Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

NGUỒN GỐC LOẠN LUÂN CỦA CHÚA GIÁO

Theo Chương 4 trong Sáng Thế Ký, Adam ăn ở với Eva sinh hạ 2 thằng con trai, là Cain và Abel. Chỉ vì Chúa thiên vị nhận phần tế phẩm bằn thịt và mỡ chiên của Abel dâng, trong lúc Chúa không ngó ngàn gì tới hoa quả do Cain dâng lên, nên Cain đã giết chết em trai mình!
Sau đó Cain lấy vợ sinh con, nhưng lúc bấy giờ trên trái đất chỉ có mỗi Eva là đàn bà, như vậy thì Cain chỉ có thể lấy mẹ của mình làm vợ. Thậm tệ hơn nữa, con của Cain lại là con trai, tên Hê-nóc. Hê-nóc cũng lấy vợ sinh con. Một lần nữa, ngoài Eva ra không có đàn bà nào khác trên trái đất, Hê-nóc cũng chỉ có thể lấy bà nội của mình làm vợ. Và những thế hệ sau đều sinh con trai hết, cho tới khi sinh được con gái là Na-a-ma.
Con cháu của Cain được 6 thế hệ được kể trong "kinh thánh" như sau:
Thế hệ 0. Cain (con trai của Adam và Eva)
Thế hệ 1. Hê-nóc (con trai của Cain)
Thế hệ 2. Y-rát (cháu trai nội của Cain)
Thế hệ 3. Nê-hu-đa-ên (cháu trai kêu Cain bằng ông cố)
Thế hệ 4. Mê-tu-sa-ên (cháu trai kêu Cain bằng ông cố nội)
Thế hệ 5. Lê-méc (cháu trai kêu Cain bằng ông tổ)
Thế hệ 6. Lê-méc cưới hai vợ; một người tên là A-đa, một người tên là Si-la sinh ra tất cả 4 người con, đó là Gia-banh, Giu-banh, Tu-banh-Ca-in và Na-a-ma (gái) (4 người cháu này kêu Cain bằng ông tổ nội)
Ngoài bà Eva, người đàn bà duy nhất do Chúa tạo ra bởi cái xương sường của Adam, thì tới đây "kinh thánh" mới nhắt tới hai người đàn bà khác, đó la 2 bà A-đa và bà Si-la. Như vậy 2 bà này từ đâu ra?
Từ Cain xuống tới Gia-banh là 6 thế hệ, nhưng chỉ sinh được một con gái tên là Na-a-ma.
Trong lúc này, Adam và Eva vẫn còn ăn ở với nhau nhưng lại sinh được một con trai nữa, tên là Sết (em trai của Cain). Rồi Sết lấy vợ và sanh được con trai tên Ê-nót.
Còn phần Sết sinh sau đẻ muộn, nhưng lúc bấy giờ đã có tới 4 phụ nữ trên trái đất con Sết lấy làm vợ, đó là Eva, A-đa, Si-la và Na-a-ma. Sết chỉ có thể lấy một trong 4 bà này làm vợ. Một là lấy mẹ mình, Eva, hai là lấy cháu, A-da hoặc Si-la. Cả hai là vợ của Lê-méc, và kêu Sết bằng ông tổ (kêu theo bên chồng). Ba là Sết lấy Na-a-ma, cháu kêu Sết bằng ông tổ nội.
Đây là một câu chuyện loạn luân độc nhất vô nhị, chỉ trong cuốn sách gọi là "kinh thánh" mới có... Hèn gì Linh Mục Jonathan Morris bị cứng lưỡi trả lời không được, cười cho đở quê và đòi về gọi Giáo Hoàng để hỏi, rồi sau đó ông ta đánh trống lãng cố tránh né không trả lời câu hỏi.

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

Nhân việc Giáo Hoàng Gioan-Phaolồ II Tuyên Bố Thừa Nhận Thuyết Tiến Hóa

Với tình trạng của ngữ nghĩa trong tiếng Việt hiện nay, trước khi vào đề tài, cần phải xác định ý nghĩa của một số thuật ngữ vẫn thường gây hiểu lầm, dẫn đến những tranh luận vô ích, giữa người Việt với nhau, chỉ vì tiếng Việt không được chính người Việt hiểu một cách giống nhau. Hậu quả này, phần lớn, do nơi việc chuyển dịch những quan niệm của một nền văn hóa nào đó, ra tiếng Việt, đã không được thực hiện trên căn bản lấy Việt Nam làm gốc, như kiểu 'tiếp thu văn hóa' (acculturation) mà người Việt Nam vẫn làm, để vừa giữ được bản sắc vừa làm giàu thêm cho văn hóa của mình. Thật vậy, lâu nay không ít người đã và đang dùng việc dịch thuật phục vụ cho chiến lược 'xâm nhập văn hóa' (inculturation), nhằm biến văn hóa Việt Nam thành một bộ phận của nền văn hóa khác.
Văn hóa nào cũng có bản sắc riêng, và văn hóa nào cũng là thành quả của quá trình tiếp thu. Nhìn vào văn hóa Việt Nam, trong đại thể, điều này càng thấy rõ; nên không ai có thể nói được rằng người Việt Nam bảo thủ, cố chấp. Nhưng khi tiếp cận với tình trạng hổn độn nghĩa ngữ hiện nay, đang làm tan rã cộng đồng người Việt và nước Việt, không ai không lo ngại. — cương vị của mình, chưa nói đến việc tái lập một "cộng đồng nghĩa ngữ" trong tiếng Việt, yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng lại cộng đồng văn hóa Việt Nam của thời đại mới, chúng tôi buộc phải xác định rõ nghĩa ngữ của một số từ được dùng trong bài này, chỉ vì muốn mục đích truyền thông của nó đến với người đọc được thực hiện một cách chính xác hơn, thêm được phần nào hay phần nấy. Vẫn biết rằng việc này rất có thể sẽ làm "giật mình" một số người "có tật", hoặc sẽ gây vài phản ứng bộc phát đầy cảm tính nơi một số người khác. Chúng tôi xin lỗi trước, và mong người đọc thông cảm cho.
I. Xác định nghĩa ngữ của vài từ cần thiết.
Cụ thể có liên quan đến bài viết này, trước nhất, là từ 'tôn giáo'. Thật vậy, vì không hiểu rõ thế nào là một religion, nên người trước đã dùng từ 'tôn giáo', vốn đã có từ rất lâu trong tiếng Việt và gần nghĩa với chữ 'culte' hơn, để dịch cách sai lầm chữ 'religion' (culte bao gồm religion - cặp 'LE culte\LA culture' có quan hệ nội tại tựa như cặp 'LE concept\LA conception'). Cách dịch sai lầm này làm cho người Việt hiểu khác nhau về chữ 'tôn giáo' của mình; dẫn tới tình trạng nhiều người Việt Nam đã hành động một cách tràn lan và máy móc quanh các vấn đề : "tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân" và "tự do tôn giáo", như mọi người đều biết; hoặc như, trưới kia, chính quyền Ngô Đình Diệm không xem Phật giáo là một tôn giáo (Đạo Dụ số 10), đã đẩy Phật giáo Việt Nam đến chỗ phải đấu tranh chống lại điều đó.
Ngày nay, khi tiếp cận với nhận định đúng đắn của người Tây phương : Phật giáo không phải là một religion, nhưng thay vì điều chỉnh cách dịch sai lầm nêu trên, lại ngày càng thấy phổ biến trên các bài viết tiếng Việt quan điểm : Phật giáo không phải là tôn giáo. Sự kiện này, một cách vô tình hay hữu ý, đưa đến hai hậu quả trước mắt : 1/ đào sâu thêm sự cách biệt đã quá trầm trọng giữa cách hiểu tiếng Việt của đại đa số người Việt, một bên, và của thiểu số người bị ảnh hưởng Tây học, bên khác; 2/ tiếp tay cho chiến lược 'xâm nhập văn hóa'; cũng là thừa nhận việc các religions độc chiếm lãnh vực tôn giáo (tại Việt Nam).
Cách đúng nhất là phải trả lại cho từ 'tôn giáo' của tiếng Việt ý nghĩa của nó, theo cách hiểu của đa số, và chúng tôi tiếp tục xác định : Phật giáo, Không giáo, Lão giáo, cũng như Đạo Gia Tiên là các tôn giáo; và cố tìm từ vựng khác để dịch chữ religion. Hiện nay, người Ău-Mỹ có rất nhiều cách hiểu khác nhau về chữ religion của họ, nhưng theo phần lớn và theo từ nguyên học (étymologie) : một religion phải có niềm tin nơi một Đấng Sáng Thế, hay một Nguyên Nhân Khởi Đầu của Sự Sống, dù với những tên gọi khác nhau, như : Dieu, God, Jahvé, Allah... - đều có nghĩa tương đương với chữ 'Thiên Chúa' đã có trong tiếng Việt (Thượng đế và Thiên đế, không có nghĩa Đấng Sáng Thế). Vì vậy, chúng tôi dùng 'Thiên Chúa giáo' để dịch chữ religion, tức là bao gồm cả Hồi giáo, Do-thái giáo...
Trong khi chúng tôi dùng cách phiên âm, từ chữ Christo, chuyển chữ Christianisme thành 'Kytô giáo', để chỉ tất cả các tôn giáo đặt niềm tin nơi đấng Giêsu-Kytô, tức là gồm cả Phản Thệ giáo (Protestant) và Chính Thống giáo (Orthodoxe). Cũng bằng cách phiên âm, chúng tôi chuyển chữ Catholique thành 'Catô giáo', thay vì đọc là 'Gia tô giáo' theo cách phiên âm của người Trung Hoa (người Hoa không đọc được các vần 'kờ', 'rờ'...). Và chuyển Catholique romaine thành Catô giáo Rôma (không đọc là La mã như người Trung Hoa) để chỉ bộ phận của Thiên Chúa giáo và của Ky-tô giáo trực thuộc Giáo quyền Vatican (Rôma), khác với Catholique calvinisme do Calvin sáng lập.
Cũng nên phân biệt Quốc giáo với Công giáo. Với Việt Nam là chủ thể, thì Quốc giáo (của Việt Nam) là tôn giáo do người Việt sáng lập nên, hoặc do hệ thống hóa được từ những đức tin có sẵn trong văn hóa truyền thống dân tộc, hoặc do tổng hợp được từ những tiếp thu mới, như : Đạo Gia Tiên, Đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo... Và Công giáo (của Việt Nam) là tôn giáo của công quyền (Việt Nam), như các trường hợp của : Khổng giáo dưới hai triều đại Hậu-Lê và Nguyễn; Catô giáo Rôma suốt thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp và ở thời Ngô Đình Diệm; và Chủ Nghĩa Mác-xít đến nay vẫn giữ địa vị Công (quyền) giáo tại Việt Nam. Phật giáo Việt Nam là một Quốc giáo, do người Việt tổng hợp nên từ cuộc "hôn phối" tự nguyện giữa truyền thống văn hóa Việt Nam và Phật giáo được du nhập từ Ắn Độ và từ Trung Hoa; và đã từng được xem là Công (quyền) giáo, dưới các triều đại Tiền-Lý (với Lý Bôn hay Lý Phật Tử), Ngô, Đinh, Tiền-Lê, Hậu-Lý và Trần.
Và cuối cùng là thuật ngữ 'Thánh Kinh'. Từ khởi đầu, Thánh Kinh là những sách sử, thơ, tiên tri và ước vọng của dân tộc Do-thái, gồm 39 quyễn. Năm quyễn đầu : Genèse, Exode, Lévitique, Nombres và Deutétonome, hợp thành một bộ gọi là Pentateuque, hay Torah. Deutétonome nói nhiều đến sự kiện dân tộc Do-thái được Chúa chọn và những luật qui định cách sống đạo và đời của người Do-thái được chọn, nên có thể được dịch là 'Kinh Luật'. Nói đến Thánh Kinh, người Hy-lạp cổ dùng chữ 'ta biblia', trung tính và số nhiều; về sau với người La-tinh mới thành giống cái và số ít. Theo nhiều tác giả, Thánh Kinh được Moỳse khởi tạo từ thế kỷ 13 (tr. Kytô), và, trên nguyên tắc, được xem như đã hoàn thành vào thế kỷ 6 (trước Kytô), còn được gọi là 'Cựu Ước'.
Về sau, những cha đẻ của Kytô giáo, một mặt, rút từ Cựu Ước những gì dùng được, mặt khác, bổ sung thêm vài đoạn lấy từ văn minh Hy-lạp, cùng với 4 bản Phúc Âm (Evangiles : lời của Chúa Giêsu-Kytô), 5 bản văn thư (Epýtres), những lời "Sấm ngữ tận thế" (Apocalypse) và các đoạn kể những hoạt động của các Thánh Tông Đồ, tổng hợp thành một bộ Thánh Kinh của Kytô giáo, gồm 27 quyển còn được gọi là "Tân Ước". Chữ "ước" (testament) ở đây có nghĩa là 'sự kết liên'; với Cựu Ước, là sự kết liên giữa Thiên Chúa và dân tộc Do-thái được Chúa chọn; với Tân Ước, là sự kết liên giữa Giêsu-Kytô (vừa là Con Thiên Chúa, vừa là Thiên Chúa) với mọi dân tộc.
II. Giáo Hoàng Gioăn-Phaolồ II khai tử Kytô giáo.
Giáo Quyền Catô giáo Rôma đã nhiều lần sửa đổi Thánh Kinh của họ, cho phù hợp với những dự định của họ trong từng thời kỳ lịch sử; ví dụ như, trước kia, họ đã nhận thêm thuyết "tội nguyên thủy", mà theo nhiều người nói là do Thánh Augustin đặt ra. Gần đây, trước áp lực của những kiến thức khoa học không thể ém nhẹm mãi được, Giáo Hoàng Gioăn-Phaolồ II đã chỉnh lại sai lầm mà Giáo Hội của ông đã phạm phải từ hơn 300 năm trước, qua việc phục hồi danh dự cho Galilée. Nhưng phải nói rằng, khi tuyên bố thừa nhận thuyết tiến hóa, ngày 26/10/1996, Giáo Hoàng Gioăn-Phaolồ II đã bước một bước rất xa, rất triệt để và chưa từng thấy trong lịch sử Kytô giáo, nói chung, cũng như của lịch sử Catô giáo và Catô giáo Rôma, nói riêng. Hầu hết báo chí lúc đó đều ngợi khen Giáo Hoàng rất can đảm vì, theo họ, thế là chính Giáo Hoàng đã phủ nhận Thánh Kinh của cả Catô giáo lẫn Kytô giáo.
Như mọi người đều biết, với quan điểm của các Thiên Chúa giáo: loài người được tạo nên một cách đặc biệt và có dạng hoàn chỉnh ngay khi được sáng tạo, từ một quyết định thần bí của một Thiên Chúa nào đó. Trái lại, cùng với những cái biết khoa học khác, thuyết tiến hóa xác định rằng : phải có một quá trình tự tổ chức tự thành của những tế bào, kéo dài nhiều tỉ năm, mới có những tế bào hoàn chỉnh cấu thành các sinh vật; và phải có một quá trình tiến hóa, trải qua các thời kỳ người sơ cấp, người đi thẳng, người khéo, người khôn, dài nhiều trăm triệu năm, mới có được dạng người hoàn chỉnh như Adam và Eve. Nên, dù Giáo Hoàng vẫn giữ niềm tin cho rằng có một Thiên Chúa sáng tạo ra con người theo ý chí của Ngài, thì việc sáng tạo này cũng phải trải qua nhiều giai đoạn và kéo dài suốt nhiều tỉ năm, chứ không thể khác được. Tức là, khi thừa nhận thuyết tiến hóa, Giáo Hoàng cũng mặc nhiên phủ nhận luôn : 1/ huyền thoại "Adam và Eve", thủy tổ của loài người; 2/ huyền thuyết "tội nguyên thủy" mà loài người phải gánh chịu; 3/ huyền thoại về Giêsu-Kytô, người Con duy nhất của Thiên Chúa, được gởi xuống trần gian chịu khổ hình để "cứu chuộc" loài người; và 4/ những thần bí bao quanh Đức Mẹ Maria. Gần như toàn bộ Thánh Kinh đã bị phủ nhận; hay Giáo Hoàng đã khai tử Kytô giáo.
Chính những con người sống trong khung cảnh thời không cụ thể đã dựng nên những huyền thoại và huyền thuyết để gởi gấm những ước mơ xuất phát từ những bận tâm của họ. Mọi huyền thoại, trong khung cảnh thời không của nền văn hóa nơi chúng được sinh ra, đều có vai trò và giá trị nhân sinh nhất định, nên đều đáng được kính trọng. Các huyền thoại và huyền thuyết về sự sáng tạo ra loài người, còn thấy trong Thánh Kinh Kytô giáo, như vừa nhắc trên, cũng được dựng nên như vậy bởi những người xưa không biết gì cả về những nguyên nhân thật sự của sự sống, cũng đáng được kính trọng như thế. Chắc chắn Giáo quyền Catô giáo Rôma từ trước đến nay biết rất rõ điều này; nên việc Giáo Hội vẫn cứ truyền bá kiểu 'nhồi sọ' để khắc vào đầu người khác rằng đó là sự thật vĩnh hằng hoàn vũ, do Thiên Chúa mặc khải, chỉ có thể là sự lừa dối, với chủ ý quyền lực thống trị, dù được Giáo quyền Vatican hiện nay biện minh như là một cần thiết, khi lý trí con người chưa đến trình độ phê phán, còn chìm đắm trong sự ngu dốt.
Hãy vào với hy vọng, Entrez dans l'espérance
Thế nhưng, như việc sau khi xúc phạm đến Phật giáo trong quyển "Hãy vào với hy vọng - Entrez dans l'espérance", bị các giới Phật tử Tích-lan phản đối, văn phòng của Giáo Hoàng có ra thư xin lỗi, nhưng vẫn không thấy có gì thay đổi trong sách của ông; sách này vẫn tiếp tục được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó các câu xúc phạm Phật giáo vẫn còn đó, mà cũng không thấy có phụ chú về thư xin lỗi của Giáo Hoàng (xem bản tiếng Việt "Bước qua ngưỡng cửa của hy vọng") - lỗi và xin lỗi, theo cách nghĩ của Giáo Hội Catô giáo không như cách nghĩ của người khác ở các nền văn hóa khác (!). Và nay Giáo Hoàng tuyên bố thừa nhận thuyết tiến hóa, thật ra, là chỉ để cho dân các nước tiền tiến nghe; trong khi, tại những nước hậu tiến, những giáo sĩ, linh mục, mục sư... vẫn cố rao giảng những điều mà chính Giáo Hoàng đã mặc nhiên phủ nhận, và chính họ cũng biết rằng, trong thực tế, đó là truyền bá sự ngu muội, như thể là : dân tộc nào còn ngu, chưa đủ trình độ để được "ân huệ" tiếp nhận kiến thức mới, thì cứ cho ngu thêm (!). Những người văn minh ngày nay khó thể im lặng được, và một số câu hỏi về vấn đề "tự do truyền giáo" được đặt ra.
Tại các nước tiền tiến, với nhiều dạng sinh hoạt văn hóa, với nhiều phương tiện truyền thông để phổ biến đại chúng những kiến thức khoa học, cùng với những cuộc thảo luận khoa học được mở rộng công khai, chính quyền có thể nhanh chóng nâng cao dân trí, mà không cần phải trực tiếp ra tay giới hạn việc truyền giáo, nên khỏi bị lên án là vi phạm "nhân quyền" (chưa nói đến việc còn có các chính quyền hợp tác với giáo quyền để bành trướng đế quốc, đô hộ các dân tộc nhược tiểu). Nhưng, với tình trạng thiếu thốn mọi mặt, nhất là thiếu hẳn một giới trí thức có trình độ để mở ra những cuộc thảo luận khoa học công khai, chính quyền các nước hậu tiến phải xử sự thế nào ? Họ phải từ bỏ trách nhiệm nâng cao dân trí, nhắm mắt trước sự việc người dân của mình tiếp tục bị nhận chìm trong mê tín ngu muội mãi sao ? Nếu phải ngăn cản, hay giới hạn, việc truyền bá những mê tín ngu muội trong nước mình, thì họ có bị lên án là vi phạm "tự do truyền giáo", vi phạm "nhân quyền"..., để rồi sẽ bị súng đại bác bắn vô đầu như trường hợp Việt Nam ở thế kỷ 19, hay không ?
Chắc chắn trong kinh nghiệm thực tiển của các nước tiền tiến cũng có một số bài học bổ ích, nhưng dù gì chăng nữa, học theo cách này, kiểu nọ của các nước tiền tiến không phải là giải pháp đúng đắn. — trình độ con người văn minh, cần phải thảo luận cho ra lẽ, rút ra một số nguyên tắc chung, để mỗi nước vận dụng vào việc làm, thể theo hoàn cảnh và phương tiện riêng của họ. Khi đó sẽ tránh được kiểu trồng tréo, như Tổng Thống Chirac đã làm, tại hội nghị thượng đỉnh Bangkok, tháng 3.1996 : lồng chính sách can thiệp cho người Thiên Chúa giáo vào chính sách nhân quyền. Trong khi chờ đợi, nên nhìn nhanh lại một số điều được xác quyết là do chính Thiên Chúa mặc khải nơi một vài người đặc biệt, mà nhiều học giả Tây phương đã bình luận từ bấy lâu nay và đã cho đó là những điều mê tín ngu muội (chưa nói những điều dâm ô, tục tỉu, hoại phong bại tục), nhưng chúng là nền tảng của thần học mặc khải; và thần học này đã đóng khung triết học và văn hóa Tây phương, suốt thời trung cổ và cho mãi đến nay.
III. Từ đa thần giáo sang độc thần giáo.
Nơi chương I của Sáng Thế ký (Genèse), Thiên Chúa được ghi bằng chữ Elohim. Elohim là số nhiều của Elie, và theo vài học giả gốc Do-thái, số nhiều này nói lên ý 'đa thần giáo' của người Do-thái cổ (Hébreux) lúc bấy giờ, khi còn sống chung với người Akkadien. Đến chương II, mới thấy Thiên Chúa được gọi là Da-quê (Jahvé). Và ở chương III - đoạn 22, Thiên Chúa Da-quê tuyên bố :
- "Voilà Adam devenu comme l'un de Nous, sachant le Bien et le Mal. - Đây là Adam, trở nên như một người trong Chúng Ta, biết sự Tốt và lẽ Xấu."
- "Empêchons donc maintenant qu'il ne porte pas sa main à l'Arbre-de-Vie, qu'il ne prenne aussi de son fruit et que mangeant de ce fruit, il ne vive éternellement. - Giờ Chúng Ta hãy ngăn cản y đừng để tay đến "Cây-Sự-Sống", cũng đừng ăn trái của nó, vì khi ăn trái cây này y sẽ không sống mãi được."
Những người được viết là "Nous - Chúng Ta" ở đây chắc hẳn là những Elohim có thể ăn trái của "Cây-Sự-Sống" nhưng vẫn có thể sống mãi được, không biết đến sự chết, không bị đày xuống trần gian, mà chỉ có Adam là không được như vậy. Thế là đã có sự chuyển từ đa thần giáo (với Elohim) sang độc thần giáo (với Da-quê; Elohim bị đưa xuống hàng thấp, tạm gọi là những Thần Minh).
Đúng ra, người Do-thái cổ, khi đó còn sống chung với người Akkadien, cũng thuộc bộ tộc Sémite như họ, đã có quan niệm đa thần. Đến khi Abraham dẫn dân của ông di cư về phía Tây, đến vùng đất của người Cananéen sinh sống, ở Bắc Syrie hiện nay, ông ta mới tạo ra một Thiên Chúa duy nhất, từ ước mơ thầm kín của ông, và bảo những người theo ông chỉ tin nơi vị Thiên Chúa này mà thôi; từ đó, hình ảnh một Thiên Chúa duy nhất được khắc ghi trên kinh sách và trong đầu óc con người.
IV. Người Do thái cổ đã tạo nên Thiên Chúa.
Dĩ nhiên, vị Thiên Chúa này cũng đáng được kính trọng, nhưng không thể quên rằng đó là Thiên Chúa của dân tộc Do-thái, dân tộc được Chúa chọn. Vào thời của Abraham, vị Thiên Chúa này vẫn đậm nét 'Người', hay còn đậm sắc thái "Thiên Chúa được tạo ra theo hình ảnh con người" (anthropomorphisme), như các Thần của các Thần giáo của các tộc dân sống ở vùng Lưỡng Hà (thuộc Irak hiện nay). Thiên Chúa của Abraham là một dạng nhân cách hóa của cái phi vật thể, còn gọi là 'tinh thần' (esprit), với nhiều đặc thái có tính nghi thức của nền văn hóa sở tại. Thật vậy, dù không như Ormuzd - vị Thiên Chúa không có chức năng 'người', của các dân tộc cổ sống quang vùng vịnh Ba-tư -, Thiên Chúa Da-quê của dân tộc Do-thái suy nghĩ và ứng xử như người; Ngài thường tỏ ra bực bội, giận dỗi, và cũng thường trừng phạt và ban ân sủng.
Vì thế, nói rằng "chính Thiên Chúa tạo nên con người theo hình ảnh của Ngài" (théomorphisme) là nói ngược. Vì, nếu giống Thiên Chúa, thì chắc chắn con người sẽ không bao giờ phạm tội lỗi; mặt khác, để tạo nên con người, Thiên Chúa cũng phải trải qua một tiến trình với nhiều bước : từ con người sơ cấp, rồi con người đứng thẳng, người khéo, người khôn..., trước khi có được loại con người như Adam và Eve, chứ không thể khác được. Phải nói rằng chính người Do-thái cổ, thể theo sự tưởng tượng của họ vào thời đó về thế giới, khi chưa biết gì cả về tiến trình trở thành của sự sống, đã tạo nên những mẫu chuyện về sự sáng thế. Và chính Moỳse đã tạo nên Thiên Chúa Da-quê theo kiến thức về thế giới và ước vọng của ông, thời đó.
Trong "Kinh Luật", chương II, từ đoạn 31 đến đoạn 34, Moỳse được Thiên Chúa Da-quê mặc khải cho biết trước rằng Ngài sẽ ra tay tiêu diệt dân Sehon, rồi tiêu diệt dân Og (có lẽ đây là hai nhóm dân thù nghịch với dân Do-thái ở thời đó). Và, ở chương XIX, Thiên Chúa báo cho dân Do-thái của Ngài biết :
- "Quand le Seigneur votre Dieu aura exterminé les peuples dont Il doit vous donner la terre, que vous serez en possession et que vous demeurerez dans les villes et les maisons du pays. - Khi Thiên Chúa của các ngươi tiêu diệt những giống dân mà Ngài phải cho các ngươi đất, các ngươi sẽ làm chủ và sẽ ở lại trong những thành phố và những nhà của đất nước này."
- "Vous vous destinerez trois villes au milieu du pays, dont le Seigneur votre Dieu doit vous mettre en possession - Các ngươi sẽ được ba thành phố giữa đất nước này, mà Thiên Chúa của các ngươi phải giao cho các ngươi làm chủ. (la Bible Pháp ngữ của Lemaistre de Sacy)
Chắc chắn ý thức về lẽ tốt xấu đã có rất sớm nơi người Do-thái cổ, nhưng ý thức này, từ nguyên thủy, hoàn toàn phụ thuộc nơi ý muốn và mệnh lệnh của Thiên Chúa, như kiểu "Mười Điều Luật Hứa" do Thiên Chúa mặc khải cho Moỳse. Ý thức này được người Do-thái diễn đạt theo cách riêng, như : khi Thiên Chúa không vừa ý cách hành xử của con người, Ngài làm Đại Hồng thủy để tiêu diệt phần lớn nhân loại, trừ Noé; Ngài làm vậy là vì Ngài muốn thực hiện điều tốt lành cho con cháu của Noé. Cái tâm chất đặc thù của vị Thiên Chúa này, thật ra, không ác nghiệt hơn tâm chất của những bạo chúa cùng thời; nhưng đây không thể được xem là biện minh cho việc làm của Thiên Chúa.
V. Nhìn lại lịch sử của người Do-thái.
Khi bị Đế quốc Rôma đô hộ, người Do-thái đã nhiều lần nổi dậy. Hérode, dưới thời Tibère (-37, -4) đã thành công một thời gian làm cho những người đồng đạo (Judaỳsme) của ông chấp nhận cộng tác với Đế quyền Rôma đang đô hộ họ, nhưng sự hợp tác này không kéo dài. Một bộ phận gọi là nhóm người Zélote vẫn cương quyết bảo tồn tinh thần quật khởi của người Do-thái chống người Rôma, và bền bĩ chuẩn bị nổi dậy giành lại độc lập. Vào năm 17 (sau Kytô), một người Galilée mà người Zélote thừa nhận là một Đấng Cứu Thế (Messie), là Juda, đứng lên lãnh đạo cuộc kháng chiến để giải phóng dân tộc Do-thái. Đế quốc Rôma, trong nhất thời, phải rút lui khỏi một số điểm trú đóng. Juda lập quốc trên các vùng đất vừa được giải phóng; nhưng người Rôma đã trở lại một sức mạnh quân sự lớn hơn, và Juda đã bị giết; các con của Juda là Jacob, Simon và Ménahem tiếp tục thay cha chiến đấu, rồi cả ba đều bị bắt và bị người Rôma đóng trên thập tự giá.
Dưới triều đại của Néron, vào năm 66, một cuộc tổng nổi dậy thứ hai do Siméon Bar Gioro lãnh đạo, đứng lên đánh đuổi những kẻ làm nhơ "đất thánh" của người Do-thái; nhưng rồi cũng bị Vesparien thống lĩnh các đoàn lính lê dương (légion) trở lại tái chiếm các vùng Judée và Galilée, vào năm 70; Jérusalem bị bao vây phải đầu hàng, và Thánh điện ở đây bị thiêu rụi. Chỉ có thành phố Massada cầm cự được đến năm 73 thì bị mất vào tay của Titus, con của Vesparien, và Siméon Bar Gioro bị cắt cổ.
Cuối cùng, cuộc tổng nổi dậy lần thứ ba diễn ra vào năm 132, với sự lãnh đạo của Bar Kokhba, mà nhiều người đồng đạo của ông, nhất là giáo sĩ Akiba, xem là Đấng Cứu Thế; nhưng cũng lại một lần nữa các đoàn lính lê dương Rôma bị đuổi đi đã trở lại mạnh mẽ hơn, dưới sự thống lãnh của Jules Sévère; và lần này Jérusalem bị san thành bình địa. Và từ đó, người Do-thái bắt đầu cuộc sống tha hương. (viết phỏng theo 'le Judaỳsme', của Gérard Nahon, trong Encyclopaedia universalis)
Đoạn sử trên cho thấy, khi sống dưới sự cai trị tàn bạo của người Rôma, người Do-thái đã nỗi dậy nhiều lần, nhưng người Rôma luôn luôn trở lại. Vì thế người Do-thái đã mơ ước đến một Đấng Cứu Thế; nhưng Đấng này phải là loại, như trong Isaie, chương 27, ghi rõ : "le Seigneur des Armées frappera de sa dure, grande et forte épée les ennemis d'Israel - Vị Thiên Chúa của các đội quân sẽ đánh những kẻ thù của Israel bằng thanh kiếm cứng, lớn và mạnh của Ngài hoặc như trong chương 35 : "renez courage et ne craignez plus, voici votre Seigneur. La vengeance viendra, la rétribution de Jahvé. Il viendra lui-même et vous délivrera - Hãy can đảm và đừng sợ chi nữa, đây là Thiên Chúa của các ngươi. Cuộc phục thù hay sự tưởng thưởng của Da-quê sẽ đến. Chính Da-quê sẽ đến và sẽ giải phóng các ngươi. Tức là, trong sự chờ đợi của người Do-thái, Đấng Cứu Thế sẽ đến giải phóng họ, không liên hệ gì cả với Giêsu-Kytô, cũng nói là được Thiên Chúa phái xuống, nhưng chỉ để rao giảng những lời lẽ tốt lành và những hứa hẹn sẽ được cứu rỗi sau khi chết, hoàn toàn không có nội dung cụ thể cho đời này."
Vào thời đó, cũng đã không ít người tự nhận là được Da-quê mặc khải để loan báo thân phận mình cho người đồng đạo, như Jean Baptiste và Simon de Gitton (còn được gọi là thuật sĩ - magicien) được biết đến nhiều nhất. Trong khi, cả người Do-thái và người Rôma lại biết rất ít sự có mặt của Giêsu, "Con" của Thiên Chúa, dù với Thánh Kinh Kytô giáo Giê-su khi đó có làm nhiều phép lạ; mà ngay ở điểm này cũng không có sự đồng nhất trong cả bốn Phúc Âm.
VI. Tội nguyên thủy" và sự "cứu chuộc" của Giêsu-Kytô.
— chương I của Sáng Thế Ký, không ai thấy cái gì gọi là "tội nguyên thủy" ở đâu hết; cũng không thấy nói rằng Eve được Thiên Chúa tạo nên từ cái xương sườn của Adam. Nơi chương III - đoạn 22 mới thấy nói đến sự kiện Da-quê cho Adam (Eve chưa có mặt) được sống cùng với những Thần Minh (Elohim) ở Thiên Đàng (Eden); Ngài cho phép Adam có thể ăn mọi trái cây ở đó để sống, trừ trái của "Cây-Sự-Sống", nếu ăn trái cây này Adam sẽ biết đến sự chết. Nhưng trước đoạn 22 này, ở đoạn 3 và 6, Thiên Chúa đã đuổi Adam và Eve khỏi Thiên Đàng, xuống trần gian, vì họ đã ăn trái của "Cây-Sự-Sống".
Sự đảo ngược trước sau này cho thấy trình độ sơ cấp của những người viết huyền thoại, nhưng điều quan trọng hơn nằm ở chỗ khác. Như được cho biết : chính Thiên Chúa đã sáng tạo ra Adam và Eve, cho họ được tự do, và đặt họ trước một thử thách, và mọi người đều biết điều gì đã xảy ra sau đó. Nhưng vị Thiên Chúa này có mặt khắp nơi, biết hết mọi việc, ngự trị trên cả quá khứ, hiện tại và vị lai, sao lại không biết rằng tạo phẩm của Ngài sẽ không tuân theo lời dặn bảo của Ngài, để rồi Ngài bắt buộc phải đuổi họ khỏi Thiên Đàng? Và nếu Ngài biết trước điều đó, sao Ngài lại đặt họ trước một thử thách như vậy? Cách ứng xử của Adam và Eve nông nổi như thế thì làm sao nói được rằng hai người (và loài người nói chung) được Thiên Chúa tạo thành từ hình ảnh của Ngài?
Còn rắc rối hơn nữa, là chỗ : Thiên Chúa đã chứng tỏ là hối hận về việc đã tạo ra Adam và Eve, nên ở lần thứ nhất, Ngài đã làm Đại Hồng Thủy (Déluge) để tiêu diệt con cháu của họ, tiêu diệt loài người, trừ con cháu của Noé; rồi ở lần thứ hai, Ngài đã gởi Con duy nhất của Ngài là Giêsu-Kytô xuống trần gian để cứu chuộc lỗi lầm mà chính Ngài đã dàn dựng nên để con người mắc phải. Năm 1945, Carl-Gustave Jung đã ngạc nhiên : "Qu'est-ce que ce Père qui préfère laisser crucifier son Fils plutôt que de pardonner à ses créatures qui furent mal conseillées et perverties par Satan! - Là thế nào vị Cha này [Thiên Chúa] thích để cho Con của mình [Giêsu] bị đóng đinh trên thập tự giá thay vì tha thứ cho những tạo phẩm của Ngài [Loài Người] đã bị Quỉ Satan xúi dục và làm hư hỏng!" (Réponse à Job, CG. Jung, Buchet-Chastel, 1977)
Và C.J. Jung cho rằng : "On peut considérer l'oeuvre d'apaisement et de réconciliation du Christ entre l'Homme et Dieu, non plus comme le rachat d'une faute commise par l'Homme à l'encontre de Dieu; mais, au contraire, en tant que réparation d'une injuste commise par Dieu à l'encontre de l'Homme. - Ta có thể xem việc làm của Kytô nhằm giảm nhẹ và hòa giải giữa Loài Người và Thiên Chúa, không còn là sự cứu chuộc một lỗi lầm mà Loài Người đã phạm phải đối với Thiên Chúa, nhưng ngược lại, như là sự đền bù một bất chính mà Thiên Chúa đã phạm phải đối với Loài Người." (sđd.)
VII. Về tâm chất của Giêsu-Kytô.
Trong bốn bản Phúc Âm của Tân Ước còn có những lời chói tai hơn nữa. Xin nêu ra đây vài bằng chứng được ghi rõ là lời của chính Giêsu-Kytô, cho thấy Thiên Chúa (theo người Kytô giáo, Giêsu-Kytô là Thiên Chúa) không chỉ nói những lời tốt lành. Như :
— Phúc Âm Matêô, chương X, đoạn 34 : "e pensez pas que je sois venu apporter la paix sur terre; je ne suis pas venu apporter la paix mais la Glaive. - Đừng nghĩ rằng ta đến để mang lại hòa bình cho trần thế; ta không đến để mang lại hòa bình mà là Thanh Gươm ( đoạn 35: Car je suis venu séparer l'homme d'avec son père, la fille d'avec sa mère et la belle-fille d'avec sa belle-mère. - Vì ta đến để chia cách con trai với người cha, con gái với người mẹ và con dâu với mẹ chồng. (đoạn 36 : "Et l'homme aura pour ennemi ceux de sa maison. - Và con người sẽ nhận những người trong nhà mình là kẻ thù.ụ; đoạn 37 : - "Ceux qui aime son père et sa mère plus que moi n'est pas digne de moi. - Những ai yêu cha mình và mẹ mình hơn ta không xứng đáng với ta. (và đoạn 38 : - "Et celui qui aime son fils plus que moi n'est pas digne de moi. - Kẻ nào yêu con trai của mình hơn ta không xứng đáng với ta."
Trong Phúc Âm của Luca còn có những lời còn dữ dằn hơn nữa, như ở chương XIV, đoạn 26 : "Si quelqu'un vient à moi et ne hait pas son père et sa mère, sa femme et ses enfants, ses frères et ses soeurs et même ses propre vie, il ne peut être mon disciple. - Nếu ai đến với ta và không ghét bỏ cha mình và mẹ mình, vợ mình và con cái mình, các anh chị em mình và ngay cả mạng sống của những người đó, thì không thể là đệ tử của ta."
Hay như ở chương XXII, đoạn 36 : "Que celui qui a une besace ou une bourse les prenne et que celui qui n'en a pas vende sa robe pour acheter une épée. - Rằng ai có đãy vai hay có túi tiền hãy dùng chúng và ai không có thì hãy bán áo choàng của mình để mua một thanh kiếm (và đoạn 38 : "Ils lui répondirent : Seigneur voici deux épées. Et Jésus leur dit : C'est assez. - Họ [những người có mặt] thưa : Thưa Thiên Chúa, đây có hai thanh kiếm. Và Giêsu nói : Thôi đủ rồi [ý là : đừng nói nữa]."
Thật là điều lạ lùng, khi Thiên Chúa, là đấng "toàn thiện, toàn năng" (tout bon, tout puissance), gởi xuống trần gian một Hóa Thân của chính Ngài, là Giêsu-Kytô, nhưng lại rất ít siêu thoát và kém thánh thiện đến vậy! Trong khi, trước đó hơn 500 năm, đã có một Phật Thích Ca và một Khổng tử, với những chứng cớ rõ ràng, mỗi vị đã để lại một hệ thống triết học và luân lý rất hoàn chỉnh; và người Aryen đã biết siêu thể hóa ba mặt của thực tại sự sống, là Sinh, Tồn và Hoại, qua biểu tượng "Tam Vị Thánh Thể" Bà-la-môn giáo, gồm: Brahma (Thần Sinh Tạo), Visnu (Thần Bảo Tồn) và Siva (Thần Hủy Hoại).
Và sự kiện Kytô giáo đã phát triển nhanh ở Ău châu, trước kia, đến độ đã đô hộ tư tưởng và văn hóa Tây phương suốt mười mấy thế kỷ suốt thời trung cổ, cũng là điều đáng tìm hiểu. Nhiều tác giả Tây phương đã giải thích sự kiện này bằng hình ảnh : "thánh giá" Kytô giáo đi song đôi với "lưỡi gươm" của Đế quyền Rôma, như tay mặt và tay trái, nhưng điều này chỉ bắt đầu từ triều đại của Đại đế Constantin (thế kỷ thứ 4) mà thôi. Còn suốt bốn thế kỷ trước đó, có lẽ là, như CG. Jung viết : "Le Christ n'aurait pas fait la moins impression sur ceux qui ont cru en lui s'il n'avait pas en même temps exprimé quelque chose qui vivait et agissait en eux. Le Christianisme lui-même ne se serait pas répandu dans l'univers antique avec cette extraordinaire rapidité si le monde de ses représentations ne s'était rencontré avec une prédispotion psychologique analogue. - Kytô chắc hẳn đã không gây một ấn tượng nhỏ nào trên những người tin tưởng nơi ông nếu ông không cùng lúc thể hiện cái gì đó sống và động trong họ. Kytô giáo chắc hẳn đã không bành trướng trong thế giới cổ xưa với tốc độ nhanh như thế nếu thế giới những biểu tượng của nó không gặp một thứ tâm lý tương tự sẵn có. (sđd.). Và chúng ta thử nhìn vấn đề trên khía cạnh tư tưởng.
VIII. Khi văn minh duy lý Hy-lạp suy tàn.
Như mọi người đều biết, cái học thực nghiệm và duy lý của người Hy-lạp đã chói lọi rực rỡ biết chừng nào. Nhưng, tiếc thay, sau mấy thế kỷ phát triển huy hoàng, nó đã gần như biến mất hẳn. Nhiều tài liệu đã bị hủy hay bị mất sau nhiều lần những vùng đất văn minh này bị xâm lăng; và không còn tìm thấy lại được những gì là nền tảng, trong số rất ít những tài liệu được cứu vãng. Có thể nói rằng, trong khoảng thời gian gần đến thời đại Kytô giáo và nhất là vào buổi đầu của thời đại này, tư tưởng và tinh thần khoa học gần như hoàn toàn vắng mặt trên toàn khu vực văn minh Hy-lạp. Và tình trạng "chỗ trống tư tưởng" này đã phục vụ nhiều cho sự phát triển của kytô giáo ở Ău châu thời đó.
Các nhà toán học và thiên văn học cuối cùng còn để lại công trình nghiên cứu tên tuổi trong lịch sử khoa học, như : Archimède, Aristarque, Eratosthène và Hipparque đều sống vào khoảng từ -290 đến -125 trước Kytô. Aristarque de Samos, 1700 năm trước Copernic, đã khám phá là trái đất quay quanh chính nó và quay quanh mặt tròi, và đã khoảng cách từ trái đất đến mặt trời và mặt trăng với cách tính toán đã thành kiểu mẫu cho cả ngàn năm sau. Erastothène d'Alexandrie, sau khi nhìn bóng chiếu của một cao trên vòng tròn được vẽ sẵn trên mặt phẳng dưới chân cột, bày ra cách quan sát nhiều cái bóng như vậy tại cùng một thời điểm nhưng được đặt tại nhiều địa điểm khác nhau mà khoảng cách được biết trước, đã tính được chu vi của trái đất là 39.375 kílô mét, với vài trăm kílô mét sai biệt (khám phá của Erastothène đáng được sánh với khám phá về trọng lực của Newton). Hipparque (-190, -125) đã khai sinh lượng giác học và đã khám phá cách chính xác các điểm tiết phân (équinoxes).
Mãi đến hơn một thế kỷ rưỡi sau, mới có một Philon (-20, +50), rồi một Ptolémée (+90, +168), nhưng tinh thần khoa học thực nghiệm không còn, để trống chỗ cho sự nẩy sinh những tư tưởng phi thực nghiệm nặng tính thần học. Như, để chìu theo tiền kiến tôn giáo về một trái đất phải là trung tâm của vũ trụ và được tạo nên bởi quyết định thần bí, Ptolémée đặt ra một hệ thống phức tạp với nhiều vòng bao quanh để ghi nhận sự vận hành của những hành tinh và của mặt trời quanh trái đất, ngược với Aristarque nêu trên; và quan điểm sai lầm này, trong nhiều thế kỷ, đã đóng khung cái nhìn của người Tây phương về vũ trụ.
Khi không còn cơ sở thực nghiệm khoa học nữa, triết học nếu còn cũng chỉ biết dựa vào khả năng biện luận thuần lý lẽ của trí thông minh mà thôi. Triết học loại này không giải quyết được gì cả, ngoài việc phản ứng một cách tiêu cực chống lại những áp đặt thần học. Tình trạng này giải thích sự nổi lên của khuynh hướng thần học "trực quan tự chứng" (gnostisme), tin rằng : có MÔT Thần Tính vĩnh hằng và thường tại bao trùm tất cả (tựa như Advaita Bà-la-môn giáo), được chia sớt cho mọi tính thể (être) nhưng vẫn không làm cho Thần Tính đó bị cạn kiệt, tựa như vạn vật đều chia xẻ một phần ánh sáng do mặt trời (Thần Agni Bà-la-môn giáo) phóng rọi đến nhưng không làm cạn kiệt ánh sáng mặt trời, và vạn hữu đều là bộ phận của cái MÔT đó. Niềm tin này, thực ra, là phiên bản của thần học Bà-la-môn giáo, trong Upanisad; và từ đó, Plotin (+203, +270) hoàn chỉnh quan niệm về MÔT Siêu Thể mất hẳn tính "người tạo" (anthropomorphiste) của các Thần giáo khác cùng thời, như Mazdéỳsme của người Ba-tư.
Và siêu thể học này, mãi đến gần đây, là cái khung tư duy cho hầu hết những thế hệ triết gia Tây phương : luôn đi tìm cái nguyên nhân khởi đầu của sự sống, cũng là cái bản thể giống nhau có trong vạn hựu; đồng thời nó cũng là biện minh trí thức làm điểm tựa cho sự phát triển của quan niệm về MỘT Thiên Chúa duy nhất của Kytô giáo, tuy rằng cuộc tranh chấp giữa triết học và thần học vẫn kéo dài trong nhiều thế kỷ. Dĩ nhiên chẳng bên nào nắm được sự thật, hầu hết đều dựa trên các luận đề của Platon, Socrate và những luận gia phái ngụy biện (sophisme), tức là trên những định đề không có cơ sở từ thực tại khách quan; vì thế tranh chấp biến thành nguyền rủa và bài xích lẫn nhau, thường nổ ra thành những bạo động và những hành quyết khó tưởng tượng nỗi. Tình trạng này chỉ chấm dứt khi Đại Đế Constantin (280-337) biến Kytô giáo thành Công giáo của Đế quyền Rôma, gọi là Catô giáo Rôma, và dùng nó để củng cố Đế quyền và thống nhất Đế quốc của ông; Constantin giữ luôn ngôi Giáo Hoàng, "lưỡi gươm" và "thánh giá" song hành, đưa thần học mặc khải Kytô giáo lên ngôi toàn trị trên khắp Ău châu và các vùng phụ cận, cho mãi đến thời Phục Hưng.
IX. Nhìn qua cuộc tranh luận khoa học ở thời đại mới.
Trong suốt thời kỳ bị thống trị bởi thần học mặc khải Kytô giáo, hầu hết những tài liệu về học thuật của văn minh Hy-lạp đều bị đốt sạch, tinh thần khoa học thực nghiệm duy lý, chẳng những không tiến được bước nào, mà còn bị thui chột nơi người Ău châu. Đến thế kỷ 11, người Ău châu mới tìm thấy lại vài dấu tích của nền văn minh truyền thống Hy-lạp của họ, nhờ nơi các công trình nghiên cứu và biên soạn của các học giả Ả-rập; nổi bật nhất là : Avicenne Ibn Sýnâ (980-1037), Omar Khayyam Ibn Ibrahim (1050-1123) và Averroès Ibn Rushd (1126-1198). Avicenne là một tự điển bách khoa sống, đã học được khoa học và triết học Hy-lạp; và là một y sĩ, ông dùng cách mổ xẻ thi thể loài vật để khảo nghiệm và hoàn thành nhiều bài giảng y học nổi tiếng - ông học được cách này từ các tài liệu của Claude Galien (+129, +201), nhưng ông đã cho nó một xung lực mới. Nơi Omar Khayyam, người Ău châu tìm lại được thơ tứ cú của Epicure, nhưng ông còn là tác giả của các bảng thiên văn, là cha đẻ của cách rút căn hai và căn ba, và phương pháp chứng minh đại số học có ảnh hưởng trong một thời gian dài. Averroès là một pháp gia, có vai trò quan trọng trong thời kỳ có sự xung đột giữa luật Hồi giáo và luật Ky-tô giáo, nhưng nơi ông người Ău châu tìm lại nhiều công trình của Aristote, qua những phê phán và những biện hộ của ông trên các công trình này.
Sau đó, thấy xuất hiện tại Ău châu những đầu óc lớn, dám đặt lại câu hỏi trên những đức tin Thiên Chúa giáo đã sơ cứng, điển hình là: Roger Bacon (1214-1294) và Thomas d'Aquin (1225-1274). Nhưng cần lưu ý rằng, những đầu óc lớn này, dù muốn dù không, đều bị điều kiện hóa từ nhỏ bởi sự giáo dục về Tân Ước và Cựu Ước, nên vẫn lẩn quẩn mãi quanh đức tin về sự sáng tạo kiểu Sáng Thế Ký. Và họ còn bị đè ép bởi quyền lực toàn trị của Vatican, như với trường hợp của Copernic (1473-1543) và Galilée (1564-1642) : họ phải từ bỏ quan điểm của họ để xuôi theo đức tin đã lỗi thời của Giáo Hội về sự sáng tạo nên vũ trụ; chỉ có Giordano Bruno (1548-1600), chấp nhận leo lên giàn hỏa, thay vì từ bỏ quan điểm của mình; còn Kepler (1571-1630) thoát được áp lực của Vatican là nhờ may mắn được sống vào thời kỳ Cải Cách Phản Thệ giáo.
Phong trào Cải Cách Phản Thệ giáo bị Giáo Quyền Vatican, với sự tích cực tuyệt vời của "đội quân xung kích của Giáo Hoàng" là Dòng Tên (Jésuites), đánh dẹp. Từ đó, đáng buồn thay, sự thống trị của thần học mặc khải Kytô giáo được tái lập và đã kéo dài thêm vài thế kỷ nữa. Phải đợi đến khi thuyết tiến hóa ra đời, với quyển Về nguồn gốc của những sinh loài - Sur l'origine des espèces (1859) của Charles Darwin (1809-1882), cùng với những khám phá mới của 'cổ sinh vật học' (paléontologie) và 'nhân sinh học' (anthropologie), thì đức tin sáng thế của thần học mặc khải Kytô giáo mới bị phủ nhận hoàn toàn.
Bằng những viện chứng vững chắc, rút ra từ những quan sát tỉ mỉ trên một số lớn những sinh vật, Darwin xác định : sự khác biệt thể trạng của những sinh loài phụ thuộc nơi sự thay đổi của môi trường, của thực phẩm, của khí hậu và thói quen. Từ đó, Darwin và những nhà tự nhiên học và sinh học sau ông đi đến kết luận mở rộng, đại khái gồm 3 điểm quan trọng như sau : 1/ cả những sinh thể đầu tiên cũng phải thích ứng với môi trường của chúng, hoặc bằng những thay đổi nội thân tiệm tiến thường xuyên, hoặc bằng những đột biến bất thường; 2/ sự tạo sinh ra sự sống trên trái Đất chỉ là bởi sự may mắn ngẫu nhiên, từ sự xung động năng lượng xảy ra trong đống nhầy (magma) nguyên thủy và từ sự phân liệt tế bào; và 3/ sự tạo sinh này chắc chắn không thể tái lập được (tuyến tính một chiều).
Nhiều học giả tên tuổi đã lên tiếng phủ bác ý tưởng về sự ngẫu nhiên nguyên thủy; với lập luận, kiểu : người ta không bao giờ làm nên được một thánh đường hay một lâu đài Versaille bằng cách ném một cách ngẫu nhiên từng cục đá suốt nhiều triệu năm, cũng không thể tạo nên một nhạc khúc với những tiếng chim hót được thu nạp một cách ngẫu nhiên; chưa nói đến những sinh thể, mà những cấu trúc cơ phận và sự vận hành thâm mật nội thân của chúng còn phức tạp hơn một thánh đường hay một lâu đài hàng tỉ tỉ lần. Nói chung, họ cho rằng : dù bằng cách nào chăng nữa, cũng không thể tưởng tượng được làm thế nào sự sống, nhất là của những sinh thể, lại có thể tự thành được từ cái ngẫu nhiên nguyên thủy đó. Một trong những phê phán gay gắt nhất, chống luận thuyết ngẫu nhiên nguyên thủy, là quyển Sự tiến hóa Sáng tạo - l'Evolution Créatrice (1907) của H. Bergson (1859-1941).
Một bên nói : phải có một ý thức về sự "cần thiết" sáng tạo nên sự sống, chứ sự sống không thể nào tự thành một cách "ngẫu nhiên" được; bên khác bảo : sự sống tự thành từ một "ngẫu nhiên" khởi đầu, chứ không có một ý thức "cần thiết" sáng thế nào cả. Hai bên đều nổ lực đi tìm "thực tính" của cái nguyên nhân đầu tiên tạo nên sự sống; nhưng chỉ vì chỗ thấy khác nhau, mà mỗi bên đặt tên cho nó là "ngẫu nhiên" hay là "cần thiết". Rồi J. Monod viết quyển Ngẫu nhiên và cần thiết - Le hasard et la nécessité (1970), nhằm tổng hợp cả hai, nhưng cũng không giải quyết được gì. Tranh luận kiểu này chắc sẽ còn kéo dài rất lâu, vì niềm tin về sự có thực của một nguyên nhân khởi đầu của sự sống vẫn chưa được giải tỏa. Nhìn lại lịch sử (đoạn VIII, ở trên), chính niềm tin này, dù với rất nhiều tranh luận, là chỗ sinh ra và phát tiển của thần học mặc khải và của những Thiên Chúa giáo, mà mọi người đều biết.
— thời điểm cuối thể kỷ này, với những tiến bộ của kiến thức khoa học, trí tuệ của người dân các quốc gia tiên tiến được mở ra để thu thập những cái biết khoa học, giúp họ có một cái nhìn hiện đại về nhân sinh và vũ trụ. Những bộ mặt giả tạo về những đấng Thần linh Thiên Chúa mà tổ tiên họ đã lập nên tự sụp đổ; tất cả những gì gọi là "mặc khải", "tiên tri" và "cứu thế" đều được phân tích và bình phẩm bởi những trí tuệ khoa học sáng giá nhất; cả những tư tưởng về thế giới và về sự sống của những sinh thể, mà trước kia được xem như là những thành tựu trí thức vĩ đại của những triết gia Hy-lạp và Tây phương, cũng bị lộ rõ tính sơ đẳng tầm thường. Nhưng cái biết và cái nhìn khoa học này cũng đem đến cho con người thời đại một nỗi cô đơn chưa bao giờ thấy; và, tùy theo từng môi trường văn hóa, đôi khi nó trở nên rất thảm hại. Vì vậy, bây giờ đây, tại Ău châu này, khi khoa học đang gặp một số khó khăn, đã thấy có sự trở lại của những đức tin thần bí.
Thực tế cho thấy mỗi người chúng ta, khi ở vào một hoàn cảnh nào đó, tự cảm thấy yếu đuối nhỏ nhoi, mất niềm tin nơi chính mình và cần đến một chỗ dựa tâm linh. Và niềm tin nơi một Thiên Chúa, ở bên trong hay ở bên ngoài, được xem là một cần thiết. Niềm tin của mỗi người luôn đáng được kính trọng, chỉ những ai không biết tự trọng mới xúc phạm đến tự do tín ngưỡng của người khác. Nhưng niềm tin không phải là cái biết; và một người biết tự trọng không bao giờ cho những điều mình tin là sự thật, rồi đem áp đặt lên người khác, "cải đạo" người khác, chà đạp tự do tín ngưỡng của người khác, dù người đó là con của mình. Vả lại, giúp cho một người tìm thấy niềm tin nơi một Thiên Chúa nào đó không nhất thiết phải lừa dối người ta bằng những điều mà chính mình biết rõ là mê tín ngu muội.
Thêm nữa, các loại Thiên Chúa mà đến nay vẫn còn nhiều người nghĩ như đó là một "Người" hay một khả năng huyền bí, tạo ra tất cả và quán sát tất cả, có khả năng ban ơn và giáng họa, có thể giúp họ an phận hay thay đổi thân phận của họ, đều không hề có thật. Có người tin ngược lại, là chỉ vì để tự xoa dịu, tự xem là được chọn, được gọi; điều này cũng phải được người khác tôn trọng; nhưng nếu rao truyền rằng nhờ cầu xin hằng ngày mà họ được vị Thiên Chúa đó đặc biệt ban cho phước lành, thì người khác sẽ có ý kiến. Vì một vị Thiên Chúa như vậy, nếu có, Ngài cũng không thể nào vì được cầu xin mà mũi lòng ra tay thay đổi những qui luật của sự sống, cả của vi sinh bào, do chính Ngài lập ra, cho lợi ích đặc biệt của một cá nhân hay một tập thể cá nhân nào đó - nếu làm thế, thì đây là vị Thiên Chúa bất công, bất chính, một loại Da-quê. Và đến nay không một nhà thần học nào hiểu nỗi tại sao Thiên Chúa lại làm cái gọi là "phép lạ" để ban riêng "ân huệ" cho ông A hay bà B nào đó. Không hề có một vị Thiên Chúa mà chúng ta có thể tiếp cận được bằng cầu xin. Tiếc thay!
Có lẽ, vừa để ngăn sự trở lại của những đức tin thần bí vừa để thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người, đã thấy xuất hiện tại Ău Mỹ vài nghiên cứu nhằm hiện đại hóa quan niệm Thiên Chúa (có đề nghị dùng khái niệm ÔM, hay AUM, của đạo sĩ Du-già Ắn-độ giáo). Và chắc hẳn Giáo quyền Vatican cũng đã có một quan niệm mới về Thiên Chúa - Thật là điều đáng mừng ! Trong khi, nhiều khoa học gia đang cố bổ xung tri thức luận (épistémologie) bằng nổ lực tiếp thu cái nhìn và phương pháp luận Phật giáo (sẽ được trình bày ở dịp khác)
ĐTK.
– Paris Cuối thế kỷ 20.

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

CÁC ĐẠO CÙNG TÔN THỜ THIÊN CHÚA

Đạo Thiên Chúa hay đạo Công Giáo?
Trong thực tế, nhiều người đã lầm lẫn khi dùng cụm từ “Đạo Thiên Chúa” hay “Thiên Chúa Giáo” để chỉ Đạo Công Giáo (Catholicism) tức là Đạo thánh mà chính Chúa Kitô đã rao giảng và thiết lập Giáo Hội trên nền tảng Tông Đồ như phương tiện để loan truyền và mang ơn cứu độ của Chúa đến cho mọi dân mọi nước cho đến ngày mãn thời gian.
Đó là Đạo cứu rỗi mời gọi mọi người đón nhận để được sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa trong Vương Quốc tình yêu của Ngài.
Xét về từ ngữ (terminology) thì danh xưng Đạo Thiên Chúa nghe có vẻ hợp lý vì mục đích tôn thờ Thiên Chúa là Chủ tể vạn vật và vũ trụ. Nhưng nếu đi sâu vào nội dung thần học, thì danh xưng này không phân biệt rõ đối tượng và mục đích tôn thờ của các tín hữu có cùng niềm tin vào Thiên Chúa (God) nói chung và Chúa Cứu Thế Giêsu nói riêng. Các tín hữu này hiện đang phân tán trong các Giáo Hội hay Đạo có danh xưng khác nhau như sau:
1-      Do Thái Giáo (Judaism), hay còn gọi là Đạo Mai-sen (Mosaic Religion) là Đạo tôn thờ Thiên Chúa Yahweh, là 300px-YemeniJew1914Cha của các Tổ Phụ Abraham, Isaac và Israel (Jacob). Ngài cũng là Đấng, qua tay ông Mai-sen, đã giải phóng cho dân Do Thái  thoát ách thống khổ bên Ai Cập và mang họ vượt Biển Đỏ trở về quê hương an toàn. Và cũng qua trung gian ông Mai-sen, Thiên Chúa đã truyền cho dân Do Thái và cho cả nhân loại ngày nay Mười Điều Răn như giao ước phải thi hành để được chúc phúc và được sống với Thiên Chúa là tình thương. Tín hữu Do Thái thuộc Đạo này cho đến nay vẫn chỉ tôn thờ một Thiên Chúa Yaweh độc nhất mà thôi (monotheism). Họ không có ý  niệm gì về một Thiên Chúa Ba Ngôi (The Holy Trinity) vì họ không nhìn nhận Chúa Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa, đã xuống thế làm Người để cứu chuộc nhân loại. Họ  cũng  không biết gì về Chúa Thánh Thần, mặc dù Kinh Thánh Cựu Ước có hé mở chút ánh sáng về Ba Ngôi Thiên Chúa qua trình thuật Ba người khách lạ đến thăm ông Abraham và được ông niềm nở đón tiếp dù không biết họ là ai (Stk 18:1-15).
Cũng vì không nhìn nhận Chúa Cứu Thế Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa và Phúc Âm của Người nên Kinh Thánh của Do Thái Giáo chỉ có phần Cựu Ước mà thôi.
2-      Công Giáo La Mã (Roman Catholicism) chính là KitôGiáo, tức là Đạo Cứu Rỗi do Chúa Kitô khai sinh với việc Người xuống trần gian làm Con Người, đi rao giảng Tin Mừng, chữa  lành  và cuối cùng chết trên thập giá để hoàn tất công cuộc cứu chuộc cho loài người khỏi chết vì tội.
Đạo Công Giáo tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi cùng một bản thể (substance) và uy quyền như nhau. Thiên Chúa của Đạo Công Giáo là Thiên Chúa của Chúa Kitô (Christian God) và cũng là Thiên Chúa của các Tổ Phụ Do Thái. Do đó, Kinh Thánh của Giáo Hội Công Giáo gồm cả hai phần Cựu Ước (Old Testament) và Tân Ước (New Testament) với tổng cộng 72 Sách thánh mà Giáo Hội Công Giáo dạy tín hữu phải đọc để nuôi dưỡng đời sống đức tin nhờ  nghe  Lời Chúa để  biết sống theo đường lối của Người.
3-      Chính Thống Giáo là Nhánh KitôGíáo Đông Phương (Eastern Orthodox  Churches) đã tách ra khỏi Giáo Hội Epiphany_Mass_in_the_Monastery_of_Prophet_Elias_of_SantoriniCông Giáo La Mã từ năm 1054 vì một số  bất đồng về  tín lý, phụng vụ và quyền bính. Cho đến nay, nhánh này vẫn chưa hiệp nhất trọn vẹn được với Giáo Hội Công Giáo La Mã dù cả hai bên  đã có nhiều thiện chí và cố gắng để xích lại gần nhau. Công Giáo và Chính Thống đều có chung nguồn gốc Tông Đồ (Apostolic succession) nên có chung các bí tích hữu hiệu như nhau, mặc dù vẫn chưa thể hiệp nhất được vì một trở ngại duy nhất là vấn đề quyền bính của Đấng thay mặt Chúa Kitô để cai trị Giáo Hội. Đó là quyền bính của Đức Thánh Cha, cũng là Giám Mục Rôma, mà anh em Chính Thống chưa công nhận.
4-      Tin Lành (Protestantism) là Nhánh KitôGíáo đã ly khai khỏi Công Giáo và Chính Thống Giáo sau những cuộc cải cách (reformations) do Martin Luther chủ xướng tại Đức năm 1517,  lan qua Pháp với John Calvin, Thuy sĩ với Ulrich Zwingli .
Martin Luther Nhưng chính nội bộ nhánh này sau đó cũng đã phân chia thành hàng ngàn các nhánh nhỏ khác nhau như Baptists, Methodists, Lutherans, Presbyterians, Episcopalians, Pentecostals, Quakers, Church of Christ .v.v  Họ cũng tôn thờ một Thiên Chúa và tin Chúa Kitô là Cứu Chúa (Savior) cũng như lấy Kinh Thánh làm nền tảng cho niềm tin và sứ vụ giảng dạy (Preaching ministry), nhưng khác biệt với Công Giáo và Chính Thống Giáo về nhiều điểm căn bản liên quan đến thần học, bí tích, phụng vụ, quyền bính và Kinh Thánh (Họ giải thích Kinh Thánh theo cách hiểu riêng của họ). Thêm vào đó, cũng như Chính Thống Giáo, các nhánh Tin lành đều không công nhận vai trò và quyền bính tối cao của Đức Giáo Hoàng La Mã. Một điểm quan trọng nữa cần nói thêm là các nhánh Tin lành này đều không có nguồn gốc Tông Đồ (Apostolic succession) nên họ không có các bí tích hiệu như Công Giáo và Chính Thống trừ phép rửa mà đa số họ có.
5–      Anh Giáo (Anglicanism) tức nhóm KitôGiáo đã tách khỏi Công Giáo La Mã vì sự bất mãn liên quan đến vấn đề hôn nhân của Vua Henry VIII trong thế kỷ 16. Henry đã tuyên bố ly khai khỏi Công Giáo La Mã và tự phong làm thủ lãnh nhánh ly khai này. Nhóm này có tên chung là Anglican Communion, tức là Anh Giáo, hoàn toàn  khác với Giáo Hội Anh Quốc (The Church of England) là Giáo Hội Công Giáo của nước Anh hiệp thông  trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo La Mã (Rome).
Henry_VIII 1509-1547Nhưng cách nay gần hai năm, một biến chuyển mới trong liên hệ giữa Anh Giáo và Giáo Hội Công Giáo là có một nhóm khá đông các tín hữu Anh giáo cũng với giáo sĩ của họ đã xin gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Để đón mừng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm cựu Anh Giáo này, Đức Thánh Cha Bê-nê-đich-tô 16, ngày 9-11-2009 đã cho công bố Tông Thư “Anglicanorum  coetibus” (Các tín hữu Anh Giáo) theo đó Tòa Thánh cho phép thiết lập các Giáo Hạt tòng nhân trong ranh giới của một số Giáo Phận Công Giáo ở Anh Quốc và xứ Wales để cho các cựu tín hữu Anh giáo được cử hành các nghi thức phụng vụ và bí tích theo nghi thức của truyền thống Anh Giáo đã được Tòa Thánh phê chuẩn.
Mới nhất, ngày 15-1-2011 vừa qua, ba cựu giám mục Anh giáo đã được tấn phong linh mục Công Giáo tại Thánh Đường Westminster, Luân Đôn. Và một trong ba tân linh mục này, cha Keith Newton đã được cử làm Quản hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham, một Quản hạt tòng nhân đầu tiên  mới được thành lập ngày 15-1 vừa qua để đón nhận các cựu tín hữu Anh Giáo gia nhập Giáo Hội Công Giáo.
Sở dĩ có việc truyền chức cho các cựu giám mục Anh Giáo là vì Giáo Hội Công Giáo không công nhận Anh Giáo có bí tích Truyền Chức hữu hiệu, nên các cựu linh mục và giám mục Anh Giáo, nếu muốn, đều phải xin thụ phong linh mục Công Giáo trước và sau này có thể có linh mục được chọn làm giám mục Công Giáo.
Lại nữa, vì Anh Giáo cho các linh mục và giám mục của họ kết hôn, nên sau khi được thụ phong linh mục Công giáo, họ vẫn được phép tiếp tục sống với vợ con.
Ngoài ra, còn phải kể thêm một tôn giáo lớn nữa cũng tôn thờ Thiên Chúa mà họ gọi là Đấng Allah. Đó là Đạo Hồi (Islam) do Muhammad sáng lập vào năm A.D 622. Từ ngữ Islam trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “Tuân phục ý muốn của Thiên Chúa = (Submission to the will of God)” nhưng Đạo này khác xa Đạo Do Thái, Công Giáo và các Nhánh KitôGíáo nói trên về nhiều mặt. Thí dụ họ chỉ coi Chúa Giêsu là một người thường, một tiên tri như Abraham, Moses, Noah v.v  và kinh thánh của họ là kinh Koran.
Như vậy, không có đạọ nào gọi là Đạo Thiên Chúa (Deism) đúng nghĩa với danh xưng này cả vì trong thực tế thì tất cả các Nhánh hay Đạo mang các danh xưng riêng biệt trên đây đều tôn thờ Thiên Chúa (God) nhưng với nội dung thần học khác nhau, kể cả khác biệt về phương thế thể hiện sự tôn thờ đó (Liturgy). Nói khác đi, các Nhánh Kitô giáo và Do Thái giáo nói  trên, tuy cùng tôn thờ Thiên Chúa, nhưng rất khác nhau về quan điểm  thần học, bí tích, phụng vụ, mục vụ và quyền bình. Do đó, không thể gọi Đạo Công Giáo là Đạo Thiên Chúa cách chung được vì như vậy sẽ lẫn lộn với các đạo cùng tôn thờ Thiên Chúa nhưng khác nhau về nhiều điểm như đã nói trên đây.
TẠI SAO PHẢI GỌI KITÔ GIÁO LA MÃ LÀ ĐẠO CÔNG GIÁO?
 Để trả lới câu hỏi này, chúng ta cần nhớ lại từ đầu Thiên Chúa (God) chỉ tỏ mình ra cho dân Do Thái và chọn dân này làm dân riêng mà thôi: “Vậy giờ đây, nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta” (Xh 19:5).
Như thế, trước khi Chúa Giêsu xuống thế làm Con Người, chỉ có dân Do Thái được biết Thiên Chúa Yahweh là Cha các Tổ Phụ của họ, là Đấng đã giải phóng họ và ban cho họ Mười Điều Răn làm Giao ước (Covenant) mà thôi. Ngoài Dân Do Thái ra, các dân khác đều là dân ngoại (gentiles) vì không biết Thiên Chúa Yahweh của dân Do Thái.
Nhưng sau khi Chúa Giêsu giáng sinh ở Bethlehem, Chúa đã tỏ mình ra cho các dân ngoại qua ánh sao lạ ở Phương Đông, mời gọi ba đạo sĩ dân ngoại đầu tiên đến thờ lạy Chúa. (x. Mt 2:1-12). Sự kiện này đã nói lên nét phổ quát (universality) của ơn cứu độ. Nghĩa là ơn này được dành cho hết mọi dân tộc, không chỉ  riêng cho dân Do Thái. Vì thế, trước ngày về trời Chúa Giêsu đã truyền cho các Tông Đồ: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, rửa tội cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”(Mt 28:19).
Đây là lý do vì sao Đạo của Chúa Kitô (Christianity) được gọi là Đạo Công Giáo vì mục đích phổ quát của ơn cứu độ mà Chúa đã mang đến cho nhân loại qua Hy Tế thập giá của Người. Vì thế từ ngữ “Công giáo” ở đây có nghĩa là chung, là phổ quát (universal), dành cho hết moi người không phân biệt màu da, tiếng nói và văn hóa. Như vậy từ ngữ “công giáo” (catholicam = catholique = catholic…..) không hề có nghĩa là công cộng (public) như có người không hiểu biết gì nhưng đã có ác ý dịch ẩu Đạo Công Giáo sang tiếng Anh là Public Religion. Dịch như vậy cũng tương tự như người mới học tiếng Anh tự ý dịch nước đá (ice) là “water stone”!  Cũng vậy, nếu biết tiếng Anh đủ và có đọc sách vở viết bằng Anh ngữ về các thuật ngữ (terms) của Kitô Giáo, thì tội tổ tông, người Anh Mỹ gọi là Original sin, người Pháp gọi là Péché originel, người Tây Ban Nha gọi là Pecado original’, chứ không ở đâu có từ ngữ “father’s sin” để chỉ tội tổ tông cả. Dịch kiểu này thì người Anh Mỹ không thể nào hiểu đúng ý của người dịch được.
Tóm lại, danh xưng phải chính xác về các vần đề tôn giáo để tránh hiểu lầm hay xuyên tạc mục đích. Cụ thể, Đạo Công Giáo (Catholicism) là Đạo mà chính Chúa Giêsu đã khai sinh và giảng dạy để mang ơn cứu độ của Thiên Chúa đến cho mọi người thành tâm thiện chí muốn đón nhận để được cứu rỗi và sống đời đời. Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội duy nhất Chúa Kitô đã thiết lập để tiếp tục rao giảng và chuyển chở ơn cứu độ đó đến cho những ai muốn tiếp nhận. Giáo Hội này được đặt dưới quyền lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng là Người duy nhất nối tiếp Sứ vụ chăn dắt đoàn chiên của Chúa Kitô với sự hiệp thông và vâng phục trọn vẹn của các Giám mục trong toàn Giáo Hội.
Đó là những nét đại cương để phân biệt Đạo và Giáo Hội Công Giáo với các Đạo cùng tôn thờ Thiên Chúa nhưng đang hoạt động bên ngoài Giáo Hội Công Giáo.
LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
 Tìm hiểu về  Công Giáo- Cơ Đốc Giáo – Anh Giáo- Tin Lành-Do Thái
1- Amen là từ ngữ Do thái được xử dụng trong Phụng vụ và Kinh thánh
của Giáo Hội với những ý nghĩa sau đây :
a-Trong Phụng vụ:
Tiếng Amen đươc dùng để kết thúc một lời cầu xin dài hay ngắn với ước mong được Chúa chấp nhận lời cầu xin đó và ban cho ta như lòng mong muốn.
Ngoài ước muốn được nhậm lời cầu nói trên, Amen còn có nghĩa là “đúng vậy, chắc chắn như vậy” Ý nghĩa này được dùng khi linh mục, phó tế hay thừa tác viên thánh thể giơ cao Mình Thánh hay chén Máu Thánh Chúa lên và nói “Mình Thánh Chúa Kitô” hoặc “ Máu Thánh Chúa Kitô” người rước Lễ thưa Amen có nghĩa là “đúng như vậy, đây là Mình, hay Máu Thánh Chúa Kitô”.
Vậy trước khi rước Mình và Máu Thánh Chúa, ta phải thưa Amen với ý nghĩa này để tuyên xưng niềm tin có Chúa Kitô thực sự hiện diện trong hình Bánh và Rượu nho.
2- Alleluia : cũng là từ ngữ Do Thái lấy từ Kinh Thánh Cựu Ước, phiên âm nguyên ngữ ra các tiếng Tây phương (Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha…) là Hallelujia, nhưng vì trong những ngôn ngữ này, người ta không đọc được âm H nên chỉ quen đọc là Alleluia như chúng ta vẫn nghe từ xưa đến nay. Từ ngữ này có nghĩa là “Hãy chúc tụng Thiên Chúa” (Praise to God). Trong phụng vụ của Giáo Hội, tiếng Alleluia được dùng để diễn tả niềm vui hoan hỉ (jubilation) và lòng cảm tạ(thanksgiving) dâng lên Thiên Chúa. Riêng trong Sách Khải Huyền thì Alleluia được dùng để chỉ tiếng reo mừng của các thiên thần:
“ Sau đó tôi nghe như có tiếng hô lớn của đoàn người đông đảo ở trên trời vang lên: Halleluia! Thiên Chúa ta thờ là Đấng cứu độ, Đấng vinh hiển uy quyền” (Kh 19:1)
Đó là tất cả nguồn gốc và ý nghiã của các từ Amen và Alleluia được dùng trong phụng vụ và kinh thánh của Giáo Hội Công Giáo.