Thiên Chúa Elohim của Đạo Do Thái Nguyên thủy
(Pre-Mosaic Judaism)
Đạo Do Thái được chia ra
làm hai thời kỳ rõ rệt.
thời kỳ đầu được
gọi là Đạo Do Thái trước Moises (The Pre-Mosaic
Judaism) do Abraham sáng lập khoảng năm 2000 TCN. Thời kỳ sau được
gọi là đạo Do Thái của Moises hay là Đạo
Mai-sen (The Mosaic Judaism) do Mai-sen canh cải từ đạo
Do Thái nguyên thủy của Abraham (năm 1250 TCN) mà ra.
Đối
với người Do Thái, Abraham và con trai là Isaac, cùng với
cháu nội là Jacob được coi là 3 vị tổ phụ
lập quốc và lập đạo Do Thái. Họ gọi chung
các vị này là "các thánh tổ phụ" (The Fathers).
Theo
Cựu Ước, dòng họ Abraham là những người
chăn cừu chuyên nghiệp cha truyền con nối. Sau này, đến đời Vua
Salomon, một người cháu của dòng tộc Abraham là
Job làm chủ một đàn cừu lên tới 14.000 con. Job cung cấp cho triều đình nhà vua 100 con mỗi
ngày. Các chủ nhân thuê
nhân công trong đám dân hạ tiện sống cô đơn ở
những nơi hoang dã để chăn cừu cho họ. Vũ khí của những công nhân
chăn cừu là những cái ná làm bằng da dê dùng để
liệng những
hòn đá to bằng nắm tay có thể giết người
hoặc thú dữ (tương tự như cái ná vua David
dùng để giết Goliath trong phim David and Bethsabe). Vũ khí thông thường nhất là một cây gậy
dài có đóng đinh sắt ở đầu. Với cái gậy này, các người
chăn cừu có thể chống cự các thú dữ ở sa mạc như sói, sư tử, gấu, linh
cẩu và sơn cẩu. Thức
ăn của họ là olive, chà là, phó mát, sữa và bánh
mì. Vì ở sa
mạc không mưa nên họ chỉ làm những mái rạ
sơ sài để che nắng.
Bình thường, họ ngủ ngoài trời bên cạnh bầy
cừu bầy dê của họ.
Vì quen sống giữa cảnh thiên nhiên bao la, họ
thường nhìn lên trời ngắm trăng sao và hay tưởng
tượng đến các vị thiên thần từ trời
xuống báo tin này tin nọ. Ba
đạo thờ Chúa đều bị ảnh hưởng
bởi đời sống của giống dân du mục Do
Thái nên trong Kinh Thánh của các đạo này thường
nói đến thiên thần báo tin về những điềm
lạ sẽ xảy tới.
Đặc biệt trong cả 3 đạo này, các vị
lãnh đạo tôn giáo thường ví tín đồ của họ
như những con chiên (lambs) tức cừu non. Họ thường giết dê hay
cừu để làm vật hy sinh tế thờ Thiên
Chúa. Sau này, những người
Ki Tô Giáo coi Chúa Jesus như một vị hy
sinh mạng sống để chuộc tội nhân loại
nên ví ngài như một con Chiên của Đức Chúa Trời
(The Lamb of God) hoặc gọi ngài là đấng Chăn chiên
lành (The Good Shepherd).
Huyền
thoại giáng sinh của Jesus cũng là một cảnh sống
của dân du mục: Máng cỏ
hang lừa, ngôi sao lạ, Jesus sinh ra giữa đêm đông
lạnh lẽo được bò lừa kéo đến hà
hơi sưởi ấm... Các giám mục hồng y và giáo
hoàng mỗi khi làm lễ thường mang một cây gậy
mạ vàng tượng trưng cho cây gậy chăn cừu
của dân du mục Do Thái thời xưa. Các danh từ giám mục, linh mục
hay mục sư đều có ngụ ý "chăn dắt"
con chiên. Mối tương
quan giữa các tu sĩ lãnh đạo và đám giáo dân là mối
tương quan giữa những ông chủ và bầy súc vật
vừa non nớt vừa ngu dại
như bầy cừu non (chiên).
Bổn phận của giáo dân là phải vâng lời các
cấp lãnh đạo tinh thần của mình, nếu bất
tuân sẽ bị ghép vào tội kiêu ngạo hoặc nặng
hơn là "dám phản nghịch cùng Chúa"! Đó là thói quen của
các tu sĩ Công Giáo La Mã đối với giáo dân trong những
thế kỷ trước.
Ngày nay, cách đối xử tuy có bớt xa cách
nhưng trong các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam, nhiều
giáo dân lớn tuổi vẫn quen với thái độ khúm
núm mỗi khi tiếp xúc với các cha cố trẻ tuổi
chỉ đáng tuổi con cháu của họ. Cũng như
tổng thống Diệm là quốc trưởng một
nước vẫn thản nhiên khom lưng cúi xuống hôn tay những Hồng y của Vatican vậy!
Những
người du mục Do Thái quen sống trong vùng sa mạc Syro-Arabi có nhiều núi đá. Tự nhiên họ có lòng tôn sùng
đặc biệt đối với những cột
đá lớn, những đống đá cao hoặc những
núi đá. Đối với họ,
đá là biểu hiện của sự trường cửu
và thiêng liêng. Tâm lý này được
thể hiện trong đạo Do Thái và đạo Hồi. Vật thiêng liêng nhất
được tôn thờ tại đền thánh
Jerusalem là Bia Thánh (Sacred Stone).
Nơi linh thiêng nhất của đạo Hồi là
thánh địa Mecca ở Saudi Arabia, tại đây một tảng
đá đen khổng lồ hình khối được gọi
là Ká-Ba, tượng trưng cho Thiên Chúa, được cả
thế giới Hồi Giáo ngưỡng mộ. Tảng đá đen
Ká-ba được phủ lụa đen. Các người Hồi Giáo từ
khắp nơi kéo đến hành hương, ít nhất một
lần trong đời, chỉ cốt được chạm
tay vào tảng đá này! Những người đàn ông mặc
áo dài trắng hoặc đen, đàn bà phủ khăn trùm
đầu, tất cả tạo thành những vòng tròn chung quanh tảng đá theo các vạch kẻ
sẵn để cầu nguyện.
Đoàn hành hương đi vòng quanh tảng đá 7 lần,
tượng trưng cho 7 tầng của Thiên đàng. Đến hết vòng 7, họ ôm
lấy tảng đá và hôn. Đó là ước vọng cao quí và thiêng liêng nhất
trong đời của mọi người Hồi Giáo trên
khắp thế giới.
Vị Thiên Chúa mà Abraham, Isaac và Jacob tôn thờ là thần
El-Shaddai. Shaddai
có nghĩa là đá. Thần El-Shaddai là vị thần của đá (El
of the Rock). Khi
ca hát để chúc tụng thiên chúa El, họ gọi ngài là
Eloa. Dân Sumerians tôn thờ thần El từ khoảng
năm 5500 TCN, tức trước khi có đế quốc
Babylon. Tiếng
Semitic (Do Thái) gọi EL là Elim.
Elim là danh từ số ít, Elohim là danh từ số nhiều
nhưng lại nghĩa là MỘT (Elohim is one) vì Elohim bao hàm
ý nghĩa thần El là vị thần của tất cả
mọi sự (The All-God). Thần El là Toàn Thể (The one who is All) gần
tương tự như Toàn Năng (The Almighty-The Absolute
Power). Thần
El là vị thần chân thực của các thần (The one
true God of gods) là vị thần được mọi
người gọi bằng nhiều tên khác nhau nhưng sự
thực chỉ là một (many names of the one true God). Thần El là tổng
thể của mọi sự thiêng liêng (The totality of the
Divine).
Các
công trình nghiên cứu cổ vật đã khai quật
được tại Iraq, Palestine và Syria cho thấy đạo
thờ một thiên chúa đầu tiên là đạo thờ
thần Elohim của Abraham. Abraham là người đầu tiên có ý kiến chỉ
thờ một vị thiên chúa duy nhất. Đến đời cháu nội
của ông là Jacob, đầu thế kỷ 19 TCN, toàn thể
12 bộ lạc Do Thái dưới sự lãnh đạo của
Jacob đã di cư về đồng bằng sông Nil (Ai Cập)
và định cư tại đây nhiều thế kỷ. Sau khi thống nhất các bộ lạc
Do Thái thành một quốc gia, Jacob đặt tên nước
Do Thái là Isra-El để vinh danh thần El .
Jacob đã thuyết phục các bộ lạc Do Thái gạt
bỏ mọi thần khác mà chỉ tôn thờ thần Elohim
dưới hình tượng con bò đực. Thường là
tượng bò đực mạ vàng (the gilded bull) hoặc
có khi là tượng đúc bằng vàng (the molten bull). Đạo thờ bò của Do Thái
kéo dài 750 năm. Đến
1250, đạo này biến thể.