Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Tìm Hiểu Đạo Tôi: - Tôi Thoải Mái Từ Bỏ Đạo Công Giáo - Cao Hữu Tâm

LTS: Lẽ ra đề tài nói về đạo cần phải được tách ra khỏi đề tài mang tính chính trị, thời sự, như chuyện ông Ngô Đình Diệm, chuyện chống Cộng ở hải ngoại, vân vân... Nhưng thực tế là những đề tài liên quan rất mật thiết với nhau như Ba Ngôi là ... một Chúa vậy. Hễ ngoan đạo Chúa thì thờ luôn cả gia phả ông Ngô Đình Diệm, và Chống Cộng chí chết. Đó là bản chất của những người tín hữu Việt Nam ngày xưa: Nhất Chúa, nhì Cha, thứ Ba Ngô Tổng Thống như ông Nguyễn Ngọc Ngạn đã nói trong quyển "Xóm Đạo". Vì thế bạn đọc sẽ thấy tác giả luôn đề cập các đề tài này lẫn lộn trong các chủ đề khác nhau. Xin bạn đọc thông cảm và miễn chấp. (SH)
1. Tôi thuộc gia đình CG lâu đời.
Tôi thuộc gia đình CG lâu đời, nên tôi quan sát và nhận xét của gia  đình dòng họ tôi, phải nói là rất kỹ. Khi còn ở trong nước tôi đã lơ  là với CG của gia đình tôi. Tôi thấy tại sao vì là CG mà dòng họ gia  đình tôi phải sống trong sợ hãi "đảng đạo" và cách ly với những ngừơi  khác đạo, trong đó có gia đình của các bà bác bà cô tôi không theo đạo  Công giáo. Nhưng với gia đình tôi thì trái hẳn lại. Tuy không phải là  ngoan đạo lắm, nhưng bất cứ ai dám đụng chạm đến đạo, dù có lý, họ  cũng nhẩy sổ ra phản đối, giận dỗi hay càng rút lui kỹ vào trong cáo  vỏ đạo của họ.Ngay trong nhà, khi đề cập đến chuyện mấy ông cha hổ  mang, họ cũng nói thầm, như là ăn phải trái cấm. Với đất nước trải qua  93 năm theo đạo Tây, và thời cần Lao Công Giáo bạo trị, tôi cũng đành  chịu thân phận "thức tỉnh" nhưng lép vế của tôi. Chẳng bíêt phản ứng  ra sao, ngòai sự xa lánh mà tôi có thể làm được.
2. Đời Sống Đạo
Tôi chia đời sống đạo của tôi ra làm hai phần. Phần đầu là trước 1975. Phần tiếp là sau 1975. Sự phân chia này cũng trùng với đới sống đạo của miên Nam Việt nam, có nghĩa là trước và sau 1975, là thời điểm của nứơc nhà thống nhất, hòa bình, và sự ra đi sau 30 tháng tư, mà giáo hội Công giáo được nhìn với con mắt tỉnh ngộ của những giáo dân từ trước 1975 vẫn phải chịu đại nạn "độc tài giáo phiệt", mà giáo hội ta chụp lên đầu giáo dân, cũng như giáo hội trung ương La Mã chụp lên đầu giáo hội ta.
Từ 1852 đến 1945, là thời kỳ Công giáo thuộc Tây, nên giáo dân ta hay hàng linh mục phải tuân phục triết để giáo quyền thực dân Pháp, nên là thời kỳ phải ngoan ngõan làm tay sai nô lệ cho Tây. Được Tây cho làm dân Công giáo là sức mạnh phát triển, củng cố và bảo vệ chế độ thực dân. Nổi bật nhất là chiến tranh lương giáo, do chính Tây gây ra là nền tảng cho sự chia rẽ trong thành phần dân tộc. Nhưng thực dân Tây cũng rất không ngoan, dù nó cho Công giáo được nhiểu ưu đãi đặc quyền, những vẫn chỉ là nô lệ tay sai cho nó thôi. Trong thời gian làm nô lệ đó, bọn cha cố thực dân đã coi thường khinh rẻ hàng giáo dân và linh mục, đến nỗi nạn nhân hoặc sợ hãi chấp nhận, hoặc vì ngu đạo nên không biết. Thực vậy, trong sách Thượng đế và Lưỡi gơơm (Dieu et César) tác giả linh mục Trần Tam Tỉnh thường nói đến cụm từ "các cố thừa sai". Tại sao lại phải là Cố thừa sai, mà không chĩ giản dị là thừa sai thôi? Xin biết Cố là cha của Cụ; Cụ là cha của Ông; Ông là cha của cha. Như thế hàng Cố thừa sai ở đẳng cấp ông cố nội của các cha ta. Thế là rõ ràng của sự khinh bỉ coi rẻ của hàng Cố thừa sai đối với hàng linh mục bản xứ quèn với các Cố thừa sai! Ở vị thế cầm quyền đạo và đời, các Cố Thừa Sai coi khinh các cha ta, vốn là những con ngựa thành Troie của thực dân! Đó cũng là chuyện thường, vì "chủ nhân ông" nào không coi rẻ bọn linh mục bản địa tay sai?
Sang tới lúc miền Nam có thủ tướng Công giáo do Mỹ đưa về, ông Diệm đã sai lầm khi coi đó là cơ hội để công giáo hóa miền Nam, nhưng ông đã thất bại. Có người theo đạo đúng, tứơng tá theo đạo :"đứng" để được quyền lợi khi vào đạo. Nhưng sau 1.11.1963, tất cả đã âm thầm lặng lẽ bỏ đạo, và cái đảng Cần Lao cũng biến mất luôn. Các ủy viên đảng như cha Bửu Dữơng, Cao Văn Luận, Trần Du, Nguyễn hữu Khai đều trở về đời tư, tuy vẫn không bỏ được tiền bạc, một gái, vì một Chúa một đàn bà rất khó bỏ.
Thật ra, nhìn kỹ, khi các cha úât hận cay cú vì anh em ông Diệm bị giết, nhưng chính bàn tay dính máu của các cha đã góp phần vào cái chết của anh em dòng họ Ngô Đình. Nêu nghe dư luận phản ứng của dân miền Nam như các linh mục thời đó là "hung thần áo đen" , hay "Nhất đĩ nhì cha..." chúng ta mới thấy sự thụ hửơng đặc quyền lạm dụng và sa đọa vào gái, chính là một yếu tố khiến cho dân chúng chán ghét chế độ, biểu tượng Công giáo là chính các cha đã làm cho chế độ sa lầy, suy sụp!
Sau ngày 30 tháng Tư 1975, dân ta và nhất là giáo dân Công giáo được nhìn thấy mặt thật của giáo hội Công giáo La mã sau cái mặt nạ Chúa Giêsu. Các cha Bắc kỳ di cư không còn quyền hành sinh sát như trước nữa. Các báo đạo cuồng tín quá khích như báo Đất ...La Mã cũng dần dần mất đi bản chất kiêu ngạo của Công giáo là nhất như họ được đào luyện dậy dỗ trong thời thực dân và thời Cần Lao Công giáo bạo tri. Nên những hành động lố bịch của họ đã thất bại, như những chuyện tiêu biểu sau đây.
A.
Vụ giáo dân Công giáo biểu tình ở San Jose, đòi nhà thờ Việt Nam, giáo xứ thể nhân, coi thường giáo quyền Mỹ khi công khai thách đố giáo quyền Mỹ bằng cách tẩy chay linh mục do giáo quyền Mỹ cho xúông nhà thờ là "NO FATHER DƯƠNG" (xem link), đã bị giáo quyền Mỹ cho phép cảnh sát mang chó săn vào tận cung thánh nhà thờ tống cổ ra. Có cả sách của Phạm Kinh Vinh tên là "Cuộc chiến tranh văn hóa ở San Jose". Nghĩa là giáo dân Bắc kỳ và các cha Bắc kỳ Công giáo coi rẻ giáo quyền Mỹ.
 
Ảnh http://saigonecho.com
Nhưng giáo quyền Mỹ đời nào chịu thua các giáo dân ta bị các cha Bắc kỳ di cư xúi giục làm lọan. Đến một diễn bíên gần đây nhất là ông cha Mai Triumph (tức Mai Khải Hòan) giành gái với một linh mục khác (vì một nữ giáo dân có nhan sắc và có tiếng tăm của một tờ báo ở Westminster-Garden Grove). Dù một số giáo dân đã bênh vực ông cha bằng cách tố cáo gáo quyền Mỹ kỳ thị cha da vàng và còn hăm dọa không đóng tiền cho thánh lễ ở nhà thờ nữa. Nhưng linh mục Mai-Triumph đã chịu thua, vâng lời giáo quyền Mỹ đi đến một giáo xứ mới, dù cũng chẳng cách xa nơi ngừơi đẹp ở, mà tờ Saigon viết ra là đã thừơng đi về Việt Nam cùng với cha như đi chợ! Như thế là đi dễ cũng dẽ vế!
B.
Đến việc làm giỗ linh đính cho ông Diệm, một ngừơi mà báo đạo cuồng tín quá khích Đất ... La mã đề cao là "anh hùng dân tộc". Nhưng tờ báo làm ngơ cho những hành động lộng quyền phạm pháp giết người của anh em ông như Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn. Chưa kể bà Cả Lễ là em gái ông Diệm tổ chức bán lúa gạo ra miền Bắc bị CIA Mỹ phát giác, đến nỗi mội số viên chức chánh quyền thời đó bị trừng phạt oan, mà chính phạm là Bả Cả Lễ, mẹ vợ ông Trần Trung Dung, được an tòan!

Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long cử hành Lễ giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Melbourne. Ảnh http://minht-minht.blogspot.com
Như thế sự phân chia hai giai đọan Công giáo làm con Tây, và Công giáo lộng hành thời Ngô Đình Diệm, với ngày nay, Công giáo thời Diệm chưa được dân chúng miền Nam trọng thị, thì Công giáo Việt Nam với số 7% trên tổng số 90 triệu dân ta, Công giáo đã đi thụt lùi trở thành thiểu số tuyết đối.
Nay La Mã đã bắt đầu có cải cách, giới thẩm quyền Công giáo La Mã ta, chắc chắn phải biết ảnh hưởng của họ đối với đại khối dân tộc không theo Công giáo, và nếu có ngày nào Công giáo ta trở thành đa số, mà bây giờ giáo quyền La Mã đã có thay đổi cải tổ, việc vâng lời chịu nhục La Mã không cần thiết nữa. Vả lại so với các giáo hội Âu Mỹ hay châu Mỹ La Tinh, thì số giáo dân ta không đáng kể, số tiến bạc tài sản cũng vậy. Bởi thế sau khi có giáo dân "làm lọan đọc kinh" của Giuse Ngô Quang Kiệt, La Mã đã đá dít ông này ra khỏi tổng giáo phận. Và gần đây khi giáo dân của giám mục Nguyễn Thái Hợp cũng cầu nguyện biểu dương lực lượng, nhưng phái đòan tòa thánh khi sang Việt Nam đã nức nở khen chính quyền ta vì sự cởi mở không giới hạn số chủng sinh được vào chủng viện.
Do đó thấy rõ, số luợng giáo dân, và số tiến bạc tài sản của giáo hội, dù cất dấu trong Bến Sáu Kho cũng không nghĩa lý gì với tiền bạc của các giáo hội Âu-Mỹ hay châu Latinh.
Phần cá nhân tôi, là giáo dân đạo dòng, nhất là khi bị rửa tội lúc còn bé, nhưng lớn lên với sự động não của tôi, tôi cũng phải cam chịu số phận làm giáo dân, mà tôi thấy có một sự bất ổn. Nghĩa là chẳng riêng tôi, cha mẹ gia đình tôi, lên đến ông bà cũng không hiểu gì về đạo, ngòai theo truyền thống dòng họ gia đình. Nghĩa là theo đạo bằng "đức tin mù" (Blind faith).
3. Trải qua nhiều thời gian thức tỉnh
Sang đến đây (Mỹ), không còn cái cảnh đọc kinh chung, rứơc kiệu Đức Mẹ nữa, nên tôi thấy giáo dân dần dần thức tỉnh, trong đó có Charlie Nguyễn và tôi. Thật ra đạt đến tình trạng "tự do" "độc lập" đó anh Charlie cũng như tôi phải trải qua nhiều thời gian thức tỉnh rất vất vả mới thóat ra khỏi cái ách cuồng tín ngu đạo, mà biết bao giáo dân đã phải chịu. Cho đến ngày nay, họ mới được nhìn thấy sự thật, và nếu họ im lặng chịu đựng, thì cũng vẫn là phải chịu nạn "đóng đanh" như chúa Giê-su thôi.
Cũng như tôi, họ chẳng bíêt Chúa là ai, phần thửơng Thiên đàng là gì, mà một số trí thức Công giáo Âu-Mỹ trong sách "The Book Your Church Doesn't Want You To Read" đã nói thiên đàng chỉ là bánh vẽ lừa bịp (The Pie-in-The Sky) thôi. Thế hệ ngu đạo cùông tín của giáo dân các trại định cư Công giáo.
Thế hệ các ông cha "thà mất nứơc chẳng thà mất Chúa" như linh mục Hòang Quỳnh cũng dần dần biến hết. Giáo hội Công giáo không quan tâm đến các linh mục hổ mang hay ấu dâm, nên giáo hoàng Bênedictô XVI phải từ chức vì phải chịu bị bắt chẹt (changtage) nên không dám trừng phạt các cha hoang đàng. Như vụ Giáo Hoàng Bêneditcô XVI định trừng phạt giám mục Macia Marciel Delago vì tội thâm lạm tiền bạc và dâm ô, nhưng hồng y Sandano Angelo không chịu, nên Giáo Hoàng Bẹnêdictô XVI đành bỏ qua.
Ngày nay, sau khi Giáo Hoàng Phanxicô I, có những lời nói thay đổi giáo hội, chắc chắn một ngày gần thôi, giáo hội ta cũng phải thay đổi theo, không thể ngoan ngõan làm tôi tớ La mã hòai được. Xin đừng quên, thư của giáo phẩm, giáo dân trong nứơc gởi ra đã thắng thắn cho biết sự quỵ lụy ươn hèn của hàng giáo phẩm ta sang triều kiến Thiên Tử La Mã đến nỗi phải ngửi "rắm" của Tòa Thánh và khen thơm, hỏi như vậy làm sao có thể giải phóng chính họ và giải phóng giáo dân được?
Tôi có may mắn được thấy hai giai đọan khốn khổ của giáo hội trong nước, và giai đọan được tự do, tháo cũi sổ lồng của một ngừơi, một ngừơi thôi, chưa kể là một giáo dân đã thấy ánh sáng tự do bên kia đừơng hầm! Tạ ơn Chúa?
4. Tôi thỏai mái từ bỏ đạo Công giáo
Trở lại chuyện bỏ đạo của tôi, tôi thấy được hạnh phúc thỏai mái vô  cùng. Tôi thương xót cho những trí thức víêt sách đạo ở ngọai qúôc. Vì  từ lâu đời và từ nhỏ đến lớn họ bị tẩy não, nên với họ Giêsu là Chúa,  là Đấng Cứu Thế. Nhưng với tôi, lại khác. Quý vị đọc kỹ Kinh Thánh  ngay từ đọan đầu, qúy vị thấy sau khi chịu phép rửa xong, ở giòng sông  Giộc-đanh (Jourdain) lên, ngòai những nghi thức có tính cách trang  điểm, Giêsu được Thiên thần đưa vào" trình diện ma quỷ" trong 40 ngày  đêm ở hoang địa, sa mạc.
Thế là tiêu đời Giêsu rồi. Thái từ trần gian,  Con Một Thiên Chúa, Vua Trời Đất, mà Thiên Thần sao nỡ đưa Giêsu vào  "trình diện" ma quỷ. Từ đó tôi suy ra, lúc mới hành đạo, Giêsu cần một  việc làm có thể gây ra ấn tượng của sự kính nễ khâm phục cho thường  dân, nghĩa là "ta đã vào sa mạc gặp được ma quỷ".
Ngu dân làm sao  không sợ được. Nhưng với tôi Con Vua Trời phải vào sấp mình "trình  diện" ma quỷ, cũng khác gì những ông đạo sờ, đạo mó, đạo hít, đạo hôn,  đạo v.v ... Nên tôi không tin Giêsu là Chúa nữa, vì một  ông đạo cũng như bao ông đạo khác, phải kíêm sống kiếm ăn, nên tôi  thỏai mái từ bỏ đạo Công giáo mà  tôi đã may mắn thóat khỏi giam cầm  ngục tù bao lâu nay.
5. Chạy đám cưới cho cháu tôi
Các cha Công giáo ở Houston, chia vùng kíêm ăn.
Một đứa cháu tôi, không bíêt có phải lây ông chú hay không. Nó chẳng thuộc vào njhà thờ VN nào của các cha vệ tinh (satellite priest). Dĩ nhêin nó không được bất cứ một ông cha da vàng nào chịu làm lễ cứơi cho nó.
Nó hốt hỏang tìm đến ông chú, là tôi. Tôi trả lời nó, một là mày để tao làm đám cứơi cho mày, nghĩa là ra tòa làm chứng. Hai là mày đến nhà thờ Mỹ. Các cha Mỹ không chia vùng như khu vực an ninh. Nó đến nhà thờ Mỹ, cha Mỹ làm đám cưới liến. Nhưng ra tòa làm giấy hôn thú, nó đành phải để cho chú nó, là tôi, làm nhân chứng.
Hú vía, không có nhà thờ Mỹ, chắc phải đến một nơi nào không có chia chác khu vực kiếm ăn như củacác ông cha ta. Quý ngài vì bảo đảm nồi cơm kỹ quá, nên đã phải từ chối một thanh niên không làm lễ cứơi. Và sau lễ cứơi, nó cũng bỏ đạo luôn, như ông chú nó.
6. Công Giáo Việt Nam
Khi rời quê hương, giáo dân ta phải đối diện với hai việc hòan tòan trái ngược nhau. Còn ở trong nước giáo dân quen chịu đựng với hòan cảnh "độc tài giáo phiệt". Nghĩa là họ hòan toàn sung sướng vâng phục mọi quyết định, sai bảo của giáo hội bản xứ. Thậm chí năm 1951, hội đồng giám mục ta, do Tây chỉ huy, đã ra thư chung hăm dọa dứt phép thông công bất cứ giáo dân nào gia nhập lực lượng đánh đuổi thực dân, và dùng văn thư ép buộc phải tuyệt đối theo Pháp, chông lại dân tộc.
Khâm sứ Anthoni Drapier dùng thư đó như vớt vát phần nào số giáo dân, ít ra là trong vòng Pháp chiếm đóng. Còn ở những vùng giải phóng, các cha xứ đã không đọc thư luân lưu ấy mà còn lên bục giảng bầy tỏ sự phản đối. Nói chung thì trong vòng kiềm tỏa của thực dân và của khâm sứ theo Tây, các giám mục ta đều phải ký tên vào thư ấy.
Tóm lại, ngày nào còn ở dứơi quyền Tây, các giám mục ta còn phải tuân phục lệnh Tây, kể gì giáo dân thường nữa. Nhưng sau chiến thắng 1949 của Trung Cộng, cái thư đó coi như hơi thở hấp hối của một giáo hội thực dân.
Từ 93 năm qua (1852-1945), đạo là con Tây, nên ngòai những lệnh bắt phải theo Tây chống lại kháng chiến, giáo dân nếu không bằng lòng, phản ứng của họ cũng chỉ là im lặng, như họ chịu đựng im lăng giáo quyền độc tài cho đến nay vẫn còn. Việc xúi giục giáo dân "làm lọan đọc kinh" nên giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã phải chịu trừng phạt của La Mã, vì ông Kiệt không bíêt Rô-ma đã ký kết gì với chính quyền VN. Hơn nữa quyền hành đi từ giáo hòang trở xúông. Không bao giờ có quyền hành từ giáo dân trở lên, mà một thư trong nứơc gởi ra đã xác nhận thân phận giáo dân. Đến nỗi nữ giáo dân ở ... huyện chỉ được "nằm dứơi!"

Đức Ông Nguyễn Văn Phương
Sang Mỹ, một số giáo dân vẫn không từ bỏ được cái ách nô lệ lâu đời của truyên thống giòng họ, nên đã có một số giáo dân lên tíêng. Họ chỉ trích các giám mục trong nước là im lặng ươn hèn chết nhát, không dám lên tiếng ủng hộ đạo, để bị chính quyền chèn ép. Họ lên tíếng chỉ trích châm biếm, đòi hỏi nhiều ngừơi ở trong nứơc phải hy sinh tranh đấu. Nhưng đức ông Nguyễn văn Phương, trong một thư ngỏ đã nhắn những ngừơi bên ngòai không có tư cách gì để đòi người trong nước phải hy sinh tranh đấu thay cho họ.
Có lẽ, chính xác nhất là họ nên về nước, tranh đấu, hơn là làm ồn ào bên ngòai, vốn đã được an ninh bảo đảm, không sợ bị bị bắt hay đi tù vv.... Nếu dám, họ phải về nước để được hưởng "ơn phước tử vì đạo" chứ! Họ chống đối giáo hội trong nước, nhưng lại hòan tòan im lặng bất đồng khi La Mã xin bang giao với chính quyền VN, và con tỏ ra thân mật nữa.
Như vậy họ chỉ chống Cộng để phô trương tinh thần "tranh đấu" của họ, còn giáo hội La Mã, đi ngược lại họ, họ nói như chính văn thư của họ, đăng trên nhềiu báo hải ngọai, là chính họ cũng "ươn hèn, chết nhát!"
Đòi hỏi như thế, là họ không biết ranh giới của giáo quyền mỗi nơi. Họ tửơng rằng, nếu họ đòi hỏi giáo quyền trong nứơc phải nghe theo họ. Họ không bíêt kỷ luật của giáo quyền bản xứ ta, vẫn tùy thuộc vào giáo quyền La Mã. Chính vì thế, khi có xúi dục giáo dân biểu tình, trương biểu ngữ chống linh mục ta được giáo quyền Mỹ chỉ định xúông giáo xứ là "NO FATHER DƯƠNG". Đến nỗi giáo quyền Mỹ yêu cầu cảnh sát địa phương mang cả chó săn vào tận cung thánh để đuổi giáo dân làm lọan ra. Vì thế đòi hỏi nhà thờ Việt Nam, giáo xứ thể nhân bị thất bại. Và những bài báo chỉ trích các giám mục trong nứơc cũng dần dần tan bíên theo ngày ... nắng lên (SGN-HDT). Vấn đề là ký giả báo đạo còn không hiểu giới hạn của họ hay những linh mục vệ tinh (satellte) mà giáo quyền Mỹ hòan tòan nắm đầu, nắm cổ họ. Ngày nay dù linh mục Hòang Quỳnh (thà mất nứơc chẳng thà mất Chúa) cũng không thể nào xúi giục dân di cư trại tỵ nạn lên thủ đô Washinton DC biểu dương lực lượng được.
Mới đây vụ linh mục giành gái, là cha Mai Khải Hòan (xem link), giáo dân cũng manh nha ý đồ buộc tội giáo quyền Mỹ kỳ thị cha da vàng, và hăm dọa không đóng tiền cho nhà thờ nữa. Nhưng giáo quyền Mỹ, dù thế nào, cũng độc lập rất nhiều với giáo quyền La Mã. Vì giáo hội Mỹ mỗi năm "ban cho" giáo hội La Mã hai trăm triệu đô la, nghĩa là money talks, chứ không phải là Roma talks!
Từ lúc sang Mỹ đến nay, dẫu có một số giáo dân còn lưu luyến tiếc nuối thời được các cha Bắc kỳ di cư xúi dục đi biểu tình, còn đại đa số giáo dân đã biết. Họ biết cái thời giáo hội ta vẫn còn "độc tài giáo phiệt" khác xa với giáo hội Mỹ, vì trình độ cao, và tinh thần độc lập của giáo dân Mỹ so với giáo dân ngu đạo quá khích và cuồng tín VN, kể luôn các báo đạo, vẫn chưa ra khỏi sự sợ hãi con ma La Mã.
Ngày nay, giáo dân ta đã thấy sự khác biệt giữa một giáo hội bản xứ Mỹ khác hẳn với giáo hội tay sai thực dân ta, hay giáo hội vẫn chưa thóat ra khỏi cái vòng kim cô của "độc tài giáo phiệt", mà những thứ như đọc kinh chung hay rứơc đèn rứơc kiệu ở Mỹ không có. Nhất là bây giờ Giáo Hoàng Phanxicô I đã phải thay đổi giáo hội, qua những lời nói chấn động dư luận tòan cầu về "đồng tính", "phá thai" và "ly dị"
Thật ra cải tổ giáo hội đã được Giáo Hoàng Gioan XXIII khởi xứơng từ công đồng Vaticano II. Nhưng những giáo hòang như Phaolồ VI, Gioan Phaolồ II, đã ngăn chặn chủ tâm của Giáo Hòang Gioan XXIII là tập đòan chỉ huy cá nhân phụ trách, nghĩa là giáo đòan chỉ huy, còn thi hành chính sách là do các giám mục địa phận.
Trước kia, Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II đặt để hầu hết các giáo phẩm thủ cựu vào hầu hết các chức vụ quan trong, song đến nay, khi hồng y Maria Martini chỉ trích, tiếng nói đòi cải tổ đã vang dội, và Giáo Hòang Phanxicô phải bắt đầu. Nhưng chặng đứơng mới sẽ rất khó khăn và nguy hiểm, nhưng lời nói mạnh dạn của Phanxicô là cái đập đầu tiên vào tảng đá cằn cỗi của giáo hội, và ngừơi ta có thể trông thấy, sẽ một ngày, có tiếng búa cúôi cùng! Bởi vậy, chúng tôi đã đề cao gương can đảm bất khuất của các giám mục Nhật Bản. Cùng lắm chúng ta sẽ có hy vọng cho một giáo hội Việt Nam, có thể nhờ vào một sức mạnh gọi là Đông Kinh Nghĩa Thục Công Giáo ta!
7. Bầy ngựa thành Troie
Trong sách Bên Giòng Lịch Sử, linh mục Cao văn Luận đã xác nhận Công giáo bị tai tiếng phản quốc. Đó là lời nói của một linh mục thân với hai ông Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Nguyễn văn Thiêu. Điều đó không lạ, vì Công giáo trước Điên Biên Phủ là con Tây, là của Tây. Dù miền nam Việt Nam có giáo hội ta (bản xứ), nhưng mãi đến 1960, các giám mục vẫn là ngừơi Tây, như Jean Cassaigne của giáo phận Saigon.

Giám Mục Jean Cassaigne năm 1941
Ông Giám Mục Jean Cassaigne còn phạm tội dùng xe của giáo phận chở súng đạn cho Bình Xuyên. Ông cố vấn Nhu biết, nhưng không chịu truy tố. Nếu ông dùng tội của Jean Cassaigne, thì khi xin cho giám mục Thục với sự trao đổi hai bên, ông Thục sẽ ở Saigon, và có lẽ không xẩy ra vụ cờ Phật giáo ở miền Trung.

Giám mục Ngô Đình Thục. Ảnh http://www.giaophanvinhlong.net lúc còn trẻ
La Mã rất kiêu ngạo, hành xử quan liêu, nên múôn được La Mã chấp thuận, không được xúc phạm đến tính kiêu ngạo của La Mã để Saigon là nơi chính quyền múôn cho ông Thục lên hàng đầu trong thỉnh nguyện, mà phải xếp xúông hàng hai hay ba. Vì ông Nhu làm chính trị, nhưng quá thiên lệch cho La mã, nên đánh mất con bài tẩy để lám áp lực. Nên ông Thục vác búa mang đinh mười phân ra Huế, để sau này đóng vào quan tài anh em ông Diệm.
-- o0o --
Còn nói về Công giáo vào Việt Nam không có gì phức tạp lắm. Đợt đầu là các thừa sai, đến Việt Nam, để mua đạn đại pháo và súng đại bác cho hai miền Trịnh Nguyễn.
Chỉ đến 1852, khi hải quân Pháp pháo kích Đà Nẵng, thế lực Pháp mới bắt đầu xâm nhập và khởi đi từ đó củng cố và bành trướng chế độ thực dân bảo hộ, mãi cho đến 1945, nghĩa là kéo dài 93 năm để áp đặt chế độ thuộc địa. Và cúôi cùng là chế độ Cần Lao Công Giáo gia đình trị Ngô đình Diệm.
Thời này kéo dài từ 1955 đến 1975, lẽ ra đạo và các linh mục "nước cha trị đến" có cơ hội trở về với dân tộc và tổ quốc. Nhưng các linh mục không chịu hiểu cái thiểu số Công giáo ở miền Nam, và sau này lại là thiểu số tuyệt đối trong tòan quốc. Sự lộng hành của các cha đã được tứơng Đỗ Mâu ghi chép lại đầy đủ trong sách Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi. Cả chính quyền Ngô Đình Diệm lẫn đội ngũ các linh mục đều không nhận ra sách lược của ngọai nhân dùng thiểu số để cai trị đa số, nên chính quyền không có hậu thuẫn quốc dân.
Còn các cha là gặp thời vàng son, khống chế các tỉnh, quận trưởng và hơn hết là chạy theo tiền bac và gái. Nên khi Mỹ bỏ rơi, ông Diệm và các cha với con bài tẩy "chống Cộng" không ảnh hưởng gì với Mỹ. Vì nó là tư bản và sau khi có sách lược thân hữu với Trung Cộng. Ông Diệm nhờ viện trợ Mỹ nuôi chế độ, nhưng sau ông phản lại Mỹ, nên cuộc đảo chánh 1.11.1963 đã thành công, vì không còn đô la Mỹ và cũng không có lòng dân luôn. Thiểu số Công giáo thường lên Saigon biểu dương lực lượng, nhưng bản chất Thập tự quân da vàng không nghĩa lý gì với Mỹ. Gần nhất là Giuse Ngô Quang Kiệt, dùng giáo dân "làm lọan đọc kinh", trái với đừơng lối và quyền lực của La Mã, nên ông Kiệt rớt đài!
Sau 30 tháng 4 năm 75, Công giáo phải bỏ chạy, đa số sang Mỹ, biết rõ Mỹ lật ông Diệm hơn ai hết. Nhưng trong não trạng cố chấp của đức tin mù và cũng đui mù trước biến động lịch sử, nên Công giáo cần những con dê tế thần. Không gì hơn là vác xác ông Diệm ra để trút lên thù ghét úât hận, cay cú vì ngừơi Công giáo độc nhất cầm quyền ở miền Nam đã bị chết. Cho nên mới có những bài báo đổ tội ông Diệm chết cho Phật giáo, hay mất miền Nam do Phật giáo vv.... Nhưng lịch sử cũng như giáo sử không thể nào xóa bỏ, bẻ cong hay cáo buộc lố bịch được.
Ông Diệm chết là bởi anh em ông đã chống Mỹ là thế lực đút cơm cho anh em ông Diệm. Hay nói bay bứơm hơn là ông Thục vác búa tạ và đinh mười phân ra nện vào quan tài những em của ông. Mặc cảm theo Tây và bị Tây dùng làm thế lực tay sai chống lại đại khối dân tộc, cho nên không có gì sai khi xác nhận, Công giáo ta chẳng phải là một con ngựa thành Troie mà là cả bầy ngựa thành Troie cho đến khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ. Bởi vậy hai bài học lịch sử là "ngoai nhân luôn luôn dùng thiểu số để cai trị đa số!" và "Công giáo độc tài giáo phiệt" để biến giáo dân thành nô lệ của các "bề trên nô lệ!" Nhưng nay, ánh sáng đã hiện lên bên kia đường hầm là những cải cách vô cùng to lớn của Giáo Hoàng Phanxicô I, Công giáo bắt đều thăm dò ý kiến của giáo dân, nghĩa là giáo hội phải thay đổi và nhìn nhận tiếng nói của giáo dân có ảnh hưởng. Thay vì giáo hội bế môn, và cùng các giáo phẩm kiêu căng ngại mạn (pretentious), để hưởng thụ cuộc sống tu hành xa hoa hách dịch.
Thời của hàng giáo phẩm "ăn trên ngồi trước" có dấu hiệu chấm dứt. Đạo sẽ thuộc về Chúa Cứu Thế, không còn là của Chúa La Mã, mà giao dân ta bao đời qua đã phải làm "Dân Chúa'" không công cho La Mã. Nên nhớ một điều, tất cả các quân xâm lược đểu phải có quân viễn chinh gian lao hay chết cho sách lược thực dân chiếm đất. Chỉ có giáo hội La Mã là có quân viễn chinh, nên không phải hy sinh xương máu của quân viễn chính, nó đã dùng "máu tử đạo" thay vào máu viễn chinh. Nhìn vào danh sách 117 thằng nội gián, tình báo của Tây, chúng ta mới thấy, La Mã rất gian ngoan giảo quyệt trong lá bài dùng máu tử vì đạo để khai mở, củng cố bành trướng chế độ thực dân đạo.
Tiếng nói can đảm của Giáo Hoàng Phanxicô I và quyết định "Mặt Trời Mọc" của giáo hội Nhật Bản, nhất tâm bỏ rơi giáo hội La Mã, lời các giám mục Nhật đóan bệnh của La Mã rất chính xác là "Giáo hội mại bản Kinh Thánh!"
Nhóm Giao Điểm Công Giáo
Báo Mạng Houston
(Newsnet@Houston)
caohuutam1939@gmail.com