IN GOD WE TRUST
Charlie Nguyễn
Theo bản tin
đăng trên Giao Điểm số 42 (trang 77-79) thì vụ
biến động của người Thượng ở
Pleiku đầu năm 2001 cho thấy có âm mưu ngoại
bang xử dụng chiêu bài tôn giáo phá hoại an ninh xã hội
và sự vẹn toàn lãnh thổ nước ta. Những
người Thượng Tin Lành nổi loạn này hầu
như không màng tới việc làm ăn
mà chỉ lo sẵn sàng khăn gói để chờ một
thế lực nào đó từ Mỹ sẽ đến
bốc họ đi, rồi sau đó sẽ đưa
họ về giải phóng quê hương miền cao
để thành lập một Quốc Gia Tin Lành!
Sau khi đọc bản tin này, tôi không
khỏi lo ngại liên tưởng đến những
vụ nội chiến vì lý do tôn giáo ở Đông Timor
thuộc Indonesia
và Basilan thuộc Philipines.
Indonesia,
còn gọi là Nam Dương, có 228 triệu dân, khoảng 91% theo đạo Hồi và khoảng 9% (tức
20 triệu dân) theo đạo Công giáo La Mã. Đầu
thế kỷ XVI, song song với người Tây Ban Nha
giảng đạo ở Việt Nam thì người Bồ
Đào Nha vào giảng đạo ở Nam Dương.
Đa số tín đồ Công giáo định cư ở
phía đông đảo Timor. Sau khi Nam Dương trở
thành một nước độc lập vào năm 1945,
những người Công giáo ở Đông Timor bắt
đầu nổi dậy và phát động một cuộc
nội chiến đẫm máu chống chính quyền trung
ương Hồi giáo. Sau hơn 40 năm chiến tranh gây
thiệt mạng cho trên một triệu binh sĩ và dân lành,
cuối cùng chính phủ Nam Dương đã phải chấp
thuận cho Đông Timor tách rời để trở thành
một nước độc lập từ tháng 8/99
vừa qua.
Trường hợp của Philippines
thì ngược lại: Philippines
có 74 triệu dân. Khoảng 92% theo
đạo Công giáo La Mã, khoảng 6 triệu dân theo
đạo Hồi, qui tụ tại đảo Mindanao
và đảo Basilan. Những người Phi này có tổ
tiên theo đạo Hồi từ thế
kỷ XIV, tức hai thế kỷ trước khi
đạo Công giáo xâm nhập nước này. Trải qua
nhiều thế kỷ bị đàn áp tàn bạo bởi
chính quyền thuộc địa Tây Ban Nha và giáo quyền
Công giáo La Mã, những người Phi Hồi giáo đã kiên
cường bảo vệ tôn giáo của họ cho tới
ngày nay. Cuộc chiến tranh đòi tự
trị của những người Phi Hồi giáo chống
chính phủ đã khởi đầu từ nhiều
chục năm qua đến nay vẫn tiếp diễn.
Để đạt những mục tiêu chính trị,
những người Phi Hồi giáo đã áp dụng
chiến thuật du kích, phá hoại và khủng bố,
đặc biệt là họ thường bắt cóc con tin.
Tôn giáo là một sản phẩm
văn hóa. Khi xâm nhập một lãnh
thổ nào đó nó thường bước vào bằng
những bước đi nhẹ nhàng êm ái. Nhưng khi số tín đồ của tôn giáo
đạt tới mức có thể tạo thành một
lực lượng chính trị áp đảo thì hậu
quả của nó thật khó lường.
Chỉ với mấy cuốn
sách Thánh Kinh, Vatican đã trải rộng đế quốc của
nó gần khắp thế giới với hơn một
tỷ tín đồ và đã duy trì đế quốc
của nó gần 2000 năm.
Với cuốn Thánh Kinh Koran, những đoàn
quân Hồi giáo Ả Rập đã chiếm toàn bộ bán
đảo Ả Rập rộng lớn, chiếm Irag, Syria,
Palestine, Ai Cập và Iran vỏn vẹn trong vòng 10 năm. Một thế kỷ sau khi giáo chủ Mohamét qua
đời, Hồi giáo trở thành một đế
quốc trải dài từ Bắc Phi, qua Cận Đông,
miền Nam châu Âu qua Trung Á đến Bắc Ấn.
Đầu thế kỷ IV,
đế quốc La Mã có tham vọng dùng Công giáo để
chinh phục toàn cầu. Đế quốc La Mã không
ngờ đạo Hồi xuất hiện vào giữa
thế kỷ thứ VII với Thánh Kinh Koran đã phá tan
tham vọng toàn cầu của họ. Số tín đồ
đạo Hồi ngày nay lên tới 1 tỷ 200 triệu,
vượt trội số tín đồ Công giáo La Mã
(khoảng 1 tỷ).
Mặc dầu Hồi giáo và Ki-tô giáo
đều có chung cội nguồn là Kinh
Thánh Cựu Ước Do Thái, cùng chung ông tổ Abraham và cùng
thờ một Thiên Chúa (God) nhưng hai đạo này đã
quan niệm về Thiên Chúa hoàn toàn khác nhau.
Ki-tô giáo tin Thiên Chúa có ba ngôi.
Thiên Chúa Cha sinh ra Thiên Chúa Con (Jesus). Jesus là người thường lại
được Ki-tô giáo suy tôn làm Thiên Chúa. Bà Maria,
mẹ của Jesus, được Ki-tô giáo tôn lên làm Mẹ
Thiên Chúa!
Tất cả các giáo lý nói trên
đều bị kinh Koran thẳng thừng bác bỏ.
Kinh Koran ghi rõ: “Bà Maira chẳng bao giờ
nhận rằng bà ta là Mẹ Thiên Chúa hoặc con của bà
ta là Chúa”. (She never claimed she was Mother of God or her son was God –
Koran 5:75). Kinh Koran kết án những
người Ki-tô giáo là nhục mạ Thiên Chúa khi nói Thiên
Chúa chỉ là một trong ba ngôi. (They do blaspheme who say God is
one of three – Koran 5:75) “Thiên Chúa là một ngôi duy
nhất. Thiên Chúa chẳng sinh ra đứa con nào và
cũng chẳng do ai sinh ra”. (God is one. He begot none nor was he
begotten – Koran 112:1-4). Khi trình bày những
điều nói trên, tôi không có ý bài bác những giáo lý Ki-tô
giáo. Tôi chỉ có ý làm sáng tỏ một sự thật
lịch sử: không phải sức mạnh quân sự
của Hồi giáo đã chận đứng khả năng
bành trướng của Ki-tô giáo mà chính sức mạnh
văn hóa của Hồi giáo đã phá tan mộng ước
toàn cầu hóa của đạo Ki-tô. Một bài học
lịch sử khác đã chứng tỏ rằng: Sức
mạnh quân sự thuần túy nếu không kèm theo
sức mạnh văn hóa hỗ trợ thì sớm muộn
sẽ bị tiêu diệt. Đó là
trường hợp Mông Cổ.
Đầu thế kỷ XIII, Genghis Khan thống nhất các bộ lạc Mông Cổ
rồi xua quân đi chinh phục thế giới. Chỉ
trong mấy năm, quân Mông Cổ đã tạo nên một
đế quốc rộng lớn bao gồm Trung Quốc,
qua Trung Á và phía Nam nước Nga, qua Thổ Nhĩ Kỳ
tới các nước Cận Đông. Nhưng
quân Mông Cổ hoàn toàn chỉ có sức mạnh quân sự
chứ không có một sản phẩm văn hóa nào. Kết quả là chỉ sau vài thế hệ,
đoàn quân chiến thắng Mông Cổ ở Trung Quốc
đã bị Hán hóa. Cuối thế kỷ XIII, những
vua chúa Mông Cổ ở Bắc Ấn đã theo
đạo hồi và tạo nên các triều đại
Hồi giáo Mughul (do chữ Mongol mà ra). Dần
dần, các người Mông Cổ đã bị hoàn toàn
đồng hóa vào dân địa phương.
Những người Tây-phương
trước đây đã hiểu rõ sức mạnh của
văn hóa nên họ đã xâm lăng
nước ta bằng văn hóa Ki-tô trước rồi
mới xâm lăng bằng súng đạn sau.
Ngày nay, mặc dầu không còn bóng quân xâm
lược trên lãnh thổ Việt Nam nhưng vẫn còn
tồn tại một đạo quân thứ năm không
nhỏ của địch, dưới hình thức một
giáo hội nô lệ ngoại bang nằm vùng thường
trực trong lòng dân tộc.
Đại họa này chưa
dứt thì một đại họa khác đang nhen nhúm trên
miền cao nguyên Trung Phần Việt Nam.
Đó là những hành động đầy
tham vọng của một số những giáo phái Tin Lành
lớn tại Mỹ đang muốn trở thành những
thế lực của chủ nghĩa đế quốc
tinh thần (spiritual imperialism). Những nhóm này hoạt
động ráo riết từ giữa thế kỷ XX
đến nay trên phạm vi toàn thế
giới. Giáo phái Baptist đã tung ra trên
3000 nhân viên truyền giáo hoạt động trong 94 quốc
gia. Tổ Chức Thanh Niên Tin Lành (International
Youth for a Mission) hiện có trên 12.000 nhân viên giảng đạo
trên khắp thế giới. Tổ
Chức Thập Tự Quân Tin Lành (The Giant Campus Crusade) có
nhiều ngàn nhân viên truyền giáo hoạt động trên
130 quốc gia từ 1960. Hầu hết
mọi quốc gia trên thế giới đều bị các
toán quân truyền đạo Tin Lành xâm nhập từ lâu.
Riêng nước Nga, sau khi mở cửa tự do năm
1991, chẳng những bị xâm nhập bởi nhiều
đoàn truyền giáo Tin Lành mà còn tiếp nhận 232 tấn
sách Thánh Kinh Tin Lành bằng Nga ngữ in tại Hoa Kỳ!
Trên đây chỉ là hoạt động truyền giáo
của một số ít giáo phái Tin Lành tiêu biểu, ngoài ra
còn nhiều giáo phái khác cũng rất lưu tâm đến
việc truyền giáo để bành trướng thế
lực của họ.
Qua những hiện
tượng tôn giáo ở Đông Timor và Mindanao (Philippines) chúng ta nhận thấy ở những vùng
đảo này có nhiều sắc dân và nhiều thổ
ngữ khác nhau. Nhưng cuối cùng
họ đã liên kết với nhau thành một khối duy
nhất rất chặt chẽ trong niềm tin tôn giáo.
Những dân tộc thiểu số ở Cao
Nguyên Trung Phần cũng tương tự như vậy.
Mặc dầu họ thuộc nhiều sắc tộc và
ngôn ngữ khác nhau, nhưng một khi đa số cùng theo một tôn giáo thì họ sẽ liên kết
thành một khối và tình trạng nội chiến sẽ
rất có thể xảy ra như ở Đông Tomor hay Mindanao!
Vấn đề đặt ra
hiện nay là chúng ta phải lo phòng bệnh hơn chữa
bệnh. Nếu thiếu cảnh giác để nhúm
lửa đó bốc lên thành đám cháy lớn e rằng sau
này dù cho có dập tắt được đám cháy thì nhà
cửa cũng tan hoang! Vậy chúng ta hãy thử tìm hiểu
xem những người truyền giáo đã dùng cách nào
để dụ dỗ những người Thượng
và cả người Kinh theo đạo
Tin Lành? Thông thường, họ luôn luôn tuyên
truyền rằng nước Mỹ giàu mạnh nhất
thế giới và Tin Lành là quốc giáo của nước
Mỹ. Do đó, ai chịu cải đạo theo Tin Lành chắc chắn sẽ
được giúp đỡ về mọi mặt, tinh
thần cũng như vật chất, nhất là sẽ
được dễ dàng nhập cư Hoa Kỳ
để sống một cuộc đời giàu sang
hạnh phúc...!
Nhiều người nhẹ
dạ và hám lợi dễ dàng nghe lời dụ dỗ
đã trở thành những tín đồ Tin Lành.
Một số không lo làm ăn mà chỉ
ngóng trông các đồng đạo Tin Lành Hoa Kỳ
đến bốc họ sang Mỹ!
Thật ra, tất cả các
luận điệu tuyên truyền nói trên đều là
lừa dối bịp bợm vì từ xưa đến nay
Hoa Kỳ chưa từng có quốc giáo (national religion).
Nhất là Tin Lành lại càng không thể là
một quốc giáo vì Tin Lành không phải là một tôn giáo thuần
nhất. Hiện nay tại Mỹ
khoảng 200 giáo phái Tin Lành lớn nhỏ không đều
nhau. Vậy chẳng lẽ Hoa Kỳ có
200 quốc giáo Tin Lành sao?
Ngoài 200 giáo phái Tin Lành, Hoa Kỳ hiện có
khoảng 53 triệu người Công giáo, 7 triệu
người Hồi giáo, 5 triệu người Do Thái giáo,
vài triệu người Anh giáo. Xét theo
danh xưng thì có nhiều tôn giáo khác nhau, nhưng thực ra
đều là các đạo độc thần, tức
thờ cùng một Chúa (monotheistic religions) và cùng chung ông
tổ Abraham (Abrahamic religions). Do đó, mặc dầu khác
tôn giáo về danh xưng nhưng tất cả đều
đồng ý tôn vinh Thượng đế (hoặc Thiên
Chúa) mà họ gọi là GOD. Bài ca phổ thông
nhất là “God bless America”.
Tòa án Tối Cao Pháp Viện khai mạc
phiên họp với lời cầu nguyện “Xin Chúa cứu
nước Mỹ và tòa án này” (God saves the United
States and the honorable court). Từ
năm 1950, do nhu cầu chống lại chủ thuyết vô
thần của Cộng sản, nước Mỹ có thêm
lời Tuyên Thệ Trung Thành với Quốc Gia, trong đó
có cụm từ “một quốc gia dưới sự che
chở của Chúa” (a nation under God). Mặc dù cùng nói
đến God nhưng mỗi tôn giáo nghĩ về God theo một cách khác nhau, chẳng ai giống
ai.
Một điều rất cần phải nêu
lên ở đây là những người Việt Nam ở
Mỹ - Công giáo cũng như Tin Lành - cứ tưởng
rằng chữ “God” mà người Mỹ thường
nhắc tới là Thiên Chúa của Ki-tô giáo (Christian God). Sự thật không phải như vậy.
Chúng ta hãy lấy tờ One Dollar ra coi sẽ thấy: Kim
tự tháp tượng trưng cho Trật Tự Thế
Tục Mới (Novus Ordo Seclorum). Trên đỉnh Kim tự
tháp là Con Mặt Thượng đế (All-seeing Deity)
tượng trưng cho Đấng Toàn Năng của Lý Trí
(God of Reason) hoặc còn được gọi là
Thượng Đế của Tự Nhiên (Nature’s God). Bên
phải huy hiệu Kim tự tháp là hàng chữ IN GOD WE TRUST
biểu lộ lòng tin tưởng của giới lãnh
đạo Hoa Kỳ vào Lý Trí để xây dựng một
trật tự xã hội thế tục. Trong
xã hội thế tục, con người là trung tâm phục
vụ chứ không phải là Thiên Chúa. Con người
không có bổn phận phải tôn thờ Thiên Chúa trên
hết mọi sự. Lòng sùng tín tôn giáo là sự một
đạo riêng tư (Religion is private devotion) không thể
được coi là khuôn vàng thước ngọc
để áp đặt lên cả quốc gia
được.
Một số trí thức Công giáo thuộc xu
hướng “Khôi phục tinh thần Ngô Đình Diệm”
thường hay giảng thuyết trên báo chí hay trên đài
phát thanh luận điệu tuyên truyền rằng: Sở
dĩ người Mỹ trở nên văn minh giàu có là
nhờ họ biết đặt lòng tin nơi Thiên Chúa (Ý
muốn nói Thiên Chúa Ba Ngôi của Công giáo). Phần lớn
người Mỹ đặt nền tảng đời
sống đạo đức của họ trên Kinh Thánh Tân
Ước và Cựu Ước. Điều này có thể
đúng về phương diện biểu kiến, vì
quả thực đại đa số dân Mỹ là
những người Ki-tô hữu (Christians). Tuy
nhiên, hoàn cảnh của nước Mỹ rất
đặc biệt là ngay từ những ngày đầu
lập quốc đến nay, những vị lập
quốc và những vị thật sự lãnh đạo
nước Mỹ lại không hẳn là những
người Ki-tô hữu. Trái lại, họ là
những người có tinh thần khai sáng và thuần lý
(enlightened and reasonable men), hậu duệ của John Locke,
Voltaire, Jean Jacques Rousseau, Thomas Paine... Đó là
những người công khai phủ nhận giáo lý Ki-tô giáo.
Dưới sự lãnh đạo khôn khéo và kín đáo
của họ, Ki-tô giáo chẳng những không bao giờ
trở thành quốc giáo mà trái lại đang đi vào con
đường mỗi ngày một suy thoái. Bề ngoài có
vẻ như hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa thay
đổi nhau lên nắm chính quyền cai
trị đất nước. Trong thực
tế, luôn luôn có một siêu-quyền-lực bao trùm trên
cả hai đảng. Siêu-quyền-lực
này làm trọng tài cho mọi tranh chấp chính trị và
giữ cho đường lối chính sách của Hoa Kỳ
có tính nhất quán trải qua các giai đoạn lịch
sử.
Cũng trên phương diện hình thức,
nước Mỹ theo đuổi chính
sách đa văn hóa (multicultural) nhưng trên thực tế
thì chủ nghĩa nhân đạo thế tục (secular
humanisme) mới thật sự chi phối đời
sống văn hóa chính trị của mọi người
dân Hoa Kỳ.
Trên khắp nước Mỹ, đi đâu
chúng ta cũng thấy san sát những giáo đường
lớn nhỏ và ở mọi nơi mọi lúc
người ta thường nói nhiều đến
Thượng Đế (GOD). Nhưng vấn
đề quan trọng không phải ở số đông.
Vấn đề chủ yếu là những người
lãnh đạo ở thượng tầng nước
Mỹ quan niệm thế nào về Thượng
Đế. Đó là những vấn đề chúng ta sẽ
tìm hiểu sau đây:
I. Là một quốc gia đa-văn-hóa (multicultura) Hoa Kỳ không bao giờ chấp nhận một quốc giáo.
Đầu thế kỷ XVI,
những người đầu tiên đến Mỹ là
những kẻ có óc phiêu lưu làm giầu. Sau đó là
những làn sóng người tỵ nạn tôn giáo: Những
người Puritams (Thanh giáo) và Quakers bị ngược
đãi tại Anh quốc, những người Tin Lành
như Lutherans, Calvinists bị Công giáo bách hại tại Âu
châu. Cho đến khi Hoa Kỳ tuyên bố độc
lập năm 1776, dân số Mỹ là 2 triệu
rưỡi, 60% là người Anh – đa số theo tin lành,
còn lại là Anh giáo – 12% là những người Tô Cách Lan, Hòa
Lan và Đức, đa số cũng theo Tin Lành – 28% còn
lại là những người nô lệ da đen, không có
quyền công dân. Bắt đầu từ cuối thế
kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, nhiều
làn sóng di dân từ Đông và Nam Âu Châu sang Mỹ, đa
số là Công giáo và Do Thái. Dân Mỹ Tin Lành phản
đối bằng cách lập ra đảng khủng
bố Ku-Klux-Klan nhắm vào Do Thái, Công giáo và người da
đen. Nhiều nhà thờ Công giáo và Do Thái bị
đốt, nhiều người da đen bị sát
hại. Chính quyền trung ương chủ trương theo đuổi chính sách đa văn hóa nên
đã áp dụng chính sách trấn áp đảng khủng
bố Ku-Klux-Klan. Trong thập niên 1870, chính phủ Mỹ cho
nhập cư rất nhiều dân các nước Ả
Rập theo đạo Hồi và trong thập niên 1960 cho
nhập cư ồ ạt các di dân thuộc Ấn
Độ, Pakistan và Bangladesh, đa số theo đạo
Hồi. Hiện nay, số tín đồ
Hồi giáo tại Mỹ lên tới 7 triệu người.
Trước đây,
người Mỹ thường tự nhận nền
văn minh của họ có truyền thống Do Thái – Ki-tô
(Judeo – Christian tradition). Trong dịp lễ nhậm
chức của tân tổng thống Bush vào đầu
năm 2001, giáo sư Stephen Prothero thuộc Đại
Học Boston đã
đề nghị sửa lại cho đúng với thực
tế là “Judeo-Christian – Islamic tradition” vì công dân Mỹ theo đạo Hồi hiện nay đông
hơn người Mỹ Do Thái giáo! Ngoài ra,
nước Mỹ hiện có đủ các sắc dân trên
thế giới với đủ mọi tôn giáo thuộc
mọi nguồn gốc văn hóa. Do đặc tính
đa chủng và đa văn hóa, xã hội Mỹ không
thể có một sự đồng thuận để
chấp nhận bất cứ một tôn giáo nào là tôn giáo
chính thức của quốc gia. Các giáo phái Tin
Lành, mặc dầu đã chiếm đa số từ ngày
lập quốc đến nay, vẫn chưa bao giờ và
sẽ không bao giờ trở thành quốc giáo tại Hoa
Kỳ.
II. Chủ nghĩa nhân đạo thế tục (Secular Humanism) luôn luôn thống lãnh đời sống văn hóa chính trị Hoa Kỳ.
Các nhà lập quốc Hoa Kỳ là những
bộ óc sáng suốt thấu triệt những hậu
quả tai hại của tôn giáo tại
Âu châu. Do đó, ngay từ đầu họ đã theo đuổi chủ nghĩa nhân
đạo thế tục mà yếu tố chủ chốt
là sự phân chia rõ rệt giữa tôn giáo và nhà nước
(Strict separation of religion and government). Đó chính
là nguyên tắc bảo đảm không cho phép bất cứ
một tôn giáo nào có thể áp đặt giáo điều
của mình lên đời sống toàn dân. Đó cũng
là nguyên tắc chiến đấu cho con người
được tự do sử dụng lý trí của mình
để hướng dẫn cuộc sống của chính
mình và chống lại bọn cuồng tín làm công cụ cho
các thế lực thần quyền đen tối.
Chính vì vậy, Hiến pháp Hoa
Kỳ và Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã minh thị
ngăn cấm chính quyền thiết lập một
quốc giáo và ngăn cấm tôn giáo xen vào chính trị.
Từ ngày lập quốc đến nay đã hơn hai
thế kỷ, nước Mỹ vẫn luôn luôn trung thành
với chủ nghĩa Nhân Đạo Thế Tục. Đó
là chủ nghĩa coi trọng những lợi ích,
ước vọng và giá trị của con người
hơn là niềm tin tôn giáo. (Secular humanism = A philosophy that
elevates human interests, desires and values over religious beliefs). Trong ý
nghĩa đó, quyền tự do ngôn luận (Freedom of speech)
và quyền tự do báo chí (Freedom of Press) được coi
trọng hơn tự do tín ngưỡng (Religious Freedom)
như ta thấy trong vụ phim The last Temptation of Christ
(Cơn cám dỗ cuối cùng của chúa Ki-tô). Cuốn phim
này được mô phỏng theo
cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Hy Lạp
Nikos Kazantzaki, xuất bản năm 1951. Nhà
đạo diễn Mỹ Martin Scarsese dựng thành phim
năm 1988. Theo giáo lý Ki-tô thì Jesus có hai bản tính:
bản tính con người và bản tính Thiên Chúa. Tác giả cốt truyện cũng như nhà làm
phim bỏ qua tính Thiên Chúa của Jesus để chỉ mô
tả về tính “người” của Jusus mà thôi. Tất nhiên, với tư cách là con người,
Jesus cũng có những đau khổ, những thèm muốn
và cũng bị cám dỗ như mọi người chúng
ta. Đó cũng là lẽ thường
trong đời sống thật của Jesus. Tuy nhiên, những người cuồng tín Công giáo
cũng như Tin Lành đều không muốn nhìn thấy
sự thật vì nó làm giảm đi sự kính trọng
của họ đối với Jesus vốn đã
được thần thánh hóa quá mức. Tài tử Willem Dafoe đóng vai Jesus. Cuốn phim đã làm cho những người Ki-tô
giáo tức giận vì đã mô tả giấc mơ của
Jesus khi Ngài bị treo trên thập giá. Trong cơn
đau đớn cùng cực, Jesus ước muốn
được làm một người bình thường
chứ không muốn làm đấng cứu thế. Jesus muốn trở về đời
thường, cưới Mary Magdelene làm vợ và có con
với nàng. Magdelene nguyên là một cô gái
điếm nhưng đã tha thiết yêu Jesus từ lâu.
Hầu như Jesus đi đâu cũng có
mặt nàng ở đó. Nàng luôn luôn
chăm sóc Jesus như một người vợ đảm
đang yêu chồng. Trong cơn hấp hối, Jesus cảm
thấy yêu nàng vô cùng. Jesus chẳng tha
thiết gì với cái trò cứu chuộc và cũng chẳng
màng tới việc trở về với Đức Chúa Cha
như người ta gán ép. Niềm khát
khao lớn nhất của Jesus là làm tình với Magdelene.
Cuốn phim trình bày cảnh Jesus làm tình với
Magdelene như một cặp vợ chồng bình
thường.
Nhiều người Ki-tô giáo bảo thủ
kịch liệt kết án cuốn phim là
nhục mạ Thiên Chúa của họ. Các
rạp chiếu bóng trên khắp nước Mỹ bị
những người biểu tình bao vây ngăn chặn không
cho khán giả vào rạp coi phim “The last Temptation of Christ”.
Nhiều tổ chức Ki-tô giáo vận động với
chính quyền tiểu bang hay thành phố ra lệnh cấm
lưu hành cuốn phim này. Nội vụ
được đưa lên Tối Cao Pháp Viện.
Kết quả, Tối Cao Pháp Viện xác định
quyền làm phim là quyền tự do phát biểu tư
tưởng (freedom of expression), do đó mọi việc
ngăn cản chiếu phim nói trên đều vi
hiến.
Tu chính án 14 còn đi xa
hơn nữa: chính sách của chính phủ phải theo
đuổi mục tiêu thế tục hoặc vô tôn giáo (a
government policy must have a secular or non – religious purpose). Do đó,
trong thập niên 1960, Tối Cao Pháp Viện Mỹ đã
cấm các trường công lập không được
tổ chức đọc kinh cầu nguyện và không
được đọc Thánh kinh trong trường. Ngoài
ra, Tu Chính án 14 còn ngăn cấm các cơ
quan chính quyền không được hỗ trợ một
tôn giáo nào (A government policy must neither inhibit nor advance religion to
any significant degree). Do những qui định của
luật pháp và hiến pháp Hoa Kỳ rất chặt chẽ
nhằm ngăn chặn mọi sự lạm dụng
của tôn giáo, thiết tưởng những hoạt
động truyền giáo Tin Lành hiện nay ở Việt Nam
chỉ là những hoạt động tư nhân mà thôi.
Nếu phát hiện có một cơ quan nào của chính
phủ hỗ trợ cho các việc truyền giáo nói trên
ở Việt Nam
hiện nay, chúng ta cần lên tiếng tố cáo
trước dư luận . Những cơ quan đó có thể bị truy
tố vì họ đã vi phạm Hiến pháp và luật pháp
Hoa Kỳ.
III. Ý nghĩa đích thực của phương châm “IN GOD WE TRUST”
Năm 1814, Francis Scott Key sáng tác bài thơ “The
Star-sprangled Banner”. Câu thứ tư của bài thơ này là:
“In God is our trust”. Năm 1864, Bộ Trưởng Ngân Khố
Salmon P. Chase sửa lại thành IN GOD WE TRUST và xin chính
phủ cho phép in câu này trên các đồng coins (tiền
kẽm). Chính phủ chấp thuận nên câu này
được in trên các đồng coins từ đó.
Năm 1956, Quốc hội Mỹ công nhận câu “IN GOD WE
TRUST” là phương châm chính thức của nước
Mỹ (the US Motto) và phương châm này được in
trên các đồng tiền giấy cũng như các
đồng coins của Mỹ.
Nhân tiện cũng xin nói thêm về tiền
giấy của Mỹ: Mặc dầu gọi là tiền
giấy (paper money) nhưng thực sự là vải, vì nó
gồm có: 75% bông, 20% nylon-polyester và 5% hóa chất. Công ty CRANE
độc quyền chế tạo tiền có nam châm (magnetic
ink) được chế tạo theo một công thức bí
mật của Bureau of Engraving and Printing ở Washington D.C.
Hình thức và khuôn khổ của tờ giấy bạc
Mỹ như ta thấy hiện nay đã bắt đầu
từ 1862.
Như ta đã biết, trên tờ giấy
bạc và đồng coins nào cũng có phương châm IN
GOD WE TRUST, nhưng chỉ trên tờ ONE DOLLAR mới có
sự giải thích ý nghĩa của nó mà thôi.
Kim Tự Tháp là biểu
tượng cho nền tảng vững chắc của
sự phát triển nước Mỹ trong tương lai
(the strong base of future growth). Kim tự tháp
chưa có đỉnh hàm ý sự kiến tạo chưa hoàn
thành. Chân kim tự tháp có hàng số La mã MDCCLXXBVI (1776)
mang ý nghĩa đời sống chính trị văn hóa và
sự phát
triển nước Mỹ đặt trên căn
bản là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa
Kỳ năm 1776. Jefferson là người soạn thảo
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và đóng vai trò trọng
yếu trong thời kỳ Cách Mạng Hoa Kỳ. Quan
điểm triết học và chính trị của Jefferson
chịu ảnh hưởng sâu đậm tác phẩm Law of
Nature (Luật Thiên Nhiên) của triết gia Anh Quốc John
Locke (1632-1704), tư tưởng của Locke đã đi vào
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và đã trở thành
yếu tố quan trọng trong truyền thống trí
thức (the inellectual tradition) của giới lãnh đạo
Mỹ. Locke quan niệm Thượng Đế là Thiên Nhiên
(God is Nature’s God). Luật của Thiên Nhiên là luật của
Thượng Đế. Trong tác phẩm Essays On The Law and
Nature xuất bản năm 1663, Locke viết: “Trong trạng
thái tự nhiên, tất cả mọi người
đều tự do và bình đẳng” (In a state of Nature, all
men are free and equal). Tư tưởng trên của Locke đã
gợi ý cho Jefferson viết một câu nổi tiếng
thế giới trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập:
“Mọi người sinh ra bình đẳng và
được Tạo Hóa [1] phú cho những quyền không
thể chuyển nhượng, đó là quyền sống,
quyền tự do và quyền theo đuổi hạnh phúc”
(All men are created equal that they are endowed by the creator (Nature) with
certain inalienable rights, among these are life, liberty and the persuit of
happiness).
Sau John Loke là các triết gia thuộc phong trào
khai sáng ở Pháp như J.J. Rousseau, Voltaire và Montesquieu. Các triết gia này đều nổi tiếng là
những người chống Ki-tô giáo và đều có
ảnh hưởng sâu đậm đến tư
tưởng của Jefferson. Trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập,
Jeffuson viết: “Mọi người được tự
do bày tỏ và bằng sự tranh luận để duy trì ý
kiến của mình về tôn giáo (All men shall be free to profess
and by argument to maintain their opinions of religion)”. Riêng về Thánh
Kinh Ki-tô giáo, Jefferson đã phê phán như
sau: “Tôi đọc sách Khải Huyền của Tân
Ước và tôi coi nó chỉ là những lời điên
dại của kẻ mất trí” (I read the Apocalypse and I then
considered it merely the ravings of a maniac). Sau hết,
người có ảnh hưởng lớn và trực
tiếp đến Jefferson cùng những nhà lập quốc Hoa Kỳ là Thomas
Paine (1737-1809) với tác phẩm Common Sense xuất bản
tháng 1/1776 với 120.000 bản. Đây
cũng là một tác phẩm kịch liệt chống Ki-tô
giáo.
Tất cả những điều trình bày
trên chứng tỏ rằng: trật tự thế tục
của xã hội Mỹ được đặt trên
nền tảng của bản Tuyên Ngôn Độc Lập
1776, trong đó có nói tới Tạo Hóa nhưng đó là
Tạo Hóa Thiên Nhiên chứ tuyệt đối không có
nghĩa là Thượng Đế của Ki-tô giáo.
Mặt trước của
tờ One Dollar là hình vị tổng thống tiên khởi
George Washington. Ông không thuộc một
đảng hoặc một giáo phái nào. Khi ông lãnh
đạo nước Mỹ dành độc lập từ tay người Anh thì ông là thủ lãnh của
Hội Tam Điểm Mỹ (trụ sở đặt
tại Alexandria thuộc
tiểu bang Virginia).
Mặc dầu lúc đầu lập quốc, tuyệt
đại đa số dân chúng Mỹ theo
đạo Tin Lành nhưng đạo này đã không thể
trở thành quốc giáo. Cũng như trong hơn hai
thế kỷ qua, hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa
luân phiên nhau lãnh đạo nước Mỹ nhưng không
một đảng nào có thể đi tới độc
tài. Đó là nhờ Hội Tam Điểm có
những bậc minh triết (dấu mặt) điều
khiển nước Mỹ như một siêu chính phủ
(Super-government).
Hội Tam Điểm (Freemasonry)
là một hội huynh đệ (fraternal order) lâu đời
nhất và lớn nhất thế giới. Hội này xuất phát từ những nghiệp
đoàn các thợ xây đá (unions of stone masons) là những
người thợ nề chuyên xây các đại thánh
đường và các dinh thự lâu đài khắp Âu châu
trong thời Trung cổ. Ngày xưa, họ đã
đem hết tài năng trí tuệ để dựng nên
những thánh đường vĩ
đại và những dinh thự nguy nga tráng lệ. Ngày nay họ quyết tâm xây dựng những giá
trị luân lý và đạo đức ở tầm mức
cao nhất. Họ là những
người thấu triệt các thủ đoạn nham
hiểm và các tội ác kinh khủng của Giáo hội Công
giáo và những chế độ chính trị phi nhân bản.
Ngày nay họ quyết tâm xây dựng một
Trật Tự Thế Tục Mới. (NOVUS
ORDO SECLORUM). Những hội viên Tam Điểm
được tự do di chuyển khắp nơi trên
thế giới (to travel freely), do đó chữ FREE
được dùng làm tiếp đầu ngữ
trước chữ MASON để trở thành FREE MASON
(Hội viên Tam Điểm).
Hội được thành lập vào thế
kỷ XVI với quy định đầu tiên là chỉ thu nhận những người thợ xây
đá (stone mason). Từ đầu thế kỷ XVII,
hội thu nhận những người
ưu tú xuất sắc trong xã hội, không phân biệt
quốc tịch và nghề nghiệp. Hội
chú trọng huấn luyện hội viên về triết lý
đạo đức (normal philosophy) hơn là về kỹ
thuật. Hội xác nhận không phải
là một tôn giáo và không thuộc tôn giáo nào. Hội xác nhận Công giáo là thù địch.
Theo đặc san “Avoice Crying In The Wilderness”
số 2 của Tu viện Thánh Gia thuộc Giáo Phận New
York (4425 Sneider Road, Fillmore NY14735) thì các thủ lãnh Tam
Điểm đã vạch ra đường lối
để tiêu diệt giáo hội Công giáo từ năm 1819 (P.
43).
Phần lớn các tổng
thống Mỹ từ trước đến nay là hội
viên Tam Điểm. Phần lớn các nhà
lập quốc ký tên trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập
và Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đều là Hội Viên Tam
Điểm.
Thiên tài âm nhạc Áo quốc Mozart (1756-1791)
cũng là hội viên Tam Điểm, đã sáng tác bản
đại nhạc kịch Tiếng Sáo Thần (The Magic
Flute) mô tả nữ thần của màn đêm –
tượng trưng cho các thế lực đen tối
của tội ác – sẽ bị đánh bại và biến
mất trên thế gian. Sau đó, hoàng tử
của Công lý sẽ xuất hiện để báo hiệu
sự hình thành của một Trật Tự Thế Tục
Mới (Novus ordo seclorum).
Cũng theo đặc san
của Tu Viện Thánh Gia New York
thì giáo hoàng Gioan XXIII, Giáo hoàng Paul VI và giáo hoàng John Paul II
đều là những người của Tam Điểm
cài vào để phá giáo hội Công giáo.
Ngày 25/9/59, Giáo
hoàng Gioan XXIII triệu tập cộng đồng Vatican II
để khởi đầu cuộc hủy diệt hoàn
toàn giáo hội Công giáo. Từ sau Vatican II, giáo hội
chỉ còn cái vẻ bề ngoài đồ sộ, thật
sự bên trong đã bị sụp đổ tan hoang vì
nạn mất đức tin. Giáo hoàng Paul VI nhiều
lần công khai tự nhận là bạn của Tam
Điểm. Giáo hoàng John Paul II công khai
nhìn nhận thuyết Big Bang, tức đã mặc nhiên
phủ nhận việc Chúa dựng nên vũ trụ trong 7
ngày. Ngài công nhận thuyết Darwin
tức đã mặc nhiên phủ nhận Adam-Eve là tổ
tiên loài người, phủ nhận tội tổ tông và
Chúa chẳng còn lý do gì để xuống thế cứu
chuộc. Điều quan trọng hơn cả là Giáo hoàng
John Paul II phủ nhận sự hiện hữu của Thiên
Đàng và Hỏa Ngục. Như vậy, việc các linh
mục nhận tiền xin lễ của giáo dân đã
trở thành một chuyện lừa bịp vì làm sao có
thể cầu nguyện cho linh hồn thân nhân giáo dân lên
thiên đàng khi giáo chủ đã xác nhận thiên đàng không
có?
Xét cho kỹ, chúng ta nhận thấy cái công
phá đạo của Giáo hoàng Paul II không phải là nhỏ
và sự tố giác của Tu Viện Thánh Gia New York (Most Holy
Family Monastery) không phải là điều vô căn cứ.
Cái Kim Tự Tháp NOVUS ORDO SECLORUM
hiện chưa hoàn thành vì nó chưa có đỉnh.
Chúng ta tự hỏi một khi cái kim
tự tháp đó hoàn thành thì liệu cái sào huyệt tội
ác lớn nhất của loài người là Vatican
có còn không? Câu trả lời khẳng định là KHÔNG!
Có lẽ những người
Hồi giáo cực đoan đã hiểu rõ nước
Mỹ không có quốc giáo và Đấng Toàn Năng Lý Trí (GOD
của Mỹ không phải là Allah. Chính vì
vậy mà Osama Bin Laden đã gọi nước Mỹ là “vô
thần”. Thật sự, Hoa Kỳ là
một nước Cộng Hòa đầu tiên trên thế
giới thế tục hóa. Sự thế
tục hóa được thể hiện bằng những
điều khoản phân định rõ rệt giữa
thần quyền tôn giáo và thế quyền chính trị trong
hiến pháp. Sự thế tục hóa là
một nỗ lực của giới lãnh đạo Hoa
Kỳ chủ yếu nhằm chống lại những áp
lực của Ki-tô giáo. Do đó, “God” trong phương
châm “In God We Trust” dứt khoát không phải là “Christian God”
tức Thiên Chúa Ba Ngôi của đạo Ki-tô.
Giáo lý Thiên Chúa Ba Ngôi của đạo Ki-tô
chẳng những là một quái thai tư
tưởng, một quái vật ba đầu (gồm có
đầu bò El, đầu người Jesus và đầu
chim bồ câu) mà còn là một thứ Thiên Chúa loạn luân
mất nết. Trong cuốn sách “Chứng Nhân Hy Vọng”,
trang 293, tác giả là Hồng Y Nguyễn Văn Thuận
viết: “Là nữ tử của Thiên Chúa Cha, Đức
Mẹ Maria trở thành mẹ của Ngôi Lời Nhập
Thể và hiền thê của Chúa Thánh Thần”.
Chúng ta đã biết giáo lý Ki-tô
giáo dạy rằng cả ba ngôi Thiên Chúa là một
Đức Chúa Trời. Như vậy,
Đức Mẹ Maria cùng một lúc vừa là nữ tử
vừa là hiền thê của một Thiên Chúa. Rõ ràng là
Thiên Chúa Cha đã làm cho nữ tử kiêm hiền thê mang
bầu vào lúc nàng 16 tuổi để đẻ ra Chúa Con là
Jesus! Tính chất loạn luân của Thiên Chúa
Ba Ngôi là điều không thể chối cãi được.
Thượng Đế Lý Trí (God of Reason) của những
bậc đại trí như John Locke, Voltaire, J.J. Rousseau,
Jefferson, Thomas Paine, Washington... hiển nhiên không phải là
thứ Thiên Chúa quái thai loạn luân bệnh hoạn mà
Nguyễn Văn Thuận tôn thờ. God trong
châm ngôn IN GOD WE TRUST cũng dứt khoát không phải là Thiên
Chúa của Ki-tô giáo bao gồm Công giáo và các giáo phái Tin Lành.
God trong châm ngôn của Mỹ tương
tự như quan niệm về ĐẠO của Lão
Tử hoặc quan niệm về Thượng Đế
của Spinoza (1631-1677). Học giả Stephen Mitchell
viết về Thượng Đế của Spinoza như
sau: “Thượng Đế là tổng thể của
mọi vật hiện hữu trong thời gian và không gian
hoặc như chúng ta có thể nói tại Huê Kỳ ngày nay:
Đó là Đạo” (God is the totality of all things that exist in
time space... or as we might say today in America: The Tao – The Enlightened
Minds – page 142).
PHẦN KẾT
Qua tất cả những điều đã
trình bày ở trên, chúng ta nhận thấy nền trật
tự xã hội thế tục có tính chất biến
định đã không cho phép chính phủ Hoa Kỳ hình thành
một quốc giáo và mọi hành vi của chính phủ
nhằm hỗ trợ cho công cuộc truyền giáo ở
nước ngoài đều là bất hợp pháp. Tất cả các giáo hội Tin Lành dù lớn
đến đâu thì cũng chỉ là những hiệp
hội tư nhân mà thôi.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần
nhận rõ một điều là tại Hoa Kỳ có
nhiều hiệp hội tư nhân rất giầu và
hoạt động rất mạnh. Một
số giáo phái Tin Lành tuy hoạt động trong lãnh vực
tư nhân nhưng cũng có tham vọng rất lớn.
Chẳng hạn như tổ chức Tin Lành TBN, do mục
sư Pat Roberson lãnh đạo, có tham vọng dùng hệ
thống truyền thanh và truyền hình giảng đạo
bằng đủ mọi ngôn ngữ và rộng khắp hoàn
cầu trong một kế hoạch mệnh danh là:
“Chương trình Thay Đổi Thế Giới” (Programs to
Change the World). Từ nhiều năm qua, các hệ thống
truyền thanh và truyền hình của tổ chức này
đã chủ yếu nhắm vào Trung Quốc và Nhật
Bản. Hiện nay, trong 10 tỉnh miền Hoa Nam (Trung
Quốc) đã có 16 giáo hội Tin Lành đang hoạt
động. Ở Nhật trong mấy thập niên qua đã
mọc lên hàng trăm nhà thờ Tin Lành (xin đọc
Salvation For Sale của Gerard Thomas Straub –
Prometheus Book 1986).
Một số giáo phái Tin Lành khác như
Episcopal, nhân chứng Jehorah, Mormon đã đào tạo
nhiều mục sư người Việt và đồng
thời huấn luyện nhiều nhân viên truyền giáo
người Mỹ trẻ tuổi nói thông thạo tiếng
Việt. Phải chăng họ đã
chuẩn bị cho công cuộc truyền giáo Tin Lành vào
Việt Nam trong giai đoạn sắp tới?
Xét về bản chất, Tin
Lành cũng như Công giáo đều là những sản
phẩm của nền văn hóa du mục Ả Rập, Do
Thái. Cả hai cùng thuộc Ki-tô giáo và
đều không phù hợp với truyền thống văn
hóa nhân bản Việt Nam.
Trong hiện tình Việt Nam, nếu chúng ta để cho Tin
Lành tự do truyền đạo trên miền Cao Nguyên
chắc chắn sẽ bị bọn chính trị lưu manh
lợi dụng để gây thêm phe cánh. Nếu không kịp
thời ngăn chặn, một khi số tín đồ Tin
Lành trở thành một lực lượng chính trị
đông đảo thì nguy cơ nội chiến theo kiểu Đông Timor
sẽ có thể xảy ra.
Để đối phó với những làn
sóng truyền đạo Tin Lành vào Việt Nam,
thiết tưởng chúng ta cần học hỏi kinh
nghiệm của các nước:
1/ Bài học sáng giá nhất về việc này
có lẽ là bài học Do Thái. Năm 1978,
Quốc Hội Do Thái (The Israel Knesset) đã ban hành Luật
Cấm Truyền Giáo (Anti-missionary Laws). Theo luật này
thì bất cứ ai đến Do Thái truyền đạo
Tin Lành sẽ bị tòa án tuyên phạt 5 năm tù và 3200
đô la Mỹ.
2/ Bài học thứ hai ít nghiêm
khắc hơn nhưng xét ra cũng rất hữu hiệu.
Đó là bài học của Indonesia. Chính phủ Indonesia buộc mọi người ngoại quốc
nhập cảnh Indonesia đều phải khai báo về nghề
truyền giáo (Missionary). Nếu khai là
người truyền giáo thì họ chỉ được
sở ngoại vụ cấp phép di trú không quá 6 tháng. Thời gian 6 tháng này thiết nghĩ quá lâu. Đề nghị chỉ nên cho phép những
người truyền đạo lưu trú tại Việt Nam
không quá một tháng và ít nhất phải 3 năm sau mới
được trở lại Việt Nam.
3/ Bài học của Nga có tính
cách quyết liệt đối với cả Công giáo
lẫn Tin Lành. Tháng 8/1997, Quốc Hội
Nga đã biểu quyết luật về Tự Do Tôn Giáo.
Theo luật này thì mọi tôn giáo – kể cả đạo
Phật, đạo Hồi, đạo Bà-la-môn – đều
được tự do truyền đạo và hành
đạo. Ngoại trừ Công giáo và Tin Lành
bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và bị cấm
hoạt động tại Nga. Đây một là
một gương can đảm và sáng suốt của
những người đã có kinh nghiệm xương máu
với các tà đạo Ki-tô. Ước mong rằng
những đạo luật có nội dung tương
tự sẽ được hình thành trên đất
nước Việt Nam
thân yêu của chúng ta.
Charlie Nguyễn
[1] chữ Tạo Hóa ở
đây có nghĩa là Thiên Nhiên (Nature) chứ không có nghĩa là
God (Thượng Đế) như bị lạm dụng.