Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Thượng đế và các nhà khoa học (Trần Tiên Long)

Thông thường, từ “Thượng đế” được dùng để chỉ đấng Tối cao của độc thần giáo. Đó là một hữu thể có nhân tính, tạo dựng ra vũ trụ và muôn loài, có những thuộc tính như toàn năng, toàn trí, toàn thiện, toàn hảo, hiện diện ở khắp mọi nơi, và thường hay thay đổi những định luật của thiên nhiên theo lời cầu xin của con người. Trong suốt tiến trình lịch sử, ý nghĩa của từ này đã được biến hoá theo mức độ tri thức của con người. Đối với các nhà khoa học và triết gia hiện đại, từ Thượng đế chỉ còn mang ý nghĩa của từ “thiên nhiên” (nature), hoặc những định luật vật lý, không còn là một hữu thể có ý chí tự do. Ngay cả tĩnh từ “có xác tín tôn giáo” (religious) cũng mang một ý nghĩa khác hẳn. Nó không còn ý nghĩa có một tôn giáo rõ rệt. Đối với họ, có xác tín tôn giáo chỉ là rung động, ngưỡng mộ, và cảm hứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên; hoặc đó là lòng thán phục trước sự vi diệu của sự sống.

Một vài con số thống kê
Ở Mỹ, có đến 90% dân chúng tin Thượng đế hiện hữu. Nhưng trong nhóm những người có học thức cao, con số tỉ lệ đó giảm xuống còn 40%, dưới mức trung bình. Nếu xét riêng tập thể của những nhà khoa học danh tiếng, con số tỉ lệ đó còn giảm xuống ở mức đáng ngạc nhiên hơn nữa. Một cuộc nghiên cứu thăm dò của Larson và Witham, được đăng trong tạp chí “Tự nhiên” (Nature) năm 1998, ghi nhận rằng chỉ có 7% những nhà khoa học Mỹ có tên trong hội Hàn lâm Khoa học Quốc gia (National Academy of Sciences) là tin vào một Thượng đế có nhân tính; nghĩa là có đến 93% các nhà khoa học là những người vô thần. [1] Như vậy, con số tỉ lệ của những nhà khoa học hữu thần hiện có khuynh hướng giảm dần theo thời gian: từ 29% năm 1914 xuống 15% năm 1933, và chỉ còn 7% năm 1998. [2]
Richard Dawkins tìm thấy một trang báo điện tử duy nhất liệt kê những nhà khoa học Kitô giáo thắng giải Nobel (Nobel Prize-winning Scientific Christians). Trang báo chỉ trưng ra được 6 khoa học gia trong số nhiều trăm khoa học gia đã thắng giải. Nhưng sau khi xem xét kỹ lưỡng, Dawkins nhận thấy 4 trong 6 vị đó chưa bao giờ thực sự thắng giải, và một vị, theo sự hiểu biết chắc chắn của Dawkins, là người-không-tin (non-believer) vì chỉ đi nhà thờ để thoả mãn nhu cầu giao tế xã hội. [3]
Một nghiên cứu có hệ thống của Benjamin Beit-Hallahmi còn ghi nhận rằng, “trong số những người thắng giải Nobel ở các lĩnh vực khoa học và văn chương, có một mức độ vô tín ngưỡng rõ rệt (remarkable degree of irreligiosity) sánh với đại chúng mà họ xuất phát”. [4]
Tại Anh vừa có một cuộc nghiên cứu thăm dò về niềm tin của những khoa học gia trong hội Hoàng gia (Royal Society). Hội Hoàng gia này, tương đương với hội Hàn lâm Khoa học Quốc gia ở Mỹ, có uy tín và thẩm quyền tối cao trong lĩnh vực khoa học. Mặc dù cuộc nghiên cứu đã hoàn chỉnh nhưng kết quả hiện chưa được công bố chính thức. Elisabeth Cornwell và Michael Stirrat, là hai đồng nghiệp của Dawkins, đã cho phép Dawkins tóm tắt kết quả nghiên cứu trong cuốn sách của ông, “The God Delusion”, mới xuất bản năm 2006. Trong tất cả 1.074 khoa học gia của hội Hoàng gia (Fellows of the Royal Society) được gửi câu hỏi qua điện thư, có 23% khoa học gia đã trả lời. Đây là một con số tỉ lệ tương đối cao nếu so sánh với các cuộc nghiên cứu thăm dò khác. Trong bản thăm dò, để trả lời cho câu hỏi ông có tin một Thượng đế có nhân tính (personal God) tồn tại hay không, người trả lời phải chọn 1 trong 7 nấc thang tuỳ vào mức độ tin nhiều hay ít. Hoàn toàn tin thì số 7, còn hoàn toàn không tin thì số 1. Có 3.3% chọn số 7, nghĩa là hoàn toàn tin; và 78.8% chọn số 1, nghĩa là hoàn toàn không tin. Nếu định nghĩa những người vô thần là những người chọn số 1 và số 2, còn những người hữu thần là những người chọn số 6 và số 7, thì kết quả có 213 khoa học gia vô thần và 12 khoa học gia hữu thần. Như vậy, con số tỉ lệ của những khoa học gia vô thần của hội Hoàng Gia tại Anh quốc còn cao hơn con số tỉ lệ của hội Hàn lâm Khoa học Quốc gia ở Mỹ. Kết quả còn cho thấy có một khuynh hướng, mặc dù nhỏ nhưng lại có nhiều ý nghĩa, rằng những nhà sinh vật học thì vô thần hơn những nhà vật lý học. [5]
Kết quả của các cuộc nghiên cứu thăm dò nêu trên đã xác định một khuynh hướng rất rõ rệt rằng, càng có trình độ tri thức cao, hoặc càng có hiểu biết nhiều về khoa học, thì niềm tin vào sự tồn tại của một Thượng đế có nhân tính càng giảm theo tính luỹ thừa.

Những ngộ nhận có chủ ý
Có hai tên tuổi khoa học gia sáng giá nhất mà các nhà tôn giáo hay lạm dụng nêu ra như là bằng chứng để chứng minh cho lập luận có Thượng đế. Đó là Albert Einstein và Isaac Newton. Đây là một thứ lập luận nguỵ biện (fallacy), phải dựa trên uy tín của những nhà khoa học danh tiếng được quần chúng ngưỡng mộ. Họ lập luận rằng, bạn nghĩ bạn là ai mà dám không tin có Thượng đế tồn tại, trong khi những người thông minh xuất chúng như họ còn đang cần phải bám víu vào một Thượng đế.
Các nhà tôn giáo cho rằng Albert Einstein (1879-1955) là một nhà hữu thần bằng cách trích dẫn rời rạc ra khỏi văn cảnh các tuyên bố của ông mang dấu vết của những từ “Thượng đế” và “tôn giáo”. Chẳng hạn như những câu “khoa học không tôn giáo thì khập khiểng, tôn giáo không khoa học thì mù quáng”, hoặc “Thượng đế không chơi lắc xí ngầu”, hoặc “Thượng đế đã có sự lựa chọn hay không khi tạo dựng vũ trụ?”, hoặc “sự may rủi không nằm ở trong mọi sự vật”.
Thực ra, những câu như vậy chỉ là lối diễn tả trong văn chương thi phú của người theo thuyết Phiếm thần (pantheist) hơn là người hữu thần (theist). Người theo thuyết Phiếm thần là người không tin có một đấng sáng tạo toàn năng và hay can thiệp vào công việc của con người. Họ dùng từ Thượng đế để chỉ về thiên nhiên hay những qui luật vật lý trong vũ trụ. Nhiều khi người ta gọi họ là kẻ “ngoại đạo”, hàm ý khinh thường những niềm tin nằm ngoài Kitô giáo. Chính Einstein đã tỏ ra bực bội khi người ta gán ghép cho ông là người hữu thần, và ông đã xác nhận lập trường vô thần của ông rất rõ ràng trong đoạn văn sau:
Dĩ nhiên, đó là lời nói láo khi người ta bàn về niềm tin tín ngưỡng của tôi. Lời nói láo đó đang được lặp đi lặp lại một cách có hệ thống. Tôi không tin vào một Thượng đế có nhân tính, và tôi không bao giờ chối điều này mà đã tuyên bố nó một cách rất rõ ràng. Nếu điều gì trong tôi có thể được gọi là niềm tin tín ngưỡng, thì đó là sự ngưỡng mộ vô tận về cấu trúc của thế giới tới chừng mực mà khoa học có thể khám phá. [6]
Vậy, niềm xác tín tôn giáo của Einstein hoàn toàn khác hẳn với nghĩa trong truyền thống qui ước. Để phân biệt rõ ràng hơn, người ta gọi đó là thứ “tôn giáo Einstein” (Einsteinian religion). Chính Einstein cũng đã tự xác nhận:
Tôi là người-không-tin nhưng có xác tín tôn giáo sâu đậm (deeply religious non-believer). Đây là một thứ tôn giáo mới. Tôi không bao giờ gán cho thiên nhiên một ý định, một mục đích, hoặc bất cứ cái gì có thể được hiểu như vị nhân. Điều tôi nhìn thấy trong thiên nhiên là sự cấu trúc tuyệt mỹ mà chúng ta không thể hiểu hoàn toàn, và điều đó làm tràn ngập những ai có suy nghĩ một cảm giác tuân phục. Đây là cảm giác tôn giáo đích thực, một thứ cảm giác không có liên hệ gì với chủ nghĩa tôn giáo huyền bí. Ý tưởng về một Thượng đế có nhân tính thì hoàn toàn xa lạ đối với tôi, và nó có vẻ ngây ngô.” [7]
Bàn về một quan niệm tín ngưỡng kiểu đó, một nhà sinh vật học vô thần đương đại rất danh tiếng Anh quốc, Richard Dawkins, đã công khai tự xác nhận là chính ông cũng có một xác tín tôn giáo như vậy; nhưng ông không muốn người ta sẽ hiểu lầm ông như đã từng hiểu lầm Einstein nên ông đã thẳng thừng muốn người ta gọi mình là người vô thần.
Ngoài những gì Einstein đã viết, người ta còn có thể nêu lên vô số bằng chứng từ những người đồng thời với ông, họ đã nhân danh tôn giáo phê phán ông. Những bài viết của họ mang nặng dấu vết của sự nhục mạ, kỳ thị, đe dọa, hoặc có ẩn ý chính trị; tuyệt đối không có một lời giải thích nào nghe thuận tai. Một vị sáng lập hiệp hội Tin lành “Calvary Tabernacle Association” ở bang Oklahoma đã viết:
“Thưa giáo sư Einstein, tôi tin mọi người Kitô hữu ở Mỹ sẽ trả lời với ông rằng, 'chúng tôi sẽ không từ bỏ đức tin của chúng tôi tin vào Thượng đế và con ngài là đức Giêsu Kitô, nhưng chúng tôi mời ông, nếu ông không tin vào Thượng đế của dân tộc quốc gia này, hãy trở về nơi chốn mà ông đã rời bỏ.’” Và “Tôi đã làm tất cả những gì trong quyền hạn của tôi để giúp đỡ dân tộc Do thái, và chỉ bằng một lời tuyên bố qua miệng lưỡi phạm thượng của ông, ông một mình làm hại tới phúc lợi của dân tộc ông hơn tất cả mọi cố gắng của những người Kitô hữu thương yêu quốc gia ông có thể làm để loại bỏ chủ nghĩa bài Do thái ra khỏi đất nước chúng tôi. Thưa giáo sư, mỗi người Kitô hữu ở Mỹ sẽ trả lời với ông ngay rằng, 'ông hãy mang lý thuyết tiến hoá sai lầm điên khùng của ông về lại Đức quốc nơi ông xuất phát, hay hãy ngừng phá hoại đức tin của những người đã đón tiếp ông khi ông bắt buộc phải rời bỏ phần đất nơi ông được sinh ra.’ [8]
Như vậy, Einstein rõ rệt là một người ngoại đạo theo thuyết Phiếm thần, cũng như Spinoza, chỉ tin vào những định luật bí ẩn của thiên nhiên; hay cường điệu lắm thì ông chỉ là người theo Tự nhiên thần giáo (deist), giống như Voltaire hay Diderot, chứ không phải người hữu thần. Người theo Tự nhiên thần giáo tin có một Thượng đế sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài, nhưng sau khi sáng tạo, ngài không cai quản, bảo hộ và hướng dẫn tạo vật, mà để tạo vật biến chuyển theo những định luật tiến hoá tự nhiên. Thượng đế trong Tự nhiên thần giáo lãnh đạm với những lời cầu xin của con người, và ngài cũng không thưởng phạt con người sau khi chết.
Còn Isaac Newton (1642-1727), lý do duy nhất ông tin vào thuyết Sáng tạo (Creationism) vì ở thời điểm đó ông không giải thích được những chuyển động bất thường của các vì sao chổi. Mặc dù vậy, ông không bao giờ tin việc Thượng đế xen vào tiến trình tiến hoá của vũ trụ. Thượng đế tạo dựng vũ trụ rồi để vũ trụ tự động tiến hoá theo những qui luật vật lý tự nhiên. Những điều bất thường đó ngày nay đã được các nhà Toán học và Vũ trụ học giải thích rất tường tận. [9] Với một quan niệm như vậy thì ta nên gọi Newton là người theo Tự nhiên thần giáo. Hơn nữa, Newton sống giữa thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, thời điểm mà ảnh hưởng của Kitô giáo còn đang rất thịnh hành và thuyết tiến hoá của Charles Darwin giải thích mọi nguồn gốc của sự sống chưa được công bố. Như vậy, không thể xem Newton là người hữu thần theo nghĩa thông thường của từ “theist”: người hữu thần là người tin vào một Thượng đế có nhân tính.
Tóm lại, có thể xem Einstein là người theo thuyết Phiếm thần, cùng lắm là người theo Tự nhiên thần giáo; còn Newton là người theo Tự nhiên thần giáo. Dù là người ngoại đạo theo thuyết Phiếm thần hay người theo Tự nhiên thần giáo, chủ yếu họ đều là những người vô thần.

Một thí dụ điển hình
Trang báo điện tử Thông tấn xã Công giáo Việt Nam (VietCatholicNews) còn đang đăng một bản tin của tác giả Nguyễn Việt Nam, viết ngày 26/08/2005, có tựa đề “Hơn 100 nhà vật lý từng đoạt giải Nobel: Thuyết tiến hoá của Darwin không có cơ sở khoa học”. [10] Đọc một bản tin với cái tựa như vậy, độc giả không khỏi có một vài nghi vấn:
  1. Kể từ ngày có giải Nobel Vật lý học năm 1901 cho đến ngày có hội nghị năm 2005, một khoảng thời gian dài hơn một thế kỷ, tổng số người thắng giải chỉ có 173 vị. [11] Điều đó làm độc giả khó có thể tưởng tượng được rằng hiện có hơn 100 nhà vật lý từng đoạt giải Nobel còn đang sống và “đã lên tiếng trong một hội nghị khoa học tại Helsinki, Phần Lan, tổ chức hôm 12/8/2005 là thuyết tiến hoá không có cơ sở khoa học...”
  2. Trong toàn bản tin, độc giả không tìm được một lời “đã lên tiếng” của bất cứ nhà khoa học nào. Chỉ một mình Tổng Giám Mục (TGM) Barry James Hickey, giáo phận Perth, Úc châu, là người “đã lên tiếng” duy nhất. Riêng việc các nhà vật lý học lại đi bàn về thuyết tiến hoá của Sinh vật học, một lĩnh vực không thuộc thẩm quyền chuyên môn của họ, cũng là việc không bình thường.
  3. Những lời phát biểu của TGM Hickey cho độc giả nhận thấy ông không phải là một nhà khoa học. Thuyết tiến hoá chỉ để giải thích nguồn gốc của sự sống, không phải để giải thích nguồn gốc của vũ trụ như TGM phát biểu. Nguồn gốc của vũ trụ được giải thích bằng những lý thuyết khác trong Vật lý và Vũ trụ học mà tiêu biểu nhất là Lý thuyết Dây (String theory) và thuyết Big Bang (Big Bang theory). Sự sống cũng không phải “nghĩa là, hệ quả của may rủi”. Đó là kết quả của một chuỗi từng bước tiến hoá có sự chọn lọc tự nhiên, chứ không phải chỉ hoàn toàn may rủi. Sự chọn lọc tự nhiên là một tiến trình tích luỹ và tiệm tiến để giải thích tính xác suất không thể xảy ra (improbability). Hơn nữa, thuyết Thiết kế Thông minh (Intelligent Design) không phải là một “thuyết mới”. Đó là một phó sản của thuyết Sáng tạo có xuất xứ từ cuốn Sáng thế ký của kinh Cựu ước. Có thể cho rằng thuyết Thiết kế Thông minh có nguồn gốc từ Thomas Aquinas ở thế kỷ 13, mặc dù các triết gia cổ Hy lạp cũng đã bàn tới.
  4. Nhận xét của TGM Hickley rằng thuyết Thiết kế Thông minh “không đòi hỏi niềm tin vào một đấng Hoá công” thì không hợp lý, bởi vì nếu không có một giả định của đấng Hoá công thì sẽ không có thể giải thích được nguyên nhân đầu tiên (First Cause), và như vậy, thuyết Thiết kế Thông minh sẽ trở thành vô dụng. Điều chủ yếu của thuyết Thiết kế Thông minh là thiết lập thêm một giả định khác (Thượng đế hay Hoá công) để giải thích một giả định (nguyên nhân đầu tiên), do đó, nó không phải là “một bước tiến giải thích”. Đó hiển nhiên chẳng phải là giải thích. Đúng hơn, đó là lối giải thích thụt lùi làm điều muốn giải thích tối tăm thêm. Hơn nữa, câu hỏi rằng ai đã tạo dựng nên đấng Hoá công để phản bác thuyết Thiết kế Thông minh vẫn chưa có câu trả lời. Vẫn chưa có ai có thể giải thích được tại sao đấng Hoá công có thể hiện hữu mà không cần một nguyên nhân đầu tiên. Tại sao tiền đề giả định mọi sự hiện hữu đều có một nguyên nhân đầu tiên lại không áp dụng cho tất cả, kể cả đấng Hoá công?
  5. Tác giả có vẻ cố tình quên sự kiện rằng, sau hằng trăm năm chống đối, đức Giáo hoàng John Paul II của Công giáo La Mã đã công khai tuyên bố thừa nhận thuyết Tiến hoá vào ngày 26/10/1996, 9 năm trước ngày có hội nghị nói trên. [12] Vatican công khai nhìn nhận Thiết kế Thông minh không phải là một lý thuyết đúng đắn, và nó không nên được dạy cho các học sinh.  
  6. Cũng nên ghi nhận rằng, Thiết kế Thông minh hiện nay đã bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi chương trình giảng dạy ở các trường trung học công lập ở Mỹ và được thay thế bởi thuyết Tiến hoá của Charles Darwin. Người ta thường hay lầm lẫn giữa sự kiện (facts) và lý thuyết (theory). Tiến hoá là một sự kiện đã được chứng minh qua các cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và được xác định bởi những khám phá của Nhân chủng học, Sinh vật học và Địa chất học; trong khi lý thuyết Tiến hoá bằng sự chọn lọc tự nhiên của Darwin là một giả thuyết để giải thích cơ chế tiến hoá (mechanism of evolution), bao giờ cũng nên được bàn cãi trên cơ sở tính xác suất của các chân lý khoa học. Dù có hay không lý thuyết Tiến hoá, muôn loài muôn vật vẫn cứ tiếp tục tiến hoá từ những đơn bào thành các chủng loại sơ đẳng rồi mới tiến dần đến phức tạp, tinh vi và thông minh hơn. Cũng như trái táo rụng xuống đất là một sự kiện. Dù có hay không lý thuyết về hấp lực trái đất của Newton, trái táo vẫn cứ tiếp tục rụng xuống đất. Như vậy, nếu không có các nhà khoa học thì vẫn có sự tiến hoá; ngược lại, nếu không có các nhà tôn giáo thì sẽ chẳng bao giờ có Thiết kế Thông minh. Nghiên cứu thống kê cho biết hiện có 99.85% các nhà khoa học về Sinh vật học và Địa chất học cùng nhìn nhận thuyết Tiến hoá là thuyết đúng đắn nhất để giải thích mọi nguồn gốc của sự sống. [13]
Đọc một bản tin có quá nhiều mâu thuẫn với các sự kiện khoa học của tác giả Nguyễn Việt Nam, độc giả không thể không tự hỏi phải chăng đó là những lầm lẫn có chủ ý của những nhà tôn giáo.
Tóm lại, khoa học và tôn giáo là hai thực thể thường hay xung khắc. Mục đích của khoa học là khám phá ra chân lý, cái đang là, cái chân như, không phải cái mong muốn; trong khi các tôn giáo trong nhóm độc thần giáo, bằng mọi cách, lại lo bảo vệ những tín điều nghịch lý, được tin là tuyệt đối vĩnh hằng, không thể sai lầm, và có nguồn gốc từ Thánh kinh viết vào thời tiền khoa học cách nay đã hơn hai ngàn năm. Lập luận bằng cách nêu ra niềm tín ngưỡng của các bộ óc thông minh xuất chúng để cố chứng minh cho sự tồn tại của Thượng đế thì không có giá trị, và vấn đề thường không được trình bày một cách trung thực. Bảo vệ và phục vụ cho tôn giáo luôn luôn là bổn phận trước tiên của các nhà tôn giáo; do đó, họ phải cố gắng làm các chân lý khoa học mất sự tín nhiệm, nếu các chân lý được khoa học khám phá đối nghịch với giáo lý của tôn giáo họ. Đó là nét đặc trưng của các nhà tôn giáo khi họ bàn về những điều liên quan đến khoa học.
Nhưng bảo vệ và phục vụ tôn giáo hay bảo vệ và phục vụ chân lý, điều nào quan trọng hơn?
 
© 2007 talawas

[1] E. J. Larson và L. Witham, Leading scientists still reject God, Nature số 394, trang 313, 23 Jul 1998. [2] Victor J. Stenger, Has Science found God? Free Inquiry Magazine, Volume 19, Number 1, nguồn: http://www.secularhumanism.org/index.php?section=library&page=stenger_19_1
[3] Richard Dawkins, The God Delusion, trang 100, Houghton Mifflin Company, 215 Park Avenue South, New York, New York 10003.
[4] Beit-Hallahmi and Argyle, 1997.
[5] Richard Dawkins, The God Delusion, trang 102, Houghton Mifflin Company, 215 Park Avenue South, New York, New York 10003
[6] Richard Dawkins, The God Delusion, trang 15, Houghton Mifflin Company, 215 Park Avenue South, New York, New York 10003
[7] Richard Dawkins, The God Delusion, trang 15, Houghton Mifflin Company, 215 Park Avenue South, New York, New York 10003
[8] Richard Dawkins, The God Delusion, trang 17, Houghton Mifflin Company, 215 Park Avenue South, New York, New York 10003
[9] Corliss Lamont, Humanism, trang 140, Eight Edition, Revised. Half Moon Foundation, Amherst, NY 14226
[10] Nguồn: http://www.vietcatholic.net/News/Html/28767.htm
[11] Nguồn: http://nobelprize.org/nobel_prizes/physics/laureates/
[12] Đỗ Thuận Khiêm, “Nhân việc Giáo hoàng Gioan-Phaolô II tuyên bố thừa nhận thuyết tiến hoá”, nguồn: http://www.giaodiem.com/doithoai/pope-evolution.htm
[13] Nguồn: http://www.religioustolerance.org/ev_proof.htm

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

CỜ BAY ! CỜ BAY ! … (Một Lá Cờ Vô Tổ Quốc, Một Lá Cờ Đã Chết, Và Một Lời Nói Dối Trắng Trợn) Nicolas Trần

Trong hơn hai tuần qua, kể từ đầu tháng 5 năm 2014, khi thông tin về việc Trung Quốc kéo giàn khoan dầu Hải Dương - 981 và một đoàn tàu cả trăm chiếc hung hăng xâm nhập hơn 80 hải lý vào sâu trong thềm lục địa (mà cũng là vùng đặc quyền kinh tế EEZ – Exclusive Economic Zone) của Việt Nam, thì các cuộc biểu tình của người Việt đã xãy ra rất nhiều nơi ở trong và ngoài nước.
Có nhiều điểm đặc biệt về các cuộc biểu tình nầy, nhưng có hai điểm, về dài, có những hệ quả đáng suy nghĩ:
- - Thứ nhất là tuy cùng mục tiêu chống Trung Quốc nhưng thông qua biểu tượng cao quý nhất là lá cờ mà đoàn biểu tình phất lên, họ đã xác lập thế đứng chính trị của mình: Cờ đỏ sao vàng thì nhất định là ủng hộ chính phủ Việt Nam; HAY cờ vàng ba sọc đỏ thì nhất định là chống lại chính phủ Việt Nam. Rồi từ hai thế đứng khác nhau đó, họ phất cờ chống Trung Quốc.
- - Thứ nhì là tuy cũng cùng mục tiêu chống Trung Quốc nhưng thông qua các khẩu hiệu được kẻ trên banderoles hay hô to bằng loa khuếch âm, đoàn người biểu tình đã xác định chiến lược chính trị chủ đạo của mình: Đoàn kết sau lưng chính phủ Việt Nam để chống Trung Quốc xâm lăng; HAY lợi dụng vụ HD-981 nầy để từng bước tìm cách lật đổ chế độ Việt Cọng trước, còn chuyện có chống được Trung Cọng bây giờ hay không chỉ là thứ yếu. Rồi từ hai chiến lược khác nhau đó, họ phất cờ chống Trung Quốc.
Cờ đỏ tại Bình Dương, Việt Nam (hình BBC)
và Cờ vàng tại San Jose, CA, Mỹ (hình Viễn Đông)
Chọn lựa thế đứng đó, xác định chiến lược đó, chủ yếu tùy nhận thức của từng cá nhân người biểu tình. Nhưng trong quá trình chọn lựa đó cũng có yếu tố địa lý nữa: Ở trong nước thì luôn luôn cờ đỏ, còn ngoài nước thì đa số là cờ vàng.
Tuy nhiên, lướt trên Internet giữa không biết bao nhiêu rừng cờ, thấy có hai biệt lệ và một sự lừa dối trắng trợn cần phải chỉnh sữa lại cho đúng.
■ BIỆT LỆ MỘT: MỘT LÁ CỜ VÔ TỔ QUỐC !
Như đã nói, trước hành động xâm lăng như trong trường hợp nước ta hiện nay, lá cờ phất lên trong một cuộc biểu tình phải là và đúng là biểu tượng cho thế đứng chính trị, căn cước lịch sử của người phất cờ. Chỉ có hai màu: Đỏ hay Vàng nhưng đều là Việt Nam (hay gốc Việt).
Thế nhưng tại Nghệ An, theo Blog “Dân Làm Báo” thì “… Sáng Chủ nhật 18/5/201[thiếu số 4], hàng ngàn người dân không kể lương giáo thuộc vùng Xã Đoài, bao gồm các xã Nghi Diên, Nghi Hoa, Hưng Trung... đã tuần hành trên các tuyến đường dẫn về nhà thờ Chính tòa Xã Đoài để phản đối hành động xâm lăng của Trung Quốc.” Và dù các khẩu hiệu chủ yếu có nội dung “Lên án Trung Quốc lấn chiếm”, “Lương Giáo đoàn kết để bảo vệ Tổ quốc”, … nhưng trong toàn bộ 21 tấm hình ghi lại cuộc tuần hành và meeting cả trong nhà thờ lẫn ngoài quảng trường mà Dân Làm Báo trình bày trong blog, KHÔNG thấy có một lá cờ Việt Nam nào cả. Dĩ nhiên là không có cờ Vàng ba sọc đỏ, nhưng thậm chí cũng không có cả cờ Đỏ sao vàng của cái quốc gia đang dung chứa giáo xứ nầy của họ. Chỉ thấy một loại cờ: cờ Vàng-Trắng của quốc gia Vatican mà thôi!
Đây là một cuộc tuần hành chính trị với những khẩu hiệu chính trị để phản ứng về một biến cố chính trị có tầm vóc quốc gia. Cả dân tộc Việt Nam đang hừng hực phản ứng quyết liệt trước hành động xâm lăng của quân Trung Quốc, thế nhưng những tín đồ Công giáo nầy là công dân của nước nào mà lại ngạo mạn chọn lựa phất những lá cờ xa lạ trên lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam thế ? Trong biến cố chống xâm lăng nầy, tư cách giáo dân quan trọng hơn tư cách công dân sao? Hay như Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt năm 2008, họ cũng “lấy làm nhục” khi phất cờ quốc gia ? Hay họ tuy hình hài vẫn là người Việt Nam nhưng đã mất gốc rễ để trở thành những con chiên hèn mọn (từ của ông Phạm Kim Vinh khi nói về thời Công giáo trị Ngô Đình Diệm), tự xem mình là “dân Chúa” thống thuộc vào một “Nước Chúa” nào khác rồi !
Với lá cờ Vàng-Trắng biểu dương trong ngày tuần hành vừa qua, Công giáo Việt Nam lại một lần nữa rõ ràng đã chối bỏ Tổ quốc và xác nhận trung thành và thần phục giáo quyền Vatican ở mức tuyệt đối trong mọi lãnh vực, kể cả khi Tổ quốc Việt Nam lâm nguy.
Biểu tình của Giáo dân Nghệ An ngày 18/5/2014
(một trong 21 hình đăng trên Dân Làm Báo
và hình cờ quốc gia Vatican – “National flag” - của Wikipedia)
■ BIỆT LỆ HAI: MỘT LÁ CỜ ĐÃ CHẾT.
Sáng 18/5, tại Sài Gòn, anh Lâm Vanda, một người Việt gốc Miên, xuống đường tuần hành gần Tòa lãnh sự Trung Quốc. Anh mang một tấm bảng ghi những khẩu hiệu với nội dung chống Trung Quốc xâm lược, “kêu gọi quốc tế ủng hộ nhân dân Việt Nam”, và “đoàn kết là sống, chia rẽ là chết”. Anh thể hiện hai ý chính đó bằng một bất đẳng thức toán học: Cờ đỏ + Cờ vàng + Cờ Mỹ thì lớn hơn (>) Cờ Trung Quốc.
Anh hàm ý : “Quốc tế” là cờ Vàng và cờ Mỹ, “nhân dân Việt Nam” là cờ Đỏ, “đoàn kết” là hai dấu cọng, và “là sống” là dấu lớn hơn (>) cờ Tàu.
Hình anh Lâm Vanda (lấy từ Dân Làm Báo)
trong cuộc biểu tình tại Sài Gòn ngày 18-5-2014
Mặc dầu xuất phát từ lòng yêu nước và ta không thể phủ nhận tâm nguyện đóng góp vào đại cuộc của anh Lâm Vanda, nhưng rõ ràng có hai điều không ổn trong nhận thức nầy:
1- Thứ nhất là ý muốn dựa vào Mỹ để chống Tàu. Ở đây, chủ yếu là dựa vào sức mạnh quân sự và kinh tế của Mỹ, cả trong cuộc khủng hoảng hiện tại cũng như về lâu về dài sau nầy. Để dựa vào Mỹ, chỉ xin nhắc hai biến cố liên quan đến lịch sử bang giao giữa Mỹ và “đồng minh” Việt Nam Cộng Hòa thời cận đại: (i) Cuộc gặp gở Mao-Nixon tại Bắc Kinh năm 1972 và (ii) Chiến lược giải kết (mà ông Nguyễn Tiến Hưng gọi là “Khi đồng minh tháo chạy”) khỏi Nam Việt Nam vào năm 1975 để biết điều gì chảy xuyên suốt triết lý ngoại giao và chủ thuyết đối ngoại của Mỹ, nhất là đối với các nước “nhược tiểu”, để đừng mơ mộng hảo huyền về một quan hệ “đồng minh” (alliance) hay “đối tác” (partnership) chiến lược với cường quốc nầy.
Hãy nhớ lại bài học chủ quyền trước 1975 tại miền Nam: Ngô Đình Diệm của Đệ Nhất Cộng hòa đã phải tuyên bố “Biên giới Hoa Kỳ chạy dài đến sông Bến Hải”; và Nguyễn Văn Thiệu của Đệ Nhị Cộng hòa đã phải xót xa “Mỹ không viện trợ thì chúng ta không chống Cộng nữa” !
Gần đây hơn, cứ nhìn Mỹ đi “cứu bồ” ở các nước ở Trung Đông và Phi châu (Xin đọc thêm Criticism of The United States Government and Foreign Policies
http://en.wikipedia.org/wiki/Criticism_of_U.S._foreign_policy ) để rồi cuối cùng nước “đồng minh” nào cũng tan hoang vì chiến tranh, suy kiệt về kinh tế và di sản của những cuộc can thiệp đó là những “nước Việt buồn” (Tôi sẽ đi thăm, Trịnh Công Sơn).
Thật ra, câu hỏi chiến lược cho nước ta để thiết kế quan hệ với Mỹ là giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu phải chọn lựa, thì Mỹ muốn “làm ăn” với ai hơn ? Ai cũng biết người Mỹ thật sự có hai bộ mặt: Giai nhân và Ác quỷ (“The Beauty and the Beast”). Đó là nước có 350 (trên tổng số 853) khôi nguyên giải Nobel, nhưng cũng duy trì hơn 1.000 căn cứ quân sự trên lãnh thổ các nước “đối tác” khác; đó là nước có GDP đứng đầu thế giới (15.685 tỉ USD, năm 2013) nhưng cũng là nước có tỷ lệ học sinh trung học giết người hàng loạt bằng súng cao nhất thế giới…
Việt Nam đã có đủ bản lãnh và nội lực, trí tuệ và hàm lượng văn hóa để “chơi” với Mỹ như Do Thái hay Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đức Quốc chưa ? Xin hãy nhìn lại mình cho kỹ và cũng nhìn lại nước Mỹ cho kỹ hơn, trước lúc đem cả một dân tộc còn mang trọng thương để “đong đưa bán mình” giữa hai bộ mặt Giai nhân và Ác quỹ đó !
Mao và Nixon, Beijing 1972 (hình AFP / Getty Images)
mật đàm để "bán đứng" miền Nam Việt Nam
và Di tản khỏi Sài Gòn, tháng 4 năm 1975 (hình Hubert Van Es / UPI)
Thay vì câu hỏi chiến lược đặt ra cho Mỹ, xin hãy nhìn thẳng lên phương Bắc mà đặt câu hỏi sống còn và cấp thiết hơn: Trung Quốc cần Biển Đông 9 đoạn hơn hay cần láng giềng “hữu hảo” Việt Nam hơn ? Trung Quốc đã có câu trả lời dứt khoát rồi họ mới ngang nhiên đưa HD-981 vào lãnh hải của ta !
2- Thứ nhì là bắt tay với lực lượng “quân dân cán chính” tàn dư của Việt Nam Cộng Hòa, vốn chỉ là cái bóng ma nửa hư nửa thực tại hải ngoại, để chống Tàu. Thật vậy, sau 40 năm, lực lượng đang hấp hối đó ở hải ngoại được bú mớm bằng một nhóm sĩ quan trung cấp già nua đã trên 70 tuổi buôn bán hận thù, và những chiếc áo chùng đen còn sống với quá khứ vàng son thời Công giáo trị Ngô Đình Diệm. Hai thế lực nầy phù phép vẽ ra một huyền thoại về “Việt Nam Cộng Hòa” bằng dối trá và ngụy tạo để thổi hơi vào một hình nộm bằng đất sét đã mục rữa. Thế nhưng họ cũng đã thuyết phục được một lớp trẻ tại hải ngoại thiếu kiến thức lịch sử và vài anh trí thức ở miền Bắc đang bất mãn chế độ Việt Nam hiện tại vốn cũng đầy dẫy khiếm khuyết.
Không phải chỉ vì “bất đồng chính kiến” với chế độ hiện tại mà lại thay thế nó bằng một khuôn mẫu “Việt Nam Cộng Hòa” vốn cũng rất tệ hại. Trí tuệ Việt Nam đi một bước thụt lùi thê thảm thế sao !
Chỉ cần lật lại hàng núi báo chí của thời tiền 1975 để biết xã hội miền Nam mục ruỗng như thế nào. Hay tóm gọn nhưng rõ ràng hơn, hãy đọc lại Bản Tuyên ngôn “Caravelle” (của 18 nhân sĩ miền Nam) năm 1960 và Bản Cáo trạng Số 1 của Phong trào Nhân dân chống Tham Nhũng (của linh mục Nguyễn Hữu Thanh) năm 1974 thì sẽ biết hai chế độ Cộng hòa của Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu thối nát, tham nhũng, độc tài, tiêu diệt đối lập, đàn áp tôn giáo, bóp nghẹt tự do và tạo ra không biết bao nhiêu bất công xã hội. Dân tộc chúng ta, rồi đây, xứng đáng với một chế độ tốt hơn thế nhiều !
Còn về quân đội Việt Nam Cộng Hòa thì với hơn 1,3 triệu quân (kể cả địa phương quân) mà cứ để cho nữa triệu quân Mỹ đánh thay và chết thay trên các chiến trường khắp bốn Vùng Chiến Thuật. Mãi cho đến lúc gần tàn cuộc, Mỹ hoàn tất giai đoạn 3 của chính sách “Việt Nam hóa” chiến tranh vào năm 1972, quân đội đó mới thực sự chiến đầu với địch quân. Nhưng chỉ 3 năm sau, đạo quân 1,3 triệu quân đó đã tự buông súng tan hàngchỉ trong 55 ngày trước lúc Tổng thống của họ ra lệnh. Điều buồn cười là để biện minh cho thất bại của họ không bảo vệ được miền Nam, họ kết tội vì Mỹ đã “phản bội đồng minh”; nhưng bây giờ đến khi Việt Nam cần đối phó với Tàu thì họ, kẻ đã bị Mỹ bỏ rơi, lại đòi “dạy” cho Việt Nam hãy đi làm … đồng minh với Mỹ!
Một quân đội đã nỗi tiếng vì những từ “lính ma”, “lính kiểng”, “hụi sống”, “hụi chết”, … làm sao có thể là một quân đội anh hùng để giúp Việt Nam chống được quân ngoại xâm Trung Quốc được. Quân đội nào cũng có những anh hùng, nhưng một vài anh hùng (như Hải quân Ngụy Văn Thà, Không quân Phạm Phú Quốc, Nhãy dù Nguyễn Đình Bảo, Bộ binh Nguyễn Khoa Nam, … ) không đủ để làm cho một quân đội bạc nhược trở thành một tập thể anh hùng được !Việt Nam Cộng Hòa đã chết. Nó đã đóng hết vai trò lịch sử oan trái của nó. Xin để những đứa con mồ côi của nó tiếp tục khóc thương trong hương khói, nhưng xin đừng đào mồ dựng đứng cái xác chết đó cho nó múa may trong những vấn đề liên quan đến vận mệnh Tổ quốc.
Hình trái: Sĩ quan của thực dân Pháp cầm lá cờ vàng ba sọc đỏ để nhận huy chương của chính phủ Trần Văn Hữu thời Pháp thuộc.(Hình của manhhai)
Hình phải: Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, trong lúc Tướng Tá hối hả lên máy bay hay tàu thủy để đưa vợ con đào thoát qua Mỹ thì toàn bộ lính tráng của Quân đội VNCH vất bỏ quân phục khí giới để trốn về nhà.
■ MỘT SỰ LỪA DỐI TRẮNG TRỢN: 4 TRIỆU NGƯỜI GỐC VIỆT CHỐNG CỘNG.
Rất đông “lãnh tụ” chống Cộng gốc Việt ở nước ngoài thường tự hào về con số 4 triệu đồng hương của họ trên thế giới như là một lực lượng chống Cộng chặt chẽ và hiệu quả. Không những tự hào, họ còn có lúc đại diện cho 4 triệu người nầy để ra tuyên cáo, để phát lời hiệu triệu, để giao thiệp với giới chính trị bản xứ. Thậm chí có lúc họ còn nhân danh 4 triệu người nầy để … chống nhau !
Nhưng sự thực về số lượng và khuynh hướng chính trị của 4 triệu người nầy như thế nào?
- Về số lượng: Theo số liệu của Học Viện Ngoại Giao năm 2012 , có khoảng 4 triệu “Việt kiều”, được phân bố không đồng đều trên 103 quốc gia. Có 20 nước có số lượng “Việt kiều” trên 14.000 người được tập trung tại Bắc Mỹ, châu Âu, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và châu Đại Dương. Trong số đó, đông nhất là tại Mỹ (1,7 đến 2,2 triệu) và ít nhất là tại Đan Mạch (14.000 người).
- Về khuynh hướng chính trị: Xuất phát điểm di dân của họ cũng khá phức tạp nhưng chủ yếu gồm 5 thành phần chính: Tị nạn chính trị, di dân kinh tế, xuất khẩu lao động, di dân hôn nhân, nghiên cứu sinh và du sinh. Không có một nghiên cứu xã hội học nào để biết thái độ chính trị của họ, nhưng có một điều chắc chắn là tổng số người thật sự “chống Cộng” ít hơn rất nhiều so với con số 4 triệu mà các lãnh tụ chống Cộng rêu rao (và trong nước không thiếu “nhà bất đồng chánh kiến” chụp lấy để tự sướng).
Những cuộc biểu tình của người Việt khắp thế giới trong biến cố giàn khoan HD-981 trong tháng 5/2014 đã xác định điều nầy: Ngoài một số cuộc biểu tình ở Mỹ, mà nhiều nhất là tại California, hầu như trong lần biểu dương quyết tâm chống Trung Quốc xâm lăng nầy, cờ Vàng có vẽ rụt rè dao động vì ở vào cái thế tiến thối lưỡng nan “chống Trung Cọng là giúp Việt Cộng” ! Ngược lại, ngay những nước tưởng là “độc quyền chống Cộng” như tại Mỹ tại Úc cũng thấy có cờ Đỏ. Những nước tưởng muốn an thân vô chính trị như Đài Loan, Hàn Quốc cũng thấy có cờ Đỏ. Những nước xa xôi hẻo lánh như tại Phần Lan băng giá hay Angola ở Phi châu nóng bỏng cũng thấy có cờ Đỏ … Thật là chuyện lạ từ trước đến nay không thấy trên Internet.
Nhờ rảnh rỗi lang thang trên các trang mạng để tìm xem ở đâu có “cờ bay, cờ bay”, tôi mới phát giác ra được bằng chứng của lời nói dối trắng trợn về “4 triệu người gốc Việt chống Cộng ở hải ngoại” của các vị lãnh tụ dối trá. Cờ đỏ bay đầy ra đấy thì làm sao quý vị có được con số không tưởng … 4 triệu người.
Từ nay xin quý vị đừng thậm xưng để dối mình và dối người nữa !
 
Tại New York, Mỹ (hình Báo Mới) và tại Brussels, Bỉ (hình bizLIVE)
 
Tại Paris, Pháp (hình RFI) và tại London, Anh (hình BBC)
 
Tại Muenchen, Đức (hình bizLIVE) và tại The Hague, Hà Lan (hình bizLIVE)
 
Tại Rome, Ý (hình VietnamPlus ) và tại Helsinki, Phần Lan (hình BBC)
 
Tại Warsaw, Ba Lan (hình BBC) và tại Praha, Czech (hình VNExpress )
 
Tại Budapest, Hungary (hình vietinfo) và tại Bratislava, Slovakia (hình vietinfo)
 
Tại Vienna, Áo (hình VietnamPlus) và Kiev, Ukraine (hình VietnamPlus)
 
Tại Melbourne, Úc (hình bizLIVE) và tại Tokyo, Nhật (hình Dân Luận)
 
Tại Đài Bắc, Taiwan (hình NXD) và tại Bangkok, Thái Lan (hình bizLIVE)
 

Tại Busan, Hàn Quốc (hình BBC) và tại Luanda, Angola (hình bizLIVE)
Tại Nicosia, đảo quốc Cyprus (hình Minh Đức/VietnamPlus)
 
Nicolas Trần
Nguồn http://hoangnamgiao.blogspot.com/2014/05/co-bay-co-bay-mot-la-co-vo-to-quoc-mot.html

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Liên Hiệp Quốc Vừa Kết Án Vatican tổ Chức Các Nghi Lễ, Lén Giết Trẻ Em Để Cúng Tế, Ăn Thịt,Và Hãm Dâm

Toà án tội phạm quốc tế ITCCS không phải là nơi duy nhất buộc tội Vatican
đã tổ chức các nghi lễ, lén giết trẻ em để cúng tế và ăn thịt, và hãm dâm, mà ngay cả Liên Hiệp Quốc (UN), thuộc ủy ban chống tra tấn (UNCAT) đã nhảy vào cuộc, để tiến hành điều tra hành động dã man này.

Nguồn: http://whitenations.com/showthread.php?t=7720
Lịch sử cho thấy các quốc gia Âu châu đã một thời kinh hoàng vì vụ giết người để ăn thịt của đoàn “Quân Chữ Thập”

Nguồn:
http://beforeitsnews.com/scandals/2014/03/busted-vatican-hiding-evidence-convicting-pope-frances-of-killing-and-trafficking-children-evidence-piles-against-him-court-april-7th-must-read-update-2433784.html?utm_medium=facebook-share&utm_source=http%3A%2F%2Fbeforeitsnews.com%2Fr2%2F%3Furl%3Dhttp%3A%2F%2Fb4in.info%2FpZIj&utm_content=awesm-publisher&utm_campaign=&utm_term=http%3A%2F%2Fb4in.info%2FpZIj

CHIEN_TRANH_CA-TO_GIAO_VA_HOI_GIAO

http://www.duyensinh.com/files/pdf/CHIEN_TRANH_CA-TO_GIAO_VA_HOI_GIAO.pdf

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Tệ Nạn Ở Vùng Đai Thánh Kinh ở Mỹ


http://giaodiemonline.com/2011/03/images/ngaytan01.jpg Hiện nay có chừng 50.000 người thuộc các giáo phái Tin lành của Mỹ đang truyền đạo khắp thế giới. Các giáo phái này thường xuất xứ từ vùng được gọi là Bible Belt (Vùng Đai Thánh Kinh). Đây là vùng thuộc miền Nam và Trung-tây nước Mỹ, gồm các tiểu bang Arkansas, Georgia, Florida, Kansas,Louisiana, Oklahoma, Missouri, Mississipi, South Carolina, Tennessee và Texas. Được gọi là Bible Belt vì đa số dân vùng này theo các giáo phái Tin lành truyền bá Phúc âm (evangelicalism). Người dân vùng này nổi tiếng về nạn ít học, thủ cựu, kỳ thị chủng tộc (đối với những người nếu không phải là da trắng) và tôn giáo (nếu không theo các giáo phái Tin lành); Ngay cả những người theo đạo Công giáo cũng bị kỳ thị.

Theo thống kê, vùng Đai Thánh Kinh (Bible Belt) nghèo kém và có nhiều tệ nạn xã hội hơn các vùng khác ở Mỹ:

1. Vùng Bible Belt nghèo nhất nước Mỹ. Theo thống kê của chính phủ Mỹ, miền Nam có đến 14.1% dân số thuộc dạng nghèo và lợi tức trung bình hàng năm của người dân cũng thấp hơn các vùng khác. (http://www.census.gov/prod/2005pubs/p60-229.pdf)

2. Vùng Bible Belt có nhiều ly dị nhất nước Mỹ

(http://findarticles.com/p/articles/mi_qn4179/is_19991112/ai_n11735496/)

3. Vùng Bible Belt có nhiều vụ giết người nhất nước Mỹ, có 6 người bị giết cho 100.000 người
(http://www.deathpenaltyinfo.org/murder-rates-nationally-and-state#MRreg)

4. Vùng Bible Belt có nhiều cô gái vị thành niên mang thai (teen pregnancy) nhất nước Mỹ (http://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/00053654.htm)

5. Vùng Bible Belt có nhiều người nhất bị bệnh truyền qua tình dục (sexually-transmitted diseases) theo báo cáo của chính phủ Mỹ

(http://www.cdc.gov/nchstp/dstd/Press_Releases/National_Report_Card_STDs.htm)

6. Vùng Bible Belt chịu nhiều thiên tai nhất nước Mỹ. Mỗi năm có nhiều trận gió lốc và siêu bão gây nhiều thiệt hại về tài sản cũng như về người. Bão Katrina đã tàn phá thành phố New Orleans, làm hơn 1800 người thiệt mạng và thiệt hại 80 tỷ đô-la. Ngoài Katrina, năm 2005 còn có thêm 4 siêu bão nữa (http://en.wikipedia.org/wiki/Hurricane_Katrina). Các bão này đã gây thiệt hại đến 140 tỷ đô-la. Các người truyền đạo thường nói thiên tai là vì Chúa tức giận người dân không chịu cải đạo, thế thì tại sao vùng Bible Belt với đa số dân theo đạo Chúa lại chịu nhiều thiên tai?

Giê-su Có Thực Hay Không ? Did Jesus Really Exist?

Giê-su Có Thực Hay Không ?
Did Jesus Really Exist?
Mark W. Thomas
Người Dịch: Trần Thanh Lưu

...Nhìn vào những bằng chứng chúng ta có. Từ các tác giả bức thư tông đồ Ki-tô giáo sớm nhất như Paul, chúng ta có rất ít sự kiện để cho thấy rằng Giê-su là một người thực sự. Trong khi đó, chúng ta có bằng chứng mạnh mẽ rằng ông chỉ là một thần linh, được xây dựng từ những huyền thoại trước đó. (Mark W. Thomas)
Như phần lớn người dân (đặc biệt là những kẻ Ki-tô từ bé, như tôi), tôi đã luôn luôn giả định rằng Chúa Giê-su Ki-tô có thực, tuy ngài có thể không phải là thần thánh gì. Sau khi xem xét các bằng chứng trong và ngoài cuốn Bible và Ki-tô giáo thời kỳ ban sơ, cùng với những huyền thoại thời bấy giờ, tôi đã phải kết luận rằng không có bằng chứng xác đáng nào cho thấy Giê-su đã thực sự tồn tại - và bằng chứng quan trọng lại cho thấy ông là huyền thoại hoàn toàn.
Bằng chứng Kinh Thánh
Câu chuyện thường được chấp nhận về Giê-su là một mớ hổ lốn các câu chuyện chủ yếu từ các sách Phúc Âm, từ Paul và các tác giả tông đồ khác, và từ sách Khải Huyền (the book of Revelation).
Trước hết, hãy tách rời các nguồn tin để xem các tác giả đã viết những gì. Làm việc này thực khó khăn bởi thực tế rằng đã có khá nhiều chỉnh sửa đáng kể, sao chép, và thậm chí giả mạo. Các tác giả, nhà biên tập và biện ký đã không đối xử với những tác phẩm ấy như là thiêng liêng bất khả xâm phạm và không thể đổi thay. Trái lại, họ thường xem những câu chuyện về Giê-su như những truyện kể có thể sửa đổi được để thúc đẩy ý đồ riêng của mình, hoặc để làm cho câu chuyện tốt hơn. [1]
Sách Khải Huyền không đưa ra hỗ trợ nào cho tính lịch sử của Giê-su và có thể bị loại bỏ dễ dàng như một nguồn đáng tin cậy, vì các cảnh giới khác thế gian đầy ảo giác của nó.
Các tài liệu tham khảo được biết đến sớm nhất về Giê-su là trong các tác phẩm của Paul (Phao-lồ, còn gọi là Saul ở Tarsus), người đã "ảo tưởng thấy" Giêsu khi ông trên đường đến Damascus. Bản ghi chép của Paul là một phần của các bức thư tông đồ, được viết sau năm 48 AD. Nếu đã có một Giê-su thực, thì Paul đã phải viết về cuộc sống và giáo lý của ngài. Ông đã làm không làm vậy (ngoại trừ một vài đoạn thêm vào mà ai cũng biết) [1].
Paul và các tác giả các bức thư khác - bao gồm Peter - dường như không biết bất kỳ chi tiết tiểu sử của cuộc đời Giê-su, hoặc thậm chí thời gian của cuộc sống trần gian của ngài. Họ không đề cập đến Bethlehem, Nazareth, Galilee, Calvary hoặc Golgotha ​​- hoặc bất kỳ cuộc hành hương nào đến những nơi đáng ra thiêng liêng của cuộc đời Giê-su. Họ cũng không đề cập đến bất kỳ phép lạ mà Giê-su được cho là đã làm, lời dạy của ngài về đạo đức, việc Chúa được trinh nữ sinh ra, việc xét xử ngài, ngôi mộ trống, hoặc thậm chí đến các môn đệ của Chúa. [1]
Tôi thấy điều này đáng kinh ngạc! Các chi tiết cơ bản nhất mà chúng ta được nghe nói về cuộc đời Chúa Giê-su đã không được các tác giả Ki-tô giáo sớm nhất biết đến. Không phải chỉ đơn giản là họ bỏ sót những chi tiết này. Có rất nhiều chỗ Paul và những người khác có thể đã nhắc nhở đến các môn đệ hay dùng thẩm quyền đạo đức của Chúa Giê-su để tô đậm quan điểm riêng của họ, nhưng họ đã không làm vậy. [1] Lời giải thích đơn giản là những chi tiết này đã chưa xuất hiện, và sẽ không tồn tại cho đến khi các sách Phúc Âm được viết khoảng hai mươi năm hoặc hơn sau đó.
Đối với các tông đồ viết thư, thì Giê-su dường như đã có ít hoặc không tồn tại trên trần thế. [2] Paul là một nhân chứng cho sự tồn tại thực của Giê-su, lại nói một cách rõ ràng rằng ông chưa bao giờ gặp Chúa Giê-su, nhưng chỉ thấy ngài trong "ảo ảnh". Paul và Peter ám chỉ mình là tông đồ (sứ giả - apostles), chứ không phải là môn đệ (kẻ đi theo bên thầy - disciples). Paul cho biết ông không thua kém các "siêu tông đồ" vốn rao giảng về một Chúa Giê-su khác (2 Corinthians 11:05 và 12:11), và rõ ràng ông đã chống đối với Peter (Galatians 2:11) – điều này không có nghĩa là Peter đã thực sự kề cận Chúa Giê-su. Paul cũng mô tả "ảo ảnh" của cả hai, mình và Peter, về Chúa Giê-su bằng cách sử dụng cùng một từ. [1] Điều này có nghĩa rằng Paul không nghĩ rằng Peter đã đi theo một Chúa Giê-su trần thế, nhưng (cũng như ông) một ông thần linh cứu thế trên trời, mà chỉ có thể biết được qua sự mặc khải. Vị cứu thế này là một người trung gian tinh thần giữa Thiên Chúa trên trời và con người dưới đất. Paul thậm chí thừa nhận rằng tất cả các ý tưởng của mình đến từ mặc khải và không từ bất kỳ người nào. [3] Nói cách khác, ông đã sáng tác ra hoặc lấy cảm hứng từ Thánh Kinh của người Do Thái (Jewish Scripture) và các tôn giáo khác. Hai đại biểu chính là Zoroastrianism và Mithraism, vốn có một trung tâm tại quê của Paul ở Tarsus.
Thánh Kinh Do Thái là nguồn chính cho Paul [1], có lẽ qua bản dịch tiếng Hy Lạp (gọi là Septuagint) [4]. Ông cho rằng sự hiện hữu trên trời của một kẻ tiên tri đã được tiết lộ cho ông bởi Thiên Chúa (Galatians 1:16) và trong Kinh Thánh, với Giê-su như là người trung gian tinh thần giữa Thiên Chúa trên trời và con người trần thế - không phải là một người sống ở thời gian vừa qua, nhưng như là một bí ẩn được che giấu trong nhiều thời đại đã qua [5], hoặc sẽ được tiết lộ. [6] Phao-lô thường ám chỉ Giê-su là "Đức Cứu thế - Ki-tô" (một thuật ngữ tâm linh). Ngay cả tên "Giê-su" xuất hiện đến 218 lần trong bản dịch Septuagint, vì vậy nó không phải là một tên mới cho những người quen thuộc với bản dịch [4]. Paul cũng không hề chỉ rõ ngay cả cuộc đời của Giê-su, cái chết hy sinh và sự sống lại xảy ra lúc nào, nhưng toàn ngụ ý rằng các sự kiện ấy đã từng xảy ra trong quá khứ tâm linh. Ông cũng đổ lỗi cho cái chết của Chúa Giê-su là do ác quỷ, không phải là do người Do Thái hay người La Mã như trong các sách Phúc Âm. Khái niệm về một vị cứu thế tòan vẹn, chịu hy sinh, bị làm nhục của Paul rút ra từ Isaiah 52-53 và Daniel 9. [1] Ý tưởng này đã giúp làm cho Ki-tô giáo phổ biến hơn trong các tầng lớp thấp kém trong hai thế kỷ đầu. Họ có thể đồng hóa với một người chân chính bị đóng đinh một cách bất công bởi giai cấp cầm quyền đáng khinh, nhưng người này cuối cùng đã chiến thắng. [7]
Một vấn đề khác với Paul là "ảo ảnh" nổi tiếng của ông về Giê-su có tất cả các dấu hiệu của một cơn động kinh não. Chúng ta biết rằng bệnh động kinh có thể gây ra ảo ​​tưởng tôn giáo, hyperreligiosity (mối quan tâm quá mức với tín ngưỡng), hypersexuality (quan tâm thái quá với vấn đề tình dục), và hypergraphia (một sự thôi thúc áp đảo để viết). Đây là tất cả các đặc tính có thể được dùng để mô tả Paul, như được tiết lộ trong các bức thư của mình. Có lẽ động kinh là "cái gai - thorn" đã dày vò ông, mà ông đề cập đến trong 2 Corinthians 12:7. Chúng tôi cũng có thể nói rằng người ta đã buộc tội Paul nói dối, bởi vì ông đã cố gắng bảo vệ mình trong Rô-ma 3:5-8.
Những tham khảo Kinh Thánh chính về Giê-su là từ các sách Phúc Âm, được viết bởi cá tác giả vô danh sau năm 70 CE (và rất có thể nhiều thập kỷ sau). Trong một xã hội bán khai và mê tín dị đoan, đó là một thời gian dài sau khi cuộc sống giả định của Giê-su - một thời gian dài cho huyền thoại phát triển. Hầu hết các học giả đều đồng ý rằng đề cập đến đầu tiên của những gì chúng ta gọi là các sách Phúc Âm là do Papias trong khoảng năm 140 CE [8], tuy ông ta chỉ ám chỉ các cuốn Mark và Matthew. Tất cả bốn sách Phúc Âm lần đầu tiên được nêu tên vào năm 180 CE, bởi Irenaeus của thành Lyons. [8]
Mark là cuốn Phúc Âm sớm nhất. Nó sai ngữ pháp [9] và phản bội tác giả của nó về sự thiếu kiến thức về địa lý và tình hình xã hội của Palestine - cho thấy rằng tác giả không phải là người địa phương. [8], [10] Luke sao chép các lỗi về địa lý (Luke 8), trong khi Matthew thay đổi vị trí và số lượng những người đàn ông (Matthew 8). [8] Tác giả của cuốn Mark cũng đã sai lầm khi cho Giê-su trích lời từ bản dịch tiếng Hy Lạp của Thánh Kinh Do Thái (the Septuagint), thay vì từ bản tiếng Do Thái gốc. [8] Cả Mark và John bắt đầu với chuyện Giê-su đã là một người đàn ông trưởng thành - không có chuyện sinh ra từ đồng trinh, ngôi sao kỳ diệu, hay những câu chuyện thời thơ ấu khác. Một trường hợp mạnh mẽ có thể được nêu ra là phúc âm của Mark đã được viết như một lối kể lại của sử thi Homer. [11]
Các sách Phúc Âm của Matthew và Luke không đồng ý với năm và các chi tiết khác của Chúa Giê-su giáng sinh, bao gồm cả dòng dõi của ngài. Matthew cho ngài đã sinh ra tại nhà Joseph ở Bethlehem, dưới triều đại của Herod the Great (vốn đã chết trong năm 5 hoặc 4 trước Công nguyên, BC). Luke cho rằng ngài đã sinh ra tại một chuồng bò trong thời kỳ điều tra dân số tiến hành bởi Quirinius trong năm 6 CE - một sự khác biệt của ít nhất 9 năm! Matthew đã không viết về điều tra dân số, và Luke đã không viết về những nhà thông thái hay Herod "tàn sát những kẻ vô tội.” Matthew và Luke không đồng ý dữ dội trên gia phả của Giê-su, thậm chí cả ông nội của ngài. (Matthew 1:16, Luke 3:23).  Thêm vào đó, các danh sách trong Matthew và Luke khác nhau từ 1 Chronicles 3. Lưu ý rằng ngay cả bản liệt kê tổ tiên nam của Chúa Giê-su không phù hợp với học thuyết của một trinh nữ sinh ra (điều đã được thêm vào sau đó trong quá trình huyền thoại hóa). Một số nhà biện giải cho rằng Luke liệt kê gia phả của Bà Maria, nhưng đó là điều không thể được bởi vì Bà Maria không được đề cập đến và vì vào thời điểm đó người ta nghĩ phụ nữ không đóng góp bất kỳ vết di truyền nào cho một em bé, nhưng được coi như là một cánh đồng màu mỡ cho hạt giống (tiếng Hy Lạp: "tinh trùng”) được gieo trồng.
Nếu các sách Phúc Âm được viết bởi những chứng nhân​​, tại sao họ chờ đợi quá lâu và tại sao họ không mô tả về Chúa Giê-su? Tại sao các sách Phúc Âm được viết chủ yếu dưới dạng người thứ ba (như một câu chuyện), thay vì dưới dạng người đầu tiên? Các sách Phúc Âm thường trích dẫn tư tưởng hay lời nói của Chúa Giê-su khi ông ở một mình hoặc với người khác. Đây là những ví dụ về những câu chuyện hư cấu, không lịch sử. Tại sao các sách Phúc Âm của Matthew và Luke lại đạo văn của Mark (và thêm những câu chuyện thời thơ ấu)?  Trong 666 câu gốc của Mark, thì 600 xuất hiện trong Matthew (với ngữ pháp cải thiện), khoảng 300 trong Luca. [9] Phúc âm của Matthew lại kỳ quặc đề cập đến Matthew ở ngôi thứ ba. Phúc âm của Luke nói rằng nó đã được viết như sự kể lại những câu chuyện trước. Phúc âm của John cũng kỳ quặc ám chỉ đến tác giả của nó lại ở ngôi thứ ba, và hầu như không đề cập gì đến Chúa Giê-su như là một người thực có một cuộc sống thực. Cũng như Paul, tác giả đã xem Chúa Giê-su phần lớn là một ông thần trời.
Chúng ta biết rằng các sách Phúc Âm đã được thay đổi theo thời gian, với các chỉnh sửa và lỗi của các biện ký (transcribers), và thậm chí sai biệt trọng yếu giữa các bản dịch khác nhau. [8] Các học giả Kinh Thánh đã chỉ ra rằng mười hai câu thơ cuối của Mark (16:9-20) đã được thêm vào trong thế kỷ thứ hai, hình như cung cấp thêm các hoạt động của Chúa Giê-su sau khi sống lại. Những câu chuyện về Chúa Giê-su và phụ nữ ngoại tình (một chuyện tôi yêu thích bởi vì nó dạy bảo trách nhiệm cá nhân) không có trong phúc âm ban đầu của John. Bằng chứng cho thấy rằng nó có thể đã được thêm vào trong thời Trung Cổ. [12]
Tại sao chúng ta phải tin vào các tác giả và biên tập viên vô danh của các sách Phúc Âm? Làm thế nào để chúng ta biết rằng họ không phải là lập dị hoặc cố ý viết tiểu thuyết? Thậm chí chúng tôi có thể nói rằng các tác giả đã cố gắng làm trọn cho hợp với lời tiên tri của Kinh Thánh (Do Thái), bởi vì họ đã nhận thấy nó sai ở nhiều nơi: [13]
- Giê-su sinh ra tại Bethlehem (không đúng) cho hợp với Micah 5:2.
- Matthew và Luke không đồng ý về gia phả của Giê-su, và tương tự với sự ra đời đồng trinh. Mẹ Maria là một trinh nữ (không đúng) cho hợp với Isaiah 07:14.
- Gia đình của Giê-su đã đi đến Ai Cập (không đúng) cho hợp với Hosea 11:1.
- Herod đã “giết hại những người vô tội" (không đúng) cho hợp với Jeremiah 31:15.
- Giê-su từ Nazareth tới (không đúng) cho hợp với Judges 13:05.
- Trong ngày Lễ Lá (Palm Sunday) Giê-su không thể nào cưỡi hai con vật cùng một lúc (không đúng) cho hợp với Zechariah 09:09.
- Bàn tay và bàn chân của Giê-su đã bị đóng đinh trên thập tự giá (không đúng) cho hợp với bài Thánh Vịnh Psalm 22:16.
- Judas đã được trả 30 đồng bạc (không đúng) cho hợp với Zechariah 11:12.
Thậm chí có bằng chứng đáng tin cậy rằng tại thời điểm của Giê-su, Nazareth đã không có người ở. [8], [14], [15]. Trong một nỗ lực để chứng minh rằng Chúa Giê-su hoàn thành lời tiên tri Kinh Thánh (Do Thái), tác giả vô danh của Matthew dường như nhầm lẫn "Nazareth" và "Nazarene" (một người từ Nazareth) với "Nazirite" (một người đàn ông sống riêng và đã thực hiện một lời thề kiêng khem). [13]
Tiếng mẹ đẻ của các tác giả
Những sai sót này không quá ngạc nhiên nếu bạn nhận ra rằng tiếng mẹ đẻ của các tác giả có lẽ là tiếng Aram, còn (Cựu Ước) Kinh Thánh có gốc gác bằng tiếng Hebrew (Do Thái), và họ đã viết các sách Phúc Âm bằng tiếng Hy Lạp.
Tất cả điều này loại bỏ các sách Phúc Âm như bất kỳ chuyện kể của nhân chứng đáng tin cậy. Để hiểu rõ thêm về độ tin cậy của phép lạ hoặc những nhân chứng​​, đây là các lời trích hữu ích:
David Humes
“Không có đủ bằng chứng để thiết lập một phép lạ trừ phi sự dối trá của lời chứng rằng có như vậy còn mang nhiều phép lạ hơn so với nỗ lực để thiết lập thực chứng.
- David Hume , Trong Miracles (1748 )


“Có nhiều khả năng rằng sự tự nhiên đã đi lạc ra ngoài các quá trình diễn tiến, hoặc con người nói dối? Chúng tôi chưa bao giờ thấy, trong thời đại chúng ta, tự nhiên đã đi lạc ra ngoài các quá trình diễn tiến, nhưng chúng tôi có lý do vững chắc để tin rằng hàng triệu lời nói dối đã được kể lại trong cùng thời, do đó, đã có ít nhất là hàng triệu đối một, là kẻ kể lại một phép lạ nói dối."
- Thomas Paine , The Age of Reason (1794 )

dan Barker
"Đó là một thực tế lịch sử và các sự kiện đồng thời rằng con người phóng đại, hiểu sai, hoặc nhớ sai sự kiện. Họ cũng đã giả mạo gian lận đạo đức. Hầu hết các tín đồ trong một tôn giáo hiểu rõ điều này khi kiểm tra những xác quyết của các tôn giáo khác."
- Dan Barker [16]
Nhà nghiên cứu lịch sử Ki-tô giáo David Fitzgerald đã viết, "Trong các tác phẩm Ki-tô giáo ban sơ, như bảy bức thư chân thật của Paul, Đức Ki-tô là một nhân vật tâm linh tiết lộ trong Kinh Thánh Do Thái, chứ không phải là một nhân vật lịch sử gần đây. Nhiều thập kỷ sau đó, tác giả vô danh của những gì chúng ta gọi là "Phúc Âm theo Mark” đã viết một câu chuyện ẩn dụ về Chúa Ki-tô thần thoại này trong xứ Judea trước chiến tranh, vay mượn từ nhiều họa tiết tôn giáo và văn học cổ đại.
Ý tưởng về một Chúa Cứu thế đến trần gian không thể cưỡng lại được, về sau tín đồ Ki-tô thích câu chuyện và không thể không tự ý sửa chữa, bổ sung văn bản của 'Mark', biến một sáng tạo hoàn toàn văn học thành cơ sở tiểu sử tưởng tượng của riêng họ.
Hàng chục các sách Phúc Âm được viết, và vài thế kỷ sau đó bốn cuốn được lựa chọn cuối cùng để tạo thành cuộc mở đầu cho bộ Tân Ước quen thuộc của chúng ta." [17]
Một số tín đồ Ki-tô tiên khởi thậm chí thừa nhận nguồn gốc thần thoại của Ki-tô giáo. Tranh cãi với những người tà đạo đa thần (pagans) khoảng năm 150 CE, Justin Martyr nói: "Khi chúng tôi nói rằng Lời Chúa (Ngôi Lời), là đứa con đầu của Thiên Chúa, được sinh ra mà không cần giao hợp tính dục, và rằng chính ngài, Chúa Giê-su Ki-tô, người thầy của chúng tôi, đã bị đóng đinh và chết, và sống lại, và lên trời; chúng tôi đề xuất không có gì khác với những gì quí vị tin liên quan đến những người mà quí vị coi trọng, các con trai của thần Jupiter  (Zeus)." [16]
Những câu chuyện về Giê-su sặc mùi thần thoại, với phép thuật được thêm vào như là những câu chuyện được lập lại theo thời gian. [16] Nếu các Ki-tô hữu đầu tiên nghĩ về Chúa Giê-su như một thần linh trên trời, sự xuất hiện của ngài trong các sách Phúc Âm sau đó như là một người sống thì phải là một sáng tạo hư cấu.
Một số người cho rằng nhiều người trong số các môn đệ và tông đồ của Chúa Giêsu đã chết cho niềm tin của họ, và điều này chứng tỏ rằng Chúa Giê-su đã phải tồn tại và thần thánh. Tuy nhiên, chúng tôi thậm chí không biết nếu các môn đồ (của Giê-su) đã tồn tại, và càng mù mờ việc họ đã qua đời như thế nào. Tất cả các thông tin về họ xuất phát từ các câu chuyện về sau và Kinh Thánh, mà chúng tôi đã nhìn thấy có rất nhiều vấn đề. Ngay cả khi những câu chuyện về các tông đồ là đúng sự thật, họ đã có thể dễ dàng bị hoang tưởng hoặc điên cuồng.
Các Tôn Giáo và Thần Thoại Khác Cùng Thời
Nghiên cứu các tôn giáo khác và những huyền thoại cùng thời, và các phiên bản cạnh tranh nhau (không chính thống) của Ki-tô giáo, thực là rối rắm bởi thực tế là nhiều văn bản và tài liệu tham khảo không được sao chép hoặc đã bị phá hủy bởi các tín đồ Ki-tô cuồng tín (đặc biệt là trong thờ kỳ đốt sách ở thế kỷ thứ tư và thứ năm). Một khi một giáo phái Ki-tô giáo đã đạt được quyền lực chính trị tuyệt đối dưới thời Hoàng đế Constantine trong thế kỷ thứ tư, đối thủ được buộc phải khuất phục bởi mối đe dọa của cái chết, nhà tù, hoặc tịch thu tài sản. [7]
Ki-tô giáo có nhiều điểm tương đồng với những gì chúng ta biết về các tôn giáo trước đó từ Hy Lạp, Ba Tư, Ai Cập và vẫn còn những nơi khác - và như thế không có nghĩa là độc nhất. Có hơn một chục vị thần và vị cứu thế khác (Mithra, Osiris / Serapis, Inanna / Ishtar, Horus, Perseus, Bacchus, Attis, Hermes, Adonis, Hercules / Heracles, Tammuz, Asclepius, và Prometheus), những vị đã sống lại sau cái chết bạo lực. Nhiều vị thần trong số này đã có ngày sinh của họ được báo trước bằng các vì sao, đã có một người mẹ đồng trinh và cha thần thánh (hoặc những lối sinh kỳ diệu khác), hoặc có bạo chúa tìm cách giết họ khi còn sơ sinh.
1.  2.   3.
  4.   5.   6.   7.
  8.   9.   10.
  11.   12.   13.
1. Adonis.   2. Asklepios   3. Attis   4. bacchus   5. Heracles_Hercules   6. Hermes   7. Horus   8. Ishtar   9. Mithra   10. Perseus   11. Prometheus.   12. Serapis   13. Tammuz
Hai ngày lễ Ki-tô giáo chính đã được kết hợp từ các nghi lễ ngoại giáo trước đó và các lễ hội. Phục sinh (gần xuân phân, và với các biểu tượng khả năng sinh sản của thỏ và trứng) được đặt tên theo nữ thần Eostre của ngoại đạo Anglo-Saxon. Giáng sinh trước đây là lễ hội Saturnalia của La Mã (giành cho thần Saturn), và hơn một chục vị thần được sinh ra vào ngày 25 tháng 12 (đông chí cũ, khi mặt trời được "tái sinh" và bắt đầu vươn lên bầu trời) - Giê-su, Mithra, Zeus / Jupiter, Horus, Attis, Dionysus, Adonis, Tammuz, Hercules / Heracles, Perseus, Bacchus, Apollo, Helios, và Sol Invictus.
Mithra đã có hầu hết các điểm tương đồng với Giê-su. Mithra được sinh ra trong những hoàn cảnh rất khiêm tốn với các mục tử canh chừng, có mười hai môn đệ (như trong mười hai dấu hiệu của hoàng đạo), khiến người chết sống lại, thường được miêu tả với một vầng hào quang, và được gọi là "Ánh sáng của thế giới - The Light of the World" và "Đấng Chăn Chiên - The Good Shepherd." Sau khi ông qua đời, ông đã tham gia cùng Thiên Chúa để phán xét các linh hồn của người chết. Qua ngài tội nhân có thể được tái sinh vào sự sống đời đời. Vì Mithra là một vị thần mặt trời, ông được tôn thờ vào các ngày chủ nhật. Những tín đồ theo ông đã có bữa ăn nghi lễ bánh và rượu, biểu tượng cho xương và thịt của ngài. Không ngạc nhiên Mithra giáo (Mithraism) tàn lụi dần khi Ki-tô giáo lan rộng.
Cổ tục Kitô giáo về Thánh Thể - Eucharist (với bánh và rượu) có thể đã được bắt nguồn từ Mithra giáo bởi Paul, bởi vì việc uống máu trong Do Thái giáo luôn luôn là một điều ghê tởm.
Nhà thủ cựu Robert M Price trước đây đã viết, "Trong phác thảo và trong chi tiết, đời sống của Chúa Giê-su được mô tả trong các sách Phúc Âm tương đồng với Nguyên mẫu Anh hùng Huyền thoại trên toàn thế giới (worldwide Mythic Hero Archetype), qua đó sự ra đời của một anh hùng thần thánh đã được dự đoán và thụ thai một cách siêu nhiên, đứa trẻ anh hùng thoát khỏi mọi nỗ lực tìm giết ông ta, ngay khi còn là một đứa trẻ đã lộ rõ sự khôn ngoan sớm phát triển của mình, nhận được một sự ủy thác thần thánh, đánh bại ma quỷ, chiến thắng được ca ngợi, được xưng tụng là vua, sau đó bị phản bội, mất dần sự quí mến của quần chúng, bị hành xử, thường là trên một đỉnh đồi, rồi được minh oan và được đưa lên thiên đàng. " [18]
Bằng chứng ngoài Kinh Thánh
Đối với tính lịch sử ngoài Kinh Thánh của Giê-su, thì hoàn toàn không có bằng chứng đương thời đáng tin cậy rằng ngài đã từng sống bao giờ. Không có một ghi chép nào về ngài trong bất kỳ sử của thế kỷ thứ nhất. Nếu Giê-su đã tồn tại hoặc nếu những sự kiện ngoạn mục trong các sách Phúc Âm thực sự xảy ra, họ sẽ được ghi nhận bởi nhiều văn gia - trong đó có Philo của thành Alexandria (đã viết rất nhiều về xứ Judea trong thời gian cho là có Chúa Giê-su), Seneca the Elder, Pliny the Elder, Justus của Tiberius, và hơn ba mươi người khác. [8], [17] Không ai trong số những người này nhắc gợi đến Giê-su hay các sự kiện tưởng tượng trong Kinh Thánh.
Philo_of_Alexandria_su gia Seneca the Elder Pliny the Elder
Từ trái: Philo của thành Alexandria, Seneca the Elder, Pliny the Elder
Các tài liệu tham khảo ngoài Kinh Thánh sớm nhất nhắc đến Giê-su hay Chúa Cứu thế Ki-tô nằm trong một đoạn và một câu trong các tác phẩm (khoảng 93 CE) cho là từ sử gia Do thái Josephus Flavius ​​(người cũng đã viết về Hercules). Dưới đây cho là những tài liệu tham khảo, trong cuốn Thời Cổ Đại Do Thái (The Jewish Antiquities) của ông:
18.3.3 - "Khoảng thời gian này có Giê-su, một người đàn ông khôn ngoan, nếu thực sự người ta phải gọi ông ta là một người đàn ông. Vì ông là một trong những người thực hiện những hành động đáng ngạc nhiên và là một thầy dạy của những người hài lòng chấp nhận sự thật như vậy. Ông đã giành được cảm tình của nhiều người Do Thái và nhiều người Hy Lạp. Ông là Đấng Cứu Thế. Và khi có những lời buộc tội của những kẻ thủ phạm chính giữa chúng ta, Pilate đã kết án Ngài trên thập tự giá, những người đến lần đầu yêu thương ngài đã không sút giảm. Ngài xuất hiện trước họ trong ngày thứ ba sống lại, vì các tiên tri của Thiên Chúa đã báo trước những điều này và hàng ngàn chuyện tuyệt vời khác về ngài. Và bộ tộc của các Kitô hữu, được gọi theo ngài như vậy, vẫn còn cho đến ngày nay không biến mất."
20.9.1 - " ... đưa ra trước họ người anh em của Giê-su, người được gọi là Chúa Cứu thế, tên là James ... "
Câu cú quả là quá ngắn để có nhiều ý nghĩa. Cụm từ "người được gọi là Chúa Cứu thế” vụng về và có thể đã được chèn vào bởi một biện ký. Thêm vào đó, một vài dòng sau Josephus đề cập đến Giê-su, con trai của Damneus. Đây có thể là ám chỉ Giê-su đề cập đến trong câu. [17] Đoạn này trông giống như nói về tất cả mọi thứ một tín đồ Ki-tô có thể trông ngóng, để chứng minh rằng Giê-su thực sự tồn tại. Thật không may, rõ ràng đó là một câu chèn nhét về sau - gần như chắc chắn được tạo ra bởi "sử gia nhà thờ" Eusebius, người đầu tiên đề cập đến nó ngay trước khi Công đồng Nicea của Hoàng đế Constantine vào năm 325 CE.
http://www.vision.org/visionmedia/article.aspx?id=537
Eusebius Pamphilus: Cha để của lịch sử nhà thờ.
Ảnh http://www.vision.org/
Chúng tôi biết điều này vì nhiều lý do:
Mặc dù tác phẩm của Josephus đã được đọc rộng rãi, không một tín đồ Ki-tô hoặc học giả trước Eusebius đề cập đến nó, đặc biệt là không phải học giả Ki-tô giáo Origen, mà Eusebius sử dụng thư viện của ông. [8], [17]

Origen Adaman (trái) - Josephus (phải)
Origen thậm chí đã viết rằng Josephus không tin vào Chúa Giê-su Ki-tô. [8]
Nếu người ngoan đạo Do Thái Josephus đã thực sự nghĩ rằng Chúa Giê-su là Đấng Thiên Sai, thì ông đã trở thành một tín đồ Ki-tô.
Nó không chắc rằng Josephus gọi người Do Thái cáo buộc là "những kẻ thủ phạm chính giữa chúng ta."
Chưa bao giờ có một "bộ tộc của các Kitô hữu."
Văn bản tác phẩm của Josephus vẫn còn tồn tại, mà lại thiếu đề cập đến Giê-su. [8]
Phong cách của đoạn văn hoàn toàn khác triệt để với phần còn lại của tác phẩm của ông. Đoạn văn đã được tách ra khỏi bối cảnh với các câu đoạn xung quanh nó, và làm gián đoạn dòng câu chuyện. Đoạn tiếp theo khởi đầu, “Cùng thời cũng xảy ra một tai họa buồn thảm đưa dân Do Thái vào rối loạn..." Đoạn này ám chỉ đến đoạn trước, nơi Pilate đã cho binh lính của mình tàn sát một đám đông lớn của người Do Thái ở Jerusalem.
Josephus đã viết rộng rãi về nhiều dân thiểu số vào giai đoạn ấy. Một đoạn và câu duy nhất cho Đấng Cứu Thế là không thể xảy ra.
Nếu xóa bỏ hai tài liệu tham khảo giả này ra khỏi tác phẩm của Josephus, ông trở thành bằng chứng tiêu cực mạnh mẽ nói về Giê-su. Nếu Giê-su đã tồn tại, Josephus đã phải viết nhiều về ngài.
Có một số tài liệu được cho là tham khảo ở thế kỷ thứ hai về tín đồ Ki-tô hoặc Chúa Ki-tô – bởi một số người. Trong khoảng năm 100 CE, Pliny the Younger nói đến tín đồ Ki-tô ở Tiểu Á, nhưng ông đã không đề cập đến Giê-su.
Tài liệu tham khảo sử dụng nhiều nhất về tín đồ Ki-tô từ thế kỷ đó do sử gia La-Mã Cornelius Tacitus (55-120 CE). Ông tự nhận là đã viết khoảng năm 117 CE về "Christos" bị hành quyết bởi Pontius Pilate. Tuy nhiên Tacitus đã sử dụng tên của Giê-su, mà không phải danh hiệu tôn giáo "Christos.” Đáng chú ý là tham khảo của Tacitus không được đề cập bởi Origen, Eusebius, Tertullian (những người trích dẫn rất nhiều từ Tacitus [8]) hoặc Clement của Alexandria trong thế kỷ thứ ba. Nó có thể đã được thêm vào trong năm 1468 bởi Johannes de Spire của Venice, bởi vì không có đề cập nào như thế được thực hiện trong bất kỳ văn bản được biết đến trước đó, nhưng có rất nhiều tham khảo sau đó. [8], [19] Một văn gia, Suetonius, trong khoảng 120 CE gọi một người tên là Chrestus và những đồ đệ người Do Thái của ông ta. Tuy nhiên, "Chrestus" là dạng Latin chính xác của một tên thực Hy Lạp, và không phải là một lỗi chính tả của "Christos."
Cornelius Tacitus
Josephus (trái) và Tacitus (phải)
Ngay cả nếu tài liệu tham khảo của Josephus, Tacitus, và những người khác trong thế kỷ thứ hai là nguyên gốc, chúng cũng chỉ là chứng cứ hạng hai hoặc tin đồn được viết 60 năm hoặc nhiều năm sau khi các sự kiện chủ định được mô tả, hoặc chỉ đơn giản đề cập đến niềm tin Ki-tô giáo của thời bấy giờ. Thực tế là các tín đồ Ki-tô hiện đại phải dựa vào các tài liệu tham khảo giả định này đã minh thị cho sự yếu ớt của luận điệu về một Chúa Giê-su Ki-tô lịch sử.
Một số người nghĩ rằng tấm vải liệm Turin là bằng chứng cụ thể cho sự tồn tại của Chúa Giê-su. Tuy nhiên, phân tích khoa học cho thấy rằng tấm vải liệm là giả mạo. Nó chỉ ra một người đàn ông có hai phân (inch) cao phía trước hơn ở phía sau, "máu" của tấm vải thực sự là đất son màu đỏ sắc tố (máu thực sự sẽ là màu đen), và nó được định vị carbon khoảng từ 1260-1390 CE (phù hợp với khi nó được đầu tiên "phát hiện" vào năm 1357). Thực là lố bịch khi nghĩ rằng tấm vải liệm đã được giấu kín trong hơn 1300 năm cho đến khi quân thập tự viễn chinh đến Trung Đông, tìm kiếm đồ lưu niệm để mang về nhà (giống như hầu hết khách du lịch). Một số đầu nậu làm đồ giả đã có khả năng thực hiện cả một bó.
Nó có thể là "Câu Chuyện Vĩ Đại Nhất Được Kể Từ Trước Đến Nay - The Greatest Story Ever Told” thuần túy chỉ là một câu chuyện? Một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lịch sử chỉ là một huyền thoại? Có hàng tỷ người tin vào một Chúa Cứu Thế hư cấu? Đã có người chết cho đức tin Ki-tô giáo của họ một cách vô ích? Điều này không phải là quá xa vời, mọi người luôn tin những lời nói dối trong mọi thời kỳ, và thậm chí giết hoặc chết cho chúng hoặc cho tôn giáo của họ. Nhìn vào Jonestown, Cổng Thiên đàng (Heaven's Gate), Đền thờ Mặt trời (the Solar Temple), 11/9, các tên đánh bom tự sát, và gần như vô số các cuộc chiến tranh và tàn sát dựa hoàn toàn vào tôn giáo.
Bởi vì tâm trí của nhiều người bị nhiễm độc tôn giáo, họ không muốn đặt câu hỏi về sự tồn tại của vị cứu tinh hay tiên tri của họ. Tôn giáo khiến cho người ta chấp nhận những ý tưởng bất hợp lý với ít hoặc không có bằng chứng. Nếu tôi nói rằng que kem chuối có thể làm cho mọi người tàng hình, hầu hết mọi người có thể sẽ yêu cầu một ít bằng chứng. Nhưng, một cuốn sách rất cũ mô phỏng huyền thoại khác của thời đại và nói rằng 2000 năm trước, có một gả được sinh ra với một con ma là cha mình và một trinh nữ là mẹ mình, gả này đã làm phép lạ, đã bị giết chết, đã sống lại, và thăng lên trời - và hàng tỷ người chấp nhận câu chuyện dường như không mảy may thắc mắc.
Vì vậy, hãy nhìn vào những bằng chứng chúng ta có. Từ các tác giả bức thư tông đồ Ki-tô giáo sớm nhất như Paul, chúng ta có rất ít sự kiện để cho thấy rằng Giê-su là một người thực sự. Và, chúng ta có bằng chứng mạnh mẽ rằng ông chỉ là một thần linh trên trời, được xây dựng từ những huyền thoại trước đó. Từ các văn gia sau này (và vô danh) của các sách Phúc Âm, chúng ta có một câu chuyện lớn theo thời gian, với các sự kiện không tưởng được thêm vào như câu chuyện đã được kể đi và kể lại - chỉ là một huyền thoại. Ngay cả không ai trong số các tác giả phúc âm tuyên bố đã gặp Giê-su. Từ các nhà sử học của thế kỷ thứ nhất, chúng ta không có gì. Chẳng có gì.
Để biết thêm về tính lịch sử Ki-tô giáo và chủ nghĩa vô thần, xem
Các đề mục thảo luận về Chúa

www.godlessgeeks.com/WhyAtheism.htm

Source http://www.godlessgeeks.com/JesusExist.htm

Bản quyền © 2009, 2010, 2011.
Mark W. Thomas
____________
Tham Khảo:
[1] The Jesus Puzzle by Earl Doherty, www.jesuspuzzle.com
[2] PAUL ON JESUS - Hebrews 8:4 — “If he were on earth, he would not be a priest, for there are already men who offer the gifts prescribed by the law.”
[3] PAUL ON THE SOURCE OF THE JESUS STORY - Galatians 1:11,12 — “I want you to know, brothers, that the gospel I preached is not something that man made up. I did not receive it from any man, nor was I taught it; rather, I received it by revelation from Jesus Christ.”
[4] "Does Paul's First Epistle to the Corinthians reveal a 'historical' Jesus?" by Acharya S, tinyurl.com/3l5g75o
[5] PAUL ON THE SOURCE OF THE JESUS STORY - Romans 16:25-26 — “Now to him who is able to establish you by my gospel and the proclamation of Jesus Christ, according to the revelation of the mystery hidden for long ages past, but now revealed and made known through the prophetic writings ...”
[6] PAUL ON THE SOURCE OF THE JESUS STORY - 1 Corinthians 1:7 — “Therefore you do not lack any spiritual gift as you eagerly wait for our Lord Jesus Christ to be revealed.”
[7] Not the Impossible Faith, by Richard Carrier, secweb.infidels.org/?kiosk=books&id=1017
[8] “Did Jesus Even Exist?” by Frank Zindler, www.atheists.org/Did_Jesus_Exist?
[9] “Did a historical Jesus exist?” by Jim Walker, www.nobeliefs.com/exist.htm
[10] In Mark 5 and Luke 8, Jesus went to the country of the Gerasenes, transferred demons from a man into 2000 pigs, and drowned them in the sea.  However that was about 31 miles from Galilee, the nearest sea.  The King James translators realized his, and changed the location to “the country of the Gadarenes,” which was close to the sea.  Later translators used the original.  [Check out translations of Matthew 8 for different locations.] In Mark 10, Jesus said that a woman could divorce her husband, which was impossible in Palestine at that time.
[11] “The Homeric epics and the Gospel of Mark” by Dennis MacDonald, isbndb.com/d/book/the_homeric_epics_and_the_gospel_of_mark.html
[12] Misquoting Jesus: The Story Behind Who Changed the Bible and Why, by Bart Ehrman
[13] DID JESUS FULFILL PROPHESY?  [NOTE: It was easy to “fulfill prophesy” if they wrote the stories.]
THE PROPHESIED COMING OF ISRAEL'S RULER - Micah 5:2 — But you, Bethlehem Ephrathah, though you are small among the clans of Judah, out of you will come for me one who will be ruler over Israel, whose origins are from of old, from ancient times.
THE BIRTH OF JESUS FORETOLD - Luke 1:32,33 — [Jesus] will be great and will be called the Son of the Most High. The Lord God will give him the throne of his father David, and he will reign over the house of Jacob [Israel] forever; his kingdom will never end.  [NOTE: Jesus never reigned over Israel.]
FALSE PROPHESY - Isaiah 7:14 — Therefore the Lord himself will give you [King Ahaz] a sign: The virgin will be with child and will give birth to a son, and will call him Immanuel.  [NOTE: The original word (“almah”) in Hebrew meant maiden, not virgin (“betulot”).  The context also shows that this was meant for its time, not about 700 years later.  In addition, 2 Chronicles 28 shows that King Ahaz lost the battle. And, Jesus was never called Immanuel in the Bible.]
THE PROPHESIED NAZIRITE - Judges 13:5 — “ ...because you will conceive and give birth to a son. No razor may be used on his head, because the boy is to be a Nazirite, set apart to God from birth, and he will begin the deliverance of Israel from the hands of the Philistines.” [NOTE: This actually referred to Samson, not Jesus (about 1100 years later).]
NAZARETH, NAZARENE, NAZIRITE CONFUSED - Matthew 2:23 — [Joseph] went and lived in a town called Nazareth. So was fulfilled what was said through the prophets: “He will be called a Nazarene.” [NOTE: “Nazarene” and “Nazareth” are never used in the Old Testament.]
ISRAEL (JESUS?) IN EGYPT - Hosea 11:1 — “When Israel was a child, I [God] loved him, and out of Egypt I called my son.”  [NOTE: This denotes a past event, not one over 700 years later. It likely referred to the mythical exodus of the Jews from Egypt.]
JESUS IN EGYPT - Matthew 2:13-15 — When they had gone, an angel of the Lord appeared to Joseph in a dream. “Get up,” he said, “take the child and his mother and escape to Egypt. Stay there until I tell you, for Herod is going to search for the child to kill him.” So he got up, took the child and his mother during the night and left for Egypt, where he stayed until the death of Herod. And so was fulfilled what the Lord had said through the prophet: “Out of Egypt I called my son.”
PROPHESY OF THE “SLAUGHTER OF THE INNOCENTS” - Jeremiah 31:15 — This is what the LORD says: “A voice is heard in Ramah, mourning and great weeping, Rachel weeping for her children and refusing to be comforted, because her children are no more.”  [NOTE: Matthew 2:18 refers to this, but Ramah was on the other side of Jerusalem from Bethlehem.  Also, a 600 year-old tale of one woman weeping for her children hardly conveys the magnitude of the supposed slaughter.]
HEROD'S “SLAUGHTER OF THE INNOCENTS” - Matthew 2:16 — When Herod realized that he had been outwitted by the Magi, he was furious, and he gave orders to kill all the boys in Bethlehem and its vicinity who were two years old and under. [NOTE: Herod's “slaughter of the innocents” is not recorded by any historian of the time or in any other gospel. However, it fulfilled a common story line for saviors.]
THE PROPHESIED COMING OF ZION'S KING - Zechariah 9:9 — Rejoice greatly, O Daughter of Zion! Shout, Daughter of Jerusalem! See, your king comes to you, righteous and having salvation, gentle and riding on a donkey, on a colt, the foal of a donkey.
JESUS RIDES TWO ANIMALS AT ONCE! - Matthew 21:7 — They brought the donkey and the colt, placed their cloaks on them, and Jesus sat on them. [NOTE: A person can't sit on the backs of two animals. The author mistranslated Zechariah 9:9, which actually meant one animal.]
CRUCIFICTION FORETOLD? - Psalm 22:16 — Dogs have surrounded me; a band of evil men has encircled me, they have pierced my hands and my feet.
JUDAS' PAYMENT FORETOLD? - Zechariah 11:12 — I told them, “If you think it best, give me my pay; but if not, keep it.” So they paid me thirty pieces of silver.
[14] The Myth of Nazareth, by Rene Salm, www.nazarethmyth.info
[15] "Nazareth – The Town that Theology Built" by Kenneth Humphreys, www.jesusneverexisted.com/nazareth.html
[16] “Did Jesus Really Rise From The Dead?” by Dan Barker, ffrf.org/legacy/about/bybarker/rise.php
[17] Nailed: Ten Christian Myths that Show Jesus Never Existed At All, by David Fitzgerald, www.amazon.com/Nailed-Christian-Myths-Jesus-Existed/dp/0557709911
[18] “Christ a Fiction” by Robert M Price, www.infidels.org/library/modern/robert_price/fiction.html
[19] “Fictional Christ” by Dennis McKinsey, skeptically.org/newtestament/id6.html