Những tước hiệu bịp bợm của Giáo hoàng
Charlie Nguyễn
Vào một
buối sáng tinh sương trong tháng Giêng năm 1995, một
đám đông khổng lồ chưa từng thấy,
khoảng trên 5 triệu người, từ khắp năm
Châu đã tụ hội tại thành phố Manila (thủ
đô của Philipines) để xem một buổi lễ
Mi-sa ngòai trời của Giáo hoàng John Paull II. Ngoài sự háo
hức cuồng tín, đám đông còn bị thôi thúc bởi
óc tò mò nên họ đã chen lấn xô
đẩy nhau để được nhìn thấy
“vị cha chung” của họ bằng xương băng
thịt. Nhiều người bị
thương phải đưa vào bệnh viện cấp
cứu. Chỉ có một số ít tu
sĩ và giáo dân chọn lọc được phép gần
Giáo hoàng mà thôi. Chung quanh giáo hoàng là một đội ngũ công an, mật vụ, cảnh sát và
đủ loại nhân viên an ninh lên tới cả chục
ngàn người!
Hàng triệu tín đồ đáng
thương đành phải mon men
đến gần các loa phóng thanh gắn rải rác khắp
nơi trong thành phố để nghe giọng nói tiếng
Anh pha giọng Ba Lan của giáo hoàng. Ngoài 5 triệu tín
đồ có mặt tại thành phố này còn có hàng trăm
triệu tín đồ trên khắp thế giới đang theo dõi buổi lệ này qua radio và truyền
hình trực tiếp.
Cuộc công du của giáo hoàng tại Philippines
lần này chỉ là một trong hàng trăm chuyến công du
của ngài tới các nơi khác trên thế giới. Giáo hoàng tới đâu thì khung cảnh cũng
tương tự như vậy. Điều
đó đủ cho thấy giáo hoàng là người có
ảnh hưởng chính trị lớn nhất trên hành tinh
của chúng ta. Điều đáng chú ý là dù cho giáo hoàng
trẻ hay già, dù mang quốc tịch Ý hay Ba Lan,
dù đặc tính các nhân của giáo hoàng ra sao chăng
nữa... tất cả đều không thành vấn
đề.
Điều quan trọng hơn hết đã
khiến cho giáo hoàng được những đám đông
tín đồ cuồng
nhiệt tôn sùng chỉ vì tin rằng giáo hoàng là
người duy nhất trên thế gian có quyền
“Đại diện Chúa Ki-tô” (Vicar of Christ) và “kế
nhiệm thánh Phê-rô” (Sucessor of St. Peter). Đó là hai
tước hiệu (titles) quan trọng nhất trong hơn
một tá những tước hiệu của giáo hoàng.
Nhưng tất cả chỉ là
những màn kịch được đạo diễn
bời bọn Mafia chuyên nghiệp về tôn giáo. Tất cả những gì chúng ta thấy
được chì là cái vỏ bên ngoài hào nhoáng của một
giáo hội tội lỗi tự nhận là thánh thiện.
Cái bề ngoài hào nhoáng đó không phải đã
được tạo thành trong một sớm một
chiều mà là kết quả do nhiều công trình sáng tạo
của những bộ óc lưu manh siêu việt trong 17
thế kỷ qua!
Những tước hiệu “kế vị
thánh Phê-rô” và “đại diện Chúa Ki-tô” của giáo hoàng do
đâu mà ra và bắt đầu từ bao giờ? Những
tước hiệu đó có nguồn gốc lương
thiện chân chính hay chỉ là những trò gian manh bịp
bợm? Vatican đã thổi phồng những tước
hiệu đó nhằm mục đích gì và bọn chúng đã
khai thác những tước hiệu này để gây
tội ác như thế nào cho nhân loại? Bài viềt này dực trên những sự kiện
lịch sử nhằm đưa ra những lời
giải đáp cho những vấn đề nêu trên.
Vài nét sơ lược về Vatican:
Trong 3 thế kỷ đầu
Công nguyên, Ki-tô giáo chưa thành hình, chưa có giáo đô và
cũng chẳng có ai tự xưng là giáo hoàng.
Đến đầu thế kỷ thứ 4, tức giai
đoạn đầu của thời đại hoàng
đế Constantine (306-337) thì trong đế quốc La Mã có
một số trung tâm Ki-tô giáo nguyên thủy (The Early
Christianity) như Lyon ở xứ Gaul tức nước
Pháp ngày nay, Alexandria ở Ai Cập, Anatolia ở Thỗ
nhĩ kỳ, Damascus ở Syria, Jerusalem và Rome.
Tại mỗi trung tâm nói trên có
những tu sĩ nổi tiếng được các tín
đồ tôn xưng làm giám mục (Bishop). Ở Rome cũng vậy, các tu sĩ đứng đầu
trong cộng đồng giáo dân ở Rome cũng
được gọi là “giám mục thành Rome” (Bishop of
Rome). Trong ba
thế kỷ đầu Công nguyên, Rome
được coi là giáo đô và cũng không có một giám
mục nào ở Rome
đuợc gọi là giáo hoàng cả !!.
Vào năm 324, hoàng đế
Constantine
quyết định bỏ Rome
và dời đô đến Constantinople, nay
là thủ đô Istambul của Thổ nhĩ
kỳ. Lý do là lãnh thổ của đế quốc La Mã lúc
đó trải rộng về phía động gồm có
những quốc gia thuộc Bắc Phi, Trung Đông,
Tiểu Á, và một phần Đông Âu. Thủ đô cũ
của đế quốc đặt tại Rome
trở nên nên quá xa với lãnh thổ ở phía đông, nên
không còn thích hợp cho việc cai trị
của đế quốc nữa. Thủ đô mới
của đế quốc La Mã tại Constantinople tồn
tại và phát triển trong hơn một ngàn năm (từ
324 đến 1453) với 88
đời hoàng đế từ Constantine.
Từ sau khi Rome bị các hoàng đế La Mã
bỏ trống từ năm 324 thì các giám mục ở Rome
bắt đầu âm mưu củng cố quyền lực
bằng cách liên kết với các vua chúa của các
nước Tây Âu để tách rời khỏi quyền
lực của các hoàng đế La Mã tại Con stantinople. Dần dần, Constantinople không còn đủ sức kiểm sóat lãnh thổ
phía Tây gồm các nước Âu châu nên đế quốc La
Mã bị tách ra làm hai. Ki-tô giáo gắn
liền với đế quốc nên cũng bị tách ra
làm hai giáo hội. Giám mục ở
Rome tự
xưng là “Thượng phụ của giáo hội Tây
phương” (Patriarch of The West Church) và giám mục tại Constantinople tự
xưng là “Thượng phụ của giáo hội Đông
phương” (Patriarch of The East Church). Hai giáo hội
Đông và Tây của Ki-tô giáo vẫn cố gắng thuận
thảo với nhau từ
thế kỷ 4 đến năm 1054 thì tách rời
hẳn. Năm 1204, Vatican tổ chức
cuộc Thập tự chinh lần thứ 4 (The Fourth Crusade)
tàn phá Constantinople gần thành bình địa. Constantinople trở
thành thuộc địa của Vatican trong 57 năm (1204-1261).
Vatican chính thức trở
thành một quốc gia độc lập do Hiệp
ước Lateran được ký kết giữa hoàng
đế Ý Victor Emmanuel III và giáo hoàng Pio XI năm 1929. Lãnh thổ của quốc tí hon Vatican vừa bằng
một cái sân golf với khỏang 700 công dân chính thức
mang quốc tịch Vatican.
Giáo hoàng là quốc trưởng của
quốc gia tí hon này (State Sovereign of Vatican) kiêm Tổng giám
mục của nước Ý (Primate of Italy). Các tu sĩ
hoặc giáo dân nhiều khi không thích dùng tước hiệu
“giáo hoàng” nhưng họ tôn xưng giáo hoàng bằng
những tước hiệu khác, chẳng hạn như “Đấng đáng
tôn kính nhất” (The Most Reverend), “Đấng cao quý” (The
Excellency), “Người đứng đầu hội thánh”
(Pontifex maximus ) và đặc biệt là tước hiệu
“Đầy tớ của các đầy tớ” (Servant of
Servants).
Trong các buổi triều yết tại Vatican,
các hồng y và giám mục thường xếp hàng
để lần lượt quỳ gối hôn chân : “đầy tớ của các đầy
tớ”! Peter de Rosa, cựu tu sĩ Dòng tên nhận xét:
“Những người mặc áo lụa tím, sống trong lâu
đài và ngự trên ngai vàng khó có thể hành xử như
một đầy tớ của các đầy tớ
của Chúa” (Those who dress in purple lik, live in palaces, sit on
throne... it is not easy for them to act as servant of servants of God – Vicar
of Christ, page 27).
Chỉ các tu sĩ cao cấp hay những nhân
vật nổi tiếng mới có thể tới gần giáo
hoàng. Các giáo dân cắc ké muốn đến
gần giáo hoàng không phải chuyện dễ. Từ đầu thế kỷ 20, giáo hoàng
được bảo vệ bởi cơ quan mật
vụ Ý (Unfficio Central de Vigilanza). Cơ quan này
được lệnh nổ súng vào bất cứ ai
khả nghi dám mon men đến gần
giáo hoàng!
Từ nhiều thế kỷ
qua, mỗi năm có nhiều triệu khách hành hương
từ khắp năm châu đến viếng Vatican.
Đông nhất là vào sáng chủ nhật hàng tuần tại
Công trường thánh Phê-rô. Đến gần 12 giờ
trưa, mọi con mắt của hàng chục ngàn khách hành
hương đều đổ dồn về khung cửa
sổ tầng lầu 3 của Lâu đài Các Thánh Tông
đồ (The Apostolic Palace). Họ chờ đón giáo hoàng
xuất hiện để quơ tay ban
phép lành trong vài chục giây đồng hồ! Trong giây phút
nghiêm trọng đó, có nhiều giáo dân sùng tín đã không
ngần ngại quì gối trên sân đá để đón
nhận “ơn phúc không khí” của giáo hoàng!
Trong cái lãnh thổ tí hon chỉ bằng sân
golf của Vatican chất chứa biết
bao những âm mưu vĩ đại làm
thay đổi lịch sử loài người. Các tín
đồ sùng tín chẳng thấy gì cả, nhưng
đối với những bậc thức giả thì Vatican
có rất nhiều điều đáng nói. Chẳng hạn
như đại văn hào Pháp Chateaubriand (1768-1848) đã
viết trong tác phẩm Mémoire của ông như “Ở
Rome
có nhiều ngôi mộ hơn xác chết” (In Rome there are more
tombs than corpses – Vicar of Christ, trang 13). Ý ông
muốn nói ở Rome có nhiều ngôi mộ giả vì ở trong mộ
không có xác chết. Nhất là những ngôi
mộ ngụy tạo được gán cho là mộ
của các thánh như Phê-rô, Phaolô chẳng hạn.
Vatican tìm đủ mọi cách để
đề cao những tước hiệu: “Thừa kế
của thánh Phêrô”, Đại diện Chúa Kitô”... để
giáo hoàng có lý do cai trị gần một tỉ tín
đồ, đứng đầu đội ngũ tu
sĩ gồm có 4000 hồng y và giám mục, 400.000 linh
mục và một triệu nữ tu. Những
tước hiệu đó đủ tạo uy thế cho
giáo hoàng thành người đứng đầu một
trung tâm quyền lực khuynh đảo thế giới
trong nhiều thế kỷ. Trong các buổi lễ
tại đền thánh Phêrô do giáo hoàng cử hành, ca đoàn
chính thức của Vatican là ca đoàn
Sistine luôn luôn ca bài hát La-tinh “TU ES PETRUS” (Người là thánh
Phêrô) nhằm nhắc nhở mọi người biết rằng : Giáo hoàng là thánh Phêrô tái sinh
để cai trị Giáo hội Công giáo.
I .Tước hiệu “Người kế vị thánh
Phêrô”
Theo bản danh sách chính thức
của Giáo hội Công giáo thì Phêrô là giáo hoàng đầu tiên
và John Paul II là giáo hoàng thứ 263. Theo cựu tu sĩ
dòng tên Peter de Rosa, tác giả của tác phẩm lừng danh
“Vicar of Christ” thì bản danh sách giáo hoang của Vatican là hoàn
toàn ngụy tạo vì mãi đến cuối thế kỷ
11 - tức là vào năm 1073 – giáo hoàng Gregory VI mới ra
lệnh cho toàn giáo hội Công giáo phải dành danh từ
“giáo hoàng” (Pope) cho riêng một mình giám mục ở Rome mà
thôi. Tất cả các giám mục không
được phép tự xưng là “Pope”. Trước năm 1073, có nhiều giám mục
ở nhiều nơi cũng tự xưng là giáo hoàng.
Do đó, con số 263 được gán cho John Paul II là hoàn
toàn vô căn cứ. (Vicar of Christ, trang 14).
Vấn đề quan trọng nhất
cần được đặt ra là: Có thật sự
Phêrô làm giáo hoàng đầu tiên ở Rome
hay không?
Trong Kinh Thánh Tân ước (Sácch Tông
đồ Công vụ) có một bức thư của
Phaolồ nhắc đến tên của 29 người trong
cộng đoàn nhưng không có tên Phêrô. Chẳng
lẽ Phêrô là người quan trọng nhất trong cộng
đoàn ở Rome mà Phaolồ bỏ qua? Sở
dĩ Phaolồ không nói tới vì Phêrô không có mặt ở
Rome mà thôi.
Irenaeus là giám mục tại Lyon
(178-200) và là tác giả của Kinh Tin kính, đã viết sách
khẳng định : Giám mục
đầu tiên ở Rome
không phải là Phêrô mà là Linus do Phaolồ bổ nhiệm. (Vicar of Christ, trang 15).
Sử gia nổi tiếng
về lịch sử Kitô giáo nguyên thủy là Eusebius (260-340)
viết sách nói về các giám mục ở Rome nhưng
không hề nói tới Phêrô. Kinh Thánh Tân ước
khẳng định cộng đồng giáo dân Kitô
đầu tiên ở Rome do
Phaolồ lập nên. Phaolồ là người
học thức và có quốc tịch La Mã. Sách Tân
ước gọi Phaolồ là “tông dồ của dân
ngoại” và Phêrô là “tông đồ của dân Do thái”. Vậy
nếu có “giáo hoàng” hay “giám mục” đầu tiên ở
Rome
thì người đó phải lả Phaolồ chứ không
phải là Phêrô. Peter de Rosa khẳng định
: Phêrô chẳng bao giớ làm giáo hoàng, Vatican
đã gán cho ông ta cái chức vị nhiều thế kỷ
sau khi ông ta đã qua đời. (Vicar of Christ,
tr. 15).
Sử gia Hoa Kỳ Lloyd M. Graham,
trong tác phẩm best-seller “Deceptions and Myths of the Bible”, đã dành
ra chương 26 để vạch trần nền tảng
bịp bợm (false foundation) của giáo hội Công giáo La
Mã. Khởi đầu là những cố gắng
của giáo hội muốn cho mọi tín đồ phải
tin rằng: Giáo hội Công giáo được xây dựng
trên nền tảng là thánh Phêrô do chính Chúa Jesus sắp đặt.
Họ viện dẫn 3 câu trong Tân ước: Mattew 16:13,
Luke 22:31 và John 21:15 để chứng minh Phêrô có
thẩm quyền tối thượng (St. Peter’s Supremacy)
cả ở trên trời lẫn dưới thế. Vậy giáo hoàng là người kế vị thánh
Phêrô cũng có cái quyền tối thượng ấy (the papal
supremacy).
Chính nhờ cái lối lý luận này mà giáo
hoàng đã lấn lướt quyền hành của các vua chúa
Công giáo ở Âu châu và nghiễm nhiên trở thành “Vua của
các vua” trong nhiều thế kỷ.
Phúc âm John kể chuyện: Trong một
bửa tiệc, Jesus hỏi Phêrô có yêu ông ta hơn những
người khác không. Phêrô trả lời “Chúa
biết con yêu Chúa mà”. Jesus nói “Vậy hãy nuôi nấng
đoàn chiên của Ta” (Feed my lambs – John 21:15).
Đoạn Phúc âm quan trọng nhất
thường được viện dẫn để
chứng minh quyền lực của Phêrô, đó là Phúc âm
của Mattew : “Con là Đá (Peter / Pierre). Trên viên đá này ta xây giáo hội. Các cánh cửa hỏa ngục không làm gì
được. Ta sẽ cho con chìa khóa thiên đàng.
Những điều gì con buộc ở thế gian thì
cũng buộc ở trên trời và những gì con tha ở
thế gian thì cũng được tha ở trên trời”
(Matthew 16). Nhưng tiếp theo đó
(Mathew 23) thì Jesus lại gọi Phêrô là Satan” “Hãy lùi lại
đàng sau ta, thằng quỉ Satan, ngươi đã xúc
phạm ta” (Get thee behind me, Satan, thou art an offence unto me). Như vậy, Jesus đã xây giáo hội trên nền
tảng Phêrô tức trên nền tảng của quỉ Satan.
Có lẽ nào chúng ta có thể tọi Công giáo là “Đạo
thánh Đức Chúa Trời” trong khi chính Thánh Kinh của
đạo này tự xác nhận là “Đạo của
Quỉ”? Nếu Phêrô là giáo hoàng đầu tiên của
đạo Công giáo thì chính hắn là thằng quỉ
đầu tiên hiện hình làm giáo hoàng cai
trị giáo hội.
Sử gia M. Graham nhấn
mạnh đến tính cách vô nghĩa và vô cùng láo
xược của câu chuyện về Phêrô trong Phúc âm Matthew
nói trên. Ông viết : “Câu chuyện
về Phêrô là hoàn toàn vô nghĩa - một con người có
sinh có tử mà được trao phó quyền lực trên
tòan thể nhân lọai cho đến muôn đời. Nếu có Thiên Chúa thì chỉ một mình Thiên Chúa có
quyền đó mà htôi. Trong những vấn đề
tôn giáo, những người Công giáo hẳn nhiên là những
kẻ nhẹ dạ, nhưng dù nhẹ dạ tới
đâu họ cũng không thể tin được là
những bậc đại hiền triết trước
Công nguyên như Pythagore, Plato, Socrates và Đức Phật
Thích Ca lại phải tùy thuộc vào thẩm quyền tha
tội hay buộc tội của một thằng thuyền
chài Do thái ngu ngốc là Phêrô hay sao? Một Phêrô
đầy thẩm quyền như vậy chẳng bao
giờ có. Câu chuyện này chỉ là một thí dụ
điển hình về sự thông thái bất lương
của đạo Công giáo” (Peter’s story is veriest nonsense –
one mortal man endowed with the power over all humanity for all eternity, we
thought that only God has this authority. In things religious, Catholics are
indeed credulous but can they be credulous as to believe that pro – Christian
sages like Pythagoras, Plato, Socrates and Buddha require this ignorant Jewish
fisherman to bind and loose their souls?... Such a man as Peter never existed.
This is just a sample of Catholic scholarship with its capacity for
intellectual dishonesty... Deceptions and Myths of the Bible, trang 439).
M. Graham hết luận :
Chẳng phải Phêrô là nền tảng của giáo hội,
sự ngu dốt là vùng đất tốt cho các tôn giáo phát
triển và Kitô giáo không phải là một ngoại lệ. (Ignorance is the soil in which religions grows and Christianity is no exception –
S.đ.d, trang 441).
Vatican là hang ổ của
bọn lừa bịp chuyên nghiệp nhưng bọn chúng
chỉ lừa bịp được những người
ngu ngốc mà thôi. Hầu
hết các tu sĩ Công giáo Việt Nam,
kể cả những tu sĩ cao cấp như hồng y
Nguyễn Văn Thuận, đều đã không đọc
kỹ Thánh Kinh. Trong sách “Chúa Giêsu là ai? Giảng dạy
những gì?” nơi trang 51, giáo sư Trần Chung Ngọc
đã vạch rõ sự sai lầm của Hồng y
Nguyễn Văn Thuận như sau: “Hồng y Thuận
viết “Chúa Giê-su đã chọn Phêrô, người đã
chối ngài...” là sai, chứng tỏ rằng ông đã
được “giáo hội dạy rằng” rất kỹ
và chưa từng đọc Thánh kinh vì Thánh kinh đã
viết rõ Giêsu tin rằng ngày tận thế sắp tới
ngay trong khi một số người cùng thời với
Giêsu còn sống, vậy chọn Phêrô để làm gì? Rõ ràng
chuyện Chúa chọn Phêrô là do giáo hội ngụy tạo
để tự tạo vai trò kế thừa Phêrô và là
đại diện Chúa trên trần của các giáo hoàng”.
Ngoài ra, giáo sư Trần Chung Ngọc còn trích
dẫn nhiều đoạn Thánh kinh và nhiều nhận xét
của các học giả danh tiếng trên thế giới
để chứng minh chuyện Giêsu chọn Phêrô
để lập giáo hội là một chuyện bịp
bợm trắng trợn. Họ phịa ra
chuyện này chẳng phải để vinh danh Phêrô mà
chỉ dùng cái xác của Phêrô để làm bàn đạp
tạo quyền lực trên những cái đầu thiếu
óc của đám tín đồ Công giáo. (Xin đọc:
“Chúa Giêsu là ai? Giảng dạy những gì?”
TCN, Giao Điểm xuất bản Xuân 2002,
trang 67-75).
Tiến trình hình
thành quyền lực của giáo hoàng dưới chiêu bài
“thừa kế Thánh Phêrô”:
Trong các công đồng Kitô nguyên thủy (Early
Christian communities) như Lyon, Rome,
Jerusalem, Antioch,
Damascus, Alexandria ....
đều chỉ có những tu sĩ cao
cấp nhất gọi là giám mục (bishop). Trong
3 thế kỷ đầu Công nguyên không có ai là người
đứng đầu toàn thể các giám mục. người đầu tiên tự xưng là
vị chỉ huy tất cả các giám mục là hoàng
đế Constantine. Trong
tác phẩm “Vicar of Christ”, Peter de Rosa viết :
“Constantine gọi các giám
mục là các anh em yêu quí và tư xưng là Giám mục
của các giám mục”... Ngay cả giám mục
ở Rome – chưa từng bao giờ được
gọi là giáo hoàng trong nhiều thế kỷ - so với
hoàng đế thì chẳng là gì cả. Về dân
sự, giám mục ở Rome
chỉ là giám mục hạng hai của Constantine”
(Constantine called bishops his
beloved brethen and styled homself ‘Bishop of bishops’... Even Bishop of
Rome
– not to be called the Pope for many centuries –was, in comparison a
non-entity. In civic terms, he was, compared with Constantine, a second-class
bishop – Vicar of Christ, Peter de Rosa, trang 43).
Như vậy, nếu coi giáo
hoàng là người đứng đầu giáo hội và có
thầm quyền trên hết các giám mục thì giáo hoàng
đầu tiên chính là Đại đế Constantine.
Trong thực tế, Constantine
đã hành xử quyền hành của giáo hòang bằng cách
triệu tập toàn thể giám mục đến họp
các công đồng (councils) và chính hoàng đế chủ
tọa các công đồng này. Trong cuốt thời gian
trị vì từ năm 306 đến 337, Constantine đã
triệu tập và chủ tọa 4 công đồng
đầu tiên của lịch sử Kitô giáo.
Từ năm 324, Constantine bỏ thủ
đô Rome để thiết lập thủ đô mới
tại hải cảng Byzantine của Hy Lạp, thủ
đô mới mang tên Constantinople, có nghĩa là thành phố
của Constantine. Đế quốc La Mã
từ đó đổi thành đế quốc Byzantine
(Empire of Byzantine).
Rome trở thành một thành phố trống vắng
quyền lực vì ở xa Constantinople, các giám mục ở Rome dần
dần tạo ra cái gọi là Quyền lực của Giáo
hoàng (Papacy). Tân Tự điển Công giáo định
nghĩa quyền lực của giáo hoàng như sau: “Đó là
một định chế nhằm đòi hỏi quyền
cai trị toàn cầu về phương diện tinh
thần” (Papacy = An institution in its claim to
universality in the spiritual sphere of government – New Catholic Encyclopedia,
Volume 14).
Người đầu tiên có
tham vọng thiết lập ngôi vị Giáo hoàng với
quyền lực bao trùm thế giới là Giám mục ở
Rome tên Damasus.
Peter de Rosa đã kể lại trường hợp của
Damasus tiếm đoạt chức Giám mục thành Rome
(Bishop of Rome) như sau:
Sau khi giám mục Liberius chết
năm 366, hai nhân vật có uy thế tại Rome tranh nhau
chức giám mục ở Rome là Ursimus
và Damasus. Trong khi Ursimus và những người ủng
hộ ông ta đang họp trong nhà thờ St. Mary Major thì
Damasus thuê bọn du đãng ở Rome leo lên mái nhà thờ ném
ngói xuống như mưa khiến cho 137 người của
phe Ursimus chết tại chỗ. Trong khi đó
thì những tên du đãng khác đứng chận tất
cả các cửa nhà thờ không cho ai thoát chạy trong 3
ngày.
Nhờ vụ sát nhân ghê gớm này, Damasus
khiến cho mọi người phải khiếp sợ và
nghiễm nhiên trở thành giám mục tại Rome.
(Xin đọc Vicar of Christ, trang 38). Damasus là người đầu tiên tự xưng
là người đứng đầu giáo hội (Pontifex
Maximus / The Head of Church – Babylon Mystery Religion, trang 72).
Năm 382, Damasus là ngưới đầu tiên khai thác
mấy câu trong Phúc âm về chuyện Jesus trao quyền cho
Phêrô để dựa vào đó tự xưng mình là
“người kế vị thánh Phêrô” có quyền cai trị
giáo hội hoàn vũ. (The Rise of Christianity,
Greenhaven press 1999, các trang 117-120).
Sau đây là tiến trình phát triển lý
thuyết về thẩm quyền của giáo hoàng dựa
trên tước “kế vị thánh Phêrô” (viết theo Eerdmans handbook of Christianity, Eerdman Publishing
Co. tái bản 1987, các trang 192-195). Qua tác
phẩm này chúng ta sẽ thấy Damasus là một nhân vật
ghê gớm trong lịch sử giáo hội Kitô. Tác
giả viết : “Damasus làm cho chuyện
Phêrô thành một phần chủ yếu cho học thuyết
về quyền lực của giáo hoàng. Ông ta là giáo hoàng
đầu tiên liên tục gọi Rome
là Tòa thánh của các Tông đồ và ông ta gọi các giám
mục khác là “con” chứ không phải “anh em”. Damasus cai trị giáo hội 18 năm (366-384). [Sách đd, trang 192].
+ Giáo hoàng kế vị Damasus là Siricius
(384-399): người đầu tiên gọi các văn
kiện của y ký là Đạo luật hoặc Tông
huấn (Decree) nhằm mục đích xác nhận thẩm
quyền của giám mục ở Rome
(cũng như thẩm quyền của hoàng đế) có
hiệu lực đối với các cộng đồng
Kitô trên hoàn vũ.
+ Giáo hoàng Leo the Great (440-461): Vào thế kỷ
5, giáo hội Kitô vẫn bao gồm các cộng đồng
Kitô thuộc Tây Âu và các nước phía Đông của
đế quốc Byzantine. Năm 451, Giáo hoàng Leo the Great
triệu tập Công đồng Chalcedon nhằm mục
đích yêu cầu công đồng chính thức công nhận
học thuyết Chúa trao quyền cho Phêrô để thừa
nhận giám mục ở Rome có thẩm quyền tối cao
của giáo hoàng. Leo the Great nói với công đồng
rằng: “Thánh Phêrô nói qua miệng của Giáo hoàng Leo” (St. peter has spoken through Leo).
Nhưng kết quả là các giám
mục ở phía Đông đế quốc Byzantine bác
bỏ chủ thuyết Phêrô (Petrine theory) và hoàn toàn phủ
nhận thẩm quyền tuyệt đối của giáo
hoàng. Họ công bố giáo hội Constantinople là “thủ
đô Rome mới” (the new Rome) có thẩm quyền tương như giáo hội
Rome cũ.
Công đồng
Chalcedon
năm 451 hoàn toàn tan vỡ và mở đầu cho sự
chia rẽ về sau để thành hai giáo hội: Công giáo La
Mã và Chính thống giáo!
+ Giáo hoàng Gelasius (492-496): Nhân danh là
“Người kế vị của thánh Phêrô”, Giáo hoàng Gelasius
gửi thư cho hoàng đế Byzantine
với nội dung như sau: “Hoàng đế phải
bảo vệ giáo hội nhưng phải phục tùng
sự chỉ dẫn của giáo hoàng, người được
hướng dẫn bởi Chúa và thánh Phêrô. Giáo
hoàng không thể được xét đóan bởi bất
cứ ai. Không một ai vào bất cứ thời gian
và không vì một lý do nào tự đặt mình trên giáo hoàng vì
ngài là người được Chúa Kitô đặt trên
mọi người.” [xem sách đã
dẫn, trang 193].
Vì thấy các giáo hoàng ở Rome càng ngày càng
lộng hành, chẳng những về tôn giáo mà còn muốn
lấn lướt cả về thế quyền của
hoàng đế nên vào đầu thế kỷ 6, hoàng
đế Justinian (527-565) mang quân từ Constantinople đến
chiếm Rome để tái lập trật tư. Kể
từ đó, các giáo hoàng đều phải tuân phục các
hoàng đế La Mã đóng đô tại Constantinople và
phải đối xứ với các thượng phụ
(Partriarchs) của giáo hội Đông phương tại
giáo đô Constantinople như những bậc bề trên.
Tác giả sách dẫn chiếu viết
: “Thẩm quyền của giáo hoàng bị lệ
thuộc vào Constantinople một thời gian rất lâu sau vài
cái chết của hoàng đế Justinian và giáo hoàng La Mã
mất luôn quyền cai trị nước Ý. Cho đến
năm 741, các cuộc bầu chọn giáo hoàng ở Rome
đều phải được Constantinople xác
nhận” [xem sách đã dẫn,
các trang 194-195].
II. Tước hiệu “Người đại
diện Chúa Kitô”:
Tạp chí National Geographic tháng
12-1983 có một bài viết đặc biệt về
đế quốc Byzantine (The Byzantine Empire) của Maria
Nicolaidis Karanikolas [từ trang 714 đến 777]. Theo tác
giả thì các hoàng đế Byzantine chủ trương dùng
Kitô giáo để thống trị thế giới qua khẩu
hiệu : “Một Thiên Chúa, một
thế giới, một hoàng đế” (One God, one world, one
emperor). Tác giả viết: “Hoàng đế được
Thiên Chús ủy nhiệm để truyền bá đức
tin chân chính và đặc các tín đồ dưới sự
thống trị của ngài” (The emperor had the divine mandate to
progate the true faith and bring them under his domination. Sách đd, trang 727).
Để hiện thân hóa vai trò của Chúa Kitô, hàng năm
vào ngày lễ Phục sinh và lễ Noel, các hoàng đế
Byzantine đều mặc áo lộng lẫy và
được 12 cận thần đóng vai 12 tông
đồ tháp tùng trong một cuộc rước từ
hoàng cung đến nhà thờ lớn Hagia Sophia. [ sách đd, trang 727].
Các hoàng đế Byzantine,
từ Constantine đại đế đến vị hoàng
đế cuối cùng trải qua 88 đời.
Tất cả đều tự xưng là “Đại
diện Chúa trên trần thế” (God’s Vicar on earth). Trong 88
vị hoàng đế “đại diện Chúa” có 13 vị
đi tu, 30 vị bị chết bất đắc kỳ
tử (bị đầu độc, bị đấm
chết, bị treo cổ, bị đâm, bị phanh thây,
bị chặt đầu và có vị bị chết
đói). Tuy nhiên, đế quốc Byzantine đã tồn
tại và phát triển trong 1.123 năm - từ năm 330
đến ngày 29 tháng 5 năm 1453 thì bị quân Hồi giáo
Thổ nhĩ kỳ tiêu diệt.
Các hoàng đế Byzantine tự
xưng là “Đại diện của Chúa” chỉ cốt
để làm cảnh hoặc để đánh bóng thêm cho
ngôi vị hoàng đế trong đế quốc Kitô giáo
của họ. Trái lại, vì các giáo hoàng chỉ là
chủ nhân của một lãnh thổ tí hon, không lớn
hơn một sân golf, không có quân đội, không có căn
bản thế quyền nên họ chỉ có một con
đường duy nhất để tạo quyền
lực bằng cách nhấn mạnh rằng: chỉ có giáo
hoàng mới thật sự là Đại diện của Chúa
Kitô và là người kế vị chân chính của thánh Phêrô.
Theo sách “Giáo hoàng Bách khoa Tự
điển” (The Pope Encyclopedia, Matthew Buson, Crowntrade Paperbacks
1995, trang 148, Giáo hoàng Gelasius I (493-496) là người
đầu tiên tự xưng là “Đại diện Chúa
Kitô”). Giáo hoàng viết thư cho
hoàng đế Byzantine là Anastasius với lập luận
rằng: Chỉ có giáo hoàng mới là đại diện chân
chính của Chúa Kitô về mặt tinh thần còn hoàng
đế chỉ là đại diện về quyền
thế tục mà thôi. Tinh thần phải
được coi trọng hơn vật chất vì vật
chất sẽ qua đi còn tinh thần là muôn đời.
Do đó hoàng đế phải công nhận thẩm
quyền của giáo hoàng cao hơn thẩm quyền thế
tục của hoàng đế. Lập luận
của Giáo hoàng Gelasius I mau chóng được loan
truyền khắp Âu châu và được đa số trong
dư luận ủng hộ vì lúc đó số tín đồ
Kitô giáo ở Âu châu rất đông. Chính
nhờ địa vị của giáo hoàng được
củng cố và dần dần giáo hoàng trở thành
người có quyền lực mạnh nhất cả
về thần quyền lẫn thế quyền tại Âu
châu.
Tám thế kỷ sau, giáo hoàng Innocent III
(1198-1216) dành độc quyền tước hiệu
“Đại diện Chúa Kitô” cho ngôi vị giáo hoàng với
lập luận rằng: Giáo hoàng ở Rome
là người trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài
người, do đó chỉ giáo hoàng là đại diện
duy nhất của Chúa Kitô trên thế gian này.
Chúa Jesus là Chúa của vũ
trụ, giáo hoàng đại diện Chúa có quyền trên
tất cả mọi người, kể cả các vua chúa
thế gian. Với lập luận này,
Innocent III tự cho mình có quyền kiểm sóat các vua chúa
thế gian. Do đó, trong đầu thế kỷ 13,
giáo hoàng Innocent III đã ra lệnh cho các vua chúa Âu châu thực
hiện nhiều tội ác đẫm máu:
- Ra lệnh cho vua Pháp tàn sát những giáo dân theo phái dị giáo Albigensians ở Pháp.
- Ra lệnh cho vua Ý và Đức thực
hiện cuộc Thập Tự chinh Thứ tư (The Fourth
Crusade) kéo dài 3 năm, từ 1201 đến 1204, để
trừng phạt đế quốc Byzantine và Chính thống
giáo. Kết quả là các thập tự quân
của giáo hoàng đã chiếm thủ phủ Constantinople và phần
lớn lãnh thổ của đế quốc Byzantine. Vatican
cai trị phần lãnh thổ này 57
năm (1204-1261).
- Triệu tập Công đồng Lateran
năm 1215 để lập ra các khu tập trung
người Do thái (ghettos), buộc mọi người Do
thái và Hồi giáo khi bước chân ra khỏi nhà phải
mặc những quần áo đặc biệt để phân
biệt với những người Kitô giáo. Innocent
III mở đầu cho chủ nghĩa diệt chủng Do
thái của Công giáo La Mã.
- Ra lệnh cho dòng tu Dominicians tổ chức
Tòa án Dị giáo (Inquisition). Kết
quả là những tòa án tôn giáo này đã
thiêu sống 10 triệu người qua nhiều thế
kỷ.
Nhờ dựa vào vài tước hiệu
bịp bợm, giáo hoàng Innocent III đã gây ra biết bao
tội ác lớn lao đối với nhân loại: phát
động chiến tranh thập tự, mở đầu
chiến tranh diệt chủng Do thái, tàn sát những
người muốn tách rời giáo hội và nhất là
việc thiết lập hệ thống Tòa án tôn giáo
giết hại hàng chục triệu người.
Innocent III không phải là giáo hoàng duy nhất
gây ra nhiều tội ác ghê gớm như Boniface VIII
(1294-1303) Urban V (1378-1389) Alexander VI (1492-1503) v.v... Theo các
sự kiện lịch sử nêu trên thì hiển nhiên một
điều là hai tước hiệu “Thừa kế thánh
Phêrô” và “đại diện Chúa Kitô” đã tạo nên
quyền lực của giáo hoàng. Nhưng xét
cho cùng thì quyền lực củ giáo hoàng phát sinh từ
đầu óc mê muội của tập thể tín
đồ. Nói cách khác, chính sự ngu
dốt của giáo dân Công giáo là nguồn gốc quyền
lực của Vatican và các giáo hoàng.
Charlie Nguyễn
tháng 12.2002