TỆ NẠN PHÂN HOÁ TRONG NỘI BỘ HỒI GIÁO
Trong
quá trình phát triển theo thời gian, hầu như không có
tôn giáo nào thoát khỏi tệ nạn phân hóa. Tuy nhiên, có tôn
giáo phân hóa trong hòa bình, như đạo Phật chẳng
hạn (Đại Thừa, Tiểu Thừa không bao giờ
chém giết nhau). Trái lại, hầu hết các đạo
độc thần đã đi đến sự phân hóa sau
các cuộc xung đột gay gắt và luôn luôn kéo theo các
cuộc "thánh chiến" đẫm máu trong nhiều
thế kỷ. Điển hình là sự phân hóa của Công
Giáo La Mã: Công Giáo Đông Âu tách rời năm 1052 để
biến thành Chính Thống Giáo, Công Giáo Anh ly khai trong thế
kỷ 16 biến thành Anh Giáo và phong trào cải cách tôn giáo do
Luther khởi xướng vào đầu thế kỷ 16
cũng đưa đến sự ly khai khỏi Công Giáo La
Mã để hình thành các giáo phái Tin Lành. Tất cả các tôn
giáo và giáo phái ly khai đều đã bị Công Giáo dùng
sức mạnh quân sự đàn áp trong máu lửa.
Tình trạng phân hóa của
đạo Hồi đã xảy ra rất sớm vì nó đã
diễn ra chỉ vài chục năm sau khi giáo chủ Muhammad
qua đời. Hậu quả của sự phân hóa này đã
làm thiệt mạng nhiều chục triệu tín đồ
Hồi Giáo trong 14 thế kỷ qua và hiện nay vẫn còn
tiếp tục.
Sự phân hóa của
đạo Hồi là sự phân hóa đẫm máu nhất và
lâu dài nhất trong lịch sử các tôn giáo trên thế
giới.
Có
3 nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa thảm khốc:
1. Khi sắp qua đời,
Muhammad đã không tiên liệu việc chỉ định
người kế vị để cai trị cộng
đồng Hồi Giáo của ông.
2. Đối với các tín
đồ cuồng tín thì kinh Koran là cuốn sách toàn hảo
về mọi phương diện. Trong thực tế,
Koran là cuốn sách rất mơ hồ về giáo lý và
rất nhiều thiếu sót về luật pháp. Do đó
người ta đã phải bổ túc bằng những
cuộc điều tra để thu thập các bản báo
cáo về hành vi và lời nói của Muhammad. Các báo cáo này
được đúc kết lại thành sách Hadiths
(Collections of Reports). Các Hadiths được tập trung
lại đúc kết thành Sách Sunna để làm sách gối
đầu giường cho mọi hành động của
tín đồ Hồi Giáo (Ways of Acting). Tất cả các sách
nói trên được các nhà làm luật Hồi Giáo tham
khảo để soạn ra luật Hồi Giáo gọi là
Sharia (Holy Islamic Law). Kinh Koran mơ hồ thiếu sót đã
đưa đến những lý luận giải thích khác
nhau, từ đó phát sinh những phe phái khác nhau trong
đạo Hồi. Các sách Hadiths, Sunna và Sharia cũng không
được tất cả công nhận. Có những sách
được phe này công nhận lại bị phe khác
phủ nhận và kết án là tà đạo...
Đạo Công Giáo cũng
bị phân hóa nghiêm trọng trong thế kỷ 16 (sự tách
rời của Anh Giáo và Tin Lành) nhưng từ đó
đến nay Giáo Hội Công Giáo vẫn đứng
vững vì Giáo Hội Công Giáo hoàn toàn tùy thuộc vào
quyền lãnh đạo duy nhất của giáo hoàng ở
Vatican. Không một người nào có quyền giải thích
Thánh Kinh khác với giáo hoàng. Do đó, Giáo Hội Công Giáo
đã không bị phân hóa từ thế kỷ 16 đến
nay. Trái lại, Tin Lành không có lãnh đạo trung ương
và mọi người đều có quyền tự do
giải thích Thánh Kinh nên đến nay Tin Lành đã bị
phân hóa thành 300 giáo phái. Hồi Giáo cũng tương tự
như vậy vì Hồi Giáo không có Tòa Thánh tối cao có
quyền cai trị toàn thế giới Hồi Giáo. Sự tự
do giải thích kinh Koran và các sách Hadiths, Sunna, Sharia... đã
đưa đến tình trạng phân hóa thành rất
nhiều giáo phái trong đạo Hồi.
3. Nguyên nhân tiếp theo là
sự bành trướng quá rộng của các đế
quốc Hồi Giáo khiến cho giáo lý của đạo
Hồi bị pha trộn với các nền văn hóa khác.
Điển hình là các giáo phái Sufis và Bahai đã hình thành do
chịu ảnh hưởng của các dòng khổ tu của
Công Giáo La Mã, một phần khác do ảnh hưởng
văn hóa Hy Lạp và giáo lý của nhiều tôn giáo khác.
I. Sự
phân hóa nghiêm trọng nhất trong lịch sử Hồi Giáo
do vấn đề thừa kế Muhammad.
Ba mươi năm sau khi
Muhammad qua đời, cộng đồng Hồi Giáo non
trẻ đã bị chia thành hai phe thù nghịch nhau chỉ
vì bất đồng ý kiến trong vấn đề
kế thừa quyền lãnh đạo của giáo chủ
Muhammad về thế quyền và về tinh thần:
Phe SUNNI, tiếng Ả Rập có nghĩa là phe Đa
Số (Majority) chủ trương: những người
kế vị Muhammad (Caliphs) không nhất thiết phải là
người thuộc dòng dõi của ngài vì Muhammad không qui
định điều này, ngài không có con trai và chỉ có
một con gái duy nhất còn sống sót là Fatima, vợ
của Ali mà thôi. Vào thời điểm đó, Hồi Giáo
đã trở thành một đế quốc khá lớn nên
không thể tìm người lãnh đạo thuộc dòng dõi
của Muhammad để cai trị nhiều quốc gia trong
đế quốc được.
Phe SHI'A (hoặc Shiites) có
nghĩa là những người theo Ali (con rễ của
Muhammad) chủ trương: Người thừa kế
Muhammad thẩm quyền cai trị về thế quyền,
tiếng Ả Rập gọi là CALIPH (or Khaliph: a male leader of
Islamic government) phải là con cháu của Ali và Fatima.
Người thừa kế Muhammad thẩm quyền lãnh
đạo cộng đồng Hồi Giáo về mặt
tinh thần, tiếng Ả Rập gọi là IMAM (the religious
leader of the Muslim community) phải là một vị thánh (a holy
man) thuộc dòng dõi Ali-Fatima vì theo họ, Ali là vị Imam
đầu tiên của Hồi Giáo do Muhammad chỉ
định. Giáo phái Shiite tin rằng: Ali và những
người thừa kế được Thiên Chúa ban
ơn soi sáng đặc biệt để cai trị
cộng đồng Hồi Giáo nên không thể sai lầm
(infallible). Imam không chỉ cai trị thế giới Hồi
Giáo mà sau này toàn nhân loại sẽ phải tùng phục ngài.
Xin ghi thêm ở đây là trong ngôn ngữ Việt Nam không có
danh từ tương đương với chữ Imam.
Tuy nhiên, theo cách hiểu của giáo phái Shi'a về Imam thì
chức vị này tương tự như chức vị
"Giáo Hoàng" của Công Giáo La Mã vậy. Người
Công Giáo coi giáo hoàng là một vị cha chung và cũng là
một vị Thánh (Saint Pape) và về phương diện
lãnh đạo tinh thần của toàn giáo hội thì giáo
hoàng không thể sai lầm (Doctrine of Infallibility).
Qua 14 thế kỷ phát
triển, ngày nay đạo Hồi chiếm 1/5 tổng
số nhân loại, tức khoảng 1 tỷ 200 triệu tín
đồ. Phe Sunni chiếm 80%, tức 960 triệu tín
đồ.
Phe
Sunni
cũng
không còn là một khối đa số thuần nhất vì nó
đã bị chia thành 4 trường phái lớn (Schools):
1. Malikite: Thành lập vào giữa thế
kỷ 8 tại Bắc Phi.
2. Shafi (Pháp ngữ
gọi là Chafeite): Thịnh hành tại Ai Cập, Syria,
Ấn Độ và Việt Nam (người Chàm).
3. Hanbalite: Đạo
Hồi của đế quốc Ottoman, thịnh hành
tại Thổ Nhĩ Kỳ.
4. Hanbali: Đạo Hồi của xứ Saudi Arabia.
Phe
thiểu số Shiah chiếm 15%, tức khoảng 180 triệu tín
đồ, cũng bị chia thành 3 giáo phái hết sức
bảo thủ, cực đoan và thường tranh chấp
lẫn nhau:
1. Giáo phái Twelvers nắm ưu thế chính
trị tại Iran, chủ động trong cuộc Cách
Mạng Hồi Giáo 1979 lật đổ hoàng đế
Palavi. Giáo chủ của Twelvers là Aytollah Khomenei lên nắm
chính quyền. Cuộc Cách Mạng này bị toàn thế
giới Hồi Giáo tẩy chay vì nhóm lãnh đạo Twelvers
rất cuồng tín độc tài và tàn bạo.
2. Giáo phái Druge xuất hiện và thịnh
hành tại Li Băng và Syria từ thế kỷ 11
đến 19. Ngày nay giáo phái này bị suy tàn chỉ còn trên 1
triệu tín đồ.
3. Giáo phái Assassin
được thành lập năm 1090 tại Ba Tư
gồm toàn những người liều mạng để
ám sát tiêu diệt những kẻ thù của Hồi Giáo. Giáo
phái này chia thành hai nhóm: Nhóm thám báo truy tầm, điều
tra, đánh dấu nhà của các kẻ thù. Sau đó nhóm
khủng bố sẽ tìm đến để thanh toán. Giáo
phái Assassin gieo kinh hoàng khắp nơi trong suốt hai
thế kỷ 11 và 12, đến nỗi khắp Âu Châu,
người ta loan truyền rất nhiều chuyện kinh
dị về giáo phái này. Về sau, danh từ "ASSASSIN" trở thành
một danh từ mới của Âu Châu có nghĩa là
"KẺ MƯU SÁT". Năm 1256, quân Mông Cổ tàn phá
bình địa đại bản doanh của Assassin tại
Baghdad và sau đó tận diệt giáo phái này.
Như trên đã trình bày,
sự phân hóa đầu tiên và nghiêm trọng nhất là
sự kiện đạo Hồi bị chia ra hai phe Sunni và
Shiah do bất đồng ý kiến về quyền thừa
kế Muhammad. Lúc ban đầu không ai có thể tiên đoán
được hậu quả tàn khốc của nó vì không
ai có thể ngờ cái nguyên nhân nhỏ nhặt đó
lại có thể gây ra những vụ chém giết triền
miên trong suốt 14 thế kỷ làm thiệt mạng
nhiều chục triệu người!
Sau đây chỉ là một
số vụ tranh chấp điển hình giữa phe Sunni và
Shiah trong bối cảnh các đế quốc Hồi Giáo mà
thôi. (Trong lịch sử 14 thế kỷ của Hồi Giáo
đã xảy ra rất nhiều cuộc xung đột
đẫm máu giữa hai phe Sunni và Shiah khiến chúng ta khó
có thể kể ra hết được):
- Năm 1400, hoàng đế
Timur của đế quốc Hồi Giáo Sunni đánh
chiếm hai nước Iran và Iraq đã ra lệnh giết
hại trên 1 triệu tín đồ Shiites tại hai
nước này.
- Năm 1467, đế
quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman theo Sunni đánh chiếm
Syria, Ai Cập, Bắc Phi và Arabia.
Đế quốc Ottoman cai trị các nước này
từ đó đến 1520 (53 năm). Vì bị những người
Shiites thường nổi lên chống phá nên đế
quốc Ottoman đã thẳng tay tiêu diệt nhiều
triệu tín đồ Shiites tại các nước này.
- Đế quốc Hồi
Giáo Safavid theo phái Shiites tồn tại 270 năm (1501-1771),
mỗi khi đế quốc Safavid đánh chiếm và cai
trị nước nào thì toàn bộ các học sĩ Hồi
Giáo Sunni (clerics) đều bị chặt đầu và hàng
triệu tín đồ Sunni bị sát hại.
Ngoài các vụ tranh chấp
lớn giữa các đế quốc Hồi Giáo Sunni và
đế quốc Hồi Giáo Shiah, còn có rất nhiều các
vụ tranh chấp nhỏ giữa hai phe trong phạm vi biên
giới của mỗi quốc gia Hồi Giáo. Các vụ
tranh chấp này cũng không kém phần thảm khốc và
làm tổn hại rất nhiều sinh mạng. Điển
hình là trường hợp của Iraq.
Theo báo Houston Chronicle ngày
Chủ nhật 18-5-03 (trang 23 A) thì vào thế kỷ
đầu Công Nguyên, hai nước Syria và Iraq sát nhập
làm một dưới cái tên là Assyria. Ngôn ngữ chung là
Aramaic tức tiếng mẹ đẻ của Jesus và
của dân Do Thái thời đó. Từ thế kỷ 1
đến thế kỷ 7, Assyria là một nước Ki Tô
Giáo (A Christian Nation), nhưng từ thế kỷ 7 trở
đi, Assyria thành hai nước Hồi Giáo. Iraq hiện nay
có 60% theo Shiites, 30% theo Sunni. Phe cầm quyền Saddam Hussein
thuộc giáo phái Sunni nắm quyền sinh sát của một
quốc gia có 25 triệu dân từ 1979 đến 2003. Ki Tô
Giáo (gồm Công Giáo La Mã và Chính Thống Giáo Hy Lạp )
gồm có 1 triệu tín đồ, chiếm 4% dân số
cả nước.
Chế độ Saddam
Hussein rất khoan dung đối với Ki Tô Giáo nhưng
trong vòng 10 năm từ 1979-1989, chế độ Sunni
của Saddam đã sát hại nhiều trăm ngàn tín đồ
Shiites tại đất nước này!
II
. Sự phân hóa về giáo lý.-
Do
sự bành trướng của các đế quốc
Hồi Giáo tới các vùng khác nhau đã tạo cơ hội
cho người Hồi Giáo tiếp xúc với các nền
văn hóa khác. Dần dần giáo lý Hồi Giáo bị
biến chất và một số giáo phái mới của
Hồi Giáo đã xuất hiện. Đáng kể nhất là
hai giáo phái Sufism và Bahai.
1.
Giáo
phái SUFISM. Vào
đầu thế kỷ 8, đạo Hồi đã phát
triển ra khắp Bắc Phi, Cận Đông và Trung Á.
Nền kinh tế phát triển cho toàn vùng trở nên giàu có.
Các vua Hồi thu thuế rất nhiều đã dồn
tiền vào việc xây cất các cung điện nguy nga
đồ sộ và các harems của họ đầy ắp
các cô gái đẹp. Đời sống của các vua quan
Hồi Giáo chìm ngập trong các cuộc vui chơi xa hoa
trụy lạc. Nhiều tín đồ Hồi Giáo chân chính
tự hỏi: "Những lời dạy trong kinh Koran có
còn giá trị gì không?". Dần dần họ tạo thành
một phong trào cổ võ đời sống đơn
giản, mặc quần áo thô sơ, thái độ hòa nhã
khiêm tốn và ẩn dật. Họ kêu gọi mọi
người thực hiện lối sống khổ
hạnh, đạo đức và dành nhiều thì giờ cho
sự cầu nguyện. Người nổi tiếng
nhất trong cuộc vận động này là triết gia
Hồi Giáo Hasan. Ông đi thuyết giảng khắp nơi
trong nhiều chục năm thuộc tiền bán thế
kỷ 8 và đã tạo nên những ảnh hưởng
lớn trong quần chúng.
Trong lúc đó, tại
khắp miền Trung Đông có nhiều tu viện của
các dòng khổ tu Công Giáo. Người Hồi Giáo tiếp xúc
với các thầy tu khổ hạnh này nhận thấy
họ là những người có lòng đạo đức
thật sự và họ luôn luôn mặc áo vải thô,
tiếng Ả Rập gọi là "Sufi". Đến
đầu thế kỷ 9, nhiều người Hồi
Giáo Sunni và Shiite thích lối sống khổ hạnh
đạo đức của các thầy dòng khổ tu Công
Giáo đã lập ra giáo phái Sufism (do chữ sufi là chiếc áo
vải thô của tu sĩ khổ tu mà ra).
Giáo phái Sufism có sức lôi
cuốn mạnh mẽ trong giới trí thức Hồi Giáo.
Vào đầu thế kỷ 10, khắp miền Trung Đông
có nhiều "Trung tâm Sufis" được thành
lập, mỗi trung tâm được tổ chức
như một nhà dòng của tu sĩ khổ tu Công Giáo,
đứng đầu là một ông thầy (Master) thông thái
hướng dẫn về đời sống tinh thần
và đạo đức của mọi tín đồ.
Từ thế kỷ 12, giáo
phái Sufism mở rộng ra toàn Bắc Phi và Tiểu Á. Bên
cạnh mỗi "Trung Tâm Sufis" còn có trường
học, đền thờ và khách sạn để phục
vụ khách thập phương đến học
đạo. Một trung tâm
Sufis tiêu biểu mang tên Abd-Al-Quadir được xây cất
năm 1166 tại Baghdad đến nay vẫn còn tồn
tại.
Từ thế kỷ 15
đến thế kỷ 18, giáo phái Sufism lan tràn khắp
nơi trên thế giới. Điều đáng chú ý là các giáo
sĩ Sufis đã đóng vai trò chính yếu trong việc
đem đạoHồi vào Indonesia và Malaysia. Họ không
chinh phục tân tòng bằng bạo lực mà " mở
rộng nước Chúa" bằng gương đạo
đức thật sự với những chiếc áo
vải thô, với cuộc sống đơn giản
khổ hạnh và với tấm lòng cởi mở khoan dung.
Chính nhờ đó mà các tín đồ Hồi Giáo Nam
Dương - Mã Lai thường có thái độ sống
khoan hòa chứ không cuồng tín hiếu chiến hiếu sát
như những đồng đạo của họ ở
Trung Đông hay Afganistan...
2.
Giáo
phái BAHAI (Bahaism, Babism).- Giáo phái Bahai đã tách ra
từ Shiah, được thành lập bởi giáo chủ
Balla Ullah sinh năm 1817 tại Iran. Giáo phái này phủ
nhận Jesus là Chúa Cứu Thế (Christ) và phủ nhận
Muhammad là sứ giả cuối cùng của Thiên Chúa. Chính vì
điều này mà giáo phái Bahai đã bị cả hai
đạo Ki Tô Giáo và Hồi Giáo thù ghét. Tuy vậy, giáo lý
Bahai đã được truyền bá ra khắp nơi trên
thế giới. Trụ sở chính yếu của giáo phái
này đặt tại Haifa (Do Thái).
Vào năm 1954, một tín
đồ Bahai gốc Ấn Độ đã sang Việt
Nam truyền đạo và thiết lập trụ sở
Bahai đầu tiên tại Saigon vào năm 1955. Đến
1962, giáo phái Bahai có tới 40 trụ sở trên khắp
miền Nam Việt Nam (theo sách Nếp Cũ Tín
Ngưỡng Việt Nam của Toan Ánh, trang 109).
Giáo phái Bahai có chủ
trương tương tự như đạo Cao Đài
hoặc Thông Thiên Học, đó là tham vọng hòa
đồng các tôn giáo. Họ cố gắng tổng hợp
giáo lý của các tôn giáo đã có từ trước với
hy vọng sẽ thống nhất niềm tin của nhân
loại trong hòa bình. Tuy nhiên, điểm đặc biệt
của giáo phái Bahai là họ cổ động mọi
người chuẩn đón mừng một Chúa Cứu
Thế (đấng Ki Tô) sẽ xuất hiện để
thiết lập "Nước Chúa Trên Trái Đất"
(A Kingdom of God on earth). BAHAI là chữ tắt của chữ
Ả Rập BAHA'U IL có nghĩa là "Vinh Danh Chúa". (Viết theo Islam, by Ceasar Farah, Sixth edition,
Barrons Pub., page 252).