Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

Tuổi của "Adam" và "Eve"







Bằng cách xác định trình tự DNA của 2636 cư dân tại Iceland, các nhà khoa học đã xác định được vai trò của đột biến gen đối với tất cả những căn bệnh mà con người hiện đại có thể mắc phải. Đồng thời, nghiên cứu đã dẫn tới một kết luận hết sức bất ngờ: Y-chromosomal Adam - "Tổ phụ của loài người"sống cách đây khoảng 174.000 đến 321.000 năm trước. Kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Nature Genetics mới đây.
Phát hiện mới về tổ tiên của loài người

Đây là nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu gen lấy từ số lượng người lớn nhất trong cùng một quần thể dân cư. Đồng tác giả của nghiên cứu, giáo sư thần kinh học Kari Stefansson phát biểu: "Những gì chúng tôi đạt được cho phép có một cái nhìn khá chi tiết về trình tự gen của cả một quốc gia. Đây là một bước tiến lớn đối với hiểu biết của chúng ta về mối tương quan giữa sự phong phú trong trình tự DNA và sự đa dạng của con người. "
Theo nhân chủng học, Mitochondrial Eve và Y-chromosomal Adam (MRCA và Y-MRCA) là 2 cá thể đã truyền lại bộ gen cho tất cả loài người hiện nay. Nói cách khác, đây chính là tổ tiên của loài người. Trước đây, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm ước tính tuổi của 2 cá thể này. Tuy nhiên, đa phần các kết quả nghiên cứu đều dựa trên những cơ sở dữ liệu chưa đáng tin cậy và dẫn tới những kết luận mâu thuẫn nhau. Một nghiên cứu được thực hiện hồi năm 2013 bởi Đại học Arizona, Hoa Kỳ đã ước tính rằng tuổi của "cha đẻ nhân loại" là khoảng 340.000 tuổi.
Tổ phụ của loài người sống cách đây khoảng 239.000 năm trước?Tranh minh họa
Tuy nhiên, nghiên cứu lần này dựa trên các cư dân tại Iceland cho rằng "Adam" có số tuổi trẻ hơn. Theo đó, ông sống cách đây khoảng 239.000 năm trước. Con số này gần với số tuổi của Eve đã được xác định trong nghiên cứu gần đây là 200.000 năm tuổi. Agnar Helgason, nhà nhân loại học tại Đại học Iceland, đồng tác giả của nghiên cứu cho rằng: "Con người luôn tò mò rằng chúng ta đến từ đâu và đến bằng cách nào. Nghiên cứu lần này đã cung cấp thêm thông tin nhằm trả lời cho câu hỏi khi nào". Theo quan điểm tiến hóa, các loài sống lâu hơn sẽ có nhiều thời gian để pháy triển đột biến nhằm biệt hóa các cá thể, dần hình thành nhiều quần thể riêng biệt. Nếuxác định được tuổi của nhân loại thì có thể hiểu được nguồn gốc sự đa dạng của loài người.
Cũng trong nghiên cứu lần này, các nhà khoa học đã phân tích 8000 người Iceland có ít nhất 1 gen hoàn toàn lặn. Kết quả cho thấy gen quy định khứu giác của con người có tỷ lệ lặn cao nhất trong số tổng số 1171 gen lặn. Helgason cho biết: "Từ đây, chúng ta có thêm cái nhìn sâu sắc về gen lặn của con người. Điều này có thể trả lời cho câu hỏi tỷ lệ bắt gặp 1 cá nhân có tất cả các gen lặn là bao nhiêu? Tỷ lệ này đối với người Iceland vào khoảng 7,7%."
Mặc dù nghiên cứu lần này có cơ sở dữ liệu khá lớn so với những nghiên cứu trước đây nhưng một số chuyên gia trong ngành cho rằng nó vẫn chưa được thiết kế hoàn hảo. Nhà di truyền học Andrew Allen tại Đại học Duke, người không tham gia nghiên cứu cho rằng: "Nghiên cứu lần này chỉ tổng hợp những cơ sở dữ liệu trước đây nên mẫu có thể không chính xác, mang bóng dáng cơ hội và không thể dùng để suy ra đặc điểm của cả quần thể thực tế."
Thêm vào đó, Allen cho rằng: "Iceland là một quần thể dân cư có lịch sử biến động khá bất thường. Quốc gia này tương đối cô lập và chỉ có dân số 320.000 người. Tổ tiên của họ ít có điều kiện tiếp xúc với thế giới bên ngoài như hiện nay. Điều này đã gây khó khăn cho việc đưa ra kết luận về quá trình chọn lọc gen của con người trong lịch sử." Giáo sư Stefansson phản biện rằng: "Dân tộc Iceland không có dấu hiệu bị lai tạp. Do đó, con số 7,7% gần như là có thể áp dụng đối với những dân tộc khác."
Tuy nhiên, suy cho cùng giới nghiên cứu cho rằng nghiên cứu lần này vẫn có giá trị tham khảo hữu ích, cung cấp thông tin về hoạt động của các gen lặn. Các nhà nghiên cứu khác có thể dùng kết quả nghiên cứu nhằm xác định mối quan hệ giữa đặc điểm di truyền với tỷ lệ mắc bệnh của con người, từ đó đề xuất phương pháp chẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn. Về câu đố "tuổi của Adam và Eve", các nhà nghiên cứu vẫn còn phải tiếp tục thực hiện thêm nhiều thống kê khác với kích thước mẫu lớn hơn, nhằm đảm bảo tính tin cậy và độ chính xác của kết luận.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

Lịch Sử Truyền Đạo Chúa Vào Thái Lan (Thi Nguyên)

Sử gia Loraine Boettner:
“Khi là thiểu số, Giáo Hội La Mã là con CỪU, khi ngang số, nó là con CÁO, khi chiếm đa số, nó là con CỌP." (Rome in the minority is a lamb, Rome as an equal is a fox, Rome in the majority is a tiger).
Thánh kinh Phục Truyền luật lệ ký (12:2-7) dạy: “phải vằm nát và đốt tất cả những nơi thờ tự của những kẻ ngoại đạo, phá bỏ tất cả những ông thần mà họ thờ” . Đó là lời Chúa!
Phật giáo là quốc giáo của Thái lan. Trong lịch sử, Vatican đã từng truyền đạo vào quốc gia này và gây khủng hoảng trầm trọng, xáo trộn về chính trị, xã hội tưởng chừng quốc gia Phật giáo này không vượt qua.
Công giáo có mặt ở Thái lan lần đầu vào năm 1550 do một giáo sỹ dòng Francis người Pháp tên Bonferre đi trên chiếc tàu Bồ Đào Nha vào truyền giáo trong 3 năm nhưng không có hiệu quả. Năm 1554, hai giáo sỹ Bồ Đào Nha dòng Dominican vào truyền giáo phát triển 3 giáo phận, cải đạo được khoảng 1500 người.
Theo sách "Vietnam, Why did we go?" chương 17 (1), vào đầu thế kỷ 17, Pháp dòm ngó sang các nước châu Á bằng cách gửi Đoàn Đông Ấn Pháp (French East India Company) sang Ấn Độ với mục tiêu thương mại và đồng thời truyền bá Kitô giáo được thực hiện bởi các giáo sỹ thừa sai. Tuy nhiên ở Ấn Độ, Pháp gặp sự kháng cự của thực dân Anh, do vậy Pháp bèn chuyển hướng sang Đông Nam Á, đặc biệt là Xiêm (Thái lan). Những giáo sỹ thừa sai Công giáo được gửi đến dưới sự cho phép và khuyến khích của Tòa thánh Vatican. Với vỏ bọc tôn giáo, những giáo sỹ này đã khảo sát tiềm năng thương mại, chính trị, chiến lược đại diện cho Đế quốc Pháp.
Giáo sỹ dòng tên Alexandre de Rhodes đã đặt chân đến Đông Nam Á vào năm 1610. Chỉ một thập niên sau, ông đã gửi về Vatican và Pháp một bản mô tả rất chính xác về tiềm năng chiến lược chính trị, thương mại. Những giáo sỹ dòng tên người Pháp khác cũng được cử đến để giúp Rhodes trong công việc hai mặt: cải đạo Công giáo và bành trướng thương mại. Vatican và Pháp đã xem những hoạt động này là không thể tách rời để cuối cùng chiếm đóng bằng quân sự và chính trị.
Những giáo sỹ này rất thành công đến nỗi vào năm 1659, vùng đấy ĐNÁ là khu vực chuyên biệt của hoạt động thương mại của Pháp và hoạt động truyền giáo. Kết quả là, hoạt động này đã lan rộng sang các nước Miến Điện, Campuchia, Việt nam và Thái lan. Chính Thái lan chẳng bao lâu đã trở thành bệ phóng để tấn công tôn giáo và chính trị cho cả vùng.
Kế hoạch tấn công Thái lan rất đơn giản: Đoàn Đông Ấn Pháp giao dịch thương mại, Chính phủ Pháp dùng quân sự, Vatican sử dụng giáo sỹ để cải đạo.
Khi các căn cứ thương mại và những tổ chức Công giáo của các giáo sỹ đã được thiết lập vững vàng, chính phủ Pháp bắt đầu gây áp lực thiết lập quan hệ thương mại cấp quốc gia với Thái lan. Đồng thời Vatican tập trung vào mở rộng ảnh hưởng của Công giáo không phải bằng cách cải đạo dân chúng mà tập trung vào cải đạo một người quan trọng nhất, đó là vua Thái lan. Nếu điều này thành công, các giáo sỹ sẽ thuyết phục vị vua Công giáo này cho phép quân đội Pháp đồn trú ở những thành phố quan trọng như Bangkok, Mergui để tạo thanh thế cho Công giáo.
Tháng 10 năm 1685, Vua Thái Phra-Naraï đã ký hiệp ước với Pháp, cho phép các giáo sỹ thừa sai truyền đạo khắp Xiêm la và chỉ định một viên quan chuyên trách dàn xếp những mâu thuẫn giữa con chiên và những người theo tôn giáo khác.
Hai năm sau đó, vua Thái và nhiều quan lại đã cải đạo sang Công giáo. Nhóm Công giáo lãnh đạo này bắt đầu thực thi bộ máy cai trị theo kiểu Công giáo và gây áp lực trên dân chúng Phật giáo. Luật lệ phân biệt đối xử và đàn áp Phật giáo được ban hành trong khi biệt đãi nhóm thiểu số Công giáo với nhiều đặc quyền. Nhà thờ Công giáo được dựng lên khắp nơi trong khi nhiều chùa chiền bị đập phá hoặc đóng cửa. Trường học Công giáo thay thế cho trường Phật học. Chẳng bao lâu, Công giáo trở thành tầng lớp nắm quyền hành, giàu có và có nhiều đặc lợi.
Tầng lớp cai trị giống như thời Ngô Đình Diệm đã đã trở thành một tổ chức Mafia chính trị, tôn giáo với quyền hành tuyệt đối. Những cuộc nỗi dậy bị đàn áp khốc liệt bằng thế lực hỗ trợ Công giáo như quân đội Pháp nằm vùng ở các thành phố lớn như Bangkok, Mergui và bằng những thuyền chiến Pháp ngoài khơi.
Giống như chế độ Diệm, đại chúng Phật giáo sau nhiều cuộc nỗi dậy riêng lẽ cuối cùng cũng tập hợp thành một lực lượng có tổ chức do Phra-phret-racha lãnh đạo cho dù nó bị đàn áp khốc liệt.
Chẳng bao lâu, phong trào bài Công giáo đã lan rộng khắp đất nước. Nhà thờ bị tấn công và phá hủy, con chiên bị săn lùng và chẳng bao lâu phong trào lan rộng vào triều đình với sự ủng hộ của giới quan lại. Kết quả là thủ tướng Thái bị giết, vua Phra-Naraï bị phế truất, giáo sỹ Công giáo, viên chức Pháp cũng như con chiên Công giáo bị bắt giữ hoặc tống xuất và tất cả các hoạt động Công giáo đều bị chấm dứt. Chẳng bao lâu, thiểu số công giáo bị kết tội là khủng bố và bị xét xử. Hoạt động thương mại với Pháp cũng như hoạt động truyền giáo bị chấm dứt hoàn toàn.
Âm mưu của liên minh Pháp-Vatican là lũng đoạn chính trị, tôn giáo ở Thái Lan bị chấm dứt vào năm 1688. Từ đó, Thái lan cấm cửa Công giáo và Pháp trong suốt 150 năm sau đó.
Hiện nay, Giáo hội Công giáo ở Thái có 292.000 người Công giáo, chiếm 0,46% tổng dân số với 11 giáo phận, 436 giáo xứ và 662 linh mục.
Chao Phraya Doesayen kết hôn với Tong Kee (Thao Thong Kip Ma). Họ có 2 đứa con với nhau. Somdej Phra Petra lên ngôi, chiếm đoạt quyền lực, ra lệnh bắt giữ và xử tử Chao Phraya Vichit bởi vì họ tin rằng người nước ngoài muốn lạm dụng ảnh hưởng vào Vương quốc của họ.
Ảnh https://www.tnews.co.th/contents/418782

Bàn Về Vị Linh Mục Tai Tiếng Trần Đình Long (FB Nguyễn Tiến Trung)

Thời gian vừa qua, Ban biên tập Cờ Đỏ Tp. Hồ Chí Minh đã nhận được rất nhiều ý kiến phản ánh của người dân, nhất là giáo dân về hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của linh mục Giuse Trần Đình Long. Các ý kiến phản ánh tập trung vào việc linh mục này tổ chức giảng đạo gây mất an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường, gây ùn tắc giao thông hàng giờ, gây xáo trộn nếp sinh hoạt hàng ngày, nhiều người đến hành lễ; hành vi chữa bệnh mang nhiều bệnh tật, kể cả bệnh nan y, gây nguy cơ cao về truyền nhiễm dịch bệnh, tạo bức xúc cho nhân dân địa phương. Ban biên tập đã tổ chức điều tra các nội dung phản ánh và thực hiện bài “Về các dấu hiệu vi phạm của linh mục Giuse Trần Đình Long”
Trước năm 2010, phần đất tại số 1201/12 Nguyễn Văn Tạo, ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè là khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của linh mục Ngô Quang Tuyên. Ngày 15 tháng 04 năm 2010, Linh mục Ngô Quang Tuyên làm đơn gởi UBND huyện Nhà Bè đề nghị giảng đạo ngoài cơ sở của giáo xứ Phủ Xuân với lý do nhà thờ Phú Xuân không đủ đáp ứng số lượng giáo dân ngày càng đông , những ngày lễ hàng tuần giáo dân phải để xe hoặc đứng ra lề đường gây mất trật tự an toàn giao thông. Xuất phát từ tình hình trên và được sự thống nhất của Ban Tôn giáo - Dân tộc Thành phố, Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè có văn bản số 576/UBND ngày 22 tháng 6 năm 2010, chấp thuận cho Linh mục Ngô Quang Tuyên được giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo tại địa chỉ số 1201/12 ấp 1, xã Hiệp Phước (sau đây gọi tắt là điểm giảng đạo). Điểm giảng đạo chỉ được tổ chức sinh hoạt từ 17 giờ 00 đến 21 giờ 00, các ngày thứ bày và chủ nhật trong tuần cho giáo dân xã Hiệp Phước, Long Thới, Nhơn Đức (63 người); nội dung hoạt động: dâng Thánh lễ, đọc Kinh thánh, dạy Kinh thánh, tập hát 
Trong thời gian Linh mục Ngô Quang Tuyên phụ trách giảng đạo tại đây đã chấp hành đúng thời gian và nội dung hoạt động theo văn bản số 576 / UBND của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè.
Tháng 4 năm 2016, Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận việc Tòa Tổng Giám mục Thành phố bổ nhiệm Linh mục Trần Đình Long (linh mục thuộc dòng Thánh Thể) làm Phó Giáo xứ Phú Xuân tại Văn bản số 1511/ UBND - PCNC. Ngày 27 tháng 6 năm 2016, cố Tổng Giám mục Bùi Văn Đọc ban hành bổ nhiệm thư cho Linh mục Trần Đình Long phụ trách Giáo điểm Tin Mừng.
Từ khi Linh mục Trần Đình Long về phụ trách điểm giảng đạo này có nhiều hoạt động sai trái, làm phức tạp tình hình địa phương về an ninh trật tự , môi trường, gây bức xúc trong nhân dân và chính quyền địa phương tại Huyện và nhiều địa phương ở các tỉnh thành khác.
Cụ thể: Linh mục Trần Đình Long không tuân thủ thời gian và nội dung hoạt động tại văn bản số 576/UBND của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè.
- Thời gian hoạt động 6 ngày/tuần, từ thứ 3 đến chủ nhật, trong đó ngày thứ bảy và chủ nhật hoạt động từ 13 giờ đến 20 giờ; các ngày còn lại hoạt động bắt đầu từ 15 giờ, thời gian kết thúc không cố định.
- Thành phần giáo dân tham dự không phải là người địa phương ở xã Hiệp Phước và các xã lân cận mà quy tụ giáo dân của nhiều tỉnh thành khác.
- Đặt loa phát thanh bên ngoài khuôn viên điểm giảng đạo, gây ồn ào ảnh hưởng đến sinh hàng ngày của bà con trong ấp.
- Đặt các thùng khấn nguyện, thu tiền.
Ngoài việc giảng đạo, hoạt động của Linh mục Long có dấu hiệu chữa bệnh mê tín dị đoan như uống nước thánh, xoa đầu ban phép thánh. Tuy linh mục Long không thừa nhận hoạt động chữa bệnh, nhưng khi được hỏi về mục đích đến gặp cha Long, nhiều người thừa nhận đến điểm giảng đạo để được Linh mục Long chữa bệnh.
Xem một video của LM Trần Đình Long dụ dỗ và gài độ nghệ sĩ Chí Tài: https://www.youtube.com/watch?v=ymLXXUFRcQw
Những tác động tiêu cực từ hoạt động của Linh mục Trần Đình Long tại điểm giảng đạo:
Qua điều tra chúng tôi được biết: hiện nay, tại giáo điểm chỉ có các giáo dân từ nơi khác đến hành lễ và chữa bệnh. Giáo dân của địa phương đã về giáo xứ Phú Xuân sinh hoạt (do cách hành lễ của Linh mục Long không phù hợp).
Với việc tụ tập quá đông người hàng ngày có trên 2.000 người dự, các ngày lễ trọng có trên 5.000 người dự, đã gây mất an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường, gây ùn tắc giao thông hàng giờ, gây xáo trộn nếp sinh hoạt hàng ngày, nhiều người đến hành lễ, chữa bệnh mang nhiều bệnh tật, kể cả bệnh nan y, gây nguy cơ cao về truyền nhiễm dịch bệnh, tạo bức xúc cho nhân dân địa phương.
Đã có nhiều đơn, thư của người dân địa phương, trong đó có giáo dân tại xã Hiệp Phước gửi đến các cơ quan chức năng phản đối hoạt động của Linh mục Long; nhiều cuộc tiếp xúc của đại biểu hội đồng nhân dân các cấp với cử tri tại địa phương, cử tri có phản ánh những bức xúc đối với hoạt động của Linh mục Long.
Việc xây dựng các công trình không phép, che bạt, quy tụ đông giáo dân dưới hành lang an toàn lưới điện vi phạm nghiêm trọng về trật tự xây dựng, an toàn lưới điện.
Trước tình hình hoạt hoạt động của Linh mục Long tại điểm giảng đạo, các cơ quan chức năng của huyện Nhà Bè tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh các hoạt động sai tại đây. Các cơ quan chức năng nhiều lần làm việc với Linh mục Ngô Quang Tuyên, Linh mục Trần Đình Long yêu cầu khắc phục các sai phạm: Tập trung chỉ đạo xử lý các công trình xây dựng không phép; giám định nguồn nước , xử lý bến bãi đỗ xe, hộ ngăn phòng kinh doanh cho thuê, làm rõ các vụ chết người tại giáo điểm để có căn cứ để xuất xử lý theo quy định của pháp luật. Qua giải quyết của các cơ quan chức năng một số nội dung sai phạm đã được khắc phục như: Một số công trình xây dựng không phép đã được tháo dỡ, tháo biển hiệu đặt không đúng quy định, chấm dứt tổ chức nuôi giữ trẻ không đúng quy định, chấm dứt hoạt động bãi giữ xe trên đất công.
Tuy nhiên, vẫn còn những nội dung vi phạm tại điểm giảng đạo chưa được khắc phục. Qua làm việc với các cơ quan chức năng yêu cầu thực hiện đúng theo nội dung chấp thuận tại công văn số số 576/ UBND ngày 22 tháng 6 năm 2010 của Ủy Ban Nhân Dân Huyện Nhà Bè, nhưng Linh mục Long luôn né trách trách nhiệm, không hợp tác nên một số sai phạm vẫn chưa được khắc phục, một số sai phạm có biểu hiện phức tạp hơn.
Mặt khác, linh mục Trần Đình Long tăng cường tuyên truyền, khuyếch trương hoạt động, tạo dựng danh tính và đánh bóng tên tuổi bằng nhiều cách, mời các thành phần trong xã hội (nghệ sỹ, người nghiện ma túy, người giả sư...) để làm chứng nhờ cầu nguyện “lòng thương xót Chúa” nên hết bệnh hoặc bệnh thuyên giảm và phát tán trên mạng xã hội. Đây là hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của xã hội trên phạm vi rộng.Nghiêm trọng hơn, việc giảng đạo tại đây cũng đang vi phạm điểm a khoản 4 Điều 5 của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016, trong đó quy định các hành vi bị nghiêm cấm “Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường”.
Trước những hành vi vi phạm pháp luật trên của linh mục Giuse Trần Đình Long, chúng tôi kiến nghị các cơ quan chức năng rút lại Công văn số 576/ UBND ngày 22 tháng 6 năm 2010 với lí do giáo dân của địa phương đã về giáo xứ Phú Xuân sinh hoạt, việc linh mục Long tổ chức giảng đạo ở đây đã trái với tinh thần của Công văn 576/UBND của huyện Nhà Bè.
Mặt khác tuyên truyền cho người dân hiểu về các hành vi vi phạm pháp luật của linh mục này để họ có những ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật.
CĐTPHCM

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

Sự Tự Do và Sức Mạnh của Một Người Phi Tôn Giáo

Có người hỏi ngay cả nếu tín ngưỡng và tôn giáo là ảo tưởng đi nữa nhưng nếu ảo tưởng đó có thể xoa dịu đau khổ và đem lại hy vọng cho người khác được thì tại sao tôi không muốn điều đó cho họ và cho chính tôi?
Theo tôi, nếu một người chọn lựa sống trong ảo ảnh và dùng ảo ảnh để tạm thời xoa dịu những buồn phiền, đau khổ hay để tạo dựng những hy vọng cho họ thì đó là quyền của họ. Họ cũng có quyền cho rằng đó là sự chọn lựa độc lập và sáng suốt của họ, họ không hề chịu ảnh hưởng của ai cả, họ không hề bị tẩy não bởi gia đình họ từ ấu thơ, v.v.
Tôi không phải là họ. Tôi không thể cảm thấy an tâm hay hạnh phúc khi áp dụng ảo ảnh vào đời sống thực tế khi tôi thấy rõ rằng đời sống thực tế không hề thể hiện những ảo ảnh nầy.
Theo tôi, cho đến nay không có bằng chứng gì thích đáng đủ để làm tôi tin về:
- Một thiên đàng hay địa ngục đang chờ đợi tôi.
- Sự sống của mỗi cá thể trong cuộc đời nầy sẽ còn tồn tại vĩnh viễn sau khi họ chết.
- Sự hiện hữu của một đấng thiêng liêng nào cũng như khả năng cứu rỗi của họ.
- Sự cầu khẩn cũng như tu sĩ hay tăng sư nào có thể làm thay đổi "vận mạng" của người khác bằng sự cúng tụng, vái lạy, bùa chú.
- Quan niệm tội phước.
Và vì vậy nên tôi không lệ thuộc vào tín điều của bất cứ tổ chức tôn giáo nào.
Tôi không sợ bị tội, tôi không cần làm phước. Đó là vì những việc làm của tôi, những quyết định trong đời sống của tôi chỉ dựa vào nguyên tắc đạo đức và tiêu chuẩn chân thiện mỹ cơ bản sẵn có của con người chớ không tùy thuộc vào các điều ngăn cấm hay sự hứa hẹn của tôn giáo.
Tôi không xem các tu sĩ hay tăng sư cần phải được tín cẩn hay kính nễ hơn bất cứ ai khác chỉ vì họ mặc chiếc áo tu trên người họ. Tôi xem họ chỉ là những người sống bằng nghề truyền giảng đạo lý của tôn giáo của họ, không hơn không kém.
Theo nhận xét của tôi, hầu như tất cả những niềm tin, những giáo điều, những thực hành trong các tôn giáo chỉ là những mê tín dị đoan đã được hệ thống hóa và công nhận bởi các giới tu sĩ. Tôi không muốn bị chi phối bởi linh mục hay tăng sư nào khi họ đem những mê tín dị đoan nầy phối hợp với sự hiểu biết cùng những thành kiến cá nhân của họ áp đặt lên đời sống của tín đồ chung quanh họ.
Theo tôi, có một sự thật rất thực tế nhưng lạnh lùng đến độ tàn nhẫn trong vũ trụ, đó là “sự sống của mỗi cá thể chỉ xảy ra và hiện hữu một lần mà thôi”. Nếu một người hiểu và chấp nhận được điều đó rồi thì họ sẽ nhìn sự sống và đời sống một cách khác hẳn. Đồng thời, họ sẽ không còn bị bận tâm bởi những sự việc mê tín huyễn hoặc đã từng thường làm họ bận tâm.
Một sự thay đổi lớn nhất xảy ra là họ sẽ quý trọng hơn mọi thứ dù là đơn giản nhất trong đời sống chung quanh họ.
Đó là vì họ nhận biết rằng họ chỉ có thể sống cuộc đời ngắn ngủi của họ duy nhất một lần nầy mà thôi. Đó là vì họ nhận biết rằng cá thể lẫn tri thức của họ hầu như chắc chắn sẽ không tồn tại sau sự chết. Họ nhận biết rằng không có một cuộc đời nào chờ đợi họ sau cuộc đời nầy cả. Không có Thiên Đàng lẫn Địa Ngục hay Niết Bàn lẫn Âm Phủ cũng như họ sẽ chẳng đầu thai thành một sinh vật nào khác.
Khi nhìn thấy được sự mong manh và ngắn ngủi của sự sống như vậy thì một người sẽ có khuynh hướng cảm nhận rằng mỗi giây phút, mỗi sự vật, mỗi sự việc trong cuộc đời hiện tại của họ đều tuyệt vời và có ý nghĩa hơn bội phần.
Những người đã trải qua kinh nghiệm sắp mất hay suýt mất hay vừa mất một người thân thương sẽ hiểu điều tôi nói ở trên rất rõ.
Khi ở trong tình cảnh sắp mất, suýt mất hay vừa mất một người thân thì tự nhiên cảm giác của bạn đối với người nầy sẽ đột nhiên thay đổi hẳn. Bạn sẽ có những giá trị, những cảm xúc, những gắn bó, những kỷ niệm về người nầy mà trước đây bạn thường không bận tâm lắm để nghĩ đến. Đó là vì trước đây người thân nầy lúc nào cũng hiện diện chung quanh bạn. Đến khi bạn sắp, suýt hay đã mất người nầy thì những giá trị, những cảm xúc, những gắn bó, những kỷ niệm đó lại đột nhiên trở thành quan trọng và quý giá vô cùng đối với bạn.
Sống mà nhận biết rằng sự chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào và cuộc sống nầy sẽ vỉnh viễn tan biến đi cũng tương tự. Đây không phải là một điều yếm thế hay bi quan hóa sự sống. Nhận biết được sự việc trên sẽ đem đến cho tất cả mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi phút giây trong đời sống một giá trị và ý nghĩa khác hẳn.
Từ sắc xanh của bầu trời đến thể dạng của những cụm mây trắng, từ nụ cười của một người lạ qua đường đến tiếng khóc của đứa trẻ hàng xóm, từ cây viết chì cũ nằm trên bàn viết cho đến sự chuyển động linh hoạt của từng bắp thịt trong bàn tay, từ cọng cỏ mọc hoang bên lề đường cho đến những rặng cây đứng hiên ngang giữa cánh đồng lộng gió, từ những viên đá cuội cho đến các rặng núi già mòn, từ con bướm đêm bay lạc vào nhà cho đến bầy ngỗng trời thiên di trú rét mỗi năm ghé ngang khu đầm nước mặn gần thành phố, v.v. và v.v. đều có những cái đẹp đặc biệt và kỳ diệu của nó.
Mỗi hơi thở của bạn sẽ ngọt ngào hơn, mỗi chén cơm sẽ thơm ngon hơn, mỗi làn gió lùa qua tóc sẽ mát mẻ hơn, mỗi tia nắng trên da mặt sẽ dịu dàng hơn, màu hoàng hôn sẽ rực rỡ hơn, tiếng chim hót sẽ rộn ràng hơn, sự yên tỉnh trong đêm sẽ thanh thản hơn, giọng người rao mời ngoài chợ sẽ sinh động hơn. Nói cách khác, tất cả mọi sự vật lớn nhỏ trên đời đều mang đầy ý nghĩa của sự sống hơn và bạn sẽ hấp thu sự sống nầy một cách tràn trề và tận tình hơn.
Và nhiều sự mất mát, nhiều buồn phiền hay lo lắng hàng ngày trong đời bạn cũng sẽ tự nhiên không còn đáng kể nữa. Vài vụ thua lỗ thất thoát trong việc làm ăn sẽ không còn là các đại họa nữa, một chứng bệnh dù trầm kha cũng không còn là nỗi khổ đau cùng cực trong cuộc đời nữa, bị kẹt xe phải ngồi chờ giữa buổi trưa nắng gắt không còn là một cực hình nữa, bữa cơm không có các món ăn vừa miệng không còn là một điều bực bội khó chịu nữa. Đó là vì bạn biết rằng ngay cả những mất mát, buồn phiền hay lo lắng trên cũng không tồn tại mãi mãi. Đó là vì bạn biết rằng tất cả những điều trên chỉ là một giá rất rẻ phải trả cho cái cơ hội ngẫu nhiên quý báu được hiện diện trong sự sống trên hành tinh nầy.
Nếu nhớ sự kiện nầy hàng ngày, hàng giờ và đừng để bị phân tâm bởi những bận rộn không cần thiết thì quan điểm trên sẽ mang lại một sức mạnh và một cơ bản trong triết lý sống không cần lệ thuộc vào những đấng thiêng liêng tưởng tượng nữa.
Tôi là một trong những người đó.
Một điều phải công nhận là cái khái niệm “mỗi người đứng một mình đơn độc giữa vũ trụ bao la trong cuộc đời nầy” có thể rất đáng sợ hãi đối với những người xưa nay quen lệ thuộc vào niềm tin có các đấng thiêng liêng để che chở.
Tuy vậy, cái khái niệm nầy cũng có thể đem đến sự độc lập và sức mạnh của một người nhận thức được rằng không có huyền lực nào hiện hữu để tưởng thưởng hay trừng phạt mình. Với quan niệm nầy, nếu tôi chủ tâm làm một việc gì trên đời thì đó là vì tôi lựa chọn và muốn làm điều đó cho chính tôi chớ không phải vì hy vọng một phần thưởng hay e sợ một hình phạt gì cả về sau. Đối với tôi đó là một niềm tự hào và một hạnh phúc không nhỏ.
Có người cho rằng với những quan điểm nầy của tôi về tôn giáo thì tôi luôn luôn sẽ là người đơn độc.

Có lần nọ tôi xem một cuốn phim tài liệu về những đàn cừu của dân du mục trên các cánh đồng hoang ở Siberia. Chúng chen chúc, dựa lấn lẫn nhau, lấm la lấm lét, luôn luôn sợ sệt không con nào muốn đứng ở gần ngoài bìa cả. Trong đầu chúng, lúc nào cũng lởn vởn các răng nanh nhọn đâu đó của những con sói dữ vô hình. Trên đầu chúng, mây trắng nuột giữa bầu trời xanh biếc. Nhưng dĩ nhiên là đàn cừu không thể nào có tâm trí, và khả năng, thưởng lãm được cái đẹp thiên nhiên tuyệt vời của những cánh đồng hoang nầy.