Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Truyện tranh Ki-tô giáo bôi nhọ tôn giáo khác được bán tại Sài Gòn


sach phi bang Phat giao
Lâu nay, tại các nhà sách Công giáo và Tin lành tại Sài Gòn xuất hiện một cuốn truyện tranh về Kinh thánh có tựa đề "Thiện và Ác" của Michael và Debi Pearl, của Nhà xuất bản No Greater Joy Ministry, Mỹ, được in bằng tiếng Việt. Trong truyện này có những tình tiết bôi nhọ Phật giáo một cách trắng trợn.
trang2
Bìa cuốn sách, không rõ sách được in tại Mỹ rồi chuyển về Việt Nam hay in lậu tại Việt Nam? Tình tiết bôi nhọ xuất hiện tại chương 12: Đến khắp thế giới.
trang3
Truyện in hình những thầy tu không theo Ki-tô giáo có hình tướng nhà sư Phật giáo, mặc dù sách không nói thẳng ra. Sau đó, lắp ghép vào nhà sư những lời lẽ,hành động trái với giáo lý nhà Phật
trang4
Hình tượng Đức Phật được vẽ lấp lửng, được lồng ghép khéo léo để bôi bác giáo lý nhà Phật
trang5
Mô-ha-mét đi truyền đạo bằng cách dạy ca hát cho dân chúng, trong đó có khuyên dân chúng phản loạn, nếu có sao thì được Chúa thưởng lớn
trang6
Bôi nhọ Phật giáo bằng câu chuyện các nhà sư phóng hỏa thiêu cháy
trang7
Truyện vẽ lên những hình ảnh các thầy tu hết sức tàn ác
trang8
trang9
Nhà xập đè người truyền giáo Mô-ha-mét và các nhà sư
trang10
trang11
Khéo léo hạ thấp giáo lý nhà Phật bằng cách cho rằng trong Phật giáo không có sống đời đời trên thiên đàng, vì vậy phải chôn thầy tu trong sự "đau buồn" và "lo sợ"
trang12
Còn Mô-ha-mét khi chết thì được về với chúa Giê-xu
trang13
Đôi khi, cũng gậy ông đập lưng ông khi bộc lộ sự tàn ác của chính tôn giáo mình. "Ngươi không đáng hưởng sự sống đời đời. Ném hắn vào nơi tối tăm"
trang14
Bôi nhọ giáo lý nhà Phật: "Đầu thai là một sự dối trá. Ngươi đang vào nơi phán xét sau cùng"
trang15
Đề cao trắng trợn: "Nếu tin, họ cũng sẽ được cứu. Còn nếu không..."
Đối với những người trí thức, hoặc những Phật tử hiểu đạo, thì truyện tranh Thánh kinh này thật nực cười. Không rõ trong Thánh kinh có thật những chi tiết này không, nhưng đúng là một cách truyền đạo hạ sách.
Tuy nhiên, với những con chiên cuồng tín, đặc biệt là Tin lành, khi len lỏi vào những khu lao động, những miền quê, những vùng sâu, vùng xa, chắc chắn truyện tranh này sẽ là một công cụ truyền giáo và hù dọa hữu hiệu.
Tại sao những sách như vậy được bán công khai tại một số nhà sách Ki-tô giáo tại Sài Gòn? Câu trả lời dành cho những nhà quản lý văn hóa. Còn đối với Phật tử, không thể cứ "đạo nào cũng tốt" rồi thụ động, mà phải tạo sức đề kháng và đẩy mạnh hoằng dương Phật pháp, tồi tà hiển chính.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Bí ẩn bộ tộc nhận là anh cả của loài người

Bạn đã bao giờ biết đến một bộ tộc có lối sống thánh thiện, tâm an, thân nhàn như thần tiên? 

Một bộ tộc còn lạc hậu nhưng có một lối sống khác thường và nhiều quan niệm sống mà rất đáng để tất cả chúng ta phải suy ngẫm?

Đó chính là bộ tộc thiểu số người da đỏ có tên là Kogi, có nguồn gốc từ nền văn minh Tairona. Bộ tộc này trú ngụ trên dãy núi Sierra Nevada, Colombia, nơi quanh năm mây mờ bao phủ. Đó là vùng núi hoang vu, ít người dám bén bảng tới vì họ sợ thần linh quở phạt. 

Điều đặc biệt là những người trong bộ tộc này sống biệt lập, không quan hệ, giao tiếp với người bên ngoài, đặc biệt là những người đến từ thế giới hiện đại. Nếu cần thiết lắm, họ chỉ giới hạn việc giao thiệp với một vài bộ lạc lân cận, sống cùng trong dãy núi mà thôi. 
Bí ẩn bộ tộc nhận là anh cả của loài người
 
Bí ẩn bộ tộc nhận là anh cả của loài người
Người Kogi 
Họ tự cách biệt khỏi với thế giới con người và các nền văn minh ngày nay đã nhiều thế kỉ. Vì vậy mà các nhà khoa học biết rất ít thông tin về bộ tộc này.

Một số nhà khoa học đã rất khó khăn để tiếp cận được với bộ tộc Kogi. Theo họ, bộ tộc này có nền văn minh với niên đại 7 – 8 ngàn năm. Thậm chí, bộ tộc này có trước cả thời đại văn minh của Incas và Maya ở Nam Mỹ. 

Điều lạ lùng ở bộ tộc này là họ có trang phục giống nhau cho cả đàn ông và đàn bà. Họ có dáng người khá nhỏ nhắn, nước da ngăm đen, mái tóc xoăn tự nhiên và để dài của cả nam lẫn nữ. Họ sống trong những ngôi nhà nhỏ được làm bằng gỗ, mát mẻ, sạch sẽ.

Bộ tộc ăn chay 

Không chỉ riêng một cá nhân hay một gia đình khác biệt nào mà tất cả thành viên trong bộ tộc Kogi đều không ăn thịt, cá hay bất cứ loài động vật, côn trùng nào. Thức ăn của họ không có gì khác ngoài cây, lá, hoa, quả, củ. 

Họ ăn uống như vậy một cách tự nguyện, theo thói quen từ xưa, mà không chịu bất cứ sự bắt buộc nào. Theo họ, ăn chay đơn giản là việc bắt nguồn từ sự hiểu biết về quy luật cuộc sống và sự thánh thiện trong tâm hồn họ. 

Bất cứ người Kogi nào đều nói rằng: “Quả đất là nơi sinh sống của muôn loài, vậy tại sao loài người lại bắn, giết, ăn thịt các loài khác? Mọi loài vật đều biết đau đớn, tại sao lại ăn “cái đang đau khổ?”.

Bộc tộc Kogi sống an hòa với muôn loài, giúp đỡ, che chở cho tất cả các loài từ bao nghìn đời nay.
Bí ẩn bộ tộc nhận là anh cả của loài người
Bộ tộc Kogi chỉ ăn chay 

Không tích trữ lương thực, thực phẩm

Không thâm canh, tăng vụ, không áp dụng bất cứ biện pháp khoa học kỹ thuật cũng như hóa chất nào vào việc trồng trọt. Bộ tộc Kogi gieo trồng rất đơn sơ, tự nhiên và đặc biệt là không có sự tích trữ lương thực như bất cứ bộ tộc hay nhóm cư dân nào khác. 

Họ sống điềm nhiên, tự tại, vui vẻ đến không ngờ. Họ có quan niệm thế này: “Thiên nhiên như bà mẹ đảm đang, khéo léo, đã tính toán, lo liệu đủ cho mọi loài thì cứ yên tâm mà vui sống. Chim muông, muôn loài nhởn nhơ bay lượn, chúng đâu có khổ nhọc lo cái ăn, chúng đâu cần gieo trồng, chăm bón mà vẫn không bị chết đói. Vậy tại sao chúng ta phải lo? Chúng tôi ai cũng ăn đủ 3 bữa trong ngày và cũng không mấy quan tâm tới chuyện ăn uống”. 

Với suy nghĩ như vậy, họ chỉ canh tác giản đơn và hái cây trái trong rừng ăn như tổ tiên xa xưa của loài người. 
Bí ẩn bộ tộc nhận là anh cả của loài người
Họ sống hòa đồng với thiên nhiên  
“Việc tạo ra nhiều cây trái không theo cách tự nhiên dễ làm lệch lạc sự cân bằng của tự nhiên. Chúng tôi tạo thức ăn trong an bình” – các nhà khoa học đều nhận được câu trả lời như thế từ người Kogi khi thắc mắc về chuyện vì sao không canh tác để tích trữ được nhiều lương thực. 

“Việc tích trữ lương thực, lo để dành, vô hình tạo ra sự tham lam, muốn chiếm đoạt, đó là khởi nguồn của chiến tranh, tội ác, tàn sát lẫn nhau. Sự dư thừa thường làm rối loạn trật tự thiên nhiên. Khi mình chiếm hữu được nhiều thì có nghĩa là người khác, sinh vật khác sẽ bị thiếu hụt. Như vậy sẽ mất cân bằng, khiến thiên nhiên bất ổn. Do đó, phương châm nuôi dưỡng từ tổ tiên chúng tôi từ xa xưa đến nay vẫn là sống đủ, không có sự dư thừa” – người Kogi cho biết.

Tuổi thọ trên 100

Ngành y khoa, khoa học công nghệ sinh học của thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc, song hiện chúng ta mới duy trì tuổi thọ con người từ 70 – 80 tuổi. Điều đáng buồn là tình trạng bệnh tật mỗi ngày thêm nghiêm trọng, những căn bệnh khó điều trị xuất hiện ngày một nhiều. 

Thế nhưng, bộ tộc Kogi với lối sống tự nhiên như thời tiền sử, lại gần như không có bệnh tật. Điều đáng kinh ngạc nữa là tuổi thọ trung bình của họ lên tới hơn 100 tuổi. Đó quả là điều mà con người trong xã hội hiện đại chúng ta phải ngưỡng mộ, mơ ước. 
Bí ẩn bộ tộc nhận là anh cả của loài người
Bộ tộc Kogi sống rất thọ 
Chỉ bằng việc sử dụng cây cỏ thu hái trong thiên nhiên, họ đẩy lùi mọi loại bệnh tật, điều dưỡng cơ thể luôn khỏe mạnh. Đơn giản nhất là vấn đề về răng miệng, không có ai trong số cư dân của bộ tộc Kogi bị sâu răng. Bộ tộc Kogi tự hào rằng, vì họ sống không trái với quy luật thiên nhiên, nên không sinh ra bệnh tật. 

Không theo tôn giáo, đạo luật

Trong ngôi nhà của bộ tộc Kogi không có chỗ cho tín ngưỡng, tôn giáo. Họ không thờ cúng bất cứ một vị thần nào, họ cũng không có các sinh hoạt liên quan đến tâm linh như những bộ tộc khác. 

Họ cho rằng sự xuất hiện, tồn tại của các tôn giáo chứng minh rằng con người đã quá dã man, độc ác, và sự hiếu thắng, sân si đang hiện hữu. Tất cả người dân trong bộ tộc đều bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. 

Mọi việc trong làng đều quyết theo ý chung mà không theo bất cứ ý kiến riêng của cá nhân nào. Họ không có tộc trưởng. Tuy nhiên ý kiến, kinh nghiệm của người cao tuổi vẫn được đề cao, xem trọng.

Anh cả của loài người?

Các nhà khảo cổ học, dân tộc học cũng đã khẳng định rằng, tộc người Kogi có nền văn hóa cách chúng ta rất nhiều thế kỷ. Họ là hậu duệ của một nền văn minh rực rỡ cổ xưa. Trải bao năm sống trong rừng thẳm, họ vẫn giữ gìn những nét văn hóa, lối sống cơ bản, đặc biệt là những quan niệm về cuộc sống, tự nhiên như những triết gia. 

Những cư dân của bộ tộc Kogi thường tự hào khẳng định: “Tổ tiên chúng tôi xuất hiện trên trái đất này rất xa xưa, xưa hơn tổ tiên của loài người của thế giới ngoài kia rất nhiều. Chúng tôi biết rõ trong quá khứ và biết chắc những gì sắp xảy ra của trái đất này”.

Thanh niên của tộc người Kogi muốn được xem là trưởng thành, hoàn thiện, có năng lực, thì họ phải trải qua 9 năm tu tập. Họ ngồi quay mặt vào vách đá để khám phá bản thân và suy ngẫm sự liên kết, giao thoa, hợp nhất giữa trời đất, con người và thiên nhiên. 
Bí ẩn bộ tộc nhận là anh cả của loài người
Họ tự nhân là anh cả của loài người  
Trong khi nhiệm vụ của người cao tuổi nhất trong làng là truyền cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm, sự hiểu biết về những điều được gọi là bí mật của vũ trụ. Họ cũng được giảng giải kỹ lưỡng về tâm thức của chính họ. 

Khi bước vào tuổi 30, thanh niên Kogi sẽ trở thành một con người trưởng thành, hoàn thiện, có khả năng “giao cảm với vũ trụ”. Nhờ vậy mà sống ở nơi núi cao, rừng thẳm mà họ vẫn biết rõ được những gì đã và sẽ xảy ra trên thế giới.

Họ thường dùng tay chọc vào một ống gỗ bên trong có chứa vôi, cho đến khi tan thành bột và thỉnh thoảng họ lại chấm vào lưỡi. Việc làm đó nhằm nhắc nhở bản thân luôn trau dồi mài dũa thân và tâm giúp hiểu rõ đời sốngđúng đắn, vẹn toàn. Từ đó ý thức được những việc kỳ diệu, phi thường. 

Người Kogi không có thói huênh hoang, nhưng họ tự hào nói rằng: “Chúng tôi đại diện cho thế hệ con người đến sớm trên trái đất nên tự cho mình là anh cả, và xin được gọi các vị là em”.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Xác định ngày mất chính xác của Chúa Giêsu

Các nhà địa chất Mỹ và Đức đã khẳng định rằng họ đã xác định chính xác ngày mất của chúa Giêsu trên cơ sở phân tích các hoạt động địa chấn của vùng Biển Chết.
Những dữ liệu địa chấn giúp các nhà khoa học xác định ngày mất chính xác của Chúa Giêsu.  Ảnh: Gazeta.ru
Ông Jefferson Williams, làm việc tại tổ chức Supersonic Geophysical cùng với các đồng nghiệp người Đức tại Trung tâm nghiên cứu địa chất Đức là Markus Schwab và Achim Brauer đã tuyên bố rằng chúa Giêsu khi chết vì bị đóng đinh giang tay trên cây thánh giá vào thứ sáu, ngày 3/4, năm 33 trước Công nguyên, hãng thông tấn Nga RIANovosti, trích dẫn từ nguồn tin từ Ba Lan сủa hãngKatolicka Agencja Informacyjna (Thông tin Thiên chúa giáo) cho hay.
Các nhà khoa học đã so sánh các dữ liệu địa chấn trong văn bản Di chúc mới với những quan sát thiên văn. Lịch sử biên niên của động đất tại vùng Biển Chết cho thấy rằng khu vực nằm cách Jerusalem 20 kilomet này có những hoạt động địa chấn đặc biệt vào năm 31 trước Công nguyên cũng như giữa những năm 26 và 31 sau Công nguyên.
Trận động đất thứ hai xảy ra vào những ngày Chúa làm công tố viên tại Toà án Pontius Pilate xứ Judah. Сái chết của Chúa Giêsu cũng được khẳng định trong 4 chương “Tin lành” trong kinh Phúc âm nói về cuộc đời chúa Giêsu và những văn bản của sử gia La Mã là Tasitus.
William đã giải thích “bóng tối bao trùm” được mô tả trong chương Tin lành sau khi chúa chết chính là bão cát, một hiện tượng ít khi xảy ra ở vùng này.
Bảo Châu/Nguồn vietnamnet.vn

Giáo Dục Khai Phóng: Hiểu Đúng Về Tự Do Tôn Giáo

Bài viết ngắn này hoàn toàn không có mục đích xuyên tạc, bôi nhọ một tôn giáo nào, mà chỉ nhằm góp ý cho ngành giáo dục Việt Nam về vấn đề đào tạo khả năng tư duy phản biện và logic cho học sinh, sinh viên, thế hệ tương lai của đất nước.
Bài viết này cũng là tiếng nói tha thiết của một người cha mang nặng tâm sự chung của những nạn nhân đồng cảnh ngộ.
Người cha khốn khổ này đã mấy chục năm chứng kiến con cái mình, thay vì trưởng thành trong tư duy, lại lớn lên trong sự mê muội. Nguyên nhân chỉ vì người tôi yêu lại nằm trong ngục tù của một tổ chức tôn giáo có nhiều bất cập. Những tưởng rồi tình yêu sẽ hóa giải cho chúng tôi, cho nàng hiểu rằng Công Giáo của nàng đã bắt cóc tình yêu đôi lứa để đòi tiền chuộc. Nhưng tôi đã đánh giá quá thấp sự bất lương của họ, để rồi phải trả giá bằng hết cuộc đời mình. Chẳng những không hoán cải được vợ con, mà còn phải ấm ức hàng ngày trước cảnh cả nhà đang "hùng dũng" bước vào con đường u mê mà tưởng rằng đó là niềm vui tôn giáo.
Ước mong các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm, và xin các trang mạng vui lòng giúp phổ biến lời kêu gọi khẩn thiết của tôi.
Ở các quốc gia tân tiến như Anh, Mỹ, Pháp tự do tôn giáo có hai mặt: người dân được tự do tín ngưỡng, và cũng được tự do nhận xét, phê bình công khai về mọi mặt của tôn giáo từ kinh thánh đến thực hành.
Còn ở Việt Nam, vấn đề "tự do tín ngưỡng" tuy cũng được bảo vệ trong hiến pháp (*), nhưng vấn đề thực hiện chỉ có một mặt: chúng ta chưa có tự do phê bình tôn giáo. Như vậy tự do tôn giáo chỉ có phân nửa, và phân nửa kia không được tự do nên nó trở thành vấn đề nhạy cảm mà nhiều người không muốn đụng đến. Sự bất công này phát sinh nhiều nạn nhân trong đó có tôi. .
Trong lúc đó, có một thứ tôn giáo có quyền tự do rao giảng những điều dối trá phản khoa học, phản nhân tính, phản đạo đức và đôi khi phản cả luật pháp hiện hành. Xin trưng dẫn một vài thí dụ:
-Phản khoa học: Cuốn Truyền đạo (Preacher) dạy: “Đời nầy qua, đời khác đến; nhưng đất cứ còn luôn luôn. Mặt trời mọc, mặt trời lặn, nó lật-đật trở về nơi nó mọc”. Điều nầy có nghĩa là quả đất đứng yên, mặt trời chuyển động
- Ngôn từ lổ mảng. Trong cuốn Ma-la-chi, chương 2. Đoạn 2-4 Chúa (Jehovah) nói “ Nếu các ngươi không nghe lời ta, không làm rạng danh ta, ta sẽ trét cứt lên mặc các người”.
- Dạy điều tàn nhẫn, độc ác, độc tài. Phục Truyền luật lệ ký (Deuteronomy chương 13, đoạn (1-10) viết: “Nếu một giáo chủ các tôn giáo khác, hoặc anh em, vợ chồng, con hay cha mẹ trong gia đình hoặc bạn các người,khuyên các người đi theo tôn giáo khác thì phải giết tất cả chúng nó.” - Thi Thiên (Psalm.137:9): “Phước cho những bắt trẻ em người xứ Ba by lon rồi chà nát đầu chúng vào đá.” - 1 Samuel (15: 3): “Hãy đi đánh người Ama-lek, tiêu hủy tất cả đồ đạc của chúng. Giết gia súc. Đàn ông đàn bà, con trẻ, ngay cả những đứa còn bú, giết sạch.”
Thế mà cũng các nhà truyền giáo cũng dụ người khác cải đạo. Vì thế, dân Mỹ ngày nay họ công khai chế giễu cái tôn giáo kinh tởm nầy. Xin mời xem thử hai đoạn Video clip hài do các diễn viên nổi tiếng Mỹ thực hiện theo đường link sau đây: (Mỗi phim chỉ dài khoảng 5 phút).

Nội dung là chế giễu Chúa Giêsu và sự mê tín dị đoan cực kỳ ngu xuẩn của đạo Công giáo. Phía dưới sân khấu có hàng ngàn khán giả vỗ tay tán thưởng. Như vậy, cho thấy tự do tôn giáo ở Mỹ thực sự ra làm sao.
Tuy Phim số 2 thể hiện sự hài hước bằng văn tục chửi thề rất tục tỉu và phản cảm, nhưng nếu ta chỉ chú ý đến nội dụng phim thì ta sẽ thấy sự châm biếm hài hước rất chính xác và hợp lý (đối với những người có tìm hiểu chút ít về Chúa Giêsu).
Tại sao có sự báng bổ đến mức độ cùng tột lại có thể thực hiện trước một số khán giả khá đông đảo và đồng tình hưởng ứng một cách thoải mái, như bạn đọc sẽ thấy trong đoạn video trên, mà không thấy Công giáo và Tin lành lên tiếng chống đối như các con chiên Việt Nam nếu đó là các diễn viên người Việt?
Như vậy, cho thấy tự do tôn giáo ở Mỹ thực sự ra làm sao. Đó là tự do phát biểu chống lại những điều vô lý, hoang đường, gạt gẫm của tôn giáo thờ Chúa, chứ không phải là quyền được tự do đòi chiếm hữu hay tự do hành lễ, truyền giáo nhảm nhí, bịa đặt ở nơi công cộng mà không xin phép.
Trở lại với vấn đề chính về sự bất hạnh của gia đình tôi:
Là người cha như tôi hàng tuần đau lòng chứng kiến 2 đứa con khôn lớn phải đi lễ nhà thờ Công giáo nghe các Linh mục truyền đạo và dạy học giáo lý có nội dung cực kỳ mê tín dị đoan và phản khoa học, và tàn ác như chúng ta thấy trong vài thí dụ ở trên. Ngoài ra họ được dạy là phải mang ơn và yêu kính Chúa vô cùng hơn hẳn cả cha mẹ và ông bà; Chúa đã ban lương thực cho ta hằng ngày; Chúa có rất nhiều phép lạ, biến ra hàng ngàn ổ bánh mì phát cho dân, biến nước lã thành rượu, rẻ sóng nước trên biển cả mênh mông thành 1 con đường cho dân chúng đi qua, Chúa có thể ban phép lạ chữa được bệnh ung thư cho nhiều người… và rất nhiều phép thuật khác.
Giáo lý công giáo được tuyên truyền công khai ở các nhà thờ và trên trang web công giáo có nhiều nội dung tuyên truyền rất độc hại, phi lý, ngu xuẩn và cực kỳ kinh tởm. Chẳng hạn như rước lể ăn bánh thánh, uống rượu nho tượng trưng cho việc ăn thịt Chúa và uống máu Chúa Giêsu. Lại bày ra một câu chuyện vô lý khác là Chúa “chịu đóng đinh trên cây thập giá để chuộc tội cho nhân loại” Nhưng thực tế, ông Giê su phạm tội, vì thế phải chịu án đóng đinh theo luật La mã thời bấy giờ. Chúa run sợ khóc chảy nước mắt chứ đâu phải muốn chết để chuộc tội cho ai. Xem hình Chúa khóc thì biết ngay.
Vậy, thử hỏi tại sao lại có hàng triệu các tín đồ công giáo từ thế hệ này sang thế hệ khác tin và theo. Câu trả lời đã được tôi đúc kết lại qua tìm hiểu và may mắn tìm đọc được sách báo của các nhà khoa học, các học giả nổi tiếng trên thế giới (chủ yếu được cung cấp từ sachhiem.net, tongiaovadantoc,giaodiem, chuyenluan) và qua thực tiễn cuộc sống từng trải của tôi ở trong xóm đạo và dòng họ đạo bên vợ.
Các nguyên nhân đó như sau:
- Các tín đồ công giáo có tín ngưỡng tôn giáo theo kiểu cha truyền con nối, khi trong gia đình có một đứa bé sinh ra, trong vòng 1 tháng phải làm phép rửa tội và khi vừa mới bập bẹ biết nói là biết nói 2 chữ đầu tiên là: "ạ Chúa" và "cám ơn Chúa". Khi vừa dứt sửa mẹ và biết ăn cơm, trước khi ăn cơm là phải làm dấu thánh giá cám ơn Chúa.
- Do Giáo hội Công giáo Việt nam biết cách tận dụng thủ đoạn bỉ ổi nhưng cực kỳ hiệu quả bằng chiêu thức nhồi sọ bằng việc truyền giáo, giáo dục cho chính các bậc phụ huynh làm ông bà, cha mẹ (hầu hết trước đây là những kẻ nông dân ít học nên đầu óc mê tín dị đoan) đã tự nguyện trực tiếp tiêm nhiễm nhồi sọ các giáo điều cặn bả của kinh thánh bịa đặt vào đầu óc của tất cả trẻ thơ là con cháu của chính họ. Và khi những trẻ thơ dại này khôn lớn dù có được đào tạo nên bác sĩ hay tiến sĩ khoa học đi nữa thì trước đó hộp sọ của chúng cũng đã được nhồi nhét đầy óc mê tín dị đoan rồi.
- Giáo hội Công giáo Việt nam cực kỳ hèn hạ. Họ cấm tất cả các giáo dân không được xem và nghe những gì trái với kinh thánh và giáo lý do chúng tự bịa đặt ra, kể cả những vấn đề khoa học và lịch sử đã được minh chứng nhưng có tính phản bác lại Chúa Giêsu và trái với những gì đã được chúng ghi chép trong kinh thánh để truyền giáo. Nhưng dù không cấm đi nữa thì tình yêu thương và mang ơn thờ kính thần tượng Chúa Giêsu đã ăn sâu vào tâm trí tiềm thức từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành cho nên dù là khoa học chân lý có chứng minh rõ ràng đi nữa mà trái với lời Chúa thì đều bị các tín đồ công giáo gạt ra khỏi đầu óc ngu muội đặc sệt và không được chấp nhận.
Vậy, vấn đề chính cần bàn và cần làm ở đây là làm sao để cho những người kém may mắn bị sinh ra trong gia đình công giáo nhận thức được đạo Công giáo là cực kỳ tà đạo, gian manh, lừa bịp, vì bản chất của chúng có rất nhiều yếu tố phép thuật thần thoại, phản khoa học nói chung là cực kỳ mê tín dị đoan cần phải bài trừ.
Xin trích dẫn một đoạn trong sachhiem.net của học giả Dominic Nguyễn Chấn:
"…Muốn cứu những người Công Giáo ra khỏi bóng tối tinh thần chỉ có một giải pháp nhân đạo nhất và hữu hiệu nhất là giáo dục họ. Nói cách khác là đem đến cho họ một ít vốn liếng của sự hiểu biết (understanding). Đất nước sở dĩ vẫn còn bị nhiễu loạn vì còn có nhiều người dân thiếu hiểu biết. Muốn thực hiện cuộc sống an bình trong xã hội điều cần thiết trước hết phải là nâng cao dân trí. Như Einstein đã nói: "Hòa bình chỉ có thể thực hiện bằng sự hiểu biết" (Peace can only be by understanding). Đây là một chân lý.."
Việc này phải được đặt trong hai bối cảnh quan trọng: giáo dục và giải trí điện ảnh.
Hiện nay, ngành giáo dục Việt nam bậc phổ thông từ thấp đến cao chưa thực hiện đầy đủ sự đào tạo khả năng tư duy, biết nhận xét, biết suy luận logic, không kiêng kỵ vấn đề nào, kể cả vấn đề tôn giáo. Người dân cần có tư duy phản biện, không nên chấp nhận nghe từ một phía mà phải luôn biết đặt vấn đề ngược lại để xem xét tính 2 mặt của một vấn đề, của một hiện tượng đâu là sai đâu là đúng.
Minh họa tư duy phản biện. Ảnh http://chungta.vn/
Một thực tế, lâu nay nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và ngày nay tại Việt nam một số trường đào tạo Việt Mỹ đã thực hiện chương trình đào tạo tiên tiến, có chất lượng cao cũng đã giáo dục và trang bị trình độ về tư duy nhận thức cho học sinh cụ thể là theo tiêu chí sau đây:
Không nên tin tưởng tuyệt đối vào điều gì, những gì ta nghe và thấy vì:
- Vì nó được đồn đại bởi nhiều người;
- Vì nó được viết trong sách, báo;
- Vì giáo viên của bạn hoặc người lớn tuổi bảo thế.
Tất cả là tùy thuộc vào mỗi chúng ta, tùy thuộc vào khả năng phân tích và óc suy luận nhận xét khách quan của chúng ta. Sau khi quan sát, phân tích thấy được bản chất của sự việc nếu thấy đúng với tất cả mọi người thì ta chấp nhận nó.
Vì vậy, tôi rất tha thiết và mong muốn góp ý cho các cấp lãnh đạo ngành giáo dục hãy chỉ đạo cho tất cả các giáo viên của tất cả các trường học phổ thông ở mọi cấp bậc và cả bậc đại học chú trọng giáo dục nâng cao tư duy nhận thức cho các học sinh, sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước theo tiêu chí như đã nêu trên và mạnh dạng cho các học sinh, sinh viên thảo luận nhận xét về vấn đề công giáo phi nghĩa, phi đạo đức, phản khoa học và cũng chính là bài trừ "mê tín dị đoan".
Việc giáo dục tư tưởng nhận thức tư duy logic, tôn vinh khoa học, biết phân biệt đều hay lẽ phải, đâu là chánh đâu là tà, là rất cần thiết trong giáo dục nhân cách của một con người. Vấn đề này có thể được thực hiện ở khắp nơi như là: trong các buổi giảng dạy môn giáo dục công dân, hoặc trong các buổi sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm của các cấp, hoặc thảo luận chuyên đề…
Như đã nêu từ đầu về vấn đề tự do tín ngưỡng, ta cần phải thực hiện mạnh mẽ ở vế thứ hai là: Không cấm đoán tự do phê bình và phản bác tôn giáo. Chủ yếu tôi nhận thấy rất cần thiết phải phản bác và bài trừ những điều dạy mê tín, phản khoa học, phản nhân tính của đạo Chúa. Một ví dụ minh chứng cụ thể mà tôi đã chứng kiến trong gần 30 năm ở trong xóm đạo là những đứa con theo đạo công giáo thường bất hiếu hơn những người không theo đạo Công giáo. Suốt cuộc đời Chúng nó không thể nào dám bỏ 1 buổi đi lể Chủ nhật hàng tuần để tôn vinh ca ngợi Chúa, nhưng chúng có thể bỏ mặc cha mẹ già của chúng (trên 90 tuổi) mấy tháng liền không đến thăm hỏi chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ mình…
Ngoài ra, tôi cũng muốn góp ý đối với ngành điện ảnh Việt nam, đặc biệt là hài kịch Việt nam, các tác giả và đạo diễn sẽ có rất nhiều vỡ diễn hay có thể cười sảng khoái nếu biết khai thác về đề tài Công giáo. Nguồn kịch bản dồi dào nhất có thể xem và lấy từ 2 phim sau đây:
"Cuộc đời chúa Giêsu"
và Phim "10 điều răn của Chúa"
(2 phim hài được giới thiệu ở đầu bài cũng được lấy từ 1 phần rất nhỏ của 2 phim này).
Nhận thấy trang web sachhiem.net khả dĩ cung ứng đầy đủ dữ kiện cũng như kiến thức tạm đủ để giúp đỡ thế hệ tương lai của nước nhà trong những vấn đề trình bày ở trên, do đó rất cần thiết phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và giới thiệu chia xẻ cho mọi người dân Việt nam, nhất là thế hệ trẻ Việt nam biết và đọc những bài viết rất bổ ích, rất hay từ trang "sachhiem.net". Nếu có thể, treo băng rôn quãng bá sachhiem.net cho mọi người đọc. Nhà nước và các Tổ chức mạnh thường quân hãy nên ủng hộ mọi mặt cho sachhiem.net ngày càng phát triển. Ngoài chuyên mục khai sáng Công giáo, sachhiem.net còn có chuyên mục về thời sự, chính trị và lịch sử nước nhà rất có giá trị và bổ ích. sachhiem.net có những bài viết với lý luận sắc bén và có chứng minh bằng sự kiện lịch sử khách quan cho những kiều bào xa quê hương đất nước VN từ lâu nhận thấy rõ những luận điệu xuyên tạc, sai sự thật của rất nhiều bài báo về nhà nước VN.
Đó là những tâm sự của tôi sau mấy chục năm ngậm hờn nuốt tủi. Kính mong nhà nước cứu xét để giải vây các nạn nhân, và phòng ngừa các nạn nhân tương lai. Mong được như vậy.
Một vấn đề nữa tôi xin cung cấp một thông tin quan trọng sau đây. Hiện nay có một ông Phó thủ tướng đã âm thầm lén lút thờ Chúa Giêsu. Điều này không thể chấp nhận được. Đề nghị cơ quan thẩm quyền điều tra và hãy khai trừ khỏi Đảng người này. Một lãnh đạo Cộng sản theo chủ nghĩa khoa học vô thần mà lại thờ Chúa Giêsu, theo chủ nghĩa thần thánh, mê tín dị đoan là không thể nào chấp nhận được.
Sở dĩ tôi biết được tin này là vì mới đây tôi có tranh luận về tà đạo Công giáo với một anh bạn đã tu ở nhà thờ Công giáo hơn 8 năm chuẩn bị làm nghề Linh mục, nhưng vì anh ta lỡ yêu một cô gái xinh đẹp nên anh ta đã bỏ học theo nghề Linh mục, mặc dù anh ta vẫn rất mê say và thờ phụng Chúa Giêsu. Anh ta chứng minh với tôi là Chúa Giêsu là đáng thờ kính, nếu không thì tại sao một thằng to đầu là 1 Phó thủ tướng (trong 4 phó thủ tướng) hiện nay đang đeo ảnh đức mẹ Maria, ông ta nói rằng: Nếu mà đứa em của tôi đã chết mà không về nói với tôi thì chắc chắn tôi không tin.
Vậy thì hãy xem phó thủ tướng nào có đứa em chết thì chính là Phó thủ tướng đó.
(Tôi rất muốn đưa bài viết này lên báo mạng xã hội hoặc một tờ báo để phổ biến)
_______________
Chú thích:
(*) Điều 25 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, quyền tự do tín ngưỡng, như sau:
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
khaisang.tg@gmail.com

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Bí ẩn lạ lùng quanh "Kinh của quỷ", cuốn sách cổ xưa lớn nhất thế giới


Thòi Trung cổ không thiếu những cuốn sách với nội dung kì dị, khó hiểu. Thế nhưng cuốn "Codex Gigas" được viết từ thế kỉ 13 là cuốn sách đen tối nhất, kì quái nhất trong số chúng. Theo truyền thuyết, cuốn sách này do chính tay quỷ Satan viết lên, bởi vậy cuốn sách còn có một tên gọi khác là "Kinh thánh của Quỷ".
Codex Gigas được xem là cuốn kinh thánh lớn nhất, cũng là cuốn sách đồ sộ nhất được thời Trung cổ được tìm thấy. Codex Gigas cao 92 cm, bề rộng 50 cm và dày 20 cm và nặng khoảng 74,8 kg. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chữ viết trong cuốn sách do một người viết, nhất quán suốt 320 trang sách và không có dấu hiệu của sự căng thẳng hay mệt mỏi. Người ta ước tính phải lột da 160 con lừa mới đủ chất liệu làm nên quyển sách này.
Tương truyền, một tu sĩ thuộc dòng Benedictine ở Bohemia đã phạm điều cấm và bị nhốt chung thân trong bốn bức tường. Để thoát khỏi số phận của mình, ông đã hứa sẽ viết nên cuốn sách đồ sộ nhất lịch sử loài người chỉ trong một đêm. 
Đến nửa đêm, tu sĩ này biết mình không thể viết được tất cả tri thức loài người chỉ trong một đêm ngắn ngủi. Vì vậy ông đã thỉnh cầu, không phải Thượng đế mà là Quỷ dữ giúp đỡ. Satan đã đồng ý giúp đỡ tu sĩ nhưng cái giá phải trả là linh hồn ông. Tu sĩ này đã vẽ hình ảnh Satan để tưởng niệm như vị cứu tinh đầy nham hiểm của mình.
Cuốn sách gồm có 11 đầu mục. Nội dung đa dạng từ kinh Tân ước, Cựu ước, lịch sử tự nhiên, biên niên kí về Bohemia, lịch ghi chép các ngày lễ phục sinh vào những năm tiếp theo,... Bên cạnh đó, cuốn sách còn ghi chép lại vô số công thức "thàn dược" bí hiểm chữa các loại bệnh, cách giải quyết những tình huống bất thường...
Theo các nhà nghiên cứu thuộc thư viện quốc gia Thụy Điển, nơi cuốn sách được trưng bày, cho biết thời gian để một người bình thường hoàn thành xong cuốn sách là 20 năm. Vì vậy việc tu sĩ này hoàn thành trong một đêm là điều thực sự khó tin.

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Thượng Đế và Thần Linh được tạo ra như thế nào ?

Bài này không bàn đến sự hiện hữu của Thượng Đế. Thượng Đế không cần có người « tin » hay không « tin » rằng Ngài hiện hữu để thực sự hiện hữu. Trong bài này tôi chỉ muốn nói đến cái mà con người gọi là « Thượng Đế ». « Thượng Đế » ấy được tạo ra bao giờ, như thế nào, để làm gì ? Và ai đã làm nên cái « Thượng Đế » ấy ?
Một nghiên cứu khoa học :
Vào tháng ba năm 2009, nhóm Bác Sĩ chuyên khoa Thần Kinh thuộc Đại Học Bethesda (Hoa Kỳ) đã chứng minh được sự hiện hữu của ý tưởng Thượng Đế, trong não bộ của mọi người , kể cả những người tuyên bố mình « vô thần ».
Để đi đến kết quả này, các nhà bác học đã thực hiện hai cuộc nghiên cứu.
Trong nghiên cứu đầu tiên, họ tuyển mộ 26 người thuận tay phải, trung bình 37,7 tuổi. Những người này phải trả lời 70 câu hỏi (1) liên quan đến tôn giáo, giựa trên thang phát biểu Likert, gồm 7 bậc (1), từ «hoàn toàn không đồng ý» đến «hoàn toàn đồng ý». Kết quả được phân tích theo những phương pháp hiện đại nhất (2) để nhận ra trong các yếu tố được phân tích, yếu tố nào hội đủ điều kiện để có thể được coi là phổ quát. Từ đó, Grafman và cộng sự mô tả ba cột trụ của tư tưởng tôn giáo. Đó là :
– Ý tưởng về sự hiện hữu của một thế lực siêu nhiên theo dõi và dẫn dắt mọi hành vi của chúng ta
– Quan niệm thế lực siêu nhiên này có thể phát biểu những tình cảm : thương, giận, đưa đến thưởng phạt
– Và các ý tưởng đến từ giáo dục, cũng như sự tìm tòi cá nhân, tùy môi trường sống của mỗi người.
Nghiên cứu thứ hai dựa trên kỹ thuật chụp cắt lớp «cộng hưởng từ trường» não bộ (functional magnetic resonance imaging). Bốn mươi người được chọn theo cùng tiêu chuẩn với 26 người của nghiên cứu thứ nhất. Họ phải trả lời các câu hỏi đã được tuyển chọn trong nghiên cứu trước. Các tác giả quan sát xem những mệnh đề liên hệ đến 3 cột trụ của tư tưởng tôn giáo vừa nói ở trên có khả năng làm « chạy » những vùng nào trong não bộ ? Kết quả là :
-Ý tưởng « một Thượng Đế ảnh hưởng vào đời sống của mỗi người » làm « chạy » vùng trán dưới (circonvolutions frontales inférieures).
– Ý tưởng « một Thượng Đế có khả năng yêu thương » làm « chạy » vùng trán giữa (circonvolutions frontales moyennes), cùng với vùng Brodmann số 11 của não phải. Nếu người ta nghĩ đến khả năng tức giận và trừng phạt của Thượng Đế, thì các vùng trán giữa và Brodmann 21 bên trái được bật lên.
– Các ý tưởng liên hệ đến giáo dục tôn giáo hay tìm tòi cá nhân, làm chạy quá nhiều vùng, không thể hệ thống hóa.
Điều đáng chú ý là dù cho đối tượng nghiên cứu có tự nhận mình là người vô thần đi chăng nữa, bộ óc của người ấy vẫn làm chạy các vùng liên hệ khi các ý tưởng cột trụ của tôn giáo được nêu lên, y hệt như những người có niềm tin tôn giáo. Như thế, quan niệm một một thế lực tối cao đã được in sẵn vào đầu óc của mỗi người chúng ta, từ một quá khứ rất xa xôi trong quá trình tiến hóa (3).
Ai làm nên Thượng Đế ?
Sự kiện quan niệm Thượng Đế, hay nói rộng hơn là quan niệm Thần Linh, đã được in sẵn trong não bộ của mọi người, kể cả những người vô thần, cho biết là quan niệm ấy đã khởi sự hiện hữu nơi tổ tiên chúng ta, ở một thời điểm đủ xa xưa để được lưu truyền rộng rãi. Đi tìm thời điểm ấy đem chúng ta chìm vào một quá khứ mơ hồ …
Có thể từ 160 ngàn năm trước, một anh chàng Australopithèque đã biết hình dung một đấng siêu nhiên khi nhặt và giữ bên mình một mảnh đá dẹp có hình dáng tương tự như mặt người ? Hay quan niệm siêu nhiên đã hiện hữu từ cách đây 100 ngàn năm, với những ngôi mộ của người Homo Sapiens và người Neanderthal ? Hoặc giả tìm cách liên hệ với những thế lực siêu nhiên chính là quan tâm chủ yếu của những người đã vẽ lên những bức tranh trong các động đá từ 33 ngàn năm trước ? Hay phải đợi đến đầu thời « Đá Mới » (néolithique) cách đây gần 10 ngàn năm, khi những hình tượng Thần Linh bắt đầu hiện hữu ? (4)
Một nhận xét quan trọng khác là dù trong bất cứ nền văn hóa nào, Thần Linh, hay Thượng Đế, cũng đều được tạo nên theo những mô hình rất chính xác. Mô hình ấy phản ảnh quan niệm của con người về chính mình đối lại với thiên nhiên.
Flying_Spaghetti_Monster_Icon_by_TestingPointDesign

Mô hình cấu tạo nên Thần Linh và Thượng Đế

Khi nhìn chính mình và đồng loại của mình (5), con người đặt ngay câu hỏi : « để làm gì », trong khi câu hỏi đặt ra khi đối diện với thiên nhiên là « cái gì đã làm ra nó». Sự hiện hữu, qua hành động, của con người lệ thuộc vào Chủ Ý của mình. Tại sao một người lại có thái độ, có hành vi như thế ? Người ấy muốn gì ? Có ý định gì ? Đối với thiên nhiên, người ta không đặt câu hỏi muốn gì, có ý định gì, mà câu hỏi thông thường là : nó từ đâu ra, cái gì đã làm cho nó như thế ? Cũng đều là « nguyên do », nhưng trong một trường hợp nguyên do ấy nằm ở quan hệ nhân quả (causalité), và trong trường hợp kia, nằm ở chủ ý (intentionnalité).
Việc Thượng Đế cũng như Thần Linh hoàn toàn được làm nên theo mô hình « chủ ý », tức hoàn toàn rập khuôn với quan niệm của con người về chính mình, trong căn bản không có gì đáng ngạc nhiên. Người ta có thể nói rằng : không ai tạo nên Thượng Đế, Thượng Đế không có nguyên nhân, vì là nguyên nhân đầu tiên, nên vấn đề nhân quả không đặt ra, chỉ có chủ ý. Thật ra, suy luận ấy không ảnh hưởng nhiều vào sự tác thành Thượng Đế. Điều cần nhận xét là Thần Linh hay Thượng Đế đều phải tuân theo những quy luật vô cùng chặt chẽ, khắt khe, về Chủ Ý.
Hành vi của Thượng Đế hay Thần Linh thì đương nhiên là siêu nhiên. Nhưng điều ấy không quan trọng. Điều quan trọng là nếu một Thần Linh (hay Thượng Đế) có hành động, dù siêu nhiên, nhưng trệch ra ngoài những quy định về chủ ý do con người đặt ra, thì sẽ lập tức bị loại trừ ngay. Thí dụ : Đức Mẹ thì phải khóc, khóc được ra máu thay vì nước mắt thì càng tốt. Một Đức Mẹ vui vẻ nhăn răng cười hề hề thì nhất định là … không chấp nhận được, sẽ lập tức bị loại trừ, mặc dù việc một bức tượng Đức Mẹ nhăn răng cười là một hiện tượng siêu nhiên rõ rệt ! Hình tượng một vị Thần có thể làm những phép lạ hiển nhiên như ợ, đánh rắm v.v… nhưng con người không thể cho phép những điều ấy xảy ra, mặc dù không có gì « thần thánh », siêu nhiên hơn những điều này. Thậm chí các vị Thần có những hành vi tương tự hoàn toàn không được phép hiện hữu, không được con người cho phép có mặt trên trần thế ! Con người chỉ cho phép Thần Thánh có một số chủ ý hạn hẹp, và nhất định không được có những hành vi không phù hợp với các chủ ý ấy.
Các « phụ tá » của Thần Linh (hay Thượng Đế) cũng phải chịu những ràng buộc tương tự. Giả sử một vị « pháp sư » giơ tay làm phép trước những tín đồ thành kính, và … Ôi nhiệm màu ! Một chai bia lạnh với đĩa tôm khô củ kiệu hiện ngay ra trên bàn thờ … Hay một một thày phù thủy niệm chú chữa trị cho một con bệnh ngặt nghèo, nhưng thay vì làm cho thân chủ đứng dậy vươn vai khỏe khoắn, thì lại làm chạy … TV, máy pha cà phê, hay máy giặt ! Những « thành quả » ấy là những phép lạ vô cùng nhiệm màu, không ai có thể phủ nhận được, nhưng chúng không tuân theo những quy định khắt khe về chủ đích mà con người đã đặt ra. Con người không thể cho phép chúng hiện hữu.
F-S-M-church-of-the-flying-spaghetti-monster-32010377-500-680
Chết là … khởi điểm ?
Một cộng đồng người tiền sử … Rồi, một người chết. Một người được kính trọng, yêu mến. Một người cha, người chồng, anh, chú, hay một người bạn thân quen … Qua kinh nghiệm tích tụ từ nhiều thế hệ, mọi người trong cộng đồng đều biết xác chết kia sẽ là một hiểm họa cho tất cả. Nó sẽ xình thối. Sẽ đem lại bệnh tật, chết chóc. Đó là « thảo trình hư thối », đã in sẵn trong não bộ của mỗi người. Thảo trình này khiến người ta kinh sợ xác chết, kiêng kỵ đụng chạm vào nó, hay đụng vào những gì đụng chạm đến nó, và nhanh chóng tìm cách loại bỏ nó.
Tuy nhiên trong não bộ của những người tụ tập chung quanh xác chết, còn có một thảo trình khác, vốn hoạt động từ lúc người chết còn sống, và vẫn tiếp tục chạy cùng lúc với thảo trình « hư thối ». Thảo trình này có thể được gọi là thảo trình « thân thuộc ». Các tín hiệu của nó cho những người hiện diện biết người quá cố chính là cha, mẹ, anh, chị, chú, bạn, của mình. Trên phương diện thuần lý thì thảo trình « thân thuộc » này phải ngưng chạy khi thảo trình « hư thối » được bật lên. Đống thịt đang sắp sửa chương phình rữa nát kia không thể là người thân thuộc, yêu mến, của mình. Nó chỉ có thể là một đống thịt đang sắp sửa chương phình rữa nát. Không ai có thể thân quen với một đống thịt đang sắp sửa chương phình rữa nát. Và người ta chỉ có thể đem hủy, chôn, đốt, đống thịt thối ấy một cách tự nhiên, không cần thắc mắc.
Vấn đề là thảo trình « thân thuộc » không chịu tắt đi khi thảo trình « hư thối » bắt đầu khởi động. Và những người tụ tập quanh xác chết phải đối đầu với một mặc cảm tội lỗi ghê gớm. Họ bị bắt buộc phải đem hủy diệt người cha, người chồng, người bạn của họ. Mặc cảm tội lỗi ấy khiến họ tự thấy phải « làm một cái gì » đền bù lại cho hành động hủy diệt một người thân thương kia. Đó có thể là một nguyên do của các nghi thức tống táng còn thịnh hành cho đến ngày nay.
Nghi thức tống táng tự nó bao hàm ý nghĩ về người chết như thể họ « còn sống ». Chúng ta thường nghe những câu như : « ông ấy sẽ hài lòng lắm với số người tham dự tang lễ, với bài giảng của cha sở, bài điếu văn của Đại Tá X., với nhạc bản được trình tấu trong nghi thức hạ huyệt, với lá cờ phủ trên quan tài v.v… ». Ngay cả nhiều năm sau, người ta cũng vẫn có thể quả quyết, « bà ấy chắc hãnh diện lắm trước sự thành công của cháu X hay Y …».
Làm thế nào để quan niệm được người chết « như thể còn sống », đồng thời biết rằng người chết chỉ là một đống thịt xương rữa thối ? Chỉ có một cách : đó là quan niệm người chết vẫn « sống », nhưng không còn gắn liền với thân xác hư thối của họ nữa. Ý tưởng một thực thể siêu nhiên, phi vật chất được hình thành. Thực thể này « như sống » với những đặc điểm tâm lý và những hành vi rập khuôn theo tâm lý và hành vi của đương sự trước khi chết. Thông thường, người chết che chở, giúp đỡ những người thân thương, và, ngược lại, là một đe dọa, có thể rất khủng khiếp đối với những kẻ bị oán ghét …
Rồi, đời này qua đời khác, những người có nhiều ảnh hưởng trong cộng đồng của họ, đến độ người ta còn nhớ đến họ sau nhiều chục hay nhiều trăm năm, trở thành những thực thể « đặc biệt », với những quyền năng đặc biệt, ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Họ trở thành những vị Thần … Các vị Thần này vượt khỏi liên hệ gia đình, để trở thành Thần Nhân của cả một dân tộc. Người ta thường phóng đại khả năng và việc làm của các vị này lúc sinh thời để gán cho họ những quyền phép nhiệm màu. Từ đó sinh ra những Thần Linh « chuyên ngành ». Mỗi vị Thần đặc biệt linh thiêng trong một lãnh vực của cuộc sống. Theo các dấu tích khảo cổ, có lẽ hình tượng thần linh xưa nhất là các Thần Nữ chuyên phù trợ cho việc thụ thai và sinh dưỡng con cái.
Joseph_Smith_Flying_Spaghetti_Monster

Thiên Nhiên Thần Thánh

Như thế, hai cái thảo trình « thân thuộc » và « hư thối », khi cùng chạy một lúc trước sự chết, đã đẻ ra quan niệm có những sự sống bên cạnh ta, có thể ảnh hưởng, tốt cũng như xấu, vào ta, mà ta không thể nhận biết được bằng giác quan. Một khi đã nghĩ được như thế thì cánh cửa hoàn toàn rộng mở cho sự hình thành của mọi Thánh, Thần, đủ loại. Trong tinh thần « cởi mở » ấy, một số súc vật được tôn sùng như Thần Linh, và một số Thần Linh xuất hiện dưới dạng súc vật hay nửa người nửa thú. Trong các trường hợp này, hiện tượng « chuyên ngành » cũng thường được nhận thấy, như đã nói ở trên, thí dụ Thần Bò Mộng gúp tăng cường dương tính. Việc mở rộng ý tưởng Thần Linh đến súc vật rất phổ quát. Người ta hiện còn nhận thấy những dấu tích của nó trong các tôn giáo vẫn thường được coi là chống lại việc này, như Ky Tô Giáo, với biểu tượng « Con Chiên Thiên Chúa » (Agnus Dei), hay chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần …
Không ngừng ở đó, người ta thần thánh hóa các hiện tượng thiên nhiên, gắn liền chúng với các Thần Linh. Thế là Thần Sông, Thần Biển, Thần Sấm, Thần Gió, Thần Lửa, v.v… hình thành. Đời sống của vị Thần ấy được kể lại trong những huyền thoại, thường là để cắt nghĩa thiên nhiên, hình dung sự tạo tác ra nó và sự vận hành của nó, ở dạng bình thường, cũng như ở dạng bất thường, như trong những lúc thiên tai. Dấu tích của thảo trình « thân thuộc » hay phiên bản « gia tộc » của nó, nhiều khi vẫn hiện diện nơi các vị Thần « thiên nhiên » này. Thí dụ như nhiều vị anh hùng trong các huyền thoại Mahabharatta và Ramayana chính là con cháu của các vị Thần thiên nhiên, như Thần gió, thần mặt trời, mặt trăng, lửa, sông Hằng v.v… (đọc trên trang nhà của người viết). Người Ấn tự coi mình như hậu duệ của các nhân vật trong những huyền thoại trên, nên có thể coi đó như ý thức về liên hệ « gia tộc » giữa con người với thiên nhiên. Tương tự như thế, trong Huyền Thoại Hy Lạp, các vị Thần đầu tiên (thuộc thế hệ « Titan ») cũng là những thành tố nguyên thủy của thiên nhiên, như trời, đất, biển v.v… Họ là con cháu của các vị Thần tạo ra vũ trụ và chính họ cũng sanh ra mọi sự vật trên đời này. Mặt khác, chúng ta đều biết là người Nhật, qua Hoàng Gia của họ, đều đến từ Nữ Thần Mặt Trời (Thiên Chiếu – Amaterasu) …
Chúng ta đã nhận ra là khi đã đi xâu vào ý thức về Thần Linh, thì thảo trình « thân thuộc » được cập nhật thành một phiên bản mới gọi là thảo trình « gia tộc ». Phiên bản « gia tộc » được áp dụng cùng lúc với Thần Thánh và với thiên nhiên, đưa đến ý thức con người và thiên nhiên thuộc về cùng một gia đình, dòng tộc. Điều khôi hài là ý thức này hoàn toàn phù hợp với khoa học hiện đại, đặc biệt là thuyết tiến hóa.
Mặt khác, thảo trình « gia tộc » cũng là một phương cách để tìm đến Thượng Đế.

Sự hình thành của Thượng Đế

Như đã nói, những đời sống linh thiêng đầu tiên là những người thân thuộc chết đi mà người ta không muốn cho chết thật, phải tạo ra cho họ một sự hiện hữu đặc biệt. Thử lấy thí dụ một người con vừa đem chôn cha mình xong, quay về lập bàn thờ tôn sùng người cha quá cố như một sự sống linh thiêng, vẫn tiếp tục hiện hữu đâu đó, có thể đến với mình, phù hộ cho mình, đồng thời cũng có thể là một đe dọa, gắt gao trừng trị mình, nếu có chuyện gì không vừa ý … Người cha ấy cũng có một người cha, rồi người cha của người cha kia cũng lại có một người cha v.v… Cứ như thế lần lần từ thế hệ này sang thế hệ khác, không những người ta có rất hiều linh hồn phải tôn thờ, phụng dưỡng, làm cho vừa ý, mà người ta cũng dần dần tìm đến gần một người Cha đặc biệt, người Cha của mọi người cha, Cha của mọi sự vật trên đời. Đấng Cha chung ấy chính là Thượng Đế.
Tuy thảo trình « gia tộc » áp dụng cho Thần Linh đưa đến một một Thần Linh tối thượng, nhưng trong điều kiện sống rải rác, ít trao đổi với nhau, các cộng đồng người chỉ đạt được đến khái niệm một vị Thần tối thượng … của riêng dân tộc mình ! Vị Thần ấy che chở hay trừng phạt dân của mình, tùy hành vi và thái độ của đám dân này hoặc của những người lãnh đạo họ.
Rồi, ngày kia, một sự ngờ vực lớn nảy sinh từ đáy lòng những người du mục Trung Đông …
Khi người du mục đi từ nơi này sang nơi khác, họ phải thờ cúng hết vị Thần địa phương này đến vị Thần địa phương khác, vị Thần nào cũng được “quảng cáo” là tối cao, quyền năng mạnh mẽ nhất. Đến một lúc nào đó, người du mục không còn tin nổi vào các vị Thần « đồng tối thượng » này nữa, và một ý niệm nảy sinh, ý niệm một vị thần tối thượng thật sự. Từ tối thượng, vị Thần ấy dần dần trở thành duy nhất, loại bỏ các thần địa phương như những hình tượng vô nghĩa. Các thần linh lặt vặt khác, gắn liền với thiên nhiên, như thần sông, thần núi, thần « cây đa », thần sấm, thần mưa, v.v.. cũng từ từ phải chịu chung một số phận.
Từ một Thượng Đế duy nhất đến thuyết Duy Vật và thuyết Tân Tiến
Một hệ luận bất ngờ của việc tin vào một Thượng Đế duy nhất là sự nảy sinh ra thuyết Duy Vật. Thật vậy, thuyết Duy Vật đến từ sự vứt bỏ các thần linh ra khỏi thế giới. Thượng Đế duy nhất khiến cho thiên nhiên không còn chút thần thánh nào trong đó, và không còn được giải thích bởi hành vi của thần linh nữa. Sấm chớp, mưa gió, bệnh tật không còn lệ thuộc vào sự vui buồn của các ông thần, bà thánh, và người ta buộc phải tìm cho chúng một giải thích khác, một giải thích giựa trên vật chất thuần túy. Thuyết duy vật từ đó ra đời. Cùng với óc khoa học.
Đồng thời người ta nhận thấy sự xuất hiện của thuyết tân tiến. Trong khi người dân định cư quan niệm thời gian như những chu kỳ xoay chuyển, hết gieo đến cấy, cấy xong đến gặt, gặt xong lại gieo … thì người du mục luôn mỗi ngày thức giấc trước một chân trời mới, luôn luôn đổi khác, trong dòng thời gian được nhìn như một đường thẳng. Thượng Đế, vị Thần duy nhất mà họ tôn thờ, lại có một giao ước với họ. Ngài hứa cho họ một tương lai tốt đẹp, một vùng “đất hứa” để dừng chân. Đó chính là định nghĩa của thuyết tân tiến : ngày mai không những sẽ là một ngày hoàn toàn mới, khác hẳn ngày hôm nay, mà ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay, tương lai sẽ tốt hơn hiện tại. Gián đoạn triệt để giữa tương lai và hiện tại cũng chính là cội rễ của ý tưởng … Cách Mạng !
Dần dần chính Thượng Đế cũng bị loại ra khỏi lý trí của con người. Người ta cho rằng Thượng Đế « không thể nghĩ bàn ». Không một đầu óc nào có thể quan niệm được Thượng Đế. Ngay khi chúng ta nghĩ đến Thượng Đế, thì cái Thượng Đế mà chúng ta nghĩ đến ấy không còn là Thượng Đế nữa, vì Thượng Đế thật vượt trội hơn, khác biệt hơn cái Thượng Đế mà chúng ta có thể quan niệm được gấp bội phần. Nói cách khác, Thượng Đế vô hạn, không thể bị giam hãm trong đầu óc hạn hẹp của con người.
Thuyết tân tiến, cộng với óc khoa học, cộng với việc không thể nghĩ, không thể bàn đến Thượng Đế, bắt buộc con người phải tin vào chính mình, vào trí thông minh, khả năng tìm tòi, suy luận của mình, để không ngừng tiến bộ trong niềm tin vào thuyết tân tiến. Mặc dù có những lúc ngờ vực, đa số nhân loại hiện vẫn đang dấn bước trên con đường này.

Thượng Đế và thuyết vong thân

Khuynh hướng mời Thượng Đế ra khỏi tâm trí của mình, cũng giúp tạo ra … Tôn Giáo ! Con người có những lo lắng, sợ sệt, đồng thời cũng có những ước vọng, ham muốn, như ước vọng được thi đậu, làm ăn trúng mối, tình duyên suôi thuận, được lành bệnh, bình an, tránh tai nạn, v.v… Tất cả những yếu tố ấy được con người phóng ra trước mặt mình để tạo thành Thượng Đế và các Thần Thánh đủ loại. Khi một người quỳ trước một đấng « linh thiêng » để cầu xin chuyện này việc khác thì trong thực chất, người ấy chỉ quỳ trước những ước vọng, ham muốn của mình. Khi cầu nguyện để được những điều này, người ấy cúng bái chính mình, hay nói chính xác là thờ cúng cái phần tâm lý đầy ham muốn và lo sợ của mình. Nhưng, người ta hoàn toàn không ý thức được điều ấy, và vẫn nghĩ Thần Linh, cũng như Thượng Đế là những thực thể biệt lập với mính. Mặt khác, để cho Thượng Đế kia có thể chu toàn sứ mạng che chở mình, và đem lại cho mình những gì mình mong muốn, người ta có nhu cầu phải biến Thượng Đế nọ thành một đấng Toàn Năng, quyền phép vô biên. Rồi tính lo lắng cũng khiến người ta cảm thấy cần kết tụ những mảnh tâm lý đầy dục vọng và âu lo được phóng ra ngoài tâm hồn mình như vừa nói, thành một hệ thống bao gồm những nghi thức chính xác, những giáo điều phải tin theo v.v… Thế là Tôn Giáo hình thành !
Con người cũng có trong thân tâm mình những ý tưởng hướng thiện. Đây là một « thảo trình » từng hiện hữu trong tâm trí của cha ông chúng ta ngay từ giai đoạn hình thành các cộng đồng người. Có thể gọi thảo trình ấy là « thảo trình hợp tác ». Thật vậy, ý thức « thiện » được nảy sinh khi chúng ta đối diện với một người khác. Khi ấy, chúng ta lập tức cảm thấy mình có một trách nhiệm nào đó đối với người này. Trách nhiệm ấy khiến chúng ta tử tế chào hỏi, nói năng thân thiện, lịch sự, tránh làm mích lòng, và nếu người ấy gặp phải vấn đề gì, thí dụ như ngất xỉu, lạc đường v.v… thì chúng ta tự cảm thấy phải làm tất cả những gì có thể làm được để giúp đỡ người này. Tổng hợp những thái độ ấy được gọi là sự « thiện », tốt. Chúng ta cũng có thể chọn thái độ ngược lại, đó là những thái độ « bất thiện », xấu. Nguyên nhân của ý thức hướng thiện là nâng cao sự hợp tác, tương trợ, giao dịch tốt đẹp giữa các thành viên của một cộng đồng. Cộng đồng người nguyên thủy nào thiếu « thảo trình hợp tác » này trong cấu trúc tâm lý thì sẽ tàn lụi và biến mất một cách nhanh chóng. Các thành viên của cộng đồng ấy cư xử ích kỷ, lừa đảo, dối trá, khinh bạc, lạnh lẽo, thậm chí ác độc đối với nhau, chưa kể đối với người ngoài, và phủ lên môi trường sống của họ một không khí đối kháng, bạo lực, chia rẽ, đưa đến tàn phá, hủy diệt. Ngược lại, các cộng đồng hiện hữu và phát triển được trong dòng thời gian chính là những cộng đồng với nhiều thành viên mang « thảo trình hợp tác ». Họ truyền cho hậu duệ của họ, là chúng ta, thảo trình ấy. Vì thế đa số chúng ta đều có ý thức về cái tốt, về sự thiện, trong cấu trúc tâm lý của mình.
Tuy nhiên, với khuynh hướng mời Thượng Đế ra khỏi tâm trí mình, gắn liền với việc loại bỏ Thượng Đế ra khỏi thiên nhiên (chúng ta cũng thuộc thiên nhiên !), con người phóng cái ý thức hướng thiện trong thâm tâm ra ngoài mình để biến nó thành một thực thể không còn liên hệ gì với mình, và cho nó một sự sống biệt lập. Thượng Đế toàn thiện ra đời ! Những gì Thượng Đế ấy đòi hỏi, phán truyền qua những giáo sĩ của Ngài, chính là những gì đa số con người tự cảm thấy trong đầu óc mình, và đa phần là những điều cần thiết cho xã hội. Thật ra, cũng có những trường hợp, đấng Thượng Đế ấy bị « bắt cóc » bởi một giai cấp thần quyền, nhân danh Ngài phán dạy những điều thiên lệch, những « chân lý » bị uốn nắn theo những quyền lợi bè cánh, giai cấp, hay bị lu mờ bởi những tâm lý bệnh hoạn …
Việc phóng những gì thuộc về mình ra ngoài mình, rồi xem đó như một thực thể khác biệt với mình, chính là hiện tượng « vong thân », đánh mất chính mình.

Trở về với thiên nhiên : Thượng Đế làm hòa với khoa học

Làm sao đem được Thượng Đế trở lại với thiên nhiên và với chính mình ? Đó là một quan tâm của nhiều trào lưu tư tưởng. Thần học Ky Tô Giáo quan niệm một Thượng Đế « nhập thế », hiện diện ở khắp mọi nơi, đồng thời « nhập thể », làm một với con người, qua con người tiêu biểu là Đức Ky Tô, vừa là người thật, vừa là Thiên Chúa thật. Tư tưởng này mang một ưu điểm lớn là không còn cần « nghĩ bàn » về Thiên Chúa như một thực thể biệt lập nữa, mà có thể cảm nghiệm Thiên Chúa như cảm nghiệm chính mình. Trở ngại được nói đến ở trên, rằng không thể nào quan niệm được Thượng Đế với tâm trí hạn hẹp của mình, tự nhiên bị dẹp tan. Người ta chỉ cần ý thức mình làm một với Chúa, qua « bí tích » nền tảng của Ky Tô Giáo là nghi thức « rước lễ » : « communion » (« comme un » nghĩa là « như một »). Spinoza cũng quan niệm Thiên Chúa ở trong mỗi sự vật (panthéisme). Ấn Giáo thì quan niệm không có gì hiện hữu ngoài Thiên Chúa, mọi sự vật đều là những thể hiện của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, tất cả các quan niệm này đều khởi đi từ một lập trường duy tâm thuần túy, không bắt rễ từ một thực tại cụ thể. Chúng ta thử quay về phía khoa học vật chất xem có cách nào quan niệm được Thượng Đế hay không ?
Nếu chấp nhận giả thuyết « Big Bang » thì khởi đầu của vật chất trong vũ trụ là một « điểm vật chất ». Mặt khác, có thể giả sử mỗi trình độ vật chất đều có một cái « Thức » riêng. Trình độ khởi đầu của vật chất, cũng có cái « Thức » của nó. Từ điểm khởi đầy ấy, vật chất tiến hóa, cho ra các ngôi sao, vi khuẩn, súc vật, rồi con người, với những trình độ « Thức » đặc biệt cho mỗi giai đoạn. Tuy nhiên, trong mối giai đoạn tiến hóa, sự vật đều giữ lại những cái « Thức » của các giai đoạn trước, được lắng đọng trong một Siêu Thức, Vô Thức hay Tiềm Thức nào đó. Điều này có thể được chứng minh nơi các loài động vật. Thí dụ những cái thức của các giai đoạn trước con người như loài cá, loài có vú bốn chân … không còn được « Ý thức » một cách rõ rệt nơi con người nữa, nhưng vẫn không bị xóa đi mà vẫn còn hiện diện trong Vô thức, Tiềm thức hay Bản năng của con người. Cái « Thức » của giai đoạn khởi đầu của vật chất (khi chỉ có một điểm vật chất trong vũ trụ) có thể cũng vẫn còn hiện diện nơi con người và nơi tất cả sự vật trong vũ trụ. Vì thế, đi vào đến một độ sâu nào đó của Tâm Thức, người ta sẽ tìm thấy một Siêu Thức chung cho toàn thể loài người, và đi sâu hơn nữa, người ta sẽ tìm thấy Siêu Thức chung cho con người và các động vật, rồi chung cho con người, động và thực vật, cứ như thế, càng đi vào sâu thêm, thì cái Siêu Thức ấy càng mở rộng để trở thành Siêu Thức chung của toàn thể vạn vật.

Định nghĩa « khoa học » của Thượng Đế

Thế nhưng, cái Thức của giai đoạn trước « Big Bang », trước khi có điểm vật chất nguyên thủy, thì là gì ? Trước khi có điểm vật chất nguyên thủy thì chưa có vật chất. Cái Thức của giai đoạn đó là « Thức » của một cái gì « phi vật chất ». Nói cách khác, đó là Ý Thức Thuần Túy, hoàn toàn tách khỏi vật chất và hoàn toàn không lệ thuộc vật chất. Đó phải chăng chính là định nghĩa của Thiên Chúa : một Ý Thức thuần túy, phi vật chất, quy định vật chất, quy định sự tiến hóa của vật chất, quy định toàn thể vũ trụ này và tiềm tàng nơi mọi sự vật ?  
Thế nhưng nếu con người và phần còn lại của thiên nhiên đều cùng chung một căn bản vật chất và cùng được quy định bởi một Ý Thức Thuần Túy, thì tại sao lại có sự khác biệt nền tảng giữa thiên nhiên và con người, ở chỗ sự hiện hữu, qua hành động, của con người tùy thuộc vào Chủ Ý (intentionalité) của mình, trong khi thiên nhiên chỉ biết phục tùng quan hệ Nhân Quả (causalité) ? Chúng ta đã đề cập đến điều này ở phần đầu bài viết.
Nhà toán học Whitehead tìm cách giải thích sự tách biệt ấy giữa thiên nhiên và con người bằng cách quan niệm rằng trong mọi trình độ của vật chất, từ hạt điện tử đến con người, đều có một « thần khí sáng tạo» thúc đẩy và chủ trì những chọn lựa biến hóa và « hành động » của nó. Thật vậy, nếu ta lấy thí dụ một hạt điện tử, thì ở mỗi thời điểm nó có một số chọn lựa, để vào thời điểm kế tiếp nó sẽ không còn là nó nữa, vì đã thay đổi vị trí, tốc độ, năng lượng v.v… Người ta có thể tính được xác suất của mỗi thay đổi, bằng phương trình Schrödinger chẳng hạn. Trong trường hợp con người, thì số lượng chọn lựa biến hóa và hành động trở nên nhiều vô số, không thể tiên liệu được qua một phương trình toán học. Tuy nhiên, đàng sau những hành động và thay đổi của con người vẫn có một « thần khí sáng tạo » thúc đẩy và chủ trì. Vì thế, việc con người có vẻ như thoát khỏi các quy luật nhân quả vật lý, trong khi các trình độ thấp của vật chất lại hoàn toàn lệ thuộc vào những quy luật ấy, chỉ là một vấn đề số lượng chọn lựa. Một thành tố của thiên nhiên càng phức tạp thì sự thay đổi của nó càng ít bị các định luật vật lý quy định và càng khó tiên liệu. Ngược lại, một thành tố của thiên nhiên càng đơn giản thì càng lệ thuộc các quy định của vật lý và các sự chuyển hóa của nó càng dễ tiên liệu. Nói cách khác, sự « sáng tạo » của con người không khác biệt trong bản chất với những « chọn lựa » của hạt điện tử, mà chỉ do trình độ phức tạp của con người. Trong mọi trường hợp, theo Whitehead, thì đàng sau những « hành vi » ấy luôn hiện diện một « thần khí sáng tạo » thúc đẩy con người cũng như toàn thể sự vật trở thành một cái gì mới, nhưng không phải bất cứ cái mới nào, mà một cái mới được sắp đặt theo một chủ đích, một sơ đồ, một chương trình Sáng Tạo chung. « Thần Khí Sáng Tạo » ấy được Whitehead gọi là : Thượng Đế !

KẾT LUẬN

Tiến trình tiến hóa khởi đi từ vật chất ở dạng đơn giản nhất đã đưa đến sự hình thành của những con người biết băn khoăn ray rứt cho tương lai của mình. Mà tương lai thực sự, chắc chắn nhất, tạo nhiều băn khoăn ray rứt nhất, chính là Sự Chết. Tiến hóa chẳng qua chỉ là tiến trình đưa đến ý thức Phi Hữu, đến một trí thông minh có khả năng quan niệm Sự Chết, quan niệm một vực sâu không đáy bên kia bờ Hiện Hữu. Rồi, khi để cho sự suy nghĩ của mình rơi vào vực sâu này, con người không khỏi quay cuồng vùng vẫy một cách tuyệt vọng để tìm cách bám víu vào một cái gì, một nhánh cây, một mỏm đá … Nhưng, trong cảnh giới Phi Hữu đàng sau sự chết, không có những mỏm đá, không có những nhánh cây. Trong Phi Hữu, con người chỉ có thể bám víu vào những sự thể phi hữu. Người ta gọi đó là Thần Linh, là Thượng Đế …
Thượng Đế tạo ra con người ? Một giả thuyết (6). Con người làm ra Thượng Đế : một điều hiển nhiên !

Nguyễn Hoài Vân
(1) Chú ý : số 7 (và các nhân số của 7) là số của Thượng Đế, của sự hoàn hảo, trong vùng văn hóa Ấn Âu (đọc : Vài nét về Huyền Thoại Ấn Độ – các Vị Thần – Nguyễn Hoài Vân – 2005, và Sáng Thế Ký đọc bởi một Người Việt Nam – Phần 1 – NHV – 2003 trên trang nhà của tác giả : http://nguyenhoaivan.com/ )
(2) Méthode d’échelonnement multidimensionnel avec facteurs limitatifs linéaires
(3) Proc Natl Acad Sci, ấn bản mạng ngày 7/3/2009
(4) Isabelle Bourdial – Science et Vie n° 1055 – 8/2005
(5) Khái niệm « đồng loại » có thể được nới rộng ra đến súc vật, với những giới hạn và trong một số điều kiện.
(6) Giả thuyết, vì tùy thuộc vào những giả thuyết về chính Thượng Đế (như giả thuyết Whitehead), vào những giả thuyết về sự tạo thành vũ trụ, sự vật (thuyết Big Bang, hay một giả thuyết khác) … Người ta cũng có thể nghĩ Thế Giới được tạo nên bởi một Ác Thần, vì Thế Giới đầy sự ác, nhưng có hy vọng được cứu rỗi bởi một Đấng Cứu Thế được gửi đến bởi Thượng Đế Toàn Thiện. Đó là niềm tin của nhiều giáo phái thuộc trào lưu « Chứng Ngộ » Gnostique, một trào lưu của Ky Tô Giáo Nguyên Thủy, như giáo phái Manicheisme. Lại một giả thuyết !