Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2023

Tìm Hiểu Thiết Kế Khải Hoàn Môn Của Pháp Ở Paris Tủi Hổ Việc Tôn Giáo Hóa Các Cổng Làng

 

Từ các kiểu lá cờ Vatican trên nóc cổng và cờ trắng vàng của Hội thánh Vatican được rước trong ngày khánh thành cổng làng, cho đến các tấm phù điêu khắc họa trên các mặt cổng với những hình ảnh trong Thánh kinh Ki-tô giáo, đã làm nhiều người bức xúc. Xin đọc Phụ Lục để biết các tiếng nói về vấn đề này.

Cũng vì các tờ báo nhắc đến Cổng Khải Hoàn ở Paris để mô tả cổng làng Du Hiếu, nên chúng tôi đi tìm hiểu và so sánh cái tư tưởng chủ đạo trong thiết kế của Khải Hoàn Môn có chút nào tôn giáo hay không.

Bài này tìm hiểu các họa tiết trên cổng Khải Hoàn Môn, một kiểu mẫu mà cổng làng Du Hiếu, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, Nam Định, đã phỏng theo, và thấy được nhiều điều quí giá đáng ghi nhận. Và đây là vài ý chính.

Cổng Khải Hoàn ở Paris

Đại đế Napoléon I ra lệnh xây một công trình vĩ đại để kỷ niệm các cuộc chinh phạt quân sự của ông, Khải Hoàn Môn là cổng khải hoàn lớn nhất thế giới. Đó là tác phẩm thiết kế của kiến trúc sư Jean François Thérèse Chalgrin, có kích thước gấp đôi Cổng vòm Constantine của La Mã cổ đại, mô hình mà Khải Hoàn Môn phỏng theo.

Cổng Constantine, Rome

Công việc xây dựng Cổng Khải Hoàn bị dừng lại khi Vua Napoléon bị đánh bại vào năm 1814, nhưng được bắt đầu lại vào năm 1833 dưới danh nghĩa của Vua Louis-Philippe I, cống hiến Khải Hoàn Môn để vinh danh của các lực lượng vũ trang Pháp.

Nghệ nhân Guillaume Abel Blouet đã hoàn thành Cổng Khải Hoàn dựa trên thiết kế của Chalgrin, và tên kiến trúc sư Jean François Thérèse Chalgrin, thực sự được ghi nhận trên chính đài kỷ niệm. Cổng Khải Hoàn được khánh thành lần đầu tiên vào năm 1836.

Jean Chalgrin. Ảnh empirestyleartproject.

Là biểu tượng của lòng yêu nước Pháp, Khải Hoàn Môn được khắc tên của những người chiến thắng trong chiến tranh, và 558 vị tướng (tên những người đã chết trong chiến tranh được gạch dưới).

Một người lính vô danh được chôn cất dưới mái vòm và ngọn lửa tưởng niệm vĩnh cửu được thắp sáng từ năm 1920 để tưởng nhớ các nạn nhân của các cuộc chiến tranh thế giới.

Vào các ngày lễ quốc gia như Ngày đình chiến và Ngày Bastille, Khải Hoàn Môn được trang hoàng nổi bật ở đầu hoặc cuối cuộc diễu hành hoặc lễ kỷ niệm khác.

Bắt đầu vào năm 1916 trong Thế chiến thứ nhất, thông qua các cuộc thảo luận của Thượng viện và các đại biểu của Pháp, đã có ý tưởng tôn vinh một người lính để tượng trưng cho tất cả những người đã hy sinh vì nước trong trận chiến.

Ở mỗi cây cột của Cổng Khải Hoàn được trang trí bằng một trong bốn bức phù điêu lớn, ý nghĩa như sau:

1. Cuộc khởi hành của những người tình nguyện năm 1792 (hay còn gọi là La Marseillaise) của nghệ nhân François Rude;

2. Chiến thắng của Napoléon năm 1810 của nghệ nhân Cortot;

3. Kháng chiến năm 1814, và Hòa bình năm 1815, cả hai đều của nghệ nhân Etex.

Thiết kế đơn giản và kích thước khổng lồ của Khải Hoàn Môn là điển hình của chủ nghĩa tân cổ điển lãng mạn cuối thế kỷ 18.

Các tấm ảnh khắc trên Cổng Khải Hoàn ở Paris có ý nghĩa rất chung: Là biểu tượng của lòng yêu nước Pháp, chứ không có chút ý nghĩa nào riêng cho phe nhóm hay về tôn giáo cả, mặc dù Ki-tô giáo là niềm tin chung của nước Pháp thời bấy giờ.

-- o0o --

Trở lại Việt Nam, theo báo Dân trí, nhiều người dân khi đến làng Du Hiếu chơi, làm ăn đều trầm trồ bởi sự hoành tráng với lối kiến trúc độc đáo giống Châu Âu của cổng làng nơi đây. Ngoài sự to lớn về kích cỡ còn là dáng vẻ mang nhiều đường nét giống Khải Hoàn Môn ở Paris (Pháp)

Đó là những cảm nghĩ về hình thức bề ngoài. Làm giống của người khác, nghĩa là không phải là sự sáng tạo hay bản sắc nào của dân tộc. Hơn nữa, người khác này lại là người Pháp, có một lịch sử ngoại xâm ăn cướp tài sản và đày đọa dân chúng của nước Việt Nam ta. Hoàn toàn không có giá trị gì đáng hãnh diện. Hãnh diện về sự bắt chước đó chứng minh sự hèn kém, vong nô của mình, lại khoe khoang trên mặt báo, thật là đáng xấu hổ.

Đã thế, cũng theo bài báo, phần chạm khắc các bức phù điêu khắc họa một số câu chuyện trong Kinh Thánh. Chúng tôi bắt đầu nhìn các phù điêu khắc trên các mặt quanh hai bên cổng. Tát cả đều là những câu chuyện Chúa giảng đạo, những hình ảnh hoàn toàn thuộc về Ki-tô giáo.

Thí dụ vài trong 14 tấm ảnh phù điêu.

Hình Chúa làm phép hóa 5 cái bánh và 3 con cá ra nhiều thúng

Hình Chúa ra oai cho sóng gió phải ngưng

Hình ông Moise cầm bảng 10 điều răn của Chúa

Cũng trên báo Dân Trí, chính người của giáo xứ xem đó là địa giới của giáo xứ: "Theo một số người dân làng Du Hiếu, việc cổng được đưa vào sử dụng như một biểu tượng của giáo xứ Du Hiếu."

Vậy có thể nói, ngoài hình thức đã vốn là bắt chước ngoại lai ra, nội dung thì lại méo mó, quảng cáo truyền đạo Ki-tô, chứ không mang bất cứ giá trị nào khác, và vắng bóng một tình yêu đất nước.

Ở các xứ tự do, bên Anh, bên Mỹ, bên Canada,... không có một nơi nào mà một giáo xứ Ki-tô giáo chiếm cả một làng, có cổng làm địa giới cả. Các nhà thờ, chỉ có tự do trong khu vực nhà thờ và bãi đậu xe. Các cơ sở tôn giáo khác, như trường học, nhà thương, trại mồ côi, hay dòng tu,.... cũng chỉ có tự do trong các kiến trúc cơ sở đó và gồm thêm bãi đậu xe mà thôi.

Ảnh giáo xứ lớn nhất ở Tacoma, tiểu bang Washington.

Tóm lại, thiết kế và kiến trúc của cổng làng Du Hiếu hoàn toàn không có một chút giá trị nào về tinh thần cả, trái lại còn nói lên sự chiếm hữu về tài sản đất đai của nước Việt Nam bằng những hành động như treo cờ vàng trắng từ lúc khánh thành ngày 01 tháng 11, năm 2020 cho đến khi cộng đồng mạng lên tiếng, và có nhân vật uy tín tác động mới thay cờ trên nóc cổng.

 

Chính sách "đại đoàn kết" bị CGLM lợi dụng như thế nào?

Không kể trong lịch sử, đã có biết bao nhiêu trường hợp mà dân có đạo Chúa phản lại dân tộc, chỉ đường dẫn lối cho giặc, ngày nay những việc chống đối cũng vẫn tiếp diễn khi lớn khi nhỏ, dưới nhiều hình thức. Từ đòi đất, đến cách mạng cá, tranh đấu môi trường, biểu tình chống đặc khu kinh tế, rồi đòi người bị bắt,... Bất cứ cơ hội nào đến cũng bị lợi dụng để nhà thờ kích động giáo dân xuống đường, hoặc cầm biểu ngữ chống đối. Có khi đưa đến bạo động, chiếm trụ sở ủy ban, chặn đường cao tốc,... không thiếu kiểu nào để tạo biến, làm loạn.

May mà chính quyền đã vượt qua. Còn những khi không có cơ hội nào đến thì các linh mục sáng tác ra các bài giảng không hề có trong giáo lý. Trên không gian mạng, có rất nhiều bài giảng sâu độc của nhiều linh mục mà người viết không thể kể ra hết. Tiêu biểu như linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Văn Khải, Đăng Hữu Nam, Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Đình Thục, Đinh Hữu Thoại, Nguyễn văn Toản,....

Liên quan đến vụ treo cờ đỏ sao vàng, gần đây chúng tôi mới bất chợt tìm thấy "Cộng Sản Rất Thèm Muốn Được Treo Cờ Đỏ Trong Khuân Viên Nhà Thờ Công Giáo!!??" đăng trên FB Thanh Niên Công Giáo ngày 03 tháng 9, 2020. Viết bài này, linh mục Phêrô Trần Văn Thành giải thích, phân trần với giáo dân nước ngoài lý do ở cổng nhà thờ của giáo xứ Tam Tòa của ông có 2 lá cờ đỏ ngày 2 tháng 9.

Trong thư đó có 1 câu của linh mục Thành rất đáng chú ý khi đối đáp với người của chính quyền đến thăm vận động treo cờ đỏ trong khuôn viên nhà thờ: "Vì bạn có Tổ quốc và hãy yêu Tổ quốc của bạn, và không ai có thể yêu Tổ quốc thay cho bạn và cũng không ai có quyền bắt bạn yêu Tổ quốc theo cách của họ." Có nghĩa là ông linh mục Phê Rô Trần V Thành xem như không cùng một Tổ quốc với người của chính quyền đang nói chuyện với ông. Và do đó, ông nói tổ quốc của ai thì người ấy yêu, chứ bắt người ta yêu tổ quốc của mình sao được!!!

Chuyện này làm chúng tôi nhớ đến câu chuyện thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm của miền Nam. Nhà văn Chu Tử có kể lại trong tuần báo Đời ở Sàigòn câu chuyện của một giáo sư đại học nặng lòng với Tổ Quốc Hùng Vương, đã đề nghị với ông Diệm xây đền thờ Quốc Tổ thì bị ông Diệm trỏ mặt nạt lớn: “Tổ anh chứ tổ tôi à !” (trích cụ Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi)

Ngô Đình Diệm mọp người trước Hồng Y thiết giáp Spellman

Mới hôm qua chúng tôi lại nhận thêm vài nguồn tin các xứ đạo lại hoành hành treo cờ Vatican ở nơi công cộng, không hề tôn trọng chính quyền cách mạng với lá cờ đỏ sao vàng đã đấu tranh cho sự độc lập và thống nhất của nước ta. Chúng tôi không có đầy đủ các nguồn tin, chỉ được hai nguồn tiêu biểu thôi.

1). Đường Liên Huyện 205 của Tỉnh Nghệ An bị Giáo Họ Nghi Lộc, xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu, Nghệ An chiếm làm cổng quảng cáo Chúa và treo Cờ đế Quốc Vatican trái phép.

2). Chiên hành hung phụ nữ Cờ đỏ khi bị phản đối mang thánh giá khổng lồ ở Bờ Hồ

3). Cụ bà bức-xúc vì linh mục không treo cờ Tổ Quốc mà chỉ treo cờ Công giáo

Tóm lại, tận sâu thẳm trong lòng của các quan Vatican ở trên đất Việt Nam là như thế. Tất cả các linh mục đều là quan chức của Vatican. Họ làm việc cho Vatican và họ vun đắp cho Vatican, mở mang nước Chúa, tức là quốc gia tinh thần Vatican.

Đương nhiên, khi họ mở mang nước Chúa, thì nước ta bị teo tóp hay tan nát. Đừng tự lừa dối mình rằng những con chiên cũng là dân Việt Nam, sống tốt đời đẹp đạo. Họ là số người mà ta phải canh chừng trong mọi lúc, còn hơn canh trộm nữa.

Họ chỉ "yêu nước" khi người của họ nắm quyền, và cải đạo toàn dân theo họ. Đó là sự thật từ lịch sử đến hiện tại, sự thật cay đắng mà ta phải can đảm nhận ra, nếu muốn bảo vệ thành quả cao dày của cha ông chúng ta xây đắp hàng ngàn năm nay.

Kính chào tất cả người dân biết yêu mến tổ quốc với bản sắc của dân Việt.