Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Nhận Định Về Văn Kiện “Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á” (Ecclesia In Asia) (Ngô triệu Lịch- ntrlich@yahoo.com)

Note: do bài gốc quá dài nên mạn phép cắt để bạn đọc có thể theo dõi mà cũng đỡ ngán

LỜI NGỎ
Ecclesia in Asia” là một văn kiện được Giáo hoàng Gioan Phaolô II chính thức ban hành nhân chuyến công du mục vụ tại Ấn Độ tháng 11 năm 1999. Đây là một văn kiện quan trọng mang tính định hướng cho các hoạt động truyền giáo của Vatican tại Châu Á trong thiên niên kỷ thứ ba.
Bản dịch Việt ngữ với tên: “Tông huấn Giáo hội tại Châu Á” của Lm. Ant. Nguyễn Ngọc Sơn được tải đi trên mạng Internet qua các website Công giáo như Vietcatholic… Tông huấn được chia thành 7 chương, 51 đoạn có đánh số… Về mặt tín lý, nội dung văn kiện Tông huấn Giáo hội tại Châu Á không có gì mới. Tông huấn khẳng định một tín điều được nhắc đi nhắc lại trong hầu hết các văn kiện đã được Vatican ban hành: “tính phổ quát và duy nhất trong chương trình cứu độ của Giêsu”. Tuy nhiên độc giả quan tâm đến một góc độ khác. Trong bối cảnh Châu Á, nơi mà tín đồ Kitô giáo chỉ là thiểu số. 3% là con số ước tính cho tất cả các hệ phái Kitô giáo, riêng Công giáo La Mã chỉ chiếm khoảng 2% mà nếu trừ Philippines ra chỉ còn khoảng 1% trên tổng số 3,3 tỷ người thuộc lục địa này.
Đối diện trước một thực tại Châu Á đa dạng phong phú về văn hóa, siêu việt về tôn giáo, Châu Á đã đặt ra cho Vatican một “thách đố” (từ mà họ thường dùng) cho mục tiêu “phúc âm hóa” trên lục địa này. Thế nhưng, từ “thách đố”, Vatican đã biến thành “thách thức” với các thực tại văn hóa, tôn giáo Châu Á là điều cần lên án.
Người đọc có thể thấy rõ ý đồ “Công giáo hóa” Châu Á bằng một công thức tạp nhạp theo kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, với cách gán ghép tuỳ tiện, gượng ép như: “Do Thái giáo, Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo, Bái Hỏa giáo (Zoroastrianism), đạo Giaina (Jainism), đạo Sikh và Thần đạo (Shintoism). Các giá trị tôn giáo mà các đạo ấy giảng dạy đang chờ được hoàn thành trong đức Giêsu Kitô!?” (Số 6). Âm mưu biến giáo chủ các tôn giáo Châu Á thành “Ngôn sứ” của Thiên Chúa, biến các thực tại văn hóa, tôn giáo Châu Á thành phương tiện cứu độ trong cái gọi là sự “quan phòng” của Chúa đã trở thành khôi hài, lố bịch. Sự thô thiển đến mức trâng tráo mà độc giả có thể thấy qua phát biểu: “Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo đều là sự thật đang khai sáng mọi người… điều ấy không loại bỏ việc họ được kêu gọi đến nhận lãnh đức tin và phép Rửa như Chúa hằng mong muốn cho hết mọi người…” (Số 31). Với chiếc bẩy “đối thoại liên tôn” đã lộ nguyên hình khi lợi dụng chiêu bài “đối thoại” để “phúc âm hóa” Châu Á: “Đứng trên quan điểm Kitô giáo, đối thoại liên tôn giáo không phải chỉ là một cách để giúp các bên biết nhau và làm giàu cho nhau. Nhưng đó còn là một phần trong chính sứ mạng phúc âm hóa của Giáo hội.” (Số 31). Thế nên, khi Tông huấn viết: “từ việc trao đổi mang tính hàn lâm giữa các chuyên gia về các truyền thống tôn giáo hay giữa các đại biểu của các truyền thống ấy, cho đến việc cùng nhau hoạt động cho sự phát triển con người toàn diện và bảo vệ giá trị nhân bản, tôn giáo.” (Số 31) độc giả có thể nhận ra ngay đây chỉ là lối nói khoa trương bằng những ngôn từ hoàn toàn sáo rỗng.
Ngoài ra, công chúng Châu Á còn biết khoa thần học Kitô giáo với các bộ môn như: Kitô học, Maria học, Giáo hội học v.v… đều dựa trên căn bản của “khoa thần học về sự đoán mò” như có người châm biếm gọi là: “khoa đoán mò học!” thuộc hệ thống thần học Kitô giáo… Ví dụ: họ đã đoán mò “Chúa Thánh Thần biến đổi, tái tạo xã hội và văn hóa loài người… gieo hạt giống chân lý vào các dân tộc, tôn giáo, văn hóa và triết lý của họ …(Số 15). “Thánh Thần thống nhất mọi hạng người với những phong tục tập quán khác nhau…”(Số 17). “Chúa Thánh Thần từng hoạt động tại Châu Á!?…” (Số 18) v.v… Tệ hơn nữa, họ còn đoán mò cả việc các danh nhân Châu Á như Lão Tử, Khổng Tử, Đức Phật… đều là “tay sai” của Giêsu mà họ gọi bằng một từ rất kêu: “Ngôn sứ”. Giáo thuyết của các vị này “đang chờ được hoàn thành trong đức Giêsu Kitô!?”(Số 6). Nhưng nếu hỏi vì sao họ biết và dám khẳng định những điều đó thì họ trả lời rất ởm ờ: “Ý Chúa! … Chúa đã có mặt nơi các dân tộc ấy một cách nào đó rồi… mà chỉ có Chúa biết!?” (Số 21). Không ai có thể biết được “Ý Chúa” thế nào, kể cả Giáo hoàng!?. Vì thế người ta chỉ còn cách duy nhất là “đoán mò ý Chúa”. Đoán mò là quyền của họ, nhưng nếu dùng sự đoán mò của mình để hạ thấp, chà đạp giá trị các thực tại văn hóa Châu Á là điều cần lên án.
Như ta đã biết, Vatican vừa là một tôn giáo vừa là một quốc gia. Vì thế, những văn bản được nhà nước Vatican chính thức ban hành thường được gọi là huấn dụ, hiến chế, chỉ thị, tuyên ngôn, tông huấn, tông thư v.v… gọi chung là văn kiện, tất cả đều mang tính pháp lý cần được thi hành triệt để. Cùng với Tuyên ngôn Dominus Jesus, Tông huấn Giáo hội tại Châu Á là hai văn kiện mới nhất của Vatican hiện nay, chúng mang tính định hướng cho một kế hoạch lâu dài của Vatican tại Châu Á trong thiên niên kỷ thứ ba. Dù đã được ban hành từ cuối năm 1999, nhưng đến nay Tông huấn Giáo hội tại Châu Á vẫn là một văn kiện mang tính thời sự được nhiều nơi từ trong đến ngoài Giáo hội quan tâm. Lm.Ant. Nguyễn Ngọc Sơn, dịch giả bản Tông huấn thú nhận: “Dù đã dịch nhiều văn kiện quan trọng của Giáo hội… nhưng chưa thấy văn bản nào có tầm mức quan trọng và bao quát như Tông huấn này. Có thể nói, đây là văn bản định hướng hoạt động cho các Giáo hội địa phương tại Châu Á trong nhiều năm sắp tới…”
Người viết tập sách này không lấy tư cách tín đồ của một tôn giáo nào, cũng không đứng trên quan điểm của một nền văn hóa nào, chỉ với danh nghĩa cá nhân, với tư cách của một người Châu Á để nói lên tiếng nói của mình với mong muốn Vatican phải có cái nhìn trân trọng hơn, nghiêm túc hơn đối với các thực tại văn hóa, tôn giáo Châu Á.

PHẦN I
KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI DO THÁI
1. NỖI NIỀM CỦA MỘT DÂN TỘC BỊ TRỊ
Dân tộc Do Thái là một dân tộc lâu đời, họ cư ngụ trên miền đất cũng rất cổ xưa. Nhưng Cộng Hòa Israel lại là một quốc gia non trẻ, chỉ mới được thành lập cách nay nửa thế kỷ. Đất nước ấy lại nằm trên giao điểm của ba châu lục: Âu, Á, Phi nên luôn là mục tiêu xâm lược của đế quốc… Quyển Kinh Thánh Do Thái giáo đồng thời cũng là quyển lịch sử của dân tộc này đã ghi lại diễn biến lịch sử của dân tộc từ khoảng năm 1800 trước công nguyên. Dưới sự lãnh đạo của Abraham, một nhóm dân du mục từ Mesopotamia (Lưỡng Hà) đến định cư tại Canaan. Cháu của Abraham là Jacob có 12 người con trai, bắt đầu từ đây hình thành 12 chi tộc, phát triển đông đúc thành dân Israel ngày nay.
Lịch sử dân tộc Do Thái là lịch sử của một dân tộc bị lưu đày. Con cháu của Abraham khi đến định cư tại vùng châu thổ sông Nile đã bị các Pharaông Ai Cập biến thành nô lệ. Khoảng năm 1300 trước công nguyên Môsê đã lãnh đạo dân nô lệ Do Thái trốn khỏi Ai Cập, họ đã gặp phải nhiều bất trắc trên đường chạy trốn... Chính trong hoàn cảnh này, Môsê đã thuyết phục họ phải tin tưởng vào vị thần tối cao là Yahweh, chính vị thần này đã dẫn dắt dân Do Thái ra khỏi Ai Cập. Môsê đại diện dân Do Thái lập một giao ước thỏa hiệp với thần Yahweh là chỉ tôn thờ một mình Ngài… Khoảng năm 1250 trước công nguyên, sau khi Môsê mất, người kế nghiệp ông là Joshua dẫn dắt dân Do Thái quay về lại Canaan. Tại đây xung đột liên miên diễn ra giữa ba nhóm người: Người Canaan bản địa, người Philistine từ đảo Crete đến và người Do Thái. Trong đó, người Philistine mạnh nhất và họ làm chủ được Canaan. Mãi đến khi Đavid kế nghiệp Saul lãnh đạo người Do Thái mới chiếm lại được vùng Canaan. Năm 63 trước công nguyên đất nước lại bị La Mã đăt ách đô hộ. Chính lịch sử không may mắn của họ đã biến họ thành một dân tộc khao khát tự do, độc lập. Những cuộc đấu tranh với các thế lực ngoại bang diễn ra suốt chiều dài lịch sử của dân tộc này. Người Do Thái lưu lạc khắp thế giới. Đến năm 1947, họ trở về lập quốc theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Từ ngày lập quốc đến nay, xuất phát từ tâm lý “sợ mất nước”, quá khứ lịch sử đen tối luôn ám ảnh họ, người Do Thái ngày nay đã không hề nương tay với người Palestine. Đối với người anh em Palestine, họ đã biến cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước thành cuộc chiến xâm lược tàn bạo, áp dụng luật “mắt đổi mắt răng đổi răng” của kinh thánh Do Thái giáo, đối đầu với khối Ả Rập, biến Trung Đông thành lò thuốc súng. Cuộc chiến giữa Israel và người Palestine ngày nay đã làm cho vùng Trung Đông thành một trong những điểm nóng nhất của thế giới…
2. VỊ CỨU TINH VÀ SỰ KHAO KHÁT TỰ DO ĐỘC LẬP CỦA DÂN TỘC DO THÁI
Theo truyền thống văn hóa Do Thái, danh xưng Mashiah, Messiah (phiên âm Việt Nam là Mêsia) nhằm chỉ giới quý tộc Do Thái. Mashiah, (Messiah) nghĩa là “ người được xức dầu”. Đây là một nghi thức dùng trong việc phong vương cho vua chúa… Người Do Thái xưa sống dước ách thống trị của đế quốc La Mã, họ luôn mang tâm trạng kích động, khao khát trong chờ một “Vị Cứu Tinh” cứu họ ra khỏi xiềng xích nô lệ. Theo Cựu Ước, vị cứu tinh đó phải là một Mêsia, nghĩa là một người thuộc dòng dõi qúy tộc đã được “xức dầu”. “Vị Cứu Tinh” hoặc “Cứu Thế” là vị anh hùng cứu quốc, mang sứ mạng giải phóng dân tôc Do Thái ra khỏi kiếp nô lệ ngoại bang.
3. GIÊSU CÓ PHẢI LÀ MỘT MÊSIA KHÔNG?
Giêsu ra đời trong bối cảnh dân Do Thái đang ngưỡng vọng về một anh hùng dân tộc, vị cứu tinh có khả năng giải phóng đất nước ra khỏi cảnh lầm than, cơ cực dưới sự thống trị của đế quốc La Mã. Kinh Thánh của Do Thái giáo mô tả sự xuất hiện của một Đấng Cứu Thế mang màu sắc huyền bí, đầy quyền lực, được Thượng Đế sai xuống nhằm thỏa mãn não trạng vốn rất khát khao mãnh liệt về nền độc lập, tự do dân Do Thái….
Giới qúy tộc Do thái bấy giờ thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau. Nhưng đáng kể hơn cả là hai nhóm Phariseô và Sađukê. Nhóm Phariseô bảo thủ, trung thành với luật Môsê, đặt quyền lợi của giới quý tộc lên trên quyền lợi nhân dân, tách biệt quần chúng nên gọi là “biệt phái”. Nhóm Sađukê thuộc dòng dõi “Thầy Cả” Sadoc thời Đavid và Salomon.
Năm 30 tuổi, Giêsu bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc thuyết giảng về “Tình Yêu”“Nước Trời”. Cả hai đề tài này rất hấp dẫn, tính thuyết phục cao, được quần chúng mà đại đa số là nhân dân lao động nghèo bị áp bức hưởng ứng nồng nhiệt. “Tình yêu và sự công chính”, “Nước Trời và sự sống đời đời” đã là một món ăn tinh thần hợp khẩu vị, Giêsu đưa ra đúng lúc quần chúng đang “đói” sự no ấm, tự do bình đẳng so với giới quý tộc Do Thái và bọn xâm lược La Mã… Đây là lý do vì sao dân chúng theo Giêsu ngày một đông. Chính sự kiện này đã đẩy Giêsu vào thế đối đầu với Phariseô và Sađukê. Họ đã thực sự lo ngại về ảnh hưởng của Giêsu đối với quần chúng. Hoạt động thuyết giảng của Giêsu đã tạo nên tác động kép, hình thành phong trào cách mạng chống đế quốc La Mã đồng thời ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế, chính trị mà giới quý tộc Do Thái đang nắm giữ. Vì vậy, các nhóm Phariseô, Sađukê quyết tâm trừ khử Giêsu và đó cũng chính là ý muốn của đế quốc La Mã…
Giữa lúc Giêsu đang được lòng quần chúng, họ tôn vinh Giêsu là “Mêsia, Vua dân Do Thái” cũng là lúc các nhóm đối lập Pharisesô, Sađukê lên kế hoạch diệt trừ Giêsu. Dân chúng vì tin tưởng khả năng lãnh đạo của Giêsu, nên đã tôn vinh ông là “Mêsia”, kỳ thực ông không phải là Mêsia vì ông chưa hề được tấn phong qua nghi thức “xức dầu”, vả lại, các nhóm đối lập đang nghi ngờ về lý lịch qúy tộc của ông (dòng dõi vua Đavít). Cuối cùng họ cũng đã đạt được mục đích, bắt Giêsu nộp cho toàn quyền Philatô. Philatô đã hỏi ông : “Ông có phải là Mêsia, vua dân Do Thái không?” Vì Giêsu chưa hề được “xức dầu”, ông không thể nhận là Mêsia theo luật Do Thái, nên thay vì ông trả lời thẳng câu hỏi của Philatô là: “phải” hoặc “không”, ông lại trả lời chệch đi: “Thì cũng như ông nói đó thôi!” (Mc 15:2) Và để khỏi bị kết án phản loạn chống đế quốc La Mã, ông đã nói: “Nước tôi không thuộc về thế gian này, nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi sẽ chiến đấu… nhưng nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 18:36). Philatô nhận thấy với một người tự nhận mình là “vua” của một “nước trời” nào đó, mà có lẽ chẳng ai như ông ta ví “nước trời” của ông như “cây cải” lại to lớn như cây cổ thụ, cành lá sum suê, chim trời có thể đến làm tổ trên cành to!? (Lc 13:18,19). Một con người như vậy chắc không ảnh hưởng gì đến an ninh của đế quốc La Mã, có thể ông ta là người “đầu óc có vấn đề!…” như lời đồn đại: “Giêsu bị mất trí vì bị quỷ vương Bêendêbun ám…” (Mc 3:21,22). Vì thế, Philatô đã trả Giêsu về lại cho dân Do Thái để họ xử ông theo luật Do Thái. Ông đã bị xử treo trên thập giá với một chiếc biển nhỏ ghi dòng chữ: “Giêsu Nazaret vua dân Do Thái” hàm ý chế giễu về các mác “Mêsia” tự phong của ông.
Dựa vào thánh kinh Do Thái giáo, tức sách mà Kitô giáo gọi là Cựu Ước. Các tác giả đã “tiên tri” về “đấng cứu thế” xuất hiện giải phóng dân Do Thái. Sau sự kiện Giêsu bị kết án tử hình trước Công nghị Do Thái bởi toàn quyền Philatô, án lệnh đã được thực hiện tại núi Calvariô. Giêsu mất đi nhưng đất nước Do Thái vẫn không có gì thay đổi về mặt chính trị, dân chúng vẫn bị áp bức, bốc lột, Đế quốc Rôma và bọn quý tộc Do Thái thẳng tay đàn áp các phong trào đấu tranh của quần chúng.
Dưới sự cai trị hà khắc, độc đoán của toàn quyền Gesse Flori, năm 66, quần chúng tập hợp lực lượng nổi lên đấu tranh, cuộc chiến khốc liệt bình địa Jêrusalem. Năm 70, Jêrusalem lại bị bao vây cô lập, hàng triệu người dân vô tội phải chết vì nạn đói và dịch bệnh. Lại một lần nữa, dân Do Thái tập hợp lực lượng giao chiến. Năm 112, hoàng đế Trajan mang quân sang dẹp. Thế là tia sáng hy vọng độc lập vừa loé lên đã bị dập tắt bởi bàn tay thô bạo của đế quốc Lamã. Nhưng niềm khát khao về “đấng cứu thế” của dân tộc Do Thái vẫn còn nguyên vẹn.
Năm 132, một người tự xưng là “đấng cứu thế” tên Bar Kabeba dấy binh đánh chiếm Jêrusalem, tuyên bố nền độc lập cho đất nước Do Thái. Hoàng đế Hadrian (117-138) cử đại binh đến chiếm lại thành, cuộc chiến kéo dài suốt ba năm làm hàng triệu người phải bỏ mạng, Jêrusalem lại rơi vào tay đến quốc Lamã.
Ngay từ thời Giêsu cũng không thiếu kẻ tự nhận mình là “đấng cứu thế”. Thời đó, để chứng tỏ mình là “vị cứu tinh”, người này thường dùng thủ đoạn ma thuật phù phép như chữa bịnh, trừ qủy, làm phép lạ v.v nhằm lôi kéo, thuyết phục quần chúng. Hiện tượng nhiều người tự nhận mình là “đấng cứu thế” làm pháp thuật đã đã được Maccô nhắc đến trong Mc 9:39.
Par Fabran Lagerkvist là nhà văn lớn của Thụy Điển ở thế kỷ 20, với tác phẩm “Barabba” (1950) nổi tiếng, đã mang về cho tác giả giải thưởng cao quý: Giải Nobel văn học. Với tác phẩm này, Lagerkvist đã đặt Barabba làm “phản đề” của Giêsu. Theo truyền thuyết, Giêsu bị bắt và bị kết án tử hình nhằm vào dịp lễ Vượt Qua của người Do Thái. Vượt Qua là một lễ hội lớn theo truyền thống văn hóa Do Thái. Vào dịp này, theo thông lệ sẽ có một tử tù được tha. Philatô muốn nhân dịp này để tha cho Giêsu, nhưng lại gặp sự phản đối của đám đông. Họ đòi giết Giêsu và tha cho tên tử tù Barabba. Barabba là một con người nguy hiểm, tàn bạo, tính hoài hoài nhưng lại là người trung thực. Khi hắn ta được Giêsu “thế mạng”, hắn ung dung ra khỏi tù nhưng cũng đắn đo suy tư về con người vừa thế mạng cho hắn. Vì vậy hắn bắt đầu tìm hiểu về con người đó. Lời đồn đại về Giêsu lúc chưa bị bắt và nhất là sau khi bị chết treo trên thập giá. Nào là trời đất tối tăm, rồi Giêsu biến mất khỏi huyệt mộ, thiên sứ đến giải cứu Giêsu từ sự chết sống lại v.v… khiến Barabba bán tín bán nghi, hắn quyết định đi tìm hiểu sự thật về con người này. Hắn đã tiếp cận với đám môn đồ của Giêsu, quan sát và thu thập chứng cứ. Cuối cùng, cái gọi là “mầu nhiệm phục sinh” đã không đánh lừa được Barabba, và hắn có thể chứng minh đó chỉ là một trò lừa bịp. Mặc dù tác phẩm “Barabba” của Lagerkvist chỉ là một tác phẩm văn học, các nhân vật và sự kiện đều là hư cấu, nhưng nó chuyển tải một nội dung lấy nhân bản làm chủ đạo. Trên đường hướng tới chân thiện mỹ, gạn lọc cái thiện, thủ tiêu cái ác, chỉ có con người với con người, không có một thế lực siêu nhiên nào can thiệp vào. Lagerkvist phủ nhận chủ nghĩa giáo điều, kiên quyết gạt bỏ sự sùng bái đau khổ để tìm sự cứu rỗi trong ảo tưởng. Tác phẩm “Barabba” đã mang về cho Lagerkvist giải thưởng văn học Nobel là hoàn toàn xứng đáng.
Ngày nay, dù Israel đã được độc lập, vững về chính trị, đặc biệt mạnh về quân sự. Nhưng quá khứ lịch sử đen tối luôn ám ảnh họ, biến họ thành kẻ bạo ngược với người Palestine. Đặc biệt họ vẫn đang trong đợi một “đấng cứu thế” giữa thời đại nguyên tử, khả dĩ biến đất nước và con người Do Thái thành một đế quốc mới của vùng Trung Đông ngày nay.
Tóm lại, quyển kinh thánh của Do Thái giáo đồng thời cũng là quyển lịch sử của dân tộc này, ghi lại tất cả các sự kiện mà phần lịch sử về các sự kiện “người thật, việc thật” chỉ chiếm khoảng 10%, 90% còn lại là huyền sử với những sự kiện hư hư ảo ảo…, đôi khi thậm phi lý… Vì thế, không lạ gì với những anh hùng dân tộc (Mêsia, Vị Cứu Tinh, Đấng Cứu Thế) xuất hiện trong lịch sử Do Thái thường có một lý lịch rất huyền bí, họ được sai đến để cứu dân Do Thái bởi một vị Thượng Đế mà tính tình “mưa nắng thất thường”, lúc nhân từ, lúc hung bạo, lúc phạt, lúc thưởng. Giêsu là một con người như vậy trong số những người được “sai xuống”…
4. KITÔ GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ SỰ THÙ ĐỊCH CỦA ĐẾ QUỐC LA MÃ.
Sau khi Giêsu qua đời, Kitô giáo nguyên thủy được hình thành ở Jêrusalem. Khởi đầu cộng đồng này vẫn thuộc về Do Thái giáo, không tách biệt khỏi Hội đường Do Thái vẫn tổ chức hội họp ở Hội đường và sinh hoạt lễ bái ở Đền thờ Do Thái giáo. Nhà cầm quyền Rôma lúc đó xem những nhóm Kitô nguyên thuỷ thuộc về Do Thái giáo, nhưng càng về sau, các nhóm này càng lớn mạnh, họ âm thầm tập hợp lực lượng hoạt động, tính cộng đồng cao. Họ bắt đầu tách ra khỏi Do Thái giáo. Chính lúc đó, La Mã mới để mắt đến họ. Khi thấy nguy cơ các nhóm Kitô nguyên thủy có thể kết hợp với nhau thành một lực lượng cách mạng. Đế quốc La Mã quyết định ra tay trừ khử, đó là vào thời Nêron (54-68).
Năm 64, Nhân một vụ hỏa hoạn thiêu rụi cả một khu phố, ngọn lửa cháy dữ dội suốt 6 ngày đêm. Nêron cho rằng các nhóm Kitô nguyên thủy là tác giả của thảm kịch và quy trách nhiệm cho họ. Thế là một cuộc thảm sát đẫm máu mở đầu cho một giai đoạn khủng bố các phần tử Kitô nguyên thủy rộng khắp trên toàn lãnh thổ đế quốc Lamã. Nêron ra chiếu chỉ cấm mọi hoạt động của các nhóm Kitô nguyên thủy, chiếu chỉ có hiệu lực mãi đến 250 năm sau.
Những người kế nghiệp của Nêrôn tiếp tục thi hành lệnh cấm, nổi bật trong số này phải kể đến Đômitian (81-96). Ông cho truy lùng tất cả những người tự xưng là “vị cứu tinh”, “đấng cứu thế” hoặc “vua dân Do Thái”… Chính những người này có thể trở thành ngòi nổ của cuộc đấu tranh giải phóng dân Do Thái. Gioan, đệ tử thân tín của Giêsu cũng đã bị xử bỏ vào vạc dầu sôi vào thời Đômitian.
Đến thời Trajan (98-117), lệnh cấm vẫn hiệu lực, Trajan ban hành một chiếu chỉ mới về việc cấm hoạt động của các nhóm Kitô nguyên thủy dựa trên luật pháp hiện hành, chính sách của Trajan đối với đạo Kitô nguyên thủy mang tính pháp lý cao. Những triều đại kế tiếp vẫn duy trì lệnh cấm hoạt động cho đến thời Constantine (306-337) Kitô giáo mới được chính thức công nhận bằng chiếu chỉ Milan.
5. CONSTANTINE VÀ CÔNG GIÁO LA MÃ
Trước một thực tế các lực lượng Kitô nguyên thủy ngày càng lớn mạnh về số lượng, tính đoàn kết, óc tổ chức trong các cộng đoàn, tinh thần kỷ luật biến họ thành một lực lượng đáng kể. Constantine khôn khéo thừa nhận sự hợp pháp của họ, biến họ thành một lực lượng hùng hậu thống nhất chung quanh ông, nhờ vậy ông chiến thắng tất cả các thế lực đối nghịch…
Hội nghị Nikêa được Constantine triệu tập đã mở ra cho Kitô giáo một chương mới, thống nhất tất cả các nhóm Kitô nguyên thủy thành một tổ chức duy nhất là Kitô giáo, hội nghị đưa ra một văn bản gọi là “Niềm tin tông đồ” tiền thân của “Kinh Tin Kính” nội dung gồm một số tín điều như: Thiên Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ Đồng Trinh v.v… buộc tất cả các nhóm Kitô nguyên thủy phải chấp nhận, một số giáo phái phản đối các tín điều trên như giáo phái Arius bị tiêu diệt… Năm 340, Kitô giáo đổi tên thành Công giáo. Kể từ đấy, đạo mới Công giáo ngày càng bành trướng, thống lĩnh khắp Âu Châu….