Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Điểm tên các loài ác quỷ, quái vật dưới địa ngục (phần 2)

6. Leviathan:
Leviathan_vtin.vn
Leviathan là một con quái vật biển khổng lồ do Chúa tạo ra và được nhắc đến trong kinh Thánh. Leviathan là một con cá sấu khổng lồ lai hình dạng của một con rắn biển. Một tài liệu khác có nói Leviathan là con cá được tạo ra vào ngày thứ 5 của buổi sơ khai. Cùng với Leviathan là Behemoth mang hình dạng của một con bò khổng lồ. Leviathan còn được biết với hình dạng con người, là vị thiên sứ thuộc vào bậc cao nhất bên cạnh Chúa và cũng là người đã phản bội lại Chúa, tham gia cuộc chiến Hell vs Heaven.
Trong “Cuốn sách của Job”chương 41, Leviathan được miêu tả bằng những câu thơ cổ:
“Bộ vảy chính là niềm tự hào của nó
Im lặng như 1 con chó biển
Khi lại gần nó
Không khí dường như biến mất
Tiếng hắt hơi loé lên như ánh sáng
Và đôi mắt của nó….
Mí mắt như buổi bình minh
Hàm nó như ngọn đuốc bừng cháy
Trước lỗ mũi , khói luồn ra
Từ sôi cho đến cháy bỏng
Hơi thở như than rực lửa
Như có ngọn lửa trong miệng nó
Cổ nó thật dài
Lấy hết can đảm khi đứng trước nó
Những bắp thịt rắn chắc và không cử động
Tim nó cứng như đá
Khi nó tỉnh dậy , nỗi sợ dâng trào
Kiếm không có tác dụng với nó
Kể cả giáo , mác và thương
Với nó , sắt chỉ như rơm , đồng chỉ là gỗ
Mũi tên không thể đuổi nó đi
Máy bắn đá chỉ bắn vào râu của nó
Nó cười trước tiếng rơi của giáo ,mác
Nó như 1 cây búa tạ trước vũng bùn
Với nó ,biển cả chỉ như 1 cái bình
Không có gì trên mặt đất giống nó
Được tạo nên bởi sự sợ hãi.”
7. Belphegor:
belphegor_vtin.vn
Belphegor cũng là một con quỉ phụng sự cho Chúa. Belphegor đã thuyết phục con người và giúp họ tạo ra những phát minh và giúp cho họ giàu có. Vào thế kỷ 16, một nhóm nghiên cứu ma quỉ tin rằng năng lực của Belphegor chỉ mạnh vào tháng 4, vì thế Belphegor còn được xem là biểu tượng của sự “lười biếng”. Khi được triệu hồi, Belphegor có thể giúp cho con người giàu có nhưng đồng thời gieo rắc sự bất hòa và cám giỗ họ dựa vào sự giàu có.
Belphegor có tên gốc là Baal-Peor, là vị thần của tộc người Moabites. Khi người Isarel xâm lược, cưỡng hiếp phụ nữ và giết chết họ để tế thần thì Baal-Peor đã giết hết người Isarel lần đó.
8. Satan:
satan_vtin.vn
Trong Thiên chúa giáo, quỷ Satan là một thiên thần do Chúa Trời tạo ra, nhưng do nổi loạn chống đối nên đã bị đuổi khỏi thiên đường. Sau đó Satan đã trở thành thủ lĩnh của các thiên thần “hư hỏng”. Quỷ Satan có rất nhiều tên giống như tính cách xảo trá và tàn ác của mình: thần tăm tối, cha gian dối, quỷ Luxe. Quỷ Satan chẳng phải nam hay nữ, nhưng trong các truyền thuyết, hoặc hình ảnh minh họa thường là nam giới, có cơ thể cường tráng và khuôn mặt dữ dằn với 2 chiếc sừng nhọn hoắt trên đầu. Quỷ Satan cũng có nhiều phép biến hóa, bay lượn và có nội lực khá cao, vương quốc của Satan ở dưới địa ngục và Satan có thể trực tiếp hoặc sai khiến các loại quỷ khác đi phá hoại thế giới. Kinh thánh có nhắc mục đích độc ác của Satan là tìm ra tội ác của con người và xuất hiện với tư cách là người buộc tội của họ.
Trong cuốn sách “Lạc mất thiên đàng” có nhắc đến hình ảnh quỷ Satan xuất hiện dưới dạng con rắn để cám dỗ ông Adam và bà Eva trong vườn địa đàng. Thượng đế tạo nên Adam và Eva nhưng lại không ban cho họ trí tuệ vì thế ông cấm 2 người ăn trái của cây “trí tuệ”. Satan đã biến thành con rắn dụ Eva ăn quả của cây “trí tuệ”, sau khi Eva ăn, Adam phát hiện ra thì đã quá muộn. Nghĩ rằng vì đã vi phạm điều cấm nên Eva sẽ chết, Eva chết đi thì Adam sống còn ý nghĩa gì nên Adam cũng ăn quả “trí tuệ” để mong được chết cùng Eva. Sau khi ăn, cả 2 bắt đầu có những nhận thức, trí tuệ, cảm xúc hỉ nộ ái ố… và trong trạng thái nửa say nửa tỉnh. Tr;6ong trạng thái đó, họ đã quan hệ với nhau. Điều này làm Chúa nổi giận vì cho rằng họ đã làm ô uế thánh thần nên đuổi họ ra khỏi vườn địa đàng.
Trong cuốn kinh khác, Satan lại xuất hiện như con rồng đỏ đi đánh nhau với con người. Trong kinh Thánh cũng mô tả, quỷ Satan luôn tìm cách cám dỗ Chúa Jesus, các thánh khác và gây rắc rối cho con người. Quỷ Satan được mô tả có tiếng kêu gầm gào như sư tử rống, luôn rình rập, lượn tìm để nuốt sống một ai đó. Satan rất “đa mưu túc kế”, thâm độc, vì thế người ta mới có câu cửa miệng là “quỷ kế”. Một trong những điểm mạnh nhất của quỷ Satan đó là khả năng thuyết phục, các trò xảo quyệt khéo léo vì thế Satan lôi kéo được rất nhiều “tay chân” để thực hiện các kế hoạch phá hoại của mình.
Nhiều quan niệm trong tôn giáo cho rằng Satan có khả năng nhập vào con người và biến những người đó thành những kẻ độc ác. Thậm chí chính Satan đã gây ra các bệnh tâm thần và là nguyên nhân của những vụ giết người.
9. Lucifer:
lucifer_vtin.vn
Lucifer là người đã gây ra cuộc chiến “Thiên Đàng vs Địa Ngục”, là khởi nguồn của các loài quỷ dữ vì chúng vốn là những “thiên thần sa ngã”. Sau khi bị đày xuống địa ngục, Lucifer đã trở thành Quỷ Vương Satan.

Điểm tên các loài ác quỷ, quái vật dưới địa ngục (phần 1)

Phỏng theo kinh thánh, địa ngục là nơi tăm tối, dơ bẩn và là nhà của vô số ác quỷ. Bài viết xin được đề cập đến các “ông hoàng, bà chúa quỷ” – những kẻ cầm đầu quỷ dữ sống dưới 9 tầng địa ngục nhằm chống lại chúa Jesus.
1. Lilith (tiếng Do Thái: לילית, Lilit, hoặc Lilith):

Lilith.
Lilith.

Lilith là một nhân vật trong thần thoại Do Thái, đại diện cho Chaos (sự hỗn loạn) và là một con ma tạo ra bão Mesopotamia huyền thoại, có liên quan với gió, và bị cho là kẻ mang đến bệnh tật và cái chết. Hình ảnh của Lilith lần đầu xuất hiện trong một loại thần gió bão được gọi là Lilitu, ở Sumer khoảng 3000 năm trước Công nguyên. Nhiều học giả cho rằng nguồn gốc của tên ký hiệu âm “Lilith” có từ khoảng năm 700 trước Công nguyên. Lilith xuất hiện trong bộ dạng một con ma đêm trong một truyền thuyết Do Thái và một con cú mèo trong bản dịch Kinh Thánh của vua James nước Anh (King James Version of the Bible).
Khi Lilith đến, thú rừng và chó rừng sẽ gặp nhau tại đó, dê đực kêu nhau, yêu quái ban đêm đến làm chỗ ở và tìm nơi náu nương yên ổn. Theo kinh ngụy tác, cô còn là vợ đầu của Adam. Theo truyền thuyết, Lilith là người nữ đầu tiên được Thượng đế tạo ra cho Adam, trước cả Eva. Câu chuyện có lẽ từ một suy diễn qua câu của Adam nói với Thượng đế khi lần đầu tiên gặp Eva, người nữ được Thượng đế tạo nên từ một xương sườn của ông. Câu nói ấy được ghi trong sách Sáng thế, chương 1, câu 21-22, với trích đoạn như sau:
Và Yavê Thiên Chúa đã giáng xuống trên người một giấc tê mê và nó đã ngủ thiếp đi, Và Người đã rút lấy một xương sườn của nó đoạn lắp thịt vào. Và trên sườn đã rút tự người, Yavê Thiên Chúa đã xây thành người Đàn bà. Đoạn Người dẫn đến với người. Và nó đã nói: “Phen này nàng là xương tự xương tôi, thịt tự thịt tôi. Nàng sẽ đội danh là “đàn bà” vì đã được rút từ đàn ông”. (Bản dịch của Nguyễn Thế Thuấn, thay vì gọi sách Sáng thế, ông gọi là sách Khởi nguyên)”.
“Đức Chúa là Thiên Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con người, và con người thiếp đi. Rồi Chúa rút một cái xương sườn của con người ra và lắp thịt thế vào. Đức Chúa là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người. Con người nói: “Phen này, dây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi. Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra”. (Bản dịch Các giờ kinh phụng vụ).
Suy diễn là đã có “phen này” thì ắt phải có “phen trước”. Theo truyền thuyết nguyên thủy thì Thượng đế đã ban Lilith cho Adam để làm người vợ đầu tiên. Cũng giống như Adam, Lilith được tạo ra từ đất, cùng một chất liệu đã tạo ra Adam, và hệ quả là Lilith yêu cầu hoàn toàn bình đẳng với Adam. Không chịu tuân phục thẩm quyền của Adam, Lilith tự mình biến mất khỏi Vườn địa đàng. Thượng đế sai các thiên thần đi tìm nhưng Lilith không chịu quay về.  Từ đó, Lilith đi với quỉ vương Satan. Các thiên thần thề sẽ trừng phạt bằng cách mỗi ngày giết chết 100 đứa con quỷ của Lilith. Đổi lại, Lilith cũng tìm cách trả thù bằng việc làm hại các trẻ sơ sinh của loài người. Thế nên thời cổ đại, các bậc cha mẹ thường cho con mang bùa để tránh cơn phục hận của Lilith. Trong các truyện dân gian khác, Lilith có tham gia với con rắn của Satan để khiến cho Adam và Eva sa ngã rồi bị đuổi khỏi Vườn địa đàng.
Theo các truyền thuyết ở vùng Lưỡng hà địa (Mesopotamia), Lilith là nữ vương của loài quỉ, và bị tai tiếng về việc quấy nhiễu tình dục trẻ em. Và đặc biệt, tính dâm dật của Lilith đối với đàn ông trưởng thành đã thành truyền thuyết, khiến Lilith trở nên nữ thần của các kỹ nữ, gái giang hồ (như thần Bạch Mi Quản Trọng ở Trung Hoa).  Theo Zohar, một tác phẩm nền tảng của của huyền học Do Thái giáo (Kabbalak), Adam là người đàn ông đầu tiên ăn nằm với Lilith. Adam được xem là con người hoàn hảo cho tới khi nhận ra tội lỗi của mình hoặc vụ Cain giết em (Abel) là nguyên nhân mang cái chết vào thế giới này. Lúc đó, sống cách ly với Eva thánh thiện, Adam ngủ một mình và ăn chay suốt 130 năm. Trong thời gian đó, Lilith (cũng là Pizna và Naamah) thèm khát vẻ đẹp của ông và đến với ông, trái với ý muốn của ông. Và sở dĩ Lilith chinh phục được là do bởi mầm móng tội lỗi trong con người của Adam. Tuy chỉ ăn nằm với Adam trong một thời gian ngắn nhưng Lilith sinh cho ông nhiều quỉ thần, được gọi là “các tai họa của loài người”.
Dù theo truyền thuyết của Do Thái, Lilith là một nữ quỷ nổi tiếng nhất trong các quỷ cái nhưng chắc chắn không là con quỷ độc nhất thuộc loại ấy. Còn có Ne’amah – chị của Tubal-Cain, kẻ mà theo các nhà sưu tập văn học dân gian Midrash có một sắc đẹp siêu phàm tới độ vua quỷ Ashmodai (cũng là Satan) mang nó đi luôn và lấy nó làm vợ – cũng như hai nữ quỷ khác là Afrat và Mahlat, mà theo Midrash, hết thảy những con quỉ khác là con cháu của bốn con quỉ cái đó.
Sau một thời gian dài bị xem là mê tín, ngày nay, Lilith lại được các học giả để ý tới với một cái nhìn mới vì trở thành biểu tượng của phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ, cả hai phương diện quyền con người và tư thế ăn nằm.
2. Asmodeus (tiếng Do Thái: אשמדאי, Ashmedai):

Asmodeus.
Asmodeus.

Asmodeus là con quỷ đại diện cho Lust (Dục vọng) và là vua của các loài quỷ, được biết đến trong “Deuterocanonical Book of Tobit”, trong đó ông là nhân vật chính phản diện và ông được một số người Kito giáo thời kỳ phục hưng xem là ông vua của 9 tầng địa ngục. Asmodeus là một trong 7 hoàng tử địa ngục đại diện cho một trong 7 tội lỗi chết người (Pride, Lust, Envy, Sloth, Greed, Gluttony và Wrath), được nhắc đến trong Kinh Thánh của vua Solomon và được miêu tả trên người còn có 2 đầu nữa: một đầu dê và một đầu ngựa .
Asmodeus là con quỉ của dục vọng, của những ham muốn tình dục của con người (nhờ đó ta mới có tội phạm Hiếp Dâm). Những người nào mắc phải tội lỗi này sẽ bị đày xuống Địa Ngục thứ 2 và bị kết án mãi mãi không siêu thoát. Trong Kinh Thánh của vua Solomon , Asmodeus được miêu tả là “Đàn ông gọi ta là Gấu vĩ đại, một vài người khác gọi ta là đứa con của rồng. Ta tượng trưng cho cái đẹp của các trinh nữ và là nguyên nhân làm cho trái tim họ lạnh giá”. Điểm yếu của Asmodeus là sợ nước. Mặc dù là hiện thân của dục vọng nhưng Asmodeus lại yêu cô gái tên là Sarah . Sarah có 7 đời chồng và đều giết chết chồng mình ngay trong đêm tân hôn và cô vẫn còn là một trinh nữ, đó là lý do tại sao Asmodeus lại bị cô gái này quyến rũ.
3. Astaroth:

Astaroth.
Astaroth. 

Astaroth là đại diện cho Oblivion (sự quên lãng), vốn là một vị thần cổ và đã bị chuyển thành quỷ trong Thiên Chúa Giáo (cũng có rất nhiều vị thần cổ bị chuyển thành quỷ như Astaroth trong Thiên Chúa Giáo).  Astaroth đã ở cùng loài người, cùng với Satan và Beelzebub, từ lúc khởi đầu. Astaroth là cháu gái của Beelzebub. Cha mẹ của cô là Ningal và Nanna. Astaroth rất được tôn kính ở những vùng thờ phụng cô. Astaroth được biết đến là vị thần của sự phì nhiêu , tình yêu và chiến tranh. Astaroth là vị thần cổ của vùng Trung Đông và cũng là vị thần của Babylon, Ishtar.
Sau này đã bị biển đổi thành con ác quỷ hung tàn, theo quan toà án dị giáo Sebastien Michaelis, Astaroth là con quỷ nằm ở hệ thống cấp bậc đầu tiên, hắn ta mê hoặc bằng sự lười biếng, sự phù phiếm, hão huyền và những điều triết lý đã được hợp lý hóa. Kẻ thù của Astaroth là Thánh Bartholomew (một trong 12 tông đồ của Chúa Jesus) – người có thể chống lại Astaroth vì có khả năng vượt qua cám dỗ của y. Với con người, Astaroth dạy cho họ Toán học và các nghề thủ công. Astaroth có thể làm cho con người trở nên vô hình và dẫn họ đến với những kho báu bí mật và trả lời tất cả mọi câu hỏi có liên quan một cách công thức với Astaroth. Astaroth được cho rằng có thể ban cho các thực thể khả năng điều khiển rắn. Theo Francis Barret, Astaroth là ác ma hung tàn của việc buộc tội và thẩm tra phạm nhân.
4. Beelzebub:
Beelzebub.
Beelzebub.
Beelzebub vốn là một thiên thần cấp cao trên thiên đàng, làm nhiệm vụ cố vấn cho chúa. Beelzebub là tổng tư lệnh quân đội bên cạnh Lucifer trong cuộc chiến Hell vs Heaven. Sau khi thua trận bị giáng xuống làm quỉ dữ và được xem là “hoàng tử của địa ngục”. Beelzebub là chúa tể của những con ruồi – loài vật mang theo những bệnh dịch khủng khiếp nhất đã cướp đi sinh mạng của cả hàng triệu người. Beelzebub còn có thể biến thành hình dạng ruồi và tự tạo ra những cơn dịch bệnh. Là một con quỉ cực mạnh và là một trong những cộng sự đắc lực của Satan.
Beelzebub tượng trưng cho những tên bạo chúa, là người gây nên tập tục thờ phụng các con quỷ, là người đánh thức những dục vọng của các thầy tế, là người mang đến sự ganh tỵ, sát nhân và chiến tranh. Beelzebub có một người bạn thân bị cầm tù ở vùng Biển Đỏ là con quỉ một cánh – Abezethibou. Khi ở tận cùng của địa ngục, giọng của Beelzebub vang lên: “Ta, hoàng tử của địa ngục, ta sẽ thừa kế sức mạnh đó và phá hủy tất cả mọi thứ từ thời kỳ của Adam và con cháu của hắn tạo ra, kể cả khi đó là việc duy nhất ta phải làm” – trong cuốn sách Gospel of Nicodemus được viết vào thế kỷ thứ 5 sau công nguyên.
5. Mammon:

Mammon.
Mammon.
Mammon là thần của sự giàu có và tiền tài nhưng kèm theo đó là sự ám ảnh của quỉ dữ vì Mammon được xem là vị thần lừa dối trong kinh Tân Ước. Mammon tượng trưng cho sự quí trọng thái quá đồng tiền, vật chất và sự giàu sang – “chủ nghĩa duy vật”. Chữ “Mammon” theo tiếng Syria có nghĩa là sự giàu sang và tiền tài. Từ thời trung cổ, Mammon đã được công nhận là có thật và là con quỷ của sự giàu có, không ít người đã thờ phụng nó. Mammon còn là con quỷ của tính hám lợi và sự tham lam. Trong cuốn sách “Lạc mất thiên đường”, Mammon được miêu tả :
“Mammon đã dẫn dắt họ…
Mammon đã cứu vớt linh hồn sa ngã
Từ thiên đàng, kể cả trong cái nhìn và suy nghĩ của hắn
Luôn là hạ cấp, và còn ngưỡng mộ hơn nữa
Vẻ ngoài giàu sang của thiên đàng, những tảng vàng
Còn hơn cả sự tuyệt diệu hay thần thánh
Trong cảnh tượng sung sướng ấy, bởi hắn là người đầu tiên
Kể cả đàn ông ,được sự chỉ dạy của hắn
Bằng việc cướp bóc và đôi tay tội lỗi
Vơ vét tình thương của Đất Mẹ
Cho một kho tàng ẩn dấu, sẽ sớm là của hắn
Mở đường đi tới ngọn đồi đau thương
Và đào sâu vào những đường gân của vàng…”

Đồng trinh có hai mặt

Những chuyện nói về đạo Công giáo La Mã, thì dù sớm hay muộn, những thay đổi, biến thái, có hay không đồng ý, có che dấu, cố chấp vv... những phản ứng tích cực, tiêu cực về Công giia1o La mã cũng không tránh khỏi. Chẳng khác gì tử tội đã bị trói và bịt mắt trên pháp trường, việc nổ súng hay chém đầu chỉ la thời gian. Vì biết thế nên giáo hội Công giáo La Mã phải chuyển mình, chay quanh quanh những giáo điều cổ hủ lỗi thời nhu hồng y thành phố Milan, Maria Martini nói :"Công giáo La m4 đã thụt lùi cổ hủ hai trăm năm rồi." Nhưng hồng y chỉ là một cá nhân riêng, tiếng nói của ông không có tác dụng lớn. Còn giáo hoàng và giáo hội không nói được, vì ở vị trí phải bảo vệ giáo hội, hoặc không nói ra, để mặc giáo phó cho may rủi. Nên những lới nói của giáo hoàng cũng chỉ là một phần nếu có của sự thật. Mà sự thật cắt giảm không bao giờ là sự thật đầy đủ, nên giáo hội sẽ muôn đời nói dối, lâu lâu có phát ngôn, hoặc đổ cho Chúa, hoặc lơ tơ mơ lửng lơ con cá vàng. Thật ra họ phải trói buộc trong hoàn cảnh gò bó lắm. Nói hết, nói toặc móng heo ra, là mang đạo ra xử bắn. Nói nửa vời, là nỗ lực, vớt vát được bao lâu hay bấy lâu. Chẳng hạn về tín điều Đức Mẹ Đồng Trinh, khi có bàn luận trong giáo đô, bên ngoài đã có biểu dương lực lượng để ép buôc phải tuyên bố tín điều đồng trinh. Thật là lạ, đồng trinh có hai mặt, một là sự tinh khiết toàn vẹn của một phụ nữ, quyết tâm không buông thả cho dục lạc. Hoặc là đã thành gái lủng, thì con đường duy nhất là vá 1trinh (giá trung bình từ 1500 đến 2000 đô-la, được các thiếu nữ Ai cập trước đêm tân hôn đã phải giải phẫu. Thua xa gái Việt Nam, nước vỏ lựu máu mào gà, rồi tắt ngúm đèn đi, cẩn thận hơn là lý nước có viên thuốc ngủ. Là chắc như bắp, cô dâu được bà con họ hàng khen lấy khen để. Nhiều cô, bị tự ái, tưởng bị nói kháy, đã "ôm bom tự sát!" Nhà thờ làm lễ vinh danh, làm cô dâu phải lăn lộn trong áo quan!
Như đã nói, Công giáo La mã sẽ phải thức tỉnh, từ những lời thú tội của giáo hoàng, từ hành vi bất xứng của bọn linh mục, của giáo dân dần dần được Chúa soi sáng, hầu hết sẽ cùng nhau thay da đổi thịt. Chẳng khác gì lâu không tắm, da dẻ bẩn thỉu, múi hôi lan ra, nên lâu lâu, xuân thu nhị kỳ, cũng phải tắm rửa, vừa sạch sẽ bản thân, vừa tốt lành phần hồn(?). May mắn cho tôi từng là giáo dân và đã là cựu giáo dân, nên tôi viết rất thoải mái. Không vướng nắc về một giáo điều nào, không nể nag tránh né, bất cứ pah3n ứng nào, miễn là phải cho có lý. Khốn cùng cho đạo Công giáo La Mã, dùng lý là diệt đạo. giáo hội nói dối, các cha nói dối, và giáo dân phải điếc tai. Trẻ con hay sợ hãi cũng có giới hạn.Không phải sợ hãi mãi mãi. Dù có lễ buộc, nhưng có lúc người thắc mắc tại sao phải có "lễ buộc!" Lễ là thờ phượng vinh danh Chúa, sao phải :bắt buộc?" Nếu Chúa là cha nhân từ và lòng lành vô cùng (vô cùng nhé!) bắt buộc còn già là nhân từ và lòng lành nữa. Rõ ràng là giáo hội các cha nói, Chúa không bao giờ nói cả. Vì giáo hội cần số lương hơn phẩm lượng, càng đông càng vui. Nên hầu hết mọi nơi, chỗ nào giáo hội nhà thờ cũng đặt "giá trí sống chết" (vie et mort) vào số đông. Ví vậy cần nhất là "Chúa phán!", nhưng Chúa dẫy đành đạch, tao có phán mẹ gì đâu, mà chúng bay cứ đổ ác cho tao!" Thời cuộc tình thế biến đổi, giáo hội chỉ là sản phẩm của con người. Thời Bóng Tối (Dark Age) không còn nữa, mà là thời của ánh sáng (enligtement).
Ở Việt Nam hay khắp thế giới, rào cản cấm đoán không hữu hiệu nữa, trừ những người tự bịt mắt không nói chi. Vì vậy đưng nhiên giáo hội phải thay đổi, các cha phải thay đổi và giáo dân cũng thay đổi theo. Ví dụ như giáo dân cuồng tín ngu đạo sẽ phải thấy anh sáng "bên kia đường hầm lừa dối", phải bùng lên! Tôi có đứa cháu học trường Mỹ, nhưng nó thường hay nói tới Mười điều răn (The Ten Commands!". Nhưng sau khi lên đại học và tốt nghiệp, bác cháu chuyện trò với nhau, cháu không còn nói đến Mười điều răn nữa. Cháu biết thế là được rồi. Ngày nào tôi sẽ rửa sạch nước rửa tội cho cháu, và sẽ tắm cho cháu bằng nước sự thật hay ít ra bằng sự tỉnh ngộ, như bác của cháu. Trừ khi cháu lấy vợ có đạo, thì ngoại đạo mấy, cháu cũng không thoát, vì nó bị vợ nói :"Mang về cho Chúa một linh hồn!" Như tôi đã viết trưởng thành và truyền thông trên mạng (net) đi khắp nơi, nước Sự thật trị đến thay cho nước cha. Lý trí hay đạo lý sẽ thắng cuồng tín ngu đạo!

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Nguồn gốc của thập tự giá

Kinh Thánh không nói Chúa Giê-su bị hành hình trên thập tự giá. Vậy, tại sao các giáo hội —Công giáo, Tin Lành và Chính Thống giáo—cho rằng họ dạy dỗ và làm theo Kinh Thánh mà lại dùng thập tự giá trang trí nhà thờ và là biểu tượng của tôn giáo? Làm thế nào thập tự giá trở thành biểu tượng phổ biến như thế?
Không chỉ tín đồ của các giáo hội sùng kính thập tự giá mà cả những dân tộc không biết Kinh Thánh và các tôn giáo có trước thời giáo hội rất lâu cũng thế. Nhiều sách tham khảo tôn giáo cho biết người ta dùng thập tự giá dưới nhiều hình dạng từ thời xa xưa của nền văn minh nhân loại. Chẳng hạn, trên các vết tích Ai Cập cổ, có những lời khắc bằng từ tượng hình hoặc hình mô tả các thần và thập tự hình chữ T có vòng quay ở đầu. Người ta nghĩ đây là biểu tượng của sự sống. Sau đó, biểu tượng này được Giáo hội Ai Cập và các giáo hội khác tiếp nhận và sử dụng cách phổ biến.
Theo một bách khoa từ điển Công giáo (The Catholic Encyclopedia), “hình dạng ban đầu của thập tự giá dường như là chữ thập ngoặc (crux gammata). Thập tự này được các nhà nghiên cứu về phương Đông và những sinh viên ngành khảo cổ thời tiền sử gọi bằng tên tiếng Phạn là swastika”, tức chữ Vạn. Biểu tượng ấy được các tín đồ Ấn Độ giáo và Phật giáo sùng kính khắp châu Á, và ngày nay vẫn còn thấy ở các vùng này.
Chúng ta không biết rõ thập tự giá trở thành biểu tượng của giáo hội từ khi nào. Theo từ điển Kinh Thánh của ông Vine (Expository Dictionary of New Testament Words): “Đến giữa thế kỷ thứ 3 CN, giáo hội đã loại bỏ hoặc làm sai lệch một số đạo lý của Chúa Ki-tô. Để làm tăng thanh thế của mình, giáo hội bội đạo này đã tiếp nhận người ngoại đạo dù họ chưa thay đổi niềm tin, và vẫn được phép giữ các biểu tượng ngoại giáo”, trong đó có thập tự giá.
Đối với một số học giả, năm 312 công nguyên là một điểm mốc. Năm ấy, trên đường đi chiến đấu, hoàng đế Constantine, người thờ thần mặt trời, cho rằng mình đã nhìn thấy chữ thập trên mặt trời với lời kèm theo bằng tiếng La-tinh “in hoc vince” (nhờ đó hãy chiến thắng). Thời gian sau, một biểu tượng “đạo Ki-tô” được vẽ lên lá cờ, khiên và áo giáp quân lính của ông (hình bên dưới). Người ta cho rằng ông đã cải đạo sang Ki-tô giáo, nhưng trên thực tế mãi đến 25 năm sau, lúc hấp hối, ông mới làm phép rửa tội. Vì thế, một số người nghi ngờ động lực của ông. Sách The Non-Christian Cross (Thập tự giá không thuộc Ki-tô giáo) cho biết: “Hành động của ông cho thấy ông muốn biến Ki-tô giáo thành một đạo mà thần dân sẽ dễ chấp nhận, là công giáo [giáo hội phổ cập], thay vì ông tiếp nhận sự dạy dỗ của Chúa Giê-su, người Na-xa-rét”.
Sau đó, người ta dùng thập tự giá dưới nhiều hình dạng. Chẳng hạn, một từ điển (The Illustrated Bible Dictionary) cho biết thập giá của thánh An-tôn có “hình chữ T mà một số người cho là bắt nguồn từ biểu tượng của thần Tammuz [xứ Ba-by-lôn] là chữ tau.Thập giá thánh Anh-rê có hình chữ X. Thập giá thông thường nhất được gọi là thập giá La-tinh có hai thanh giao nhau, thanh ngang hạ thấp xuống, “theo truyền thống là thập giá mà Chúa bị đóng đinh”.
Môn đồ Chúa Giê-su vào thế kỷ thứ nhất tin gì?
Kinh Thánh cho thấy vào thế kỷ thứ nhất, nhiều người nghe Chúa Giê-su giảng đã trở thành môn đồ ngài và đặt đức tin nơi cái chết làm giá chuộc của ngài. Sau khi sứ đồ Phao-lô rao giảng cho người Do Thái ở thành Cô-rinh-tô, chứng minh Chúa Giê-su là Đấng Ki-tô, Kinh Thánh kể: “Cơ-rít-bu, chủ nhà hội, với cả nhà mình đều tin Chúa; lại có nhiều người Cô-rinh-tô từng nghe Phao-lô giảng, cũng tin và chịu phép báp-têm” (Công-vụ 18:5-8). Sứ đồ Phao-lô không dạy các đồng đạo dùng biểu tượng hoặc ảnh tượng trong việc thờ phượng mà khuyên họ hãy “tránh khỏi sự thờ-lạy hình-tượng”.—1 Cô-rinh-tô 10:14
Các nhà sử học và nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng cho thấy các tín đồ vào thế kỷ thứ nhất dùng thập tự giá. Điều đáng chú ý là sách History of the Cross (Lịch sử của thập tự giá) trích dẫn lời của một nhà văn cuối thế kỷ 17: “Có thể nào Chúa Giê-su hài lòng khi thấy các môn đồ hãnh diện về công cụ được dùng để hành hình tội phạm, mà trên đó [người ta cho là] Ngài chịu đựng, chịu chết dù vô tội, qua đó khinh điều sỉ nhục?”. Bạn nghĩ sao?
Thờ phượng bằng hình tượng hoặc ảnh tượng không được Đức Chúa Trời chấp nhận. Sứ đồ Phao-lô nêu lên câu hỏi: “Có thể nào hiệp đền-thờ Đức Chúa Trời lại với hình-tượng?” (2 Cô-rinh-tô 6:14-16). Không có câu Kinh Thánh nào cho thấy chúng ta nên dùng vật giống công cụ được sử dụng để đóng đinh Chúa Giê-su trong việc thờ phượng.—So sánh Ma-thi-ơ 15:3; Mác 7:13
Vậy, dấu hiệu để nhận biết môn đồ chân chính của Chúa Giê-su là gì? Không phải thập tự giá hay bất cứ biểu tượng nào mà là tình yêu thương. Chúa Giê-su nói với các môn đồ: “Ta ban cho các ngươi một điều-răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy. Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên-hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn-đồ ta”.—Giăng 13:34, 35.
[Câu nổi bật nơi trang 19]
Vật mà những người viết sách Phúc âm nói đến hoàn toàn khác với vật mà thời nay người ta gọi là thập tự giá
[Hình nơi trang 18]
Hình vẽ một tội phạm bị hành hình trên staurosʹ, “De Cruce” của Lipsius, thế kỷ 17
[Hình nơi trang 19]
Hình vẽ trên bức tường ở Ai Cập có hình thập tự vòng quai, biểu tượng của sự sống (khoảng thế kỷ 14 trước công nguyên)
[Nguồn tư liệu]
© DeA Picture Library/Art Resource, NY
[Hình nơi trang 19]
Chữ vạn trong ngôi đền Laxmi Narayan của Ấn Độ giáo
[Nguồn tư liệu nơi trang 20]
From the book The Cross in Tradition, History, and Art (1897)

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Công Giáo Và Vấn Đề Phá Thai

Khi Thiên Chúa toàn năng của bạn giết chết các phôi thai (bằng cách làm xảy thai) hoặc sai người ta đi giết thiên hạ thì bạn gọi đó là kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa. Nhưng khi các bác sĩ phải giết một bào thai để cứu sống người mẹ thì bạn cho đó là một hành động sát nhân! (TTL)
I. Quan điểm Pro-Life
II. Những điều vô lý của quan điểm Pro-Life.
III. Quan điểm Pro-Choice
IV. Kết Luận
Vấn đề phá thai là một vấn đề xã hội, hoàn toàn hợp pháp do một phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ trong vụ án Roe v. Wade từ năm 1973. Vấn đề này luôn luôn trở thành một chủ đề nóng bỏng ở mỗi kỳ bầu cử tổng thống. Có hai quan điểm đối chọi: một bên được mệnh danh là Pro-Choice, nghĩa là thuận cho sự tự do chọn lựa; còn bên kia làPro-Life, thuận việc bảo vệ sự sống.
Chỉ còn một tháng nữa là đến ngày bầu cử tổng thống (ngày 3 tháng 11). Hiện nay, các phong trào ồn ào thái quá có mục đích cổ động phiếu của giới Công Giáo đang là một sự kiện nổi cộm cần phải được đem ra bàn mổ xẻ để tìm cho ra ngọn ngành, nhất là khi vấn đề đang được các tổ chức có thế lực thuộc tôn giáo, chính trị, và giới tài phiệt tư bản cố tình xuyên tạc, bóp méo chỉ vì quyền lợi chính trị của phe nhóm.
Vậy quan điểm Pro-Life là gì? Có điều gì vô lý với quan điểm này? Và quan điểm Pro-Choice là gì? Có điều gì thuyết phục với quan điểm này? Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt trả lời những câu hỏi này và bàn thêm về những điều liên quan để tìm ra kết luận quan điểm nào đáng nhận được sự ủng hộ của quần chúng hơn cả.
● Quan điểm Pro-Life
Thực vậy, trong bản cương lĩnh của đảng Cộng Hòa (Republican Platform) vừa họp đại hội đảng vào đầu tháng 9, người ta nhận ra ngay một lập trường dứt khoát mà đảng vẫn theo đuổi từ xưa nay, đó là tuyệt đối cấm phá thai trong tất cả mọi tình huống, không có luật trừ, kể cả trong những trường hợp có sự nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ, trường hợp bị hiếp dâm, trường hợp loạn luân, hoặc ngay cả trường hợp mà người ta biết trước bào thai có vấn đề như dị tật, hội chứng thần kinh (down syndrome), thiếu một phần não (anencephaly); nếu để sinh ra thì cũng chỉ sống được vài ba ngày, vài ba tháng, hoặc vài ba năm. Quan điểm cực đoan này cũng phù hợp với quan điểm của Công Giáo từ mấy trăm năm nay. Họ cho rằng sự sống cần phải được bảo vệ với bất cứ giá nào, hơn cả việc bảo vệ quyền tự do của người đàn bà. Lý luận của họ có thể được tóm tắt bằng một tam đoạn luận sau đây:
  • Giết người vô tội là một sai lầm.
  • Bào thai là một người vô tội.
  • Do đó, giết bào thai thì sai lầm.
  • Bất cứ người nào, kể cả những người thuộc nhóm Pro-Life, cũng đều đồng ý với tiền đề thứ nhất của tam đoạn luận này, rằng giết người vô tội là một sai lầm. Nhưng vấn đề rắc rối xuất phát từ cái lối khẳng định của tiền đề thứ hai, đó là bào thai là một người vô tội. Tùy theo cách nhìn, cách định nghĩa thế nào là một con người, chúng ta sẽ có câu kết luận hoặc đúng hoặc sai. Nó hoàn toàn tùy thuộc vào các quan điểm khác nhau về định nghĩa con người.
    Quan điểm của Công Giáo thì cho rằng tính người có sẵn trong một hợp tử hay một phôi thai từ khi người đàn bà thụ thai, nghĩa là khi con tinh trùng của người đàn ông đã phối hợp với cái trứng của người đàn bà. Chính lúc thụ thai này là thời khắc Thiên Chúa thổi vào đó một linh hồn. Khoa học không thể xác định khi nào một hợp tử, một phôi thai, hay một bào thai là một con người, hoặc khi nào con người có linh hồn. Đó là điều vô phương. Người ta chỉ có thể biết rằng sự thụ thai của người đàn bà là khi cái trứng gặp được một con tinh trùng của người đàn ông để trở thành một hợp tử, một phôi thai. Phôi thai này sẽ di chuyển dần xuống tử cung rồi trở thành một bào thai, và nằm ở đó chín tháng mười ngày trước khi chào đời.
    Quan điểm của Công Giáo thì không có nguồn gốc từ Thánh Kinh, nghĩa là không phải từ lời Chúa dạy nhưng chỉ là lời của những người cầm đầu của một tổ chức tôn giáo mà các tín hữu luôn luôn phải gọi là Hội Thánh. Một vấn đề riêng tư, mang nặng đẻ đau của riêng người đàn bà, đang được áp đặt bởi một nhóm người chỉ hoàn toàn đàn ông độc thân, không bao giờ có kinh nghiệm hay phải đối diện với thực tế của các vấn đề về tình dục, hạnh phúc của gia đình, và về việc nuôi nấng và dạy dỗ các con cái; và đặc biệt điều áp đặt đó không chỉ nhắm vào các tín đồ của tôn giáo họ, nhưng vào toàn thể các công dân, không phân biệt bất cứ họ thuộc tôn giáo nào.
    1
    Những thành phần Công Giáo tiến bộ tin rằng những ông hồng y, giám mục này không thể nói thay cho mọi người Công Giáo ở những vấn đề công cộng thuộc chính sách quốc gia.
    Chúng ta cũng biết rằng đảng Cộng Hòa ở Hoa Kỳ là một đảng chuyên lo bảo vệ giới giàu và các thế lực tư bản, là đảng đại diện cho những thành phần bảo thủ, cực đoan, đối nghịch với đảng Dân Chủ tự do, tiến bộ, chuyên lo bảo vệ giới nghèo và giới trung lưu. (Xin xem thêm bài Dân Chủ hay Cộng Hòa, Đảng Nào Chuyên Lo Bảo Vệ Giới Nghèo của cùng tác giả ở cái nguồn: http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=5396 ). Từ một quan điểm chung về vấn đề phá thai, chúng ta nhận ra ngay rằng sự liên kết của Công Giáo với đảng Cộng Hòa trong mùa bầu cử là điều đương nhiên, cho dù thành phần chủ yếu của đảng Cộng Hòa là những người Tin Lành bảo thủ, đã một thời có những luật kỳ thị người Công Giáo, điển hình là luật cấm những người Công Giáo nắm giữ các chức vụ công quyền (Anti-Catholic laws. Nguồn: http://www.religionforums.org/Thread-Anti-Catholic-Laws).  Đúng hơn, bản cương lĩnh của đảng Cộng Hòa đã phải chìu theo các đòi hỏi của những thành phần bảo thủ, cực đoan, để giành phiếu của các cử tri người Công Giáo, mặc dù trước đây ông Mitt Romney, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa, đã công khai ủng hộ việc phá thai khi tranh luận với ông Ted Kennedy trong lần bầu cử Thượng Nghị Viện đại diện cho tiểu bang Massachusetts.
    Nhưng một quan điểm cấm đoán cực đoan, cứng ngắc như vậy có điều gì là hợp lý để làm giảm bớt đau khổ của người đàn bà trong cơn túng quẩn và ở một hoàn cảnh không còn có sự chọn lựa nào khác?
    ● Những điều vô lý của quan điểm Pro-Life.
    Con người tiến hóa từ một hợp tử gồm cái trứng và con tinh trùng. Vậy khi nào nó mới thực sự là một con người, một câu hỏi không có lời giải đáp? Nếu bảo rằng một hợp tử, một phôi thai, hay một bào thai cũng có nhân vị như một con người thì chúng ta phải làm gì đối với những con người hằng ngày bị bỏ rơi trong các thùng rác, hậu quả của việc cấy phôi thai qua phương pháp thụ thai trong lồng kính (in-vitro fertilization)? Chính phương pháp cấy phôi thai này đã giúp cho những cặp vợ chồng hiếm muộn có khả năng sinh con. Hiện nay, đã có hằng triệu người sinh ra đời nhờ phương pháp thụ thai trong lồng kính này.
    Bác sĩ cấy phôi thai bằng cách phối hợp cái trứng của người mẹ với con tinh trùng của người cha trong một lồng kính để tạo sự thụ thai, rồi sau đó sẽ cài đặt cái phôi thai đó vào trong tử cung của người mẹ cho đến ngày đứa bé chào đời. Việc cấy phôi thai này làm thụ thai hằng mấy chục cái trứng cho mỗi cặp vợ chồng, nhưng các bác sĩ chỉ cần dùng duy nhất có một vài ba cái trứng đã thụ thai cho công việc cấy thai. Những phôi thai còn lại này sẽ được giữ trong tủ lạnh, rồi qua một thời gian sau, sẽ bị dụt bỏ vào trùng rác. Chúng cũng có thể được dùng trong các phòng thí nghiệm để cấy những tế bào phôi. Đó là việc nghiên cứu tế bào phôi (stem cell research), một lĩnh vực có rất nhiều hứa hẹn để chữa các chứng bệnh nan y mà khoa học hiện nay đang bó tay nhưng lại bị đảng Cộng Hòa và Công Giáo từng lên tiếng chống đối mạnh mẽ từ mấy chục năm nay.
    Người ta cũng biết rằng cứ ba người đàn bà mang thai thì thường có một người bị xảy thai. Như vậy, số người bị xảy thai vẫn đang có nhiều triệu người trong mỗi năm. Nếu chúng ta bảo rằng các bác sĩ phá thai là những kẻ sát nhân thì chính Thiên Chúa toàn năng đang là một kẻ sát nhân độc ác nhất. Vậy một sát nhân ác độc có đáng để chúng ta tôn thờ hay không? 
    Hơn nữa, người Công Giáo thường làm lễ cầu hồn cho những người đã chết. Vậy tại sao không bao giờ chúng ta thấy họ cầu hồn cho những phôi thai cũng có linh hồn như chúng ta nhưng đã bị Thiên Chúa giết chếtVà hằng tỉ phôi thai có linh hồn đang nằm trong tủ lạnh chờ ngày bỏ vào thùng rác, tại sao người Công Giáo không có những nổ lực ra tay cứu vớt những linh hồn đó?
    Nếu theo dõi những diễn tiến chính trị ở Hoa Kỳ, người ta sẽ nhận ra ngay có một sự khôi hài và mỉa mai rất lớn, rằng những kẻ theo Pro-Life thường nhân danh sự sống của con người để chống đối những kẻ theo Pro-Choice, những kẻ chỉ muốn tôn trọng quyền tự do chọn lựa riêng tư của người đàn bà; nhưng chính những kẻ Pro-Life lại là những kẻ theo đuổi các chính sách làm nguy hại đến sự sống của con người nhất. Họ cũng là những kẻ luôn luôn hô hào cổ vũ cho người dân được tự do mua súng đạn (Pro-Guns); ủng hộ hình phạt tử hình (Pro-Capital Punishment); bảo vệ giới giầu (Pro-Wealthy); theo đuổi chiến tranh Iraq (Pro-Irac War), ủng hộ việc tra tấn tội nhân (Pro-Torture)… Lý do bảo vệ sự sống chỉ là tấm bình phong che đậy của những kẻ giả hình.
    ●Quan điểm Pro-Choice
    Quan điểm Pro-Choice là một quan điểm tiến bộ vì nó không cứng ngắc và cực đoan như quan điểm Pro-Life.  Nó phù hợp với thực tế hơn, và thực tế đó là chẳng có người đàn bà nào khơi khơi quyết định phá thai chỉ trong một sớm một chiều. Đó là một quyết định khó khăn đòi hỏi sự thận trọng và góp ý của nhiều người liên hệ trong gia đình.
    Thống kê duy nhất mà chúng ta hiện có về vấn đề phá thai là một thống kê của cơ quan Guttmacher Institute làm năm 2005. Thống kê cho biết tỉ lệ phá thai hiện đang ở mức thấp nhất trong 30 năm qua.
    Trong các vụ phá thai, có 30% vụ xảy ra trước khi bào thai được 6 tuần tuổi, 60% vụ trước khi bào thai được 8 tuần tuổi, và chỉ có 1% vụ khi bào thai quá 20 tuần tuổi. Y học cũng cho chúng ta biết rằng một phôi thai không thể sống sót nếu nằm ngoài bụng mẹ, và nó có một hy vọng sống rất mong manh nếu chưa được 26 tuần tuổi. Cho dù bào thai đã quá 26 tuần tuổi, hy vọng sống của nó cũng chưa hẳn là chắc chắn.
    Như vậy, thực tế của vấn đề ở Mỹ là hầu như chẳng có người đàn bà nào đi phá thai khi bào thai đã quá lớn, hơn 26 tuần tuổi. Nếu đó không phải là một vấn đề đáng quan tâm thì tại sao người Công Giáo cứ phải xuống đường biểu tình để tranh đấu cho một điều không cấp bách ? Sao họ không xuống đường biểu tình để tranh đấu cho hòa bình, chống nghèo đói, chống chiến tranh, và chống lòng tham vô đáy của giới tư bản Mỹ, những vấn đề đang gây nhiều đau khổ cho con người và làm băng hoại xã hội?
    2
    Thống kê của Pew ghi nhận rằng Obama càng ngày càng bỏ xa Romney về số phiếu ủng hộ của người Công Giáo kể từ tháng 6 năm nay. (http://religion.blogs.cnn.com/2012/09/27/pew-poll-obama-opens-up-lead-over-romney-among-catholics/comment-page-10/)
    Pro-Choice không có nghĩa là Pro-Abortion vì phá thai không phải là một việc làm thích thú, và ai ai cũng đã đồng ý với tiền đề của tam đoạn luận trên, rằng giết người vô tội là một sai lầm.
    Đã từ nhiều thế kỷ qua, người đàn bà đã và đang tìm đến việc phá thai, và ở Mỹ, dịch vụ được chăm nom y tế là một dân quyền. Quyết định phá thai luôn luôn được cân ngắc rất kỷ lưỡng, nhưng quyết định đó phải hoàn toàn tùy thuộc vào những người liên hệ, không phải là quyết định của các ông hồng y hay giám mục, hoặc cũng chẳng phải là quyết định của các nhà chính trị. Cho dù Giáo Hội Công Giáo có cấm đoán, và đã có nhiều ông giám mục, linh mục đem thiên đàng và hỏa ngục ra hù dọa các ứng cử viên thuộc đảng Dân Chủ ủng hộ việc phá thai, bằng những biện pháp chế tài như rút phép thông công, không cho rước mình thánh Chúa… thì vẫn đã và đang có 98% những người đàn bà Công Giáo ở tuổi có hoạt động tình dục tích cực dùng thuốc ngừa thai. Thống kê của viện Gallup vào tháng 5 vừa qua cũng khẳng định rằng có hơn 82% những người Công Giáo tin rằng việc kiểm soát sinh sản thì đáng được chấp nhận, và nó phù hợp với đạo đức và luân lý, cho dù Giáo Hội Công Giáo vẫn cứ khăng khăng chống đối và lên án.
    Và người ta cũng ghi nhận rằng có 54% người Công Giáo đã bỏ phiếu cho Obama của đảng Dân Chủ trong kỳ bầu tổng thống năm 2008, trong khi chỉ có 45% bỏ phiếu cho McCain của đảng Cộng Hòa. Thống kê thăm dò mới nhất của cơ quan Pew Research Center cũng ghi nhận rằng người Công Giáo sẽ bỏ phiếu cho Obama trong kỳ bầu cử năm nay sẽ là 54%, trong khi chỉ có 39% sẽ bầu cho Romney của đảng Cộng Hòa. (Nguồn:http://religion.blogs.cnn.com/2012/09/27/pew-poll-obama-opens-up-lead-over-romney-among-catholics/ ).
    Người theo quan điểm Pro-Choice luôn luôn tranh đấu cho công bằng xã hội. Họ mong muốn rằng sẽ không còn ai phải cần đến dịch vụ phá thai. Nếu không được vậy, ít nhất người ta cũng có thể làm được tỉ lệ phá thai giảm bớt chừng nào có thể. Để được vậy, cần phải có sự giáo dục quần chúng về vấn đề trách nhiệm trong tình dục, khuyến khích và phổ biến việc dùng các phương pháp ngừa thai, kể cả việc dùng áo mưa (condom), những thứ mà Giáo Hội Công Giáo đang ra sức cấm cản. Thật là một điều  mâu thuẫn lớn khi Giáo Hội Công Giáo một mặt cấm phá thai, nhưng mặt khác lại cấm cả việc ngừa thai. Ngừa thai là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để làm giảm bớt tỉ lệ phá thai. Phá thai chỉ là một sự chọn lựa cuối cùng của người đàn bà ở thế không còn có sự lựa chọn nào khác. Đó là quyền tự do quyết định mà không một ai trong chúng ta có thể can thiệp, nhất là khi người ta đòi can thiệp nhân danh các giáo điều tôn giáo của riêng họ.
    ● Kết Luận
    Bởi vì không có một tiêu chuẩn đồng thuận nào để xác định khi nào một hợp tử hay một phôi thai có đầy đủ nhân vị của một con người, cho nên nếu bạn nghĩ như người Công Giáo rằng một hợp tử hay một phôi thai là một con người thực sự vì đã có Chúa thổi vào một linh hồn thì bạn cứ việc chọn lựa và hành động theo như ý của bạn. Nhưng nếu người khác không có cùng quan điểm như bạn vì họ nhận ra được những điều vô lý trong quan điểm của bạn thì xin bạn hãy tôn trọng quyền tự do chọn lựa riêng tư của họ. Thay vì bạn làm ồn ào chống đối những người theo quan điểm Pro-Choice thì bạn nên dành thì giờ và công sức để làm thế giới này bớt chiến tranh, bớt nghèo khổ, và đặc biệt làm cho những người đàn bà và gia đình của họ bớt phải đau khổ vì quan điểm giáo điều, cứng ngắc và cực đoan của bạn.
    Tại sao người Công Giáo quan tâm quá mức đến những tế bào mới chỉ có khả năng thành con người, trong khi những con người thực sự đang sống trước mặt họ thì họ lại không quan tâm bằng? Đó là những người đàn bà mà sự sống đang bị đe dọa vì phải mang thai suốt chín tháng mười ngày, hoặc những người mang thai vì nỗi ô nhục của một cuộc hiếp dâm hay một sự loạn luân, hoặc những người bị kỳ vọng sẽ phải nuôi dưỡng suốt đời những người con dị tật, có hội chứng tâm thần, hay chỉ có một nửa khối óc, không nên sống một cuộc sống của kiếp người.
    Khi có một người chết thì bạn xem đó như là thánh ý của Thiên Chúa, bởi vì bạn không thể chết nếu Thiên Chúa chưa muốn bạn chết. Khi Thiên Chúa toàn năng của bạn giết chết các phôi thai (bằng cách làm xảy thai) hoặc sai người ta đi giết thiên hạ thì bạn gọi đó là kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa. Nhưng khi các bác sĩ phải giết một bào thai để cứu sống người mẹ thì bạn cho đó là một hành động sát nhân.
    Vì quyền lợi và sự sống còn, Công Giáo Hoa Kỳ đã phải liên kết với đảng Cộng Hòa để cổ động phiếu trong kỳ bầu cử tổng thống năm nay, bất kể họ đang đại diện cho một định chế tôn giáo không phải đóng thuế như các tổ chức xã hội khác, bất chấp Hiến Pháp Hoa Kỳ đòi hỏi sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước. Vậy việc tranh đấu của Giáo Hội Công Giáo để bảo vệ quyền sống của các tế bào chỉ mới có khả năng thành con người chính là một việc tranh đấu để bảo vệ cho chính sự sống còn của Giáo Hội Công Giáo, bởi lẽ tín điều Hội Thánh không thể sai lầm trong những vấn đề đức tin và luân lý đang bị đe dọa, nhất ở thời điểm mà con người đã tự quyết định đi theo sự phán đoán của lương tâm và trí tuệ, thay vì nhắm mắt như một đàn chiên chỉ biết vâng lời trong tuân phục.
    Chúng ta nên tôn trọng niềm tin của mọi người nhưng không thể áp đặt niềm tin của chúng ta vào sinh hoạt chính trị của một quốc gia. Chúng ta nên tranh đấu cho công bằng xã hội thay vì tranh đấu và bảo vệ những giáo điều của một định chế, cho dù là một định chế tôn giáo có thế lực nhất hoàn vũ.
    Trần Tiên Long

    Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

    Tôi Không Lập Lờ Như Pascal [P2]

    Phần II
    Sau khi bài của tôi đăng, ông anh họ biết. Bèn gọi điện trách tôi rằng;
    -Thanh niên trong làng có nhiều đứa còn giỏi hơn mi chứ chưa nói trong tỉnh, nói cả nước. Còn mi là chi so với Pascal ? Hữu thần vẫn hơn vô thần.. Có còn hơn không. Linh mục đã từng học những 4 năm Thần học chứ phải giỡn đâu! ....
    Thưa bạn đọc! Tôi chỉ là một con người bình thường. Còn việc giác ngộ để không tin đạo Kito theo như tôi thấy dễ. Chứ không cứ phải có đầu óc cao siêu chi cả. Để giác ngộ được, tự mình phải làm chủ suy nghĩ một cách độc lập, tự do. Phải gạt bỏ sự cứ lệ thuộc, rập khuôn theo kinh sách đã dạy, dù đó là một Hội”thánh” có bề thế trên thế giới (Đạo Phật; đạo Hồi cũng bề thế đấy cả). Hãy lắng đọng nghe ai đó nói đúng tuy họ tầm thường; Để tâm suy nghĩ khi đọc một quyển sách nói đúng dẫu nghe ra có phần “nghịch nhỉ”.
    Quay lại chuyện ông anh tôi: - Qua 40 năm sống với chính thể, văn hóa Cách mạng; cập nhật văn minh tiến bộ của thế giới nhờ nhiều phương tiện thông tin… Biêt đâu trong làng tôi đang có nhiều người giác ngộ như tôi! Nhưng do hoàn cảnh ở một xứ quá sùng đạo, trong nhà sùng đạo …nên họ hy sinh chịu ”im hơi lặng tiếng” đó thôi! Có thể họ sợ bị ghép : -cứ bỏ đạo là theo cộng sản (một quan niệm sai lầm). Còn nói CÓ (hữu thần) còn hơn KHÔNG (vô thần) ư!-Ông anh ơi! Thần của đạo Bà-la-môn mới đúng đấy anh ạ!
    Còn việc Linh mục đã học 4 năm thần học ư? -Chỉ học theo những gì là kinh sách, giáo lí nằm trong tinh thần của giáo hội Vatican đó cả thôi! Học chuyên sâu, kỹ hơn giáo dân mà thôi! Chứ có lên núi học riêng với Chúa như tổ phụ Môi-se đâu!
    Làm người mấy ai giỏi được toàn diện, được mặt này thiếu mặt kia là thường. Ông Pascal cũng vậy. Ông giỏi có tiếng về toán, vật lý và (triết học)! Nhưng: ông bỏ Kito giáo Lama để theo đạo Jansen; công kích dòng Tên; tin triệt để vào cái chuyện ”Tội nguyên thủy” (tội nguyên thủy rõ ràng do “Chúa” áp đặt (Thiết Pui). Điểm này Pascal nên học ông Albert Einstein. Einstein nhận định: "Không thể tin Chúa trời lại thưởng phạt thụ tạo của mình" (S.H.).
    Pascal dở nhất là chứng BÁN TÍN BÁN NGHI, sinh ra chơi trò ĐÁNH CUỘC, chứng tỏ ông khô khan đạo, không đọc ‘Sách thánh” ít học giáo lí! Vì thế ông đã không nãy sinh thắc mắc, hoài nghi về hàng trăm chuyện phi lí, sai trái nằm ngay trong “kinh thánh”, trong giáo lí.
    Xin đan cử vài vấn đề trong hàng trăm điều tôi thắc mắc:
    1- Chính "Chúa trời" dùng cây CÓ TRÁI NGON NGỌT làm bã để bẫy sập "tổ tiên” loài người vô tròng tội lỗi. Oái ăm hơn chính “Chúa” biết trước 100%.
    2- Chỉ vì tội (bị khoác) nói trên. "Chúa đã phạt tru di ngàn tộc rồi (2000 năm B.C.)" Nay loài người phạm thêm tội GIẾT CON MỘT của Chúa thì lại bảo: CON CHẾT LÀ ĐỂ CHẾT THAY, ĐỂ CỨU CHUỘC, CỨU ĐỘ, một điều dễ xét thấy sai, sao không mấy ai thắc mắc?
    3- Đã là Chúa trời (độc thần) quyền năng tuyệt đối! Thế mà còn đẻ thêm Con, thêm ngôi III làm cái chi chi nữa? để giúp việc à? Và nếu đã nhờ thêm 2 ngôi lo thêm được 2 việc (Cứu độ và thánh hóa) sao không đẻ 10 ngôi tất đã có 10 việc được thành công cho cả Chúa và loài người! Chúa thì lo chi không có việc làm!
    4- Mới phạm tội, như mụt mới phát. Sao không ra tay chữa ngay? Sao lơ là bỏ mặc những 2000 sau khi tội lỗi nơi loài người đã tràn dầy (đã thành ung thư) mới cứu chữa? Mà tội có hết đâu! Và những 2000 năm nay: mức tội nơi loài người nặng cỡ nào?. -Nặng gấp triệu triệu lần so với thời ”Chúa Con” xuống thế đấy!
    Chỉ với 4 suy tư trên và với những điều tôi đã giải bày ở Phần 1. Một lần nữa khẳng định đạo thờ Yehova (Yave) cuả cổ dân Do thái hoàn toàn là chuyện thần thoại.
    Các nhà truyền giáo tụ tập dân chúng để nghe truyền đạo
    (dĩ nhiên, chắc chắn có phát thức ăn hoặc thuốc men, người ta mới đến)
    Tổ tiên ông bà chúng ta cách nay gần 300 năm phần đông đều sống với nghề nông, nghề bắt cá.. rất nghèo khổ, văn hóa lại không có, phần đông những vùng ông bà mình ở không theo một đạo nào cả (thờ ông bà hay thờ Phật) Bỗng thực dân Pháp đến xâm lăng cai trị lại mang Đạo này đến dụ dỗ với nhiều thủ đoạn. Ông bà mình ngày xưa đâu có được sung túc, học hành đầy đủ, biết rõ về thế giới như chúng ta ngày nay đâu! Tất nhiên cha ông mình nhẹ dạ theo là điều dễ hiểu. Rồi cứ cha truyền con nối nên đến đời chúng ta cũng bị nối từ cha mẹ vậy thôi!
    Vậy hơn bao giờ hết, giới Kitô hữu có bổn phận thay tổ tiên sớm nhận ra rằng đạo Kito là không đúng.
    Thiết Pui