gần với tiểu bang Florida của Hoa Kỳ.
Sau nhiều thập niên cố gắng với hàng ngàn thủy thủ chết trên biển, cuối cùng
Vasco da Gama đã tới được Calicut, Ấn Độ, ngày 20-05-1498. Không bị chống
đối khi tham dự vào những tuyến đường buôn bán gia vị món ăn Ấn Độ, làm nổi
bật nền kinh tế của đế quốc Bồ Đào Nha, mà trước đây nền tảng được dựng dọc
theo bờ biển phía Bắc và Tây châu Phi. Thức ăn gia vị mua tại Đông Nam Á phần
chính, trước nhất là tiêu hột và quế, nhưng sau đó được thêm vào vài thứ khác,
tất cả đều mới mẻ đối với người châu Âu. Người Bồ Đào Nha chiếm độc quyền
mặt hàng hóa này qua nhiều thế hệ. Chỉ khoảng một thế kỷ sau, các cường quốc
châu Âu khác như Hòa Lan, Anh, Pháp, Đan Mạch… loại trừ được độc quyền của
Bồ Đào Nha bằng các đội hải quân tối tân tại Cape Route.
COPYRIGHT © 2016 DuyenSinh 4
Để tránh nhầm lẫn giữa Ấn Độ “dõm” do Columbus tìm ra với Ấn độ “thật” do
Vasco da Gama tìm ra, người ta đặt tên cho Ấn Độ dõm là “West Indies” và Ấn
Độ thật là “East Indies”. Chữ Indies mang “số nhiều” bởi vì họ nói Đông Nam Á
có nền văn hóa giống Ấn Độ nên họ đã gom chung Ấn Độ với Đông Nam Á.
Không ai minh oan cho Columbus, gọi Mỹ châu là “Columbuses”, mà ai cũng
gọi Mỹ châu là “America”, vì Columbus là một thực dân Ca-thô-líc tìm thuộc địa.
Năm 1500, ông chiếm đảo Hispaniola, với ý định lấy đảo Hispaniola làm bàn đạp,
và từ đó ông có thể đi tìm Trung Quốc và Nhật Bản mà ông nghĩ ở gần đâu đó.
Thảm họa đầu tiên Christopher Columbus mang tới châu Á là hàng chục quốc
gia châu Âu ngang nhiên tới chiếm đóng Ấn Độ để lập các căn cứ hậu cần đánh
chiếm thuộc địa trên khắp châu Á, thường được gọi là các công ty Đông Ấn.
COPYRIGHT © 2016 DuyenSinh 5
PHONG TRÀO ĐÁNH CHIẾM THUỘC ĐỊA VÀ BUÔN BÁN NÔ LỆ WEST INDIES
Vua Ferdinand II của xứ Aragon cưới Nữ Hoàng Isabella I của xứ Castile năm
1469. Sự thống nhất của hai vương quốc lớn này, ngày nay thường được gọi là
Hoàng Gia Tây Ban Nha. Họ được biết đến như là sự nối liền giữa hai quốc gia gọi
là “Catholic Monarch” (Hoàng Gia Ca-thô-líc). Họ cai trị vương quốc của họ một
cách độc lập, nhưng có những chính sách thông thường chung.
Ngày 01-05-1489, Christopher Columbus trình bày kế hoạch của ông cho Nữ
Hoàng Isabella. Nữ Hoàng Isabella đưa kế hoạch của Columbus ra bàn thảo
trong một phiên họp đặc biệt. Sau đó họ cho kế hoạch của Columbus là không
thực tế, và khuyến cáo người có mặt không nên hỗ trợ đề xuất của Columbus.
Sau khi liên tục cầu khẩn Tây Ban Nha hỗ trợ kế hoạch của mình và chịu đựng
hai năm đàm phán, Columbus cuối cùng được chấp thuận tháng 01-1492 sau khi
lực lượng của nữ hoàng Isabella chinh phục được Hồi giáo “Moorish Emirate of
Granada”, thành lũy cuối cùng của Hồi giáo Al-Andalus trên bán đảo Iberia,
Isabella và Ferdinand II nhận hổ trợ Columbus tại lâu đài Alcázar, Córdoba.
Theo hợp đồng: Nếu Columbus tuyên bố bất kỳ hòn đảo mới nào cho Hoàng
Gia, ông sẽ nhận được phần thưởng lớn. Về quyền lực, ông sẽ được thăng Đô
Đốc Hải Dương và Phó Vương (Viceroy), kiêm Thống Đốc thuộc địa mới. Ông
được quyền đề cử ba người. Từ ba người đó, một sẽ được chọn để quản trị các
văn phòng tại vùng đất mới, và ông sẽ vĩnh viễn hưởng 10% các khoản thu. Để
mở rộng đế chế Tây Ban Nha và Thiên Chúa giáo Ca-thô-líc, Nữ Hoàng sẽ trợ cấp
ông hàng năm 12,000 maravedis và một phần vùng đất mới chiếm được.
Ngày 07-06-1494, Ca-thô-líc La-mã ký với Ca-thô-líc Tây Ban Nha, và Ca-thô-
líc Bồ Đào Nha hiệp ước “Treaty of Tordesillas”[2] chia thế giới ra thành những
khu vực để đánh chiếm. Bất cứ nơi nào Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cắm được lá
cờ của họ, nơi đó Ca-thô-líc La-mã được cắm cây thánh giáo của Ca-thô-líc.
Chuyến thứ nhất: Trước khi người Âu châu tới, Tây Ấn có ít nhất là ba bộ tộc
bản xứ: Arawaks, Caribs, và Ciboney. Các bộ tộc này ngày nay gần như bị tiệt
chủng. Columbus khởi hành ngày 03-08-1492 và trở về ngày 06-01-1493.
Chuyến thứ hai: Ông đem theo 17 tàu, 1.000 thủy thủ, một số động vật thuần
hóa như heo, ngựa… Dự định sẽ mở một khu định cư trên đảo Hispaniola; cải đạo
ra Ca-thô-líc tất cả người bản xứ; thiết lập một trạm buôn bán và tiếp tục tìm
kiếm Trung Quốc và Nhật Bản. Ông khởi hành ngày 13-10-1493, trở về ngày 20-
08-1494; mang về nhiều người nô lệ thổ dân bản xứ do ông săn bắt. Ông định
bày vẽ cho Nữ Hoàng Isabella buôn bán nô lệ. Nữ Hoàng Isabella hoảng hốt,
buộc ông mang họ trở lại Tây Ấn và trả tự do cho họ trong chuyến đi thứ ba.
Columbus tìm thấy tại Thế Giới Mới có rất ít vàng hoặc các món quý giá khác
để làm thương mại, ông tin tưởng việc buôn bán nô lệ người bản địa sẽ làm cho
các chuyến đi của ông trở nên béo bổ. Mặc dầu vua và hoàng hậu Tây Ban Nha
không cho phép Columbus buôn bán nô lệ, họ vẫn cho phép Columbus được tái
cung cấp thực phẩm và tiếp tục tìm kiếm thêm thị trường; hoặc ít nhất Columbus
cũng thành lập được thuộc địa để từ đó ông có thể đi tìm ra Trung Quốc.
COPYRIGHT © 2016 DuyenSinh 6
Chuyến thứ ba: Khởi hành từ Tây Ban Nha vào tháng 05-1498, Đội thuyền
gồm sáu tàu. Ba tàu sẽ tới đảo Hispaniola ngay lập tức để mang tới những thứ
cần thiết mà người định cư đang chờ; ba tàu còn lại sẽ hướng về phía Nam vùng
Caribbean để tìm thêm đất đai và đường đi về phương Đông mà Columbus tin
tưởng Trung Quốc và Nhật Bản ở gần đâu đó.
Trong hai tuần đầu tháng 08-1498, đội thuyền 3 chiếc khám phá ra vịnh
Paria, đảo Margarita, và một số các hòn đảo nhỏ khác. Họ cũng phát hiện ra cửa
sông Orinoco, một con sông nước ngọt chỉ có thể tìm thấy trên lục địa. Là một
người sùng đạo Ca-thô-líc, ông Columbus kết luận ông đã tìm thấy “Vườn Địa
Đàng” (Garden of Eden); Sau đó họ tới được đảo Hispaniola ngày 19-08-1498.
Trong thời gian Columbus trở về đất liền, người định cư trên đảo Hispaniola
gặp khó khăn về tiếp liệu thiếu hụt và các hầm mỏ vàng Columbus hứa hẹn đã
không có. Những người định cư không vui thấy ông trở lại. Họ phàn nàn
Columbus cất giấu vàng để làm của riêng… và Columbus đã treo cổ một vài
người để ổn định tình thế. Nhận thấy cần sự giúp đỡ để quản lý việc định cư
ngang bướng của mình, Columbus gửi thư tới Tây Ban Nha để xin giúp đỡ.
Đáp lại thư của Columbus, vua Ferdinand II gởi Hiệp Sĩ Francisco de Bobadilla
đến đảo Hispaniola năm 1500. Bobadilla được trao quyền tới bắt Columbus; còng
tay mang về Tây Ban Nha (Theo tài liệu lưu trữ của Tây Ban Nha năm 2005).
Sau nhiều ngày điều tra, Columbus được trả tự do, nhưng chức thống đốc đã
lọt vào tay Nicolás de Ovando. Quá ấm ức về con đường biển đi tới Trung Quốc
và Nhật Bản, ông khóc lóc và nan nỉ Vua và Hoàng Hậu Isabella tài trợ cho ông
đi chuyến cuối cùng. Và ông may mắn thêm một lần nữa được chấp thuận.
Chuyến thứ tư: Khởi hành ngày 11-05-1502 bằng 4 tàu. Khi tới đảo Hispaniola,
những người định cư trên đảo không tiếp đón Columbus.
Từđảo Hispaniola, ông đi về phía Nam, với hy vọng lần này tìm ra Trung Quốc,
chẳng may đoàn tàu bị hư đầu năm 1503. Thêm vào, một trận bảo lớn càn quét
làm các tàu bị vỡ ra nhiều mãnh. Ông và một số người sống sót phải lên đảo ở
với thổ dân. Tháng 06-1504, Thống Đốc Ovando gởi hai tàu đi kiếm, và đã tìm
được họ tại đảo Jamaica. Ông trở lại Tây Ban Nha năm 1504 và chết năm 1506.
Sự khám phá ra đường biển đi từ châu Âu tới Ấn Độ đã mở cửa cho một thời
đại chủ thuyết thực dân toàn cầu tràn lan từ Âu sang Á. Với sự tham dự của Cathô-líc La-mã, tôn giáo được khai thác tối đa. Các linh mục được huấn luyện vai
trò gián điệp, gây mâu thuẫn tôn giáo, tạo nổi loạn, bạo động… đưa tới đàn áp
tôn giáo làm bằng cớ trước dư luận quốc tế, tạo ra lý do đánh chiếm thuộc địa.
Các giáo chỉ của Ca-thô-líc La-mã như Romanus Pontifex[3], Dum Diversas[4],
Dudum Siquidem…[5] cho phép bắt và buôn bán nô lệ Phi châu cũng được khai
thác tối đa. “Con Tàu Nô Lệ Mang Tên Jesus”[6] vượt Đại Tây Dương cũng liên tục
phân phối hàng chục triệu nô lệ Phi châu khắp nơi trên thế giới… Lòng tham của
các giáo hoàng La-mã còn gây thành sự tiệt chủng thổ dân Mỹ châu bằng các lối
giết người do nhà tranh đấu nhân quyền Bartolomé de las Casas diễn tả.
COPYRIGHT © 2016 DuyenSinh 7
GIÁM MỤC BARTOLOMÉ DE LAS CASAS VÀ NHÂN QUYỀN CỦA THỔ DÂN WEST INDIES
Ca-thô-líc La-mã có bốn dòng tu chính, là các dòng tu: Augustinians, Carmelites,
Franciscans, và Dominicans. Dòng tu Dominicans (Đa Minh) được sáng lập năm
1216. Các tu sĩ dòng Đa Minh thường được biết đến dưới cái tên “Friar Preachers”
hoặc “Black Friars”. Dòng Đa Minh được sáng lập bởi thánh Dominic, và được
Giáo Hoàng Honorius III công nhận năm 1216. Dòng Đa Minh cũng được gọi là
“Dòng Khất Sĩ” (Mendicant Order) bắt đầu từ năm 1221.
Bartolomé de las Casas (1484-1566) là một nhà sử học Tây Ban Nha, và cũng
là một tu sĩ “Sư Huynh” (Friar) dòng Đa Minh. Ông xuất hiện tại vùng West
Indies cùng thời với nhà thám hiểm Ca-thô-líc Christopher Columbus.
Có được một cơ hội nhìn thấy các linh mục thực dân Ca-thô-líc La-mã vô cảm
trước những cuộc nô lệ hóa và diệt chủng người thổ dân bản địa với mục đích
cướp đoạt đất đai, vàng, và các tài nguyên khác của họ, de las Casas dứt khoát
rời bỏ chiếc áo nhà dòng để học làm một linh mục. Mang chiếc áo linh mục, ông
nghĩ ông sẽ có một cơ hội tốt hơn để giúp đỡ những người thổ dân bất hạnh.
Năm 1512 hoặc 1513, de las Casas được thụ phong linh mục. Năm 1514, ông
từ bỏ Encomienda[7] để đáp ứng mối quan tâm ngày càng căng thẳng về sự đối
xử vô nhân đạo của các linh mục thực dân Ca-thô-líc đối với thổ dân.
Năm 1513, ông bị Vatican “lột chức” linh mục trả lại ông danh hiệu “Friar”. Và
ông phải làm “Friar” hơn một thập kỷ vì tội hoạt động nhân quyền. Trong thời
gian này, ông viết sách “History of the Indies”, nói về lịch sử Indies và những lời
tiên tri của ông để cho các thế hệ mai sau biết về việc Thiên Chúa sẽ trừng phạt
những kẻ có tham vọng xấu xa diệt chủng thổ dân West Indies[8].
COPYRIGHT © 2016 DuyenSinh 8
Từ năm 1520 đến 1522, ông thất bại thiết lập các khu định cư mới mà nơi đó
người da trắng sẽ sống hoàn toàn bình đẳng với người thổ dân bản xứ.
Ngày 08-10-1529, giáo hoàng Clement VII ký giáo chỉ “Intra Arcana” bắt đầu
“tắm máu” thổ dân West Indies. Giáo lệnh tắm máu “rùng rợn” viết như sau:
Chúng tôi tin rằng, ngày nào còn ở trên trái đất, các ngươi bắt buộc với tất cả sự
quyết liệt làm cho các quốc gia man rợ biết đến Thiên Chúa là đấng sáng tạo muôn
loài, không bằng sắc lệnh,  bằng vũ lực và quân đội khi cần để linh hồn của họ
được tham dự vào vương quốc trên thiên đàng 
(We trust that, as long as you
are on Earth, you will compel and with all zeal cause the barbarian nations
to come to the knowledge of God, the maker and founder of all things, not
only by edicts and admonitions, but also by force and arms, if needful, in
order that their souls may partake of the heavenly kingdom)[9]. 
Giáo chỉ Intra Arcana cho thấy thổ dân West Indies không có một lựa chọn
nào khác ngoại trừ con đường độc nhất là phải chết. Đó là con đường “máu” của
hàng triệu người thổ dân phải đổ xuống cho Giáo Hoàng Clement VII tắm!...
Dưới sự tranh đấu của de las Casas, năm 1530 vua Charles I ký một sắc lệnh
cấm săn bắt nô lệ thổ dân West Indies; tuy nhiên các conquistadors[10] và Vatican
không phản ứng; các chính phủ thực dân thuộc địa cũng làm ngơ. Ngày 02-06-
1537, Giáo Hoàng Pope Paul III ký giáo chỉ “Sublimis Deus”[11] bãi bỏ chế độ nô
lệ tại Tây Ấn, nhưng không ai thi hành và Pope Paul III cũng làm thinh.
Biết được trò đùa hèn hạ: “một bên ký sắc lệnh, một bên không thi hành”,
năm 1540, de las Casas rời West Indies trở lại Tây Ban Nha. Tại Tây Ban Nha,
ông dẫn đầu một tổ chức cải cách quy mô quy định mối quan hệ giữa các chủng
tộc, được gọi là “luật mới” với đông đảo quần chúng ủng hộ. Luật mới được thông
qua năm 1542, đòi thực thi giáo chỉ “Sublimis Deus”. Cùng lúc de las Casas cũng
tung ra bản tường trình “A Short Account of The Destruction of the Indies”.
Năm 1544, Vatican buộc de las Casas phải trở lại West Indies nhận chức Bishop
of Chiapas vùng Bắc Guatemala trong khi các cuộc tàn sát đang xảy ra khốc liệt.
Năm 1550, ông trở lại Tây Ban Nha trong cuộc tranh luận Valladolid”[12], đối
đầu với Linh Mục Học Giả Juan Gines de Sepúlveda, một trong những vấn đề
“human sacrifice” của người thổ dân mà ông phải rất khó khăn mới hạ được de
Sepúlveda. Đây là một cuộc tranh luận gây cấn và khó khăn nhất xảy ra tại Âu
châu lần đầu tiên. Kết quả đưa tới luật mới, chính phủ Tây Ban Nha phải tu chỉnh
từ luật năm 1542, cấm hẳn việc săn bắt thổ dân West Indies hoặc buôn bán thổ
dân West Indies làm nô lệ, đồng thời đòi thi hành giáo chỉ Sublimis Deus.
Mặc dù chế độ săn bắt nô lệ thổ dân châu Mỹ bị bãi bỏ, Vatican không thể
buông bỏ số tiền khổng lồ buôn bán nô lệ châu Á và châu Phi châu. Các giáo chỉ
Romanus Pontifex (1454)[3], Dum Diversas (1452)[4], và Dudum Siquidem (1493)[5]
vẫn không được thu hồi. “Con Tàu Nô Lệ Mang Tên Jesus”[6] vẫn thường xuyên
vượt Đại Tây Dương chở hàng triệu nô lệ châu Phi đi bán tại châu Mỹ.
COPYRIGHT © 2016 DuyenSinh 9
GIÁO HOÀNG CLEMENT VII TẮM MÁU THỔ DÂN WEST INDIES
Một bản tường trình ngắn về sự diệt chủng thổ dân Indies” được viết bởi
Giám Mục Ca-thô-líc Bartolomé de las Casas Tây Ban Nha năm 1542 (xuất bản
lần đầu năm 1552) nói về sự ngược đãi một cách tàn nhẫn với mục đích diệt
chủng thổ dân West Indies để chiếm lấy đất đai và vàng của họ, vì những người
Tây Ban Nha bắt gặp người thổ dân trên đảo đeo vàng; và Vatican cũng muốn
diệt chủng họ (với giáo chỉ Intra Arcana). Bảng trình được soạn thảo để gởi cho
Hoàng tử Philip II Tây Ban Nha trong thời gian de las Casas tranh đấu cho người
thổ dân West Indies, cố gắng giúp cho họ thoát khỏi hiểm họa.
Bản tường trình là nỗ lực đầu tiên của Giám Mục de las Casas thời kỳ thuộc địa
để miêu tả về sự đối xử bất công mà người dân bản địa phải chịu đựng trong giai
đoạn đầu của chính sách thực dân Tây Ban Nha và các Giáo Hoàng La-mã. Trong
thời gian này La-mã vừa là một quốc gia lớn, cùng lúc cũng là một cơ sở tôn giáo
lớn, các Giáo Hoàng vừa là vua cũng vừa là Giáo Hoàng. Mục tiêu của Bartolomé
de las Casas là chống lại bộ ba: Tây Ban Nha - Ca-thô-líc La-mã - Bồ Đào Nha.
Bảng tường trình là nòng cốt cho việc thông qua dự luật mới của Tây Ban Nha
được gọi là “Luật Mới Năm 1542”, trong đó chế độ nô lệ bản địa lần đầu tiên bị
bãi bỏ trong lịch sử thuộc địa châu Âu. Nội dung bản tường trình (bản dịch) với
những hình ảnh do chính tay Giám Mục Bartolomé de las Casas vẽ:
COPYRIGHT © 2016 DuyenSinh 10
Tây Ấn (West Indies) được khám phá năm 1492. Trong những năm sau, một số đông
người Tây Ban Nha đến định cư. Cho tới lúc này, 49 năm trôi qua kể từ khi Tây Ấn bị
người Tây Ban Nha xâm chiếm. Đảo Hispaniola với chu vi khoảng 600 dậm, là đảo lớn
nhất. Chung quanh đảo Hispaniola có một số đảo lớn và rất nhiều đảo nhỏ khác; và tất
cả các hòn đảo, như chúng tôi thấy, rất đông người thổ dân bản địa. Hòn đảo lớn nhất
mà chúng tôi đang đứng trên, có lẽ là nơi tập trung nhiều nhất thổ dân trên thế giới. Đất
đai trên đảo Hispaniola có lẽ hơn 200 dặm vuông; và mỗi ngày, nhiều hòn đảo khác cũng
được khám phá thêm. Cho tới giờ phút này, các đảo được khám phá đã chằng chịt như
một tổ ong. Có thể nó Thiên Chúa đã tạo ra đông người nhất tại đây.
Đối với vũ trụ vô tận của nhân loại, những người thổ dân ở đây là những người thành
thật, vô tội, hiền lành, vâng lời, trung thành với chủ của họ, và họ cũng trung thành với
người Thiên Chúa giáo Tây Ban Nha mà họ phục vụ. Bản tánh tự nhiên của họ là khiêm
tốn, kiên nhẫn, hòa ái, không nuôi dưỡng thù hận, không sinh sự, không dễ bị kích động,
và cũng không gây gổ. Những người này không có bản chất ganh ghét, hoặc mong muốn
trả thù bất cứ ai trên thế giới, bởi vì họ rất yếu và có tính ân cần. Họ ít có khả năng chịu
đựng lao động nặng và sẽ chết sớm cho dù họ không có vấn đề gì về bệnh hoạn. Các con
trai của các nhà quý tộc giữa chúng ta, khi lớn lên trong mọi thú vui của cuộc sống,
không được tinh tế như những người này, ngay cả những người trong số họ, những người
có giai cấp thấp nhất trong giai cấp lao động. Họ còn là những người nghèo, vì sở hữu
của họ rất ít do họ không ham muốn sở hữu những gì thuộc về thiên nhiên. Vì lý do này,
họ không kiêu ngạo, cay đắng, hay tham lam. Nghĩ ngơi và làm việc của họ là như vậy,
giống như thức ăn của các thánh cha trong sa mạc, hầu như không thể được tiêu dùng
COPYRIGHT © 2016 DuyenSinh 11
một cách tiết kiệm, ít ỏi, và nghèo nàn hơn nữa được. Về ăn mặc của họ, nói chung là
trần truồng, chỉ đủ để che một phần âm hộ của họ. Và họ chỉ che phủ vai của họ bằng
một miếng vải vuông không quá kích thước 2 varas (đơn vị đo lường xưa của Tây Ban
Nha). Họ không có giường, nhưng ngủ trên một loại thảm hay một thứ gì khác giống như
một tấm lưới treo, gọi là bamacas. Họ ăn ở rất sạch sẽ, với cảnh giác, đầu óc thông
minh, ngoan ngoãn, và cởi mở với giáo lý, rất thích hợp để nhận đức tin Ca-thô-líc thánh
thiện của chúng ta, họ đáng được ưu đãi bằng tinh thần đạo đức khôn ngoan và thánh
thiện của chúng ta. Và một khi họ nghe loan báo Đức Tin, họ khăng khăng tham dự để
hiểu biết về bí tích của Giáo Hội, và để quan sát sự sùng bái thánh linh. Thực ra, các nhà
truyền giáo ở đây cần phải được Thiên Chúa ban tặng sự kiên nhẫn để đáp ứng sự háo
hức của họ. Một số người Tây Ban Nha thế tục sống ở đây nhiều năm nói lòng tốt của
người thổ dân là không thể phủ nhận. Họ sẽ là những người tài năng nếu họ hiểu biết
Thiên Chúa một cách chân thật, họ sẽ là những người may mắn nhất trên thế giới.
Họ giật trẻ em còn đang bú trước ngực của người mẹ, nắm đứa bé bằng hai chân đập đầu vào vách đá
hoặc ném trẻ em xuống sông. Họ cười rộ mỗi lần có người ném đứa trẻ vào nồi nước đung sôi, “Luột
nó, nó là con của ma quỷ!” nhiều đứa bé bị chém chung với bà mẹ chỉ bằng một nhát gươm giết cả hai
mẹ con một lượt. Họ thực hiện một số giá treo cổ rộng và thấp mà chân nạn nhân bị treo cổ chỉ hỏng
trên mặt đất một ít làm thành một lô 13 người để kỷ niệm ngày lễ “Đấng Cứu Chuộc và mười hai tông
đồ”. Sau đó họ đốt gỗ dưới chân của nạn nhân, và đốt khi nạn nhân đang còn sống…
Giám Mục Bartolomé de las Casas
COPYRIGHT © 2016 DuyenSinh 12
Tuy nhiên vào đàn chiên này, vào vùng đất của những người thổ dân nhu mì bị ruồng
bỏ một cách trực tiếp này. Những người Ca-thô-líc Tây Ban Nha, họ giống như những
con thú hoang, giống như đàn chó sói, cọp beo, sư tử… bị bỏ đói nhiều ngày. Và những
người này đã luôn cư xử một cách hung tợn như vậy mà không có một chút thay đổi nào
khác trong suốt bốn mươi năm qua; họ đã không thay đổi cho đến thời điểm hiện tại; và
họ cũng vẫn còn đang tiếp tục hoạt động như một bầy thú hoang, giết hại, khủng bố, tra
tấn, đánh đập người thổ dân cho tới sanh bệnh mà chết để tiêu diệt các dân tộc bản địa.
Họ làm tất cả những điều này bằng những cách thức lạ lùng nhất, bằng những phương
pháp mới độc ác nhất, mà từ trước tới nay ít người nghe thấy hoặc biết đến. Và họ đã tàn
bạo cho đến một mức độ mà đảo Hispaniola trước đây có một dân số hơn ba triệu
(3,000,000) người, ngày nay chỉ còn sống sót không tới hai trăm (200) người.
Với những người khác, tất cả những người mà họ muốn bắt sống, họ chặt cụt tay và treo các bàn tay
quanh cổ của nạn nhân, rồi nói: “Go now, carry the message”, nghĩa là: “Hãy đi ngay, hãy đưa tin cho
những người thổ dân đã bỏ trốn lên núi”…
Giám Mục Bartolomé de las Casas
COPYRIGHT © 2016 DuyenSinh 13
Chiều dài đảo Cuba bằng khoảng cách từ Valladolid tới Roma; ngày nay dân số hoàn
toàn giảm. Đảo San Juan (Puerto Rico) và Jamaica là hai trong số những hòn đảo lớn
nhất, là những hòn đảo sản xuất nhiều và hấp dẫn nhất; cả hai hiện đang bỏ hoang vì bị
tàn phá. Phía bắc của Cuba, Hispaniola và quần đảo láng giềng Lucayos, bao gồm hơn
60 hòn đảo nhỏ, gồm các đảo của quần đảo Gigantes, và bên cạnh vô số các hòn đảo
khác, cả nhỏ lẫn lớn. Ít nhất là vẻ đẹp và sự màu mỡ của nó hơn các khu vườn của vua xứ
Seville. Có các vùng đất lành mạnh nhất trên thế giới, từng là nơi sinh sống cho hơn năm
trăm ngàn (500,000) người thổ dân, ngày nay đang bị bỏ hoang, không có bất cư một
sinh vật nào có thể sống nổi. Tất cả mọi người đều bị giết hoặc chết sau khi bị bắt đưa
đến đảo Hispaniola để bán làm nô lệ. Khi người Ca-thô-líc Tây Ban Nha thấy một số
những người trốn thoát, họ gửi một con tàu tới để tìm kiếm, và họ đã bỏ ra ba năm tìm
kiếm những người trốn thoát trên các đảo lân cận để giết cho tiệt chủng. Có một người
Ca-thô-líc tốt bụng giúp họ thoát nạn, lấy lòng thương xót để dành họ lại họ cho Chúa
Kitô Christ; trong số này có 11 người, và những người đó tôi có biết.
Những người bỏ trốn lên núi thường được xử chung với các thủ lĩnh và các quý tộc: họ thực hiện một tấm
lưới sắt có các gai nhọn đặt lên chĩa ba, sau đó họ cột nạn nhân vào lưới và thắp sáng một ngọn lửa cháy
âm ỉ phía dưới, để từng chút từng chút, những kẻ bị trói ở trên tấm lưới sẽ hét lên một cách tuyệt vọng và
đau khổ, và linh hồn của họ sẽ để lại sau khi họ chết...
Giám Mục Bartolomé de las Casas
COPYRIGHT © 2016 DuyenSinh 14
Hơn ba mươi hòn đảo khác trong vùng lân cận San Juan, hầu hết đều có cùng chung
một lý do dân số giảm, và mặt đất trở thành hoang vắng. Trên những hòn đảo mà tôi ước
tính có tới khoảng hai ngàn một trăm (2,100) dặm vuông đất bị hủy hoại và bỏ hoang,
dân số tụt xuống gần như trống rỗng, như không còn ai ở trên đó.
Đối với các đại lục lớn, lớn gấp mười lần Tây Ban Nha, thậm chí bao gồm cả Aragon
và Bồ Đào Nha, có nhiều đất hơn khoảng cách từ Seville tới Jerusalem, hoặc hơn hai
ngàn hải lý, chúng tôi chắc chắn người Ca-thô-líc Tây Ban Nha, với sự độc ác và hành vi
ghê tởm của họ, họ đã tàn phá đất đai và tiêu diệt những người có lý trí sống trên đó.
Chúng tôi có thể ước tính rất chắc chắn và trung thực, rằng, trong bốn mươi năm qua,
với những hành động đê tiện của người Kitô giáo Ca-thô-líc, họ đã giết oan hơn mười
hai triệu (12,000,000) người, bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Thật ra, để tránh tự
đánh lừa, số người bị giết phải nói là mười lăm triệu (15,000,000) người mới đúng.
Và như vậy, họ đã tước đoạt sự sống và linh hồn của người bản xứ, như tôi đã đề cập hàng triệu
lần, người thổ dân chết mà không có đức tin, và không có lợi ích của các bí tích...
Giám Mục Bartolomé de las Casas
COPYRIGHT © 2016 DuyenSinh 15
Cách phổ biến chủ yếu của người Tây Ban Nha, là họ tự gọi họ là người Thiên Chúa
giáo Ca-thô-líc, là những người tới để tiêu diệt các quốc gia đáng thương và xóa sạch
các quốc gia đáng thương ra khỏi trái đất, bằng cách bất công tiến hành cuộc chiến
tranh tàn bạo và đẫm máu. Khi họ giết hết tất cả những người chiến đấu cho sự sống của
họ để thoát khỏi sự tra tấn mà họ phải chịu đựng, là để nói, họ giết tất cả những người
bản xứ cai trị và những người trẻ tuổi (người Tây Ban Nha thường chỉ để phụ nữ và trẻ
em sống sót, là những người sẽ chịu đựng kiếp làm nô lệ khó khăn và cay đắng nhất của
con người), họ bắt làm nô lệ bất cứ ai còn sống sót. Với phương pháp địa ngục và độc tài
này, họ làm nhục và làm suy yếu vô số những quốc gia đáng thương.
Những người đàn bà có thai hoặc đang cho con bú, phụ nữ, trẻ em, người già, người trẻ… hoặc bất
kỳ những người nào khác họ có thể tóm được, họ sẽ ném vào hố cho đến khi cái hố được lấp đầy đủ
thứ người bị đâm, bị chém, hoặc chết, hoặc sống… cho tới đầy hố rồi họ mới lấp đất lên!…
Giám Mục Bartolomé de las Casas
COPYRIGHT © 2016 DuyenSinh 16
Lý do người Kitô giáo Ca-thô-líc giết và tiêu hủy một số lượng vô hạn linh hồn người
thổ dân là vì họ có một mục đích sâu xa, là để chiếm lấy vàng, và cũng để làm nổi bật
chính họ bằng sự giàu có trong một thời gian ngắn, và do đó cũng để làm gia tăng bất
động sản không tương xứng với công lao của họ. Nên giữ trong tâm trí rằng sự tham lam
của người Ca-thô-líc là vô bờ bến, là vĩ đại nhất chưa từng thấy trên trái đất, là nguyên
nhân biến họ thành kẻ hung ác. Và cũng có thể, vì những vùng đất đó rất phong phú và
vui vẻ, người thổ dân bản địa rất hiền lành và chất phát, và do đó họ rất dễ nghe lời, nên
người Tây Ban Nha không còn nghĩ họ là con thú. Và tôi nói lên điều này từ sự hiểu biết
của tôi với các hành vi của họ mà tôi đã chứng kiến. Nhưng tôi không nói “hơn dã thú”,
lạy Chúa, người ta thường đối xử với con thú với một số tôn trọng; tôi muốn nói thay vì
giống như cục “cứt” ở trên quảng trường. Và như vậy, họ đã tướt đoạt sự sống và linh
hồn của người bản xứ, như tôi đã đề cập hàng triệu lần, người thổ dân chết mà không có
đức tin, và không có lợi ích của các bí tích. Đây là một thực tế được biết nhiều nhất và
chứng minh ngay cả các thống đốc bạo chúa, biết và thừa nhận họ là kẻ giết người. Và
không bao giờ có những người bản địa ở tất cả xứ Indies tuyên bố chống người Ca-thô-
líc Tây Ban Nha cho đến khi những người Ca-thô-líc Tây Ban Nha, trước tiên và nhiều
lần, xâm lược một cách tàn bạo chống lại họ hay chống lại các quốc gia láng giềng của
họ. Từ buổi ban đầu, họ coi người Tây Ban Nha như thiên thần từ trên trời xuống. Chỉ
sau khi người Kitô giáo Ca-thô-líc Tây Ban Nha sử dụng bạo lực chống họ, giết họ, cướp
của và tra tấn họ… đã làm họ phải đứng lên chống lại chúng ta....
Đảo Hispaniola là nơi người Tây Ban Nha đầu tiên cập bến như tôi đã nói. Ở đây
những người Kitô giáo Ca-thô-líc gây ra tội ác tàn phá và áp bức, lần đầu tiên chống lại
các dân tộc bản địa. Đây cũng là vùng đất đầu tiên tại Thế Giới Mới bị phá huỷ và thổ
dân trên đó bị giết gần tiệt chủng bởi người Ca-thô-líc. Và ở tại đây họ cũng bắt đầu
khuất phục phụ nữ và trẻ em. Họ cướp con nít của người thổ dân đem đi nơi khác và sử
dụng chúng theo cách mà họ muốn, họ bắt con nít của thổ dân phải ăn các thực phẩm do
họ cung cấp bằng mồ hôi và sự mệt nhọc của cha mẹ chúng. Người Tây Ban Nha đã
không hài lòng với những gì mà người thổ dân cho đó là quyền riêng tư và tùy theo khả
năng của họ, đó là thức ăn luôn luôn quá ít, trong khi khẩu vị của người Ca-thô-líc rất
lớn. Người Ca-thô-líc ăn và tiêu thụ trong một ngày một lượng lớn thức ăn đủ để nuôi ba
ngôi nhà nơi sinh sống của mười người thổ dân trong một tháng. Và họ cũng thực hiện
các hành vi khác bằng bạo lực và áp bức khiến người thổ dân nhận ra rằng những người
này đã không đến từ thiên đàng. Và một số người thổ dân bắt đầu giấu thức ăn của họ
trong khi những người khác giấu vợ và con của họ, và những người khác nữa chạy trốn
lên núi để tránh sự đối xử tàn ác khủng khiếp của người Kitô giáo Ca-thô-líc.
Và người Kitô giáo Ca-thô-lic tấn công người thổ dân bằng đánh đập, cho đến khi họ
cầu cứu tới người  tước vị của ngôi làng. Sau đó, họ táo bạo và xấu hổ hãm dâm vợ
của người thổ dân có chức vị ngay trước mặt của người chồng.
COPYRIGHT © 2016 DuyenSinh 17
Họ không chỉ đâm, mà còn chặt chân tay người đàn bà, cắt nạn nhân của họ ra từng mảnh như cắt
thịt cừu trong lò mổ.
Giám Mục Bartolomé de las Casas
Bắt đầu từ thời điểm đó trở đi người thổ dân tìm cách để ném các người Ca-thô-líc ra
khỏi lãnh thổ của họ. Họ cầm vũ khí, nhưng vũ khí của họ rất yếu (vì các cuộc chiến
tranh của người thổ dân với nhau không khác gì trò chơi của trẻ em). Và người Ca-thô-
líc có ngựa, kiếm, súng ống, và áo giáp… Họ bắt đầu thực hiện thảm sát tàn nhẫn người
thổ dân. Họ tấn công các thị trấn, không phân biệt trẻ em hay phụ nữ. Họ giết ngay cả
người đang mang thai, hoặc ngay cả người đang sinh đẻ. Họ không chỉ đâm, mà còn chặt
chân tay người đàn bà, cắt nạn nhân của họ ra từng mảnh như cắt thịt cừu trong lò mổ.
Với một nhát kiếm, họ có thể chém một người ra làm hai khúc, hoặc có thể cắt đầu hoặc
chém lòi ruột nạn nhân. Họ giật trẻ em còn đang bú trước ngực của người mẹ, nắm đứa
bé bằng hai chân đập đầu vào vách đá hoặc ném trẻ em xuống sông. Họ cười rộ mỗi lần
có người ném đứa trẻ vào nồi nước đung sôi, “Luột nó, nó là con của ma quỷ!” nhiều
đứa bé bị chém chung với bà mẹ chỉ bằng một nhát gươm giết cả hai mẹ con một lượt. Họ
thực hiện một số giá treo cổ rộng và thấp mà chân nạn nhân bị treo cổ chỉ hỏng trên mặt
COPYRIGHT © 2016 DuyenSinh 18
đất một ít làm thành một lô 13 người để kỷ niệm ngày lễ “Đấng Cứu Chuộc và mười hai
tông đồ”. Sau đó họ đốt gỗ dưới chân của nạn nhân và đốt khi nạn nhân đang còn sống.
Nhiều người bị vấn rơm hoặc bị bọc toàn bộ cơ thể bằng rơm, và đốt. Với những người
khác, tất cả những người mà họ muốn bắt sống, họ chặt cụt tay và treo các bàn tay quanh
cổ của nạn nhân, rồi nói: “Go now, carry the message”, nghĩa là: “Hãy đi ngay, hãy
đưa tin cho những người đã bỏ trốn lên núi”. Những người bỏ trốn lên núi thường được
xử chung với các thủ lĩnh và các quý tộc: họ thực hiện một tấm lưới sắt có các gai nhọn
và đặt lên chĩa ba, sau đó họ cột nạn nhân vào lưới và thắp sáng một ngọn lửa cháy ầm ỉ
phía dưới, để từng chút một, những kẻ bị trói ở trên tấm lưới sẽ hét lên một cách tuyệt
vọng và đau khổ, và linh hồn của họ sẽ để lại sau khi họ chết...
Sau khi cuộc tàn sát diệt chủng kết thúc, người thổ dân sống sót chỉ còn có một ít đàng
ông, một số phụ nữ và trẻ em. Những người này được phân phối giữa các người Ca-thô-
líc để làm nô lệ. Các “repartimiento”[13] được phân phối theo cấp bậc và tầm quan trọng
mà người Ca-thô-líc mong muốn. Một số thổ dân có thể là ba mươi, bốn mươi, hoặc cao
lắm là một trăm, hoặc hai trăm người; và bên cạnh đó, người Ca-thô-líc còn phải xem
xét những gì có lợi cho tên bạo chúa mà họ gọi là Thống Đốc (Governor). Họ viện lý do
là những người thổ dân được phân phối là để được hướng dẫn trong các bài viết về Đức
Tin Kitô giáo Ca-thô-líc. Nếu những người thổ dân là một người ngu ngốc, người đó có
thể được chăm sóc linh hồn! Và cách thức mà họ chăm sóc là gởi những người đó đến
làm việc tại các hầm mỏ như đào vàng, là một công việc lao động không thể chịu đựng
nổi. Phụ nữ thì họ gởi vào các trại chăn nuôi lớn để cuốc đất, trồng trọt, mà công việc
chỉ phù hợp cho những người đàn ông mạnh mẽ. Họ cũng không cho đàn ông hoặc đàn
bà thức ăn, ngoại trừ chút ít rau cải và đậu. Sữa trong vú của các bà mẹ thổ dân cũng
khô cạn, và trẻ còn bú chết trong một thời gian ngắn. Kể từ khi những người đàn ông và
phụ nữ bị tách ra, trẻ sơ sinh không được sinh ra vì họ không có quan hệ tình dục. Đàn
ông chết tại các hầm mỏ; đàn bà chết tại các trại chăn nuôi  kiệt sức và đói… Và do đó
thổ dân trên các hòn đảo Tây Ấn giảm xuống nhanh chóng. [14];[15];[16];[17]
Giám Mục Bartomlomé de las Casas
VATICAN CẦN RẤT NHIỀU GIÁM MỤC NHƯ GIÁM MỤC BARTOLOMÉ DE LAS CASAS
Theo ước tính của đại học Yale University tại Hoa Kỳ, tổng số nạn nhân chết
dưới bàn tay của Pol Pot tổng kết năm 2009, khoảng 1.38 triệu người. Con số
này quá thấp so với cuộc diệt chủng thổ dân bản địa tại West Indies.
Cuộc diệt chủng thổ dân bản địa West Indies bắt đầu bằng giáo chỉ Intra
Arcana do Giáo Hoàng Clement VII ký ngày 08-10-1529, và kéo dài cho tới khi
giáo chỉ Sublimis Deus bãi bỏ chế độ nô lệ tại West Indies của Giáo Hoàng
Clement III ký ngày 02-06-1537, nhưng giáo chỉ Sublimis Deus không được thi
hành nghiêm chỉnh cho tới khi tranh luận Valladolid kết thúc năm 1551. Căn cứ
theo tường trình “A Short Account of the Destruction of the Indies” của de las
Casas, từ 12 triệu cho tới 15 triệu người thổ dân Indies bị giết dưới bàn tay của
Giáo Hoàng Clement VII. Có nghĩa là số người bị giết bởi Giáo Hoàng Clement VII
hơn mười (10) lần số người bị giết dưới bàn tay của Pol Pot.
COPYRIGHT © 2016 DuyenSinh 19
Bộ ba: “Tây Ban Nha – Ca-thô-líc La-mã – Bồ Đào Nha” ký với nhau hiệp ước
Treaty of Tordesillas phân chia thế giới thành những khu vực để đánh chiếm
thuộc địa, do đó không có lý do gì sự hợp tác của họ không ăn khớp với nhau.
Thí dụ như trường hợp Giáo Hoàng Pope Paul III ký giáo chỉ Sublimis Deus bãi bỏ
chế độ nô lệ thổ dân West Indies. Giáo chỉ Sublimis Deus không được thi hành
nhưng Giáo Hoàng Pope Paul III cũng không phản ứng. Không phản ứng là tại
sao? Là tại vì Tây Ban Nha và Ca-thô-lic La-mã cùng là thực dân như nhau? Họ
đã “ăn ý” với nhau từ lâu qua hiệp ước Treaty of Tordesillas?
Giám Mục Bartolomé de las Casas không phải là một linh mục luôn luôn chỉ
biết vâng lời. Ông biết phân biệt cái đúng và cai sai. Ông biết diệt chủng thổ dân
West Indies là một tội ác, cho dù nguồn gốc gây ra tội ác phát xuất từ các Giáo
Hoàng La-mã. Và ông đã thẳng thắn làm việc hết sức mình chống lại tội ác đó,
bằng tiếng gọi từ lương tâm của ông: Lời kêu gọi đích thực của Thiên Chúa!
Nhìn lại thực tế, các tín đồ Ca-thô-líc ngày nay mắc phải một sai lầm, là chỉ
biết vâng lời một cách mù quáng, mà không biết sử dụng lý trí của mình để phân
biệt cái gì nên làm và cái gì không nên làm, mà trường hợp của Giám Mục
Bartolomé de las Casas là một bằng chứng cụ thể để cho mọi tín đồ noi gương.
Nếu một mai Vatican tới thời mạt vận, những con chiên chỉ biết vâng lời sẽ là
những con vi trùng nhỏ li ti góp phần đục thủng tim gan của con sư tử chúa sơn
lâm, mà không là phải những kẻ thực sự cứu sống con sư tủ chúa sơn lâm. Chỉ
có những người như Giám Mục Bartolomé de las Casas mới có thể cứu sống nổi
Vatican mà thôi!
DuyênSinh 
Đông 2016
ĐỌC BÀI LIÊN HỆ:
GHI CHÚ:
[1] http://www.duyensinh.com/files/pdf/DOI_THOAI_VOI_NGUOI_DAO_THIEN_CHUA_VIET_NAM_1.pdf
[2] https://en.wikipedia.org/wiki/Treaty_of_Tordesillas
[3] https://en.wikipedia.org/wiki/Romanus_Pontifex
[4] https://en.wikipedia.org/wiki/Dum_Diversas
[5] https://en.wikipedia.org/wiki/Dudum_siquidem
[6] https://www.youtube.com/embed/s0tKvRl-vM8
[7] https://en.wikipedia.org/wiki/Encomienda
[8] http://www.u-s-history.com/pages/h1120.html
[9] https://en.wikipedia.org/wiki/Intra_Arcana
[10] https://en.wikipedia.org/wiki/Conquistador
[11] https://en.wikipedia.org/wiki/Sublimis_Deus
[12] https://en.wikipedia.org/wiki/Valladolid_debate
[13] https://en.wikipedia.org/wiki/Repartimiento
[14] http://www.historyisaweapon.com/defcon1/delascasas.html
[15] https://www.uni-muenster.de/FNZ-Online/expansion/europ_expansion/quellen/casas.htm
[16] http://nationalhumanitiescenter.org/pds/amerbegin/contact/text7/casas_destruction.pdf
[17] https://evresourcesite.wikispaces.com/De+Las+Casas

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Trích Từ Kinh Thánh

1. Thượng Đế cho phép -- Tam-Đa: 
1.1. Đa Thê -- Có nhiều vợ
"Con Trai của Cha", là Anh hoặc Em cùng Cha khác Mẹ
"Vợ Người ôm ấp", các Vợ khác không được nuông chìu.
1.2. Đa Phu -- Có nhiều chồng
"Con Trai của Mẹ" là Anh hoặc Em cùng Mẹ khác Cha
1.3 Đa Sát -- Giết hết cả làng không thờ phượng Thượng Đế.
Ngay cả kẻ đó là quyến thuộc.
"ngươi hãy chém gươm hết các dân cư, hoàn toàn tiêu
diệt làng mạc, và mọi thứ bên trong - chém luôn cả súc vật..."

2. Tính chất của Thượng Đế: Tam-Độc 
2.1 Độc Thần -- Tôn kính Chúa (Cha), và chỉ Chúa thôi
2.2 Độc Tài -- Phải dâng phục tuyệt dối, bất di bất dịch
2.3 Độc Ác -- Ghen ghét, dể giận, nghịch ý là tiêu diệt.

Quí vị có coi phim hoang dã (wilderness) không ?, Trên Youtube nhiều lắm, muốn coi cây cỏ hay thú vật đều có. Lời truyền của dân gian Việt, "Sư-Tử/Cop là chúa tể sơn-lâm" đúng phóc.

Mỗi lần nó gầm, nó gừ nó xuất hiện là các con vật khác đều khiếp vía, dạt xa ra, chim trốn, voi tránh, cá sấu nhường. Nanh vuốt của nó được thiên nhiên trang bị để hạ thủ con mồi nhanh nhẹn.

Coi ghê gớm dữ tợn, vậy mà nó hiền khô he. Khi nó ăn đầy đủ, no nê rồi, mấy con khác hết sợ, tới gần nó không sao. Thức ăn dư của nó đó, tha hồ mà gậm nhấm.

Nó không biết sát khơi khơi, vì các con kia không nể nang, hay nịnh hót nó. Nó chỉ giết vì 2 lý do, sinh tồn và sinh sản.

Thử hỏi: Con người là sinh vật Chúa-Tể quả địa cầu, sống tử tế được với nhau, sống hài hòa với thú vật và môi trường không ? Hay là 1 Chúa-Tể, Độc Thần, Độc Tài, và Độc Ác ?

------------------------

Cựu Ước -- Deuteronomy -- Deut. 13:6-9, va Deut. 13:12-15

"Nếu kẻ nào bí mật dụ dỗ người -- ngay cả kẻ đó là Anh, Con Trai của Cha, Con Trai của Mẹ, hoặc Con Trai hoặc Con Gái của ngươi, hoặc Vợ ngươi ôm ấp, hoặc bạn thân thiết-- nói rằng, " Chúng Ta thờ Phượng những thần linh khác," ...người phải không nhún nhường hoặc nghe lời những kẻ như vậy. Cho chúng nó thấy không xót xa hoặc thông cảm và không che chở chúng. Nhưng ngươi sẽ giết chúng chết chắc; bàn tay ngươi sẽ là đầu tiên chống chúng để xử tử chúng, và sau đó bàn tay của tất cả mọi người." Deut. 13:6-9 (NRVS)

"Nếu ngươi nghe nói ... rằng những gian tặc trong các người đã đi ra và dắt những cư dân của làng đi lạc hướng, nói rằng "Chúng ta thờ phượng những thần linh khác," mà cả ngươi chưa từng biết, thì các ngươi sẽ hạch tội và làm một cuộc điều tra thấu đáo. Nếu bản cáo trạng được thiết lập rằng một điều quái gở đã và đang hoành hành trong hàng ngũ các ngươi, ngươi hãy chém gươm hết các dân cư, hoàn toàn tiêu diệt làng mạc, và mọi thứ bên trong -- chém luôn cả súc vật..." Deut. 13:12-15 (NRVS)

“If anyone secretly entices you -- even if it is your brother, your father’s son or your mother’s son, or your own son or daughter, or the wife you embrace,or your most intimate friend -- saying, “Let us goworship other gods,” ... you must not yield to or heed any such persons. Show them no pity or compassion and do not shield them. But you shall surely kill them; your own hand shall be first against them to execute them, and afterwards the hand of all the people.” (Deut 13:6-9; NRSV)

“If you hear it said ... that scoundrels from among you have gone out and led the inhabitants of the town astray, saying, “Let us go and worship other gods,” whom you have not known, then you shall inquire and make a thorough investigation. If the charge is established that such an abhorrent thing has been done among you, you shall put the inhabitants of that town to the sword, utterlydestroying it and everything in it -- even putting its livestock to the sword.” (Deut 13:12-15; NRSV)

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Lịch sử của chùa Báo Thiên, nhà thờ lớn Hà Nội và tòa Khâm Sứ

Xin phép đoạn cuối bị lượt bỏ để thể hiện tinh thần không ưu ái tôn giáo nào hơn của blog,chỉ nêu sự kiện, độc giả thích xem full tại http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=10869

Trung Hoa là một nước lớn, với rất nhiều công trình vĩ đại, như Vạn Lý Trường Thành, dài 5.000 cây số, như Tử Cấm Thành có 9.999 phòng, nên người Hoa thấy nước Việt ta chỉ là một nước nhỏ và không có cái gì vĩ đại để ca ngợi. Thế nhưng từ ngàn năm trước Trung Hoa đã nói đến An Nam Tứ Đại Khí, đó là bốn công trình Phật giáo tại Việt Nam, mà công trình lớn nhất, vĩ đại nhất là tháp Báo Thiên, được xây năm 1057 dưới đời Lý Thánh Tông, trên bờ hồ Lục Thủy ở phía Đông Nam kinh thành Thăng Long, mà hiện nay là nhà thờ lớn Hà Nội và tòa Khâm Sứ.

Tháp này vốn là tháp "Đại Thắng Tử Thiên Bảo Tháp" của chùa Sùng Khánh Báo Thiên, sau nhân gian quen gọi tắt là tháp Báo Thiên. Cả chùa Báo Thiên và tháp Báo Thiên đều vào loại cực lớn, riêng tháp Báo Thiên là một công trình nghệ thuật kỳ vĩ. Tháp cao vài chục trượng (80 mét) gồm 12 tầng, trong tháp trang trí nhiều tượng bằng đá rất tinh xảo.

Tháp đã cao lại xây trên một gò đất nên càng thêm cao. Từ xa mấy chục cây số, người ta đã thấy đỉnh tháp Báo Thiên cao vút mây trời. Tháp hùng tráng, vĩ đại như vậy nên chùa Báo Thiên đương nhiên cũng nguy nga, tráng lệ. Có thể nói, tháp và chùa Báo Thiên là di sản văn hóa tối thượng của quốc gia Đại Việt ta. Nhân gian có một câu hát ca ngợi tháp Báo Thiên:
"Mênh mong biển lúa xanh rờn
Tháp cao sừng sững trăng vờn bóng cau
Một vùng phong cảnh trước sau
Bức tranh thiên cổ, đựơm màu giang sơn"

Nhà thơ Pham Sư Mạnh đời Trần cũng ca ngợi tháp Báo Thiên: "Trấn áp đông tây cũng đế kỳ. Khung nhiên nhất tháp độc nguy nguy". Sơn hà bất động kinh thiên bút. Kim cổ nam ma lập địa chùy. Phong bãi chung linh thời ứng đáp. Tinh di đăng chúc dạ quang huy. Ngã lai dục tủy đề thi bút. Quản lãnh xuân giang tác nghiễn trì. (Trấn áp đông tây, giữ đế kỳ. Một mình cao ngất tháp uy nghi. Chống trời cột trụ non sông vững. Sừng sững ngàn năm một đỉnh chùy. Chuông khánh gió đưa vang đối đáp. Đèn sao đêm đến rực quang huy. Đến đây những muốn lưu danh tính. Mài mực sông xuân viết ngẫu thi, (dịch bởi Vô Ngã Phạm Khắc Hoài, trong Thơ Văn Lý Trần, trích từ Nguyễn An Tiêm, Hà Nội: Từ Chùa Báo Thiên Tới Nhà Thờ Lớn, tạp chí Khởi Hành, số 122, tháng 12.2006, thuvienhoasen.org). Tháp và chùa Báo Thiên quả thật là một quốc bảo linh thiêng và tuyệt đẹp của nước Đại Việt ta.
                                                         Chùa Báo Thiên
Thế nhưng năm 1883, thực dân Pháp và  giám mục Pháp Puginier, qua những quan chức Việt Nam tay sai, mà đứng đầu là một giáo dân Thiên chúa giáo, là tổng đốc Nguyễn Hữu Độ, đã cưỡng chiếm và phá huỷ chùa Báo Thiên để  xây nhà thờ Joseph mà nay gọi là nhà thờ Lớn Hà Nội.

Trong khuôn viên của chùa Báo Thiên cũng có xây thêm tòa Khâm sứ, tức trụ sở của vị khâm sứ đại diên cho quốc gia Vatican (Riêng tháp Báo Thiên nguyên thủy thì đã bị giặc Tàu phá hủy khi chúng sang xâm chiếm nước ta vào năm 1426). Sách Từ Điển Đường Phố Hà Nội của Đại Học Hà Nội xuất bản viết rõ: "Nền nhà thờ hiện nay nguyên là nền đất chùa Báo Thiên rất nổi tiếng, ở đây còn có một tháp gọi là tháp Báo Thiên".

Công sứ Pháp thời đó là Bonnal đã tường thuật sự cướp đoạt chùa Báo Thiên, một đệ nhất quốc tự đời Lý Trần, một đệ nhất danh lam của Hà Nội, như sau: "San bằng cái chùa và tịch thu miếng đất thật không có gì dễ bằng trong thời chiếm đóng..., tuy nhiên công bình mà nói, tôi cảm thấy ít nhiều ái ngại khi phạm một sự lạm quyền kiểu đó, nên thấy nên nhờ ông tổng đốc Nguyễn Hữu Độ. Ông rất tâm đầu ý hợp với giám mục (Puginier) và muốn làm vừa lòng ngài cũng như tôi vậy". (André Masson, The Transformation of Hanoi 1873-1888, Madison, 1983, trích từ Vụ "tòa khâm": Lương Tâm Cầu Nguyện? trong phattuvietnam.net và giaodiemonline.com). 

France Mangin, trong bài viết về Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp với các di tích lịch sử Thăng Long viết rằng : "Nhờ sự giúp đỡ của tổng đốc Nguyễn Hữu Độ mà những trở ngại trong việc phá dỡ ngôi chùa Báo Thiên đã được giải quyết nhanh chóng... Tiếp đó lô đất (chùa Báo Thiên) đã được cho không Đoàn Truyền Giáo, và (công sứ) Bonnal đã hài lòng giao cho vị giám mục (Puginier) giấy tờ chính thức xác nhận quyền sở hữu lô đất" (chùa Báo Thiên). Giám mục Puginier mở cuộc xổ số lấy tiền xây ngôi nhà thờ trên nền chùa Báo Thiên và hoàn thành ngôi nhà thờ năm 1886: đó là Nhà Thờ Lớn hiện nay tại Hà Nội. Nhà Thờ Lớn Hà Nội được khánh thành ngày 24.12.1886 (Nguyễn An Tiêm, đã trích dẫn ở trên).

Vâng lịnh quan thầy Pháp, Việt gian Nguyễn Hữu Độ đã dùng phù phép ma giáo sau đây để ăn cướp lô đất rộng lớn, ở vị trị tuyệt đẹp, mà giám mục Puginier đang thèn muốn : "Thoạt tiên, ông cho điều nghiên xem có ai là hậu duệ của người sáng lập ra chùa, đã chết từ hai thế kỷ trước, và lẽ dĩ nhiên, không tìm ra ai. Thứ đến, ông chỉ thị cho các công dân lãnh đạo trong phường, được chọn lựa có vẻ như là do sự may rủi giữa các người Công giáo, đến thẩm lượng mức kiên cố của ngôi chùa, họ không ngần xác quyết rằng ngôi chùa đã mục nát có thể sập gây nguy hiểm cho người qua lại. Bây giờ mọi chuyện đã đâu vào đấy, san bằng ngôi chùa và tịch thu miếng đất (André Masson, The Transformation of Hà Nội, 1873-1888, Madison,WI: Center for Southeast Asian Studies, University of Wisconsin-Madison, 1983, t 51, NQT, trích từ Trương Công Khanh, Những Bài Học Ứng Xử Cần Thiết, Talawas).

Ở đây, tác giả André Masson có sự lầm lẫn nhỏ là người sáng lập ra ngôi chùa  vào năm 1057 là vua Lý Thánh Tông, đã chết từ tám thế kỷ trước, chứ không phải từ hai thế kỷ trước. Tất cả tài sản của nhà Phật, từ chùa, tháp, chuông trống, tượng vv... đều được gọi là tài sản tam bảo, không ai có thể đem cho, mua bán, trao đổi, đặc biệt là những ngôi chùa do vua lập ra đều là những quốc tự, tức là những ngôi chùa các quốc gia, hay nói theo danh từ ngày nay, là những di sản tâm linh và văn hóa của quốc gia, không thể nào bị cướp đoạt, đập phá và đem giao cho một tôn giáo khác. 

Còn những ngôi chùa khác, do tăng, ni hay Phật tử lập ra thì đó không phải là tài sản riêng của các cá nhân đó, mà là tài sản chung vừa là của Phật giáo, vừa là của cộng đồng dân cư tại nơi tọa lạc của ngôi chùa, như một ngôi chùa tọa lạc trong một làng  thì đó là công sản của ngôi làng đó, không ai có thể mua bán, hay cướp đoạt. Nên nhân gian có câu: "Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt". Trong lịch sử  gần 2.000 năm của Phật giáo Việt Nam chưa bao giờ có trường hợp một ngôi chùa bị tuyên bố vô chủ, rồi bị phá hủy và đem giao cho một tôn giáo khác. Việc này chỉ xẩy ra trong thời đất nước bị xâm lăng, chiếm đóng bởi thực dân Pháp.

Nhưng ngôi chùa Báo Thiên  vào năm 1883 có thật sự là vô chủ và mục nát như đánh giá của những người muốn ăn cướp lô đất của chùa hay không? "Sách Đại Nam Thông Nhất Chí thời Nguyễn cho biết trong Thăng Long Bát Cảnh còn ghi tám bài thơ vịnh cảnh Thăng Long, trong dó có một bài thơ của một người Thanh sang nước ta, cảm tác khi nghe tiếng chuông của chùa Báo Thiên "Báo Thiên hiểu chung (Chuông sớm chùa Báo Thiên). Và vào lúc đó còn có tên gọi phố Báo Thiên, bán vải thâm và dù xanh. Hơn nữa vào thời vua Tự Đức, Tổng đốc Tôn Thất Bật cũng đã có sửa sang lại chùa. Theo tác giả Nguyễn Đại Đồng, vào triều Thiệu Trị thứ 7 (1847) Hòa thượng Phúc Điền (1784-1863) về trụ trì chùa Báo Thiên. Trong Kế đăng lục in năm Tự Đức thứ 12 (1857) viết: "Lúc đó tại chùa Báo Thiên đang khắc ván bộ Phật Tổ thống kỷ của Trung Quốc. Sau khi Hòa thượng Phúc Điền qua đời, chùa Báo Thiên vẫn còn lại cho đến ngày thực dân Pháp chiếm thành Hà Nội lần 2 năm 1882” (theo tạp chí Văn Hóa Phật giáo, Trương Công Khanh, bài đã dẫn).

Chùa  Báo Thiên được trùng tu bởi vị Tổng đốc của Hà Nội và là nơi khắc những bản kinh, sách Phật giáo thì đó là những bằng chứng cho thấy tầm vóc quy mô của ngôi chùa, không những về kích thước, mà còn về các Phật sự, trước khi bị thực dân và cố đạo Tây Puginier cướp đoạt. Những tội ác xúc phạm nặng nề những gì linh thiêng nhất của người Việt Nam, mà thực dân Pháp cũng chùng tay không dám làm, thì các cố đạo thực dân và những kẻ Việt gian tay sai, với tình thần tôn giáo cuồng tín, đã thực hiện, không phải với lòng hổ thẹn, mà với sự hãnh diện. 

Trong một lá thư viết trước khi chết gởi toàn quyền và khâm sứ Pháp, Việt gian Nguyễn Hữu Độ, kẻ đã trực tiếp giúp giám mục Puginier  ăn cướp  và phá hủy chùa Báo Thiên, đã trân tráo tri ân thực dân Pháp: "Chính phủ Pháp vĩ đại đã không lìa bỏ chúng tôi... và tôi đã được ân trạch giao tiếp với những viên chức cao cấp để giải quyết các vấn đề quốc gia. Nếu nước tôi có được như ngày nay đó là nhờ lòng nhân đức của chính phủ Pháp... Than ôi, tôi không thể nào bày tỏ tất cả lòng tri ân nồng nhiệt và chân thành của tôi đối với chính phủ Pháp" (Thế Kỷ 21, số 172, tháng 8-2003, trích từ Vụ "tòa khâm" như trên, phattuvietnam.net).

Như vậy, một sự thật lịch sử được khẳng định là Phật Giáo Việt Nam là chủ nhân liên tục của chùa Báo Thiên,  và tháp  Báo Thiên  suốt 826 năm, tính từ khi được xây dựng năm 1057 đến khi bị thực dân Pháp và Vatican cưỡng chiếm và phá hủy năm 1883. Với lịch sử hiện diện, như là một ngôi chùa lớn nhất, trong lòng kinh thành Thăng Long suốt 826 năm, chùa Báo Thiên đương nhiên là di sản văn hóa  hàng đầu của quốc gia Việt Nam.

Tất cả các tài liệu chứng minh chùa Báo Thiên là tài sản của Phật giáo, có lịch sự gần 900 năm, và bị phá hủy, cướp đoạt để xây nhà thờ Lớn Hà Nội đều là những tài liệu xuất phá từ ngoài Phật giáo, như các chính sử do các nhà nho viết ra, như là các cuốn sách do các nhà truyền giáo và các nhà nghiên cứu ngoại quốc viết ra, như là các cuốn sách về sử Việt Nam cận đại do những nhà nghiên cứu ở Hà Nội viết ra, cho nên những bằng chứng lịch sử này là khách quan, trung thực. Nếu có ai còn hồ nghi thì xin hãy đến để thấy một tang vật của vụ ăn cướp quy mô này tại ngay tòa Giám mục, hay là nhà thờ Lớn Hà Nội, số 40 phố Nhà Chung, nằm trong khuôn viên của chùa Báo Thiên, đó là chiếc giếng đá cổ chạm hình hoa sen có niên đại 951 năm.

Sau khi bộ trưởng ngoại giao Vatican ra lịnh cho Giám mục Ngô Quang Kiệt chấm dứt tranh đấu đòi lại tòa Khâm sứ, cũng nằm trong khuôn viên chùa Báo Thiên của Phật giáo, thì ông đã tuân lịnh và giáo dân đã đem cây thánh giá bằng sắt tây cao khoảng bốn mét mà họ đã dựng lên trước tòa Khâm sứ cũ về lại trong khuôn viên của tòa giám mục và đem dựng lên đằng sau miệng giếng đá cỗ, rồi họ đốt lên khoảng 50 cây nến có nhiều màu sắc khác nhau, ánh nến sáng rực làm nổi bật hình các hoa sen được khắc chạm vào giếng đó, và hình ảnh này được truyền đi khắp nơi. Nhờ đó mà các nhà nghiên cứu Phật giáo mới khám phá đó là giếng đá của chùa Báo Thiên, có niên đại cổ nhất của Việt Nam, gần 1.000 năm. 

Tạp chí Văn Hóa Phật giáo cho biết: "Đây là một giếng cổ khá to bằng đá nguyên khối. Nó hiện lên trước mắt tròn trịa như một cái đỉnh, quanh chân chạm khắc hoa văn hình hai lớp cánh sen lồng vào nhau tuyệt đẹp. Chiếc giếng đá này có ba đặc điểm: thứ nhất, nó nằm trong khuôn viên của đệ nhất danh lam thắng cảnh đời Lý là chùa Báo Thiên. Theo sử liệu, có thể đoán rằng cách giếng đá không xa là bảo tháp 12 tầng, với chóp bằng đồng, vốn là một trong bốn "Đại Nam tứ khí" thời xưa. Thứ hai, về mặt tạo hình mỹ thuật và chất liệu, đó là một giếng đá độc đáo của Thăng Long còn sót lại tới nay... Giếng đá cổ có bệ hình vuông với mỗi cạnh đo bằng 1,5 mét. Từ bệ lên tới miệng cao 0,60 mét vòng bụng chỗ giếng phình ra rộng tới 1 mét. Thứ ba, ngoài nội dung di tích, giếng đó còn là một chứng tích của những giai đọan lịch sử sóng gió. Vì như đã nói, cổ tự Báo Thiên là đệ nhất danh lam của kinh thành, song tời thế kỷ 15, bị quân Minh chiếm phá và đập tháp để lấy vật liệu chống đỡ sức tiến công của đại quân Bình Định Vương Lê Lợi. Đến đời Lê, chùa được trùng tu. 

Cuối thế kỷ 18, chùa trở nên đổ nát vì chiến sự, rồi được phục hồi lại dưới triều Nguyễn. Thời Pháp lại bị phá lần nữa, mà theo nhà sử học Trần Huy Liệu, đó là "sự phá hoại đáng kể đầu tiên của thực dân Pháp ở Hà Nội"... Cổ giếng là một khối đá tròn, tạo dáng thắt cổ bồng như lư hương, miệng giếng hơi bóp vào, phần thân dưới phình ra, chạm hoa hình cánh sen hai lớp. Cổ giếng đặt khít khao trên một bệ đá tám cạnh nguyên khối... có chạm hoa văn rồng, mây, hoa lá… Giếng đá cổ độc đáo của chùa Báo Thiên ai cũng phải thừa nhận nó đạt đến trình độ kỹ thuật lẫn nghệ thuật rất cao, chưa có cái nào khác sánh bằng. Sở dĩ như thế vì đây là giếng đá của ngôi quốc tự danh tiếng bậc nhất kinh đô. Chùa, tháp Báo Thiên là đỉnh cao của mỹ thuật kiến trúc Phật giáo. 

Theo sử sách ghi chép, ngôi chùa này đặc biệt có rất nhiều tự khí, tượng thờ bằng đá to lớn, tuyệt đẹp. Cổ giếng là một khối đá tròn, tạo dáng thắt cổ bồng như lư hương. Miệng giếng hơi bóp vào, phần thân dưới phình ra, chạm hoa hình cánh sen hai lớp. Cổ giếng đặt khít khao trên một bệ đá tám cạnh nguyên khối... có chạm hoa văn rồng, mây, hoa lá..... Trở lại vấn đề, năm 1883, thành Hà nội bị thực dân Pháp đánh chiếm, sau đó giám mục Puginier cấu kết với công sứ Bonnal và gian thần Nguyễn Hữu Độ chiếm đoạt chùa Báo thiên để kiến tạo nhà thờ chính tòa Hà Nội. Từ đó một biểu tượng văn hóa của kinh đô Thăng Long, niềm hãnh diện chung của dân tộc Việt dần dần bị quên lãng.  Trải qua gần 1.000 năm, biết bao biến động lịch sử, ngoại xâm nội chiến, cuồng tín hận thù mà giếng đá Báo Thiên vẫn tồn tại, thật là điều kỳ diệu. Nó xứng đáng được vinh danh là cái giếng đá cổ xưa nhất, đẹp nhất và hoàn chỉnh nhất để làm biểu tượng văn hóa, lịch sử của vùng đất thiêng Thăng Long - Hà Nội. Đó chính là "của tin" còn lại của cả dân tộc, chẳng của riêng ai" (Vụ Đòi Tòa Khâm: câu chuyện về chiếc giếng cổ, phattuvietnam.net).

Ngày 20 tháng 11 năm 1873, Francis Garnier đem quân tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất, thành thất thủ, tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Tri Phương bị bắt và đã tuyệt thực để chết trong danh dự, khi đó giám mục Puginier, với tư cách là thông dịch viên và cố vấn cho Francis Garnier, đã đến đóng bản doanh ở chùa Báo Thiên, nghĩa là ngay từ thửa đó, khu đất chùa Báo Thiên đã ở trong tầm nhắm của vị cố đạo thực dân này.  Gần 10 năm sau, ngày 25 tháng 4 năm 1882, Henri Rivière đem quân đánh Hà Nội lần thứ nhì,  thành thất thủ, tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu tử trận. Khi đó giám mục Puginier tiếp tục đóng vai trò thông dịch viên và cố vấn cho quân xâm lăng. Năm sau ông phá hủy chùa Báo Thiên và cướp đất của ngôi chùa này. Năm 1884, vua Tự Đức công nhân sự đô hộ của thực dân Pháp, cùng năm đó, Puginier cho xây một nhà thờ  St Joseph  trên lô đất chùa Báo Thiên, mà ngày nay la nhà thớ Lớn Hà Nội. 

Trong cảnh binh lửa, dường như không ai có cơ hội để chụp hình ảnh của ngôi chùa này trước khi bị đập phá. Tuy nhiên, vài năm sau đó, hình ảnh cổng tam quan của một ngôi chùa sát bên cạnh chùa Báo Thiên, là chùa Báo Ân, hay còn gọi là chùa Liên Trì, đã được chụp lại bởi bác sĩ Ch.E.Hocquard vào khoảng năm 1884-1885 (có thể xem ở thuvienhoasen). Ngôi chùa này cũng bị thực dân Pháp phá hủy vài năm sau đó để xây bưu diện Hà nội, dù rằng hình ảnh chụp được trước khi bị phá hủy là một cảnh chùa uy nghi, rộng lớn và tuyệt đẹp. Dựa vào hình của chùa Báo Ân, ta có thể khẳng định chùa Báo Thiên trước khi bi Puginier phá hủy cũng là một ngôi chùa uy nghi, rộng lớn và tuyệt đẹp, nếu không hơn thì cũng không thua gì chùa Báo Ân.

Cho tạm dễ hiểu, ta tạm so sánh chùa Báo Ân bị Tây phá hủy để xây nhà bưu điện Hà Nội chỉ lớn cỡ chùa Xá Lợi trong khi đó chùa Báo Thiên bị giám mục Puginier phá huy để xây nhà thờ lớn Hà Nội tương đương cỡ chùa Vĩnh Nghiêm, ở Sài Gòn, rộng lớn hơn, nguy nga tráng lệ hơn. Tội phá và cướp đất của một ngôi chùa nhỏ hay trung bình đương nhiên nhẹ hơn tội phá và cướp đất của một ngôi chùa lớn, được coi như di sản văn hóa hàng đầu của quốc gia Việt Nam.

Sau đây tôi chứng minh không những chùa Báo Thiên lớn hơn chùa Báo Ân, mà đó còn là ngôi chùa lớn nhất Hà Nội, và lớn nhất nước Việt Nam trong thời Lý Trần. Nếu Đế Thiêng Đế Thích của Cao Miên là công trình Phật giáo lớn nhất và là biểu tượng văn hóa, tâm linh của xứ này, thì chùa Báo Thiên cũng có một vai trò tương tự. Nếu Đế Thiêng Đế Thích bị phá hủy và cướp đoạt để xây một nhà thờ Thiên Chúa giáo La Mã thì không biết người dân Cao Miên nghĩ thế nào?

- Theo chính sử, thì chùa và tháp Báo Thiên được vua Lý Thánh Tông cho xây năm Long Thụy Thái Bình thứ tư (1057). Được xây bởi đương kim hoàng đế nên đương nhiên đây là một ngôi quốc tự rất lớn.

- Chùa và tháp thường đi đôi với nhau, nên tháp Báo Thiên cao 80 mẻt, một công trình kiến trúc cao nhất nước Việt Nam, và là một công trình kiến trúc đứng đầu "An Nam Tứ Đại Khí" như sự ca ngợi của Trung Hoa, thì chùa Báo Thiên nếu không phải là ngôi chùa lớn nhất, thì cũng là một trong vài ba ngôi chùa lớn nhất nước Việt Nam. Chùa Báo Ân không hề được nhắc đến với sự trân trọng và ca ngợi như thế, nên đương nhiên là nhỏ hơn.

- Vua Lý Thánh Tông phát ra 12.000 cân đồng để đúc chuông chùa Báo Thiên. Đây là đại hồng chung lớn nhất nước Việt Nam. Chuông chùa và tầm cỡ của ngôi chùa thường tương ứng với nhau nên chùa Báo Thiên có thể được xem là ngôi chùa vĩ đại nhất của Việt Nam, có giá trị như một quốc bảo văn hóa và tâm linh của Việt Nam, ít nhất là trong thời đại Phật giáo Lý Trần. Chùa Báo Ân, tuy có cổng tam quốc rất đẹp, có thể là một trong những cổng tam quan đẹp nhất nước Việt Nam, nhưng đó chỉ là một ngôi chùa lớn bình thường, không thể so sánh của chùa Báo Thiên.

- Lễ Hội chùa Báo Thiên, trong tháng giêng là một trong những lễ hội lớn nhất của Thăng Long - Hà Nội. Người Phật tử đầu năm, ngày tết đều đi chùa, và họ thường chọn những ngôi đại già lam để cầu nguyện trong dịp năm mới. Chùa Báo Thiên chắc hẳn là một đại già lam lớn nhất Hà Nội, có khuôn viên rộng lớn nên thu hút nhiều nhất sự thăm viếng của nhiều người, từ đó hình thành lễ hội chùa Báo Thiên truyền thống, kéo dài từ vua Lý Thánh Tông đến khi chùa Báo Thiên bị phá hủy năm 1883. Chùa Báo Ân không có một vị trí văn hóa nổi bật qua suốt gần chín thế kỷ như thế.

Tất cả những tội ác bị phơi bày, phát hiện trước lịch sử và công luận thường chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm. Những cái gì chưa được biết đến còn ghê gớm, khủng khiếp hơn rất nhiều.  Vì chủ thể phạm tội đã phá hủy, thủ tiêu tang chứng, hay vì thời gian làm cho phai mờ, hay vì những nạn nhân đã bị giết hại không cơ hội lên tiếng, hay vì một số ít người là chứng nhân vì sợ hãi đã im lặng. Nhất là đối với Vatican, một tôn giáo có lịch sử truyền đạo bằng chiến tranh và bạo lực suốt gần 20 thế kỷ vừa qua.  Và luôn che dấu những tội ác của mình dưới những chiêu bài cao cả, thánh thiện. Những tội ác của Vatican đối với nhân loại tuy đã có hàng ngàn cuốn sách được xuất bản, nhất là bằng Anh ngữ, nhưng vẫn chưa nói lên hết tầm cỡ rộng lớn toàn câu, suốt gần hai ngàn năm và đối với hàng trăm triệu nạn nhân, và hàng ngàn cơ sở, thờ phụng của các tôn giáo khác. 

Đất nước Việt Nam và Phật giáo Việt Nam là nạn nhân của âm mưu xâm lăng chiếm đóng bằng quân sự và bằng Công giáo, cấu kết chặt chẽ giữa thực dân Pháp và các nhà truyền giáo Pháp. Mà giám mục Puginier* là khuôn mặt tiêu biểu và nổi bậc nhất. Và vụ chùa Báo Thiên, nhà thờ lớn Hà Nội và tòa khâm sứ là một trường hợp điển hình nhất.

Tháp Báo Thiên nguyên thủy cao 80 mét, một di sản văn hóa vĩ đại của Việt Nam, một quốc bảo tối thượng của nước Đại Việt trong thời Lý Trần đã bị giặc Tàu phá hủy năm 1426. Có người muốn chứng minh là giám mục Puginier, và rộng hơn là Vatican và Công giáo Việt Nam, không có phá hủy tháp Báo Thiên, vì nó đã không còn tồn tại trong năm 1883. Tuy nhiên, nếu có tác giả nào viết tháp Báo Thiên bị phá năm 1883 bởi giám mục Puginier thì cũng không có gì sai, vì sau khi tháp nguyên thủy bị phá hủy, người đã xây lại tháp khác, nhỏ hơn rất nhiều. Cảnh chùa, tháp bị hư hỏng, đổ nát và được trùng ta vô số lần trong lịch sử rất lâu đời của Phật giáo Việt Nam là chuyện phổ biến. 

Cho nên chùa và tháp Báo Thiên đã được tổng đốc Tôn Thất Dật trùng tu vào thời vua Tự Dức thì đương nhiên vào năm 1883, tháp tại chùa Báo Thiên vẫn còn và cũng bị phá hủy như chùa Báo Thiên. Trên khu đất của chùa Báo Thiên đã hiện diện tháp Báo Thiên (nguyên thủy) suốt gần 400 năm thời đại Lý Trần, cũng như trên khu đất này của Phật giáo, về sau, đã có xây thêm một tòa nhà mà người ta gọi là tòa khâm sứ. Có người đã dùng một số tài liệu lịch sử để chứng minh tháp Báo Thiên đã bị phá hủy từ lâu, để biện minh rằng Thiên Chúa giáo La Mã đã không phá hủy tháp Báo Thiên. Đây là sự biện minh không cần thiết, vì bản cáo trạng không cáo buộc Vatican, Hội Thừa Sai Pháp và chủ thể kế thừa là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã phá hủy tháp Báo Thiên. Nêu vấn đề tháp Báo Thiên để làm lạc hướng của cuộc tranh luận về CHÙA BÁO THIÊN VÀ KHU ĐẤT CỦA CHÙA BÁO THIÊN, mà hiện nay là nhà thờ lớn Hà Nội và tòa khâm sứ.

Tháp Báo Thiên còn hay mất vào năm 1883, thì vẫn không thay đổi sự thật lịch sử là giám mục Puginier, hay nói rộng hơn là thực dân Pháp, Vatican và chính quyền tay sai của thực dân, đã cướp đoạt, phá hủy chùa Báo Thiên, một trong những ngôi chùa lớn nhất cùa Việt Nam, và là một trong những di sản văn hóa hàng đầu của quốc gia Việt Nam để cướp đất của chùa Báo Thiên, tức là đất của Phật giáo Việt Nam, để xây trên đó nhà thờ lớn Hà Nội.

Vấn đề đặt ra ở đây là - sự chiếm đoạt chùa Báo Thiên của giám mục Puginier vào năm 1883, với sự hổ trợ của thực dân Pháp, trong thời gian Việt Nam bị thực dân Pháp độ hộ, có giá trị pháp lý gì không? - Và công lý và luật pháp của một nước Việt Nam độc lập, văn minh, phải xét xử và quyết định như thế nào đối với sự cưỡng chiếm phi pháp và bất công chùa Báo Thiên của Phật Giáo, đồng thời cũng là cưỡng chiếm một di sản văn hóa vĩ đại, hùng tráng cấp quốc gia của dân tộc Việt Nam?

CÔNG LÝ VÀ LUẬT PHÁP ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CHÙA BÁO THIÊN, NHÀ THỜ LỚN HÀ NỘI VÀ TÒA KHÂM SỨ

Việt Nam không phải là nước vô chủ. Từ hàng ngàn năm nay, người Việt đã là chủ nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào đầu thế kỷ thứ nhất và tuyên ngôn độc lập "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" trong thế kỷ 11 cùng  nhiều cuộc đấu tranh kiên cường để bảo vệ độc lập và giành lại độc lập của Việt Nam  trong suốt hơn 2.000 năm qua đã khẳng định chân lý này. Sự xâm lăng và chiếm đóng Việt Nam của thực dân Pháp, kể từ đầu thập niên 1860, đến năm 1954, cùng mọi sự thủ đắc bất cứ bất động sản có chủ nào, do sự đe dọa, hay xử dụng võ lực, hay dùng mưu mô, thủ đọan, dựa trên sự cấu kết với thực dân Pháp, đều là bất hợp pháp.

Công lý tối thiểu, một khi nước nhà đã giành lại được độc lập, là ban hành một đạo luật tuyên bố những sự chiếm hữu như thế là bất hợp pháp, và tịch thu và hoàn trả lại những bất động sản này cho người chủ nhân thật sự trước khi bị thực dân Pháp và tay sai cướp đoạt  một cách bất công và phi pháp.

Chùa Báo Thiên là một tài sản của Phật giáo Việt Nam, không những thế còn là một di sản văn hóa và tâm linh linh thiêng, vào hàng bật nhất, của quốc gia Việt Nam. Phật giáo Việt Nam đã làm chủ bất động sản này một cách liên tục trong suốt 826 năm. Việc hoàn trả lại cho Phật giáo chùa Báo Thiên là thực thi công lý tối thiểu cho Phật giáo của một quốc gia Việt Nam có chủ quyền, có công lý và có luật pháp nghiêm minh.

Không những Giáo hội Công giáo Việt Nam  và chính quyền Việt Nam, phải hoàn trả lại khu bất động sản, trong đó hiện nay là nhà thờ Lớn Hà Nội và tòa Khâm sứ, mà Giáo hội Công giáo Việt Nam còn phải bồi thừơng cho Phật giáo về những thiệt hại phát sinh từ sự chiếm đoạt và đập phá chùa Báo Thiên vào năm 1883, và những thiệt hại khác do Phật giáo bị tướt đoạt một cách bất công và phi pháp quyền làm chủ và quyền xử dụng chùa Báo Thiên trong suốt 125 năm qua.

Việc này, từ khi nước nhà độc lập từ năm 1945 đến nay, chưa hề có.

Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện nay là người thừa kế của Hội Thừa Sai Pháp, cả hai đều là một tổ chức tôn giáo phụ thuộc vào Vatican và thay nhau đại diện cho Thiên Chúa giáo La Mã trên lãnh thổ Việt Nam. Nguyên tắc căn bản của luật thừa kế, áp dụng cho cá nhân, đoàn thể và quốc gia, đồng thời cũng áp dụng trong luật quốc tế và trong luật của các nước, là chủ thể thừa kế được hưởng những quyền lợi, là thừa hưởng những tài sản, và đồng thời phải có trách nhiệm là phải gánh chịu những nợ nần của chủ thể đã qua đời hay không còn tồn tại. Trong luật gọi là những tích sản và những tiêu sản.

Chủ thể thừa kể không thể chỉ nhận lãnh những tích sản, và chối bỏ không nhận lãnh những tiêu sản. Giáo hội Công giáo Việt Nam đã và đang thừa hưởng hầu như trọn vẹn tất cả tài sản, nhất là những bất động sản, của Hội Thừa Sai Pháp, cụ thể nhất là hiện nay Giáo hội này đang thừa hưởng một nhà thờ, gọi là nhà thờ Lớn, và cũng đang đòi hỏi một cơ sở khác, gọi là tòa Khâm Sứ, trên lô đất mà suốt 826 năm thuộc về chùa Báo Thiên của Phật giáo Việt Nam. Nên giáo hội này cũng phải chịu trách nhiệm đối với sự cướp đoạt bất công và phi pháp chùa Báo Thiên năm 1883 của giám mục Puginier thuộc Hội Thừa Sai Pháp, với sự cấu kết của thực dân xâm lăng và những kẻ Việt gian tay sai. Kẻ cướp đất chùa Báo Thiên năm 1883 là giám mục Puginier, ông này mấy năm sau đó, đế đáp lại món quà mà thực dân Pháp đã ban thưởng cho ông là lô đất  của chủa Báo Thiên, nơi có vị trí đẹp vào bậc nhất Hà Nội, nên đã huy động,  qua một linh mục Việt gian tay sai là Trần Lục, đem 5.000 giáo dân Việt Nam, cùng với quân Pháp tấn công chiến lũy Ba Đình của anh hùng dân tộc Đinh Công Tráng. Ba Đình thất thủ, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam sụp đổ. Trước đó, tổng đốc thành Hà Nội, và cũng là anh hùng dân tộc Nguyễn Tri Phương, sau khi thành Hà Nội thất thủ và bị giặc Pháp bắt giữ, đã nhịn ăn để chết vì nước, trước khi mất, ông đã mắng vào mặt tên giám mục Puginier đến giở trò đạo đức giả để dụ hàng ông : "Hẳn rằng ông đã hài lòng lắm, vì nhờ sự tiếp tay của ông, và những mưu kế của ông mà lũ ăn cướp người Pháp đã cướp mất xứ Nam Kỳ của chúng tôi, và rồi chúng sẽ còn cướp nốt xứ Bắc kỳ nữa" (Le Tonkin, Paris, 1888).

Giám mục thực dân Puginier đã ca ngợi giáo dân Việt Nam tiếp tay đắc lực cho sự xâm lăng, chiếm đóng suốt gần 100 năm của thực dân Pháp trên quê hương chúng ta như sau: "Không có giáo dân Việt Nam hổ trợ thì Pháp như con cua bị bẻ gãy càng, không có cách nào có thể xâm chiếm nổi Việt Nam" (André Masson, sách đã dẫn). Puginier đang ca ngợi các tín đồ phản quốc của ông, và đồng thời cũng đang ca ngợi chính mình, vì ông là người lãnh đạo họ  trong suốt thời gian lịch sử ăn cướp ô nhục này, vừa tàn phá, cướp nước Việt Nam, và vừa phá hủy, cướp đất chùa Báo Thiên. Nhưng lời tự ca ngợi này, trước công lý lịch sử, lại chính là lợi nhận tội chân thành nhất, đầy đủ nhất, chính xác nhất của Vatican, của các đoàn truyền đạo Thiên Chúa giáo La Mã và của Công giáo Việt Nam đối với  đất nước và nhân dân Việt Nam.

Tuy chùa Báo Thiên đã bị cướp đoạt một cách bất công, phi pháp trong suốt 125 năm qua bởi giám muc thực dân Puginier thuộc Hội Thừa Sai Pháp, và tiếp tục bị chiếm đoạt một cách bất công, phi pháp, bởi kẻ thửa kế của Hội Thừa Sai Pháp là Giáo hội Công giáo Việt Nam. Nhưng điều này không có nghĩa là công lý sẽ không có ngày được thực thi trên quê hương Việt Nam.

Giáo Hoàng John Paul II đã thú nhận bảy núi tội lỗi của đạo Thiên Chúa giáo La Mã trong 2.000 năm qua đối với nhân lọai, trong đó có tội đi truyền đạo bằng bạo lực. Trên con đường truyền đạo bằng máu và nước mắt này Vatican, Hội Thừa Sai Pháp và những chủ thể thừa kế tại các quốc gia địa phương đã cướp dựt, chiếm đoạt  bất công, phi pháp rất nhiều bất động sản của các tôn giáo khác, đây cũng là những di sản văn hóa của các dân tộc mà Vatican muốn hủy diệt để xóa bỏ bản sắc văn hóa đặc thù của các dân tộc hầu dễ dàng nô lệ hóa nhân dân các nước, nhất là ở châu Mỹ La tinh, châu Phi và châu Á. Việt Nam là một bằng chứng điển hình, nổi bật nhất. Và chùa Báo Thiên, nhà thờ Lớn Hà Nội, và tòa Khâm sứ là một lời tố cáo những núi tội lỗi đối với Phật giáo và dân tộc Việt Nam của Vatican, của Hội Thừa Sai Pháp và của Giáo Hội Công giáo Việt Nam một cách sống động, hùng hồn nhất.

Hôm nay công lý lịch sử đang lên tiếng. Sẽ có một ngày công lý pháp luật sẽ được thi hành. Chùa Báo Thiên, bị giặc Tây phá hủy từ năm 1883, và tháp Báo Thiên, bị giặc Tàu phá hủy từ năm 1426, sẽ vươn cao trên bầu trời Thăng Long như trong thời đại Lý Trần vinh quang. 

Lễ hội chùa Báo Thiên, một trong những lễ hội lớn nhất tại kinh thành Thăng Long, sẽ trở về như đã trở về mỗi năm trong tháng giêng, ngày Tết, suốt 826 năm từ thời vua Lý Thánh Tông năm 1057 đến năm 1883, năm giáo sĩ thực dân Puginier phá hủy chùa Báo Thiên cổ kinh, linh thiêng và khi đó vẫn còn nguy nga, bề thế, như là ngôi chùa lớn nhất kinh thành Thăng Long.

Sẽ có một ngày, tiếng đại hồng chung 12.000 cân của chùa Báo Thiên sẽ vang dội cả kinh thành Thăng Long. Và ngày đó mới xứng đáng là ngày kỷ niệm Một Ngàn Năm Thăng Long, Một Ngàn Năm Rồng Bay.

Chính sử ghi rằng năm 1057 vua Lý Thánh Tông đã phát 12.000 cân đồng để đúc chuông chùa Báo Thiên. Kích thước của chuông chùa thường tương ứng với kích thước của ngôi chùa. Chùa Thiên Mụ tại Huế có đại hồng chung nặng hơn 3.000 cân, và đây là một ngôi chùa lớn nhất, tráng lệ nhất miền Trung khi được trùng tu trong thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Chuông chùa Báo Thiên nặng và lớn gấp bốn lần chuông chùa Linh Mụ thì ta có thể ước đoán là chùa Báo Thiên nguyên khởi, khi được xây dưới thời vua Lý Thánh Tông, lớn lao, hùng tráng gấp vài ba lần chùa Linh Mụ, nghĩa là đây là ngôi chùa lớn nhất của Việt Nam trong thời hưng thịnh nhất của Việt Nam, thời Lý Trần từ đầu thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 14.

Sau khi đánh đuổi quân Minh, vua Lê Lợi đã đến hồ Lục Thủy trả lại gươm thần cho rùa thần, từ đó nhân dân gọi hồ Lục Thủy là hồ Hoàn Kiếm. Khi đó tháp Báo Thiên đã không còn, giặc Minh vừa phá tháp để làm công sự, trước khi chúng đầu hàng rút chạy về Tàu. Khi đó chuông chùa Báo Thiên cũng không còn, vì giặc Minh đã nấu chuông lấy đồng làm binh khí. Cũng từ đó thời đại quân chủ Phật giáo Lý Trần vẻ vang suốt bốn thế kỷ đã không còn, và đất nước bắt đầu thời đại quân chủ Nho giáo. Và Việt Nam bắt đầu chu kỳ suy tàn, tan rã, yếu hèn, sa đọa và tủi nhục.

...............edited


Lý Khôi Việt