Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Mode Chơi “Phạm Thánh”

Thập tự giá hay cây thập ác là biểu tượng thiêng liêng của tín đồ Thiên chúa giáo. Nguồn gốc xuất phát của cây thập tự giá này không phải của người Thiên chúa giáo lập nên mà nó có nguồn gốc là một công cụ nhục hình của người Do Thái và Hy Lạp thời cổ đại.
Ngày Chúa Giêsu được cho là bị đóng đinh trên cây thập tự này còn có hai phạm nhân khác cùng chịu chung số phận do tội trộm cắp. Tuy nhiên, người Thiên chúa giáo dùng cây thập tự này làm biểu tượng cho tôn giáo của mình, và suy tôn biểu tượng này thành Thánh giá qua việc Hội thánh biểu dương “gỗ được thánh hóa”  (Ecce Lignum Crucis) vào ngày 14 tháng 9 năm 335 dưới thời Đại đế Constantino.
Cây Thánh giá này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, được gắn trên nóc nhà thờ, nghĩa trang, đi tiên phong trong những cuộc thánh chiến, đeo trước ngực, chuỗi mân côi và đôi khi được sử dụng như sự khẳng định nơi “sở hữu” của mình. Nói chung cây thập tự đối với tín đồ Thiên chúa giáo là biểu tượng rất thiêng liêng do những huyền thoại gắn liền với cuộc đời của Giêsu, và được cho rằng việc chịu bị đóng đinh lên cây thập tự giá, là vì Chúa Giêsu muốn gánh chịu khổ nạn vì tội lỗi của loài người.
Tuy nhiên, với quyền lực siêu nhiên của mình, có nhiều phép lạ như Kinh thánh thuờng ca ngợi như Chúa có thể biến 5 ổ bánh mì hóa thành vô số dư thừa cho đám đông gần 5.000 người ăn hay hóa nước thành rượu v.v. Nếu thật vậy, ông ta vẫn có thể tạo ra  một kịch bản khác để nội dung của Kinh thánh không gặp những rắc rối như chuyện cách Chúa tạo dựng trời đất trong sáu ngày, mà sự hiểu biết của nhân loại ngày nay xem là không đúng với sự thật của  khoa học.
Thiên Chúa tạo dựng từ hư vô: chúng ta tin rằng Thiên Chúa không cần gì hiện hữu trước đó, hoặc một sự trợ lực nào. Thiên chúa đã sáng tạo mọi vật từ hư vô. VD: Một thợ làm gốm phải cần nhiều vật liệu để làm nên một sản phẩm như: bình trà, cái ly, cái bàn …. Nhưng Thiên Chúa làm nên mọi sự từ hư vô”. (http://huynhtruong-dmhcg.com/forum/ showthread.php?t=408)
 Tục ngữ Việt có câu: “có bột mới gột nên hồ”, ý nghĩa của hư vô ở đây là “không có gì”. Vậy Chúa cũng cần có một điều kiện là “không có gì” hay “hư vô” để tạo dựng trời đất, vì không có hư vô thì Chúa không thể làm ra bất cứ vật thế gì! Nếu hư vô không hiện hữu trước đó thì không thể nhận biết được đó là hư vô, vì thế;  “Thiên Chúa không cần gì hiện hữu trước đó” là lời khẳng định sai. Người viết trích dẫn lời dạy giáo lý của mấy ông thầy giảng như trên cho vui mà thôi, chứ ngày nay chẳng còn mấy ai có hứng thú tranh luận về vấn đề này nữa, và.vì chẳng còn mấy ai tin vào cái thuyết cực kỳ phản khoa học này, trừ những người có hạn chế về trí tuệ, hay thiếu can đảm để bước ra khỏi cuốn Thánh kinh..
Ngày nay, thuyết Big Bang đã giải thích nguồn gốc của vũ trụ thay cho thuyết Sáng Thế, và thuyết Tiến Hóa của Darwin đã thay cho bùn đất nặn ra con người của Chúa trời nên những lời mạc khải trong kinh thánh được cho là không thể sai lầm của Chúa cũng dần bộc lộ những điều không phù hợp với nền khoa học hiện đại.
Do Kinh thánh được xem là “không thể sai lầm” nên cách duy nhất là diễn dịch lại những lời “mạc khải” này theo từng thời kỳ để cứu vãn đức tin của tín đồ. Ví dụ, Chúa trời tạo nên trời đất, muôn loài trong sáu ngày thì sự diễn dịch có thể là một ngày trong kinh thánh có thể là 100 năm, 1.000 năm hay một triệu năm chẳng hạn. Nói chung các con số này có thể biến đổi theo kiến thức của thời đại. Hoặc như cách Giáo hoàng J.Paul diễn giải về thiên đường khác với kinh thánh như “không làm gì có thiên đường trên các tầng mây”“Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế”. (7-1999) hoặc quy kết mọi trật tự của vũ trụ là từ “thiết kế thông minh” (intelligent design) của thượng đế v.v.. và chúng ta khó có thể kể ra hết những cách diễn giải đại loại như vậy để giam giữ tâm linh của các tín đồ trong cái gọi là “đức tin”.
►◌◄
Theo thời gian, cây thập tự giá ngày nay cũng đang trải qua giai đoạn thế tục hóa, bị giải thiêng, nó không còn là biểu tượng riêng của tín đồ Thiên chúa giáo nữa mà chỉ là cây thập tự giá như một hình mẫu trang trí (motif) của nghệ thuật. Người viết cũng từng bắt gặp hình ảnh này được thiết kế trên... yên xe gắn máy, một vị trí có thể xem là thiếu tôn nghiêm hay trang trọng, nhất là khi do những người phụ nữ mà quần áo được cho là “thiếu vải” ngồi lên, chắc chằn sẽ bị tín đồ theo đạo lên án là phạm thượng hay phạm thánh, nhưng cũng có lập luận cho rằng đây không phải là “Thánh giá” mà đơn thuần chỉ là cây thập ác hay cây thập tự chứ không phải là “gỗ được thánh hóa”, nó chỉ là kết cấu của hai thanh gỗ một ngắn một dài.
  
Đối với những khán giả thích xem phim kinh dị thì cây Thánh giá này được xem như là một thứ bùa hay vũ khí để yểm trừ ma cà rồng hay ác quỷ Dracula chuyên đi hút máu người chẳng hạn, tuy đây chỉ là sản phẩm của điện ảnh từ câu chuyện hư cấu của nhà văn Bram Stoker của xứ Ai Len (Ireland).

Thánh giá và ác quỷ Dracula
Thậm chí có người còn đem biểu tượng thánh giá ra châm biếm do phản ứng với những hành vi lợi dụng biểu tượng này để phục vụ cho những mục đích nặng tính cách quyền lợi thế tục như mang Thánh giá treo hay cắm vào những khu vực không phải là nơi thờ phượng để tập trung cầu nguyện, cắm thánh giá để “tái chiếm” đất đai thời thực dân Pháp thưởng công cho họ nay được trả về cho dân tộc Việt Nam. Sở dĩ họ dùng Thánh giá trong những cuộc cầu nguyện như vậy để tạo hình ảnh tôn giáo mà khi có sự can thiệp của chính quyền, thì dễ tạo ra hình ảnh đàn áp tôn giáo. Không hiểu trong Kinh thánh có chương hay đoạn nào dạy bảo tín đồ mang thánh giá ra để đi  đấu tranh “tái chiếm” đất đai như thế này chăng ? Vì những sự lạm dụng biểu tượng tôn giáo nói trên có hệ thống nên đã xuất hiện nhiều phản ứng xúc phạm đến hình ảnh cây Thánh giá này khá nặng nề đến mức không thích hợp để đưa lên mạng. Dưới đây là một hình ảnh tương đối nhẹ nhàng.
Tuy hình ảnh trên đây, theo người viết, cũng có tính cách bôi bác thái quá nhưng nó cũng phản ảnh sự thực trong cảm nhận của một thành phần xã hội bày tỏ thái độ khinh miệt của mình, không phải chỉ đối với hành vi nói trên mà nó còn là phản ứng đối với nạn lạm dụng tình dục của giới tu sĩ Thiên chúa giáo trên khắp thế giới được Giáo hội bao che từ nhiều thập kỷ, nay không thể bưng bít được nên một số giáo xứ ở các nước Âu Mỹ đang phải rao bán nhà thờ để bồi thường nạn nhân và một số Chúa thứ hai (Alter Christus) khác sẽ phải ra hầu tòa mà không cần phải đợi đến Ngày Phán xét cuối cùng của Chúa (the last Judgement Day).
Tôn trọng niềm tin tôn giáo của người khác là một hành vi văn hóa nếu như tôn giáo đó giúp cho loài người văn minh tiến bộ hơn, còn nếu như một tôn giáo đi ngược với sự văn minh, tiến bộ của nhân loại hay gây hại cho nhân loại chỉ vì đức tin thì đương nhiên sẽ bị xã hội đào thải theo thời gian, thậm chí nếu cho rằng Thiên chúa giáo là một tôn giáo chí thiện, công bằng, bác ái đi nữa thì tín lý trong kinh thánh cũng đã là sự cản trở cho sự  phát triển tri thức của nhân loại như đã từng xảy ra rất tàn bạo trong quá khứ. Hiện tượng bắt đầu sự xem thường một biểu tượng mà trong quá khứ có tín đồ cuồng tín Việt Nam chấp nhận cái chết chứ không chịu bước qua cây Thánh giá này dưới thời vua chúa phong kiến vì một thiên đường không tưởng, giờ đây lại trở thành một mode chơi yên xe “phạm thánh”. Thật đáng tiếc!
SG. 7/2010
Nguyễn Trí Cảm

Cải đạo bắt đầu từ trẻ con

Một nhóm trẻ con vây quanh một chú chim sẻ đã chết. Chúng làm dấu thánh giá và cùng cất lời:  “Lạy Chúa tôi!”: Tôi dừng lại quan sát và hỏi mấy đứa trẻ: “Chúa ở đâu ?” Bọn trẻ đồng thanh trả lời: “Chúa ở trên trời” và cùng ngước nhìn bầu trời. Bầu trời của một ngày cuối đông u ám, nhiều mây, nơi mà chúng tin có Chúa trời ngự trị trên ấy.
Đây không phải là câu chuyện tưởng tượng mà chúng xảy ra trong khu phố nhỏ của chúng tôi.
Chúng ta nói nhiều đến chuyện dùng bả vật chất, tiền bạc của các tôn giáo “bạn” để dụ dỗ, lôi kéo những người đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn trên nhiều phương diện để cải đạo hoặc muốn dựa vào sự giúp đỡ của họ để thăng tiến bản thân. Những đối tượng này thường đã trưởng thành, sự nhận thức có thể còn hạn chế ở một mức độ nào đó, nhưng niềm tin tôn giáo được trao đổi bằng vật chất nên khó có thể trở thành con chiên ngoan đạo được.
Niềm tin tôn giáo mang tính chất thương mại này có thể bị thay đổi theo trọng lượng của giá trị vật chất mà bên đối tác trao đổi với họ. Ví dụ giá trị của món tiền hay hiện vật, điều kiện giúp đỡ giữa các nhóm Công giáo và Tin lành tranh giành ảnh hưởng đối với họ. Đó là những gia đình theo truyền thống thờ cúng ông bà và những người theo đạo Phật nhưng lại không hiểu những giá trị của giáo lý cơ bản nhất của đạo Phật. Những người chỉ biết khấn vái, cầu nguyện, xem các vị Phật như là những vị thần linh ban phước, giáng họa cho con người như những tôn giáo độc thần khác. Đây không hoàn toàn là sự lựa chọn của họ, mà một phần là do sự thiếu quan tâm giúp đỡ vật chất lẫn tinh thần của những người có trách nhiệm trong cộng đồng Phật giáo.

Không phải những người “mua linh hồn” không hiểu được điều này, nhưng đối tượng của họ nhắm đến chính là trẻ em, con cháu của những người được cải đạo, những tín đồ tiềm năng này sẽ làm thay đổi tương quan tôn giáo hiện hữu của nước sở tại, hay nói một cách cụ thể là nền văn hóa Ki tô sẽ từng bước xóa sạch nền văn hóa bản địa. Bản sắc văn hóa dân tộc mất đi, thì Việt Nam chỉ là một nước Vatican thu nhỏ ở châu Á mà thôi.
Quay trở lại với những đứa trẻ và chú chim sẻ. Trong số những đứa trẻ mà tôi biết hầu hết là con em của những gia đình không theo đạo và có cả con em của những gia đình viên chức không tôn giáo. Thoạt tiên, tôi chỉ cho rằng các cháu chơi với nhau và ảnh hưởng nhau một cách vô ý thức như thế mà thôi cho đến một hôm, nhân tình cờ đi qua một căn hộ trong khu phố, tôi nghe tiếng hát cất lên, rồi tiếp đến là tiếng kinh cầu xen kẽ nhau. Nhìn vào, tôi nhận ra bọn trẻ con hôm trước. Chúng đang quì chung quanh hang Bê lem hay hang đá Lộ Đức gì đó không rõ. Hang đá bằng giấy bổi này đặt ở góc nhà, cạnh cửa ra vào và có giăng đèn màu lấp lánh. Trong khoảng lặng, có tiếng của một người phụ nữ dạy giáo lý vẳng ra:
“Ngài tách ánh sáng ra khỏi bóng tối. Ngài phán với ánh sáng: “Ngươi là ngày”. Và ngài nói với bóng tối: “Ngươi là đêm”. Đó là ngày đầu tiên. [*]
Đây có lẽ là một lớp dạy giáo lý tại gia chứ không phải như những lớp giáo lý thường được dạy trong nhà thờ.
Ở đây ta không bàn về khoa học, chỉ nghĩ những thứ làm thui chột tư duy khoa học của lũ trẻ, những công dân mai sau của đất nước, trong nỗ lực phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước hiện nay. Khi ngôn ngữ của “kinh thánh” đã điều kiện hóa mọi tư duy thì các cháu sẽ là “công dân” của Vatican, theo một ý nghĩa nào đó, trong tương lai.
Mục đích truyền đạo được thể hiện một cách rõ ràng. Những đứa trẻ của con nhà có đạo rũ rê bọn trẻ không có đạo, có thể có cả bạn học của chúng nữa, đến nơi này vui chơi, ca hát và cầu nguyện, và có cả quà bánh nữa! Tôi không biết đó có phải là chủ trương của một tổ chức nào đó hay không nên không dám xác quyết, nhưng mục đích truyền đạo, gieo “hạt giống” huyễn hoặc vào đầu óc những đứa trẻ còn trong trắng, ngây thơ là có thật. Một mô hình “xã hội hóa Ki tô giáo” đến từng khu phố, bắt đầu bằng cách thu hút bọn trẻ con. Trẻ em nào cũng thích vui chơi, ca hát mà xã hội ta hiện nay lại quá thừa quán xá ăn nhậu, karaoke, cafe đèn mờ trá hình mà lại thiếu sân chơi lành mạnh cho các cháu.
Chúng ta có nhiều bài viết phân tích về những cách thức mà các tổ chức Công giáo và Tin lành đang nỗ lực tìm cách cải đạo các tín đồ của các tôn giáo khác. Đối tượng có nguy cơ bị khuyến dụ cải đạo thường rơi vào người đã trưởng thành gặp các hoàn cảnh khó khăn, ít học và đồng bào dân tộc thiểu số nhưng đối tượng mà chúng ta ít quan tâm đến là trẻ em bị ảnh hưởng thông qua hình thức truyền đạo mới, hoặc thông qua một vài hoạt động “từ thiện” hay vui chơi nào đó. Các bậc phụ huynh cần cảnh giác với những phương thức cải đạo, truyền giáo này.
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc bắt đầu từ bàn thờ gia tiên, khi các cháu chỉ luôn miệng “lạy Chúa tôi” thì việc thắp ba nén hương thơm trên bàn thờ ông bà, tổ tiên trong những giỗ kỵ, ngày Tết sẽ chỉ còn là quá khứ. Thờ cúng ông bà, tổ tiên là một trong những bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc cần phải được giữ gìn. Đó cũng là giữ nước trên mặt trận văn hóa.
Việc truyền đạo bắt đầu từ trẻ con sẽ xây dựng nên một nền tảng “Ki-tô hóa” vững chắc, mà lại ít tốn kém hơn nhiều như đối với người đã trưởng thành. Chúng ta cần phải quan tâm bảo vệ những mầm non dễ bị tác động và tổn thương này.

SG, 4.1.2010
Nguyễn Trí Cảm

[*] Trích từ cuốn giáo lý của một cháu có đề tựa là: “Chúa Nói Với Trẻ Em” – Các bản văn Kinh Thánh – Tòa Tổng Giám Mục TP. HCM – 1994.

Giáo dân Âu Châu ùn ùn kéo nhau bỏ chạy khỏi nhà thờ - Catholic chỉ là chủ nghĩa siêu thực dân


Trước đó, nước Vatican có tín đồ đông tại các vùng đất ấy, chủ yếu là do sức mạnh của những đội Thánh chiến Thập tự quân và những vụ truy bắt giết chết do Tòa án xử Di giáo phát động, nếu ai không cúi đầu hôn chân hôn nhẫn vào giáo triều "thống trị hoàn vũ".

Thế nhưng những con cháu của các vị vua Hùng Việt Nam thì cũng có thiểu số tự gây mê với nhau bằng thuốc lú bánh vẽ trên mây để rồi đan tâm "tự sướng", "hãnh diện" rằng mình "được làm thần dân của thành Rom"? Dám khinh miệt dòng dõi Tiên Rồng (cho dẫu là huyền thoại) còn tệ hơn một tôn giáo có nguồn gốc thờ bò hay sao?

Lĩnh vực tôn giáo, ai khoái cái nào thì chọn cái đó. Thế nhưng tuyệt đại đa số đồng bào VN có ý thức và am tường lịch sử, nhất là có liêm sĩ, đều cần phải tránh xa cái ổ chính trị chuyên nghiệp núp dưới chiêu bài tôn giáo mà nó đã từng làm cho Việt Nam vong quốc.

Người ta ngạo mạn dám rắp tâm từ giáo giặc (ngoại bang) với giáo gian (bản địa) để âm mưu thành lập một "vương quốc Ki tô" dưới triều Hoàng đế Minh Mạng, để phải bị nhà vua trừng trị. Đoạn họ làm tuồng "phong thánh" để xúi giục những ai thích "thánh" thì cứ lao đầu làm chuyện phản quốc đối với quê hương xứ sở Việt Nam.

Giáo giặc (như Puginier) đốc thúc Toàn quyền Pháp hồi thế kỷ 19 nên "thủ tiêu" giới sĩ phu Việt Nam chỉ vì họ có tinh thần yêu nước mãnh liệt, làm cho nước Pháp lúc bấy giờ phải lo sợ. Mà nhất là "chẳng một ai trong họ (giới sĩ phu VN) chịu theo đạo Thiên Chúa cả" (lời của giáo giặc Puginier, kẻ đã cướp Chùa và Tháp Báo Thiên (của PGVN thời nhà Lý) để lập ra "Nhà Thờ Lớn" ở Hà Nội hiện nay, mà các chức sắc của GHPGVN đã từng lên tiếng đòi lại).

Trong lúc thế giới đã tố cáo cái ổ tội phạm, người ta lên tiếng đòi hỏi "Hãy mang Giáo hoàng ra trước Công lý", thì những kẻ cuồng tín ở VN lại tỏ thái độ vong bản, nô dịch theo cung cách "làm theo đức vâng lời", nhưng làm bộ làm tịch "yêu nước", "chống Trung Quốc" bằng duy nhất chỉ đội trên đầu lá cờ xa lạ của nước Vatican, với nhiều màu trắng - có vẻ bạc như vôi đối với hơi thở nồng ấm của Dân Tộc Việt với nhau?

Nghiệm lại cho thật tỉnh táo những tay "lính tập" theo giặc ngoại bang và hôn chân giáo giặc đã từng tiêu diệt các vị anh hùng dân tộc như Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng, Trương Định, Nguyễn Trung Trực v.v... thì biết rõ mặt mũi Việt gian, vong nô hay "yêu nước"!