Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Suy Thoái?

Lời Nói Đầu:
Những bài về Ki Tô Giáo trên trang nhà Giao Điểm [GĐ] và Sách Hiếm [SH] chỉ đưa ra những sự thật về Ki Tô Giáo với đầy đủ tài liệu từ những tác phẩm của các bậc thức giả Âu Mỹ, ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo. Nhưng chúng ta vẫn thấy trên một số diễn đàn công cộng của người Ki Tô giáo Việt Nam tại hải ngoại lên án GĐ và SH là “chống đạo Thiên Chúa” hay “chống Ca-tô” mà không trình bày rõ là chống như thế nào và chống ở chỗ nào. Tuyệt đối không có người nào dám lên tiếng phản biện những luận cứ và những tài liệu tham khảo của GĐ và SH. Họ chỉ chụp mũ vu vơ là “chống Thiên Chúa”, làm như chống Thiên Chúa là một tội trọng không thể tha thứ, và chống Thiên Chúa là đương nhiên “thân CS”, nhưng không đưa ra bất cứ một bằng chứng nào. Những quy kết như trên chỉ chứng tỏ họ là những người có một trình độ hiểu biết rất thấp kém, khiếm khuyết lớn nhất của đời người. Phải chăng những quy kết trên nằm trong sách lược “gây thù hận và vu khống” của Giáo hội Ca-tô Rô-Ma khi mà “những thanh gươm để giết người, và những bó củi để thiêu sống người đã bị tước khỏi nhưng bàn tay đẫm máu của Giáo hội.” [Xin đọc “False Claims” của John Remsburg]. Có vẻ như trong Ca-tô Rô-MaGiáo, từ chủ chăn cho tới các con chiên vô học, cùng có một tâm cảnh giống nhau, bất cứ người nào viết đụng đến Ca-tô Giáo, Giáo hoàng v…v…, dù đó là sự thật, thì không là kẻ thù của Ca-tô Giáo thì cũng là Cộng Sản. Những người Việt Nam lên án Giao Điểm và Sách Hiếm “chống đạo Thiên Chúa” không bao giờ tự hỏi: “Tại sao người ta lại “chống đạo Thiên Chúa”?”. Họ đã biết câu trả lời nên không bao giờ hỏi.
Qua vụ linh mục loạn dâm và ấu dâm đang nổ như pháo liên miên bất tận, lan ra khắp thế giới, Giáo hoàng Benedict XVI cũng như một số Hồng Y đã thú nhận là “Những sự tấn công vào Giáo hoàng và Giáo hội không chỉ từ bên ngoài Giáo hội, mà sự đau khổ của Giáo hội còn đến từ trong Giáo hội, từ những tội lỗi ở trong Giáo hội. [Attacks on the Pope and the Church come not only from outside the church, but suffering of the church comes from inside the church, from the sins that exist inside the church] Các vị nầy cũng cho rằng đây là một phong trào bách hại chống Ca-tô Giáo của những kẻ thù của Ca-tô Giáo. Nhưng cũng như đám con chiên ở dưới, các vị chủ chăn cũng không bao giờ tự đặt câu hỏi: “Tại sao người ta lại tấn công Giáo hoàng và Giáo hội?” và “Tại sao Ca-tô Giáo, một tôn giáo tự nhận là “thánh thiện, duy nhất, tông truyền”, là tổ chức duy nhất được quyền bán vé lên thiên đường [không có sự cứu rỗi ngoài giáo hội Ca-tô] lại có lắm kẻ thù đến thế?” Chắc chắn với những đầu óc của các bậc chăn chiên, họ cũng đã biết rõ mười mươi câu trả lời nên không bao giờ tự đặt câu hỏi.
Ki Tô Giáo nói chung, Ca-tô Rô-Ma Giáo nói riêng, đang suy thoái mà không có cơ cứu vãn, ở ngay cái nôi của Ki Tô Giáo trước đây: Âu Châu, và đang lan ra trên toàn thế giới. Đây là một sự kiện. Bài viết này chỉ có mục đích tìm hiểu những nguyên nhân nào đã đưa đến sự suy thoái của Ki Tô Giáo, một tôn giáo đã ngự trị ở Âu Châu qua nhiều thế kỷ, với quyền sinh sát ở trong tay. Nhưng rất có thể đối với một số người đầu óc đã bị thuần hóa hoặc kém hiểu biết thì bài này là để “chống đạo Thiên Chúa”. Nếu đưa ra những sự thật về những sự kiện hiển nhiên trong Ki Tô Giáo là “chống đạo Thiên Chúa” thì tôi chủ trương và kêu gọi mọi người Việt còn trân quý nền văn hóa truyền thống của dân tộc hãy “chống đạo Thiên Chúa” nhiều hơn và tích cực hơn nữa.
ÂU CHÂU, TRONG NHIỀU THẾ KỶ LÀ CÁI NÔI CỦA CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN GIÁO KI TÔ ĐI KHẮP NƠI, NAY CHÍNH NÓ LẠI TRỞ THÀNH NƠI CẦN PHẢI ĐƯỢC TRUYỀN GIÁO. MỘT SỐ NGƯỜI NÓI RẰNG ĐÂY LÀ MỘT LỤC ĐỊA “HẬU-KITÔ”. (Europe, for centuries the craddle of Christian Mission, had itself become a mission field… Some say it is a “post-Christian” continent.)
JULIAN PETTIFER & RICHARD BRADLEY
TRONG MỘT HỘI NGHỊ ĐẶC BIỆT VÀO NĂM 1999, CÁC GIÁM MỤC ÂU CHÂU TUYÊN BỐ RẰNG CÁC DÂN TỘC TRONG TOÀN LỤC ĐỊA ÂU CHÂU ĐẢ QUYẾT ĐỊNH SỐNG “NHƯ LÀ THIÊN CHÚA KHÔNG HỀ HIỆN HỮU.
(At a special synod in 1999, the bishops of Europe declared that the peoples of the entire continent had decided to live “as though God did not exist.)
JOHN CORNWELL
“THẬT LÀ KHÁC LẠ TRONG THẾ GIỚI TÂY PHƯƠNG, MỘT THẾ GIỚI MỆT NHỌC VỚI CHÍNH VĂN HOÁ CỦA MÌNH, MỘT THẾ GIỚI Ở THỜI ĐIỂM MÀ KHÔNG CÓ BẰNG CHỨNG NÀO LÀ CON NGƯỜI CÒN CẦN ĐẾN THIÊN CHÚA NỮA, VÀ CÒN CẦN ÍT HƠN ĐẾN CHÚA KI TÔ. NHỮNG GIÁO HỘI GỌI LÀ 'TRUYỀN THỐNG' XEM RA NHƯ ĐANG CHẾT DẦN.”
KHÔNG THẤY CÓ GIẢI PHÁP NÀO MAU CHÓNG ĐỂ CỨU VÃN GIÁO HỘI CHÚNG TA CẢ.
(“It is different in the Western world, a world which is tired of its own culture, a world which is at the point where there’s no longer evidence for a need of God, even less of Christ," he told a meeting of clergy in the Italian Alps.
"The so-called traditional churches look like they are dying," he said, according to a text published by Vatican daily L’osservatore Romano.
"There’s no system for a rapid change.”)
GH BENEDICT XVI
CHÚNG TA TẠO RA THIÊN CHÚA CHO NHỮNG GÌ CHÚNG TA CẦN ĐẾN TRONG MỘT LÚC. TÔI THẬM GHÉT THIÊN CHÚA. TÔI THẬM GHÉT TẤT CẢ NHỮNG KẺ NÀO TOAN TÍNH GIẢNG GIẢI VỀ THIÊN CHÚA TRONG KHI HỌ THỰC SỰ KHÔNG BIẾT GÌ VỀ THIÊN CHÚA
(We make God into what we need for the moment. I hate God. I hate all those who try to explain God when they really don’t know.)
Mục sư tuyên úy Roger Benimoff, Quân Y Viện Walter Reed
Chúng ta thấy, tình trạng suy thoái của Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Rô-maGiáo nói riêng, ở phương trời Âu Mỹ là một tình trạng đã rõ rệt, không ai có thể phủ nhận. Trong khi đó thì ở một vài nơi trên thế giới, thí dụ như ở Phi Châu và Việt Nam, Ki Tô Giáo lại có cơ phát triển. Điều này chứng tỏ cái gì? Một vài nhận định của các bậc thức giả hi vọng có thể cho chúng ta thấy rõ vấn đề.
Nữ học giả Ca-tô Joanne H. Meehl, người mà sau khi đã thấy rõ chủ đích và những việc làm của giáo hội Ca-Tô từ thế kỷ 4 tới nay, viết trong cuốn "Người Tín Đồ Ca-Tô Tỉnh Ngộ" (The Recovering Catholic: Personal Journeys of Women who left the Church, 1995 ), trg. 288, như sau:
"Đạo Ca-Tô chỉ thịnh hành và phát triển trong đám người nghèo và ngu dốt. Nó chỉ bị khắc phục bằng giáo dục (mở mang dân trí) và đời sống kinh tế thoải mái" (Catholicism thrives and grows among the poor and ignorant. It is overcome by education and economic well-being).
Điều trên không chỉ đúng với Ca-Tô Rô-maGiáo mà còn đúng với Tin Lành. Tin Lành vơ được một số tín đồ trong cộng đồng những dân tộc thiểu số ở Việt Nam và một số ở Bolsa, Little Saigon không phải là điều lạ. Thật là rõ ràng, Ki Tô Giáo suy thoái ở phương trời Âu Mỹ vì ở các nơi đây dân trí tương đối cao và đời sống kinh tế tương đối thoải mái.
Cách đây hơn 1 thế kỷ, Robert G. Ingersoll đã nhận định về sự tồn tại lâu dài của Tin Lành và Ca-tô Rô-MaGiáo như sau (Joseph Lewis, Ingersoll: The Magnificient, p. 140):
Ca-Tô Rô-MaGiáo còn tồn tại lâu dài. Điều này chứng tỏ cái gì? Nó chứng tỏ rằng quần chúng thì không hiểu biết (ignorant) và các linh mục thì xảo quyệt [cunning]. [Roman Catholicism dies hard. What does that prove? It proves that the people are ignorant and that the priests are cunning]Đạo Tin Lành còn tồn tại lâu dài. Điều này chứng tỏ cái gì? Nó chứng tỏ là quần chúng thì mê tín và các mục sư thì đần độn (stupid) [ Protestantism dies hard. What does that prove? It proves that the people are superstitious and the preachers stupid.]
Robert G. Ingersoll được coi như là một nhà tư tưởng tự do và nhà hùng biện nổi danh của Mỹ vào cuối thế kỷ 19 (A celebrated orator of 19th century America). Ông ta là bạn của 3 Tổng Thống Hoa Kỳ, là người đã có công nhất trong việc làm nở rộ quyền tự do tư tưởng ở Hoa Kỳ. (A personal friend of three U.S. presidents, the individual most responsible for the flowering freethought in the United States.). Bức tượng của ông, ghi công ông, nay được đặt ở Periora, Illinois.
Malachi Martin, nguyên giáo sư tại Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh ngay tại Vatican, viết trong cuốn The Keys of This Blood:
"Tự bao giờ, Ca Tô Giáo chỉ nảy nở trong đám dân chúng nghèo khổ và ít học."
(Catholicism has always flourished only in poor population of low educational quality)
Cùng một ý tưởng, Adrian Pigott viết trong cuốn Freedom's Foe - The Vatican (Kẻ thù của Tự do – Vatican):
"Họ (giáo dân) được nuôi nấng trong cái mà Tiến Sĩ Barnado gọi là "Bóng tối dày đặc của ý thức hệ La Mã". Thất học luôn luôn thịnh hành trong các nước theo Ca-Tô RôMaGiáo - nhờ đó mà tập đoàn linh mục có thể nảy nở"
(They have been brought up in what Dr. Barnado called "The thick darkness of Romanism".. Illiteracy is always prevalent in Romanist countries - to enable Priestcraft to flourish.)
Và Toàn Quyền Đông Dương J. L. de Lanessan, cách đây hơn 100 năm, trong cuốn Les Missions et leur Protectorat, trích dẫn bởi Patrick J. N. Tuck, cũng đưa ra một nhận xét như sau:
"Thật ra, trong hơn 2 thế kỷ mà các Hội Truyền Giáo Ca Tô hoạt động ở Trung Hoa và bán đảo Đông Dương, có lẽ họ không cải đạo được quá 10 học giả. Toàn thể giới cầm quyền có học của dân chúng đã tránh né sự truyền đạo của họ. Đại cương thì các nhà truyền giáo chỉ tuyển mộ được tín đồ trong những giai cấp thấp nhất, và phần lớn là những kẻ, vì lý do này hay lý do khác, đã bị xã hội An-Nam ruồng bỏ." [1]
Như vậy, ngày nay Ki Tô Giáo nói chung phát triển ở đâu thì đó là dấu hiệu chứng tỏ nơi đó dân trí còn thấp kém và đời sống kinh tế còn khó khăn, và sự xảo quyệt của giới chăn chiên vẫn còn hữu hiệu. Điều này chúng ta thấy rõ vì những người cầm đầu Ca-tô Rô-MaGiáo ở Vatican vẫn ra công khuyến khích các thuộc hạ ở các nước chậm tiến phải tích cực tiếp tục mê hoặc tín đồ những thứ đã không còn giá trị, và các thuộc hạ địa phương vẫn nhắm mắt theo “đức vâng lời”.
Thật vậy, trong bức thư nhan đề: “Tôi nghe thấy và học được gì từ những cuộc gặp gỡ với Bộ Ngoại Giao và Bộ Truyền Giáo của Vatican trong hai ngày 1 và 2 tháng 6.2010” của Hồng Y Phạm Minh Mẫn, chúng ta có thể đọc đoạn sau đây, chứng tỏ Vatican tiếp tục mê hoặc giáo dân Việt Nam, nhốt họ vào cái ngục tù tâm linh của Ca-tô Rô-MaGiáo:
“Đồng thời, với kinh nghiệm 30 năm phục vụ ngành Ngoại Giao của Vatican trong nhiều nước như Việt Nam, Đức Hồng Y Dias có lưu ý đến nhiệm vụ của các giám mục trên đất nước Việt Nam hôm nay, nhiệm vụ loan Tin Mừng, dẫn dắt các tín hữu đi trong ánh sáng đức tin, xây dựng Giáo Hội hiệp thông và hiệp nhất trong tình bác ái huynh đệ. Và ngài có lời khuyên người công giáo Việt Nam trên thế giới hãy chuyên cần cầu nguyện với Đức Mẹ La Vang là Nữ Vương ban sự bình an.
Chỉ trong một đoạn ngắn như trên chúng ta đã thấy rõ sự xảo quyệt của giới chăn chiên ở Vatican, mê hoặc đám giáo dân thấp kém ở Việt Nam, trong khi họ đã biết rõ những sự thật về thế nào là Tin Mừng, là đức tin, và sự thật về La Vang. Tôi sẽ phân tích ba vấn đề này trong đoạn trên.
Nhiệm Vụ Loan Tin Mừng
Trước hết chúng ta cần hiểu “Tin Mừng” trong Ki Tô Giáo là như thế nào. Đó là “Tin mừng Phúc Âm”. Cái mà Ca-Tô Rô-MaGiáo và Ki Tô Giáo nói chung gọi là “Tin Mừng Phúc Âm” thật ra chỉ là hai câu nhảm nhí nhất trong Tân Ước. Tin Mừng Phúc Âm không phải là những lời khuyên răn đạo đức hay bất cứ cái gì khác mà chỉ là hai câu trong Phúc Âm John, liên hệ đến huyền thoại sống lại và quyền phép “cứu rỗi linh hồn” của Giê-su, một huyền thoại mà không người nào có đầu óc ngày nay còn có thể tin được nữa. Hai câu trong Phúc Âm John như sau:
John 3: 16“Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời., và câu tiếp theo, John 3: 18: Người nào không tin vào Giê-su thì đã bị đầy đọa rồi, vì người đó không tin vào đứa con duy nhất của Thượng đế”
Như vậy, câu trên là “Tin Mừng”, thực ra chỉ là Tin Bịp, đối với người tin, còn câu dưới là “tin xấu”, thực ra là vô giá trị, đối với người không tin. Phúc Âm không hẳn là chỉ có Tin Mừng mà còn chứa rất nhiều tin xấu, nếu chúng ta chịu khó đọc kỹ cuốn Tân Ước. Nhưng đây cũng chính là câu mà giáo hoàng John Paul II đã trích dẫn để trả lời câu hỏi “Tại sao nhân loại cần cứu rỗi” trong cuốn “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng” năm 1995.
Hai câu trên phản ánh sách lược truyền đạo của Ca-Tô Rô-MaGiáo đối với những người kém hiểu biết và gồm có hai mặt: 1) huyễn hoặc những người nhẹ dạ cả tin, mê mẩn về một sự sống đời đời, sau khi chết, ở trên một thiên đường giả tưởng, bằng cách tin vào một nhân vật đầy tính chất huyền thoại của Do Thái, Giê-su, do nền thần học Ki Tô Giáo tạo dựng lên; và 2) hù dọa những người đầu óc yếu kém về một sự luận phạt phi lý và hoang đường.
Đây là hai câu tạo nên niềm tin và hi vọng được sống đời đời sau khi chết của các tín đồ Ki Tô Giáo, bất kể khi còn sống họ là người như thế nào, vì điều kiện duy nhất để được Giê-su cứu rỗi, nếu có cái gọi là cứu rỗi, là phải tin Giê-su là đấng cứu rỗi của mình. Do đó, Giáo hoàng tha hồ làm ác, linh mục và con chiên tha hồ làm bậy, vì họ chỉ cần tin Giê-su là “con duy nhất của Thượng đế” và có quyền năng “cứu rỗi” họ, là họ đã có sẵn cái vé lên thiên đường rồi. Đó là cốt tủy đức tin của Ca-Tô Rô-MaGiáo, đức tin của những người không đủ đầu óc để nhận ra sự nhảm nhí trong hai câu trên mà Ki Tô Giáo tận dụng trong sách lược truyền đạo để mê hoặc đầu óc những tín đồ đầu óc yếu kém đã bị Giáo hội điều kiện hóa và thuần hóa từ nhỏ. Tại sao lại là nhảm nhí?
Tại vì những câu này chỉ có thể áp dụng cho những người sinh sau Giê-su mà thôi. Lẽ dĩ nhiên chỉ có những người sinh sau Giê-su mới có thể biết đến Giê-su và tin Giê-su để không bị luận phạt và có cuộc sống đời đời, lẽ dĩ nhiên sau khi chết. Như được viết rõ trong Tân Ước, ngay cả bố mẹ Giê-su là Joseph và Maria, cùng các em trai em gái Giê-su cũng không tin Giê-su là đấng cứu thế, trái lại còn cho là Giê-su đầu óc bất bình thường (out of his mind), cho nên chắc chắn là họ đều bị Giê-su luận phạt và đày đọa xuống hỏa ngục vĩnh viễn? Lịch sử loài người đâu chỉ bắt đầu từ khi Giê-su sinh ra, chết đi và sống lại, nếu chúng ta có thể tin vào chuyện hoang đường này. Ấy thế mà vẫn có vô số người tin vào những cái câu nhảm nhí này. Và Giáo Hoàng John Paul II vẫn dùng nó để mê hoặc con chiên.
Điều hiển nhiên là, trước khi Giê-su sinh ra đời thì nhân loại đã trải qua bao nhiêu thế hệ trong nhiều ngàn năm, nếu không muốn nói là cả triệu năm, trong đó có các thế hệ của tổ tiên, ông bà Giê-su và tổ tiên ông bà những tín đồ theo Giê-su ngày nay. Ai biết đến Giê-su? Ai tin Giê-su? Vậy tất cả cũng đều bị luận phạt và đầy đọa nơi hỏa ngục hay sao? Trước năm 1533, người Việt Nam không ai nghe và biết đến tên Giê-su, hiển nhiên không ai có thể tin Giê-su, vậy tất cả dân tộc Việt Nam trong mấy ngàn năm trước năm 1533 cũng bị luận phạt hay sao? Những người Việt Nam tân tòng Ca Tô Giáo có nghĩ đến các điều hoàn toàn vô nghĩa như trên hay không? Điều lạ là ngày nay mà các tín đồ vẫn còn tin theo cái tín lý quái gở cực kỳ vô lý đó với một tâm cảnh vô cùng ích kỷ, chỉ nghĩ đến đời sống đời đời sau khi chết của riêng mình, mà không hề nghĩ đến bản chất ác độc, phi lý, phản khoa học, hoang đường, bất khả áp dụng, của sự luận phạt mà Ca-tô Rô-MaGiáo đưa ra để hù dọa những người không tin Giê-su. Không những chỉ ích kỷ mà họ còn để lộ một tinh thần yếu kém, sợ sệt thần linh trong thời đại tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay mà quan niệm thần linh khi xưa đã không còn chỗ đứng. Trong thời đại mà các lý thuyết thần học của Ki Tô Giáo đã không còn ý nghĩa, tại sao họ vẫn còn có thể tin vào một “Thần” của người Do Thái mà bản chất cũng không khác gì những “Thần” trong dân gian trên khắp thế giới, được con người tạo dựng lên với hi vọng đáp ứng được những khao khát, ước muốn của mình.
Vì phần lớn giáo dân bị nhốt trong những ốc đảo ngu dốt [từ của LM Trần Tam Tĩnh] cho nên những tín đồ Ca-tô Việt Nam lại không biết là mình bị giáo hội bịp. Và các bậc trí thức Ca-tô cũng chỉ vì ham hố một cái bánh vẽ trên trời sau khi chết nên cũng tự giam mình trong sự lừa bịp của Giáo hội, với một niềm hi vọng hão huyền. Thật vậy, tháng 7, 1999, Giáo Hoàng John Paul II đã phải thú nhận là “không làm gì có thiên đường trên các tầng mây” và “Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đếPhủ nhận sự hiện hữu của một thiên đường trên trời và một hỏa ngục trong lòng đất, giáo hoàng cũng đã phủ nhận luôn sự cứu rỗi và luận phạt của Chúa, một sự hứa hẹn thuộc một đời sau do đó không ai có thể kiểm chứng, và một sự đe dọa cùng loại, hoang đường, mà giáo hội vẫn tiếp tục dùng cho tới ngày nay để nhốt tín đồ vào trong vòng mê tín. Đa số tín đồ Ca-Tô không biết đến sự phủ nhận thiên đường và hỏa ngục của giáo hoàng. Những thú nhận của John Paul II về thiên đàng và hỏa ngục ở trên đã dứt khoát bác bỏ những câu John 3: 16, 18 ở trên nhưng đồng thời cũng đã để lộ bộ mặt xảo quyệt lừa dối tín đồ của ông ta khi ông ta trích dẫn điều trên trong Tân ước để khuyến dụ đám tín đồ đầu óc thấp kém, trong khi ông ta đã biết rõ câu đó không có một giá trị thiết thực nào.
Chẳng vậy mà, bình luận câu John 3:16 ở trên, học giả Lloyd Graham cho rằng “Chưa bao giờ có nhiều ngụy biện có tính cách dạy đời được buộc chung với nhau trong một câu ngắn ngủi như trên” (No greater number of didactic fallacies were ever strung together in one short sentence) vì Thiên Chúa không hề thương yêu thế gian, Thiên Chúa không ban cho thế gian bất cứ cái gì; ông ta không có “người Con duy nhất”, lòng tin không cứu được một ai, và không có cái gì gọi là cuộc sống đời đời. (God does not love the world; God does not give the world anything; he has no “only begotten Son”, belief will not save anyone, and there is no such thing as everlasting life)
Thật vậy, trừ phi chúng ta chỉ biết cầm cuốn Thánh Kinh, không hề đọc, và nhắm mắt cầu nguyện. Nếu chúng ta mở mắt ra nhìn những cảnh khổ, cảnh bất công, cảnh con nít mới sinh ra đã bị khuyết tật hay chỉ là một quái thai v..v.. ở khắp nơi trên thế gian, kể cả trong các nước mà đa số dân chúng là tín đồ Ki Tô Giáo, thí dụ ở bên Anh trước đây và gần đây ở trên nước Mỹ có những trường hợp trong gia đình Ca-Tô sinh ra một quái thai, hai thân dính liền nhau nhưng chỉ có một trái tim, thì không có cách nào chúng ta có thể chấp nhận luận điệu thần học của Giáo hoàng John Paul II: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian..”khoan nói đến thực chất của Thiên Chúa, nếu có, trong Thánh Kinh Cựu Ước là như thế nào. Chúng ta nên biết, theo niềm tin trong Ca-Tô giáo thì Thiên Chúa của họ gồm những thuộc tính “toàn nhân”, nghĩa là vô cùng nhân từ, và “toàn năng”, nghĩa là làm gì cũng được, trong khi Richard Dawkins đã đưa ra 16 thuộc tính ác ôn bất nhân của Thiên Chúa như được viết trong Cựu Ước. Hơn nữa, một Thiên Chúa mà đòi hỏi con người phải “yêu ông ta hết sức, hết linh hồn” và chỉ thương yêu những người tin mình thì thực chất chỉ là một ngụy Chúa, không xứng đáng để cho con người tin, đừng nói đến kính trọng và thờ phụng.
Cũng vì vậy mà Giám Mục John Shelby Spong, đã viết trong cuốn Rescuing The Bible From Fundamentalism, p.24:
Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng
[A literal Bible presents me with far more problems than assets. It offers me a God I cannot respect, much less worship.]
Sự hiện hữu của những cảnh khổ, những chiến tranh tôn giáo, những sự xấu ác ở trên đời là một nghịch lý mà từ xưa đến nay các nhà thần học Ki Tô Giáo không sao giải thích nổi để biện minh cho một Thiên Chúa Toàn Năng “ quá thương yêu thế gian”. Lối giải thích nghe suôi tai đối với những tín đồ đầu óc mê muội nhưng lại có tính cách mạ lỵ đối với tư duy con người trong thế giới văn minh tiến bộ như ngày nay là: “đầu óc con người không hiểu được những ý định hay việc làm của Thiên Chúa”.
Rồi, trước những khám phá khoa học liên hệ đến thuyết Tiến Hóa bất khả phủ bác trong nhiều bộ môn của khoa học, năm 1996, Giáo hoàng John Paul II đã thú nhận trước thế giới là:
“Thân xác con người có thể không phải là một sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần”. Ngài nói: “những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận thuyết tiến hóa hơn là một giả thuyết”. [2]
Chấp nhận thuyết tiến hóa, chấp nhận con người không phải là do Thượng đế tạo ra tức thời mà chính là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần và lâu dài, thú nhận không làm gì có thiên đường (một cái bánh vẽ trên trời để dụ những người đầu óc mê mẩn, yếu kém), và hỏa ngục (một nơi để hù dọa những người không tin Chúa), Giáo hoàng đã chính thức bác bỏ thuyết “sáng tạo” của Ki Tô Giáo, phá tan huyền thoại về Adam và Eve là tổ tông loài người do Thượng đế tạo dựng từ đất sét, và kéo theo không làm gì có chuyện Adam và Eve sa ngã tạo thành tội tổ tông. Mà chẳng cần phải đến Giáo hoàng phá tan huyền thoại “sáng thế” và tội tổ tông. Nhân loại đã coi chuyện đó là một huyền thoại của thời bán khai, chứng tỏ đầu óc kém hiểu biết của những người viết Chương Sáng Thế trong Cựu Ước. Thật vậy, Thượng đế “sáng tạo” ra hai người mù và trần truồng: Adam và Eve, và tự khen là tác phẩm của mình rất tốt đẹp[very good]. Trước khi ăn trái cây trên Cây Hiểu Biết và mắt mù chân chậm, Adam và Eve có biết quái gì đâu ngoài việc lần mò sờ soạng để đi trong cái gọi là vườn Eden. Khi đó, Adam và Eve đâu có biết thế nào là phải, thế nào là trái, đâu có biết cưỡng lời Thượng đế là sai. Không biết thì không có tội. Vậy tại sao Thượng đế lại trừng phạt Adam và Eve về những hành động của họ trong khi họ còn mù và chưa ý thức được những hành động đó là đúng hay sai. Cái tội tổ tông mà Giáo hội đưa ra là dựa trên những sự kiện vô lý và mâu thuẫn ở trên, nói lên tính độc ác, bất nhân, bất công của Thượng đế. Thế mà cả tỷ tín đồ cứ nhắm mắt tin bừa, không biết rằng vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là những luận điệu thần học lừa dối của giới giáo sĩ Ki Tô Giáo khi xưa, được tiếp tục đưa ra không ngoài mục đích khai thác lòng mê tín của một số người, huyễn hoặc và khuyến dụ họ tin vào những điều không thực. Thật vậy, sự kiện là, Giáo hoàng đã bác bỏ đức tin quan trọng nhất trong Ki-tô giáo: Quyền năng “cứu chuộc”, “cứu rỗi” của Giê-su, và cũng bác bỏ sự hiện hữu của một thiên đường, do đó hi vọng của các tín đồ Ki-tô về một cuộc sống đời đời trên thiên đường cùng Giê-su chẳng qua chỉ là một ảo vọng, bắt nguồn từ một sự mù lòa tin bướng tin càn, và sự luận phạt của Thiên Chúa đối với những người không tín Giê-su chẳng qua chỉ là một sự hù dọa đã không còn ý nghĩa, dù đối với những người yếu bóng vía..
Cũng vì vậy mà sau khi nghiên cứu cuốn Tân Ước, David Voas, Giáo sư đại học tiểu bang New Mexico (New Mexico State University), trong cuốn "Cuốn Thánh Kinh Mang Tới Tin Xấu: Cuốn Tân Ước" ("The Bad News Bible: The New Testament", trg. 1 - 2) đã viết về nội dung tổng quát của cuốn Tân Ước như sau:
"Vấn đề là người ta nghĩ rằng người ta biết ở trong Thánh kinh có những gì, hoặc ít nhất là Thánh kinh chứa loại tài liệu gì. Hầu hết đều lầm, họ chỉ quen thuộc với vài đoạn trích dẫn đã được giáo hội chấp thuận, và họ sẽ ngỡ ngàng khi thấy không những Thiên Chúa trong Cựu Ước khủng khiếp dễ sợ như thế nào, mà con của hắn (nghĩa là Giê-Su; TCN) trong Tân Ước cũng còn ở dưới mức hoàn hảo khá xa. Thông điệp của Giê-su không hẳn toàn là tin mừng, thiên đường nhiều nhất là một viễn cảnh không chắc chắn. Xét về toàn bộ thì đó rất có thể là cuốn Thánh kinh mang tới tin xấu." [3]
Ngoài ra, Regina Schwartz, giáo sư dạy Thánh Kinh trong 20 năm qua tại hai đại học nổi tiếng ở Hoa Kỳ là đại học Northwestern, Illinois, và đại học Duke, North Carolina, sau nhiều năm suy tư và nghiên cứu, đã xuất bản cuốn Lời Nguyền của Cain: Di sản bạo tàn của Tôn Giáo Độc Thần (The Curse of Cain: The Violent Legacy of Monotheism), và dạy sinh viên bài học: "không làm gì có những sự thật trong Phúc Âm" (Northwestern University professor's lesson: There are no Gospel truths), nghĩa là, trong Phúc Âm không làm gì có Tin Mừng, chỉ có những huyền thoại mà thôi. Giáo sư Schwartz cũng nhận ra rằng sinh viên ngày nay tin rằng Thượng Đế là do con người tạo ra theo hình ảnh con người thay vì ngược lại. Nghĩa là, những tính nết của con người như tham lam, hẹp hòi, ghen tuông, và sợ hãi được gán cho Thượng Đế. (...students come to believe that God is more often created in the image of man than the other way around. That is, mankind's greed, pettiness, jealousies and fears are often projected onto God).
Ánh Sáng Đức Tin
Ánh sáng đức tin là ánh sáng như thế nào? Theo định nghĩa của H. L. Mencken thì Faith hay Đức Tin là "một kiểu tin phi-lôgic vào sự xảy ra của những gì không chắc có thực" (an illogical belief in the occurrence of the improbable). Theo định nghĩa trong tự điển thì Faith hay Đức Tin là "sự tin chắc vào một cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực" (Firm belief in something for which there is no proof.) Chẳng vậy mà học giả Ca-tô Joseph L. Daleiden đã nhận định trong cuốn The Final Superstition: “Đức Tin Ki Tô (Christian Faith) và Lý Trí (Reason) tượng trưng cho hai con đường đối ngược: con đường đi tới mê tín đối với con đường đi tới hiểu biết” [The path to superstition versus the path to knowledge] “Ánh sáng đức tin” của Ca-tô Rô-MaGiáo còn thể hiện rõ qua câu phán sau đây của thánh Ignatius of Loyola, (1491-1536), người sáng lập dòng Tên:
Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng tin rằng cái mà chúng ta thấy là trắng thực sự là đen, nếu hàng giáo phẩm trong Giáo hội Công Giáo quyết định như vậy.
[John Dollison, Pope-Pourri, p. 174: Ignatius of Loyola: We should always be disposed to believe that which appears white is really black, if the hierarchy of the Church so decides.]
Đó là “ánh sáng đức tin” trong Ca-tô Giáo, và gần đây Tòa Thánh còn nhắc đi nhắc lại cho các tín đồ là phải tuân theo “đức vâng lời” của Ca-Tô Giáo. Và thảm thay, VietCatholic cũng quảng bá cái “đức con cừu” này cho giáo dân. Như vậy, đức tin của Ca-tô là sự tối tăm mù quáng của trí tuệ, mù lòa tin bướng tin càn, nhắm mắt mà tin, chứ chẳng phải là ánh sáng, vì ánh sáng cho chúng ta thấy rõ sự thật.
Đây là hiện tượng quen thuộc trong Ki Tô Giáo: người chột dẫn dắt người mù. Người mù là những người tin rằng mình là con cháu của Adam nguyên thủy, một người mù mà Thiên Chúa tạo nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, Thiên Chúa của Ki Tô Giáo. Kinh thánh viết rõ, chỉ sau khi cưỡng lời Thiên Chúa, ăn trái cây trên cây hiểu biết [the tree of knowledge], Adam mới mở mắt ra và nhìn thấy Eve trần truồng. [Sáng Thế Ký 3: 7: Rồi mắt của cả hai người (Adam và Eve) mở ra, và biết rằng mình trần truồng] Nếu Adam và Eve cứ tuân theo “đức vâng lời” của Thượng đế, không ăn trái cây trên cây hiểu biết, thì những người Ki Tô Giáo ngày nay, hậu duệ của Adam và Eve, vẫn còn mù và trần truồng và ngu như khi chưa hiểu biết. Còn những người ngoại đạo thì đã ăn trái cây trên cây hiểu biết từ trước Adam cả nhiều ngàn năm, cho nên mắt họ đã mở. Bài học đầu tiên trong Cựu ƯớcMuốn mở mắt ra thì hãy cố gắng ăn trái cây trên cây hiểu biết, ăn càng nhiều càng tốt, chứ đừng có tự giam mình trong cảnh mù lòa tin bướng tin càn theo ý định nguyên thủy của Thiên Chúa. Robert G. Ingersoll, nhà tư tưởng tự do vĩ đại của nước Mỹ vào cuối thế kỷ 19 đã phát biểu: ‘Hãy đầy tôi ra khỏi Vườn Eden khi nào ông [Thượng đế] muốn, nhưng trước hết hãy để cho tôi ăn trái cây trên Cây Hiểu Biết đã [Banish me from Eden when you will but first let me eat of the fruit of the Tree of Knowledge.]
Cầu Nguyện Đức Mẹ La Vang
Chúng ta đã biết, tất cả những vụ hiện thân của Đức Mẹ chỉ là do Giáo hội hoặc các bậc lãnh đạo tôn giáo địa phương dàn dựng để mê hoặc và củng cố, đẩy mạnh lòng sùng tín mù quáng của đám giáo dân thấp kém và để thu tiền tăng gia lợi tức cho địa phương. Độc giả có thể đọc trênhttp://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN40.php để biết rõ chi tiết về mọi tín lý liên quan đến bà Maria do Giáo hội ngụy tạo, và có thể đọc về sự thật đàng sau các vụ hiện thân của bà Maria ở Fatima, Lourdes, La Vang http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/ CGchinhsu/CGCS7.php
Chúng ta nên biết rằng, hiện tượng Đức Mẹ hiện ra đã bị lạm phát, trên mấy trăm vụ trên khắp thế giới, nhưng Tòa Thánh chỉ "chấp thuận" có 6 vụ mà thôi, điển hình là ở Fatima, Lourdes, Guadalupe chứ không chấp nhận vụ La Vang nhưng vẫn dùng La Vang để đẩy mạnh sự cuồng tín của Giáo dân Việt Nam như lời khuyên của Hồng Y Dias ở trên. Thật vậy, Vatican đã biết rõ là Mary không hề hiện ra ở La Vang như trong tờ Tuần-báo L'Osservatore Romano, tiếng nói chính-thức và có thẩm-quyền nhất của Tòa Thánh Vatican, trong số 32/33, tuần lễ 12-19/8/1998, đã xác định là: “Bất hạnh thay, không có một văn-bản tài-liệu nào về những lần hiện ra (ở La Vang) này” [Unfortunately, there is no written documentation of these apparitions [at La vang]]. Đặc biệt là không có vụ nào ở cái xứ Mỹ văn minh tiến bộ nhất này được chấp thuận. Chúng ta cũng nên biết rằng, hiện tượng Đức Mẹ hiện ra càng ngày càng nhiều trên khắp thế giới đơn giản là vì Ca-tô Rô-MaGiáo đang suy thoái trên khắp thế giới nên phải cho Đức Mẹ hiện ra để vớt vát phần nào đức tin trong đám giáo dân cao cũng như thấp.. Theo truyền thống của Giáo hội mẹ, giáo hội con muốn bắt bà Mary hiện ra ở đâu thì bà ấy phải hiện ra ở đó. Chúng ta còn nhớ, năm 1975, một Linh mục Việt Nam cũng cho bà Mary hiện ra ở Bình Lợi, nhưng không ăn khách, nên sự vụ bị xẹp như quả bóng xì hơi.
Hè năm 2005, tượng bà Maria trước Nhà thờ lớn Sài Gòn chảy «nước mắt». Giáo dân đua nhau đến cầu nguyện mấy ngày đêm. Hội đồng Giám mục VN không khẳng định nhưng cũng không phủ định. Sau đó, chính quyền đem phân chất thì thấy đó chỉ là nước rĩ từ xi măng. Hội đồng Giám mục lại cũng không khẳng định và không phủ định kết quả nầy…. (Ảnh của độc giả GĐ)
Có một câu hỏi là, bà Mary hiện ra để làm gì, có ích gì cho nhân loại, và đã thực hiện được những gì cụ thể những điều mà người ta cho là bà ta nói, và không nói, ở những nơi hiện ra? Bà ấy khóc hay chảy máu mắt [máu của đàn ông theo sự phân tích DNA] thì có ích gì cho nhân loại? Thật ra là vô tích sự, chẳng làm được cái gì có ích cho nhân loại ngoài việc nằm trong sự dàn dựng của Giáo hội, và Giáo hội đã lợi dụng chính sự dàn dựng của mình để đẩy mạnh sự cuồng tín của con chiên và vơ vét tiền bạc. Câu hỏi như trên thường không được mấy người, kể cả giáo hội Ca-Tô bàn đến. Giáo hội chỉ quan tâm đến sự kiện là, mỗi lần hiện ra ở những nơi như vậy lại có nhiều tín đồ đổ xô đến chiêm bái, cầu nguyện, và giáo phận địa phương vơ vét được nhiều tiền qua những dịch vụ kinh tế bao quanh và tiền của con chiên cúng, mà không bao giờ quan tâm đến chuyện Mary hiện ra để làm gì? Linh mục James Kavanaugh đã đi đến Lourdes và cảm thấy xấu hổ vì sự mê tín cùng cực của các tín đồ Ca-tô. Chúng ta có thể đọc bài ông nói về Lourdes trênhttp://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/ CGchinhsu/CGCS7.php Bài này cũng còn đưa ra những sự thật về các vụ Bà Maria hiện ra ở Fatima và Lavang. Người ngoại đạo và cũng không thiếu gì những người có đầu óc trong đạo thường cảm thấy sửng sốt và ngỡ ngàng khó hiểu trước những hoạt cảnh như vậy trong thời đại nguyên tử ngày nay.
Phân tích những vụ hiện ra, các học giả ngày nay đã cho rằng các trường hợp hiện ra của Mary không nằm ngoài chuyện làm công cụ cho giáo hội Công Giáo trong những mục đích chính trị hoặc nuôi dưỡng, đẩy mạnh thêm sự mê tín, sùng tín của các tín đồ, và lẽ dĩ nhiên, không thể tách rời mục đích kinh tế. Điển hình là vụ ở Fatima, nơi “Đức mẹ Maria” hiện ra để trao cho 3 đứa trẻ mù chữ những thông điệp chống Cộng gồm 3 điều bí mật: 1) Cảnh tượng của hỏa ngục; [Giáo hoàng John Paul II đã phủ nhận sự hiện hữu của một hỏa ngục dưới lòng đất] 2) tiên đoán Nga Sô sẽ cải đạo theo Ca-tô Rô-MaGiáo;[Nga sô đã có luật cấm Ca-tô Giáo truyền đạo ở Nga] và 3) một bí mật không được tiết lộ cho đến năm 1960, nhưng tòa Thánh đã dấu kín cho đến cuối thế kỷ 20, và khi John Paul II tiết lộ thì không ai biết đó có đúng là điều giáo hội đã ngụy tạo ra trước hay là mới ngụy tạo ra, nhưng điều chắc là, theo một số chuyên gia về Ca-tô giáo, thì điều “bí mật” sau cùng này là điều giáo hội mới phịa ra để đánh bóng vai trò của John Paul II trước tình trạng suy thoái hiện thời của giáo hội. Điều đáng nói là cả ba điều tiên tri của Đức Mẹ chỉ là những lời nói láo do Giáo hội bịa ra vì không có lời tiên tri nào đúng.
Tuy vụ Đức Mẹ hiện ra ở La Vang không được Tòa Thánh công nhận nhưng người Ca-Tô Việt Nam cũng cứ coi La Vang như là một linh địa, linh địa La Vang ở gần Quảng Trị, một linh địa rất ít được thế giới biết đến và không có mấy ai đến hành hương ngoại trừ những tín đồ Công Giáo bản địa, và chỉ bắt đầu từ thời Phán Quan Tây Ban Nha Ngô Đình Diệm, ông Tổng Thống có tham vọng Ca-Tô hóa miền Nam, đưa cả khối dân 93% Việt Nam phi-Ca-Tô vào vòng mê tín dị đoan, nô lệ Vatican. Ngày nay, La Vang dược dùng làm nơi biểu dương lực lượng của Ca-Tô Giáo ở Việt Nam, một thách đố chính trị nấp sau chiêu bài tôn giáo đối với chính quyền, và rất có thể dùng làm bàn đạp để tiến tới những thách đố chính trị khác.
Qua lô-gíc và sự phân tích và bình luận trí thức những tài liệu về sự hiện ra của bà Mary ở La Vang, chúng ta có thể kết luận là, và đây cũng là kết luận của Đức Cố Lê: “Xin thưa: Thật ra không hề có việc Đức Mẹ (của Ca-Tô Giáo) hiện ra tại La Vang. La Vang chỉ là một ngụy tích như hàng trăm các ngụy tích khác do các Giáo hội Ca-Tô trên thế giới dựng ra chứ không phải là những sự kiện lịch sử, nhất là La Vang, vì tất cả về La Vang chỉ là nghe nói, truyền khẩu, nghe biết, truyền tụng nhau, hay giai thoại.
Thực ra là “linh địa La Vang” là do Ca-Tô Giáo đã đến phá chùa để cướp đất và họ đã kể lại trong những bài vè khá dài kể về hành động côn đồ cướp Chùa này. Chúng ta hãy đọc vài câu thơ có tính cách thú nhận của Linh mục Nguyễn Văn Ngọc, hãnh diện viết lại trong cuốn Linh Địa La Vang, trang 41:
Rằng Phật rằng Thần lao đao
Có bà bên đạo (chích. TCN) phép cao lạ lùng
Bà vào bà đánh tứ tung
Bao nhiêu Thần Phật đều tung ra ngoài
Tiếng bà thật đã linh oai
Lư hương bát nước đền đài đều hư...
Thật là đẹp mặt bà Mary. Thật là đẹp mặt Ca-Tô Giáo Việt Nam. Vậy Đức Mẹ là Nữ Vương ban sự bình an như Hồng Y Vatican Dias đã phán cho Hồng Y Mít Phạm Minh Mẫn phải dạy con chiên của mình siêng năng cầu nguyện, hay thực chất chỉ là Nữ Tướng Cướp dẫn đám lâu la vào phá Chùa cướp đất như LM Nguyễn Văn Ngọc đã mô tả ở trên. Chỉ bằng vào mấy câu thơ này chúng ta cũng có thể quyết đoán là chính giáo dân Ca-Tô đã đánh phá Chùa ở La Vang, phá hủy các bàn thờ, tượng thờ trong Chùa, theo đúng lời dạy của Chúa Jehovah trong Cựu Ước, nghĩa là cướp Chùa để xây nhà thờ La Vang trên đó, tương tự như đã cướp Chùa Báo Thiên ở Hà Nội để xây lên Nhà Thờ Lớn, hoặc đất Chùa ở Saigon để xây lên nhà thờ Đức Bà trước Ty Bưu Điện v..v.. Đất ăn cướp của Chùa đã trở thành Linh Địa của Ca-Tô Giáo ở Việt Nam!!!.
Đó là những gì mà Hồng Y Phạm Minh Mẫn của Việt Nam học được của Hồng Y Dias ở Vatican, và phải thi hành. Phải loan báo “tin xấu” coi như là tin mừng, dẫn con chiên đi trong tối tăm coi như là trong ánh sáng, và cầu nguyện với một nhân vật đánh phá lung tung coi như là biểu tượng của sự bình an. Thật là tội nghiệp.

Chú thích:
1. In fact during the two centuries and more that the Catholic Missions have been operating in China and the Indochinese peninsula they have probably not converted more than ten scholars in all. The entire educated and governing class of the population has evaded their proselytism. In general Catholic missionaries only recruit from among the lowest classes, and mainly among those who, for various reasons have been rejected by Annamese society.
2. Pope John Paul II has put the teaching authority of the Roman Catholic Church firmly behind the view that “the human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution.. The pope said that “fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis”.
3. The problem is that people think they know what's in the Bible, or at least what kind of material it contains. Most of them are wrong: they are only familiar with a few church-approved extracts, and are astonished not just how awful God is in the Old Testament, but also at how much less than perfect his son seems in the New. The message of Jesus isn't all good news; paradise is an uncertain prospect at best. Taken as a whole, it could well be The Bad News Bible.

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Khái quát về hệ phái Tin lành Mennonite

Hệ phái Tin lành Mennonite ra đời cùng với phong trào cải cách tôn giáo ở châu Âu vào thế kỷ XVI do ông Menno Simons, nguyên là một linh mục Công giáo khởi xướng. Nhóm tín đồ đầu tiên của Tin lành Mennonite được hình thành ở Zurich (Thuỵ Sĩ) vào năm 1525.
             I. Lịch sử ra đời và phát triển
Họ là những người bất đồng ý kiến với nhà cải cách nổi tiếng Ulbric Zwingli trong chủ trương liên kết giữa giáo hội với chính quyền thế tục. Họ cũng không chấp nhận lễ Báp tem cho trẻ nhỏ, nên được coi là tín đồ của giáo đoàn "Rửa tội lại" (Anabaptist). Những tín đồ ở Hội thánh do Menno Simons thành lập đã đặt cho nhóm cải cách của mình là Mennonite (men-nô-nai).
Thời kỳ đầu những người Mennonite - Rửa tội lại ở Thuỵ Sĩ bị bách hại gắt gao vì không liên kết với chính quyền, nên đã phải sang lánh nạn ở Anh, Đức, Hà Lan... Cuối cùng năm 1683 nhóm Mennonite - Rửa tội lại quyết định di dân sang Bắc Mỹ sống ở vùng Germantown gần Philadelphia. Ở vùng đất mới, giáo đoàn Mennonite thu hút được khá đông người tham gia. Cùng thời gian này, những người Mennonite ở Đức, Hà Lan... cũng sang sống ở các bang PennsylvaniaOhioVirginiaIllinois (Mỹ) và Canada.
Về giáo thuyết, phái tin lành Mennonite duy trì 18 tín điều đã ký ở Dordrecht (Hà Lan) vào năm 1632. Cụ thể là: tin Thiên Chúa là đấng tạo hoá; tin có sự sa ngã của loài người; tin sự cứu chuộc của Chúa Giêsu; tin có ngày phục sinh và phán xét cuối cùng; tin vâng theo luật pháp của Thiên Chúa trong Phúc âm; tin vào sự trở lại của Thiên Chúa để được cứu rỗi; tin phép Báp-tem như một lời làm chứng trước công chúng; tin lễ Tiệc thánh là bày tỏ sự hiệp nhất và thông công; tin việc rút phép thông công đối với kẻ cố ý phạm tội; tin có phần thưởng tương lai cho những người trung tín theo Thiên Chúa và những hình phạt cho kẻ ác...
Về tổ chức, các chức sắc của phái Mennonite bao gồm các giám mục (thường gọi là trưởng lão), các mục sư, truyền đạo. Mennonite chủ trương trao quyền tự trị cho các hội thánh cơ sở. Tuy nhiên, đối với những hội thánh mới thành lập chưa đủ sức quản trị thì được sự giúp đỡ của các địa hạt và hội thánh trung ương.
Cũng như nhiều hệ phái Tin lành khác, phái Tin lành Mennonite không tránh khỏi sự phân rẽ trong quá trình phát triển. Đến nay Mennonite chia thành 13 giáo hội độc lập. Xin nêu một số giáo hội chủ yếu như sau:
1. Giáo hội Mennonite
Giáo hội Mennonite là tổ chức gốc của hệ phái Tin lành Mennonite và là giáo hội có số lượng tín đồ đông nhất, khoảng nửa triệu người và phạm vi hoạt động ở nhiều châu lục. Giáo thuyết của Giáo hội Mennonite dựa trên tuyên xưng 18 tín điều ký tại Dordrecht (Hà Lan) năm 1632. Trước tình trạng Mennonite phân rẽ tổ chức, vào các năm 1725, 1921, 1963, Giáo hội Mennonite đưa ra những tuyên bố quan trọng khẳng định "Tuyên xưng Dordrecht".
Giáo hội Mennonite hiện đang triển khai thực hiện truyền giáo ở các vùng Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, châu Phi, Giáo hội có ba trường cao đẳng, hai trường đại học về Kinh thánh (Mỹ và Ấn Độ), có nhiều trường trung học và tiểu học, có các bệnh viện, nhà ở cho người về hưu và dịch vụ phúc lợi cho trẻ em ở nhiều nước trên thế giới.
2. Giáo hội Amish theo dòng tu cổ
Đây là tổ chức giáo hội của cộng đồng nguời Mennonite Amish nhập cư sang Mỹ vào khoảng thời gian đầu thế kỷ XVIII. Đặc điểm của giáo hội này là duy trì nghi thức thờ cúng, cách trang phục cổ và có tính biệt lập rất cao. Hiện nay ở Mỹ và Canada có 739 hội thánh cơ sở với khoảng trên 10 ngàn tín đồ các giáo hội theo dòng tu cổ.
3. Giáo hội Anh em Hutterian
Nguồn gốc của Giáo hội Anh em Hutterian là một trong những nhóm tín đồ Mennonite đầu tiên ở châu Âu vào thế kỷ XVI và nó được mang tên người sáng lập - ông Jacob Hutter - một người Mỹ gốc Đức đi theo chủ trương rửa tội và duy trì chế độ tài sản chung. Khoảng cuối thế kỷ XIX, những tín đồ Hutterian là người Đức sang định cư ở Canada và Mỹ hình thành Giáo hội Anh em Hutterian ở vùng Bắc Mỹ.
Có lẽ với những đặc điểm riêng về sinh hoạt tôn giáo và hoạt động xã hội như những giáo hội Mennonite khác, Giáo hội Hutterian Anh em không mấy thành công trong việc truyền giáo mở rộng lực lượng, mặc dù họ rất nỗ lực và nhiệt tình.
4. Hội nghị những người Mennonite Bảo thủ
Đây là một tổ chức Mennonite được tồn tại dưới hình thức hội nghị. Năm 1910 là mốc đánh dấu việc thành lập tổ chức khi những người lãnh đạo Mennonite theo tư tưởng bảo thủ đến từ các vùng của Mỹ và Canada tổ chức hội nghị đầu tiên ở Michigan (Mỹ). Tuy nhiên mãi đến năm 1954 tên gọi chính thức như trên mới được thông qua.
Hiện nay tổ chức Hội nghị những người Mennonite Bảo thủ có khoảng trên 10 ngàn tín đồ ở các nước Mỹ, Canada, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ.
5. Giáo hội Mennonite theo dòng tu cổ
Giáo hội Mennonite theo dòng tu cổ ra đời không phải vì sự bất đồng về giáo thuyết hay mâu thuẫn giữa những người lãnh đạo mà từ phản ứng của ông Jacob Wisler, một giám mục Mennonite ở Ấn Độ, chống lại việc sử dụng tiếng Anh trong hành lễ ở nhà thờ và giảng dạy ở các trường Chủ nhật.
Đặc điểm nổi bật của giáo hội này là không sử dụng tiếng Anh trong sinh hoạt tôn giáo và tham gia tích cực vào các công việc cứu trợ, đặc biệt là những người nghèo. Hiện tại giáo hội Mennonite theo dòng tu cổ có 9.700 tín đồ thuộc 38 hội thánh cơ sở, 19 giám mục, 76 mục sư và có một trường Kinh thánh.
6. Giáo hội Mennonite Cải cách
Giáo hội Mennonite Cải cách được thành lập từ năm 1812 ở Pennsylvania (Mỹ) dưới sự lãnh đạo của ông John Herr. Các tín đồ Mennonite Cải cách tin rằng sẽ có một giáo hội thật sự và duy nhất như nói trong Kinh thánh và đặc biệt họ thực hiện một cách nghiêm túc lời chỉ dẫn trong Kinh thánh và liên quan đến tình yêu thương và việc làm đối với những người bị lầm lỗi. Có lẽ đây là tổ chức nhỏ nhất của Mennonite chỉ có 500 tín đồ trong 12 hội thánh cơ sở bang Pennylsvania (Mỹ).
7. Giáo hội Anh em Mennonite Bắc Mỹ
Giáo hội Anh em Mennonite Bắc Mỹ được thành lập năm 1860 bằng việc một nhóm nhỏ tín đồ rút ra khỏi Giáo hội Mennonite ơ Ukraine, sau đó năm 1876 họ di chuyển tới vùng bờ biển Thái Bình Dương và Canada.
Việc truyền giáo ra nước ngoài được thực hiện ở châu Phi, châu Á, châu Âu, Nam Mỹ và Mexico nhờ sự hỗ trợ của đài phát thanh riêng bằng các thứ tiếng Anh, Đức, Nga và viện Kinh thánh được thành lập ở Quebec (Canada) năm 1976.
Năm 1960 Giáo hội Anh em Mennonite Bắc Mỹ hợp nhất với Giáo hội Anh em Mennonite Krimmer đưa tổng số tín đồ lên 38.000 người thuộc 260 hội thánh cơ sở.
8. Giáo hội Mennonite Công nghị
Gọi là giáo hội nhưng thực ra Giáo hội Mennonite Công nghị duy trì quy chế tổ chức hội nghị. Hàng năm có 10 hội nghị được tổ chức ở các khu vực và ba năm có một hội nghị chung để giải quyết các công việc về tổ chức. Giữa hai hội nghị có một Uỷ ban Tổng hợp.
Giáo hội Mennonite Công nghị có ba trường Kinh thánh, một Viện Thánh kinh, một trường đào tạo giáo sĩ, một số nhà dưỡng lão, bệnh viện dành cho trẻ em: Giáo hội có 35.200 tín đồ thuộc 215 hội thánh cơ sở ở Mỹ, 26.800 tín đồ thuộc 134 hội thánh cơ sở ở Canada và 12 hội thánh ở Nam Mỹ. Công việc truyền giáo của Giáo hội này đang được thực hiện ở 17 nước thu hút trên 50 ngàn người tin theo.
                     II. Tin lành Mennonite ở Việt Nam
Tin lành Mennonite du nhập và hoạt động ở miền Nam từ năm 1954 dưới danh nghĩa một tổ chức cứu trợ xã hội với tên gọi là Uỷ ban Trung ương Mennonite (Mennonite Central Committee - MCC). Ba năm sau, các giáo sĩ Jalles Stauffer, Arlene Stauffer, Everett Metzler, Nazaret Metzler của hội truyền giáo mang tên Eastern Mennonite Board of Mission – EMBM (Hội truyền giáo Mennonite phương Đông) thuộc Giáo hội Mennonite thực hiện chương trình truyền giáo. Công việc đầu tiên của các giáo sĩ EMBM là học tiếng Việt, sau đó được sự hướng dẫn giúp đỡ của MCC và của Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), các giáo sĩ EMBM mở các cơ sở truyền giáo đầu tiên như Phòng giảng Kinh thánh ở Dakao (Sài Gòn), lớp học Kinh thánh ở đường Phan Văn Trị (Gia Định)... Những năm 1962, 1963... lần lượt các giáo sĩ James Metzler, Luke Martin, Rachel Metzler, Mary, Donald Sensenig, Doris Sensenig... vào miền Nam truyền giáo. Các cơ sở truyền giáo của Mennonite được mở rộng đến một số địa phương khác kết hợp với các hoạt động từ thiện của MCC như ở Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Tây Nguyên. Hội thánh Mennonite được chính quyền Sài Gòn công nhận về mặt tổ chức vào năm 1964.
Tuy các giáo sỹ EMBM có rất nhiều cố gắng lại được MCC hỗ trợ, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) tạo điều kiện, nhưng có lẽ do những đặc điểm rất riêng biệt, khác lạ trong sinh hoạt và lối sống nên việc truyền giáo ít mang lại kết quả. Đến năm 1975, Tin lành Mennonite ở miền Nam chỉ có khoảng 500 tín đồ và bốn cơ sở: ba cơ sở ở Sài Gòn và một cơ sở ở thành phố Cần Thơ.
Giai đoạn 1954-1975 phải kể đến những hoạt động từ thiện nhân đạo của Mennonite; chủ yếu là những hoạt động của MCC gắn với các cơ sở y tế của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) ở Sài Gòn, Pleiku, Buôn Mê Thuột, Đà Lạt và Nha Trang. Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Oanh tại chuyên khảo "Viện trợ nhân đạo của Mỹ ở miền Nam Việt Nam" - Uỷ ban Khoa học xã hội TP. Hồ Chí Minh - 12/1977, thì những hoạt động từ thiện nhân đạo của Tin lành Mennonite được thực hiện theo tinh thần tôn giáo, ít bị chính trị lợi dụng và có hiệu quả hơn cả. Từ năm 1973, Tin lành Mennonite cũng tiến hành những hoạt động viện trợ nhân đạo cho miền Bắc. Tuy nhiên khác với ở miền Nam - nơi mà Tin lành Mennonite viện trợ thường xuyên, có văn phòng đại diện, ở miền Bắc, Tin lành Mennonite chỉ viện trợ khẩn cấp theo từng vụ việc.
Sau năm 1975, các giáo sỹ và nhân viên là người nước ngoài của EMBM và MCC rút về nước. Mục sư người Việt duy nhất là ông Trần Xuân Quang đi dự hội nghị tôn giáo ở Mỹ tháng 3 năm 1975 đến khi giải phóng miền Nam không trở về nữa. Các cơ sở tôn giáo, cơ sở xã hội của Tin lành Mennonite hiến cho các hoạt động từ thiện xã hội. Riêng cơ sở ở quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh vẫn duy trì hoạt động cho đến tháng 6 năm 1978 dưới sự hướng dẫn của truyền đạo Nguyễn Quang Trung.
Năm 1981 tổ chức Uỷ ban Trung ương Mennonite - MCC trở lại hoạt động viện trợ nhân đạo ở Việt Nam. Với sự trở lại của MCC, truyền đạo Nguyễn Quang Trung từng bước khôi phục hoạt động của Hội thánh Mennonite Việt Nam. Tháng 7 năm 2003 các hội thánh Mennonite tại Việt Nam thành lập Tổng giáo hạt Tin lành Mennonite Việt Nam và ra mắt Ban điều hành Tổng giáo hạt gồm 14 người do ông Nguyễn Quang Trung làm hội trưởng. Đến nay hội thánh có khoảng 7000 tín đồ; 137 mục sư, mục sư nhiệm chức, truyền đạo; 90 điểm nhóm ở 23 tỉnh, thành phố trong cả nước, tập trung đông nhất ở các tỉnh Gia Lai, Bình Phước, Quảng Ngãi, Tp Hồ Chí Minh. Trụ sở tạm thời hiện nay của Hội thánh đặt tại 67/107 Bùi Đình Tuý, phường 12 quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.
Ngày 25/7/2007 Hội thánh Mennonite Việt Nam do mục sư Nguyễn Quang Trung làm đại diện có đơn và hồ sơ xin đăng ký hoạt động gửi Ban Tôn giáo Chính phủ.

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

Người Amish ở Mỹ (Phạm Cao Hoàng)


Họ theo đuổi một lối sống đơn giản, khiêm tốn, hiếu hòa, kiên nhẫn, nhường nhịn, quên đi bản thân, hết lòng vì cộng đồng. Kiêu ngạo và chủ nghĩa cá nhân là những thứ tối kỵ đối với người Amish. Họ không dùng điện, không làm chủ xe hơi, điện thoại,…Cuộc sống của họ bây giờ và 300 năm trước không khác nhau bao  nhiêu.


NGƯỜI AMISH LÀ AI?
VÌ SAO HỌ DI CƯ SANG CHÂU MỸ?

Vào thế kỷ 16, nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo ở Châu Âu tham gia phong trào Anabaptist Movement vốn chủ trương không rửa tội cho trẻ em, mà chỉ rửa tội cho người lớn- khi mà họ đã có thể chủ động chọn lựa đức tin của họ. Họ ngược đãi, bị phân biệt đối xử, một số người bị giết. Nhiều người trốn vào vùng rừng núi của Thụy Sĩ và miền nam nước Đức, và cộng đồng Amish được hình thành ở đó.

Amish chính là giáo phái Tin Lành tách ra từ một giáo phái Tin Lành đã hình thành trước đó, Mennonites. Đầu thế kỷ 18 để có tự do tôn giáo, cộng đồng Mennonites và Amish di cư sang Châu Mỹ.

HỌ THEO ĐUỔI NHỮNG GIÁ TRỊ NÀO?

Họ theo đuổi một lối sống đơn giản, khiêm tốn, hiếu hòa, kiên nhẫn, nhường nhịn lẫn nhau, quên đi bản thân, hết lòng vì cộng đồng. Kiêu ngạo và chủ nghĩa cá nhân là những thứ tối kỵ đối với người Amish.


Cảnh xây dựng một nhà kho chứa nông sản của người Amish..

Những hình ảnh như thế này là biểu tượng về sự tương trợ lẫn nhau của người Amish. Ngày làmnhà kho giống như ngày hội. Mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng, đến ngày dựng lên thì cả cộng đồng cùng làm, và nguyên tắc là trong một ngày nhà kho phải được hoàn tất. Trong ngày này, đàn ông thì lo công việc, phụ nữ thì nấu các món ăn ngon để chiêu đãi, còn trẻ em thì vui chơi thỏa thích.

ĐIỀU LẠ LÙNG NHẤT VỀ NGƯỜI AMISH LÀ GÌ?

Điều lạ lùng nhất là họ từ chối các tiện nghi do khoa học kỹ thuật mang lại. Họ không dùng điện, không làm chủ xe hơi, điện thoại,…Cuộc sống của họ bây giờ và 300 năm trước không khác nhau bao  nhiêu.

ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU CỦA NGƯỜI AMISH LÀ GÌ?

Ưu tiên số một là thờ phượng Chúa. Sống là khoảng thời gian chờ đợi để trở về với Chúa. Kế đến là gia đình, nông trại, và cộng đồng. Phần lớn người Amish sống bằng cách làm nông. Các buổi  lễ và cầu nguyện của họ được luân phiên tổ chức trong các gia đình, không tổ chức trong nhà thờ.

CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI AMISH ĐANG SỐNG Ở MỸ?

Khoảng ba trăm ngàn người, nhiều nhất là ở tiểu bang Ohio, kế đến là tiểu bang Pennsylvania. (Một số ít sống ở Canada). Họ có lối ăn mặc riêng, với loại vải trơn, không có sọc hoặc hoa hòe, hình ảnh…

NGƯỜI AMISH NÓI THỨ TIẾNG GÌ?

Ở nhà thờ và trong gia đình, họ nói tiếng Đức. Khi đi học, họ dùng tiếng Anh. Tiếng Đức cũng được dạy trong nhà trường.

TRẺ EM AMISH ĐI HỌC Ở ĐÂU?

Họ tự hình thành và quản lý một loại trường riêng, được gọi là one-room schoolhouse, loại trường chỉ có 1 phòng học duy nhất nằm ở nhiều địa bàn khác nhau trong cộng đồng.  Thường các em chỉ học tới lớp 8 thì dừng lại.


Một trường học loại one-room schoolhousetrong động cồng người Amish


Nữ sinh Amishtrên đường đến trường


Nam sinh Amishtrên đường đến trường


TẠI SAO NGƯỜI AMISH KHÔNG DÙNG ĐIỆN?

Người Amish không dùng điện vì cho rằng điện đưa đến những tiện nghi của đời sống hiện đại, và sự cám dỗ của những tiện nghi này có thể làm hủy hoại các giá trị tôn giáo và đời sống gia đình.  Giá trị mà họ theo đuổi chính là sự đơn giản, khiêm tốn trong cuộc sống. Càng sống đơn giản, con đường giải thoát sau này càng rộng hơn.


HỌ CÓ SỞ HỮU CÁC LOẠI XE HƠI KHÔNG?

Không. Họ chỉ có xe ngựa (buggy). Họ muốn tạo dựng và duy trì một cộng đồng trong đó mọi người sống hòa hợp, chia sẻ với nhau, có mức sống gần như nhau, không có sự chênh lệch giàu nghèo. Việc sở hữu các tiện nghi đắt tiền sẽ phá vỡ trật tự của cộng đồng, dẫn đến sự chênh lệch giàu nghèo, tạo điều kiện cho tính kiêu căng, hợm hĩnh phát triển. Tuy nhiên, do nhu cầu cuộc sống, họ có thể đi xe buýt, xe lửa, taxi, hoặc thuê xe, nhưng làm chủ một chiếc xe thì không.


Xe ngựa ( buggy ) của người Amish


Xe ngựa (buggy) của người Amish


Xe scooter


HỌ CÓ SỞ HỮU ĐIỆN THOẠI KHÔNG?

Phần lớn các gia đình không có điện thoại. Họ sử dụng điện thoại công cộng và ngày nay một số ít bắt đầu dùng cell phone.

HỌ CÓ DÙNG GAS  KHÔNG?

Có. Thứ gì có thể thay thế cho nguồn điện thì họ vẫn dùng, vì nó tiện lợi hơn, nhưng không ảnh hưởng đến lối sống đơn giản của họ. Ví dụ, hệ thống sưởi, bếp gas, tủ lạnh chạy bằng gas, đèn thắp sáng… vẫn được chấp nhận.


Đèn thắp bằng gas trong người của nhà Amish

CÁC WEBSITES CỦA HỌ ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?

Chính những người Amish không làm ra những websites này  vì họ không dùng điện và không sở hữu computers. Các websites này được làm ra bởi những cá nhân hoặc tổ chức có mối quan hệ với cộng đồng người Amish nhằm chuyển đến thế giới bên ngoài những thông tin chính xác về người Amish và lối sống của họ.

NGƯỜI AMISH CÓ CHỤP HÌNH KHÔNG?

Không được chụp hình cá nhân, vì Thánh Kinh của họ xem chụp hình là điều cấm kỵ. Họ quan niệm, “người ta chết để tiếng”, chứ không phải cái diện mạo bên ngoài: mỗi người đến rồi cũng phải đi, cái còn lại là cái tâm, cái đức như thế nào để mọi người nhớ đến. Người Amish không cho phép du khách chụp hình cá nhân của họ.


TẠI SAO ĐÀN ÔNG AMISH ĐỂ RÂU CẰM (BEARD)
VÀ KHÔNG ĐỂ RÂU MÉP (MOUSTACHE)?

Một bộ râu cằm dài là dấu hiệu của sự trưởng thành. Họ bắt đầu để râu cằm sau khi lập gia đình. Người Amish không chấp nhận chiến tranh, mà râu mép lại được giới quân sự ưa chuộng nên họ không phù hợp và không để râu mép.



Những người đàn ông Amish.
Họ luôn luôn đội chiếc mũ rộng vành khi ra khỏi nhà.
Họ bắt đầu để râu cằm sau khi lập gia đình

TẠI SAO PHỤ NỮ AMISH LUÔN ĐỘI KHĂN TRÊN ĐẦU?

Phụ nữ không được phép cắt tóc. Có như thế nào cứ để như thế đó. Họ đội khăn giữ búi tóc cho gọn nhằm thuận tiện trong khi làm việc.


Phụ nữ và trẻ em Amish


Một bà mẹ Amish dẫn con đi dạo chơi

NGƯỜI AMISH CÓ ĐÓNG THUẾ KHÔNG?

Những sản phẩm họ làm ra mang tinh chất tự cung, tự cấp thì được miễn thuế. Tuy nhiên, họ vẫn có nghĩa vụ đóng thuế bất động sản, thuế thu nhập, và các loại thuế khác.

HỌ CÓ NHẬN CÁC PHÚC LỢI TỪ CHÍNH PHỦ KHÔNG?

Không. Họ chủ trương gia đình của họ lo liệu mọi chuyện, nếu quá khó khăn cộng đồng của họ sẽ giúp đỡ. Họ không nhận các phúc lợi từ Social Security Benefits, Unemployment Benefits, Welfare Funds…

NGƯỜI AMISH TRỒNG NHỮNG THỨ GÌ Ở CÁC NÔNG TRẠI CỦA HỌ?

Bắp, lúa mì, thuốc lá, đậu nành, khoai tây, lúa mạch, rau, hoa quả… Họ dùng ngựa để làm sức kéo.  


Trong nông nghiệp, người Amish dùng ngựa làm sức kéo

HỌ CÓ ĐI KHÁM BỆNH KHÔNG?

Họ chủ trương “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vạn bất đắc dĩ họ mới tìm đến bác sĩ hay bệnh viện. Tuy không có bảo hiểm y tế nhưng họ thanh toán các chi phí chữa trị một cách sòng phẳng, vì cộng đồng của họ sẵn sàng giúp đỡ nếu như cá nhân không tự lo liệu nổi.

GIỚI TRẺ AMISH CÓ CHẤP NHẬN LỐI SỐNG  NHƯ VẬY KHÔNG?

Đại đa số chấp nhận, vì họ đã quen như vậy. Một số rất ít bỏ đi, tìm đến những nơi khác. Thực tế, dân số trong các cộng đồng Amish không giảm đi, mà càng ngày càng tăng, cho thấy niềm tin tôn giáo và những giá trị mà họ theo đuổi vẫn có sức hấp dẫn mạnh mẽ .



Các bạn đoán xem cậu thanh niên Amish trong hình đã có vợ hay còn độc thân.
Cậu ta đang băng qua đường bằng một loại ván trượt gắn phía dưới đôi giày.


CÒN BẠN THÌ SAO? NGƯỜI AMISH VÀ CHÚNG TA, AI KHỔ HƠN AI?

Câu trả lời xin dành cho các bạn đọc bài viết này.

October 8, 2012

Nguồn tham khảo: