ABRAHAM: ÔNG TỔ CỦA CÁC ĐẠO CHÚA
Các đạo thờ Chúa gồm đạo
Do Thái, đạo Kitô và đạo Hồi đều có chung một ông tổ là Abraham. Abraham là người
Do Thái, sinh trưởng tại thành phố Ur thuộc đế
quốc Babylon, (hiện nay thuộc phía nam Iraq, gần giáp Kuwait) vào thế kỷ 20 trước công nguyên.
Theo
các nhà khảo cổ thì, hiện tại vùng Lưỡng Hà
Châu (Mesopotamia) là vùng đồng
bằng được cấu tạo bởi hai con sông
lớn Tigris và Euphrate, giống người
Sumerians đã lập nên một nền văn minh quan
trọng của thế giới cổ. Họ là những người đầu
tiên xây cất những thành phố lớn, thời cổ
gọi là những quốc gia đô thị (city-states) như
UR, ERECH, KISH, BABYLON vào khoảng 4000 năm trước Công
Nguyên. Tại những thành
phố này, người Sumerians đã phát minh ra chữ
viết, bánh xe, kỹ thuật luyện kim,
vườn treo, những tháp Babel (trong
kinh thánh Do Thái) những điều luật thành văn, thơ
văn và rất nhiều huyền thoại. Trong số những huyền
thoại của Sumerians có chuyện vườn Địa Đàng
của đạo Do Thái sau này (Garden of Eden).
Năm
2300 trước Công Nguyên, giống dân Semitic-Akkadians tức
giống Do Thái-Ả Rập dưới sự lãnh đạo
của vua Sargon đã chiếm toàn vùng Lưỡng Hà
Châu. Hai nền văn
hóa Semitic - Akkadian và Sumerians hòa đồng và phát triển
trong 300 năm. Tới năm
2000 trước Công Nguyên, giống dân Armonites chinh phục
các quốc gia đô thị trong vùng Lưỡng Hà Châu và
lập nên đế quốc Babylon.
Họ chọn đô thị
Babylon làm
thủ đô cho cả đế quốc. Babylon hiện nay là vùng sa mạc, cách Baghdad thủ đô Iraq
khoảng 80 dặm về phía nam.
Những người sống trong đế quốc
Babylon tin tưởng thủ đô của họ là nơi
linh thiêng, là cái cổng của thiên đàng. Babylon được
xây dựng như hình ảnh của nước trời (an
image of heaven). Mỗi
một ngôi đền, mỗi một ngọn tháp hay
một khu vườn treo (hanging gardens) là một bản sao
của các lâu đài trên thiên đàng (a replica of celestial
palace). Tại các đền
thờ, các tu sĩ làm lễ và đọc sách Thánh Kinh mà
họ gọi là Enuma Elish. Thánh
kinh thường được viết dưới
dạng thơ có nội dung ca tụng các vị thần đã
chiến thắng sự hỗn mang trong vũ trụ (the
victory of the gods over chaos). Trong
số các vị thần đó có thần El mà tượng
của "ngài" là một con bò đực mạ vàng
(the gilded bull). Babylon là
tiếng ghép lại từ hai chữ Bab và Ili, có nghĩa là
Cái Cổng của Trời (Gate of God). "Tư tưởng cốt
yếu của người Babylon là: không có vật gì tự nhiên mà
có. Trước khi có thần
thánh và con người, một vật tự hữu thiêng
liêng đã có từ trước vô cùng" (There was no creation
out of nothing. Before either the gods
or human being existed, a substance which was itself devine had esixted from
all eternity - A History of God p. 7). Đó là tư tưởng
sơ khởi về một Thiên Chúa cho các đạo
thuộc hệ thống Độc Thần Giáo sau này. Những quan niệm của người
Babylon về thiên đàng, về thánh kinh, về đất
thánh (Holy place) và về thần quyền (sacred power) là
những yếu tố quan trọng làm nền móng cho cả
3 đạo Do Thái, Kitô và đạo Hồi.
Đế
quốc Babylon được thành lập cách đây
khoảng 4000 năm, nhưng trước đó có những
thành phố khác trong đế quốc như thành phố Ur
đã được xây cất từ năm 5500 TCN. Ur là
một trong những thành phố cổ nhất thế
giới vì tính tới nay thành phố này đã có 7500
tuổi! Thành phố Ur và toàn
vùng Babylon đã bị hủy diệt do một trận
lụt lớn gây ra vì sự đổi dòng của con sông
Euphrate vào cuối thế kỷ thứ tư trước
Công Nguyên, cả vùng này trở thành sa mạc vì thiếu
nguồn nước. Các nhà
khảo cổ gọi nền văn minh ở vùng này là
"nền văn minh của dân Sumerian trước đế
quốc Babylon" (the
pre-Babylon Sumerian civilization).
Chính tại thành phố Ur, các nhà khảo cổ đã
tìm thấy những dấu vết về nhân vật Abraham
(thực sự là những huyền thoại nói về
Abraham) ông tổ chung của đạo
Do Thái, đạo Kitô và đạo Hồi. Tại thành phố này, người
Sumerians đã phát minh ra bánh xe, chữ
viết, một giờ có 60 phút, vòng tròn có 360 độ. Thành phố này cũng đã phát
sinh ra các bạo chúa (tyrans) và các cuộc tàn sát đẫm
máu về tôn giáo. Nhiều bạo
chúa tại thành phố này đã tự xưng là thần
thánh từ trời xuống cai trị
muôn dân bằng thần quyền (to rule by divine right). Dân Sumerians biết luyện kim để đúc lưỡi cầy
khiến cho những cánh đồng của họ thêm màu
mỡ và biết dẫn thủy nhập điền để
tạo nên một nền nông nghiệp phồn
thịnh. Tuy nhiên, họ
cũng dùng luyện kim để đúc
giáo mác và mũi tên đồng khiến cho những
ruộng lúa xanh tươi của họ trở thành
những cánh đồng máu (killing fields).
Giữa
thế kỷ 19, các nhà khảo cổ Âu Châu đổ xô đến
vùng Babylon khai
quật tìm cổ vật.
Họ đã mang về các nước Âu Châu không
biết bao nhiêu di vật của nền văn minh rất
lâu đời này: Những con
bò đực mạ vàng (the gilded bulls), những phiến đá
ghi chép các huyền thoại và các luật thời
cổ. Có nhiều huyền
thoại của dân Sumerians sau này đã đi vào kinh thánh
của Do Thái. Các
cổ vật tìm thấy ở Babylon đã
mở toang cánh cửa bí mật của các đạo
thờ Chúa* bằng những hiện vật cụ thể
và các tài liệu lịch sử thành văn (written history). Các cổ vật này
cũng là những tài liệu vô cùng quí giá cho nhiều ngành
nghiên cứu khoa học.
Năm 1917, nhân dịp quân Anh đánh chiếm Iraq,
một đoàn khảo cổ người Anh do nhà khoa
học Leonard Wooley dẫn đầu, đã đến phía
nam Iraq, gần giáp Kowait, khai quật thành phố Ur chìm dưới
lớp cát sa mạc. Giữa
thập niên 60, nhiều đoàn khảo cứu khoa học
của Mỹ đến vùng Babylon và
Ur khai
quật 25.000 địa điểm (identified sites) đã tìm
thấy rất nhiều di vật của nền văn hóa
cổ này. Họ
đã giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu thêm rất nhiều
về nguồn gốc của các đạo thờ Chúa. Căn cứ vào các cổ vật
và sử liệu khách quan, các nhà nghiên cứu đã xác định
Babylon mới
thực sự là nơi xuất phát đầu tiên của
các đạo Thiên Chúa. Trước
đó, mọi người đã lầm tưởng
Jerusalem, thủ đô Do Thái, là thánh địa của các đạo
này. Người Babylon quan niệm
cuộc sống trên thế gian chỉ là tạm bợ,
cuộc sống đời sau ở thiên đàng mới đích
thực là hạnh phúc vĩnh cửu. Họ tin thế gian này sẽ
bị tiêu hủy trong một lúc nào đó gọi là ngày
tận thế. Sau ngày tận
thế, nước trời sẽ được thiết
lập ở thế gian. Hai ý niệm về thiên đàng và ngày tận
thế luôn luôn quyện lại với nhau. Đó là những ý
niệm xuyên suốt từ Babylon (Gate of
God) qua Jerusalem và Vatican ngày nay.
Những tư tưởng đầu tiên của
Abraham chưa hẳn là đã xác định có một Thiên
Chúa Duy Nhất (The Only One God) mà ông ta chỉ có ý định
chọn một vị thần mạnh nhất trong các
vị thần của dân Sumerians để tôn thờ mà
thôi. Vị thần mà
Abraham chọn là thần El, một con bò đực mạ
vàng. Hiện nay
tại bào tàng viện Baghdad có trưng
bày tượng bò đực mạ vàng của dân Sumerians
thuộc thời đại đế quốc
Babylon (3000
TCN). Khoảng năm 2000 TCN,
Abraham được tôn lên làm vị lãnh đạo các
tộc trưởng Do Thái trong đế quốc
Babylon (the
leader of all patriachs of Jews).
Abraham dẫn dân Do Thái rời khỏi đế
quốc Babylon về miền Đất Hứa là vùng Canaan,
hiện nay được gọi là West Bank (tả ngạn
phía Tây sông Jordan). Tại đây, Abraham đã kết
hợp với các bộ lạc Do Thái khác với ý định
thành lập một quốc gia cho các dân tộc Do Thái. Ông có nhiều
vợ. Dân tộc Do Thái
rất tự hào tự xưng là con cháu của Abraham (the
children of Abraham) nhưng thuộc dòng Isaac, con trai của
Abraham và bà vợ cả của Abraham là Sarah.
Các dân
tộc Hồi Giáo Ả Rập cũng tự xưng là con
cháu của Abraham, nhưng thuộc dòng Ismael, con trai của
Abraham và bà vợ bé tên là Hagar. Sau khi sinh Isaac (có nghĩa là
Tiếng Cuời) bà vợ cả Sarah thường hay ghen tương
với bà vợ bé nên đã đòi Abraham phải ruồng
bỏ Hagar và Ismael. Abraham cầu xin Chúa cho
Ismael thì được Chúa hứa sẽ cho Ismael trở
thành tổ phụ của một đại quốc gia sau
này. Sau đó, Abraham đưa bà Hagar và con trai Ismael đến
thung lũng Mecca. Tại
đây có con suối thiêng Zamzam, hai mẹ con của Ismael được
Thiên Chúa đích thân chăm sóc. Abraham thường hay đến
thăm Ismel và hai cha con cùng xây nên đền Kabah là ngôi đền
thờ Thiên Chúa đầu tiên trên thế giới. Ismael
trở thành tổ phụ của các dân tộc Ả
Rập. ( A History of God. p.154).
Những
người theo đạo Kitô gốc Âu Mỹ hay Á Châu
không có liên hệ huyết thống gì với Abraham, nhưng
vì đạo Kitô cũng như đạo Hồi đều
thoát thai từ đạo Do Thái nên những người
theo đạo Kitô cũng coi Abraham như một vị
thánh tổ phụ (Father). Trong sách kinh Nhựt Khóa của
Tổng-giáo-phận Sài Gòn (trang 143-146) có "Kinh Cầu Cho
Dân Nước Việt Nam Đặng Trở Lại Đạo
Thánh" có đoạn như sau: "Lạy Chúa, thuở Chúa
mới giáng sanh, Chúa đã kêu gọi ba vua phương Đông
đến thờ lạy chúa.
Chúa đã phán rằng: Ngày sau sẽ có nhiều kẻ
bởi Đông Tây đến nghỉ ngơi cùng thánh Abraham
trên nước thiên đàng.
Nay nước Việt Nam cũng
là một cõi Đông Phương đang còn nhiều kẻ
tin vơ thờ quấy, chưa hề
biết Đấng Chí Tôn. Xin
Chúa hãy làm cho nó tìm đến cùng Chúa hầu ngày sau đặng
nghỉ ngơi trên nước thiên đàng, chúc tụng
không khen Chúa đời đời kiếp kiếp".
Đối
với đạo Hồi, Abraham là tiên tri thứ nhất,
Moses là tiên tri thứ hai, kế đến là nhiều tiên
tri Do Thái khác rồi mới đến Jesus. Mahomét
(Ma-hô-mét) là tiên tri cuối cùng và lớn hơn hết
của Thiên Chúa (The last and greatest prophet of God). Người Hồi Giáo không coi
Jesus hay Mahomét là Thiên Chúa Hiện Thân (God
Incarnate) mà chỉ coi những vị này là những con người
bằng xương bằng thịt như chúng ta. Tuy nhiên họ tôn kính
Mahomét là một vị đại thánh mà không một ai trên
thế gian có thể sánh ngang với ngài về sự
hiểu biết và quyền năng. Không một ai được Thiên
Chúa mặc khải một cách hoàn hảo cho bằng Mahomét!
(None is his equal either in knowledge or in authority. None has received or
handed down so perfect a relevation).
Khác với Jesus, Mahomét không khoe khoang khoác
lác mạo nhận là con Một (The Only Son Of God) hay con
thứ củaThiên Chúa, không làm phép lạ để biểu
diễn khả năng phù thủy bịp bợm, không
lập ra các phép bí tích nhảm nhí và cũng không truyền
chức cho ai độc quyền cai trị giáo hội và
thế giới. Jesus dốt đặc cán mai nên không
viết một chữ nào để lại cho hậu
thế. Các lời Jesus nói đều do người khác gán
cho. Mahomét là một thi sĩ đã viết kinh Coran trong 23 năm
dưới dạng thi ca như David thuở xưa viết
Psalm (Thánh Vịnh) ca ngợi Thiên Chúa. Nhưng ông ta khôn khéo
không nhận mình là tác giả mà chỉ nhận mình là anh thư
ký ghi chép lại các lời của Thiên Chúa do thiên thần
Gabriel (Ga-bơ-ri-en) đọc cho ông ta viết mà thôi.
Trong
kinh Coran, có đoạn Mahomét viết về thiên thần
Gabriel như sau: "Khi tôi đang trên đường lên
núi thì bỗng nghe có tiếng nói từ trời xuống " Ôi Mahomet, con là vị tông đồ
của Chúa, ta là Gabriel đây". Tôi ngẩng
đầu lên để xem ai đang nói. Tôi thấy
Gabriel là một
người đàn ông với những bàn chân
chắn ngang chân trời" (When I was midway on the mountain, I
heard a voice from heaven saying : "Oh! Muhammad !
You are the Apostle of God and I am Gabriel". I raised my head toward
heaven to see who was speaking and Gabriel in the form of a man with feet
astride the horizon - A History of God p. 138) Trong niềm tin của đạo
Hồi thì thiên thần Gabriel là Thánh Linh Thiên Chúa (The Spirit of
God) mà Ki Tô Giáo gọi là Đức Chúa Thánh Thần (The Holy
Spirit). Đạo Hồi là Đạo Thiên Chúa đúng
nghĩa vì họ tin Thiên Chúa là Đấng chỉ có Một
Ngôi Duy Nhất (The God of Islam is Unity God). Trái lại Ki Tô Giáo là đa
thần giáo trá hình vì Thiên Chúa của Ki Tô Giáo là Thiên Chúa Ba Ngôi (The Christian
God is Trinity God).
Về
Abraham, trong Kinh Coran Mahomét viết như sau: "Thiên thần
Gabriel nâng tôi lên cao trong không khí.
Trước hết ngài đưa tôi đến
viếng Jerusalem, sau đó ngài đưa tôi qua 6 tầng
trời. Đến tầng
trời thứ 7 tôi gặp Adam tổ phụ loài người,
thánh Gioan Baotixita (giáo chủ Essenes kiêm thầy dạy giáo lý
cho Jesus) Enoch, Aaron, Moises, Jesus và Abraham. Cuối cùng tôi được
gặp Thiên Chúa (God / Allah) và nói chuyện trực tiếp
với Ngài. Chúa phán "Ôi Mohamét!
Ta đón tiếp con như một người bạn
cũng như trước đây ta đã đón tiếp
Abraham như một người bạn vậy. Ta nói chuyện với con mặt đối
mặt cũng như trước đây ta nói chuyện
mặt đối mặt với Moises vậy." (Oh Muhammad! I take you as a friend, just as I took
Abraham as a friend. I am speaking to
you, just as I spoke face to face with Moises).
Tiếng Ả Rập KORAN có nghĩa là
sự kể chuyện (Recitation). Những người Hồi Giáo
coi kinh KORAN là những lời cuối cùng của Thiên Chúa
dành cho loài người (Koran is the final words of God to mankind), là
cuốn sách MẸ của mọi cuốn sách (The Mother of
Books). Cũng như các đạo
thờ Chúa khác, người Hồi Giáo tin Kinh Thánh của
họ là chân lý tuyệt đối.
Các kinh thánh ngoài đạo của họ
đều là đồ giả mạo cần phải
hủy diệt bằng bạo lực. Cũng như
các tòa án dị giáo của Công Giáo La Mã chủ trương
giết hết, đốt hết, phá hết tất
cả những gì khác với giáo lý Công Giáo vậy.
Độc
Thần Giáo, tức các đạo thờ Chúa (Monotheist
religions /Abrahamic religions) bành trướng thế lực tôn
giáo bằng chiến tranh máu lửa. Số tín đồ tăng lên theo nhịp độ phát triển của các
chủ nghĩa đế quốc và thực dân cũ
mới. Trải qua nhiều
thế kỷ, ngày nay tổng số tín đồ của Độc
Thần Giáo đã lên tới 3 tỷ 200 triệu trên
tổng dân số nhân loại là 5 tỷ 804 triệu (The
World Almanach and Books of Facts 1998).
Hai tôn giáo lớn nhất của hệ thống Độc
Thần Giáo hiện nay là Công Giáo La Mã với gần 1
tỷ tín đồ, kế đến là giáo phái Hồi Giáo
Sunny với 936 triệu tín đồ. Các con số tín đồ đông đảo
không nói lên giá trị của các tôn giáo này vì họ là
những khối người khổng lồ luôn luôn
dốc phần lớn sinh lực của họ để
tìm cách tiêu diệt lẫn nhau và phá hoại hòa bình thế
giới. Năm 383, triều đại
con cháu của Constantine đã đổi
tên Kitô Giáo thành Công Giáo (Cattolica) có nghĩa là tôn giáo toàn
cầu (universal church). Danh từ "Công
Giáo" nói lên ý đồ nham hiểm thâm độc
của Đế quốc La Mã nhắm tới sự nô
lệ hóa toàn cầu dưới chiêu bài tôn giáo. Vì
vậy nếu hiểu Công Giáo chỉ đơn giản là
quốc giáo "state religion" hoặc đạo công
cộng "public religion" là chưa đánh giá đúng
mức tim đen của đế quốc. Những danh
từ phiên âm như đạo Gia tô hay đạo Ca Tô Rô
Ma đều làm chúng ta quên đi
ý đồ nham hiểm của đạo Công Giáo Vatican.
Với thời gian, do sự mâu
thuẫn trong việc giải thích Kinh Thánh và tranh chấp
quyền lợi vật chất giữa các giới lãnh đạo
chóp bu, đạo Công Giáo đã bị phân hóa thành nhiều
ngành (lines) :
1.
Công Giáo La Mã còn được gọi là Giáo hội Tây Phương
(Roman Catholics / Western Church) hiện có 981 triệu tín đồ
(the main line of Christianity)
2. Công Giáo Đông Phương
(Eastern Church) là Chính Thống Giáo (Greek Catholics or Orthodox) chính
thức tách rời khỏi Công Giáo La Mã vào năm 876. Số tín đồ hiện nay
khoảng 218 triệu, đa số tại nước Nga,
Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Đông Âu (Bulgary, Serbia,
Armenia)
3. Công Giáo Anh
còn được gọi là Anh Giáo (British Catholics or
Anglicanism) có khoảng 69 triệu tín đồ tại Anh,
Úc, Tân Tây Lan, Canada và Mỹ. Chính thức tách rời khỏi Công Giáo La Mã năm
1539.
4. Các giáo phái Tin Lành : Danh xưng chính thức của Tín
Đồ Tin Lành là "Những Kẻ Chống Công Giáo La
Mã" (Protestants). Đạo Tin Lành là "Đạo Chống Công
Giáo La Mã" (Protestantism).
Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới chẳng
giống ai gọi họ là Tin Lành (Good News), nhưng
thực tế chẳng có gì lành. Khoảng đầu thế
kỷ 20, nhiều người Công Giáo Việt Nam gọi
họ là những kẻ theo "Đạo
Thệ Phản". Sau này
không thấy ai xử dụng danh từ "Đạo Thệ
Phản" nữa, có lẽ vì danh từ này mang tính kỳ
thị tôn giáo ( ? + ! . . . ).
Công
Giáo La Mã, Chính Thống Giáo và Anh Giáo có thể được
gọi chung là Công Giáo (Catholicism) vì các lý
do sau đây:
1. Giáo lý của 3 tôn giáo này rất tương
đồng
2. Cả 3 tôn giáo đều thờ
ảnh tượng Chúa và các thánh.
Bước chân vào giáo đường
của 3 tôn giáo này ta rất khó phân biệt. Khác hẳn với
các giáo phái "Tin Lành" tuyệt đối không thờ
ảnh tượng. Họ chỉ
xử dụng cây thánh giá trơn (không có tượng Chúa)
làm biểu tượng mà thôi.
3.
Cả 3 đạo Công Giáo này đều thờ Bà Maria và
tin bà còn đồng trinh (virgin) sau khi sinh Chúa Jesus. Người theo đạo Tinh
Lành tin Chúa Jesus là Thiên Chúa hóa thân nhưng không tin bà Maria đồng
trinh vì ngoài Chúa ra, bà Maria còn sinh 3 trai và 3 gái với ông
Joseph. Người
Hồi Giáo cũng tin bà Maria đồng trinh nhưng
phủ nhận bản tính Thiên Chúa của Jesus, họ
chỉ coi Jesus là tiên tri đứng sau tiên tri Mahomét.
4. Ba đạo
Công Giáo nói trên đều có giáo đô riêng. Công Giáo La Mã có giáo đô
tại Vatican (một lãnh địa tự trị tách ra khỏi
thủ đô La Mã của nước Ý). Giáo đô của Chính
Thống Giáo đặt tại Constantinophe (nay là Istambul,
Thổ Nhĩ Kỳ). Giáo đô Anh Giáo đặt tại Canterburry Anh
quốc. Các
giáo phái Tin Lành không có giáo đô.
5. Các đạo Công Giáo có hàng giáo
phẩm được truyền chức để làm
lễ (mass) biến bánh và rượu thành máu và thịt
của Chúa Jesus. Hàng
giáo phẩm Công Giáo La Mã và Công Giáo Hy Lạp (Chính Thống
Giáo) đều là nam giới.
Riêng Công Giáo Anh có nữ linh mục, cũng làm lễ
như nam linh mục và có chồng con. Con số nữ linh mục Anh Giáo
tại Anh, Úc, Canada và
Mỹ hiện nay lên tới khoảng 2000 người.
Tất cả các người theo đạo Kitô (Christians) không thuộc 3
giáo hội Công Giáo nói trên đều được gọi
chung là Tin Lành (protestants). Số tín đồ Tin Lành hiện nay lên tới
686 triệu. Các mục sư
không làm lễ, chỉ giảng thánh kinh mà thôi.
Trong
những thế kỷ trước, người Việt Nam gọi đạo
Công Giáo La Mã là Đạo Da-Tô hay Gia Tô. Da-Tô là tiếng
chữ Hán phiên âm chữ Jesus.
Đạo Da-Tô có nghĩa là đạo
thờ Jesus. Trong Kinh
Cảm Tạ Cầu Hồn viết bằng Hán tự mà
các giáo dân Bùi Chu Phát Diệm và Thái Bình ngày nay vẫn còn đọc
trong các đám giỗ, có câu: "Thần Chúa Da-Tô thục
tội thi ân chỉ đại" nghĩa là "Lạy
Chúa Jê-Su chuộc tội và ban ơn rất lớn".
III. ĐẠO HỒI
Đạo Hồi là đạo thứ ba trong
hệ thống Nhất Thần Giáo. Thiên Chúa của đạo
Hồi là Thiên Chúa của đạo Do Thái và đạo
Kitô. Người Hồi Giáo
cũng giống như Do Thái Giáo, phủ nhận ngôi
thứ hai tức Jesus và ngôi thứ ba là Chúa Thánh Thần
của đạo Kitô nên Thiên Chúa của Hồi Giáo và Do
Thái Giáo là Thiên Chúa Duy Nhất (Unity God). Đạo Hồi chịu ảnh
hưởng sâu đậm giáo lý của đạo Do Thái và
đạo Kitô, do Mohammed sáng lập vào thế kỷ
thứ 7. Đạo
Hồi được truyền bá và phát triển phần
lớn dựa vào bạo lực và chiến tranh. Đạo
Công Giáo La Mã là một đế quốc tinh thần, luôn
luôn bước song hành với các chủ nghĩa thực
dân đế quốc. Đạo Hồi và Công Giáo La Mã là hai kẻ thù
lớn nhất của hòa bình thế giới. Cả hai đạo này đều
là con đẻ của Do Thái nhưng đều đã quay
ngược lại tiêu diệt Do Thái đến gần
tuyệt chủng. Hai đạo
này được ví như hai cái boomeranges của Do Thái
vậy!
Số tín đồ
đạo Hồi hiện nay là 1 tỷ 128 triệu, đứng
thứ nhì sau đạo Kitô (1 tỷ 955 triệu). Công Giáo La Mã là giáo phái có đông tín
đồ nhất của đạo Kitô, Nó là con đẻ của
chủ nghĩa đế quốc La Mã và cả chủ
nghĩa thực dân cũ mới của Âu Châu. Ngày nay, các chủ nghĩa đế
quốc và thực dân đã suy tàn, đạo Công Giáo
tất nhiên phải gánh chịu những hệ lụy
của các chủ nghĩa thực dân đế quốc mà
suy tàn theo. Đó
là một thực tế của tiến trình tiến hóa
tất yếu của lịch sử.
Nói tóm lại, Thiên Chúa Giáo là một hệ
thống gồm 3 tôn giáo chính yếu: Do Thái Giáo, Kitô Giáo* và Hồi Giáo. Cả 3 tôn giáo này đều
bắt nguồn từ đạo Do Thái Nguyên Thủy
(Pre-Mosaic Judaism) của các tổ phụ lập quốc Do
thái là Abraham, Isaac và Jacob. Đạo Do Thái Nguyên Thủy
thờ Thiên Chúa mang tên Elohim với hình tượng của
ngài là con bò vàng. Đạo
thờ bò đã tồn tại trong hơn 8 thế kỷ đầu
của lịch sử nước Do Thái. Các đạo thờ Thiên Chúa
hiện nay chỉ là hậu thân cỉa đạo Do Thái
Nguyên Thủy. Nói dúng hơn,
những đạo này chỉ là những biến dạng
khác nhau của đạo thờ bò.