Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

HUYỀN THOẠI “CỨU RỖI” (The “Salvation” Myth)

 tác giả: Linh Mục James Kavanaugh người dịch: Trần Chung Ngọc
Vài Lời Nói Đầu Của Người Dịch:
Linh mục James Kavanaugh là một nhân vật đặc biệt trong giáo hội Ca Tô Rô Ma. Đặc biệt vì ông thuộc một số ít ỏi hiếm hoi trong giáo hội Ca Tô còn biết tôn trọng sự thật, coi nặng vấn đề lương tâm và lương thiện trí thức. Không như tuyệt đại đa số các chức sắc trong giáo hội, những người đã biết rõ sự thật về cấu trúc toàn trị của giáo hội cũng như những huyền thoại mê tín vẫn được tiếp tục duy trì trong giáo hội, nhưng không dám nói ra viện cớ là để tránh gây xúc động trong khối tín đồ, thực ra chỉ là để bám víu vào quyền lực vật chất và tinh thần trên khối tín đồ thấp kém, Linh mục Kavanaugh chủ trương giải phóng tín đồ ra khỏi những huyền thoại của Ki Tô Giáo, bằng cách vạch trần những sự thật về cấu trúc và những huyền thoại trong Ca Tô Giáo, để cho họ có thể thoát ra khỏi vòng nô lệ của giáo hội, trở thành một con người đích thực là một con người tự do, có nhân phẩm.
Cuốn sách nổi tiếng và bán chạy nhất của Linh mục James Kavanaugh là cuốn Một Linh Mục Hiện Đại Nhìn Vào Cái Giáo Hội Đã Lỗi Thời Của Mình (A Modern Priest Looks At His Outdated Church) trong đó ông thẳng thắn phê bình những giáo luật của giáo hội, phân tích con người Ca Tô qua các vấn đề như nhân vị, cưới hỏi và ly dị, ngừa thai v..v.. Ông viết rất thành thực và thẳng thắn đến độ một phê bình gia đã kết luận: nếu ông ta viết cuốn này cách đây vài trăm năm thì ông đã bị đưa lên dàn hỏa thiêu sống. 90% hồi ứng của các độc giả ở trong Ca Tô Giáo và Tin Lành tán thán công trình của ông. Kết quả là ông được mời đi thuyết trình ở nhiều đại học, được mời lên nhiều đài truyền hình và phát thanh để phổ biến những tư tưởng của ông cho đại chúng.
Một cuốn sách nổi tiếng khác của Linh mục James Kavanaugh là cuốn Sự Sinh Ra Của Thiên Chúa (The Birth of God). Huyền thoại “cứu rỗi” (The Salvation Myth)) là một chương trong cuốn đó, Chương 5, từ trang 88 đến trang 102. Vì chương này hơi dài nên tôi đã lược bớt một số đoạn nói về những ý tưởng trong Ki Tô Giáo tương đồng với những ý tưởng trong các nền văn hóa khác như Ai Cập, Ấn Độ, Ba Tư v..v.. Qua bản dịch này, tôi hi vọng quý độc giả có thể thấy rõ những tư tưởng sắc bén nhưng không thiếu vẻ ý nhị và châm biếm trong tư tưởng của Linh mục James Kavanaugh về cốt tủy đức tin của người Ki Tô: Sự “cứu rỗi” của Giê-su.
Người Ki Tô gọi Thần của họ là God. Trong Ki Tô Giáo có God-the-Father, nghĩa là Thần Gia –vê của dân Do Thái, và God-the-Son, nghĩa là Giê-su. Vì vậy trong bài dịch này tôi dịch God-the-Father (hoặc God trống không) là “Chúa Cha” và God-the-Son, hay Giê-su, là “Chúa Con” cho nó được chính xác. Những danh từ như Thượng-đế hay Thiên-Chúa đều không thích hợp.

Huyền Thoại “Cứu Rỗi”
(The Salvation Myth)

Linh Mục James Kavanaugh
Một trong những huyền thoại trong cuốn Kinh của Ki Tô Giáo khiến chúng ta đặc biệt quan tâm là huyền thoại “cứu rỗi” (The salvation myth). Đây chính là cốt tủy của đức tin vào cuốn Kinh này, và huyền thoại này coi con người như là đầy tội lỗi, bị thống trị bởi tội lỗi (guilt-ridden) trước Chúa Cha (God). Con người sinh ra trong tội lỗi, làm mồi cho hàng ngàn cám dỗ dơ dáy đẩy con người lìa xa Chúa Cha (God) của họ. Con người phải đối diện với và không tránh khỏi được sự chết. Chỉ có Chúa Cha (God) của họ mới cứu được họ.
Huyền thoại “cứu rỗi” bắt nguồn từ sự kiện là con người ý thức được có sự xấu ác ở trên đời. Không thấy lý do nào cho sự đau ốm và chết, sự giết chóc giữa con người với con người, trộm cướp, hận thù v..v.., các triết gia trong mọi nền văn hóa đã tìm cách giải thích chúng. Một vài nền văn hóa, thí dụ như Ba Tư, mô tả hai nguyên lý về sáng tạo: một nguyên lý là thần của ánh sáng hay của các điều thiện, và nguyên lý sáng tạo kia là thần của sự tối tăm hay của những điều ác [Đây chính là huyền thoại Zoroaster: Zoroaster là tên Hi Lạp của nhà tiên tri Ba Tư Zarathustra, sống ở Ba Tư vào khoảng 1500 năm trước Tây Lịch (TTL) hay trước thời đại chung hay công nguyên (common era: C.E. TCN]. Con người có trong bản thân những hạt giống của cả hai thần; sự hiện hữu của con người là một cuộc chiến thường xuyên giữa hai lực thiện và ác đối nhau. Dân Babylon cổ xưa tin rằng con rắn đã lấy đi cây bất tử từ vị anh hùng Gilgamesh của họ, do đó để lại cho con người sự ác và vô minh. Dân Do Thái dùng chung huyền thoại về con rắn với đôi chút thay đổi trong chuyện sáng thế và mô tả Adam bị cám dỗ bởi con rắn xảo quyệt.[Chúng ta nên nhớ nguồn gốc của Ki Tô Giáo là Do Thái giáo. TCN]
Nhưng trong sự hiểu biết về sự ác của người Do Thái – KiTô, con người không chỉ bị cám dỗ mà con sa ngã. Sự ác ngự trị trong tâm con người. Ngay cả những vấn đề vệ sinh, đau ốm cũng được coi như là những bằng chứng của sự dơ dáy của con người. Người phụ nữ sau khi sinh nở bị coi là “dơ dáy” và bắt buộc phải đến đền thờ để làm cho sạch. Mọi vấn đề vật chất xảy ra cho con người như bị bỏng, bệnh ngoài da, mẩn da, rụng tóc v..v.. đều phải đưa đến cho các linh mục xem xét. Một vài con vật được coi như là không sạch, thí dụ, con heo, ăn thịt heo làm cho con người dơ dáy. Và trong truyền thống Ki Tô Giáo, tông đồ Phao Lồ (Paul) nói: “Mỗi khi tôi muốn làm một việc tốt thì một điều xấu ác nào đó lại tới, khiến cho con người của tôi tuân theo một luật khác chống với luật ở trong lý trí của tôi”. Trong thế kỷ 4, Augustine viết trong cuốn Confession về sự bất lực của ông ta trước sự xấu ác. Luther, trong thế kỷ 16, mô tả con người của ông ta là một “khối xác thịt đọa đầy” (a damned mass), và Calvin cho rằng sự ác nằm ngay trong những sự lạc thú của con người (human pleasure).
Đó là con người trong truyền thống Do Thái – Ki Tô. Yếu ớt và tội lỗi, hắn ta không thể tìm thấy sự bình an trong tâm hồn. Hắn cần sự cứu vớt qua sự giúp đỡ của Chúa Cha (God).
Từ thời sơ khai, sự cứu rỗi của con người đến từ những cuộc hi sinh hay tế thần. Tế thần là giết chết một nạn nhân để ghi nhận sự ngự trị của Thần, đấng làm chủ của mọi sự sống [Theo định nghĩa này thì Thần làm chủ của mọi sự sống tương đương với Chúa Cha (God) của Ki Tô Giáo. TCN]
Lễ tiết tế thần khác nhau tùy nơi. Có cuộc tế thần bằng cách thiêu sống một con vật, hoặc một cuộc dâng lễ hòa bình (peace offering) trong đó một phần con vật được trả lại cho người tế thần. Điều này có nghĩa là vật tế thần đã được sự chấp nhận của thần. Có cuộc tế chuộc tội trong đó con người đặt tay lên con vật để chuyển tội lỗi của mình vào con vật. Điểm chính trong các cuộc tế thần là phải làm đổ máu con vật. Và con người được “cứu” (saved) qua những cuộc tế thần đầy máu me đó.
Được cứu có nhiều nghĩa. Nó có nghĩa là con người nay được làm bạn của thần, được thần chấp nhận và đáng sống. Thường thường thì sự cứu đó chỉ là tạm thời.
Đối với người Do Thái, điều này có nghĩa là họ được tự do là thành viên của một cộng đồng tôn giáo và được tự do cầu nguyện với số còn lại trong cộng đồng của những người “tốt”. Họ sẽ được sống lâu trên trái đất và sau đó được bình an sau khi chết.
Đối với người Ki Tô giáo, “cứu rỗi” có nghĩa là được sống trong ân sủng của Chúa Cha (God), là họ có thể làm những việc giống Chúa Cha (God-like works) giữa loài người, là họ sẽ tránh được những hành hạ, dằn vặt vĩnh viễn dưới một hỏa ngục, và được hưởng hạnh phúc trên thiên đường.
Hi sinh tế thần, chìa khóa của sự “cứu rỗi”, giải thích quan điểm của Ki Tô Giáo về sự kiện Giê-su bị đóng đinh trên thập giá như là một cái chết hi sinh tế thần. Điều này cũng là tự nhiên vì Ki Tô Giáo bắt nguồn từ Do Thái Giáo. Người Ki Tô thấy có một sự tương đồng đặc biệt giữa cái chết của Giê-su và cái chết của con chiên (cừu) mà người Do Thái giết khi họ thoát ra khỏi vòng nô lệ của Ai Cập trong cuộc “vượt qua”.
Đêm trước ngày chạy trốn khỏi Ai Cập, dân Do Thái được lệnh chọn một con chiên. Con chiên này phải là một con còn non dưới một năm, tinh khiết, và máu con vật phải được rảy trên ngưỡng cửa mỗi nhà để cho thiên thần [theo lệnh của Chúa Cha (God) lòng lành. TCN] đã giết những đứa con đầu lòng trong mỗi gia đình Ai Cập, sẽ để yên cho những đứa con đầu lòng vô nhiễm trong các gia đình Do Thái. [Theo Tân Ước thì vì sự sinh ra của Giê-su mà Herod đã ra lệnh giết mọi đứa con đầu lòng dưới 2 tuổi trong các gia đình ở Jerusalem. TCN] Chính máu của con chiên đã cứu người Do Thái và đứa con đầu lòng trong mỗi gia đình là thuộc về Chúa Cha (God), đấng đã cứu hắn.
Giê-su đã trở thành con chiên mới của sự “vượt qua” từ chết tới sống trong biểu tượng của Ki Tô Giáo. Ông ta trở thành “cứu tinh” (Saviour) của dân Do Thái [Giống như những con chiên tế thần là cứu tinh của mỗi gia đình Do Thái. TCN] Ông ta là một con chiên toàn bích mà máu của ông ta sẽ cầm giữ sự giận dữ của Chúa Cha (God). Ông ta cũng phải tinh khiết (without blemish) giống như con chiên còn non, và không sinh ra trong tội lỗi mà từ một nữ trinh. Giê-su cũng phải là đứa con đầu lòng, đứa con đặc biệt thuộc về Chúa Cha (God). Bằng cái chết đổ máu trên thập giá, người Ki Tô tuyên bố rằng ông ta đã mở con đường sống vĩnh cửu cho con người. Con người không còn là tù nhân của bản năng và những ham muốn thấp hèn của mình, không còn là nô lệ của sự yếu ớt và ham muốn xác thịt tội lỗi. Vì vậy, John the Baptist đã gọi Giê-su là “con chiên của Chúa Cha ((the lamb of God) đã lấy đi tội lỗi của thế giới”. [Nhưng đó chỉ là sự mê tín hoang đường của người Do Thái trong thời bán khai, vì hiện nay tội lỗi còn tràn ngập trên thế giới. TCN]
Tuy nhiên, sự hi sinh của Giê-su là sự hi sinh hoàn toàn, sự hi sinh cuối cùng, chấm dứt mọi sự hi sinh bất toàn khác. Trong thư viết cho dân Iphesie, Phao Lồ (Paul) viết: ”Lành thay Chúa Cha của Chúa chúng ta là Giê-su Ki Tô.. trong Người, bằng máu của Người, chúng ta có được sự tự do, sự tha thứ những tội lỗi của chúng ta” (Blessed be God the Father of our Lord Jesus Christ.. in Whom, through his blood, we gain our freedom, the forgiveness of our sins).
Huyền thoại Ki Tô về sự “cứu rỗi” còn khẳng định là con người không thể được cứu rỗi nếu không có cái chết của đấng Ki Tô. Con người không chỉ sinh ra một cách bất toàn và trong tội lỗi, mà đã phạm vô số tội trong đời và thường xuyên cần phải lấy lại tình thương của Chúa Cha (God). Tự mình, con người thật là vô vọng vì có một bức tường ngăn cách vĩ đại đứng chắn giữa hắn ta và Chúa Cha (God). Qua nhiều thế kỷ với những cuộc hi sinh không toàn bích, hắn không thể vượt qua được bức tường đó. Rồi Giê-su tới và sự hi sinh hoàn toàn (perfect sacrifice) đã tới, và con người được cứu bởi cái “máu cứu chuộc” (redeemer’s blood) đã đổ ra.
Đối với một tín đồ Ki Tô được nuôi nấng trong thế giới hi sinh của Do Thái, luận cứ này có một ý nghĩa nào đó. Ngay cả đối với người La Mã đã đọc những truyền thuyết về nhân vật Decius xông vào giữa đám quân thù như là một hành động hi sinh anh dũng, luận cứ này có một ý nghĩa nào đó. Đối với bất cứ người nào trong thế giới cổ xưa và đứng trước Chúa Cha (God) như là một nạn nhân không có khả năng và tự lực, tin rằng mình là một con người tội lỗi vô vọng và coi Chúa Cha (God) như là một đấng không thể tới gần được và là một phán quan nóng giận, cái chết hi sinh của Giê-su là một huyền thoại có đôi chút giá trị.
Nhưng đối với con người hiện đại. chuyện hi sinh của Giê-su chẳng có ý nghĩa gì mấy, trừ khi hắn đã bị reo rắc sự sợ hãi và bị tẩy não từ khi mới sinh ra đời (But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth). Đối với tôi (Linh mục James Kavanaugh), đó là một huyền thoại “cứu rỗi” của thời bán khai, miêu tả một người cha giận dữ, chỉ nguôi được cơn giận bằng cái chết đầy máu me của chính con mình. Đó là một chuyện độc ác không thể tưởng tượng được của thời bán khai (It is a primitive tale of unbelievable cruelty).
Tôi chấp nhận sự kiện là Giê-su đã chết, và ngay cả đã bị đóng đinh trên thập giá. Nhưng tôi không thể chấp nhận cái huyền thoại là cái chết của ông ta là để chuộc tội cho tôi. Huyền thoại “cứu rỗi” trong Tân Ước chỉ là một cách diễn giải. Đó là một huyền thoại của thời bán khai, bản chất của nó giống như những huyền thoại của các dân tộc bán khai ở khắp nơi, nhưng nó hoang đường và ác độc hơn hầu hết các huyền thoại khác (But it is more unbelievable and more cruel than most myths).
Tôi không muốn được “cứu rỗi” hay rửa sạch tội lỗi trong máu của bất cứ ai. Tôi được cứu khỏi cái gì? Tôi cũng không chấp nhận huyền thoại về một Thần Cha đòi hỏi đối xử với con của mình là Giê-su bằng một loại công lý vô tình cảm và đòi hỏi hắn phải chết để chuộc tội cho tôi. Cái huyền thoại này cũng chẳng có gì hấp dẫn hơn vì ông ta đã vinh quang làm cho con ông ta sống lại. Tôi không thể yêu một ông Cha như vậy và cũng chẳng có gì cần phải biết ơn một đứa con như vậy. Tôi không yêu cầu ông ta phải chịu đau khổ vì tôi và ngay cả muốn ông ta làm như vậy.
Trong quá khứ, con người đã có những nghi vấn và muốn thoát ra ra khỏi sự “cứu rỗi” của Chúa Cha (God). Nhưng Chúa Cha (God) này đã có sự hậu thuẫn to lớn của lịch sử và của định chế tôn giáo vĩ đại. Ông ta đã mời gọi được các bậc trí thức để phục vụ cho ông ta, xây dựng ông ta thành một hệ thống vĩ đại. Ông ta có những giáo sĩ biến ông ta thành một huyền nhiệm ngoài mọi thắc mắc. Ông ta có những thương gia bao quanh ông ta với những tượng đài hùng vĩ và làm cho ông ta trở thành một phần của một nền văn hóa. Ông ta cũng có những người hiến thân cho ông ta, mô tả ông ta cho những đứa trẻ ngây thơ và đe dọa người lớn. Ông ta đã ngự trị trên con người bằng cách gây cho họ một mặc cảm tội lỗi và sự sợ hãi.
Huyền thoại “cứu rỗi” trở thành tinh vi hơn. Phao Lồ (Paul) nhấn mạnh là người Ki Tô chia xẻ trong sự chết và sống lại của Giê-su trong lễ rửa. Trong thư viết cho người La Mã, ông ta viết: “Khi chúng ta chịu lễ rửa trong Giê-su Ki Tô, chúng ta được rửa trong cái chết của ông ta; nói cách khác, chúng ta đi vào mồ với ông ta và hiệp với ông ta trong sự chết, và khi Giê-su được cứu ra khỏi sự chết bởi sự vinh quang của Chúa Cha (by the glory of God), chúng ta cũng có một đời sống mới. [Tưởng chúng ta cũng nên biết, trong thời đại này, không một người nào có đầu óc còn có thể tin được sự sống lại của thân xác Giê-su. TCN].
Cái chết chuộc tội của Giê-su đã trở thành một cái thùng chứa “cứu rỗi” khổng lồ (a giant container of salvation) từ đó các bậc thiêng liêng, gọi là linh mục hay mục sư, có thể lấy ra những giọt máu “cứu rỗi” để thanh tẩy con người. Ngày xưa, Môi-se (Moses) có thể rảy máu của một con bò trên người Do Thái để thanh tẩy họ. Ngày nay, một linh mục có thể đổ nước trên đầu của đứa trẻ để tẩy sạch nó khỏi “cái tội đã sinh ra làm người” qua quyền năng của máu Giê-su. Lễ “rửa tội”, một dạng tẩy sạch trước thời Ki Tô, đã trở thành một lễ tiết kết nạp để thay thế cái lễ tiết “cắt bì” bán khai của dân Do Thái [Theo Giao Ước của Chúa Cha với Abraham, ông tổ của dân Do Thái, thì mọi đứa trẻ sinh ra được 8 ngày đếu phải cắt bì, nghĩa là hớt đi miếng da đầu của dương vật. TCN]. Cái nước đổ lên đầu đứa trẻ [và người lớn tân tòng. TCN] thần khí của Giê-su Ki Tô. Cái gọi là “Thánh Linh” [hay Chúa Thánh Thần. TCN] đó ngự trị trong người hắn và làm cho hắn được Chúa Cha (God) chấp nhận.
Gần đây, đã có sự thảo luận lại giá trị của lễ rửa tội cho trẻ sơ sinh. Karl Barth [Một nhà thần học Tin Lành Thụy sĩ nổi tiếng. TCN], vẫn thường tin vào lễ rửa tội cho con nít, đã tuyên bố trước thế giới của thế kỷ 20 là, ông ta không tìm thấy trong Thánh Kinh điều nào nói về phải rửa tội cho con nít. Điều đáng thương là ông ta không ý thức được rằng lễ rửa tội thực sự không cần thiết chút nào, và toàn thể cái lễ tiết đó không thể không đặt trong quan điểm như là một lễ tiết kết nạp bán khai và cổ lỗ.
Tôi có thể hiểu được là con người tiếp tục mang con đi rửa tội vì họ tôn trọng một lễ tiết chấp nhận họ vào truyền thống Ki Tô Giáo. Tôi không thể hiểu là tại sao một người còn coi trọng một “bí tích” lỗi thời, tin rằng nó có tác dụng rửa sạch tội lỗi của họ với máu của Giê-su và cung cấp cho họ bước đầu tiên trong huyền thoại “cứu rỗi”.
Dần dà, trong lịch sử Ki Tô Giáo, mọi lễ tiết tôn giáo đều liên hệ đến cái chết của Giê-su. Ông linh mục có thể tha tội trong lễ xưng tội vì ông ta có thể lấy được máu của Giê-su qua cái lễ tiết này. Bí tích hôn phối được biết là sẽ cung cấp cho cặp vợ chồng thêm sức mạnh, đặc biệt vì đã được kết hợp trong máu Chúa. Dầu xức trước khi qua đời là dầu đã được ban quyền năng biến nước và dầu thành “nước Thánh” (holy water) và “dầu thánh” (holy oil) từ máu Chúa. Đặc biệt là lễ Misa, đặt trọng tâm xung quanh cái chết hi sinh của Chúa. Nó không còn là một bữa ăn cùng nhau giữa các bạn bè, bữa ăn cuối cùng của Giê-su khi ông ta còn sống. Nó biến thành sự “hi sinh không có máu đổ” (unbloody sacrifice) của Chúa trên thập giá, được lập lại suốt ngày ở nơi này hay nơi khác trên thế giới những gì đã xảy ra ở đồi sọ [nơi Giê-su bị dóng đinh. TCN]. Trong lễ này, con người được phép ăn thịt và uống máu Chúa trong bánh và rượu của lễ tiết.
Trong huyền thoại “cứu rỗi”, khái niệm về Giê-su phải là Chúa như Chúa Cha đưọc đưa ra, vì chỉ có chính Chúa mới có thể lấy lại tình thương của Chúa đối với con người. Phao Lồ (Paul) có vẻ như không chấp nhận Giê-su là Chúa như Chúa Cha khi ông ta viết: Chúa Cha đã làm cho Chúa Con từ chết trở lại sống.” Trong 4 tác giả viết Phúc Âm chỉ có Giăng (John) là người cho rằng Giê su chính là Chúa như Chúa Cha.
Sau nhiều thế kỷ tranh cãi thần học, lập trường Ca Tô trở thành: Giê-su là đấng Thần-Người (God-Man) duy nhất và có cùng bản chất như Chúa Cha. Khi tín lý đó được giáo hội chấp nhận, thật là dễ dàng trở lại Kinh của Ki Tô Giáo để “khám phá” ra (discover) những điều nói về tư cách thần linh của Giê-su.
Tín lý này được dùng làm hậu thuẫn cho huyền thoại “cứu rỗi” vì vai trò Thần-Người có thể đau khổ như người và có đủ quyền năng như Thần để làm nguôi cơn giận của Chúa Cha. Giê-su đã trở thành một nạn nhân toàn hảo trong một huyền thoại tinh vi.
Vai trò thứ ba trong thuyết Chúa Ba Ngôi (Trinity), Thánh Linh, cũng nhập cuộc. Hắn ta có nhiệm vụ gồm hai mặt (twofold mission). Một mặt là ngự trị trong tâm hồn của người đã được “cứu” và mặt kia là chỉ đạo công cuộc “cứu rỗi” trong giáo hội. Bằng cái chết của Giê-su, Thánh Linh được thả lỏng (unleashed) trong thế giới để vào ngự trị trong linh hồn của những người đã được “rửa tội” trong máu của Giê-su. Hắn là Thần khí nối Chúa Cha với Chúa Con, và sự hiện diện của hắn trong linh hồn con người là để kết hợp con người với Ba Ngôi huyền nhiệm. Hắn ta là “linh khí của sự thành thật và chân lý”, ban cho con người sự khôn ngoan và hướng dẫn giáo hoàng và các giám mục trong nhiệm vụ chỉ đạo giáo hội. [Giáo hội giải thích cho tín đồ như vậy nhưng điều khó hiểu là Ki Tô Giáo lại là tôn giáo gây nhiều tác hại nhất cho nhân loại, và trong các chức sắc trong giáo hội, từ giáo hoàng trở xuống tới các hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục v..v.., một số không nhỏ đã có những hành động phi luân, giết người độc ác, gian dối, loạn dâm v..v.. kéo dài cho tới ngày nay. Vậy bản chất của Thánh Linh là gì? TCN]
Nhưng bất kể là những huyền thoại đó trở thành phức tạp như thế nào, bất kể là những lý thuyết thần học thâm thúy được thêm vào đó bởi những bộ óc vĩ đại của giáo hội, như Augustine và Thomas Aquinas, là như thế nào, con người vẫn là những nạn nhân không có khả năng tự lực, không thể được “cứu” nếu không có máu của Giê-su. Hắn luôn luôn phải được tiếp thêm cho đầy người cái Thánh Linh đó, chỉ có cái Thánh Linh đó con người mới có thể có tình thương. Khi chịu lễ rửa tội, Thánh Linh đã đến với con người với tràn trề quà cáp. Khi chịu lễ thêm sức, Thánh Linh lại mang lại thêm nghị lực. Khi xưng tội, Thánh Linh lại trở lại ngự trị trong tâm hồn đã được thanh tẩy bởi máu của Giê-su. Hắn ta lại nhận được Thánh Linh khi được linh mục làm lễ hôn phối, khi được phong chức linh mục, và khi được xức dầu lúc sắp chết.
Nhưng cái Thánh Linh này rất khó tính và thất thường. Hắn ta không tới khi những lời lẽ trong lễ rửa tội đọc không đúng, nếu một cuộc hôn phối không được giáo hội chấp thuận, nếu dầu xức không được bôi lên da. Hắn không tới nếu ông linh mục không đọc đúng những lời tha tội, hoặc nếu ông giám mục không đọc đúng những lời trong lễ phong chức linh mục.
Nhưng tôi thì tôi không tin vào cái “linh khí hoạt đầu” (chameleon spirit) này. Hắn ta là một phần của huyền thoại “cứu rỗi”, một huyền thoại đã làm cho con người trở thành một nạn nhân bất lực trong một huyền thoại mà nội dung thuộc thời bán khai. Tôi tin rằng hắn ta là một trò tiểu xảo lịch sử có mục đích ép buộc con người bám víi vào cái giáo phái riêng biệt của mình, và làm cho con người công chính trở thành con người sợ hãi. Hắn là cách để con người tự trách về những sai lầm của mình về cái gì đó ở ngoài con người, là công cụ để giáo hội ép buộc con người vào niềm tin “cứu rỗi nằm trong bàn tay của giáo hội.” Tôi không tin là hắn ta đã hướng dẫn giáo hoàng và các giám mục trong những quyết định của họ, hay là hắn mang lại sự “cứu rỗi” cho con người. Chính là tâm linh của con người đã mang lại sự “cứu rỗi” cho chính họ. Cũng vậy, tôi không tin vào thuộc tính thần linh của Giê-su. Con người đã biến Giê-su thành Chúa Con chỉ với mục đích làm như là huyền thoại “cứu rỗi” là có thật.
Có thể có một sự “cứu rỗi” mà con người cần, nhưng không phải là sự “cứu rỗi” đến từ huyền thoại về cái chết và sống lại của Giê-su. Đó chính là sự quan tâm của con người đối với con người. Sự “cứu rỗi” này không thể nào có được chừng nào mà con người còn tin vào những Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Linh cho phép họ được tự do và được làm người. Đó là sự “cứu rỗi” ngày nay con người có thể thực hiện khi con người có thể nhìn ngoài sự hẹp hòi của giáo hội, của quốc gia, gia đình, của đấng cứu thế cho riêng mình, và là một thành viên của cái “làng toàn cầu”. Chỉ có con người mới cứu được con người; chỉ có con người mới sẽ cứu được con người. Hắn ta sẽ không tin ở những ông tổng thống hứa hẹn hòa bình nhưng lại lao đầu vào chiến tranh, hoặc tin ở các ông linh mục, mục sư, hứa hẹn một sự “cứu rỗi” cho họ vì họ có tội. Họ sẽ tin cậy ở chính họ. Họ có thể nhìn ngoài những huyền thoại “cứu rỗi” và nhìn thẳng vào con người.

Đạo Thiên Chúa; Ki-Tô; Công Giáo; Tin Lành, Đạo Nào Đúng ?

Ngoài tiếng Việt, tôi chỉ biết thêm có hai thứ tiếng, Pháp và Anh, và nhớ lõm bõm chút tiếng Tàu.  Trong tiếng Pháp từ “dieu” có nghĩa là thần như thần sông, thần biển, thần bình vôi, thần cây đa v…v… Từ “dieu” có số nhiều: “dieux”, và Pháp có nhiều thành ngữ như: être dans les secrets des dieux: biết những bí mật tối cao; festin des dieux: bữa tiệc đầy cao lương mỹ vị; jurer ses grands dieux: thề độc v…v… Nhưng nếu ta đổi chữ “d” trong từ “dieu” thành chữ hoa “D” thì tự nhiên từ đó biến thành “Thiên Chúa”, một phép lạ của từ ngữ.  Trong tiếng Anh cũng vậy, god có nghĩa là thần như dieu của Pháp, nhưng God lại là Thiên Chúa.  Điều này cũng gần tương tự như chữ “ngọc” trong tiếng Việt, vốn là một loại đá mà các bà các cô thấy đẹp, nhưng nếu n đổi thành N thì Ngọc lại có nghĩa là “Ngu, Ngược, Ngốc” như một số ưu ái tặng cho tôi, coi đó là nghệ thuật phê bình trí thức có giá trị nhất.
Những người tin vào sự hứa hẹn về một-cái-bánh-vẽ-trên-trời (từ của Mục sư Ernie Bringas: A-pie-in-the-sky) của một người Do Thái tên là Giê-su, gọi đạo của họ bằng nhiều danh từ khác nhau: Thiên Chúa Giáo, Ki-tô Giáo, Cơ Đốc giáo, Công giáo, Tin Lành v…v… Vậy thì danh xưng nào đúng.  Kính mời đọc giả đọc phần nghiên cứu bình luận sau đây rồi tự mình quyết định xem danh xưng nào đúng và do đó đạo nào đúng.  Tôi sẽ bình luận từng danh xưng một.
Thiên Chúa Giáo:
Thiên Chúa là ông Chúa ở trên trời.  Với sự hiểu biết của chúng ta về vũ trụ ngày nay thì không có chỗ nào có thể gọi là “trời”. Này nhé, thực tế là trái đất luôn luôn di chuyển trong không gian với một vận tốc trên 1 trăm ngàn cây số một giờ, đồng thời quay xung quanh trục Nam Bắc với vận tốc quay khoảng 1600 cây số một giờ cho nên, đối với một hệ thống qui chiếu trong không gian, chúng ta tưởng rằng ở trên trái đất tưởng rằng đang ngồi yên,  trên thực tế, chúng ta đang điên đảo điên trong một vũ trụ mênh mông..  Cho nên, nếu chúng ta nghĩ rằng có một chỗ nào ở trên trời để cho "Thiên Chúa" ngồi yên "trên đó" để mà dò xét từng giây từng phút, ghi chép giữ làm hồ sơ cùng một lúc hành động của hơn 6 tỷ người trên thế giới và có thể can thiệp vào việc hàng ngày của con người trên thế gian và rồi đến ngày Giê-su trở lại trần, ngày mà nhiều người, từ thế hệ này qua thế hệ khác, đã chờ đợi cả 2000 năm nay rồi và vẫn kiên nhẫn chờ đợi, thì mở sổ ra phán xét quyết định cho ai được lên một cái nhà ở trên trời (thiên đường), ai không, thì chắc chắn là chúng ta không điên cũng khùng. Tháng 7 năm 1999, Giáo Hoàng John Paul II, trong một phút bốc đồng, tỉnh cơn điên, và tuyên bố cùng thế giới: "Không làm gì có Thiên đường ở trên các tầng mây, thiên đường ở trong cái đầu của con người." Con người ở đây có nghĩa là con chiên của Giáo hoàng.  Nhưng các con chiên, không có đầu óc của con người, nên vẫn cứ hi vọng là có một cái nhà ở trên trời (thiên đường) để cho hai cha con Thiên Chúa ngự, Chúa Con ngồi bên phải Chúa Cha, ngồi chờ các con chiên ngoan theo “đức vâng lời”, hay “hiền như ma sơ”, lên đó làm tôi tớ hầu hạ và ca tụng Thiên Chúa suốt ngày đêm. 
Mặt khác,  bàn về câu "..dựng nên trời đất" trong Kinh Tin Kính, Giám mục John Shelby Spong đã đặt vấn đề như sau:
Trời là cái gì?  Đâu là trời?  Điều rõ ràng là trong cái thế giới cổ xưa này, trời mà Gót dựng nên được nghĩ là nơi ăn chốn ở của Gót, và nó ở trên quá vòm trời.  Nhưng chúng ta trong thế hệ này biết rõ rằng vòm trời không phải là mái của thế giới mà cũng chẳng phải sàn nhà của cõi trời.  Vậy chúng ta muốn nói gì khi chúng ta khẳng định là Gót toàn năng toàn trí đã dựng nên trời? Phải chăng chúng ta muốn nói đến một vũ trụ vô biên mà trong thời Thánh Kinh được viết ra, không một người nào hiểu gì về cái vũ trụ đó như thế nào?
[John Shelby Spong, Why Christianity Must Change or Die, p. 10:  What is heaven?  Where is heaven?  It is clear that in this ancient world the heaven that God created was thought of as God's home, and it was located beyond the sky.  But those of us in this generation know that the sky is neither the roof of the world nor the floor of heaven.  So what are we referring to when we assert that this almighty God created heaven?  Are we talking about that almost infinite universe that no one living knew anything about when the Bible was written?]
Vậy thì, nếu đã không có cái gì có thể gọi là “thiên” thì cũng chẳng làm gì có cái gọi là “Thiên Chúa”.  Do đó chúng ta có thể kết luận mà không sợ sai lầm: đạo Thiên Chúa là đạo hoang đường, mê muội, được xây dựng trên một cái gì không có thật.  Và thực tế là không có cái gì có thể gọi là “đạo Thiên Chúa”.  Nhưng, ai muốn tin là có “đạo Thiên Chúa” thì cứ việc tin.  Tôi không cản mà còn chúc cho họ được đạt thành mơ ước, nghĩa là sớm rời bỏ chốn chim muông cầm thú để về quê thật với Vua David (Charlie Nguyễn: Kinh nguyện hàng ngày của Giáo dân).
Ki-Tô Giáo, Cơ-Đốc Giáo:
Bây giờ chúng ta sang đến danh xưng “Ki-tô Giáo” hay “Cơ-Đốc Giáo”.  Ki-tô hay Cơ đốc là phiên âm từ danh từ Christ, tiếng Hi Lạp là Christós (Χριστός) có nghĩa là đã được xức dầu (anointed).  Christ là dịch từ tiếng Do Thái, Messiah, nghĩa là vị cứu tinh của một dân tộc (A messiah is a savior or liberator of a people).  Trong cuốn Kinh Thánh của Do Thái, Messiah là một ông Vua hay một trưởng giáo (High Priest) theo truyền thống đã được xức dầu thánh bởi Gót. Theo niềm tin của người Do Thái thì Messiah là một lãnh tụ đã được xức dầu bởi Gót, là vị Vua tương lai của Israel, là dòng dõi bằng xương bằng thịt của Vua David, và sẽ cai trị và thống nhất 12 bộ lạc của Do Thái, mang lại hòa bình cho Do Thái.  Giê-su, sinh ra là một người Do Thái, bố (không biết là ai) và mẹ là người Do Thái, với ảo tưởng tự cho mình là Messiah của dân tộc Do Thái cho nên đã khẳng định trong Tân Ước:  Ta sinh ra chỉ để cứu người Do Thái mà thôi [Matthew 15:24].  Người Việt nên đọc kỹ và nghiền ngẫm câu này.  Nhưng điều kỳ lạ là chính người Do Thái lại không tin Giê-su là cứu tinh của họ, và vì vậy trong suốt hai ngàn năm nay, mới đầu là giáo hội Ca-Tô Rô-ma (Roman Catholic) trong 1500 năm, và sau này, từ thế kỷ 16, thêm vào giáo hội Tin Lành, đã vu cho người Do Thái cái tội “giết Chúa”, và bách hại người Do Thái bất cứ khi nào có thể, đưa đến cao điểm là người Ca-Tô Hitler đã giết 6 triệu người Do Thái, lớn nhỏ, già trẻ.  Nhưng tại sao người Do Thái lại không tin Giê-su?  Tôi không muốn đi vào phần này vì khá dài.  Nhưng tôi có thể giới thiệu một bài trên aish.com, bài: “Tại Sao Người Do Thái Lại Không Tin Giê-su?” (Why Don’t Jews Believe In Jesus?).  Bài này đã giải đáp cặn kẽ câu hòi trên.  Ở đây tôi chỉ liệt kê 7 lý do tại sao người Do Thái lại không tin Giê-su là cứu tinh của dân tộc Do Thái:
1. Giê-su không hoàn thành những lời tiên tri về một đấng cứu tinh.
2. Giê-su không là hiện thân những tư cách cá nhân của một đấng cứu tinh
3. [Trong Tân Ước] có những đoạn dịch sai để nói về Giê-su
4. Niềm tin của Do Thái là chỉ căn cứ trên sự mạc khải cho cả quốc gia (không chỉ cho một cá nhân)
5. Ki Tô Giáo mâu thuẫn với nền thần học Do Thái.
6. Do Thái không kỳ thị dân Gentile [Giê-su kỳ thị, dạy đệ tử không được giảng đạo ở xứ dân Gentile]
7. Điều kiện để đấng cứu tinh xuất hiện chưa đến.
[1. Jesus did not fulfill the messianic prophecies.
2. Jesus did not embody the personal qualifications of the Messiah.
3. Mistranlated verses “referring” to Jesus
4. Jewish belief is based solely on national revelation
5. Christianity contradicts Jewish theology
6. Jews and Gentiles
7. Not yet time for a Messiah]
Những người theo Giê-su thời đó tin rằng Giê-su chính là vị cứu tinh của Do Thái đã được tiên tri trong cuốn Kinh Thánh của Do Thái, do đó họ kèm từ Christ với Giê-su thành “Giê-su Ki-tô” (Jesus Christ), nghĩa là “Vị Cứu Tinh Giê-su” (The Messiah Jesus) của dân Do Thái.  Điều này cũng giống như ngày nay có nhiều người tin vào bà Thanh Hải và cho bà ta là Phật sống.  Về sau, nền thần học của Ki Tô Giáo đôn Giê-su lên làm “Đấng Cứu Thế”, nghĩa là cứu cả thế giới, và dựa vào một câu ngụy tạo trong Tân ước, cho là lời của Giê-su dạy các môn đồ để viện cớ thi hành sách lược truyền đạo bằng bạo lực và cưỡng bách trên khắp thế giới, Matthew 28: 19, 20
“Hãy đi đến mọi quốc gia để làm cho họ thành tín đồ của ta, làm lễ rửa tội họ nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, dạy cho họ biết phải vâng giữ mọi điều răn ta dạy các ngươi; và ta sẽ ở với các ngươi cho đến ngày tận cùng của thời đại”
(Go therefore and make disciples of all the nations, baptizing them in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit, teaching them to observe all things that I have commanded you; and lo, I am with you always, even to the end of the age.)
---> Trước hết,  chúng ta nên biết rằng câu trên trong Tân Ước không phải là câu Giê-su nói khi còn sống mà là khi đã chết rồi, và theo nền Thần học Ca-Tô, thì ông đã sống lại sau ba ngày ba đêm, nhưng thực ra chỉ có hơn một ngày và 2 đêm: từ 3 giờ chiều thứ Sáu đến sáng sớm Chủ Nhật và hiện ra trước các tông đồ, ra lệnh cho họ đi khắp thế giới truyền đạo, nếu chúng ta có thể tin được chuyện “sống lại” đầy tính cách hoang đường này.  Ngày nay, ngoài đám tín đồ thấp kém, không còn ai, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội, tin vào chuyện “sống lại” của một xác chết. 
---> Thứ đến, tất cả các chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh ngày nay đã cho rằng câu mà giáo hội đặt vào miệng Giê-su sau khi ông ta đã nằm yên dưới mồ là do chính giáo hội thêm thắt vào Tân Ước sau này để thực hiện âm mưu bành trướng đạo với mục đích chính yếu là tạo quyền lực trên đám dân ngu dốt và vơ vét của cải thế gian.  Chúng ta chỉ cần nhìn vào tâm cảnh nô lệ Vatican của các tín đồ và tài sản của giáo hội trên khắp thế giới là thấy ngay nhận định như trên của các học giả không phải là vô căn cứ. Nguyên tiền bồi thường cho các nạn nhân tình dục của các Linh mục alias “Chúa thứ hai” đã lên tới 3 tỷ đô-la.
---> Mặt khác, lời dạy ở trên khi Giê-su đã chết hoàn toàn mâu thuẫn với những lời ông dạy tông đồ đi truyền đạo khi ông ta còn sống. Tân Ước viết rõ rằng Giê-su tin rằng ngày tận thế sắp tới, và ông ta sẽ trở lại trần ngay trong thời đại của ông, khi một số người theo ông vẫn còn sống, vậy bảo các tông đồ đi truyền đạo trên thế giới để làm gì?  Trong Thánh Kinh có nhiều điều trái ngược hẳn với tinh thần của câu giáo hội ngụy tạo,  đặt vào miệng Giê-su khi ông ta đã chết.  Nhưng các tín đồ, phần lớn ngu ngơ đâu có biết gì, Giáo hội dạy sao thì cứ tin như vậy, không thắc mắc, vì thắc mắc là nghi ngờ Chúa, là có tội phải xuống hỏa ngục, vì Giáo hoàng và các bề trên đều là đại diện của Chúa trên trần hay là Chúa thứ hai. 
---> Giáo hội cũng còn dựa vào một câu ngụy tạo khác trong Tân ước để mê hoặc tín đồ bằng cách nhồi vào đầu óc tín đồ là Giáo hội do chính Chúa Giê-su thiết lập và trao quyền lại cho Peter, một điều hoàn toàn mâu thuẫn với những gì Giê-su đã nói trước trong Tân ước, như được khai triển dưới đây.
Trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, ngày nay những luận điệu thần học như trên về Giê-su Ki-tô đã không còn mấy giá trị, ngay cả với những bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo.  Không như tuyệt đại đa số các chức sắc trong giáo hội, những người đã biết rõ sự thật về Ki-tô Giáo cũng như những huyền thoại mê tín vẫn được tiếp tục duy trì trong Ki Tô Giáo, nhưng không dám nói ra viện cớ là để tránh gây xúc động trong khối tín đồ, thực ra chỉ là để bám víu vào quyền lực vật chất và tinh thần trên khối tín đồ thấp kém, một số bậc lãnh đạo trí thức trong Ki-tô Giáo đã lên tiếng giải hoặc tín đồ của mình
● Điển hình là Giám Mục John Shelby Spong, Giám mục ở Newark, bang New Jersey, Hoa Kỳ, đã viết một bài nhan đề “Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ” (Jesus As Rescuer: An Image That Has To Go) trong chương 6, cuốn “Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Hay Chết” (Why Christianity Must Change or Die), xuất bản năm 1998, từ trang 83 đến trang 99 [Xin đọc: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN37.php].  Giám mục Spong viết:
Đôi khi, cái cây chết cần phải đào xới lên và vứt bỏ nó đi để lấy chỗ cho cây mới có cơ hội mọc lên. Đối với câu chuyện về Giê-su, hành động trên (đào xới lên và vứt bỏ) thật là tối cần thiết và cấp bách (vital and urgent)Không có bất cứ một hình ảnh nào dùng để giải thích về nhân vật Giê-su đáng được tồn tạiHình ảnh hiển nhiên nhất để loại bỏ trong đầu óc tôi có lẽ cũng là cái hình ảnh cổ xưa nhất về mọi diễn giải về Giê-su. Đó là cái hình ảnh của Giê-su như là “đấng thần linh cứu thế” (the divine rescuer).
Tại sao một Giám mục lại đề nghị phải dẹp bỏ vai trò “cứu thế” trong Ki Tô Giáo? Bởi vì, huyền thoại này được xây dựng từ huyền thoại “sáng thế” trong Cựu Ước, nhưng với kiến thức của nhân loại ngày nay về vũ trụ, nhân sinh, đọc chương “Sáng Thế” trong Thánh Kinh về nguyên do con người cần đến sự “cứu rỗi” của Giê-su qua huyền thoại Adam và Eve với “tội tổ tông”, không một người trí thức nào mà không phì cười vì những chuyện hoang đường, mâu thuẫn, phản khoa học, phi lý trí v..v.. trong đó.
● Ngoài ra, Linh Mục James Kavanaugh cũng viết một bài nhan đề Huyền Thoại Cứu Rỗi (The Salvation Myth)  [Xin đọc: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN36.php] trong cuốn “Một Linh Mục Hiện Đại Nhìn Vào Cái Giáo Hội Đã Lỗi Thời Của Mình” (A Modern Priest Looks At His Outdated Church).  Linh mục Kavanaugh nhận định:
Huyền thoại “cứu rỗi” trong Tân Ước chỉ là một cách diễn đạt.  Đó là một huyền thoại của thời bán khai, bản chất của nó giống như những huyền thoại của các dân tộc bán khai ở khắp nơi,nhưng nó hoang đường và ác độc hơn hầu hết các huyền thoại khác (But it is more unbelievable and more cruel than most myths).
Chúng ta thấy, một khi mà vai trò cứu thế của Giê-su đã bị dẹp bỏ, và quyền năng “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là một ảo tưởng, thì từ Ki-tô (Christ) trở thành vô nghĩa.  Người Do Thái không chấp nhận Giê-su là Messiah của họ, vậy không làm gì có cái gọi là Christ (Ki-tô).  Cho nên, danh xưng Ki-tô Giáo không thích hợp vì không còn nghĩa của Christ, nghĩa là một Messiah, một vị cứu tinh của dân tộc Do Thái, khoan nói đến một đấng cứu thế (divine rescuer) cho cả nhân loại.
Công Giáo
Danh từ Công giáo là một danh xưng gây nhiều tranh cãi trong khi chẳng có gì đáng để tranh cãi.  Vì người Ca-tô Rô-ma muốn gọi đạo của họ dưới tên gì cũng được, kể cả những tên vô nghĩa.  Họ gọi như vậy để tự sướng với nhau cũng như họ phong thánh cho nhau, chứ có giá trị gì đâu đối với người ngoài.  Nếu phiên âm đúng thì Roman Catholic phải là Ca-tô Rô-ma.  Nếu dịch đúng thì phải là “đạo phổ quát ở Rô-ma”, vì Catholic chỉ có nghĩa là phổ quát (universal), chứ không có nghĩa nào là Công. Chúng ta biết rằng danh xưng Công giáo chỉ bắt đầu xuất hiện từ thời Ngô Đình Diệm, nghĩa là sau năm 1954.  Trước đó chẳng có ai gọi người đi đạo là người Công giáo, và sau này cũng vậy.  Đối với người dân thường thì chỉ biết đó là người theo đạo, có đạo, hay đi đạo.
Chúng ta hãy đọc một ngụy biện về danh xưng Công giáo của Lữ Giang, một ngụy biện chứng tỏ đầu óc của Lữ Giang có vấn đề:
Theo lịch sử, danh từ Giáo Hội Công Giáo (Catholic Church) được dùng đầu tiên trong thư của Thánh Ignatius thành Antioch gởi cho giáo dân Smyrnaeans (tức ở Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) vào khoảng năm 110. Trong thư có đoạn: “Where the Bishop is, there let the multitude of believers be; even as where Jesus is, there is the Catholic Church'' có nghĩa: “Ở đâu có Giám Mục ở đó có quần chúng tín hữu, ngay cả nơi nào có Chúa Jesus, ở đó có Giáo Hội Công Giáo” (Letter to the Smyrneans 8:2 [A.D. 110]).
Sau năm 1954, Ca-tô Rô-ma Giáo ở Việt Nam dịch Catholic Church là Công giáo, và Lữ Giang cho rằng Ignatius vào năm 110 đã dùng từ “Catholic Church” và đó chính là “Giáo hội Công giáo”, hàm ý bất cứ từ “Catholic church” ở đâu, bao giờ, thì đó cũng có nghĩa là “Giáo hội Công giáo”, một từ mới xuất hiện ở Việt Nam sớm nhất là trong năm 1954.  Ngu ơi là ngu.  Mấy người dịch bậy Catholic là Công rồi bảo Ignatius từ năm 110 cũng đã dùng từ Công giáo. Viết như vậy mà cũng viết lên được thì thật là tài.  Lữ Giang và những người Ca-tô thử đọc định nghĩa của từ Catholic trong tự điển sau đây để xem có nghĩa nào là Công hay không.
Catholic = 1. Of broad or general scope, universal, all-inclusive; 2. Broad and comprehensive in interests, or the like; liberal; 3. a. Of or pertaining to the universal Christian church; b. Of or pertaining to the ancient undivided church; c. Of or concerning the Roman Catholic church.
Tuổi trẻ còn có cách giảng nghĩa ngộ nghĩnh. 
Cat= mèo, holic= nghiện. Cat holic nghĩa là nghiện... mèo
Ảnh http://memegenerator.net/instance/25300048
Ca-tô Rô-ma Giáo xâm nhập Việt Nam từ 1533, vậy trong vòng 421 năm trước năm 1954, năm Ngô Đình Diệm lên cầm quyền ở Nam Việt Nam, người Việt Nam gọi Ca-tô Rô-ma Giáo là gì?   Có phải là “Công giáo” hay không?  Hãy đọc Linh mục Vũ Đình Hoạt trong cuốn "Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan":
"Tại Việt Nam kể từ năm 1533 cho đến năm 1954 khi mà các danh từ Thần Học và Kinh Thánh chưa được Hàn Lâm Viện Hóa, nói cách khác chưa được Đại Chủng Viện thuần túy Việt Nam dịch thuật các sách giáo khoa và Phụng Vụ cũng như Kinh Thánh các danh từ cổ như Thiên Chúa Giáo hoặc Gia Tô Giáo trong các sách vở lịch sử hay "Nhà Đạo" vẫn được hiểu cách chung là Đạo Công Giáo [sic], vì lẽ khi đó chưa có đạo Tin Lành trên đất nước Việt Nam, và các nhà truyền giáo cũng chỉ nguyên thuộc Hội Truyền Giáo Thừa Sai Ba Lê (MEP) mà thôi. Kể từ năm 1954 về sau này khi mà đã có Đại Chủng Viện Việt Nam chuyên môn dịch các sách Kinh Đạo Thần (Kinh Thánh, Đạo Đức và Thần Học), lúc ấy mới có sự phân biệt rõ "Công Giáo" (Catholic), bắt nguồn từ Kinh Tin Kính "Tôi tin có Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền". (Sách lễ giáo dân sở di trú và tị nạn USCC. Hoa Thịnh Đốn, trang 1370). Vậy kể từ năm 1954 về sau này, các sách vở Việt Nam, nếu muốn trực chỉ nguyên Giáo Hội La Mã hoặc Vatican, thì bắt buộc phải dùng danh từ Công Giáo (Catholic), chứ không thể nào dùng danh từ Thiên Chúa Giáo hoặc Gia- tô hoặc Ki Tô được. " [Vũ Đình Hoạt, Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan - Tập II ( Falls Church, VA: Alpha, 1991)trang 1013-1014.]
Mặt khác, Điều 44 trong Dụ số 10, ban hành năm 1950, nguyên văn như sau: – Chế độ đặc biệt dành cho các Hội Truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô, các Hoa Kiều Lý Sự Hội, sẽ được ấn định sau.
Và chúng ta cũng nên biết là Toà Thánh Vatican đã ra lệnh cho các thuộc hạ Ca-tô ở Việt Nam phải công bố một văn thư tuyên bố công khai về danh xưng “Công Giáo” phải được sử dụng trong các văn thư hành chánh, và các sách giáo khoa, cũng như trong các ấn phẩm văn học, để thay thế cho các danh xưng trước đó.  Cho nên từ “Công giáo” chỉ bắt đầu xuất hiện sau khi Tổng Thống Da-tô Ngô Đình Diệm mới được Hoa Kỳ và Vatican đưa lên cầm quyền vào ngày 7/7/1954. Điều này cho thấy rõ ràng âm mưu toan tính đưa Ca-tô-Rô-ma giáo ở Việt nam lên làm quốc giáo trong mưu đồ Ca-tô hóa miền Nam của Ngô Đình Diệm và giáo hội Ca-tô.  Nhưng tà không thể thắng nổi chánh nên Ca-tô Rô-ma giáo ở Việt Nam đã thất bại trong âm mưu này.
Sự sai lầm và cuồng tín của mấy con chiên là không hiểu được rằng, các ông muốn gọi tôn giáo của các ông như thế nào là quyền của các ông, nhưng không có một lý do nào để người khác cũng phải gọi như vậy theo các ông, và ông không có một quyền hạn nào để lên án họ nọ kia khi họ không gọi tôn giáo của các ông như các ông muốn.  Hơn nữa cái danh xưng “công giáo” mà các ông thường gọi lại không có một căn bản nào có thể thuyết phục được người ngoại đạo. 

Ảnh http://www.boreme.com/posting.php?id=4573
Cho ông một thí dụ:  Các ông gọi giáo hoàng Benedict XVI một điều là “đức thánh cha”, hai điều là “đức thánh cha”.  Nhưng đối với những người ngoại đạo như chúng tôi, biết rõ về vấn nạn đạo đức của các giáo hoàng từ xưa tới nay, kể cả giáo hoàng tiền nhiệm là John Paul II và giáo hoàng đương nhiệm là Benedict XVI, thì không thể nào gọi ông ta là “đức thánh cha” được, vì mấy ông đó còn phàm hơn cả người phàm: vô đạo đức, gian dối, bao che cả đống linh mục (Chúa thứ hai) can tội loạn dâm hay ấu dâm, cho nên một số người Anh đã đòi bắt ông ta bỏ tù.  Nếu mấy người còn chưa rõ thì tôi cho mấy người biết là  nhiều người Tây phương đã đặt cho giáo hoàng Benedict XVI nhiều danh xưng khác như: criminal,  Panzerkardinal,  The Vatican’s Enforcer, “the God’s Rottweiler” (Rottweiler là một giống chó giữ nhà rất hung tợn)The Watchdog of orthodoxy, The Grand Inquisitorvà chúng tôi có thể sử dụng bất cứ danh xưng nào ở trên một cách thoải mái, vô tư.
Về danh xưng “công giáo” cũng vậy, các ông gọi tôn giáo của các ông là “công giáo”,  nhưng đối với những người ngoại đạo như chúng tôi thì chúng tôi biết rõ là chẳng làm gì có cái gọi là “công giáo”. Tên chính thức đạo của các ông theo ngôn ngữ quốc tế hiện nay là “Roman Catholicism”, phiên âm là  Ca-tô Rô-ma Giáo. “Roman Catholicism” không thể dịch  là “Công giáo”, cho nên chúng tôi thấy không có một lý do nào để gọi Ca-tô Rô-ma Giáo là “Công giáo”. 
Sau đây chúng ta thử bàn chơi chữ nghĩa về danh xưng “công giáo” của người Ca-tô trong lãnh vực học thuật.  Trước hết chúng ta cần tìm hiểu người Ca-tô muốn định nghĩa chữ “Công” trong “công giáo” là như thế nào, từ đó chúng ta mới có thể thảo luận về ý nghĩa đó.  Trước hết, theo Tự điển Hán-Việt Nguyễn Văn Khôn: Công = Cùng chung, chung cho mọi người.  Không tư vị, không thiên lệch; Công = Đánh phá, công kích; Công = Thua. Rối Loạn. Và ông Vũ Linh Châu giảng chữ “công” trong Công giáo như sau:
Chữ “công” trong danh xưng Công Giáo có nghĩa là phổ quát là của chung, là công cộng.  Công Giáo là đạo chung cho mọi người, đạo luôn luôn mở rộng vòng tay đón nhận bất cứ ai, ở mọi nơi, thuộc mọi chủng tộc, mọi quốc gia...  Giống như công viên là cái vườn của mọi người, bất cứ ai muốn ghé vào cũng được.  Đó là quan điểm của Tân Ước, nó trái ngược hẳn với Cựu Ước, vì Cựu Ước dậy rằng Đạo chỉ dành riêng cho người Do Thái mà thôi.
Quan điểm nào của Tân ước như vậy, ông Vũ Linh Châu kể ra cho chúng tôi nghe xem nào? 
Thời đại của Tân Ước, có ai biết “catholic” là cái gì?  Chắc chắn là ông chỉ nhắc lại những điều ông đã được nhồi vào óc chứ thực ra ông chưa hề đọc Tân ước.  Nếu ông đã đọc Tân ước thì ông phải biết rằng Chúa Giê-su của ông rất ghét những người không phải là Do Thái, lẽ dĩ nhiên, người Việt Nam không phải là người Do Thái, và trong một trường hợp còn coi họ như “chó”.  Hãy chịu khó đọc kỹ Tân Ước đi rồi hãy viết về Tân ước.
Theo giải thích của ông Vũ Linh Châu thì nghĩa của chữ “công” sát với nghĩa thứ nhất trong tự điển của Nguyễn Văn Khôn. Nhưng xét về thực chất của Ca-tô Rô-ma Giáo thì hai nghĩa sau thích hợp hơn, vì Ca-tô Rô-ma Giáo chuyên “đánh phá, công kích” các tôn giáo khác, và ngày nay Ca-tô Rô-ma Giáo đang thua và rối loạn vì sự vô đạo đức của Giáo hoàng đương nhiệm, Benedict XVI, cũng như của một số không nhỏ các “Chúa thứ hai” can tội loạn dâm và ấu dâm.  Sự suy thoái của Ca-tô Rô-ma Giáo ở Âu Châu, cái nôi của Ca-tô Giáo trước đây, mà Hội Đồng Giám Mục Âu Châu cũng như “the God’s Rottweilerđã phải thú nhận là “Âu Châu sống như là không hề có Gót và cũng chẳng cần đến sự cứu rỗi của Giê-su” đã chứng tỏ sự thua kém và rối loạn của Ca-tô Rô-ma Giáo, không những ở Âu Châu mà còn trên khắp thế giới.
Nghĩa thứ nhất: phổ quát, là của chung, là công cộng, không thể nào thích hợp cho Ca-tô Giáo.  Thứ nhất, phổ quát hay “khắp thế giới” là dịch từ chữ “universal” nhưng trong tất cả những nghĩa của từ “Universal” không có nghĩa nào là “Công” cả.  Với “công”, chúng ta có “công viên” (Public Park chứ không phải là Catholic Park) như ông Vũ Linh Châu so sánh với “công giáo” [VLC = giống như công viên], là nơi mà bất cứ ai cũng có thể vào đó để dạo chơi, thư dãn hay tập thể dục, nhảy múa v…v…, và nhiều khi còn dắt chó vào ỉa bậy nữa.  Chúng ta cũng còn có “cầu tiêu công cộng” (public toilet chứ không phải là catholic toilet) là nơi bất cứ ai cũng có thể vào đó đi tiểu đi tiêu (ở một số địa phương có nhiều người vào đó thấy dơ quá đành nín tè, không dám đi).  Bởi vậy Đại Tá Trần Văn Kha đã châm biếm, dịch “Công giáo” là “Public Religion”. Chúng ta có thể vào công viên, cầu tiêu công, mà không cần phải rửa tội, không phải ở trong đó để học giáo lý công viên hay giáo lý cầu tiêu.  Rất khác với chuyện vào Ca-tô Rô-ma Giáo, không phải ai muốn vào cũng được, mà phải qua nghi thức rửa cái tội không hề có, và phải ở trong đó để được nhồi sọ các giáo lý hoang đường gian dối.   
Người Ca-tô Việt Nam muốn gọi “Roman Catholicism” là gì thì gọi, nhưng họ không bao giờ có thể xóa bỏ được hình ảnh của Giáo hội Ca-tô Rô-ma là một giáo hội tàn bạo đẫm máu nhất thế gian, là một tổ chức thế tục buôn thần bán thánh nấp sau bộ mặt tôn giáo, và nếu muốn nói về một đạo giáo thì đó chẳng qua chỉ là một tà đạo, một đạo chích và một đạo bịp, như tôi đã chứng minh trước đây [Xin đọc: http://www.sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=5038 ]
Điều rõ ràng là trên thực tế chẳng làm gì có cái gọi là “Công giáo”.  Do đó danh xưng “Công giáo”, cũng giống như những danh xưng “Thiên Chúa Giáo” hay “Ki-tô Giáo” đều vô nghĩa như đã chứng minh ở trên.
Tin Lành:
Danh xưng “Tin Lành” lại càng vô nghĩa hơn nữa, vì đọc Tân Ước chúng ta chỉ toàn thấy là “Tin Lèo”.  Người Ca-tô Rô-ma gọi hệ phái Tin Lành là “Phản thệ giáo”.  Tin Lành cho rằng trong Tân Ước có những Phúc Âm mà người Mỹ gọi là “Good News” để phổ biến trong quần chúng.  Người Việt Nam thì gọi là “Tin Lành” trong khi trên thực tế chỉ là những Tin Dữ.
Một học giả Ca-tô, David Voas, Giáo sư đại học tiểu bang New Mexico (New Mexico State University), trong cuốn "Cuốn Thánh Kinh Mang Tới Tin Xấu: Cuốn Tân Ước" ("The Bad News Bible: The New Testament", trg. 1 - 2) đã viết như sau:
"Vấn đề là người ta nghĩ rằng người ta biết ở trong Thánh kinh có những gì, hoặc ít nhất là Thánh kinh chứa loại tài liệu gì.  Hầu hết đều lầm, họ  chỉ  quen thuộc với vài đoạn trích dẫn đã được giáo hội chấp thuận, và họ sẽ ngỡ ngàng khi thấy không những Gót trong Cựu Ước khủng khiếp dễ sợ như thế nào, mà con của hắn  (nghĩa là Giê-Su; TCN) trong Tân Ước cũng còn ở dưới  mức hoàn hảo khá xa.  Thông điệp của Giê-su không hẳn toàn là tin mừng, thiên đường nhiều nhất là một viễn cảnh không chắc chắn.  Xét về toàn bộ thì đó rất có thể là cuốn Thánh kinh mang tới tin xấu."
(The problem is that people think they know what's in the Bible, or at least what kind of material it contains.  Most of them are wrong: they are only familiar with a few church-approved extracts, and are astonished not just how awful God is in the Old Testament, but also at how much less than perfect his son seems in the New.  The message of Jesus isn't all good news; paradise is an uncertain prospect at best.  Taken as a whole, it could well be The Bad News Bible.)

Robert G. Ingersoll
Cùng một nhận định như trên, Robert G. Ingersoll viết vào cuối thế kỷ 19: Tân Ước còn tệ hại, ác ôn hơn là Cựu Ước.. Chúng ta có thể đọc một đoạn ngắn trong một bài dài “Những Lời Châu Ngọc Về Ki Tô Giáo” của Ingersoll [http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN72a.php]:
Trong Tân Ước, chết chưa phải là hết chuyện, mà chỉ là sự bắt đầu của một hình phạt không bao giờ chấm dứt. Trong Tân Ước, sự hiểm độc của Gót (The malice of God) thì vô tận, khao khát một sự trả thù vô tận của ông ta[Trong Tân ước Gót là Giê-su]
Cái ông Gót, khi mang da thịt của loài người (Giê-su) dạy các đệ tử đừng có chống lại sự ác (do not resist evil), hãy yêu kẻ thù, và khi bị tát má này thì hãy đưa má kia ra. Nhưng mà chúng ta lại được dạy rằng, chính cái ông Gót Con đó, qua cùng những bờ môi thương yêu được mô tả như trên, đã thốt ra những lời nguyền rủa độc ác những người không tin ông ta như sau: Ngươi là loài rắn, là giòng dõi của những rắn độc, làm sao các ngươi thoát khỏi bị đầy đọa hỏa ngục?” (Matthew 23: 33).  Đó là những lời phát xuất ra từ một người mà chúng ta được bảo rằng có một tấm lòng “thương yêu không bờ bến tất cả mọi người”.
Giáo lý trừng phạt vĩnh viễn (của Giê-su) là sự ô nhục của mọi sự ô nhục (infamy of all infamies). Và chúng ta được bảo rằng tác giả của hỏa ngục (Giê-su) là một đấng có lòng cực kỳ nhân từ.
Như vậy, chúng ta thấy, chẳng có cái gì có thể gọi là Tin Lành Giáo. Vì Tin Lành chỉ là điều hoang tưởng của những tín đồ cuồng tín, nhắm mắt mù lòa tin bướng tin càn chứ thực sự làm gì có Tin Lành.
Như trên tôi đã chứng minh là tất cả những danh xưng như “Thiên Chúa Giáo”, “Ki-tô Giáo”, “Công Giáo”, “Tin lành Giáo” đều không có giá trị vì không đúng sự thật.  Tất cả đều dựa trên cùng một ảo tưởng: The God Delusion của Richard Dawkins.  Vậy thì chúng ta nên gọi đạo chung của những người tin Giê-su là gì.
Ngày nay những người tin vào “một-cái-bánh-vẽ-trên-trời” của Giê-su trong Tân Ước thường không dám nhắc đến Cựu Ước, bảo đó là đạo của người Do Thái, nhưng quên rằng Giê-su đã khẳng định là sinh ra để hoàn thành những luật của Cha ông ta trong Cựu Ước, và nếu không có Cựu Ước với huyền thoại Sáng Thế thì vai trò cứu rỗi của Giê-su cần phải ném vào Trash Bin.  Thực ra thì họ đặt nhẹ Cựu Ước vì trong Cựu Ước có quá nhiều điều tàn bạo, bất công, vô luân và nhảm nhí đối với sự hiểu biết của chúng ta ngày nay.  Nói tóm lại, ngày nay họ chỉ cần tin vào Giê-su và hi vọng với niềm tin đó , sau khi chết họ sẽ được ăn “cái-bánh-vẽ-trên-trời”
Do đó, Giám Mục James A. Pike, Trưởng Ban Tôn Giáo, Đại Học Columbia [Chairman of the Department of Religion, Columbia Universsity] đã nhận định: “TRONG THỜI HIỆN ĐẠI, TÔN GIÁO CỦA NHIỀU NGƯỜI RẤT CÓ THỂ ĐƯỢC XẾP VÀO LOẠI “ĐẠO GIÊ-SU (Bishop JAMES A. PIKE, A Time For Christian Candor, p. 108: IN MODERN TIMES THE RELIGION OF MANY COULD WELL BE  CATEGORIZED AS “JESUSISM”). Người Trung Hoa phiên âm Giê-su là Ye-su và viết là 耶 蘇 và theo tự điển Hán Việt của Nguyễn Văn Khôn thì  耶 đọc là “Da”, và 蘇 là “Tô”.Cho nên giáo sư Nguyễn Mạnh Quang thường dùng từ “Da-tô” là chính xác nhất. Và người Việt Nam, từ năm 1533 đến năm 1954 vẫn dùng từ “đạo Gia-tô” (đúng ra phải là Da-tô, người Việt Nam phát âm ít phân biệt giữa Gia và Da) để chỉ cái đạo từ phương Tây xâm nhập vào Việt Nam mà tất cả cấu trúc và giáo lý đều xa lạ với truyền thống xã hội dân tộc Việt Nam.  Theo Nguyễn Long Thao thì: Cụm từ Gia Tô Tả Đạo (Tả có nghĩa là không ngay thẳng) được thấy trong các bộ sử như Đại Nam Thực Lục của triều nhà Nguyễn. Quan điểm chính thức của nhà Nguyễn vào những năm giữa thế kỷ 19 cho rằng đạo Công Giáo là một tà đạo. Ví dụ vào năm 1847, Đại Nam Thực Lục, bộ sử của triều đình nhà Nguyễn ghi sắc dụ của  vua Thiệu Trị giải thích từ Gia Tô Tả Đạo như sau: Gia Tô là tả đạo, từ tây dương đến, cái đạo của chúng không thờ cha mẹ, không kính qủy thần, thác ra cái thuyết Giêsu với thập tự giá mê hoặc lòng người, đặt ra thuyết thiên đường và nước phép để người ta nghe đến thì mê. Tả đạo ấy rất hại cho phong hóa. (Đại Nam Thực Lục, Tập 6 ,NXB Giáo Dục,2007,tr. 997).  Lẽ dĩ nhiên, với sự hiểu biết của chúng ta ngày nay về đạo này thì sự giải thích của Triều Nguyễn không sai.
Nhưng vì “đạo Giê-su” hay “đạo Da-tô” chia ra làm nhiều hệ phái thẳng tay chém giết, tàn sát lẫn nhau nên chúng ta cũng cần phân biệt: Ca-tô Rô-ma Giáo thì nên đổi là “đạo Giê-su [hay Da-tô] ở Rô-ma”; đạo Tin Lành thì nên đổi là “đạo Tin Dữ Giê-su”, Chính thống Giáo thì nên đổi là “đạo Giê-su miền Đông”, và Anh giáo thì nên đổi là “đạo Giê-su của người Anh”.  Điều này rất hợp lý và rất rõ ràng, không thể nhầm lẫn vào đâu được.
Chúng ta đã phiên âm nhiều từ: Jesus là Giê-su, God là Gót, Roma là Rô-ma v..v…, cho nên tôi đề nghị, từ nay về sau, những người ngoại đạo nên tránh dùng danh xưng “Công giáo”, vì dùng một danh xưng vô nghĩa, sai sự thật, không thể thuyết phục được ai. Trước khi nghiên cứu về những vấn đề trên, tôi đã từng dùng nó nhiều lần một cách tự động, không phải vì tôi tin vào danh xưng đó mà vì tôi không chấp vào chữ nghĩa. Thay vì đó chúng ta hãy dùng cụm từ Ca-tô Rô-ma, phiên âm từ Roman Catholic. Ý thức về vấn đề này, tôi tự hứa, từ nay tôi sẽ dùng “Ca-tô Rô-ma” hay “đạo Giê-su (hay Da-tô) ở Rô-ma” để nói về Roman Catholic. Lẽ dĩ nhiên, người Ca-tô Rô-ma ở Việt Nam vẫn có quyền gọi đạo của họ là “Công giáo”, nhưng nếu bị cười vào mũi thì đừng buồn và nổi giận.
Trần Chung Ngọc
Ngày 22 tháng 11, 2012

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Ai có truyền thống "đào mả Cha" nổi tiếng nhất thế giới?

Giáo hoàng Formôsô
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Formosus
Formôsô (Latinh: Formosus) là vị giáo hoàng thứ 111 của giáo hội Công giáo. Theo niên giám tòa thánh năm 1806 thì ông đắc cử Giáo hoàng vào năm 891 và ở ngôi Giáo hoàng trong 5 năm[1]. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định triều đại của ngài kéo dài từ ngày 6 tháng 10 năm 891 cho tới ngày 4 tháng 4 năm 896.
Giáo hoàng Formosus sinh tại Ostia. Trước khi đắc cử làm Giáo hoàng ngài là Giám mục Portô. Nhờ lòng nhiệt thành của ông, dân tộc Bulgari đã trở lại Kitô giáo.

Ông bị Gioan VIII truất phế khỏi ngai vị Giám mục ở Porto và sau đó được Giáo hoàng Marinus, kế nhiệm của Gioan phục chức. Formosus có những tư tưởng rất khác biệt so với Guido Spoleto, ông bị Guido hăm doạ, vì tự nhận thấy mình bị áp lực nên ông tìm sự giúp đỡ từ Arnulf Carinthia.
Khi còn là hồng y, ông đã đội vương miện cho vua nước Ý, Arnolfo, sau trở thành hoàng đế nước Đức. Vì đức Formoso trao vương miện cho Arnulfo người Đức thay vì Lambert người Spoleta, ông vu cáo Formosus lên ngôi bất hợp pháp.

__________________________
Công đồng xác chết

Công đồng xác chết
Sau khi ngài qua đời không lâu, tháng giêng năm 897, tất cả kẻ thù của ngài liên minh lại trả thù ngài một cách ghê gớm: xác chết của ngài bị quật lên khỏi mồ, đặt ngồi trên một chiếc ghế, để đại hội công đồng, do Tân Giáo hoàng Stêphanô VII, một trong những kẻ thù của ngài chủ trì, xét xử. Đây được gọi là "công đồng xác chết". Toàn bộ quá khứ của vị Giáo hoàng quá cố đều được khui ra; nào là những vụ phiêu lưu, âm mưu, thiếu sót đối với pháp luật... Một giáo sĩ, bị khủng bố, sợ chết điếng, trả lời thay mặt người chết, đã "thú nhận" hết mọi tội ác.
Thế là người ta cử hành lễ nghi giáng chức người chết, lột phẩm phục Giáo hoàng đã dính khắng vào thịt rữa, đến cả cái áo nhậm mà vị khổ hạnh này vẫn mặc bên trong cũng lột luôn. Người ta chặt các ngón tay phải của ông, với lý do là những ngón tay bất xứng đã từng giơ lên chúc phúc cho dân. Cuối cùng thây ma được giao cho quần chúng vứt xác xuống sông.
Dân chúng phẫn nộ, nổi dậy, Giáo hoàng Stêphanô VII bị lật đổ, bị bỏ tù, rồi bị siết cổ. Cố Giáo hoàng Formôsiô được phục hồi danh dự, công vụ của "công đồng xác chết" bị huỷ bỏ. Sóng trên sông Tibrô đưa di hài Đức cố Giáo hoàng dạt vào bờ, người ta rước kiệu xác ngài vào đền thờ Thánh Phêrô, để đền tội. Tương truyền rằng cả đến các tượng các Thánh cũng cúi đầu chào kính, khi linh cữu đi qua.
Một năm sau vụ án này, một Công đồng được triệu tập quyết định rằng cấm đối xử tàn nhẫn với các Giám mục đang tham dự các hội nghị và cấm đưa đơn kiện những người đã chết.