Gia tộc tổ tiên bên nội tôi ở làng
Ninh Cường, tỉnh Nam Định , theo đạo
Công Giáo từ đầu thế kỷ 16 nên cha tôi theo
truyền thống lâu đời của gia tộc là
mỗi khi có con cháu sinh ra được 3 ngày thì đem
đến nhà thờ để cha xứ làm phép bí tích
rửa tội. Giáo dân có thói quen thường hay đưa
con đến nhà thờ vào ngày Chủ nhật sau khi sinh
đứa bé nên thời hạn 3 ngày nói trên có thể du di
sớm hơn hoặc trễ hơn nhưng ít khi nào
để lâu quá một tuần. Nay tôi nhận thấy
đây là một hành vi độc đoán của
người lớn đối với trẻ thơ vì
việc quyết định theo đạo hay không là
điều hệ trọng cần phải đợi
đến lúc con người trưởng thành mới
đủ trí óc phán đoán để có thể tự
quyết định vận mệnh của mình. Không
một ai dù là cha mẹ có thể tự ý quyết
định thay mà không đếm xỉa tới sự
ưng thuận của đương sự
được. Các tôn giáo luôn lớn tiếng kêu gọi
tự do tín ngưỡng trong khi hành vi cưỡng bách
trẻ thơ chịu phép rửa tội, thực chất
là nghi lễ nhập đạo, là một hành vi
tước đoạt tự do tín ngưỡng thô bạo
nhất. Việc cưỡng bức trẻ thơ chịu
các phép bí tích, nhất là bí tích rửa tội nhập
đạo, phải được coi là một hành vi áp
đặt cái thòng lọng tôn giáo vào cổ những
người ngây thơ vô tội. Chúng tôi kêu gọi sự
can thiệp của Luật Pháp Quốc Gia để
ngăn chận sự vi phạm quyền tự do căn
bản (tự do tín ngưỡng) của những con
người chưa có khả năng phán đoán và khả
năng tự vệ. Luật pháp phải đặc
biệt chú ý đến Công Giáo La Mã vì đạo này là
một chế độ độc tài ngụy trang tôn giáo
(a dictatorship masquering a religion – Joanne Meehl).
Lúc tôi lên 7 tuổi, cha tôi bắt học
thuộc lòng phần lớn cuốn Toàn Niên Kinh Nguyện
của địa phận Bùi Chu cùng mấy tập thơ
lục bát như "Thập Điều Tứ Chung"
của Giám mục Hồ Ngọc Cẩn và "Hiếu
tự ca" của Cụ Sáu Trần Lục. Tất
cả để chuẩn bị tâm tư cho tôi chịu các
phép bí tích xưng tội và rước lễ lần
đầu. Ngày nay bí tích Giải tội được
gọi là "Bí tích Hòa giải". Nhưng vào lúc tôi
mới 7 tuổi đầu, tôi với Chúa chưa hề có
một xích mích nào với nhau tại sao lại bắt tôi
phải hòa giải với Chúa? Mấy năm sau tôi
được chịu phép bí tích Thêm Sức do Giám mục
địa phận ban cho vì cha tôi muốn tôi
được tăng cường thêm đức tin
vững vàng để sau này về già tới chết
đức tin của tôi vẫn vững như đồng
không gì lay chuyển nổi! Vào năm 27 tuổi (1964), tôi
chẳng may bị bệnh thương hàn trầm trọng
gần chết. Khi thấy bác sĩ Bệnh viện Đô
Thành chuẩn bị cho đem tôi xuống nhà xác, có lẽ
cha tôi lo cho tôi sắp bị quỉ Satan đến bắt
nên đã khẩn thiết mời một linh mục
đến nhà thương làm phép Xức Dầu Thánh cho tôi.
Cả gia đình khóc thương tôi và chuẩn bị
sẵn sàng tiễn tôi về Thiên đàng để tôi
được xem thấy mặt Đức Chúa Trời
Jehovah sáng láng vui vẻ vô cùng, đồng thời linh
hồn tôi sẽ được hợp làm một cùng thánh
tổ phụ Abraham và vua thành David. Đối với tôi,
tất cả những nhân vật này đều là những
kẻ bất lương và tôi không hề muốn gặp
họ.
Nhưng sau đó tôi may mắn thoát chết và
sức khỏe của tôi dần dần hồi phục
nhờ bác sĩ tận tình. Chỉ mấy tháng sau tôi
được gọi động viên vào trường
Thủ Đức và trở thành Sĩ quan Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1969, cha mẹ tôi thu xếp
cho tôi được đẹp duyên cùng cô Tê-rê-xa thuộc
ca đoàn nhà thờ Huyện Sĩ. Thế là tôi đã có
vợ đạo dòng đúng theo ý muốn của cha mẹ
tôi. Vợ tôi nguyên là học sinh Trưng-Vương đã
từng đóng vai Trưng Nhị cầm kiếm
cưỡi ngựa tại Nhà Hát Lớn Sài Gòn trong lễ
tưởng niệm Hai Bà năm 1967. Đạo Công Giáo có
cả thảy 7 phép bí tích thì tới nay tính ra tôi đã
chịu tới 6 phép, chỉ thiếu một phép bí tích duy
nhất còn lại là phép Truyền Chức Thánh mà thôi!
Mọi người Công Giáo chỉ có thể chịu 6 phép
bí tích là mức tối đa tuyệt đối. Mấy
ông tu sĩ từ cấp chóp bu là giáo hoàng, qua các cấp
đại thần như ông hồng y, giám mục, cấp
lưng chừng nửa ông nửa thằng là
"đức ông", cho nên cấp manager (quản lý) là
linh mục cũng chỉ có thể chịu tới 6 phép là
cùng. Các vị này một khi đã lỡ chịu phép
Truyền Chức Thánh rồi thì phép bí tích Hôn Phối dù
đã được "thánh hóa" cũng trở thành
một phép bí tích tội lỗi đối với họ!
Sự đời thật lắm chuyện
bất ngờ. Biến cố 30 tháng Tư 1975 đã
chấm dứt 10 năm quân ngũ của tôi để
mở đầu cho gần 10 năm tù trong các trại
cải tạo ở Bắc và Nam Việt Nam. Những
năm tù đó là cơ hội hoán chuyển tâm hồn tôi
từ một tín đồ Công Giáo thành một kẻ vô
thần. Ấn tượng hãi hùng nhất đối
với bọn tù chúng tôi là những cơn đói dở
sống dở chết triền miên. Cao điểm của
sự tàn tạ là vào khoảng các năm 1978-1979 tại
trại tù Yên Báy. Bọn tù chúng tôi xếp hàng dọc leo lên
núi làm rẫy sáng đi tối về như những bóng ma.
Những người Tày ở vùng này thường gọi
chúng tôi là "bọn đầu lâu chân tay". Một hôm
bọn tôi tình cớ gặp mấy cô gái Tày lên rừng
kiếm củi, một người bạn tù chỉ tay vào
tôi và nói đùa với mấy cô gái: "Có cô nào muốn
lấy thằng này không để tôi gả cho!".
Một cô gái vui vẻ trả lời: "Lấy về
để nấu cao à?". Thiên Chúa thân thương
của tôi bấy lâu đã bỏ tôi và chỉ để
lại trong tôi một sự trống vắng hoang tàn
tuyệt vọng. Suốt bao nhiêu những ngày tháng ấy
tôi không hề đọc kinh cầu xin Chúa ngự trong linh
hồn mà chỉ cầu những hạt cơm, hạt ngô,
củ khoai hay vài miếng sắn lát ngự trong bao tử
lép xẹp khốn khổ của mình! Những thứ
vốn tầm thường ấy đã trở thành thiên
đàng hiện thực và giá trị nhất của tôi.
Nhưng sau khi ra tù về nhà, tôi lại chìm
đắm trong một thế giới tâm linh mới.
Người em trai của tôi đã thu thập từ lâu khoảng
trên hai chục cuốn sách của Hội Thông-Thiên-Học
và trao trọn gói cho tôi đọc. Tôi đã say mê
đọc những sách này trong khoảng thời gian từ
1985 đến 1989. Điều làm tôi ngạc nhiên với
chính mình là cuối cùng tôi đã không theo Thông Thiên Học vì
tôi không thể chấp nhận những điều
huyền họăc của Tổng giám mục Anh Giáo
Leadbeater là một trong những sáng lập Thông-Thiên-Học.
Nhưng chính nhờ Thông-Thiên-học, tôi đã tìm lại
được niềm tin mãnh liệt nơi Thượng
Đế và đồng thời tôi hết lòng tâm phục
Đức Thích Ca. Từ đó Thiên-Nhãn
Thượng-Đế ngự trên đầu tôi và
Đức Thích Ca ngự trong tim tôi. Trước đó tôi
chưa bao giờ vào chùa lạy Phật, không hề
thuộc một kinh Phật nào và không hề quen biết
một tu sĩ nào của đạo Phật nhưng tôi
không cảm thấy xa lạ với Đức Phật.
Trái lại, tôi cảm thấy hình như Ngài đã ở
sẵn trong tim tôi từ thuở nào! Cả đời tôi
chưa bao giờ đến Tây Ninh, chưa bao giờ
đọc sách và cũng chưa bao giờ bước chân
vào một thánh thất Cao Đài. Nhưng tôi có cảm
tưởng niềm tin của tôi rất gần gũi
với đạo Cao Đài. Tôi thật sự không hiểu
tại sao và không thể giải thích.
Tôi xin nhấn mạnh là tôi chỉ thuật
lại trung thực những gì đã xảy đến cho
tôi, có sao nói vậy, tôi không hề có ý thuyết phục
bất cứ ai về những điều tôi tin. Tôi
tuyệt đối không đặt vấn đề tranh
luận có hay không có Thương Đế. Tôi cũng không
đặt vấn đề chúng ta nên hiểu thế nào
về Đức Phật A-Di-Đà. Các vấn đề
này hoàn toàn vượt quá sự hiểu biết của tôi
và hoàn toàn tùy thuộc vào sự cảm nhận riêng của
mỗi người chúng ta.
Từ năm 1989 đến nay, tôi luôn luôn
thành khẩn niệm Phật "Nam Mô A-Di-Đà
Phật" theo ý nghĩa Thông Thiên Học và tôi đã tìm
được niềm an vui trong đời sống tinh
thần. Theo Thông Thiên Học thì Đức Thích-Ca Mâu-Ni
chỉ dạy chúng ta niệm "Nam Mô Thích-Ca Mâu-Ni
Phật". Thông Thiên Học giải thích nguyên ngữ
chữ Phạn: "Nam Mô’ là Vinh Danh, Sáng Danh...,
"Phật" là Giác Giả tức Tâm linh Giác ngộ, Trí
tuệ thông minh hiểu biết vô lượng.
"A-Di-Đà" là Vô Lượng Quang và Vô Lượng
Thọ, thiêng liêng vô cùng, vô thủy vô chung. Tất cả
mọi người chúng ta đều có Phật tính.
Nếu chúng ta ra sức tu tâm thiện hành hướng
thượng thì mọi người đều thành
Phật cả. Cho nên Đức Thích Ca đã xác nhận
rằng Ngài là "Phật đã thành" và mọi chúng sinh
đều là những vị "Phật sẽ thành".
Mọi chúng sinh đều bình đẳng, chỉ khác nhau
ở trình độ tiến hóa về tâm linh mà thôi.
Theo thiển ý của tôi, chân lý không ở
đâu xa mà ở trong sự đơn sơ mộc mạc
và giản dị nhất. Người ta càng giải thích
lời dạy của các giáo chủ một cách phức
tạp cao siêu bao nhiêu thì càng làm cho người nghe thêm
rối trí và hiểu sai rồi đi lạc lung tung
chẳng còn biết đâu mà mò. Cứ theo lời dạy
hết sức đơn giản của Đức
Phật là hãy khởi đầu với lòng từ bi
thật sự, sau đó ta sẽ có tất cả mọi
thứ. Ngắn gọn chỉ có vậy thôi, cãi nhau dông dài
vô ích! TỪ là lòng ao ước làm cho người khác
được an vui, không muốn ai bị ngược
đã bất công tàn nhẫn, thấy ai bị đau
khổ thì động lòng trắc ẩn xót xa. Lòng yêu
người cũng chính là lòng yêu sự công bằng
vậy. BI là tình thương rải ra khắp chúng sinh.
Phật dạy: Từ Bi là nước tưới cây
bồ đề làm cho cây nở ra hoa trái trí huệ. Trí
huệ là sự hiểu biết mà ngôn ngữ loài
người không thể diễn tả được. Hãy
theo con đường Phật dạy khởi đi từ
BI sẽ có TRÍ. Sau khi đã có đủ BI và TRÍ rồi thì
tự nhiên sẽ có DŨNG, nghĩa là ta sẽ trở thành
can đảm phi thường (vô úy). Sự can đảm
phát sinh từ lòng thương người sẽ
đến với ta một cách tự nhiên mà không cần
phải tập luyện gì hết.
Những điều trên đây xin hãy coi
như công thức thứ nhất. Công thức thứ hai là
Chân Thiện Mỹ. Nghĩa là hãy thiết tha yêu mến
sự thật. Hãy vững tin rằng dù cho sự thật
bị đàn áp chà đạp tới đâu, cuối cùng
Sự Thật cũng ngóc đầu dậy và chiến
thắng vinh quang. Đó là luật của Thiên nhiên mà không có
một sức mạnh tội ác nào có thể cưỡng
lại được. Sự thật là Chân Lý và Chân Lý cao
hơn mọi tôn giáo. Nói cách khác, không một tôn giáo nào cao
hơn Sự Thật. Lòng thiết tha yêu mến sự
thật là cội nguồn của sự Thánh Thiện. Vì
vậy phải có Lòng Chân Thật trước hết
rồi sau mới có thể có cái tâm thiện lành
được. Rõ ràng phải có CHÂN mới có THIỆN và
cuối cùng tự nhiên ai cũng thấy đó là sự
tốt đẹp vô cùng (MỸ).
Hai công thức đó của Đức Thích
Ca quyện chặt vào nhau thành một. Nói cách khác, ta chỉ
cần trau dồi lòng từ bi và tha thiết yêu sự
thật là ta sẽ có nguồn sáng tâm linh và lòng can
đảm để giải quyết tất cả
mọi sự trên đời này. Đó chính là Đạo Làm
Người (hoặc Đạo Nhân) đã có sẵn trong
tâm thức của truyền thống văn hóa Việt Nam.
Tâm thức của tổ tiên Việt Nam
chúng ta từ ngàn xưa đã đạt tới tuyệt
đỉnh của sự thánh thiện là lòng từ bi
vô-vị-lợi, đúng như tự điển Anh
Ngữ đã định nghĩa: "SAINT; ABSOLUTLY
UNSELFISH". Loại thánh nhân được hiểu theo
nghĩa này không cần được Vatican
tấn phong và cũng không nên để cho Vatican
tấn phong họ vì Vatican không đủ
trình độ để vương tới loại thánh
này. Vả lại, từ xưa đến nay, Vatican
chỉ phong thánh cho những kẻ đã chết từ lâu
nên Công Giáo La Mã chỉ có "những thánh của sự
chết" chứ không bao giờ có "thánh của
sự sống". Công Giáo cũng không có "thánh
sống" nhưng lại có quá nhiều "quỉ
sống". Các thánh của Vatican cần
phải được tra xét lại, nhất là loại
thánh được gọi là tử đạo Việt Nam.
Đại đa số các "thánh tử đạo"
đều là những tên Việt gian, chỉ vì ngu ngốc
nên đã làm tay sai cho giặc và chết uổng mạng cho
tà đạo khốn nạn nhất trong lịch sử
loài người.
Tổ tiên từ ngàn năm xưa đã
truyền dạy chúng ta chân lý quý báu về sự thánh
thiện bằng những câu tục ngữ đơn
sơ: "Thương người như thể
thương thân" và dù cho khác nhau về chủng tộc
hay văn hóa cũng vẫn thương như
thường: "Bầu ơi thương lấy bí cùng,
tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn". Đó
chính là sự thánh thiện không cần tôn giáo của tổ
tiên Việt Nam
chúng ta. Cái thói "Bụt chùa nhà không thiêng" đã làm cho
chúng ta coi thường những lời dạy "bình
dân" đó của tổ tiên nên chúng ta đã đánh
mất cái kho tàng văn hóa nhân bản mà ngày nay những tim
óc vĩ đại của Tây Phương đã nhận ra
nó trong Chủ Nghĩa Nhân đạo Thế Tục (Secular
Humanism) của họ. Hiến Pháp Hoa Kỳ đã và đang
theo đuổi mục tiêu thực hiện chủ nghĩa
nhân bản thế tục này. Một trong những tư
tưởng tiến bộ của chủ nghĩa nhân
đạo thế tục có ảnh hưởng mạnh
mẽ nhất đối với Hiến pháp Hoa Kỳ là
tác phẩm "Common Sense" của Thomas Paine, bestselling
book năm 1776. Chủ nghĩa Nhân Đạo Thế
Tục được khẳng định lại trong Tu
Chính Án I năm 1791 và Tu Chính Án XIV năm 1870. Tối cao PhápViện
Hoa Kỳ cũng đã có mấy dịp khẳng
định tinh thần Hiến Pháp là: Chính phủ tôn
trọng các nhân quyền và dân quyền nhưng phải có
mục tiêu thế tục hoặc vô-tôn-giáo. (Government policy
must have a secular or non-religious purpose – American Government, Politics
and Political Culture by William Lyons. West Pub. Co.
1995, p. 110). Đỉnh cao trí tuệ và tâm linh Tây
Phương đã gặp gỡ tinh-thần nhân-bản
vô-tôn-giáo của văn hóa bình dân cổ đại Việt Nam.
Nền văn hóa tổng hợp Đông Tây mang trọn nhân
tính này sẽ là ngọn hải đăng dẫn dắt
nhân loại đi vào thiên niên kỷ thứ ba. Nền
văn hóa này sẽ sản sinh ra những thánh sống
phục vụ cho hạnh phúc của nhân loại để
mở đầu cho kỷ nguyên của những thánh
sống thật. Các thánh đã chết không thể làm
những điều ích lợi tích cực cho nhân loại
được nữa ngoài các tác dụng của những
tấm gương sáng (nếu có) để chúng ta chiêm
ngưỡng mà thôi. Dưới ánh sáng dịu dàng của
Đức Phật từ bi và với tâm thức thánh
thiện của tổ tiên xa xưa còn sót lại, tôi đã
rà xét lại niềm tin tôn giáo lâu đời của gia
tộc mình. Nhận thức đầu tiên của tôi là:
Chánh Đạo phải là đạo thương
người và cứu người. Bất cứ một
tôn giáo nào bề ngoài tuy có vẻ văn minh hào nhoáng hoặc
đội lốt bác ái giả dối nhưng trong thực
tế lại là đạo giết người nhiều
nhất thì cái đạo đó phải là tà đạo
chứ không thể khác được!
Núp sau hình ảnh nhân ái của ít người
nổi tiếng như Mother Theresa là cả một dãy núi
tội ác sát nhân của giáo hội Công Giáo trong 17 thế
kỷ qua. Từ khi bạo chúa La Mã Constantine lập
đạo Công Giáo năm 325 tại Nicaea
đến nay, Công Giáo đã giết hại trên hai trăm
triệu người nên Công Giáo không thể tồn tại
như một tôn giáo trên thế giới. Nó phải
được coi là một tổ chức tội phạm
vô tiền khoáng hậu và phải bị đào thải
khỏi nền văn minh nhân bản của loài
người. Với lương tâm và lương tri bình
thường, chúng ta không thể hình dung được
một tôn giáo mà không có đức từ bi. Tôn giáo chiếm
giải vô địch giết người như Công Giáo La
Mã là tôn giáo không có đức BI thì không thể có TRÍ. Cho nên
tín đồ của nó chủ yếu gồm những
kẻ thiếu trí tuệ.
Có hai loại người trong hàng ngũ
những kẻ thiếu trí là "những kẻ thất
học" gồm đại đa số giáo dân và trí
xảo quyệt là hàng ngũ tu sĩ lãnh đạo cao
cấp. Chính những kẻ xảo quyệt này mới
thực sự là đại họa cho nhân loại vì họ
là những tên chánh phạm của các loại tội ác
của Công Giáo La Mã từ xưa đến nay! Ai có
thắc mắc gì về những điều này xin hãy tìm
đọc "VATICAN THÚ TỘI VÀ XIN LỖI" của 6
tác giả, 312 trang, Giao Điểm xuất bản năm
2000.
Tôi rất đau buồn nhận ra
đạo Công Giáo mà gia tộc tôi đã theo từ năm
1553 tới nay chính là cái tà đạo oan nghiệt đó. Tôi
xin cảm tạ Ơn Trên đã soi sáng và giải cứu
tôi thoát khỏi ngục tù tư tưởng của tà
đạo Ngụy Thiên-Chúa này. Tất cả những gì tôi
kể ra đây đều là những gì đã thật
sự xảy ra cho tôi, chuyện ra sao thì tôi xin kể
lại như vậy mà thôi. Sở dĩ tôi phải nói là
được Ơn Trên giải cứu vì hầu như
mọi người do một cơ duyên nào đó mà bị vướng
vào cái tà đạo ác ôn này thì chẳng khác nào một con thú
bị mắc bẩy, rất khó có thể tự vùng
vẫy thoát ra. Đúng như giáo sư Trần Chung Ngọc
đã viết trong tạp chí Giao Điểm số 38 Mùa Thu
năm 2000 (trang 12): "Kinh nghiệm lịch sử cho
thấy, con người một khi cho chân vào cái rọ Gia Tô
rồi thì khó rút ra lắm, vì chính sách nhồi sọ của
Gia Tô Giáo rất tinh vi với đầy đủ
phương tiện".
Đó chẳng phải là tình trạng khó
khăn của thân phận giáo dân ở các nước kém
mở mang như Việt nam mà ngay những giáo dân Công Giáo
tại nước Mỹ nổi tiếng tự do và
văn minh nhất thế giới này cũng phải công
nhận là Đạo Công Giáo có một "cái tròng tâm
lý" đặc biệt mà nữ học giả Joanne H.
Meehl gọi là "cái thòng lọng Công Giáo" (the Catholic
Loop). Trong tác phẩm "Người Công Giáo tỉnh
ngộ" (The Recovering Catholic, 300 trang, Promethus Books USA 1995).
Tác giả cho biết hiện nay có rất nhiều tín
đồ Công Giáo Mỹ bị khủng hoảng
đức tin trầm trọng nhưng vẫn không thoát ra
khỏi "cái thòng lọng Công Giáo" đó!. Tôi xin trích
dẫn một số ý kiến tiêu biểu trong cuốn sách
độc đáo này để chúng ta biết sơ qua
về trình độ thức tỉnh tâm linh của
những người trí thức Công Giáo Mỹ hiện nay
ra sao:
- Công Giáo thực chất là một chế
độ độc tài tự xưng là một tôn giáo
(Catholicism is a dictatorship claiming to be a religion). Thiên-Chúa
Ki-tô-giáo là một gã đàn ông toàn năng (Christian God is the
Male Almighty). Mỗi khi nói tới Thiên Chúa, người ta
luôn luôn sử dụng các từ ngữ thuộc giống
đực (gramatically masculin as He, His, Father, Son). Đối
với phụ nữ Công Giáo Mỹ thì quyền lực
của giới tu sĩ đàn ông chứ không phải
quyền lực của Chúa vẫn luôn luôn tồn tại.
Thiên Chúa chỉ là tấm màn che cho sự thống trị
của đàn ông (The power of man, not God, still exists. God is merely
a backdrop to man’s ruling). Hồi Giáo và Công Giáo đã "thánh
chiến" với nhau trong nhiều thế kỷ làm
chết mấy chục triệu sinh mạng và ngày nay
họ vẫn đang giết nhau ở nhiều nơi trên
thế giới, nhưng họ lại hết sức
đoàn kết với nhau trong chủ nghĩa thù ghét
phụ nữ (They united in their misogyny). Cả hai tôn giáo này
tuyệt đối không cho phụ nữ giữ các
chức vụ tư tế (priests). Tại diễn đàn
Liên Hiệp Quốc, họ lớn tiếng chống phá thai
mà họ gọi là đấu tranh cho quyền sống,
thực chất là họ đấu tranh cho sự sống
còn của tôn giáo họ (Struggle for the right to life is actually a
struggle for the survival of their religions).
Thiên-Chúa-Đực-Rựa của họ còn lắm
điều hơn đàn bà (Their Male Almighty is more talkative
than women) các lời bậy bạ của họ đều
được gán cho là lời của Chúa (words of God). Tác
giả dành 4 trang kêu gọi những người Công Giáo
Mỹ bỏ đạo. Theo tác giả, bỏ đạo
là từ chối làm kiếp con bò - Refusing
to be a cow – from p.116 to p.119).
- Ngoài những ý kiến của tác giả còn
nhiều ý kiến táo bạo của nhiều tín đồ
Công Giáo khác do tác giả phỏng vấn. Chẳng hạn cô
Victoria phát biểu: Cái
điều làm cho cô tức giận nhất là cái ý nghĩ
bệnh hoạn cho rằng Jesus chết cho tội lỗi
của cô và của mọi người. Cô nói "Bởi vì
tôi và mọi người tôi biết đều không làm cái
điều bệnh hoạn chứng minh cho cái việc
tồi tệ của gã đàn ông bị đóng đinh trên
thập ác và chảy máu đến chết đó. Nếu
hắn cảm thấy cần phải chết vì tôi thì, xin
lỗi, đó là do tự ý hắn muốn vác lấy gánh
nặng một cách sai lầm kinh khủng. Tôi không thèm làm
một việc tồi tệ đến như
vậy". (Victoria says
the thing that makes her the angriest is "the sick idea that Jesus died
for my sins or anyone'’sins. Because neither I nor anyone I know has done
anything that bad that justifies this sick thing of this man being nailed to a
cross and bleeding to death. If he feels he has to do that for me, I’m sorry,
that’s a terribly misplace burden. I didn’t do anything that bad!",
p.131).
- Cô Linda ở Texas viết gởi cho tác
giả một bài tựa đề "Công ty Công Giáo La
Mã" với nội dung "Công Giáo La Mã là tôn giáo hay
tiệm buôn? Cái thật sự làm tôi băng khoăn là tài
sản kếch sù của giáo hội. Họ có quá nhiều
vàng và liên hệ mật thiết với Mafia. Họ dạy
người ta về đức nghèo khó trong khi họ có
trụ sở ở thị trường chứng khoán
New
York. Họ dạy lòng yêu thương
nhưng lại rất khinh bỉ những người
ngoài Công Giáo. Họ dạy sự bình đẳng nhưng
coi phụ nữ như đất cát. Tôi hết chịu
đựng nỗi sự đạo đức giả
của họ. Giáo hội đầy dẫy những
thứ đó. Hãy nhìn về nước Tây Ban Nha mà xem, giáo
hội giàu có được vây quanh bởi những kẻ
nghèo đói. Tục ngữ xưa có câu "Giàu nứt
đố đổ vách như giáo hoàng". (Hypocrisy – is
Roman Catholicism a religion or a business? Linda of Texas refers to it as
"Roman Catholicism, Inc.,"... What really annoys me is the church’s
vast wealth. They own too much gold... its Mafia connections.. They preach
poverty while they have a seat on the New York Stock Exchange. They preach love
but they look down upon anyone that’s not Catholic. They preach equality but
treat woman like dirt. I can’t stand hypocrisy, the church is full of it! Look
at Spain, where
the richness of the church is surrounded by the poverty... In the old country
people saying "he’s as rich as the popes", p.132-133).
Còn nhiều điều khác rất hấp
dẫn táo bạo nhưng rất tiếc là khuôn khổ bài
viết này không đủ sức chứa. Mong quý vị
độc giả sẽ tìm đọc lấy. Ở
đây tôi chỉ xin đề cập đến Cái Thòng
Lọng Công Giáo (The Catholic Loop) mà thôi.
Theo kinh nghiệm bản thân, tôi nhận
thấy "cái thòng lọng Công Giáo" này đã
được hình thành chủ yếu do sự đọc
kinh hằng ngày từ nhỏ tới lớn khiến cho
những tín điều dù vô lý đến mấy rồi
cũng trở trành chân lý do sự lập đi lập
lại nhiều lần và do sự tự kỷ ám thị.
Qua những lời kinh cầu nguyện hằng ngày,
những tín điều nhảm nhí ngớ ngẩn dần
dần thấm sâu vào cõi vô thức khiến con người
chấp nhận chúng như hiện tượng
"phản xạ có điều kiện" trong khoa
học tâm lý và hậu quả là người ta không còn
muốn đem lý trí ra để kiểm chứng nữa!.
Ngoài cái tâm lý đó ra còn có một yếu tố khác rất
nặng nề, nó chính là sợi dây vô hình ràng buộc con
người với tôn giáo chặt chẽ không thể tưởng
được! Đó là tình cảm gia đình và gia tộc
gắn bó trong niềm tin Công Giáo. Phải là những người
đạo gốc lâu đời mới có thể cảm
thông được điều này. Cụ thể là
trường hợp cha mẹ tôi. Tôi biết cha mẹ tôi
hết lòng yêu thương tôi và sẵn sàng hy sinh mọi
thứ cho tôi, nhưng nếu bị đặt vào
trường hợp bắt buộc phải chọn
lựa một là tôi phải chết hai là tôi phải bỏ
đạo thì dứt khoát cha mẹ tôi muốn tôi chết
chứ không muốn tôi "bỏ đạo". Xin hãy
khoan nói tới chuyện "dám chống đạo",
người Công Giáo thường gọi là "dám phản
nghịch cùng Chúa", là điều kinh thiên động
địa vượt ngoài sức tưởng
tượng của cha mẹ tôi.
Đến khi lớn lên có gia đình riêng,
vợ con tôi đối xử với tôi cũng y hệt
như vậy. Ở nước Mỹ này ai cũng có
quyền tự do tư tưởng là một quyền
hiến định đàng hoàng, vậy mà tôi không hề có
cái quyền này ở ngay trong gia đình mình! Thật là
một điều trái khuấy kỳ quặc! Vào tháng
tư năm 1996, nhân dịp đọc bài "Rethinking of
the Resurrection of Christ" đăng trên tờ Newsweek, tôi lén
vợ con lược dịch thành bài "Suy nghĩ lại
về sự phục sinh của Chúa Ki-tô" và gửi
đăng trên tuần san ĐẸP (số 239 ngày
13.4.1996). Vì không muốn ký tên thật, tôi chẳng cần
suy nghĩ và chỉ trong một giây đồng hồ tôi
đã chọn xong cho mình một "bút hiệu" là
Charlie Nguyễn. Sau vụ này, mọi chuyện êm ru!.
Đến tháng 8.1996, tôi đến thư viện
mượn mấy cuốn sách về nhà đọc
chơi, trong số đó có cuốn "The Jesus
Conspiracy" (âm mưu của Jesus) của hai tác giả
Đức nhưng đều tốt nghiệp Đại
học Mỹ là Holger Kersten và Elma R. Gruber. Không ngờ các tác
giả viết sách quá hay khiến tôi cầm lòng không
được nên đã táy máy tóm dịch thành bài
"Tấm Vải Liệm Xác Chúa" và gửi đăng
trên tuần san ĐẸP số 251 ngày 6.7.1996. Ông bà chủ
báo vốn chẳng quen biết gì với tôi nhưng
thấy bài viết trước đây của tôi đã
được đăng báo không gây chuyện rắc
rối gì nên hai vị này đã thản nhiên cho đăng
tiếp.
Không ngờ bài viết lần này đã gây
một sự phẫn nộ lớn trong giới
người Việt Công Giáo ở Houston.
"Bản Tin Mục Vụ" phát tại các nhà thờ
và mấy tờ báo thân Công Giáo ở Houston
viết bài chửi tôi thậm tệ với nội dung hàm
chứa một sự hăm dọa. Giáo dân cuồng tín
ở mấy xứ đạo tại Houston hăm đánh
ông bà chủ nhiệm chủ bút báo Đẹp, hô hào các
thương gia Công Giáo rút lui không đăng quảng cáo
trên báo và chúng còn hăm đốt tòa báo Đẹp nữa,
làm cho ông bà chủ báo mất ăn mất ngủ mấy
tuần lễ liền khiến cho hai vị này hốc hác
trông rất thảm não. Tôi không thể tưởng
tượng nỗi là một bài viết cỏn con của
tôi đã làm cho những kẻ cuồng tín này phẩn
nộ tức tối đến như vậy!. Bài viết
chỉ có mấy trang báo tóm dịch
từ một cuốn sách dầy 337 trang, đã
được chuyển ngữ từ nguyên bản
tiếng Đức ra 9 thứ tiếng khác từ năm
1994. Riêng bản Anh ngữ được tái bản và phát
hành đồng loạt tại Mỹ, Anh và Úc tổng
cộng lên tới cả triệu bản. Tòa thánh La Mã và
toàn thế giới Công Giáo, trong đó có 53 triệu tín
đồ Công Giáo Mỹ là nước chủ nhà, đã
đọc nó nguyên con từ lâu mà chẳng có một
phản ứng nào. Vậy mà cái dúm người Việt Công
Giáo ở Houston này làm rùm
beng để chống lại cái bài tóm dịch quèn của
tôi và đòi đốt tờ báo Đẹp để làm
gì? Phải chăng họ đã quá mù quáng nên đã có
những hành động thật đáng xấu hổ.
Sự phẩn nộ điên khùng của họ chỉ làm
cho người Mỹ và các dân tộc khác thấy rõ
được cái trình độ thấp kém cùng cực
của họ vì họ chẳng hề hay biết gì về
những biến chuyển lớn lao trong tư duy của
nhân loại ngày nay về tôn giáo nói chung và về Công Giáo nói
riêng!. Những kẻ tự xưng là "các chiến
sĩ bảo vệ đức tin" mặc dầu đã
may mắn sống trên đất Mỹ hơn hai chục
năm qua mà đến nay họ vẫn cứ tưởng
như đang sống ở Hố Nai, Xóm Mới hay Ngã Ba
Ông Tạ thời Ngô tổng thống trước 1963
hoặc thời Hoàng Quỳnh làm loạn ở Saigon trong các
năm 65-66!
Trước đây tôi thực sự chưa
hiểu được hết giá trị của cuộc
Cách Mạng 1.11.1963 lật đổ chế độ
của bạo quyền Công Giáo Ngô Đình Diệm. Nhưng
nay nhờ chuyện này mà tôi mới nhận thức ra cái tà
đạo ác ôn Công Giáo La Mã là một đại họa ghê
gớm của dân tộc Việt Nam.
Xin cám ơn vô cùng cuộc Cách Mạng 1.11.1963!. Đó là
cuộc Cách Mạng đã giải cứu đất
nước thoát khỏi nạn nguy hiểm tôn giáo, trong
đó nạn độc tài Công Giáo phải được
kể là nguy hiểm trên hết mọi thứ độc
tài! Tôi oán giận tiền nhân của chúng ta ngày xưa đã
đánh mất những cơ hội lịch sử
để loại trừ cái tà đạo này ngay trong
thời kỳ trứng nước của nó. Tổ tiên
chúng ta đã mắc sai lầm lớn là để cho nó
tồn tại và không ngừng phát triển tới ngày nay
trên đất nước chúng ta. Nó đã nín thở qua sông
trong những giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, qua
triều Tây Sơn Cảnh Thịnh, qua các triều
đại nhà Nguyễn và thời kỳ Bình Tây Sát Tả
của Văn Thân để rồi ngóc đầu dậy
như diều gặp gió dưới thời Pháp thuộc
và suýt trở thành quốc giáo tại Miền Nam Việt Nam
dưới thời của mấy anh em Việt gian họ
Ngô gốc gác Công Giáo cuồng tín Quảng Bình!.
Biến cố 30 tháng Tư 1975 là một
cơ hội bằng vàng cho một số rất đông
những người Công Giáo ồ ạt chạy ra
nước ngoài làm giàu. Hơn hai chục năm qua họ
đã gửi về Việt Nam
những khoản tiền khổng lồ giúp các cha cố
trong nước xây dựng nhà thờ và bành trướng
thế lực. Nhiều Việt kiều về thăm quê
hương sau 25 năm xa cách đã phải sửng sốt
ngạc nhiên trước những khu nhà thờ và nhà xứ
nguy nga đồ sộ mới được xây cất
sau năm 1975. Giáo dân tấp nập lụa là tha
thướt ra vô các thánh đường với các ca
đoàn, hội đoàn và đủ hình thức sinh hoạt
giáo xứ tưng bừng hoa lá. Các cha cố mặc com-lê
đúng mốt tay xách Samsonite nườm nượp rủ
nhau đi Âu Châu và Bắc Mỹ chủ yếu nhằm
hoạt động kiếm tiền chứ chẳng có ai lo
việc đạo đức hay nhân đạo thực
sự. Cố đạo giàu thì cán bộ tham nhũng
cũng giàu theo, đúng là "tốt đạo đẹp
trời" chứ có mất mát gì đâu. Chỉ có đám
giáo dân cùng đinh thì trước sau vẫn giữ vững
cái khố như tượng Chúa trên thập giá mà thôi.
Tượng Chúa là vật vô tri vô giác thì có cái khố hay
không chẳng sao, nhưng đám giáo dân nghèo không còn cái
khố để mặc, không còn hạt cơm để
ăn trong khi cha cố buôn thần bán thánh trở nên giàu có
huênh hoang phè phỡn thì thật là một vấn đề
xã hội nghiêm trọng! Trong khi đó thì chính quyền
vẫn bị buộc tội là đàn áp tôn giáo nhưng sao
từ 1975 đến nay chưa thấy xuất hiện
một thánh tử đạo nào? Ngược lại, Công
Giáo vẫn phát triển trăm hoa đua nở hơn
cả thời Diệm ở Nam Việt Nam.
Sự việc này đã được chính nhà văn Linh
Mục Công Giáo xác nhận.
Trong bài "Nghĩ Về Lễ Hội
La-Vang" đăng trên tuầ讠báo
Ngày Nay ở Miền Đông Hoa Kỳ ngày 12 tháng 8 năm
1999, Linh Mục Trần Quý Thiện đã viết:
"Với nhận định vô tư thẳng thắn,
người ta có thể nói mà không sợ sai lầm
rằng: từ ngày chủ thuyết Cộng Sản
xuất hiện trên đất nước Việt Nam
năm 1930, một tôn giáo được đảng này
đặc biệt chiếu cố và tìm mọi cách tinh vi
khoa học để triệt hạ là đạo Công Giáo.
Nhưng tại sao lãnh tụ của họ đã chết mà
Công Giáo vẫn tồn tại và phát triển hơn
trước?! Năm 1969, khi Hồ Chí Minh chết, số
giáo dân chỉ trên hai triệu thì nay đã trên bảy
triệu. Trãi qua một quá trình bị bách hại dã man trong
69 năm (1930-1999) tại sao các thông tín viên ngoại quốc
lại viết: "Lễ hội La-vang là một cuộc
biểu dương niềm tin lớn lao nhất tại Việt
Nam kể
từ sau ngày Cộng Sản xâm chiếm miền Nam".
Thực tế hiển nhiên là số giáo dân
đã tăng gấp ba lần sau 30 năm sống
dưới chế độ Cộng Sản. Điều
đó không có nghĩa là Cộng Sản vì thương yêu nên
lo vỗ béo cho Công Giáo. Vậy lý do nào đã khiến cho Công
Giáo chẳng những không bị diệt mà còn mau lớn
hơn cả Phù Đổng như vậy? Chúng ta có thể
giải thích hiện tuợng này với nhận
định sau đây: Trước hết Cộng sản
không thể tiêu diệt Công Giáo bằng bạo lực trong
hoàn cảnh thế giới hiện nay. Bản chất Công
Giáo là bóng tối nên nó chỉ có thể bị tiêu diệt
bằng ánh sáng giáo dục và ánh sáng tự do dân chủ
thực sự với các quyền tự do ngôn luận và
tự do tư tưởng như ở Hoa Kỳ chẳng
hạn. Trong khi đó sau nhiều chục năm cầm
súng, ít cầm bút, nên trình độ của các cán bộ
Cộng Sản "đặc trách tôn giáo vụ" còn
thấp nên họ không có đủ khả năng tiêu
diệt Công Giáo bằng giáo dục. Cộng Sản có cùng
bản chất độc tài giống như Công Giáo và
cả hai đều là những đặc sản của
nền văn hóa du mục Tây phương, do đó Công
sản đã không dám dùng cái thứ vũ khí hữu hiệu
nhưng nguy hiểm là tự do dân chủ thật sự vì
điều đó có nghĩa là "cả hai ta cùng
chết"! Đó là lý do chính yếu khiến Công Giáo
vẫn tồn tại dưới chế độ
Cộng Sản. Trong thực tế cả hai đã dựa
vào nhau để cùng tồn tại và phát triển!
Nữ học giả Joanne Meehl thật
hữu lý khi bà viết: "Công Giáo chỉ thịnh hành và
phát triển trong đám người nghèo và ngu dốt. Nó
chỉ bị khắc phục bởi sự giáo dục và
đời sống kinh tế khá giả". (Catholicism
thrives and grows among the poor and ignorant. It is overcome by education and
economic well-being – Sách đã dẫn, trang 288). Sự phát
triển vượt bực của Công Giáo La Mã dưới
chính quyền Việt Nam
trong 30 năm qua đã phản chiếu cho ta thấy cái
thực trạng của nền kinh tế và giáo dục
ở Việt Nam.
Đạo Công Giáo luôn luôn cất bước song hành
với sự nghèo đói ngu dốt và tội ác cùng
những tệ đoan xã hội khác nhau. Vậy con số
giáo dân Công Giáo gia tăng trong chế độ Cộng Sản
không phải là một dấu hiệu của sự hãnh
diện mà là một hồi còi báo động về mức
suy đồi nghiêm trọng của nền giáo dục, kinh
tế và tham nhũng.
Một chuyện ngược đời
nữa là tên đường Alexandre de Rhodes ở Saigon
đã bị chính quyền Việt Nam Đệ Nhị
Cộng Hòa dẹp bỏ sau Cách Mạng 11.11.1963 để
thay bằng tên của ông tổ chữ Nôm là Hàn Thuyên, thì nay
chính quyền Việt Nam lại phục hồi tên Alexandre
de Rhodes trở lại để vinh danh tên cố
đạo gián điệp cướp nước này.
Đây chẳng những là một quyết định sai
lầm nghiêm trọng về văn hóa và lịch sử mà
còn là một hành vi làm nhục quốc thể của chính
quyền. Chúng tôi phản đối về việc làm hoàn
toàn sai trái và nhục quốc thể này!. Trong bài viết
ngắn ngủi của tôi mang tựa đề "Thánh
Phanxicô Xaviê, cố đạo Đắc Lộ và chữ
quốc ngữ" (đăng trong cuốn Alexandre de Rhodes
và Chữ Quốc Ngữ, Giao Điểm xuất bản
1998, trang 160-166) tôi đã trình bày quan điểm như sau:
"Vấn đề chữ quốc
ngữ, tôi thiết tưởng chúng ta không cần phải
biểu lộ lòng biết ơn đối với bọn
cố đạo vì bọn chúng không hề tri tình làm ơn
cho dân tộc ta. Bọn chúng phát minh ra chữ quốc
ngữ chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là
tạo ra một phương tiện truyền đạo
để gieo rắc biết bao tai ương cho
đất nước ta mà thôi. Bọn cố đạo
thừa sai là những kẻ địch của tổ
quốc Việt Nam.
Xin hãy coi chữ quốc ngữ là CHIẾN LỢI PHẨM
do chúng ta tịch thu được từ tay địch.
Chúng ta không cần phải quay đầu lại phía
đồn địch để cám ơn đã cho chúng ta
những chiến lợi phẩm đó! Chúng ta cần
phải dùng vũ khí tịch thu được của
địch để trừng trị bọn địch
và bè lũ tay sai của chúng là thành phần Việt gian
đã tự biến mình thành những kẻ lạ trên quê
hương mình... Chúng ta phải bắt chúng quì xuống
tạ tội hỗn láo với tổ tiên, với
Đức Phật và với hồn thiêng Tổ quốc.
Chúng ta sẵn sàng tha thứ nếu chúng tỏ ra biết
ăn năn hối cải. Nếu chúng vẫn tiếp
tục ngoan cố láo xược, nhất định chúng
ta không tha. Tội ác của bọn bán nước và cướp
nước hãy còn nguyên đó!" Tôi xin chú thích thêm ở
đây là khi viết những dòng chữ này tôi không có ý ám
chỉ việc sử dụng vũ khí đạn
dược để bắn giết đồng bào mình.
Tôi chỉ tha thiết kêu gọi việc sử dụng
chữ quốc ngữ như một
chiến-lợi-phẩm văn hóa làm vũ khí tiêu diệt
tệ nạn mê tín mà thôi – Charlie Nguyễn).
Trong tháng 9.1996, do một sự tình cờ,
vợ con tôi phát giác tôi là Charlie Nguyễn, lập tức
vợ con tôi lục soát khắp nhà tịch thu mọi
thứ tài liệu sách báo và bản thảo viết tay
của tôi cho vào bao bố đem vứt ở nơi nào
đó thật xa để tôi không thể thu hồi lại
được. Bình thường, bà xã tôi rất di﵍
hiền dễ thương nên tôi thường đùa
gọi vợ là "Nữ Thánh hiền thê Tê-rê-xa của
anh"! Nhưng khi thấy tôi dám xăm mình chống
lại tôn giáo của nàng (và cũng là tôn giáo của tôi
thời tấm bé) thì nàng bỗng nhiên biến thành một
nữ hiệp của Tòa Thánh!. Nàng chỉ huy đám con
giống như một lực lượng cảnh sát
mở cuộc hành quân truy lùng tài liệu Việt cộng
ở Saigon hồi tết Mậu Thân!
Để tránh cho gia đình khỏi lâm vào tình trạng tan
vỡ, tôi đành phải nhượng bộ bằng cách
tuyên thệ trước bàn thờ Chúa là từ nay con không
dám tái phạm nữa! Sau đó tôi ngoan ngoãn cùng đi lễ
với gia đình vào các ngày Chủ nhật để
tỏ ra là đã "thành tâm ăn năn hối
cải" . Nhờ đó gia đình tôi đã tạm
thời qua cơn sóng gió và trở lại tình trạng yên
ổn bình thường. Đây đúng là một hình
thức hòa bình theo kiểu La Mã – Pax Romana! Nhưng thứ
hòa bình này không thể bền lâu, vì như Eistein đã nói:
"Peace cannot be kept by force. It can only be achieved by understanding":
Hòa bình không thể được duy trì bằng sự ép
buộc. Nó chỉ có thể được thực
hiện bằng sự hiểu biết lẫn nhau.
Đầu năm 1998, tại
Houston
bỗng nổ ra một cuộc bút chiến sôi nổi
giữa một bên là báo Con Ong Texas
do "một số nhà thần học tân tòng" chủ
trương và bên kia là Đông Dương Thới Báo do
"bổn đạo giác ngộ" Giuse Phạm Hữu
Tạo chủ trương. Thoạt đầu tôi chỉ
theo dõi cuộc bút chiến như một kẻ bàng quan vì
thật sự tôi cũng chẳng muốn dây dưa vào cái
chuyện mệt xác này. Vả lại cái chuyện cải
nhau về tôn giáo xưa nay và có lẽ muôn năm vẫn luôn
luôn là phức tạp nhức đầu vô cùng tận,
chẳng những không ăn cái giải gì mà còn gây thêm liên
lụy làm khổ vợ con. Nhưng sau đó vì thấy
những bài viết của những người bênh
vực Công Giáo đăng trên Con Ong Texas
quá sai lầm và lố bịch khiến tôi chịu
đựng hết nổi. Do đó, tôi viết bài "Tâm
thư của một người Công Giáo tỉnh ngộ
sau nhiều năm khủng hoảng đức tin". Vì
lúc đó cái "bút hiệu" Charlie Nguyễn đã
bị lộ nên lần này tôi phải chọn một
"bút hiệu" khác là Nguyễn Chấn rồi gửi bài
cho Đông Dương Thời Báo và vài nơi khác ngày
28.2.1998. Sau đó, đúng ngày 9 tháng 3 năm 98, không biết
vợ tôi kiếm đâu ra tờ Đông Dương
Thời Báo có mục nhắn tin: "Ông Nguyễn Chấn,
chúng tôi đã nhận được bài viết của
ông...". Vợ tôi mang về nhà làm toáng lên. Mấy mẹ
con xúm vào tra vấn tôi đủ điều khiến cho gia
đình tôi u ám thê thảm như có đám tang. Vợ tôi
trở thành một thứ phán quan Spanish Inquisition, chỉ
còn thiếu dàn hỏa mà thôi!
Cuối cùng
tôi phải chọn lựa: một là chấm dứt viết bài chống tà đạo, hai là phải xách khăn
gói quả mướp ra đi. Tôi dứt khoát chọn giải pháp thứ hai để bảo vệ cái quyền tự
do phát biểu tư tưởng của mình đến cùng. Ngay tối hôm đó, tôi bỏ nhà đi
với một cái túi nhỏ đựng ít đồ
cần thiết và ngủ đêm tại gầm cầu
Freeway 59 Houston cùng với mấy bác da đen homeless bởi
vì lúc đó tôi không có một xu dính túi. Đây là một
kỷ niệm nhớ đời của tôi! Từ đó,
tôi sống một mình như cánh chim tự do, nay đây mai
đó bất định tại mấy thành phố
miền Đông Bắc Hoa Kỳ! Tôi làm việc vừa
đủ kiếm sống qua ngày để có nhiều thì
giờ rảnh rang dành cho việc nghiên cứu các vấn
đề tâm linh mà tôi luôn luôn cảm thấy thiếu
thốn như một kẻ bộ hành khát nước trong
sa mạc. Tôi kể lại những chuyện riêng tư này
để quý độc giả có thể hình dung phần
nào về "cái thòng lọng Công Giáo". Nếu tôi không
kể những mẫu chuyện thật này, tôi tin rằng
quí độc giả ngoại giáo khó có thể tưởng
tượng được cái tròng mắc vào cổ
người Công Giáo (mà bà Joanne Meehl gọi là The Catholic Loop)
nó ra "nàm thao" và nạn nhân của nó khổ sở
như "xế lào"!.
Trong những lúc bình tâm ôn lại quá khứ,
tôi nhận thấy các sách kinh nguyện mà tôi đã thuộc
lòng từ nhỏ là những kho chứa đầy chất
độc tinh thần, rất nguy hiểm cho vận
mệnh dân tộc và tương lai đất nước.
Với nhận thức đó, tôi không thể vì mối tình
cảm riêng của mình đối với mọi
người trong gia tộc và các bạn thân thiết
của tôi hiện nay đang là những tín đồ Công
Giáo thuần thành, nhất là trong số đó có trên
mười bạn là linh mục ở rải rác khắp
nơi. Đối với các bạn, tôi vẫn luôn là
một người bạn như những năm tuổi
thơ đầy kỷ niệm thân yêu của chúng ta. Tôi
hết lòng trân trọng tình bạn chân tình mà các bạn
đã dành cho tôi bấy lâu và tôi thật tình không muốn làm
những mối tình thiêng liêng này bị sứt mẻ.
Nhưng xin mọi người thân, kể cả vợ con
cùng các anh chị em ruột thịt và các bạn của tôi
vui lòng tha thứ cho tôi để giải tỏa những
nỗi ám ảnh không nguôi đã đè nặng trên
lương tâm tôi trong suốt 50 năm qua. Sau cùng và quan
trọng hơn hết là tôi xin thành khẩn hướng
về linh hồn cha tôi để tạ ơn sinh thành
dưỡng dục và tình yêu thương vô bờ bến
mà cha tôi đã dành cho tôi trong cuộc đời. Tôi van vái
linh hồn cha tôi tha tội cho tôi vì tôi đã viết ra
những điều bí mật trong quá khứ của cha tôi.
Cha ơi, con chỉ hành động theo tiếng gọi
không thể cưỡng lại của lương tâm mà
thôi! Cha ơi, con xin vập đầu lạy Cha, lúc
nầy con yêu thương Cha hơn bao giờ hết.
Tôi cũng không vì lo sợ cho sự an toàn cá
nhân mà im lặng làm ngơ. Tuổi đời tôi nay đã
64 rồi, tôi xin dâng hiến tất cả những gì còn
lại của riêng tôi cho Đạo Làm Người với
tất cả tấm lòng thành khẩn. Với những tâm
tư ấy, tôi xin cố gắng nêu lên một số
vấn đề liên quan đến các sách kinh nguyện
Công Giáo với ước mong sẽ được sự
góp ý xây dựng của bậc thức giả ở hải
ngoại cũng như ở trong nước, nhằm
mục đích góp phần bảo tồn sinh mệnh dân
tộc, chấn hưng văn hoá nước nhà và hy
vọng có thể đóng góp một phần nhỏ bé nào
đó vào cuộc cách mạng tâm linh đang diễn ra trên
thế giới hiện nay. Đây hoàn toàn là một hành vi
tự phát đơn độc của một người
Công Giáo đã đau khổ nhiều với những
trăn trở của lương tri và chỉ vì yêu quê
nhớ nguồn mà thẳng thắn nói lên ý kiến của
mình trên lập trường dân tộc bình thường mà
thôi. Tôi biết những bài viết của tôi trong mục
đích này có thể gây khó chịu cho những người
cuồng tín, nhưng xét cho cùng thì tôi cũng chỉ là
người có nhiệt tâm hưởng ứng lời kêu
gọi của Giáo hoàng John Paul II. Từ khi lên ngôi năm
1978 đến nay, Giáo hoàng John Paul II đã hàng trăm
lần kêu gọi mọi tín đồ Công Giáo phải xét
lại vấn đề lương tâm của giáo hội
(The Church’s examination of conscience). Toàn bộ nội dung
những bài viết của tôi không đi ra ngoài mục
đích trong tư cách là tín đồ Công Giáo. Nếu suy
nghĩ như vậy, tôi tin rằng quý vị khó có thể
có lý do chính đáng để kết án tôi về một
tội nào được.
Hầu hết các giáo hội Công Giáo Âu Mỹ
hưởng ứng lời kêu gọi của Giáo hoàng Jean
Paul II đã lên tiếng thú nhận tội lỗi của
giáo hội và khẩn xin sự tha thứ của loài
người. Chỉ riêng giáo hội Công Giáo Việt nam,
dưới sự lãnh đạo của HĐGM do Hồng
y Phạm Đình Tụng cầm đầu, cho đến
nay vẫn cứ im hơi lặng tiếng và vẫn cố
tình giả điếc như chẳng có chuyện gì
xảy ra! Thái độ ngoan cố của Công Giáo Việt Nam
nói chung và của HĐGM Việt Nam
nói riêng là không thể chấp nhận được. Theo
công tâm mà xét, chỉ những kẻ phạm tội biết
tỏ ra có thành tâm hối hận mới đáng
được tha thứ. Trái lại, Giáo hội Công Giáo
Việt Nam là một tập thể tội phạm
đối với dân tộc, nếu không sớm tỉnh
thức ăn năn hối hận và xin sự tha thứ
mà vẫn cứ tiếp tục thản nhiên như hiện
nay thì nhất định sẽ bị toàn dân Việt Nam
trừng trị đích đáng vì chính thái độ trân tráo
của họ đã làm cho họ không đáng
được tha thứ!
Không phải đến bây giờ mọi
người mới nhận ra cái bản chất xấu xa
gớm ghiếc của đạo Công Giáo mà khắp
thế giới đã có biết bao phong trào và danh nhân
của nhân lọai đã phải lên tiếng gay gắt
kết án nó từ lâu. Chỉ riêng tại Việt Nam,
các cụ ngày xưa đã gọi Công Giáo là Hoa Lang Tả
đạo. Cuối thể kỷ 19, cụ đồ ái
quốc Nguyễn Đình Chiểu gọi Công Giáo là Tà
đạo, đầu thế kỷ 20, nhà cách mạng Phan
Bội Châu gọi nó là Đạo Chích. Tại hải
ngoại, nhân sĩ Công Giáo tỉnh ngộ là BS Nguyễn
Văn Thọ nói là Đạo Dối, nhà nghiên cứu
văn hóa chính trị Lê Trọng Văn gọi nó là Đạo
Bịp. Mới đây nhất, ứng cử viên tổng
thống Mỹ George W. Bush trong cuộc vận động
bầu cử tại trường Đại học South
Carolina ngày 2.2.2000 đã gọi giáo hội Công Giáo là Giáo
hội của Satan. Có một điều đáng ngạc
nhiên là nếu chúng ta đọc kỹ Thánh Kinh Tân
Ước sẽ nhận thấy chính Jesus cũng gọi
Phê-rô, kẻ đứng đầu giáo hội Công Giáo là
Satan. Phúc âm của Matthew [Thánh Kinh Tân Ước cuốn
Mathiơ, chương 16, đoạn 23.]
(16:23) có chép
lời của Jesus như sau: "Nhưng Ngài quay mặt
lại mà phán cùng Phê-rô rằng: Hỡi Satan, hãy lui ra
đằng sau ngươi, người xúc phạm ta"
(But He turned and said unto Peter: Get thee behind me, Satan, thou art an
offence unto me). Theo nguyên ngữ Hebrew thì Satan có nghĩa là
Vật Chất. Phê-rô là Đá. Đá và Vật Chất là
một. Giáo hội Công Giáo của Phêrô quả thật là
giáo hội của Satan vì nó chỉ lo vơ vét tiền
của vật chất và chiếm đọat quyền
lực khuynh đảo thế gian. Cho nên trong gần hai
ngàn năm qua, nó đã lao mình vào con đường tội
lỗi chống loài người và chống cả Thiên Chúa!
Từ ngày tên bạo chúa La Mã Constantine
biến nó thành tôn giáo chính thức của đế
quốc vào năm 325 đến nay, nó đã giết hại
trên 200 triệu người, trong số đó có 3 triệu
người trong hàng ngũ Thập tự quân đã
chết uổng mạng để giải cứu ngôi
mộ của Jesus khỏi tay quân Hồi Giáo, trên 10
triệu người chống đạo bị đưa
lên giàn hỏa và 14 triệu nạn nhân trong các cuộc thánh
chiến do Vatican phát động nhằm tiêu diệt các giáo
phái Kit-tô khác (Deception and Myths of the Bible by Lloyd M. Graham, p.463).
Nhưng có lẽ tội ác lớn hơn mọi tội
lỗi kể trên là Công Giáo La Mã đã phá hủy gần
như hoàn toàn nền văn minh nhân bản của Hy
Lạp khiến cho đà tiến hóa của nhân loại
đã bị khựng lại trên một ngàn năm! Các
bộ óc vĩ đại của Hy Lạp như Pythagoras
vào thế kỷ 16 TCN đã dạy học trò là trái đất
tròn và xoay chung quanh mặt trời. Vào thế kỷ 3 TCN.
Aristarchus đã đưa ra lý thuyết về thái
dương hệ tương tự như lý thuyết
của Copernicus (thế kỷ 6). Cũng trong thời gian
đó, Eratosthene đã đo được chu vi trái
đất. Đến thế kỷ thứ 2 TCN, Hippachus
đã phát minh ra cách vẽ địa cầu theo kinh
tuyến và vĩ tuyến! (sách dẫn chiếu trang 448).
Để thay thế cho ngọn đuốc
Hy Lạp thắp sáng trí tuệ, Công Giáo La Mã đã bao trùm
lên toàn thể nhân loại bóng tối triền miên qua
nhiều thế kỷ bằng cách không ngừng bành
trướng thế lực và truyền bá nền văn hóa
du mục máu lửa bắt nguồn từ Babylon-Israel
để gieo rắc không biết bao nhiêu thứ tai họa
đau thương cho cả loài người trong gần 17
thế kỷ qua. Vậy chúng ta nên gọi Công Giáo La Mã là gì
cho đúng với thực tế ghê tởm khủng
khiếp của nó? Tôi đề nghị chúng ta nên gọi
Đạo Công Giáo là " ĐẠO MÁU" hoặc
cũng có thể gọi nó là "Tây-Dương
Khuyển-Sinh Đại-Đạo"! Bởi vì Công Giáo
La Mã thực chất không phải là đạo thờ Thiên
Chúa mà là đạo thờ con quái vật ba đầu
(hoặc ba ngôi) và một người đàn bà Do Thái.
Từ thế kỷ 11 đến nay, Công Giáo La Mã đã ra
sức thần thánh hoá người đàn bà này tới
mức ngày nay bà ta đã trở thành ngôi thứ tư
của Thiên Chúa. Do đó, Thiên Chúa của Công Giáo La Mã (The
Roman Catholic God) đã thật sự trở thành Quái Vật
Bốn Đầu (gồm có một đầu bò El,
một đầu thanh niên mặt mũi hắc ám
đầu đội mão gai, máu me đầy mặt có hình
in trên tấm vải liệm ở nhà thờ lớn Turin,
một đầu chim bồ câu đực và mới thêm
một đầu đàn bà). Tuần báo Newsweek số ra ngày
25.8.1997 (trang 49) viết: "Thay vì Thiên Chúa Ba Ngôi,
dường như đã xuất hiện một loại
Thiên Chúa Bốn Ngôi với vai trò phức tạp của bà
Maria: Cùng một lúc bà ta là con gái của Chúa Cha, mẹ
của Chúa Con và vợ của Chúa Thánh Thần. (In place of
the Holy Trinity, it would appear there would be a kind of Holy Quartet with
Mary playing the multiple roles of daughter of the Father, mother of the Son
and Wife of the Holy Spirit). Theo giáo lý Công Giáo thì Ba Ngôi là một
Thiên Chúa, cho nên cùng một lúc Jesus là con, là cha và cũng là
chồng của bà Maria. Chỉ riêng một điều này
cũng đủ cho ta thấy giáo lý căn bản của
đạo Công Giáo chẳng những nhảm nhí bậy
bạ mà còn mang tính chất loạn luân mất dạy
(incestuous, ill-bred).
Ngoài ra, Công Giáo còn tôn sùng nhiều kẻ
loạn luân khác như "thánh" Abraham (lấy em gái làm
vợ); cha con Lot trong Kinh Thánh Cựu Ước (Lot lấy
2 cô con gái, một cô có với y 2 đứa con), "vua thánh"
David giết tướng dưới quyền để
cướp vợ của ông ta là Bathsheba để
đẻ ra tổ tiên của Jesus. Giáo hoàng Borgia Alexander VI
(1492-1503) có công xây dựng kiệt tác kiến trúc là
Đền Thánh Phêrô và nuôi các danh họa kỳ tài Michael
Angelo, Leonardo da Vinci [1451-1519, người Ý: họa sĩ,
kỹ sư, nhạc sĩ và khoa học gia.]
để họ có phương tiện
kiến tạo nhiều kiệt tác hội họa và
điêu khắc để đời. Nhưng đồng
thời y cũng tổ chức nhiều cuộc truy hoan
cực kỳ xa hoa trụy lạc cho các giáo sĩ và viên
chức tòa thánh làm tình tập thể (sex orgy) ngay tại Tòa
Thánh với những gái điếm tuyển lựa ở
Roma. Giáo hoàng cho người đi hứng tinh dịch
của những người đàn ông tham dự để
làm tiêu chuẩn tuyển chọn người có khả
năng làm tình xuất sắc nhất. Sau đó giáo hoàng và
con gái y là Lucrezia đích thân phát thưởng. Con trai của
giáo hoàng là "ông hoàng" Caesar Borgia nổi tiếng
độc ác quỷ quyệt đã trở thành đề
tài cảm hứng cho Machiavel [1469-1527, người Ý.]
viết nên tác phẩm The Prince lừng danh
thế giới. Lucrezia làm tình với cả cha lẫn anh
nên khi nàng sinh ra một đứa con trai, chính nàng cũng
không biết nó là con của ai. Tuy nhiên, từ khi đứa
bé được 6 tháng tuổi thì Giáo hoàng Alexandre VI công
khai cho Lucrezia bế đứa bé ngồi bên cạnh
mỗi khi "Đức Thánh Cha" chủ tọa các
buổi họp của tòa thánh hoặc khi y nổi hứng
ban phép lành tòa thánh cho toàn giáo hội Công Giáo hoàn vũ! Giáo
hoàng Borgia Alexander VI chẳng những loạn luân với con
gái mà còn loạn luân với hai cô em ruột và có rất
nhiều vợ bé. The Bad Popes by E.R. Chamberlin, Dorset
press N.Y 1969; The Borgias, translated from Italian by Peter Green, Praeger
Bublisher USA
1972; Babylon Mystery Religion by Ralph Woodrow Evangelistic Association, CA
1990, p. 89).
Một sự thật hiển hiên không
thể chối cải là Thánh Kinh Cựu Ước cũng
như Tân Ước và Lịch sử Giáo hội Công Giáo
tràn ngập đủ thứ chuyện vô cùng mất
dạy của Chúa Cha Jehovah, các thánh và giáo sĩ Công Giáo các
cấp. Giáo hoàng Borgia nói trên không phải là một
trường hợp cá biết. Tôi đã tóm dịch
cuốn Tự Điển Bách Khoa về các Giáo Hoàng (The Pope
Encyclopedia from A to Z) và sẽ đưa in để quý
độc giả biết sơ qua về các thủ lãnh
mất dạy và gian ác của đạo Công Giáo từ
xưa đến nay. Tôi đề nghị chúng ta nên phát
động một cuộc thăm dò ý kiến với qui mô
rộng rãi khắp trong các cộng đồng người
Việt hải ngoại và đồng bào trong nước
để thử tìm một danh xưng xứng hợp
nhất với thực chất của Công Giáo La Mã mà chúng
ta có thể nhận thức được trong hoàn
cảnh hiện nay, nhất là sau khi Vatican đã phải thú
nhận 7 núi tội của nó ngày 12 tháng 3 năm 2000 vừa
qua.
Ngoài những điều xấu xa bẩn
thỉu và những tội ác khủng hiếp thuộc
bản chất chung của "Tây-Dương
Khuyển-Sinh Đại-Đạo", giáo hội Công Giáo
Việt Nam còn phạm tội phá hoại tinh thần và
văn hóa dân tộc cũng như những âm mưu lũng
đoạn quốc gia nhằm tiếp tay cho thực dân
đế quốc nô lệ hóa đất nước. Chúng
ta có thể khẳng định mà không sợ sai lầm
Công Giáo là đạo của Việt gian. Muốn nêu ra
bằng chứng về những điều xấu xa ác
đức này, chúng ta chẳng cần phải tìm ở
đâu xa vì tất cả đều nằm ngổn ngang
ở ngay trong sách kinh nguyện của Công Giáo Việt Nam.
Để đồng bào mọi giới có tài liệu tìm
hiểu vấn đề này, tôi xin trình bày toát lược
nội dung và xuất xứ của các bài kinh nguyện, sau
đó phân tích những tác hại mà các bài kinh này đã gây ra
trên phương diện văn hóa và tinh thần như
thế nào. Cuối cùng, chúng ta cùng nhau tìm mọi biện
pháp thật hữu hiệu để chận đứng
những tác hại của các sách kinh nguyện đó.