Tại Việt Nam
chỉ có một dòng tu Công Giáo duy nhất do người
Việt Nam
sáng lập là Dòng Đồng Công. Danh hiệu
"Đồng Công" là chữ tắt của danh
hiệu "Đức Mẹ Đồng Công Cứu
Chuộc" (The Co-Redemptrix). Dòng này do LM Trần Đình
Thủ sáng lập vào cuối thập niên 1940 do lệnh
của Giáo Hoàng PIO XII. Thoạt tiên, trụ sở dòng
đặt tại làng Liên Thủy (gần với làng Hành
Thiện - Nam
Định). Sau 1954, dòng dời về xã Tam Hà - Thủ
Đức. Sau 1975, một số thầy tu Dòng Đồng
Công tới định cư ở Missouri lập nghiệp
từ hai bàn tay trắng. Ngày nay, chi nhánh Dòng Đồng Công
hải ngoại này đã trở thành một đại công
ty kinh doanh lòng sùng kính Đức Mẹ với những
cơ sở hết sức lớn lao rải rác khắp
nơi. Trụ sở chính đặt tại
Carthage
Missouri MO. 64836,USA
với những công trình kiến trúc vĩ đại.
Với số giáo dân hải ngoại vừa đông
đảo vừa khá giả, thêm vào đó là tài kinh doanh
vượt bực của các thầy tu, Dòng Đồng Công
ngày càng làm ăn khấm khá phát tài, tiền vô như
nước! Tôi rất tiếc chưa có dịp đi hành
hương "Đất Thánh" Missouri của Công Giáo
Việt Nam hải ngoại, nhưng đã được
coi mấy cuốn băng video của cơ sở ngoại
vi của Dòng Đồng Công là Câu Lạc Bộ Văn Hóa
Tố Như (Box 66, Vienna – VA 22183 – Fax (702) 319-9489) cũng
đủ thấy sự khai thác thương mại
đại qui mô của dòng tu Việt Nam này. Tôi thật kinh
ngạc phục tài thao lược "tay trắng làm
nên" và tài mê hoặc quần chúng của những chuyên
gia Thánh Mẫu Học Việt Nam
(Vietnamese Mariologists).
Trong thời gian gần đây, CLBVH Tố
Như mới cho ra lò một bộ băng video "Ave
Maria, Mẹ yêu Dấu" gồm 4 cuốn:
1. FATIMA – Mẹ là niềm hy
vọng
2. LỘ ĐỨC – Mẹ là nguồn yêu
thương
3. LA VANG – Mẹ củng cố đức tin
son sắt
4. GUADELOUP – Chứng tích mẹ yêu dấu
Thông điệp chính yếu trong những
lần "Đức Mẹ hiện ra", nếu có
thật, là khuyến cáo các tu sĩ, nhất là các linh
mục, phải cải thiện đời sống
để cứu nguy giáo hội Công Giáo đang bên bờ
diệt vong. Nhưng các tu sĩ hoàn toàn làm ngơ
trước những khuyến cáo này của Đức
Mẹ. Trái lại, họ chỉ biết chú tâm vào việc
khai thác thương mại lòng sùng kính ngây thơ của
giáo dân dành cho Đức Mẹ, hiện thân của tình
mẫu tử theo nhân tính tự nhiên. Nếu Đức
Mẹ là Đấng Hiển Linh như niềm tin của
họ thì Đức mẹ đang hiện diện khắp
mọi nơi, cần gì phải tổ chức những
cuộc hành hương rềnh rang tốn phí mà chỉ
những kẻ nhiều tiền lắm bạc mới kham
nổi. Từ nhiều năm qua, Dòng Đồng Công đã
tổ chức nhiều cuộc hành hương tới
những địa danh nổi tiếng về phép lạ
của Đức Mẹ như Fatima
ở Bồ Đào Nha, Lộ Đức (Lourdes)
ở Pháp, Núi Mẹ Sầu Bi tại Oregon.
Hàng năm, Dòng Đồng Công tổ chức
"Đại Hội Thánh Mẫu" thu hút năm, sáu
chục ngàn người từ khắp nơi qui tụ
về "Thánh địa" Carthage – Missouri.
Đây là dịp cho các nhà thần học hoang
tưởng về khoa học "Thánh Mẫu Học"
(Mariology) trổ tài hùng biện thuyết giảng về các
phép lạ của Đức Mẹ để thỏa mãn
nhu cầu ham chuộng phép lạ vô bờ bến của
giáo dân Việt Nam. Trong số các chuyên gia về Thánh Mẫu
Học nổi tiếng, chúng ta phải kể đến
"nhà văn" Phạm Đình Khiêm, tác giả cuốn
"Đức Mẹ La Vang Là Nữ Vương Chiến
Thắng". Linh Mục Barnabê Nguyễn Đức
Thiệp, cựu Giám Tỉnh Dòng Đồng Công tại Hoa
Kỳ, "nhà khảo cứu" Nguyễn Đức
Tuyên, Giáo sư Trần Ngọc Vân tức "nhà
văn" Trần Phong Vũ. Trần Ngọc Vân là người
đã đặt tên cho cuốn sách mới toanh về
Đức Mẹ là cuốn "Mẹ Maria Trong Ánh Sáng
Đức Tin" 285 trang, giá 10 đô, của tác giả
Ngưỡng Nhân Lưu Âu Nhi, xuất bản tại Hòa
Kỳ tháng 10.2000. Nếu coi băng video của Câu lạc
bộ Văn hóa Tố Như, chúng ta sẽ được
nghe nhà thần học hoang tưởng trẻ măng là
Linh Mục Phan Hữu Ngọc, tiến sĩ Thánh Mẫu
Học thuộc dòng Đồng Công thuyết giảng.
Cơ quan tuyên truyền chính yếu của
dòng Đồng Công là Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ.
P.O Box 836, Carthage – MO 64836,
phone (417) 358-8296. Cũng theo báo này thì từ xưa
đến nay, Đức Mẹ đã hiện ra khắp
nơi trên thế giới hơn 30.000 lần. Mỗi
lần Người hiện ra đều có những phép
lạ khác nhau và mặc sắc phục khác nhau. Chắc là
Đức Mẹ có khả năng nói thông thạo mọi
ngôn ngữ trên thế giới nên Người mới có
thể trực tiếp truyền đạt mệnh
lệnh của Người tới đàn con của Mẹ
thuộc mọi chủng tộc. Hay mỗi lần
Đức Mẹ hiện ra lại cần phải có thông
dịch viên? Tôi vẫn thắc mắc không biết khi
Đức Mẹ "hiện ra" ở La Vang trên 200
năm trước đây với giáo dân Quảng Trị, Người
có mặc váy và quấn khăn mỏ quạ không?
Người có biết ăn trầu bỏm bẻm không? Và
Người nói chuyện với giáo dân La Vang Quảng
Trị bằng giọng Bắc kỳ, Nam
kỳ hay bằng giọng rặc Quảng Trị? Phải
chăng Đức Mẹ đã phát âm theo kiểu
"Nược cô còn nọng hay là nguồi"? Xin các nhà
thần học Công Giáo thông thái làm ơn giải thích dùm,
nếu không thì đồng bào có quyền nghĩ rằng
những chuyện Đức Mẹ hiện ra chỉ là
những chuyện bịp và quý vị Thánh Mẫu Học
chỉ là hạng lưu manh ngụy trí thức chuyên
nghề lừa gạt đám tín đồ khờ dại
để hành nghề bất lương với mục
đích kiếm tiền một cách đốn mạt hèn
hạ mà thôi.
Tôi không xa lạ gì với Dòng Đồng
Công. Tôi đã đến thăm nhà dòng từ buổi sơ
khai vào tháng 7.1950 tại nhà xứ Liên Thủy Bùi Chu, lúc
đó tôi là cậu học trò 13 tuổi. Thầy giáo dạy
tôi tiểu học lúc đó dẫn tôi và mấy đứa
cùng trạc tuổi.