Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Hồ Sơ Tộc Ác của Hội Thừa Sai Paris và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong lịch sử mất nước hồi cuối thế kỷ 19

Hồ Sơ Tộc Ác của Hội Thừa Sai Paris và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong lịch sử mất nước hồi cuối thế kỷ 19

                                                           Charlie Nguyễn



Nếu lấy năm 1533 làm cái mốc đầu tiên về sự có mặt của đạo Công giáo trên đất nước Việt Nam thì tới nay (2003), Giáo hội Công giáo Việt Nam đã có 470 năm lịch sử. Trong chiều dài thời gian gần 5 thế kỷ có khoảng hơn bốn thập niên trong nửa cuối thế kỷ 19 (1852-1884) là thời gian thăng trầm, phức tạp và ô nhục nhất trong giáo sử Công giáo Việt Nam. Đó chính là thời gian các giáo sĩ trong Hội Thừa Sai Paris và khoảng 600,000 giáo dân đã tích cực giúp cho thực dân Pháp hoàn thành dễ dàng cuộc xâm chiếm Việt Nam và mau chóng bình định lãnh thổ để áp đặt nền thống trị lên dân tộc Việt Nam trong hơn 80 năm.

Những gì đã xảy ra trước và trong quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp đã khẳng định rằng:  các giáo sĩ trong Hội Thừa Sai Paris đã chủ động tạo ra cớ cho cuộc can thiệp võ trang của Pháp vào Việt Nam. Sử gia Pháp Georges Coulet đã viết trong tác phẩm của ông Cultes et Religions de l’Indochine Annamite (Saigon, p. 99) như sau: “ Thiên Chúa giáo đã mở cửa cho quân đội Pháp và đã là nguyên nhân trực tiếp của cuộc xâm lược đất nước này”.

Suốt thời gian giặc Pháp đô hộ, danh dự của tổ quốc Việt Nam đã bị xỉ nhục nặng nề, sinh mạng và tài sản của nhân dân bị quân địch xâm phạm nghiêm trọng. Đây là những vết hằn lịch sử khó có thể xóa mờ trong ký ức của mọi người Việt yêu nước. Lịch sử mất nước của dân tộc Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 gắn liền với sự có mặt của Hội Thừa Sai Paris - một công cụ mở rộng nước Chúa của Vatican, đồng thời cũng là một công cụ mở rộng thuộc địa của thực dân Pháp. Sát cánh với Hội Thừa Sai Paris là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vào thời điểm đó đã hiện nguyên hình là một tập đoàn Việt gian bán nước theo giặc, trắng trợn phản bội Tổ Quốc.

Việc dựng lại một cách chân xác giai đoạn thăng trầm của lịch sử mất nước ô nhục đó không phải là chuyện dễ dàng vì các sử liệu về giáo sử Công giáo Việt Nam còn lưu lại ở Việt Nam rất hiếm hoi. Nhưng một sự may mắn đã đến với chúng ta là sử gia Patrick J.N. Tuck, người Ấn Độ, giáo sư sử học tại đại học Liverpool (Anh Quốc) đã bỏ ra nhiều công sức sưu tầm các tư liệu liên quan đến các hoạt động của các giáo sĩ thừa sai Pháp và các chính sách của đế quốc tại Việt Nam từ 1857 đến 1914.

Tất cả các tài liệu lịch sử quí giá này đều là những tài liệu do chính văn khố của Hội Thừa Sai Paris cung cấp. Đây là một món quà tinh thần quí giá cho những ai hằng thao thức tìm hiểu giáo sử Công giáo Việt Nam. Bộ sưu tập tài liệu về Hội Thừa Sai Paris của sử gia Patrick J.N. Tuck được viết bằng Anh ngữ dưới tựa đề “French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam 1857-1914” do Liverpool University Press xuất bản tại Anh Quốc năm 1987. Bản dịch Việt ngữ do UBĐKCGYNVN/TP.HCM thực hiện và phổ biến năm 1989 dưới tựa đề: “Thừa Sai Công Giáo Pháp và các chính sách của dế quốc tại Việt Nam 1857-1914”. (Mỗi khi trích dẫn tài liệu này, chúng tôi xin ghi tắt TSCG) . Ngoài tư liệu của Patrick Tuck, chúng tôi còn tham khảo thêm sách  Sự Du Nhập của Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19”  của giáo sư Nguyễn Văn Kiệm với sự hợp tác của Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo và Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam (mỗi khi trích dẫn sách này, chúng tôi xin ghi vắn tắt SDN/TCG).

Cả hai cuốn sách nói trên cung cấp cho chúng ta rất nhiều bằng chứng lịch sử về các hoạt động đầy tội ác của các giáo sĩ thuộc Hội Thừa Sai Paris trong nỗ lực vận động Vatican và hoàng gia Pháp (Napoleon III) xâm chiến Việt Nam hầu thực hiện hai mục tiêu vừa truyền giáo vừa xâm chiếm thuộc địa.

I.                   Sự thành lập hội Thừa Sai Paris và tiến trình tội ác của hội này đối với dân tộc Viêt Nam.

Sáng kiến đầu tiên đưa đến việc thành lập hội Thừa Sai Paris là do Alexandre de Rhôde. Vào năm 1652 và 1653, Alexandre de Rhôde về Âu châu vận động Vatican và Pháp thành lập hội Thừa Sai gồm toàn giáo sĩ người Pháp để gửi sang Viễn Đông truyền đạo và mở rộng ảnh hưởng của Pháp tại vùng này. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ảnh hưởng của Bồ Đào Nha tại Á Châu còn mạnh. Đại sứ Bồ Đào Nha bên cạnh Vatican cực lực phản đối việc thành lập Hội Thừa Sai Pháp và hăm dọa sẽ bắt bỏ tù các giáo sĩ đến Á Châu mà không có phép của hoàng gia Bồ. Phải đợi đến năm 1658, khi hoàng gia Bồ suy yếu mọi mặt và không còn đủ sức tài trợ cho cuộc truyền giáo tại Á Châu, nên đã bị Tòa Thánh chính thức thu hồi “độc quyền truyền giáo” (Padroado).

Hội Thừa Sai Paris được chính thức thành lập năm 1663 gồm toàn các giáo sĩ người Pháp thuộc ngành triều (secular), tức là các tu sĩ chuyên việc trông coi giáo dân tại các giáo xứ. Kể từ đó, mỗi khi thiết lập một giáo phận mới tại Á Châu, Vatican đều giao các giáo phận mới cho các giáo sĩ thừa sai Pháp cai quản. Mặc dầu hoạt động của các thừa sai đều thuộc về tôn giáo, nhưng chính quyền Pháp đã ra lệnh cho bộ Ngoại Giao, bộ Thương Mại và nhất là bộ Hải Quân và Thuộc Địa phải tích cực yểm trợ cho các giáo sĩ thừa sai (TSCG, trang 27). Ông Bonifacy, tác giả cuốn “Les Debuts du Christianisme en Annam” xuất bản tại Hà-Nội năm 1930 đã viết: “Vai trò của Alexandre de Rhôde trong việc thành lập hội Thừa Sai Paris đã đưa giáo hội Công giáo Đàng Trong và Đàng Ngoài ra khỏi vòng kiểm soát của người Bồ Đào Nha, và đem lại cho người Pháp vai trò quan trọng nhất ở bán đảo Đông Dương” p. 16-17 (SDN/TCG, trang 123).

Việc thành lập hội  Thừa Sai Paris năm 1663 không phải là một hành vi tôn giáo thuần túy mà là một nhu cầu cần thiết của chủ nghĩa thực dân Pháp thời đó, vì hội này do chính phủ Pháp thành lập và tài trợ để làm công cụ thực hiện tham vọng bành trướng thuộc địa ở Viễn Đông. Danh từ “giáo sĩ thừa sai” (missionaries) được định nghĩa là người được cử ra nước ngoài để thực hiện những công việc do cấp trên sai phái. Cấp trên ở đây không hẳn chỉ là Toà Thánh La Mã mà chủ yếu là quốc gia đã lập ra hội Thừa Sai. Tự Điển Bách Khoa Hoàn Vũ (Encyclopedia Universallis) của Pháp xuất bản năm 1990 cũng thêm định nghĩa Hội Thừa Sai (Mission) như sau: “Hội Thừa Sai  cũng tiến hành nhiệm vụ thực dân, cũng chinh phục và tiêu diệt, tham gia các cuộc chinh phạt để đoạt lấy quyền uy vinh quang và lợi tức. Điều quan trọng nhất của Hội Thừa Sai là đồng hóa văn hóa của các xứ bản địa” (SDN/TCG, trang 302).

Gần hai thế kỷ sau ngày thành lập, đến đầu thế kỷ 19 có 3 biến cố xảy ra làm cho Hội Thừa Sai Paris trở thành hội Truyền Giáo mạnh nhất của Giáo hội Công giáo:

-         Biến cố 1:  Vào năm 1822, các nhà tư bản Pháp thành lập tại Lyon một tổ chức lấy tên là “Hội Truyền Bá Đức Tin”.Đây là một trung tâm tài chánh lớn lao yểm trợ các hoạt động của các giáo sĩ thừa sai tại Viễn Đông. Năm 1839, quĩ của hội lên tới hai triệu francs.
-         Biến cố 2: Năm 1839, giáo hoàng Gregory XVI chính thức thừa nhận hội Thừa Sai Paris là cơ quan truyền giáo chủ lực tại Viễn Đông. Tuy nhiên, trọng tâm trách nhiệm của Hội là Việt Nam.
-         Biến cố 3: Cuộc đảo chánh do các giáo sĩ Pháp chủ trương năm 1851 đã đưa Louis Napoleon lên ngôi hoàng đế (tức Napoleon III). Sự kiện này đưa đến sự liên kết mật thiết giữa hoàng gia Pháp và Vatican. Điển hình là vụ Vatican và Pháp dàn dựng màn kịch bịp bợm “Phép lạ Lộ Đức” năm 1858  (xin đọc webpage Giao Điểm tháng 8, 2003).

A.- Các giáo sĩ thừa sai tích cực vận động Vatican và chính quyền Pháp xâm chiếm Việt Nam.  
 
-         Các giáo sĩ thừa sai Paris giao du thân mật với hoàng hậu Eugénie, họ đã lợi dụng hoàng hậu  xúi giục Napoleon III xâm chiếm Việt Nam từ năm 1852. Do đó, Napoleon III đã đích thân ra lệnh cho phái bộ ngoại giao Pháp tại Trung Quốc phải thâu thập các tài liệu về công cuộc truyền giáo tại Đông Dương (TSCGP, trang 53).
 
-         Đầu tháng 5/1857, giám mục Pellerin và linh mục Huc đến Paris trình bày kế hoạch đánh chiếm Đông Dương tại Ủy Ban Thuộc Địa Pháp. Ngày 21-5-1857, giám mục Pellerin và linh mục Huc được Napoleon III tiếp kiến tại hoàng cung. Sau đó, vào tháng 6 và tháng 8 năm 1857, Pellerin và Huc lại được Napoleon tiếp kiến thêm hai lần nữa. Toàn bộ kế hoạch xâm lược Việt Nam do hai giáo sĩ thừa sai này đề nghị đều được giáo hoàng Pio IX và Napoleon III tán thành (TSCGP, trang 554).
 
Giám mục Pellerin sinh tại Pháp năm 1813, được cử làm giám mục tại Saigon năm 1844. Năm 1857, y về Pháp vận động chiếm Việt Nam. Năm 1859, Pellerin trở lại Việt Nam trên chiếm hạm của Rigault de Genouilly, nhân dịp này, y xúi giục đô đốc Genouilly đánh chiếm Đà Nẵng, nhưng Genouilly không chịu vì y muốn chiếm Saigon trước đã. Sau đó, Pellerin được hội Thừa Sai đổi về Penang dạy học, y chết tại đó năm 1862, thọ 49 tuổi (TSCGP, trang 554).

Linh mục Huc sinh tại Pháp năm 1814. Trong các năm 1844-1846, linh mục Huc mạo hiểm đến giảng đạo tại Tây Tạng và miền Tân Cương (Trung Quốc). Năm 1850, linh mục Huc xuất bản  mấy cuốn sách kể chuyện mạo hiểm giảng đạo tại các xứ huyền bí Á Châu, đồng thời viết sách kêu gọi chính quyền Pháp xâm chiếm Triều Tiên, Madagascar và Việt Nam làm thuộc địa. Napoleon III đã đọc và rất chú ý đến các sách của linh mục Huc. Do đó, sau khi tiếp xúc với linh mục Huc năm 1857 tại hoàng cung, Napoleon II đã cho thành lập “Ủy Ban Brenier” để nghiên cứu đề nghị của linh mục Huc. Trong khi đó, giám mục Pellerin đến thuyết giảng tại nhà thờ Notre Dame de Paris và vận động tờ báo L’Univers ủng hộ việc xâm chiếm Việt Nam làm thuộc địa.

Tháng 5/1857, ủy ban Brenier lập bản phúc trình đề nghị hoàng đế Napoleon III áp đặt chế độ bảo hộ lên Việt Nam để phục vụ lợi ích của nước Pháp. Ủy ban này đề nghị thực hiện một cuộc viễn chinh với một hạm đội gồm 6 tàu chiến và 2600 thủy quân, kinh phí 4 triệu quan. Quân viễn chinh sẽ được sự yểm trợ của hải quân Pháp đang đóng tại Trung Quốc và sự hỗ trợ tích cực của 600,000 giáo dân công giáo bản địa.

Hoàng đế Napoleon III chấp thuận đề nghị của ủy ban Brenier ngày 21-9-1857. Mấy tháng sau, Napoleon III giao nhiệm vụ  cụ thể cho đô đốc Rigoult de Genouilly để thực hiện cuộc bảo hộ của Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam (TSCGP, trang 57-61).  Cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài từ cuối 1857 đến tháng 2/1861, Pháp chiếm trọn Côn Đảo, Biên Hòa, Bà Rịa, Vĩnh Long và toàn miền Đông Nam Kỳ.

B. – Quân dội viễn chinh Pháp và các giáo sĩ thừa sai tại Việt Nam có cùng mục tiêu chung.

-  Cơ quan tối cao điều hành cuộc viễn chinh xâm lược Việt Nam là bộ Hải Quân và Thuộc Địa Pháp, trụ sở tại Paris, do Chasseloup Laubat làm bộ trưởng. Chasseloup Laubat công khai tuyên bố phải biến xứ Nam Kỳ thành một Philippines thứ hai tại Á Châu. Nói cách khác, biến Nam Kỳ thành một xứ Công giáo là một giải pháp tốt nhất để ổn định thuộc địa một cách lâu dài.

Như vậy rõ ràng là quan điểm của bộ Hải Quân và Thuộc Địa của chính quyền Pháp coi việc Công giáo hóa Nam Kỳ là một nhu cầu chính trị (TSCGP, trang 123).  Để thực hiện mục tiêu này, bộ Hải Quân và Thuộc Địa Pháp đã đưa ra hai quyết định sau đây:

1.      Chính quyền Hải Quân Pháp nhận trách nhiệm thành lập một hệ thống các giáo xứ Công Giáo tại Nam Kỳ.
 
2.      Các giáo sĩ thừa sai Pháp được coi là những công chức phục vụ nhà nước nên họ được hưởng lương hàng năm. Năm 1864, nhà nước thuộc địa Pháp đã trả cho các giáo sĩ thừa sai 40,000 Francs; năm 1879 tăng lên 145,000 Francs. (TSCGP, trang 134-135).

C.-  Các giáo sĩ thừa sai tích cực giúp thực dân Pháp mau chóng bình định lãnh thổ thuộc địa.

1.-  Giám mục Puginier (1835-1892):  Dựa vào thế lực mạnh của hội Thừa Sai Paris đối với chính quyền Pháp, giám mục Puginier đã tỏ thái độ coi thường các quan chức thuộc địa tại Việt Nam. Vào tháng 7-1874, giám mục Puginier viết thư mắng đô đốc Dupré đã để cho thuộc hạ là Francis Garnier rút quân khỏi Bắc Việt. Tháng 8-1885, giám mục Puginier đòi tướng Courcy phải bắt Nguyễn Văn Tường bỏ tù. Giám mục Puginier đưa ra chủ trương ổn định thuộc địa bằng cách Công giáo hoá thuộc địa. Y tuyên bố: “ Khi nào Bắc Kỳ biến thành một xứ Công giáo thì nó sẽ là một nước Pháp nhỏ”  (TSCGP, trang 560-562)

Puginier đòi hỏi chính quyền thuộc địa Pháp phải tiêu diệt giới nho sĩ Việt Nam (Văn Thân) vì họ được dân chúng kính trọng, họ không chấp nhận sự đô hộ của Pháp và chẳng ai trong số họ chịu theo đạo.

Năm 1886, giám mục Puginier ra lệnh cho linh mục Trần Lục ở Phát Diệm tăng viện cho Pháp 5,000 giáo dân binh để phá chiến lũy Ba Đình của Đinh Công Tráng.

Giám mục Puginier là người đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trên chính sách bình định Việt Nam của thực dân Pháp. Chính ông ta đã cung cấp cho Pháp rất nhiều tin tức tình báo do giáo dân khắp nơi thu thập báo cáo về các cuộc phản công của triều đình Huế và các cuộc binh biến của quân kháng chiến.

Puginier chết tại Hà Nội năm 1892. Hắn được chính phủ Pháp truy tặng Bảo Quốc Huân Chương và truy phong Sĩ Quan Danh Dự của quân đội Pháp để xác nhận công lao to lớn của giáo sĩ thừa sai này trong việc Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ hồi cuối thế kỷ 19.

2.-  Giám mục Gauthier (1810-1877) : Gauthier lấy tên Việt là Ngô Gia Hậu, được cử làm giám mục Nam Đàng Ngoài từ năm 1846, có 66,350 giáo dân rải rác trong 346 xứ dạo (TSCGP, trg 528-530).

Trong bức thư gửi đô đốc Dupré ngày 15-1-1874, giám mục Gauthier và Puginier đã thúc giục chính quyền thuộc địa Pháp thiết lập một chính phủ Công giáo tại Bắc Việt (theo “Christianisme et Colonialisme au Vietnam 1857-1914 par Cao Huy Thuần – Paris 1960, p. 306).

Năm 1874, Gauthier khuyến khích các làng Công giáo tổ chức các đội dân quân võ trang, sau đó ra lệnh cho họ kéo quân đi đánh phá các làng bên lương ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Giám mục Gauthier và Puginier có nhiều  tên đệ tử trung thành xuất sắc, trong số đó có Nguyễn Trường Tộ (theo hầu Gauthier 10 năm) và hai linh mục Nguyễn Hoằng và Nguyễn Điều.

II. Tội Ác bán nước theo giặc của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19. 

Vào nửa cuối thế kỷ 19, có khoảng 600,000 người Việt Nam đã mù quáng đi theo tôn giáo lạ mang tính chất vong bản. Họ đã dễ dàng lìa bỏ nếp sống văn hóa truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, trước khi Pháp đổ quân xâm chiếm Việt Nam, những người Công giáo được coi là những công dân lầm lạc vì nhẹ dạ và ngu dốt nên Triều Đình và nhân dân Việt Nam không nỡ ra tay tiêu diệt họ. Nhưng kể từ khi Pháp chiếm Đà Nẵng năm 1856, đa số giáo dân Công giáo đã trắng trợn ra mặt theo giặc và phản bội Tổ Quốc.

Hiện tượng đầu tiên là nhiều ngàn giáo dân rời bỏ Bắc Kỳ kéo vào Đà Nẵng xin đi lính tập cho Pháp. Đô đốc Rigault de Genouilly tiếp nhận họ tại Sơn Trà và huấn luyện họ tại đây. Sau đó, Genouilly đã tuyển chọn 6000 người trong số họ để nhập vào liên quân Pháp-Tây Ba Nha đánh chiếm Saigon.

Trong công cuộc xâm chiếm và bình định Việt Nam, thực dân Pháp đã được giáo hội Công giáo Việt Nam hỗ trợ tích cực mọi mặt. Trong số các tín đồ Việt gian, có những nhân vật rất nổi tiếng sau đây :

  1. Tổng Đốc Phương, tức Đỗ hữu Phương, sinh năm 1844 tại Saigon, nguyên chủng sinh tại Penang, thông thạo tiếng Pháp, được Pháp chọn tham gia phái đoàn của Pháp trong cuộc thương lượng với triều đình Huế năm 1868. Sau đó Phương tham gia các cuộc tảo thanh chống Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá. Năm 1872, Phương được Pháp thăng chức tổng đốc Saigon.

  1. Trần Bá Lộc, sinh năm 1834 trong một gia đình Công giáo tại Long Xuyên. Lộc xin vào đoàn quân Công giáo do Charner tổ chức chuyên việc lùng quét các nhóm quân kháng chiến. Sau khi tham gia nhiều trận đánh tái chiếm Rạch Giá, Lộc được Pháp phong chức tổng đốc Rạch Giá. Y là tên đại Việt gian được Pháp tín nhiệm trao nhiệm vụ triệt hạ phong trào kháng chiến từ Quảng Nam đến Phan Thiết. Với nhiệm vụ này, Trần Bá Lộc đã giết hại khoảng 25 ngàn người Việt yêu nước.

  1. Trần Tử Ca, nguyên là một người bên lương, sinh trưởng tại Gò Vấp. Lúc đầu y đi theo kháng chiến, nhưng sau đó y theo đạo, rời bỏ hàng ngũ kháng chiến theo giặc chống lại Tổ Quốc. Năm 1862, Ca được Pháp bổ làm tri huyện Hóc Môn. Năm 1865, y đi theo quân đội Pháp càn quét các tỉnh miền Tây. Đêm 9-2-1885, Ca bị nghĩa quân giết chết .

  1. Huỳnh Công Tấn  một người Công giáo trong hàng ngũ nghĩa quân của Trương Công Định từ 1861. Ngày 20-8-1864, Tấn phản bội, bất thần phục kích giết chết  Trương Định tại Gò Công. Ngày 19-9-1868, Huỳnh Công Tấn cùng với 127 lính tập Công giáo vây bắt Nguyễn Trung Trực tại đảo Phú Quốc. Như vậy, riêng một mình y đã sát hại được hai nhà cách mạng kháng chiến nổi tiếng tại Nam Kỳ. Y được Pháp trao tặng Bắc Đẩu Bội Tinh cho hai chiến công lớn này !

  1. Tạ Văn Phụng, tức Phêrô Lê Duy Phụng, nguyên chủng sinh tại Penang, lấy danh nghĩa là con cháu nhà Lê dấy binh khởi nghĩa tại Bắc Kỳ chống triều đình Huế năm 1858. Tạ Văn Phụng nhờ các giáo sĩ liên lạc với chính phủ Pháp để xin giúp đỡ. Napoleon III đồng ý, và cử tên gián điệp Duval sang Việt Nam giúp Phụng với mục đích biến Bắc Kỳ thành một xứ Công giáo với một chính quyền Công giáo. Duval đi Macao mua vũ khí và giúp Phụng thành lập những đoàn quân gồm đa số là giáo dân. Trong các tháng 6 và 7-1863, Phụng khởi quân đánh chiếm một vùng rộng lớn ở đồng bằng Bắc Bộ gồn 3 tỉnh Quảng Yên, Hải Dương và Nam Định.Triều đình Huế cử Nguyễn Tri Phương đem quân ra Bắc dẹp loạn. Tạ Văn Phụng bị bắt đem về Huế xử tử.
  
Vài điều trình bày trên đây chỉ là bản phác họa một cách trung thực những  giai đoạn của Việt Nam  vong quốc sử hồi nửa cuối thế kỷ 19. Đây là điều cần thiết để nhắc nhở toàn dân Việt Nam phải luôn luôn đề cao cảnh giác phòng ngừa những thế lực ngoại bang cùng tay sai bản địa lấy danh nghĩa tôn giáo để xâm lăng chủ quyền và phá hoại nền văn hóa cổ truyền của dân tộc.

Riêng đối với Vatican và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, hai tổ chức này không thể phủ nhận trách nhiệm trong việc họ đã cấu kết với thực dân Pháp chống lại nước Việt Nam gần một thế kỷ (từ giữa tk 19 dến gần giữa tk 20). Gần đây, Giáo Hoàng đã thú nhận những tội lỗi của Vatican đối với nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới. Còn bao giờ thì Giáo hội Công giáo Việt Nam mới lên tiếng tạ tội với dân tộc về những lỗi lầm trong quá khứ đối với Tổ Quốc ?

Các bạn Công giáo Việt Nam: để tỏ tình dân tộc, các bạn  cần áp lực  Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tách hẳn khỏi ảnh hưởng của Vatican (như Anh Quốc đã làm trước đây, và Trung Quốc đang làm). Tại sao các bạn không thể  hiệp thông thẳng với Chúa” mà không cần trung gian của Vatican hay cái giáo hội tay sai của Vatican ?

                Charlie Nguyễn

                    Sept 2003