Các bài kinh nguyện (prayer) phát sinh từ
nhiều nguồn khác nhau và xuất hiện trong nhiều
thời điểm khác nhau nhưng nói chung các bài kinh này
đều đã phải trải qua sự kiểm
duyệt kỹ càng của Vatican.
Căn cứ vào Thánh kinh và lịch sử giáo hội Công
Giáo, ta có thể biết được nguồn gốc
của một số kinh nguyện như sau:
1. Kinh Mười Điều Răn xuất
phát từ đạo Do Thái.
Theo Thánh Kinh Cựu Ước Exodus thì
khoảng năm 1200 TCN, Moses (tức thánh Mai-sen) một mình
leo lên núi Sinai ở phía Bắc Hồng Hải (hiện
thuộc lãnh thổ Ai Cập) để gặp và nói
chuyện mặt đối mặt với Thiên Chúa Jehovah.
Moses nhận hai phiến đá ghi 10 điều răn,
tức 10 điều luật, từ tay Thiên Chúa Jehovah
trực tiếp trao cho. Sau đó Moses xuống núi công bố
cho dân Do Thái biết rằng Jehovah là Thiên Chúa của Israel
và chính là thần EL của các tổ Phụ Abraham, Issac và
Jacob. Chúa phán cùng Moses rằng: "Ta là Thiên Chúa của
tổ phụ ngươi, Thiên Chúa của Abraham, của
Issac và Jacob"(I am the God of your father, the God of Abraham, the God
of Issac and the God of Jacob – Exodus 3:5-6). Tuy xác nhận Jehovah chính
là thần bò EL (còn gọi là Elohim) nhưng Moses lại
cấm dân chúng thờ ảnh tượng bò thần. Moses
ra lệnh giết liền một lúc trên 3000 người
bất tuân lệnh. Y ra lệnh cho những người
Levy là đồng bọn của y nấu chảy
tượng thần bò đúc bằng vàng rồi lấy
vàng nóng chảy đổ vào tai, mắt, miệng của
những người đã đúc ra nó để xử
tử họ.
Điều thứ nhất cấm không ai
được thờ thần nào khác ngoài Jehovah.
Điều thứ hai cấm thờ ảnh tượng.
Điều thứ ba cấm mọi người làm
việc trong ngày thứ bảy (Sabbath). Có nhiều
người lên rừng kiếm củi để nấu
bếp vào ngày Sabbath bị Maisen bắt đem đi xử
tử. Điều thứ tư khuyên mọi người
phải thảo kính cha mẹ. Điều thứ năm
cấm giết người nhưng trong thực tế
Moses giết người như ngóe!... Tóm lại, Kinh
Mười Điều Răn chỉ là bản tóm tắt
các luật lệ của đạo Do Thái, Kinh Thánh Cựu
Ước Pentateuch mới là văn bản luật pháp chi
tiết khai triển 10 điều răn thành 613
điều luật (mitzvot). Tuy điều thứ tư có
dạy người ta phải thảo kính cha mẹ,
nhưng trong Luật Pentateuch lại có những điều
khuyên mọi tín đồ không được thương
xót cha mẹ vợ con anh em mà phải giết họ
nếu họ tuyên truyền đạo khác. Nhiều
điều luật chi tiết buộc tín đồ
phải cung cấp cho các tu sĩ những nông sản
đầu mùa, rượu ngon và lông cừu để
họ làm áo (Exodus 22:20 – Pentateuch 5:12-15), buộc tín
đồ phải diệt hết các đạo của
kẻ ngoại, đập tan đền thờ và
đốt trụi hết các tượng thần của
chúng, treo cổ các tu sĩ của những đạo
đó để làm nguôi cơn thịnh nộ của
"đức" Jehovah... (Pentateuch 12:2-3). Chẳng khác gì
giáo dân La Vang nghe lời xúi giục của bọn cố Tây
đi cướp phá chùa Phật Giáo để xây nhà
thờ kính Đức Mẹ Maria của họ vào cuối
thế kỷ 19!
Mong rằng sẽ có nhiều người
Công Giáo biết chịu khó lấy Kinh thánh Cựu
Ước ra mà đọc để tận mắt nhìn
thấy Thiên Chúa Jehovah của họ độc ác và mất
dạy như thế nào. Nếu thấy Kinh Thánh dầy quá
hoặc khó đọc thì xin hãy tìm đọc cuốn
"Lòng Tin Âu Mỹ Đấy!" do Đồng Thanh
xuất bản năm 1996, Văn Nghệ phát hành. Sách có hai
phần: Phần đầu là tác phẩm Tín Ngưỡng
Tây Phương (144 trang) của tác giả Trần Quý và
phần sau là tác phẩm The Age of Reason của Thomas Paine
viết vào cuối thế kỷ 18, Trần Quý dịch ra
Việt Ngữ dưới tựa đề "Thời
Đại Lý Trí" (156 trang). Khi đọc sách này, xin quý
vị đừng vội nghĩ rằng các tác giả thù
ghét Công Giáo nên viết bậy bạ để bêu xấu.
Thật sự không phải đến ngày nay người
ta mới nhận thức được Thiên Chúa Jehovah
(tức Đức Chúa Cha của Công Giáo) thực chất
là một con quỷ mà nhiều giáo phái Ki-tô Giáo nguyên
thủy trong 3 thế kỷ đầu Công Nguyên, tức
trước khi Ki-tô Giáo bị Constantine diệt vào
đầu thế kỳ 4 để lập ra đạo
Công Giáo, cũng đã nói rất rõ những điều này
trong các sách giáo lý của họ:
- Giáo Phái Ngộ Đạo (Gnosticism) là
một giáo phái Ki-tô nguyên thủy thịnh hành tại Ai
Cập và vùng Tiểu Á trong hơn 3 thế kỷ
đầu, chủ trương tôn thờ Thượng
Đế và phủ nhận Jehovah của đạo Do Thái.
Đối với họ, con rắn ở vườn
Địa Đàng là một vị thần khôn ngoan muốn
giúp tổ tiên loài người là Adam và Eve trở nên khôn
ngoan sáng suốt bằng cách ăn trái của Cây Hiểu
Biết (The Tree of Knowledge). Vì lẽ đó, con rắn không
phải là quỷ mà là một đại ân nhân của loài
người. Điều không may là Adam và Eva quá sợ ác
thần Jehovah nên đã không ăn trái cây này nên loài
người đã chìm đắm trong sự ngu dốt và
đau khổ triền miên vì không thoát ra được
sự ức chế của con qủy Jehovah!. Con quỷ
Jehovah biết rất rõ rằng sự hiểu biết
sẽ giúp con người thoát ra khỏi sự thống
trị ác độc của nó nên nó đã cấm tổ tiên
loài người không được ăn Trái Cây Hiểu
Biết, vì vậy trái cây này được gọi là trái cấm!
- Giáo phái Marcionism do tín đồ Ki-tô tên
Marcion ở Rome sáng lập năn 160 rất thịnh hành
tại Tây Âu cho đến khi bị Constantine tiêu diệt.
Giáo phái này kêu gọi tín đồ Ki-tô tẩy chay Thiên Chúa
Jehovah vì Jehovah là một ác thần vô cùng dữ tợn, thiên
vị, nông nổi và vô đạo đức, Jehovah chẳng
những rất thấp kém về đạo đức mà
còn ngu hơn cả người thường nữa cho nên
nó không đáng được tôn xưng là Thiên Chúa và không
đáng được tôn thờ. Theo họ, Thiên Chúa
thật phải là Thiên Chúa của tình thương yêu và
sự tha thứ (The Real God is a God of Love and Mercy) chứ
không thể là Thiên Chúa Jehovah mô tả trong Cựu
Ước của đạo Do Thái được. Vì
vậy, ai thờ Thiên Chúa Jehovah thực chất là thờ
quỷ! Công Giáo thực chất là đạo thờ
quỷ Satan vì đạo này đã tôn vinh con quỉ Jehovah
lên thành Đức Chúa Cha!
2. Hai bài kinh được viết theo
những lời giảng của Jesus là Kinh Lạy Cha và Kinh
Phúc Thật Tám Mối.
Theo Phúc âm của Luca (11:2-4) một hôm sau khi
thấy Jesus vừa cầu nguyện xong, một môn
đệ xin Jesus dạy cách cầu nguyện. Jesus đã
dạy: "Lạy Cha chúng con ở trên trời. Chúng con
nguyện danh Cha cả sáng. Nước Cha trị
đến...". Qua kinh Lạy Cha, ta thấy rõ ý
định của Jesus muốn mọi người
nhận biết một Đấng Thiên Chúa là Cha Chung và
mọi người phải biết thương yêu nhau vì
tất cả là anh chị em cùng Cha. Điều đáng ghi
nhận là Jesus đã biến Thiên chúa hung ác Jehovah của
đạo Do Thái thành một người cha nhân từ và
biến đổi các tín đồ từ những ngưòi
sợ Chúa (God fearers) thành những người yêu Chúa (God
lovers). Nếu so sánh với đạo Do Thái thì những
lời dạy này của Jesus là những điều
mới lạ và rất tiến bộ. Tuy nhiên, những
kẻ lập đạo Công Giáo đã không quan tâm
đến những điều này. Họ đã biến
Jehovah thành Chúa Cha, Jesus thành Chúa Con. Điều điên khùng
nhất là họ đã biến Jesus thành Đấng Tạo
Hóa sáng tạo ra vũ trụ vạn vật (Creator)!
Tất cả những điều này đều do
người ta ngụy tạo và cố tình gán ghép cho Jesus, sự
thật Jesus không bao giờ giám lộng ngôn tự xưng
mình là Thiên Chúa. Trong các sách Tân Ước, ta thấy Jesus luôn
luôn tự xưng mình là Con của Người (Son of Man)
chứ chẳng bao giờ Jesus dám tự xưng mình là Con
Thiên Chúa (Son of God).
Kinh Phúc Thật Tám Mối là bản tóm
tắt các bài giảng của Jesus ở trên núi (The Sermons on
the Mount). Nội dung của những bài giảng này thật
ra không phải của Jesus mà là những chủ trương
của giáo phái Essene do Jean Baptist lãnh đạo. Vào thời
của Jesus, đạo Do Thái chia ra làm ba giáo phái: Giáo phái
Pharisees đông tín đồ nhất, chiếm giữ
Đền Thánh Jerusalem. Gia đình của Jesus theo giáo phái
Pharisees nên năm lên 12 tuổi, Jesus được cha
mẹ dẫn đến Đền Thánh để học
đạo. Giáo phái bảo thủ cuồng tín cực
đoan là Sadducees chủ trương tuân hành triệt
để luật Mai-sen, Phêrô và Giu-đa theo phái này nên
cả hai được gọi là kẻ cuồng tín (The
Zealots – Mark 3:18). Giáo phái
thứ ba là Essense cấp tiến nhất vì họ
đứng về phía người nghèo và sống tập
thể với nhau theo chế độ cộng
đồng tài sản. Jean Baptist, tức Gio-an Bao-ti-xi-ta, là
tu sĩ khổ tu cao cấp của giáo phái Essenes, trụ
sở đặt tại vùng Qumran ở gần Biển
Chết. Quanh năm suốt tháng ông chỉ khoác trên
người một tấm da cừu mà thôi. Jean Baptist là con
trai của bà Elizabeth
(tức bà thánh I-xa-ve) lúc đó bà dì này đang mang thai Jean
Baptist được 6 tháng. Như vậy Jean Baptist là
cậu họ của Jesus và lớn hơn Jesus 6 tháng
tuổi. Đến khi trưởng thành, Jesus đã theo Jean
Baptist để học đạo. Jean Baptist làm lễ
rửa tội cho Jesus trên sông Jordan
để chính thức thâu nhận Jesus làm đệ
tử. Cũng từ đó, Jesus được phép mặc
áo dài trắng là đồng phục của các tu sĩ
thuộc giáo phái Essenes.
Vào năm 25 sau Công Nguyên, Jean Baptist bị vua
Herode bắt giam về tội xúi giục dân làm loạn.
Trong lúc còn đang bị giam, Jean Baptist viết thư và
nhờ một người lính gác ngục tốt bụng
chuyển cho Jesus. Ông gọi Jesus là "Người
đến sau rốt" (the coming One after all – Mark 1;14-15).
Sau khi Jean Baptist bị vua Herode chém đầu vào khoảng
năm 26, Jesus bắt đầu đi giảng đạo thay
sư phụ. Jesus tiếp tục đi theo con
đường của Jean Baptist nên tự biết sớm
muộn cũng bị Herode bắt giết. Hơn nữa,
Jesus thừa hiểu đạo Do Thái đã định
nghĩa Messiah (Ki-tô) là Vua Do Thái, cho nên khi tự xưng mình
là Messiah, đương nhiên Jesus tự biết mình đã
phạm tội chính trị. Đó chính là quan điểm
của chính quyền Do Thái và đế quốc La Mã đã
nhìn Jesus trên khía cạnh chính trị của truyền
thuyết Ki-tô (The Political view of Messiah). Nói tóm lại,
đường lối chính trị và tôn giáo của Jesus là
sự nối nghiệp rập khuôn theo sư phụ Jean
Baptist thuộc giáo phái Essenes mà thôi.
Các học giả nghiên cứu tôn giáo Tây
phương gọi Jeam Baptist và Jesus là những tiên tri chuyên
về ngày tận thế (apocalyptic prophets) chủ
trương khôi phục vương quốc Do Thái khỏi
ách thống trị của đế quốc La Mã bằng
cách tuyên truyền ngày tận thế sắp đến
để kích động tâm lý quần chúng nổi loạn
chống đế quốc. Judas Escariot thuộc giáo phái
bảo thủ Sadducees và cũng là một du kích quân Zealot
chủ trương phải phản công đế quốc
La Mã bằng quân sự nên đã hợp tác với các tu
sĩ Sadducees bắt Jesus để giao cho chính quyền. Sau
khi xử tử Jesus, quân lính La Mã đã ghim trên thập giá
một tấm bảng nhỏ ghi hàng chữ La Tinh: Jesus
Nazarenus Rex Judaeorum (Jesus người làng Nazarenus là vua
nước Do Thái). Trên các tượng thánh giá ngày nay, hàng
chữ La Tinh này được ghi tắt là "JNRJ".
Điều đó đủ cho ta thấy ý nghĩa chính
trị trong cái chết của Jesus.
Năm 1947, các nhà khảo cổ đã tìm
thấy cả một kho sách vĩ đại của giáo
phái Essenes tại Qumran ở gần Biển Chết,
chỉ cách nơi Jean Baptist làm phép rửa tội cho Jesus
xưa kia 5 cây số. Kho tàng này gồm có hàng trăm
cuốn sách viết trên những cuộn da lừa, trên
những thanh đồng hoặc những thanh gỗ
được gọi chung là "The Dead Sea Scrolls". Ngày
nay, các sách này đã được dịch giả Tây
phương kết luận: Giáo phái Essenes là tiền thân
của Ki-tô giáo hoặc có thể gọi "Ki-tô Giáo
trước Jesus". (Chrisanity before Christ – Xin đọc
thêm Newsweek số đặc biệt về Phục sinh ra
ngày 8.4.1996). Tóm lại, Kinh Phúc Thật Tám Mối là bản
tóm lược giáo lý của giáo phái Essenes chứ không
phải là của Jesus. Trong thực tế, Jesus không
phải là người tài giỏi siêu phàm như
người ta tưởng! Jesus của sự thờ
phượng hoàn toàn không phải là Jesus thật (the cultic
Jesus is not the real Jesus)!.
3. Kinh Tin Kính (The Creed) là kết quả
của Công đồng Nicaea
do hoàng đế La Mã Constantine triệu tập năm 325.
Tác giả bài kinh này là Irenaeus, gốc Ả
Rập, làm giám mục tại Lyon (Pháp) vào cuối thế
kỷ 2. Năm 185, Iraneus xuất bản cuốn sách
"Against the Heretics" kết tội hai giáo phái Ki-tô
Gnosticism và Marconism là các tà giáo vì họ dám gọi Jehovah là
quỷ và ca ngợi con rắn đã cám đỗ Adam-Eva
ăn trái cây hiểu biết (the tree of Knowledge) là vị
thần khôn ngoan muốn cứu loài người thoát
khỏi sự ức chế của con quỷ Jehovah. Giám
mục Irenaeus chủ trương tôn Jehovah của
đạo Do Thái lên thành Đức Chúa Cha và tôn Jesus lên thành
Đức Chúa Con. Điều quan trọng là Irenaeus
viết bản dự thảo "Đức tin của các
thánh tông đồ" The Creed of Apostles): ‘Tôi tin Đức
Chúa Cha toàn năng. Chúa Jesus là Con một Thiên Chúa sinh bởi
bà Maria đồng trinh, ngài xuống thế chịu
chết để chuộc tội thiên hạ, ba ngày sau
lại lên trời và sẽ tái lâm để phán xét mọi
người sống và mọi người chết. Tôi tin
Chúa Thánh Thần và sự sống lại của kẻ
chết". Các bài viết này của Irenaeus đã lót
đường cho sự hình thành đạo Công Giáo La Mã.
Vào mùa hè năm 325, hoàng đế La Mã
Constantine triệu tập Công đồng tại thành
phố Nicaea thuộc Thổ Nhĩ Kỳ qui tụ trên 300
giám mục trong toàn đế quốc để thành
lập đạo mới của đế quốc
bằng cách thống nhất mọi giáo phái Ki-tô thành
một tổ chức duy nhất dưới sự
kiểm soát chặt chẽ của đế quốc.
Năm 340, đế quốc La Mã chính thức đặt
tên cho tôn giáo do họ thành lập là Đạo Công Giáo
(Cattolica) có nghĩa là đạo của toàn cầu
(universal). Công đồng Necaea đã thông qua bản văn
"Đức tin của các tông đồ" do Irenaeus
soạn thảo sau khi thêm vào một số điều:
Đức Chúa Cha dựng nên trời đất muôn
vật. Đức Chúa Con bởi Đức Chúa Cha mà ra
như ánh sáng bởi ánh sáng và cùng với chúa Cha tạo thành
vạn vật. Đức Chúa Thánh Thần bởi
Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra". Từ
đó văn bản của Irenaeus và các điều
đước viết thêm vào tại Công đồng
Nicaea
đã chính thức trở thành Kinh Tin Kính của giáo hội
Công Giáo ngày nay.
Năm 1054, các giáo hội Đông phương
gồm có Nga, Hy lạp và một số nước Đông
Âu qui trách La Mã có tham vọng lãnh thổ nên tách rời
khỏi Công Giáo La Mã để thành lập Chính Thống Giáo
(Orthodox Church). Đầu thế kỷ 13, Công Giáo La Mã và
Chính Thống Giáo cãi nhau về điều liên quan
đến Chúa Con (Filioque clause). Giáo lý Công Giáo quyết
đoán rằng Chúa Thánh Thần bởi Chúa Cha và Chúa Con mà
ra. Phía Chính Thống Giáo không chấp nhận điều
đó và quả quyết rằng Chúa Con sinh ra bởi Chúa
Thánh Thần và bà Maria đồng trinh thì không thể nói Chúa
Thánh thần bởi Chúa Con mà ra được. Cuộc cãi
vã về giáo lý này đã dẫn đến cuộc thánh
chiến thảm khốc. Năm 1204, giáo hoàng La Mã kéo
Thập tự quân tới tàn phá bình địa thủ
đô của Chính Thống Giáo là thành phố Constantinople, nay
là Istambul của Thổ Nhĩ Kỳ, giết chết
nhiều người và cướp đi rất nhiều
tài sản đưa về Rome, trong số đó có
tượng bốn con ngựa bằng đồng đen
trên khải hoàn môn ở Constantinople. Hiện những con
ngựa đồng đen này đang đứng trên nóc nhà
thờ lớn ở Venice, nước Ý. Tóm lại, Kinh Tin
Kính là bản tuyên ngôn lập đạo Công Giáo theo chủ
trương của đế quốc La Mã, chủ
trương này hoàn toàn trái ngược với giáo lý
của Ki-tô Giáo nguyên thủy. Nó cũng là đầu
mối gây chia rẽ và tạo ra nhiều cuộc chiến
tranh khốc liệt giữa hai giáo hội Ki-tô Đông và
Tây Âu Châu từ thế kỷ 11 cho tới ngày nay. (xin
đọc thêm ĐỨC TIN CÔNG GIÁO của Trần Chung
Ngọc, Giao điểm xuất bản năm 2000. Tác
giả dành riêng chương II dài 112 trang trình bày hết
sức đầy đủ về Kinh Tin Kính).
4. Kinh KÍNH MỪNG và phép lần hạt Mân Côi
được đặt ra từ năm 1050.
Tự điển Bách Khoa Britanica (vol.14, p.999,
article: Mary) cho biết Ki-tô Giáo trong những thế kỷ
đầu Công Nguyên không thờ bà Maria cho đến khi Công
đồng Chalcedon (Hy
Lạp) năm 451 công nhận bà Maria "trọn
đời đồng trinh" (perpitual virginity). Khi tín
điều này được công bố, nhiều nhà
thần học thời đó đã phản đối vì
theo Thánh Kinh, bà Maria có 8 người con gồm 5 trai 3 gái.
Jesus là người con trưởng chứ không phải là
người con trai duy nhất của bà. (Jesus is Mary’s
firstborn son – Matt. 1:25). Ba em gái của Jesus không
được nêu tên, nhưng bốn em trai của ngài
được nêu tên đầy đủ trong Thánh Kinh là:
James, Joses, Simon, Judas (không phải là Judas Escariot – Matt. 13:55). Cũng theo Thánh Kinh thì Jesus
không phải là con của Joseph, nhưng tên Jesus là do chính
Joseph đặt cho (Joseph knew her not till she had brought forth her
firstborn son and he called him Jesus. Matt. 1:25). Như vậy,
bảy người anh chị em kia chỉ là những anh
chị em cùng mẹ khác cha với Jesus mà thôi.
Vấn đề đặt ra: Ai là cha
ruột của Jesus? Có hai câu trả lời:
a. Theo sách Talmud, một cổ thư của
các tu sĩ Do Thái Giáo, thì Jesus là một đứa con hoang.
Vào năm bà Maria lên 16 tuổi, trong dịp đến nhà ông
cậu là Gioakim để săn sóc bà vợ của ông ta là
I-sa-ve (Elizabeth) lúc đó
đang mang bầu Gioan – Baotixita được 6 tháng thì bà
Maria đã bị một người lính La Mã tên là Panthera
hiếp dâm. Tên này gốc người Sidon
(tức Li Băng ngày nay (đi lính lê dương cho
đế quốc La Mã và được giữ chức
xạ thủ. Y chết tại Đức, lúc đó
cũng là thuộc địa của La Mã, vào năm 62
tuổi và được chôn tại Bingerbruck. Hiện nay
người ta đã tìm thấy bia mộ của tên lính này,
trên đó có khắc hình một người lính La Mã với
tên là Panthera. Tấm bia mộ hiện được
lưu trữ tại bảo tàng viện Bad Kreuzenach,
Đức quốc. Trường Đại học của
Dòng Tên tại Trung Tây Hoa Kỳ hiện dùng các tài liệu
này để giảng dạy "giáo lý mới" về
gia phả của Jesus.
b. theo giáo lý Công Giáo, bà Maria thụ thai và sinh
ra Jesus là do Đức Chúa Thánh Thần. Sách Phúc Âm của
Luca chép lời của thiên thần Gabriel truyền tin cho bà
Maria rằng "Đức Chúa Thánh Thần sẽ
đến cùng bà, Thánh linh thiên chúa sẽ phủ bà, cho nên
đứa con sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên
Chúa" (The Holy Ghost shall come upon thee and the Power of the Highest
shall overshadow thee, therefore this holy thing which shall be born of thee
shall be called the Son of God – Luke chap.1).
Nếu người Công Giáo tin rằng Ba Ngôi
là một Thiên chúa thì đương nhiên phải chấp
nhận là Jesus đã phủ [ Ăn nằm ]
mẹ mình vì Jesus cũng chính là đức
Chúa Thánh Thần! Chẳng lẽ Jesus lại là đứa
con khốn nạn loạn luân với mẹ ruột như
vậy sao? Nhưng nếu không tin Jesus là một đứa
khốn nạn phạm tội loạn luân với mẹ
của y thì cũng không thể tin y là Thiên Chúa
được vì y không phải là Chúa Thánh Thần. Tôi thách
thức các nhà thần học Công Giáo, nhất là các tiến
sĩ Thánh Mẫu Học (Mariologists) thuộc Dòng
Đồng Công phản bác lại những điều trình
bày trên. Nếu các ông không phản bác nổi thì hãy tự
biết liêm sĩ của một người mang tiếng
là trí thức. Các ông hãy lấy mảnh bằng tiến
sĩ thần học của các ông cho giáo dân lau bàn rồi
đắp lên mặt các ông. Các ông chỉ bịp
được đám giáo dân kém trí tuệ của các ông
thôi. Cả cái Dòng Đồng Công ở Carthage
Missouri chỉ là một tổ
chức bịp bợm lường gạt đồng bào.
Về việc đọc kinh Kính Mừng (the
Hail Mary), Tự Điển Bách Khoa chính thức của Giáo
hội Công Giáo cho biết: "Không có bằng cớ
chứng tỏ bài kinh Kính Mừng
được công nhận như một công thức
của lòng sùng kính Đức Mẹ trước năm
1050". (There is little or no trace of the Hail Mary as an accepted devotional
formula before about 1050 – The Catholic Encyclopedia Vol.7, p.11 article: Hail
Mary). Kinh này được đọc đi đọc
lại nhiều lần với chuỗi hạt gọi là
chuỗi hạt Mân Côi (the Rosary-beads). Mân Côi có nghĩa là hoa
hồng vì mỗi một bài kinh Kính Mừng được
coi như một bông hồng dâng lên Đức Mẹ.
Việc tôn thờ bà Maria với chuỗi hạt Mân Côi và
hình tượng Mẹ bồng con hoàn toàn rập khuôn theo
đạo cổ truyền của Ai Cập đã có từ
nhiều thế kỷ trước Công Nguyên. Khi giảng
đạo tại Jerusalem,
chính Jesus đã ngăn cấm sự bắt chước
ngoại giáo bằng cách lần chuỗi đếm
những bài kinh được lặp đi lặp lại
nhiều lần (Matt.6:7-13). Việc lần chuỗi này
đã biến đổi Công Giáo từ đạo thờ
Chúa thành đạo thờ bà Maria. Đây là điều khác
biệt rõ nét nhất giữa Công Giáo và Tin lành. Người
ta tính ra mỗi ngày giáo dân Công Giáo trên khắp thế
giới kêu tên Đức Mẹ nhiều hơn kêu tên Chúa
gấp 6 lần và Đức Mẹ phải nghe tới
46.296 bài kinh Kính Mừng bằng đủ thứ tiếng
trong một giây đồng hồ! (Babylon Mystery Religion,
p.18).
5. Kinh Cầu Hồn và ngày Lễ Các Linh
Hồn xuất hiện do sự phát minh ra Luyện Ngục
của giáo hoàng Gregory the Great năm 600.
Kinh Thánh Cựu Ước cũng như Tân
Ước chỉ nói tới Thiên đàng và Hỏa ngục
chứ không hề nói tới một nơi thứ ba
để tạm giam giữa các linh hồn. Vào năm 600,
Giáo hoàng Gregory I the Great công bố giáo lý mới là có một
nơi thứ ba giam giữ các linh hồn để thanh
tẩy hết mọi tội nhẹ trước khi vào
thiên đàng, nơi đó giáo hoàng gọi là Luyện
Ngục (Purgatory). Năm 1459, công đồng Florence
đã biến phát minh nầy thành tín điều hiện
hành buộc mọi tín đồ phải tin (an actual dogma).
Nhờ có tín điều này, giáo hội Công Giáo đã
trở thành giáo hội giàu nhất thế giới do
tiền của giáo dân nộp cho cha cố nhà thờ
để xin lễ cầu hồn cho các thân nhân quá cố.
Ngoài ra, trong thời Trung cổ, Vatican còn tổ chức
nhiều đại lý ở khắp nơi để rao bán
ơn đại xá của tòa Thánh (indulgence sales) đã thu
về Rome những nguồn tài sản kếch sù gồm
đủ thứ vàng bạc nữ trang và báu vật.
Nhờ vào những nguồn lợi lớn lao này, giáo hoàng
và tu sĩ cao cấp ở Vatican đã có
một lối sống hết sức xa hoa tội lỗi.
Chính điều này đã là động lực trực
tiếp thúc đẩy Martin Luther từ bỏ Công Giáo
để lập ra đạo Tin Lành. Ông nói: Những
kẻ bán ơn tha tội là những kẻ phạm tối
lớn nhất. (Those who sold indulgences to sinners were great sinners
themselves).
Việc thu tiền lễ cầu hồn là
một thủ đoạn làm tiền trắng trợn
của cha cố lưu manh. Tại Ái Nhĩ Lan là
nước toàn tòng Công Giáo có câu ca dao nổi tiếng
như sau: "High money high Mass; low money low Mass; no money no
Mass" (Nhiều tiền lễ lớn, ít tiền lễ
nhỏ, không tiền không lễ!". Thành thử chỉ
những linh hồn có thân nhân giàu có mới hy vọng
được vào nước thiên đàng của Chúa mà
thôi. Trải qua nhiều thế kỷ bị bọn
cường quyền cấu kết với tu sĩ lưu
manh áp lực bóc lột và lừa bịp, đám dân nghèo
ở Âu Châu vào đầu thế kỷ 19 đã lên
tiếng đòi hỏi giáo hội phải tổ chức
một ngày lễ cầu hồn miễn phí chung cho
những người thiếu may mắn vì không có thân nhân
bỏ tiền ra xin lễ. Họ gọi những linh
hồn này là những linh hồn bị bỏ quên ở
luyện ngục (the forgotten souls in Purgatory). Năm 1856,
Vatican đã đáp ứng lời yêu cầu của đám
giáo dân nghèo bằng cách lập ra ngày Lễ Các Linh Hồn
(All Soul’s Day) vào ngày 2 tháng 11 hàng năm, tương tự
như lễ cúng các cô hồn vào rằm tháng Bảy của
ta. Vì vậy, một số các bài kinh cầu hồn đã
được sáng tác để đáp ứng nhu cầu
này. Quả thật sự phát minh ra Luyện ngục
của GH Gregory, tiếp theo là các lễ cầu hồn,
đã biến Núi Sọ (Golgotha) của
Chúa thành Núi Vàng (Golconda)
của giáo hội Công Giáo La Mã!
6. Kinh Ngắm Đàng Thánh Giá (Way of the Cross).
Theo sách The Essential Catholic Prayer Book (Liguory
Missouri – 1999, p.67) thì trong những thế kỷ đầu
Công Nguyên cho tới thời Trung cổ, giáo dân Âu châu
thường tổ chức những cuộc hành
hương viếng thăm thánh địa Jerusalem.
Họ đi theo lộ trình khổ nạn của Jesus (Via
Dolorosa) khởi đầu từ Praetorium là nơi Jesus
bị xử án đến núi Golgotha là nơi
Jesus bị đóng đinh. Tới mỗi nơi đặc
biệt trong lộ trình này họ dừng lại để
suy niệm và cầu nguyện. Trong thời Trung cổ, do
việc thánh điạ Jerusalem
bị quân đội Hồi Giáo chiếm đóng nên các
cuộc hành hương nói trên bị chấm đứt.
Từ thế kỷ 16, Vatican ra lệnh
cho toàn giáo hội phải trang trí chung quanh phía trong của
các nhà thờ 14 ảnh hoặc tượng mô tả 14
nơi đặc biệt trong lộ trình khổ nạn
của Jesus (14 stations of the Cross). Tuy việc lập ra nghi
lễ ngắm (meditating) Đàng Thánh Giá phát sinh từ
cuộc thánh chiến do Vatican phát động kéo dài
nhiều thế kỷ chống Hồi Giáo nhưng nội
dung của 14 bài kinh cho 14 nơi của Đàng Thánh giá
lại chứa đầy những sự xuyên tạc
lịch sử nhằm mục đích diệt chủng Do
Thái bằng cách trắng trợn đổ tội giết
Jesus cho Do Thái. Vấn đề này sẽ được
trình bày ở đoạn sau.
7. Các kinh do tu sĩ Việt gian sáng tác và
được Vatican khuyến khích:
Đó là các kinh "Dâng Nước Việt
Nam"; "Dâng Cõi Đông Dương" nói là dâng cho Chúa
và Đức Mẹ nhưng thực chất là dâng cho
Vatican. Ngoài ra, họ còn sáng tác nhiều bài kinh khác như
Kinh Bản (Kinh Bổn) dùng để đầu
độc tinh thần trẻ thơ. Các kinh "Cầu cho
dân nước Việt Nam đặng trở lại
đạo thánh", "Kinh cầu cho kẻ ngoại"
và nhất là "Kinh Cầu Ông Thánh Phan-xi-cô-Xa-vi-e"
đều có nội dung nhục mạ những
người ngoại giáo, nhục mạ quê hương
tổ quốc Việt Nam và mạ lỵ Phật Giáo
hết sức nặng nề. Tôi lần lượt trình
bày trong những đoạn sau.
Qua phần mở đầu bài viết này,
quý độc giả cũng đã thấy rõ tham vọng
của HĐGM Việt Nam dưới thời bạo
quyền Ngô Đình Diệm muốn biến Công Giáo thành
quốc giáo của nước Việt Nam và muốn
đưa "thánh địa" LA-VANG lên hàng với
"thánh địa" Lộ Đức (Lourdes) của
giáo hội Công Giáo Pháp. Sự việc này đã giúp chúng ta
nhận rõ chân tướng cướp nước của
thực dân Pháp, đế quốc Vatican và
những Việt gian bán nước núp dưới nhãn
hiệu tôn giáo.
9. Các kinh do giáo dân sáng tác và được
giám mục giáo phận phê chuẩn:
Trong vài thế kỷ trước đây,
tại nước ta có một số giáo dân xuất thân
từ giới nho sĩ rất giỏi Hán văn đã sáng
tác những bài kinh bằng chữ Hán và được giám
mục địa phận chấp nhận. Các bài kinh này
được phổ biến rộng rãi trong giáo dân ở
miền quê thuộc các địa phận Đàng Ngoài
(miền Bắc Việt Nam).
Trong số các kinh thuộc loại này có kinh Phục Dĩ,
còn gọi là kinh Cảm Tạ Cầu Hồn, do cụ Phan
Tự Thiện sáng tác (không rõ năm nào). Cụ Thiện quê
ở xứ Cốc Thành, huyện Nam Trực, tỉnh Nam
Định, đậu cử nhân không rõ thuộc triều
đại nào. Cụ viết Kinh Phục Dĩ theo lối
văn giống như Bình Ngô Đại Cáo của
Nguyễn Trãi. Đa số giáo dân ở Bùi Chu, Phát Diệm
và Thái Bình thuộc bài kinh này để cầu hồn cho
thân nhân quá cố trong các dịp giỗ chạp: "Chí tôn
chân Chúa cửu trùng cao ngự chi thiên. Khả tiểu phá phu
vạn vật hữu sinh chi địa. Thần Chúa Gia-tô
thục tội thi ân chi đại. Nhân từ Thánh mẫu
vì kỳ xá quá chi đa..."