THIÊN CHÚA BA NGÔI CỦA ĐẠO KITÔ
(The Trinity God or The Christian God)
Trong ba thế kỷ đầu công
nguyên, những người Kitô Giáo chưa có ý niệm gì về
Thiên Chúa Ba Ngôi. Bắt đầu
từ năm 320, một phong trào thần học bỗng
nhiên bùng nổ tại Ai Cập, Syria và Tiểu
Á về vấn đề Đức Chúa Cha và Đức
Chúa Con. Xin nhấn mạnh ở
đây một điểm quan trọng về lịch sử: Đạo Hồi xuất hiện
và bành trướng từ cuối thế kỷ thứ
7. Trước đó, tức
những thế kỷ đầu công nguyên, hầu hết
các nước thuộc đế quốc La Mã và toàn vùng Bắc
Phi đều chịu ảnh hưởng mạnh của
Kitô Giáo. Dân chúng và các thủy
thủ quanh vùng Địa Trung Hải thường ca những
câu vè ngụ ý phủ nhận Jesus* là Thiên Chúa vì chỉ có
Đức Chúa Cha là Chúa Trời thật (The Father alone was
true God). Họ giải
thích: Đức Chúa Con do Đức
Chúa Cha sinh ra, vậy Đức Chúa Con chỉ là vật thụ
tạo (a created order) và vật thụ tạo không thể là
Thiên Chúa được. Một
số khác lý luận rằng Chúa Jesus cũng là Thiên Chúa vì
Con có cùng bản tính với Cha, nhưng Chúa Cha có ngôi vị
cao hơn Chúa Con. (The Father was
greater than the Son). Phong trào thần
học xuất phát từ quần chúng tín đồ đã
mau chóng lan rộng khắp nơi trong đế quốc La
Mã.
Giám mục Arius (A-ri-ơcáit) cai quản
địa phận Alexandria, thành phố
lớn thứ hai của Ai Cập sau Cairo, sáng tác
những bài ca để thuyết giảng giáo lý. Những bài ca của Arius đã
mau chóng được phổ biến. Nội dung giáo lý như sau: Sự khác biệt duy nhất giữa
Thiên Chúa và các tạo vật ở chỗ Thiên Chúa là đấng
duy nhất không bị sinh ra, duy nhất không có khởi
đầu, duy nhất vĩnh cửu, duy nhất thật,
duy nhất bất tử, duy nhất thông minh, duy nhất tốt,
duy nhất toàn năng. Jesus là tạo vật như tất
cả chúng ta (The essential diference between the Unique God and all his
creatures is that God was the only unbegotten, the only one without beginning,
the only eternal, the only true, the only one who has immortality, the only
wise, the only good and the only popentate Jesus could be a creature like
ourselves).
Phao Lô rao giảng giáo lý Kitô
đã nhấn mạnh đến bản tính con người,
chứ không phải bản tính Thiên Chúa của Jesus : "Nếu
Chúa Jesus không phải là con người thì chúng ta không có hy vọng
gì hết, vì nếu Chúa Jesus là Thiên Chúa theo bản chất
chúng ta làm sao có thể bắt chước Ngài được
?".
Trong suốt ba thế kỷ đầu
công nguyên, các cuộc tranh luận về bản tính Thiên Chúa
của Jesus và vấn đề cao thấp trong ngôi vị của
Chúa Cha và Chúa Con đã gây ra một cuộc khủng hoảng
giáo lý trong đạo Kitô*.
Để ngăn chặn nạn chia rẽ và phân hủy
đạo Kitô, ngày 20 tháng 5 năm 325, hoàng đế La Mã
Constantine đã triệu tập hội nghị các giám mục
(thời đó giáo hội Kitô chưa có các chức vụ hồng
y, giáo hoàng) tại Nicaea.
Do áp lực
của hoàng đế, hội nghị Nicaea đã biểu
quyết một bản tóm tắt tất cả các điều
phải tin thuộc giáo lý đạo Kitô. Bản tóm tắt này được
mệnh danh là Kinh Tin Kính (The Creed) được lưu truyền
từ đó đến nay:
"Tôi tin một Thiên Chúa là Cha Toàn Năng. Tôi tin Chúa Jesus là con Thiên Chúa, cùng bản
chất với Chúa Cha như ánh sáng bởi ánh sáng, qua Ngài mọi
vật được tạo thành.
Ngài xuống thế gian làm người chịu chết
để chuộc tội chúng tôi.
Ngài sống lại trong ngày thứ ba và lên trời. Ngài sẽ trở lại thế
gian để phán xử kẻ sống và kẻ chết. Chúng tôi tin Đức Chúa Thánh Thần".
Mọi giám mục tham dự hội nghị
đều ký tên chấp thuận bản Kinh Tin Kính, ngoại
trừ 3 giám mục Arius, Athanasius và Marcellus. Hoàng đế
Constantine lúc đó chưa theo đạo Kitô, cũng chẳng
biết gì về giáo lý, chỉ có một mục đích duy
nhất là thống nhất đạo Kitô và biến đạo
này thành một công cụ hữu hiệu để thực
hiện tham vọng xâm lược thế giới. Vì thấy 3 vị giám mục không
chịu ký tên vào bản Kinh Tin Kính của hội nghị
Nicaea theo ý mình, Constantine trả thù bằng cách ra lệnh sát
hại giám mục Arius và các tín đồ của ông, đồng
thời ra lệnh bắt hai giám mục Athanasius và Marcellus
đem đi đày.
Sau mười bốn năm bị
đày ải, Marcellus được tha về. Marcellus dành thời giờ của
cuộc đời còn lại viết sách tố cáo hội
nghị Nicaea, ông gọi hội nghị này là cái lò đẻ
ra thuyết Thiên Chúa Ba Ngôi. Ông
dùng danh từ Tritheism (Thuyết ba thiên chúa) để ám chỉ
thuyết thiên chúa ba ngôi của hội nghị
Nicaea là tà giáo
vì nó đã đi ngược lại với truyền thống
của đạo Do Thái chủ trương chỉ có một
thiên chúa mà thôi (Monotheism).
Mặc dù giáo hội Kitô đã được
thống nhất về giáo lý do sự xuất hiện kinh
Tin Kính và nhất là do quyền
lực của hoàng đế Constantine, cuộc khủng hoảng
niềm tin vẫn tiếp tục lan rộng và kéo dài đến
thế kỷ 5.
Giữa thế kỷ 5, ba vị giám mục
ở vùng Cappadocia ở Thổ Nhĩ Kỳ, được
gọi chung là nhóm Cappadonicians, đưa ra lý thuyết phân
biệt hai loại giáo lý:
1. Giáo lý công truyền (exotoric). Đó là giáo lý của giáo hội dựa
trên văn bản Kinh Thánh nhằm mục đích dạy cho
công chúng tín đồ hiểu được các lẽ
đạo (the public teaching of the church based on the scriptures).
2. Giáo lý bí truyền (esotoric). Đây là thứ giáo lý cao siêu hàm chứa
sự thâm sâu của chân lý mà ý nghĩa của nó cần phải
được ẩn dấu.
Các vị không thể viết ra trên giấy trắng mực
đen (The deeper meaning of truth that the holy fathers preserved in a
silence. The meaning is not to be
devulged by writing it down - Basil, trong tác phẩm On the Holy Spirit.)
Sự phân biệt hai thứ giáo lý của
một chân lý nêu trên là căn bản cho học thuyết của
HỘI TAM ĐIỂM (Free Masonry).
Đã từ lâu, hội Tam Điểm là một hội
bí mật qui tụ nhiều bậc minh triết trên khắp
thế giới. Họ đã
và đang nắm vai trò siêu quyền lực quốc tế. Họ chủ trương: Không có
một tôn giáo nào cao hơn Sự Thật, không một chân
lý tôn giáo nào có thể được diễn tả và xác
định một cách rõ ràng và hợp lý nếu không có
"con mắt của tinh thần" để
"nhìn" chân lý, con người sẽ có những ý
tưởng hoàn toàn sai lạc (Not all religious truth was capable
of being expressed and defined clearly and logically. If they did not "see"
these truths with "the eye of the spirit", people could get quite the
wrong idea).
Đạo Phật cũng rất chú trọng
đến điều nói trên vì đạo Phật luôn nhắc
nhở chúng ta rằng: Chân lý nằm ngoài sự diễn
đạt của các ngôn từ.
Đạo lý là một điều hết sức khó hiểu
đối với mọi người. Chỉ một số rất ít
người đạt tới trình độ hiểu
được đạo lý. Sự hiểu biết
được truyền từ người này sang người
khác bằng ngôn từ, mà ngôn từ lại không có đủ
khả năng chuyển tải đầy đủ ý
tưởng, do đó những kinh sách thực sự chẳng
có ích lợi bao nhiêu. Muốn
hiểu cái ý cốt lõi của các tôn giáo, chúng ta cần phải
có "con mắt của tinh thần". Chúng ta sẽ trở lại vấn
đề này trong chương nói về "Con Mắt
Thượng Đế và Kim Tự Tháp Trật Tự Thế
Giới Mới".
Mặc dầu giáo hội Kitô có nhiều
nhà thần học tài giỏi đã ra sức giải thích
Ba Ngôi Thiên Chúa là một Đức Chúa Trời, nhưng
Thiên Chúa Ba Ngôi cho tới nay vẫn là một vấn đề
làm nhức đầu giáo dân và vẫn là một đề
tài làm rối trí mọi người muốn tìm hiểu giáo
lý Kitô. Cuối cùng, các nhà lãnh đạo tôn giáo này phải
buông xuôi bằng cách dạy giáo dân rằng: Thiên Chúa Ba Ngôi là
một sự huyền nhiệm tuyệt đối (the
absolute mystery), mọi người chỉ có thể chấp
nhận bằng đức tin (đui mù) chứ không thể
công nhận bằng lý trí bình thường được!
Trong số các nhà thần học Kitô
Giáo, người sáng giá nhất là St.
Augustine (Ô-gớt-tin). Theo tự điển The American
Heritage thì St., Augustine là tổ phụ về giáo lý của
Giáo Hội Công Giáo lúc mới thành lập (Early Christian Church
Father). Trong tác phẩm Best-Seller
"A History of God", tác giả là bà Karen Amstrong, nguyên
nữ tu tiến sĩ, viết: "Augustine có thể
được gọi là nhà sáng lập hệ tư tưởng
Tây Phương. Không một
nhà thần học nào khác, đứng sau thánh Phaolô, có ảnh
hưởng lớn hơn Augustine trong thế giới
tư tưởng Tây Phương." (Augustine could be called the founder of the
Western Spirit. No other theologian,
apart from St. Paul, has more
influence in the West - page 119).
Augustine sinh trưởng trong một gia đình quí tộc tại Algeria. Cha theo đạo cổ truyền
Ả Rập, mẹ theo đạo Kitô. Năm 370, Augustine 16 tuổi
được mẹ dẫn đi du lịch nhiều
nơi trên nước Ý. Trong một
dịp đi lễ ở nhà thờ Milan, nghe giám mục
Ambrose giảng đạo, Augustine đã bị nhà thần học
kiêm tu sĩ trứ danh này cuốn hút. Augustine xin giám mục Ambrose cho
đi theo học đạo và cuối cùng được
giám mục này làm phép rửa tội. Ít lâu sau, Augustine trở về Algeria vào tu tại
một nhà dòng khổ hạnh.
Năm 396, Augustine trở thành giám mục địa phận
Hippo tại Algeria lúc tuổi
đời 42. Từ đó
đến lúc chết vào tuổi 76, tức suốt 34
năm, Augustine liên tục hăng say viết rất nhiều
sách về triết học và thần học cho đạo
Công Giáo. Tác phẩm nổi tiếng
nhất của ông là cuốn sách đồ sộ mang tựa
đề "Confessions" với lời văn có tính thuyết
phục và rất nhiệt thành đối với Thiên
Chúa. Augustine trở thành bậc
thầy của các nhà thần học Kitô Giáo và được
coi là tổ phụ thứ hai sau Phao lô sáng lập Ki Tô Giáo
(second father / second founder of Christianity).
Trong
tác phẩm "The Jesus Connection" ( The Crossroad Publishing Co.,
xuất bản năm 1985), học giả Do Thái Leonard Yassen
đã viết: "Jesus đã chết không phải với
tư cách là Chúa Kitô mà Ngài đã chết với tư cách là
một công dân Do Thái. Ngài không hề
biết danh từ Kitô Giáo là gì và Ngài cũng không hề nghĩ
rằng mình là nhà sáng lập một đạo mới, tách
rời khỏi đạo Do Thái là đạo của
Ngài". (Jesus died not as a
Christian but as a Jew. He had never
heard the world Christianity and he had no idea he could be called the founder
of a separatist religion from his Judaism).
Theo ông, người sáng lập đạo Kitô chính là
Paul (thánh Phaolô) và St. Augustine. Đây cũng là nhận xét chung của
hầu hết các nhà nghiên cứu đạo Kitô có quan
điểm khách quan vô tư trên phương diện lịch
sử.
St. Paul là
người xác lập đức tin Kitô Giáo. Đức tin này hoàn toàn dựa
trên cái gọi là "sự mặc khải (revelation) và
vượt ra ngoài mọi sự lý luận. Đức tin Kitô Giáo của Paul
có thể được tóm tắt như sau: Chúa Jesus là con Thiên Chúa, đã xuống
thế gian làm người, chịu nạn chịu chết
để chuộc tội tổ tông. Ba ngày sau, Ngài đã sống lại
lên trời ngự bên hữu Chúa Cha Jehovah ( Jehovah = El / Bull - Chỉ có Bull El
- con bò - mới có bên tả bên hữu, còn Thiên Chúa thiêng liêng
vô hình như không khí làm gì có bên tả bên hữu ?) Ngài sẽ
xuống thế gian lần thứ hai vào ngày tận thế để phán xét kẻ sống và
mọi kẻ đã chết từ thời thượng cổ,
trong đó có những vị thánh nhân đã sinh trước
Jesus mấy thế kỷ như Socrate, Pythagoras, Đức
Khổng Tử, Đức Lão Tử và Đức Thích Ca
! Ai tin Jesus là Kitô (Chúa Cứu
Thế) sẽ được Ngài cứu rỗi và
được sống đời đời trên thiên
đàng. Ai không biết tới
tên tuổi và không tin Jesus là Chúa Cứu Thế sẽ bị
hư mất, tức là sẽ bị đày xuống hỏa
ngục đời đời. Đó là toàn bộ cái gọi
là "Đức tin Kitô". Đức tin "độc
đáo" này còn được gọi là khoa thần học
của Thánh Phao Lô (The Pauline Theology). Chính bản thân Chúa Jesus
cũng không biết tí gì về môn thần học rất
"cao siêu" này.
Augustine là người đã làm cho khoa thần
học của Phao Lô có thêm một tính cách mới, đó là
tính cách triết học.
Augustine thực chất là một triết gia. Ông chịu ảnh hưởng nặng
nề nền văn hóa Hy Lạp.
Ông nghiên cứu sâu sắc các triết thuyết của
các tôn giáo khác như Ấn Độ Giáo, Phật Giáo và
Sherman (Nhất Thần Giáo).
Ông xác tín vào một điều căn bản: Có một Thiên Chúa xuất phát từ
không (ex-nihilo). Ông đưa ra
một định nghĩa như sau về Thiên Chúa: Thiên Chúa không phải là một thực
tế khách quan mà là sự hiện hữu thuộc tinh thần
trong chiều sâu phức tạp của bản thân Ngài (God
was not an objective reality but a Spititual Presence in the complex depth of
the self) .
Từ thế
kỷ thứ 5 đến nay, cuốn luận đề De
Trinitate của Augustine là cuốn sách gối đầu
giường của các tu sĩ và giới trí thức Kitô
Giáo, vì đó chính là cái lò đẻ ra Thiên Chúa Ba Ngôi "hoàn
hảo" như ta thấy ngày nay. Căn bản giáo lý đạo
Kitô là ý niệm về Thiên Chúa Ba Ngôi hoàn toàn dựa trên luận
đề độc nhất vô nhị này. Augustine
đưa ra nhiều thí dụ để mọi người
có thể hình dung ba ngôi là Một Thiên Chúa. Chẳng hạn chúng ta chỉ có một
đời sống tinh thần.
Đời sống tinh thần đó có 3 đặc
tính ( three properties) là sự hiểu biết, ký ức và ý
chí (understanding, memory and will).
Augustine tin có quỉ và gọi quỉ là "các thiên thần
nổi loạn" (rebel angels) chống lại Thiên
Chúa. Loài người phải
chịu khổ đau, một phần do Thiên Chúa trừng
phạt vì tội tổ tông, phần khác do sự cám dỗ
của quỉ nên phạm thêm những tội khác chống
lại Thiên chúa nên bị Chúa phạt thêm nữa. Triết thuyết của Augustine
hoàn toàn dựa trên thần thoại Vườn Địa
Đàng (Garden of Eden) là sản phẩm tưởng tượng
của người Sumeritans ở Lưỡng Hà Châu
(Mesopotamia/Babylon) . Những chuyện thần thoại bịa
đặt đó chẳng khác gì những chuyện kể
trong Ngàn Lẻ Một Đêm của xứ Iraq là hậu
duệ của Babylon xa
xưa. Augustine cứ tưởng những chuyện thần
thoại đó là chuyện thật nên đã xây dựng toàn
bộ triết thuyết Ki Tô Giáo trên căn bản thần
thoại đó. Thật là một điều không ai có thể
tưởng tượng nổi chuyện đó đã xẩy
ra tại Tây Phương và tới nay nó vẫn còn tồn tại!
Các người theo đạo Do Thái và đạo Hồi cũng
đều tin vào chuỵện Vườn Địa
Đàng, cũng tin tổ tông loài người là Adong Evà . . .
nhưng họ không đặt nặng vấn đề tội
tổ tông và họ không bị
ám ảnh quá nặng nề như Augustine.
Augustine đã để lại cho Công
Giáo La Mã cả một gia tài gai góc vì đã biến tôn giáo
này thành tôn giáo duy nhất dạy đàn ông và đàn bà coi
nhân tính của họ như một cái hố ngăn cách
kinh niên. Cuối cùng Công Giáo trở
thành một tôn giáo nổi tiếng về óc kỳ thị
phụ nữ trong thế giới Tây Phương chỉ vì
Công Giáo đã lún quá sâu vào triết
thuyết của nhà thần học
Ả Rập chạm điện cao thế này.
Trong tác phẩm One Female Dress, Augustine viết
về đàn bà như sau:
"Các người có biết rằng mỗi đàn
bà là một Eva không? Sự kết
án của Thiên Chúa trên phái tính của các người vẫn
tồn tại trong thời đại này. Các người (đàn bà) là ảnh
của quỉ dữ, các người là kẻ đầu tiên
phạm tội ăn trái cấm và là kẻ đầu tiên
vi phạm luật của Chúa.
Các người là kẻ thuyết phục chồng
mình, người mà quỉ dữ không đủ sức tấn
công, phạm tội chống lại Chúa. Đàn bà các người là kẻ
đã phá hoại đàn ông, hình ảnh của Thiên Chúa. (Augustine tin rằng Thiên Chúa là
Đàn Ông). Chỉ vì tội lỗi
của bọn đàn bà các ngươi mà Con của Thiên chúa
phải chết. (Do you know that
you are each an Eve? The sentence of God
on this sex of yours lives in this age.
The guilt must of necessity live too.
You are the devils gateway, you are the unsealer of that forbidden
tree. You are the first deserter of the
divine law. You are she who persuaded
him whom the devil was not valiant enough to attack. You so carelessly destroyed man, God's
image. On account of your desert, even
the Son of God had to die).
Augustine
thù ghét đàn bà và nguyền rủa toàn thể nữ giới
với những lời văn cực kỳ cay độc. Chỉ có một phụ nữ duy
nhất được Augustine tôn trọng là đức mẹ
Maria. Augustine lý luận: Đức mẹ Maria không giao cấu
với đàn ông để sinh ra Chúa Jesus nên Chúa Jesus là
người duy nhất không bị nhiễm tội tổ
tông. Chúa Jesus là Ngôi Lời
(Logos,Word) nhập thể, biến thành xương thịt
loài người để toàn thể loài người
được thánh hóa do ân sủng của Thiên Chúa, và cuối
cùng loài người sẽ trở nên Một cùng với
Thiên Chúa. (The Word was made flesh in
order that the whole human being deified by the grace of God and become by
nature the sole God). Như thế
Augustine là người khai triển tư tưởng Hy Lạp
về Ngôi Lời, nói đúng hơn là tư tưởng của
triết gia Hy Lạp gốc Do Thái tên Philo Judaeus thế kỷ I sau Công Nguyên,
để gán ghép cho Jesus mang bản chất Thiên Chúa vì Jesus
là Ngôi Lời của Thiên Chúa nhập thể.
Qua
các tác phẩm đồ sộ của Augustine, hình ảnh về
Thiên Chúa Ba Ngôi đã được xác định: Chúa Cha là một Thiên Chúa cay nghiệt
(a harsh God), Chúa Con là một nhân vật duy nhất nửa
người nửa Thiên Chúa (half man, half God). Chúa Thánh Thần như một bóng
mờ phụ thuộc vào hai ngôi trên. Cái tội lỗi ghê gớm kinh khủng nhất trong vũ trụ là tội
của bà Eve ăn trái cấm tức là trái của cây Hiểu
Biết (the tree of knowledge) đến nỗi chỉ có ngôi Lời
Thiên Chúa mới đủ tư cách dùng cái chết của
mình để xin Chúa Cha tha tội.
Nhưng dù Chúa Con đã phải chịu cực hình và
chịu chết, Chúa Cha chỉ tha tội cho loài người
trên nguyên tắc mà thôi.
Dựa vào thực tế, chúng ta có thể
tóm lược như sau: Chúa Cha vẫn bắt loài người
phải hoàn toàn gánh chịu mọi hậu quả của tội
tổ tông, đó là sự cơ cực về thể xác và
đau khổ về tinh thần.
Trước khi Chúa Con chịu chết chuộc tội,
loài người phải cơ cực đau khổ ra sao
thì sau khi được Chúa Con cứu chuộc, loài người
vẫn phải cơ cực và đau khổ như vậy! Tình trạng không hề thay đổi
vì thực tế Chúa Con chẳng cứu ai và Chúa Cha cũng
chẳng giảm sự thù hận loài người chút nào. Chúa Cha xuất thân từ con bò
đực điên khùng của Abraham. Chúa Con là một gã thợ
mộc thất học. Chúa
Thánh Thần là một con chim bồ câu đực. Thờ Thiên Chúa ba ngôi thực chất
là thờ người và cầm thú!
Những người Do Thái và thế giới Hồi
Giáo cực kỳ khinh bỉ thuyết Thiên Chúa Ba Ngôi của
Kitô Giáo. Họ gọi thuyết
này là giáo lý rắc rối và phỉ báng Thiên Chúa (puzzling and
blasphemous). Kitô Giáo là "ngụy
Thiên Chúa Giáo" vì về thực chất nó là Đa Thần
Giáo chứ không phải là Độc Thần Giáo theo
đúng ý nghĩa chỉ tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất.