Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

TẤM VẢI LIỆM JESUS LÀ HỐ CHÔN ĐẠO CÔNG GIÁO

TẤM VẢI LIỆM JESUS LÀ HỐ CHÔN ĐẠO CÔNG GIÁO


            Phúc âm của John (20: 1-18) đã cho chúng ta biết Peter (Phêrô) là người đầu tiên nhặt tấm vải liệm xác Jesus mà Joseph và Nicodemus đã bỏ lại tại nhà mồ.  Đối với mọi người, thường thì đó là một vật ghê gớm chẳng ai dám mang về nhà, nhưng đối với các môn đệ và tín đồ sùng kính Chúa Kitô thì nó lại là một thánh tích (holy relic) thiêng liêng vô giá.  Và quả thật, tấm vải liệm xác của Chúa Jesus cho đến nay vẫn là một di vật độc nhất vô nhị có in hình khuôn mặt và thân thể Ngài.  Nó cũng là một nhân chứng thầm lặng (the silent witness) duy nhất nói lên tất cả sự thật về cái chết của Chúa cũng như nói lên cái thực chất của đạo Kitô và Tòa Thánh La Mã.
            Theo một cuốn sách của Thánh Nino (chết năm 335) thì tấm vải liệm lúc đầu đã lọt vào tay bà vợ của quan toàn quyền La Mã Pilate.  Bà này rất có thiện cảm với Chúa Jesus và đã từng yêu cầu chồng đừng giết Ngài.  Theo cuốn Lịch Sử Hội Thánh  của giám mục Eusebicus viết năm 325 thì sau khi Chúa chết được ít lâu, một tông đồ thuộc vòng ngoài (outer circle) của Chúa tên là Addai đã đem tấm vải liệm đến Edessa (Thổ Nhĩ Kỳ) để tặng cho vua xứ này là Abgar V.  Lúc Chúa Jesus còn sống, vua Ablgar đã nghe tin Chúa làm nhiều phép lạ nên đã cho người đến mời Chúa sang Edessa chữa bệnh cho vua.  Nhưng Chúa chưa kịp đi thì đã bị bắt và bị giết.  Theo sách của Eusebicus, nhà vua có lòng tin Chúa đã tôn thờ tấm vải liệm và đã được Chúa ban ơn khỏi bệnh (Ghi chú: Phúc âm của Luke 10:1 cho biết Chúa Jesus có 12 tông đồ thuộc vòng trong và 70 tông đồ thuộc vòng ngoài).    Khoảng năm 57, vua Abgar V chết, người con lên thay là Abgar VI lại rất ghét đạo Kitô và ra lệnh cấm đạo.  Các giáo dân ở Edessa đã đem tấm vải liệm cất dấu cẩn mật, đến nỗi mấy thế kỷ sau tấm vải liệm biệt tích.
            Bỗng nhiên, vào năm 525, Edessa bị cơn lụt lớn tàn phá khiến cho trên 3000 người bị chết đuối, nhiều nhà bị cuốn trôi và cổng thành phía tây của hoàng cung bị sập.  Lúc đó người ta mới thấy tấm vải liệm được dấu trong hốc tường của cổng thành này.  Vào thời kỳ đó, Edessa bị lệ thuộc đế quốc La Mã.  Hoàng đế La Mã Justinien hay tin rất mừng rỡ và ra lệnh xây cất tại Edessa một thánh đường lớn, nay gọi là nhà thờ Haiga Sophia, để tôn kính thánh tích tấm vải liệm.
            Năm 639, Edessa bị quân Hồi Giáo chiếm đóng nên tấm vải liệm được đem đi nơi khác cất giấu.
            Năm 670, tấm vải liệm xuất hiện tại Palestine.  Nhân dịp đi hành hương tại Palestine, giám mục người Pháp tên Arcurf Pirigeux thấy một đám đông kéo tới một ngôi nhà thờ để kính viếng tấm vải liệm.  Ông đi theo và đã được diễm phúc hôn lên tấm vải liệm này.  Sau khi trở về Pháp, ông đã viết sách kể lại chuyện trên.
            Năm 944, không biết do nguyên cớ nào, tấm vải liệm xuất hiện tại nhà thờ St. Mary ở Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ).
            Năm 1203, thánh tích này được đưa về nhà thờ Balachermal (Hy Lạp).  Nhà thờ này mở cửa suốt ngày thứ sáu hàng tuần cho mọi người vào kính viếng thánh tích.
            Năm 1418, tấm vải thánh tích được chuyển về pháo đài Monfort (Pháp) thuộc dòng họ Charny.
            Năm 1452, Công chúa Magaret Charny tổ chức một cuộc triển lãm cho công chúng đến chiêm ngưỡng tấm vải liệm tại lâu đài Germolles.  Cuối cùng vì quá cảm mến ông quận công Savoy, công chúa đã tặng cho quận công tấm vải liệm thánh tích vô cùng quí giá này.  Bù lại, quận công tặng cho công chúa Magaret một lâu đài tráng lệ tại Genève và toàn bộ lợi tức bất động sản của quận công tại thành phố Lyon.  Quận công Savoy cho xây một thánh đường tại Chambery để tôn thờ tấm vải liệm.
            Năm 1506, Giáo Hoàng Julius II ban hành sắc lệnh của tòa thánh công nhận tấm vải liệm là thánh tích thật của Chúa Jesus và ra lệnh cho toàn hội thánh phải dâng lễ kính thánh tích này vào ngày 4 tháng 5 hàng năm.  Đây là một ngày lễ chính thức của hội thánh La Mã (The Feast Day of the Holy Shroud).  Từ đó, thánh đường riêng của dòng họ Savoy trở thành một nơi hành hương của các tín đồ Kitô Giáo khắp thế gíới.
            Ngày 17.9.1578, quận công Philibert de Savoy dời đô về Turin (nay thuộc nước Ý) và đặt tấm vải liệm tại nhà thờ chính của thành phố này.  Kể từ đó người ta gọi tấm vải liệm là "khăn liệm Turin" (The Turin Shroud).
            Nhân dịp mừng đám cưới của hoàng tử Umberto Savoy vào tháng 5/1931, hoàng gia tổ chức cuộc triễn lãm thánh tích trong 3 tuần lễ đã thu hút rất đông tín đồ từ khắp nơi kéo về chiêm bái.
            Umberto sau đó lên làm vua nước Ý, đến thế chiến thứ hai, ông bị lật đổ, phải lưu vong tại Bồ Đào Nha.  Ngày 2.3.1983, Giáo Hoàng John Paul sang Bồ Đào Nha gặp cựu hoàng Umberto để yêu cầu cựu hoàng chuyển giao quyền sở hữu tấm vải liệm cho tòa thánh.  Cựu hoàng đồng ý trao tặng tòa thánh thánh tích quí giá này.  Hai tuần sau, cựu hoàng qua đời vì quá già yếu.  Thế là phải đợi gần 2000 năm sau khi Chúa chết, di vật duy nhất của Chúa mới thuộc về người đại diện Ngài ở thế gian này (Vicar of Christ)!  Đối với niềm tin tôn giáo, tấm vải liệm là một thánh tích thiêng liêng về công ơn cứu chuộc vô cùng của Thiên Chúa đối với loài người.  Nhưng đối với các nhà khoa học, tấm vải liệm là một di vật quí giá sẽ nói lên những sự thật về con người của Chúa.  Họ coi đó là một nhân chứng thầm lặng có khả năng tố giác sự thật về cái chết của Ngài.  Các nhà khoa học không cần quan tâm đến các khía cạnh triết lý hay thần học.  Cái họ quan tâm duy nhất là đi tìm sự thật khách quan, với mục đích cuối cùng là để phụng sự những lợi ích của nhân loại.
            Nước Pháp là nơi đầu tiên có sáng kiến điều tra sự thật về tấm vải liệm hoàn toàn trên phương diện khoa học.
            Năm 1900, trường đại học Sorbonne (Paris) thành lập một phái đoàn gồm các nhà sinh vật học (biologists), do giáo sư Paul Vignon cầm đầu, đã tới Turin nghiên cứu và khảo nghiệm vải liệm.  Ngày 21.4.1902, giáo sư Paul Vignon đã đến Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp để đọc bản tường trình về hình ảnh của Chúa Jesus trên thánh tích vải liệm (The image of Christ visible on the Holy Shroud of Turin).  Trong đó có đoạn viết:  "Về phương diện y khoa, những vết thương và những dữ kiện khác trên tấm vải liệm thật là hoàn hảo, không có chỗ nào hư hỏng và không có một nghệ sĩ nào có thể làm giả được". (From a medical point of view, the wounds and the other data so automatically flawless that it seemed impossible that the work of any artist).  Để giải thích nguyên nhân nào hình ảnh của Chúa Jesus đã được tạo thành trên tấm vải liệm, giáo sư Paul Vignon khẳng định: "Tôi cho rằng hình ảnh trên tấm vải liệm là của Chúa Kitô được cấu tạo bởi tiến trình vừa vật lý vừa hóa học trong lúc Ngài nằm trong mộ". (I considered the shroud image to be of Christ, created by a special physio-chemical process while he had laid in the tomb).  Giáo sư Vignon và phái đoàn sinh vật học của ông đồng nhận định:  những dấu vết in trên tấm vải liệm phù hợp với vóc dáng của một người cao lớn miền Địa Trung Hải.  Hai vai rộng và chân tay gân guốc phù hợp với nghề tay chân hay nghề mộc của Chúa.
            Năm 1930, một cuộc điều tra thứ hai do bác sĩ Barlet và một số các bác sĩ chuyên gia giải phẩu thuộc bệnh viện Saint Joseph Paris thực hiện với kinh nghiệm lâu năm trong việc giải phẩu người sống và xác chết, phái đoàn này đã đến Turin nghiên cứu tấm vải liệm và đưa ra nhiều nhận xét tỉ mỉ:  "Người để lại dấu vết trên vải liệm đúng là một tử tội bị đóng đinh, tuổi từ 30 đến 35, cao 6 feet và nặng 175 pounds, thân hình rắn chắc gân guốc" (Well-built and muscular).  Phái đoàn của Barbet không tìm ra được loại máu (blood type) hay tài liệu về răng (dental record), nhưng quả quyết các dấu vết là máu người chứ không phải là sơn hay bất cứ một hợp chất nào khác.
            Bác sĩ Barbet báo cáo thêm rằng:  Trong quá trình bị đóng đinh, xương cổ tay của nạn nhân đã bị gẫy (the wrist bones would have been broken in the process).  Điều này trái với lời tiên tri trong Cựu Ước về Chúa Kitô:  "Không một xương nào của Chúa sẽ bị gãy". (PS 34:20, EX 12:46) (Not a bone of his should be broken).
            Tại Anh quốc, một hội nghị nghiên cứu tấm vải liệm vào thập niên 1960 mang tên "Bristish society for the Turin shroud" do học giả Ian Wilson làm chủ tịch.  Sau nhiều năm sưu tra xuất xứ của tấm vải liệm và nghiên cứu nhiều khía cạnh của đề tài, hội khoa học này cho xuất bản cuốn The Shroud of Turin - The burial cloth of Jesus Christ (272 trang, Double Day and Co. USA. 1978).  Cuốn sách thuật lại cuộc đời lưu lạc của tấm vải liệm khá ly kỳ trong một thời gian kéo dài non hai mươi thế kỷ qua.  Cuốn sách cũng đưa ra những ý kiến và những nhận xét của các nhân vật nổi tiếng về tấm vải liệm:
            - Giáo Hoàng Paul VI cho biết Ngài đã đến kính viếng thánh tích vào năm 1931.  Đối với Ngài, thánh tích là rất thật, rất sâu sắc, rất người và cũng rất thiêng liêng.  Chúng ta không thể say mê thán phục và tôn kính một hình ảnh nào khác được. (It seemed to me so true, so profound, so human and so divine, such as we have been unable to admire and venerate in any other image).
            - Văn hào Pháp Paul Clauded tuyên bố:  "Một cái gì đó thật đáng sợ hãi và cũng tuyệt đẹp ẩn trong hình ảnh của Chúa mà người ta không thể làm gì khác hơn là tôn thờ Ngài .  (Something so fightening and yet so beautiful lies in it that a man can only escape it by worship).
            - Bác sĩ Anh, David Wills đã từng tham gia cuộc khảo nghiệm tấm vải liệm tuyên bố:  "Các vết thương in trên tấm vải liệm rất phù hợp với những điều được nói trong Tân Ước.  Các vết sưng trên mặt, má và mắt chứng tỏ Chúa đã bị đánh bằng tay (vả) trước khi bị đóng đinh".
            - Tại Hoa Kỳ:  Sự tổ chức công cuộc nghiên cứu tấm vải liệm tuy muộn nhưng lại rất qui mô với sự tham gia của nhiều ngành khoa học và với phương tiện kỹ thuật vừa dồi dào vừa tân tiến.  Hoa Kỳ thành lập kế hoạch nghiên cứu mang tên "American Scientists and the Shroud of Turin Research Project".  Kế hoạch này qui tụ các khoa học gia hàng đầu của Mỹ trong các ngành nguyên tử và không gian (NASA), 15 học giả chuyên về các vấn đề khoa học và 9 chuyên gia về lịch sử tôn giáo.  Kết quả nghiên cứu của họ được báo cáo tại hội nghị họp tại Albuquerque New Mexico vào tháng 3.1977.
            Ngày 8.10.1978, tất cả các hội nghiên cứu tấm vải liệm từ nhiều nước đã cùng qui tụ tại Turin để phối hợp trong một nỗ lực chung nhằm khám phá sự thật về cái chết của Chúa Jesus.  Riêng phái đoàn Hoa Kỳ có 25 nhà bác học và hàng tấn hóa chất và dụng cụ máy móc tối tân.  Một số máy móc được chế tạo đặc biệt để dùng riêng cho cuộc giảo nghiệm này.  Phía Tòa Thánh La Mã có một số khoa học gia đại diện như nhà vật lý học Luigi Gonella, chuyên gia kính hiển vi Giovani và nhà bệnh lý học Baina Bollone.
            Tấm vải liệm được đưa đến tòa nhà rộng lớn Palazzo ở cạnh nhà thờ Turin và được đặt trên một cái bàn rất lớn có chắn kiếng an toàn.  Tấm vải được phân ra 60 khu vực nghiên cứu.  Sau hơn 2 tuần lễ làm việc miệt mài với tinh thần khoa học vô tư, các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã đi đến những kết luận sau đây:
            - Tấm vải được dệt bằng sợi bông Ai Cập tại Syria cách đây 2000 năm với kỹ thuật dệt theo hình xương   trích (herring bone pattern).
            - Các vết máu trên tấm vải liệm là máu người.
            - Hình mặt người trên tấm vải liệm được cấu tạo bởi phản ứng hóa học và sự oxýt-hóa của chất nhờn da mặt (skin oil) mồ hôi, dầu aloe và dầu Myrrh đã thấm vào sợi bông lâu ngày mà thành.
            - Người nằm trên tấm vải là người bị thương nặng và ở trong tình trạng hôn mê (coma) vì các vết máu trên tấm vải có hai loại.  Loại máu khô từ trước khi được đặt nằm trên tấm vải và loại máu tươi chung quanh có vành huyết tương.  Người chết không đổ loại máu này (chỉ có người bị thương mới có loại máu này).
            - Các vết máu của đầu, cổ, lưng, mông, đùi và hai chân đều nằm trên một mặt phẳng chứng tỏ một tư thế nằm của người còn sống.  Một người chết không thể có một tư thế nằm như vậy.
            Trên đây là kết quả của một nỗ lực lớn lao của nền khoa học thế giới đã vén lên bức màn bí mật của đạo Kitô trong 2000 năm qua.  Sự thật lịch sử đã được xác nhận: Jesus đã thoát chết sau khi bị đóng đinh trên đồi Golgotha, do đó chẳng có chuyện Chúa chịu chết để chuộc tội cho nhân loại.  Cũng vì Jesus không chết nên cũng chẳng có chuyện Phục Sinh và lên trời với Đức Chúa Cha.
            Tấm vải liệm xác Chúa là một thánh tích thiêng liêng và cao quí nhất của đạo Kitô suốt gần 2000 năm qua, nay bỗng một sớm một chiều trở thành một trái bom nổ chậm có nguy cơ phá nát giáo hội từ căn bản giáo lý.  Khoa học quả là một tôn giáo chân chính duy nhất của chân lý!  Khoa học đã làm cho những nhân vật bảo thủ ở Vatican vô cùng lo sợ và tính đến việc thủ tiêu thánh tích.  Tuy nhiên, vì thánh tích này đã quá nổi tiếng và đã trở thành một báu vật lịch sử chứng minh cái tội gian dối vĩ đại của Kitô Giáo, nó luôn luôn được các giới khoa học và truyền thông quốc tế canh chừng.  Vatican dù có muốn thủ tiêu thánh tích nầy cũng khó có thể thực hiện được.  Các hãng thông tấn Reuter và UPI có những mật báo viên thường xuyên theo dõi sự an toàn của tấm vải liệm.
            Nước Mỹ tuy sinh sau đẻ muộn nhưng đã và đang dẫn dầu thế giới trên lãnh vực khoa học.  Cuộc giảo nghiệm quốc tế tháng 10.1977 nói trên đã đạt được kết quả vẻ vang phần lớn do công lao của các nhà khoa học Mỹ.  Các báo chí Mỹ cực lực hoan nghênh kết quả của cuộc giảo nghiệm.  Đài truyền hình ABC gọi cuộc giảo nghiệm quốc tế này là một nỗ lực lịch sử (a historic effort).
            Ông William Deerfield, chủ bút tờ Guide Post viết: "Chúa Jesus đã để lại trong mộ của Ngài một hình ảnh màu vàng mờ nhạt trên tấm vải mong manh, nhưng đó là cả một tờ khai lý lịch về Ngài".  (Jesus did leave something in the tomb on that First Easter Morning - a kind of affidavit).
            Tu sĩ dòng Tên người Anh Herbert Thurston tuyên bố: "Bằng cớ khoa học đã làm sáng tỏ vấn đề là tấm vải liệm là thật và Jesus đã được Kitô hóa". (The scientific evidence makes abundantly clear that this shroud is not a fabricated fake and that Jesus was Christed).
            Cơ quan Truyền Hình Công Cộng Hoa Kỳ (Public Television) thực hiện cuốn phim tài liệu mang tên "The Silent Witness" nói về cuộc giảo nghiệm quốc tế trên tấm vải liệm để phổ biến nhằm mục tiêu giáo dục quần chúng Hoa Kỳ.
            Tạp chí National Geographic và Harper's magazine đã phát hành những số báo đặc biệt nói về tấm vải liệm nhân dịp lễ Phục Sinh trong tháng 4.1981 và tháng 4.1982.
            Để đỡ bị mất mặt trước sức tấn công của giới khoa học và giới truyền thông quốc tế, vào tháng 10.1988, tòa tòa thánh Vatican tuyên bố tấm vải liệm là một vật giả mạo, được ngụy tạo trong thời trung cổ vào khoảng các năm từ 1260 đến 1390!  Tòa thánh không dám công bố điều này tại Vatican mà chỉ công bố trong một cuộc họp báo thường tại London.  Tuy nhiên, khi phủ nhận tính cách xác thực của tấm vải liệm, tòa thánh La Mã đã công nhiên xác nhận hai điều quan trọng về giáo lý:
            1) Quyết định của Giáo Hoàng Julius II năm 1506 là sai lầm khi Ngài công nhận tấm vải liệm là thánh tích đích thực của Chúa Jesus và ra lệnh cho giáo hội làm lễ kính thánh tích vào ngày 4 tháng 5 hàng năm.  Tòa thánh đã tự phủ nhận tín điều "giáo hoàng không thể sai lầm"!
            2) Tòa thánh bác bỏ luận điểm khoa học cho rằng Chúa Jesus đã thoát chết sau khi bị đóng đinh trên đồi Golgotha.  Nói khác đi, tòa thánh vẫn nhất mực cho rằng Chúa đã chết 3 ngày rồi sống lại và lên trời.  Trong khi đó giáo lý dạy rằng Thiên Chúa là "Đấng Hằng Sống", chẳng lẽ "Đấng Hằng Sống" đã chết 3 ngày?  Nếu đã không thể gọi Jesus là "Đấng Hằng Sống" thì tại sao lại có thể gọi Ngài là Thiên Chúa?
            Sau cuộc họp báo tại London tháng 10.1988, tòa Thánh Vatican chính thức bãi bỏ ngày lễ kính thánh tích hằng năm vào ngày 4 tháng 5 do Giáo Hoàng Julius II lập ra từ 1506.  Từ ngày 4.5.1999, tòa thánh ra lệnh đóng cửa vĩnh viễn nhà thờ Turin và cắt đứt nguồn lợi du lịch kếch xù của thành phố này.  Những thế kỷ vinh quang của thành tích tấm vải liệm lịch sử đã chính thức cáo chung trong niềm tủi nhục bất ngờ của Công giáo La Mã.
            Cuộc họp báo trơ trẽn của tòa thánh Vatican tổ chức tại Lodon tháng 10.1988 là nguyên nhân thúc đẩy hai tác giả Holger Kersten và Elma Gruber hoàn thành tác phẩm "The Jesus Conspiracy" (đã nói trong chương 6).  Các tác giả gọi cuộc họp báo nói trên của tòa thánh là vụ bịp của thế kỷ (Fraud of the Century)!