Note: do bài gốc quá dài nên mạn phép cắt để bạn đọc có thể theo dõi mà cũng đỡ ngán
Ngô triệu Lịch
ntrlich@yahoo.com
5. VỀ MỘT MÓN QÙA VATICAN MUỐN GỞI TẶNG CÁC DÂN TỘC CHÂU Á
“Đức Giêsu cứu tinh: Một món qùa gởi tặng Châu Á”. Đó là tiêu đề của chương hai, Tông huấn giáo hội tại Châu Á. Đoạn số 10, Tông huấn viết : “Niềm tin của Giáo hội vào Đức Giêsu là một quà tặng vừa nhận được vừa để chia sẻ, đó chính là món quà lớn nhất mà Giáo hội có thể tặng cho Châu Á… Giáo hội không thể cất giữ hay độc quyền chiếm giữ sự mới mẻ và phong phú ấy mà họ đã nhận được từ tay chúa nhân lành để thông chia cho toàn thể nhân loại…” (S10).
Đa số người Châu Á ngày nay không hiểu về giáo lý cao siêu của Vatican ra sao? Cũng không biết món quà quý báu nhất mà Vatican đã hào phóng sẵn sàng tặng hết cho người Châu Á giá trị thực sự như thế nào? Nhưng người Châu Á có thể dõi theo lịch sử, ngược về quá khứ để tìm hiểu đôi điều về “món quà” mà Vatican định tặng cho quần chúng Châu Á.
“Giêsu cứu tinh” chính là “món quà” mà Vatican gởi tặng Châu Á! Điều ngạc nhiên là “món quà” này lại bị người Do Thái quyết liệt từ chối. Chúng ta biết rằng Giêsu đúng là vị cứu tinh (Mêsia) mà người Do Thái đã kỳ vọng nhiều nơi ông với hy vọng ông có thể lãnh đạo nhân dân Do Thái dành lại độc lập từ tay đế quốc La Mã. Ông đúng là “món quà” mà Thượng Đế gởi tặng nhân dân Do Thái. Thế nhưng Đế quốc La Mã đã cướp đi “món quà” ấy bằng bản án tử hình “đóng đinh thập giá” dành cho Giêsu. Nhiều nhà sử học cho rằng, chính đế quốc La Mã đã chủ trương giết Giêsu vì ảnh hưởng của Giêsu đối với quần chúng Do Thái bị áp bức là rất lớn. Hình thức xử án treo trên thập giá đối với tử tù là của luật pháp đế quốc La Mã. Theo luật Do Thái, người bị kết án tử hình phải chịu ném đá cho đến chết, chỉ có luật pháp La Mã mới xử đóng đinh tội nhân trên thập giá…
Theo Kinh Thánh, Giêsu bị dân Do Thái bắt nộp cho Philatô, họ yêu cầu phải xử tử Giêsu. Philatô muốn tha cho Giêsu nhưng bị dân chúng phản đối. Vì thế ông đã quyết định “rửa tay” trả Giêsu về cho dân Do Thái để họ xử Giêsu theo luật Do Thái. Nếu sự thật là vậy thì Giêsu phải bị ném đá chứ không phải bị xử đóng đinh thập giá. Nhiều nhà sử học cho rằng: Đã có một cuộc “chỉnh lý” Kinh Thánh sau khi Constantine thành lập giáo hội Công giáo nhằm đáp ứng mục tiêu chính trị của Đế quốc La Mã.
Giêsu mất đi nhưng ảnh hưởng của ông vẫn còn đối với nhân dân Do Thái. Các nhóm Kitô nguyên thủy vẫn còn và họ hoạt động bí mật tại Jêrusalem. Ba thế kỷ sau, “món quà Giêsu cứu tinh” một lần nữa lại bị hoàng đế La Mã Constantine cướp đi từ tay các nhóm Kitô nguyên thủy. Constantine thành lập Giáo hội Công giáo La Mã và muốn thống nhất tất cả các hệ phái Kitô nguyên thủy thành một lực lượng tập hợp dưới ngọn cờ “Giêsu”. Để phục vụ tham vọng đế quốc của mình dưới chiêu bài tôn giáo, Giáo hội Rôma đã cho “chỉnh lý” lại toàn bộ Kinh Thánh. Đế quốc La Mã đã khôn ngoan lèo lái vụ án Giêsu sang hướng kết án Dân Do Thái tội “Giết Chúa”. Hành động “rửa tay” của Philatô cho thấy đế quốc La Mã vô can… La Mã thời đó đã quá thành công trong việc cùng lúc đạt được hai mục tiêu: Một là thống nhất tất cả các nhóm Kitô nguyên thủy thành Công giáo La Mã, một công cụ vô cùng đắc lực hoạt động trong guồng máy cai trị của đế quốc La Mã. Hai là khống chế hiệu qủa các lực lượng cách mạng Do Thái. “Giết Chúa” là một cái cớ để La Mã có thể thẳng tay đàn áp các phong trào đấu tranh dành độc lập của nhân dân Do Thái…
Jêrusalem là đất thánh, nhưng lại nằm trong tay bọn “giết Chúa”. Vì thế, những cuộc hành hương về đất thánh của Giáo hội Rôma luôn là những cuộc hành quân của những binh đoàn võ trang hùng mạnh. Binh thánh giá, hay thập tự quân chính là tên gọi của lực lượng quân sự này. Ngày 27/11/1095, Giáo hoàng Urban II triệu tập công đồng Clermont kêu gọi “tái chiếm Jêrusalem, cứu đất thánh…”. Giáo hoàng Urban II hứa “ban ơn toàn xá” cho tất cả những ai tình nguyện gia nhập đoàn quân viễn chinh của Giáo hội. Những tín đồ cuồng tín gia nhập rất đông vì họ cho rằng, lỡ có chết trận thì cũng bảo đảm được “phần rỗi linh hồn” do đã được Giáo hoàng ban ơn toàn xá!?… Điều trớ trêu là những người tham gia thánh chiến vì ham mê “ơn toàn xá” của Giáo hoàng mà gia nhập chứ họ chưa hề qua một lớp huấn luyện quân sự nào. Đây rõ ràng là một đoàn quân ô hợp, vô kỷ luật và cuồng tín… Kết quả là nhiều người “lên thiên đàng thẳng cẳng” nhờ ơn toàn xá của Giáo hoàng! Một năm sau (1096), khi đoàn quân ô hợp đã hoàn toàn tan rã, Thập tự quân lại tập hợp lực lượng đến 300 ngàn quân dưới sự lãnh đạo của Giám mục khâm sai Tòa Thánh Ademar tập kết tại Constantinopoli. Cuộc chiến đẫm máu đã diễn ra tại nhiều nơi, từ cao nguyên Cappađocia đến Đorylêa, nhưng khốc liệt nhất là mặt trận Antiokia. Tại đây, đoàn thập tự quân của Giáo hội bị quân Thổ đánh tơi tả không còn manh giáp. Người ta phải dùng đến chiến tranh tâm lý để trấn an binh sĩ. Họ phao tin đã tìm thấy chiếc mác đồng đâm cạnh sườn Chúa Giêsu dưới bàn thờ trong đền thánh Phêrô!?… Sẽ có một đạo quân mặc giáp trắng từ trời xuống làm viện binh… Đòn tâm lý có tác dụng tức khắc, nó vực dậy tinh thần chiến đấu của thập tự quân, nhờ thế mà họ làm chủ được mặt trận Antiokia. Từ đây, đoàn quân thập tự tiến thẳng về đất thánh Jêrusalem. Năm 1146, cuộc viễn chinh thứ hai của Giáo hội do Benađô thống lĩnh cũng đã thất bại nặng nề tại Đamas… những cuộc chiến tranh do Giáo hội phát động rất nhiều. Trong đó có 8 cuộc chiến được ghi nhận là quy mô đã cướp đi sinh mạng hàng triệu con người. Tất cả những cuộc thánh chiến đều lấy danh nghĩa “hành hương đất thánh Jêsusalem!” mà người Do Thái là nạn nhân số một. Vì thế, không lạ gì “món quà Giêsu cứu tinh” mà Vatican “ban tặng” cho Châu Á ngày nay lại bị người Do Thái tẩy chay mà chính ra họ phải là người đâu tiên dang tay đón nhận.
“…Món quà lớn nhất mà Giáo hội có thể tặng cho Châu Á… Giáo hội không thể cất giữ hay độc quyền chiếm giữ sự mới mẻ và phong phú ấy…” (S10). Cái gọi là “mới mẻ và phong phú” khiến người ta nhớ lại cuộc chiến đẫm máu giữa Giáo hội Rôma với giáo phái Cathar (Bogomil, Patarin, Albigian). Giáo phái này rất mạnh, họ có tổ chức giáo hội quy củ, tín đồ có kỷ luật và rất trung thành. Giáo phái Cathar cũng đưa ra giáo thuyết “mới mẻ và phong phú” là không phục tùng giáo quyền Rôma. Giáo hội Công giáo LaMã nhận thấy nguy cơ tiềm ẩn nơi giáo phái này nên đã quyết tâm ra tay trừ khử. Giáo hoàng Innocentê III là người phát động cuộc thập tự chinh nhằm tiêu diệt giáo phái Cathar. Giáo hoàng đã ban chiếu chỉ “…Ta thuận ban cho tất cả những ai tham gia cuộc thánh chiến này để bảo vệ đức tin một ân xá mà ta vốn ban cho những kẻ hành hương viếng đền thờ thánh Phêrô tại La Mã hoặc thánh Giacôbê thành Compostella…” Thập tự quân đặt dưới quyền chỉ huy của khâm sai Arnaud Amaury và Simon Montfort. Kết quả là hàng ngàn tín đồ giáo phái Cathar bị giết trong giao chiến, hàng ngàn tù binh bị bắt và bị thiêu sống trên giàn hỏa… một số khác được khuyến dụ bỏ giáo phái Cathar để trở về với Công giáo La Mã nhưng tất cả bọn họ đều từ chối và thẳng thừng tuyên bố dù chết cũng không bỏ giáo phái Cathar để theo Công giáo La Mã, tuyên bố xong họ tự động nhảy lên giàn hỏa…
5. VỀ MỘT MÓN QÙA VATICAN MUỐN GỞI TẶNG CÁC DÂN TỘC CHÂU Á
“Đức Giêsu cứu tinh: Một món qùa gởi tặng Châu Á”. Đó là tiêu đề của chương hai, Tông huấn giáo hội tại Châu Á. Đoạn số 10, Tông huấn viết : “Niềm tin của Giáo hội vào Đức Giêsu là một quà tặng vừa nhận được vừa để chia sẻ, đó chính là món quà lớn nhất mà Giáo hội có thể tặng cho Châu Á… Giáo hội không thể cất giữ hay độc quyền chiếm giữ sự mới mẻ và phong phú ấy mà họ đã nhận được từ tay chúa nhân lành để thông chia cho toàn thể nhân loại…” (S10).
Đa số người Châu Á ngày nay không hiểu về giáo lý cao siêu của Vatican ra sao? Cũng không biết món quà quý báu nhất mà Vatican đã hào phóng sẵn sàng tặng hết cho người Châu Á giá trị thực sự như thế nào? Nhưng người Châu Á có thể dõi theo lịch sử, ngược về quá khứ để tìm hiểu đôi điều về “món quà” mà Vatican định tặng cho quần chúng Châu Á.
“Giêsu cứu tinh” chính là “món quà” mà Vatican gởi tặng Châu Á! Điều ngạc nhiên là “món quà” này lại bị người Do Thái quyết liệt từ chối. Chúng ta biết rằng Giêsu đúng là vị cứu tinh (Mêsia) mà người Do Thái đã kỳ vọng nhiều nơi ông với hy vọng ông có thể lãnh đạo nhân dân Do Thái dành lại độc lập từ tay đế quốc La Mã. Ông đúng là “món quà” mà Thượng Đế gởi tặng nhân dân Do Thái. Thế nhưng Đế quốc La Mã đã cướp đi “món quà” ấy bằng bản án tử hình “đóng đinh thập giá” dành cho Giêsu. Nhiều nhà sử học cho rằng, chính đế quốc La Mã đã chủ trương giết Giêsu vì ảnh hưởng của Giêsu đối với quần chúng Do Thái bị áp bức là rất lớn. Hình thức xử án treo trên thập giá đối với tử tù là của luật pháp đế quốc La Mã. Theo luật Do Thái, người bị kết án tử hình phải chịu ném đá cho đến chết, chỉ có luật pháp La Mã mới xử đóng đinh tội nhân trên thập giá…
Theo Kinh Thánh, Giêsu bị dân Do Thái bắt nộp cho Philatô, họ yêu cầu phải xử tử Giêsu. Philatô muốn tha cho Giêsu nhưng bị dân chúng phản đối. Vì thế ông đã quyết định “rửa tay” trả Giêsu về cho dân Do Thái để họ xử Giêsu theo luật Do Thái. Nếu sự thật là vậy thì Giêsu phải bị ném đá chứ không phải bị xử đóng đinh thập giá. Nhiều nhà sử học cho rằng: Đã có một cuộc “chỉnh lý” Kinh Thánh sau khi Constantine thành lập giáo hội Công giáo nhằm đáp ứng mục tiêu chính trị của Đế quốc La Mã.
Giêsu mất đi nhưng ảnh hưởng của ông vẫn còn đối với nhân dân Do Thái. Các nhóm Kitô nguyên thủy vẫn còn và họ hoạt động bí mật tại Jêrusalem. Ba thế kỷ sau, “món quà Giêsu cứu tinh” một lần nữa lại bị hoàng đế La Mã Constantine cướp đi từ tay các nhóm Kitô nguyên thủy. Constantine thành lập Giáo hội Công giáo La Mã và muốn thống nhất tất cả các hệ phái Kitô nguyên thủy thành một lực lượng tập hợp dưới ngọn cờ “Giêsu”. Để phục vụ tham vọng đế quốc của mình dưới chiêu bài tôn giáo, Giáo hội Rôma đã cho “chỉnh lý” lại toàn bộ Kinh Thánh. Đế quốc La Mã đã khôn ngoan lèo lái vụ án Giêsu sang hướng kết án Dân Do Thái tội “Giết Chúa”. Hành động “rửa tay” của Philatô cho thấy đế quốc La Mã vô can… La Mã thời đó đã quá thành công trong việc cùng lúc đạt được hai mục tiêu: Một là thống nhất tất cả các nhóm Kitô nguyên thủy thành Công giáo La Mã, một công cụ vô cùng đắc lực hoạt động trong guồng máy cai trị của đế quốc La Mã. Hai là khống chế hiệu qủa các lực lượng cách mạng Do Thái. “Giết Chúa” là một cái cớ để La Mã có thể thẳng tay đàn áp các phong trào đấu tranh dành độc lập của nhân dân Do Thái…
Jêrusalem là đất thánh, nhưng lại nằm trong tay bọn “giết Chúa”. Vì thế, những cuộc hành hương về đất thánh của Giáo hội Rôma luôn là những cuộc hành quân của những binh đoàn võ trang hùng mạnh. Binh thánh giá, hay thập tự quân chính là tên gọi của lực lượng quân sự này. Ngày 27/11/1095, Giáo hoàng Urban II triệu tập công đồng Clermont kêu gọi “tái chiếm Jêrusalem, cứu đất thánh…”. Giáo hoàng Urban II hứa “ban ơn toàn xá” cho tất cả những ai tình nguyện gia nhập đoàn quân viễn chinh của Giáo hội. Những tín đồ cuồng tín gia nhập rất đông vì họ cho rằng, lỡ có chết trận thì cũng bảo đảm được “phần rỗi linh hồn” do đã được Giáo hoàng ban ơn toàn xá!?… Điều trớ trêu là những người tham gia thánh chiến vì ham mê “ơn toàn xá” của Giáo hoàng mà gia nhập chứ họ chưa hề qua một lớp huấn luyện quân sự nào. Đây rõ ràng là một đoàn quân ô hợp, vô kỷ luật và cuồng tín… Kết quả là nhiều người “lên thiên đàng thẳng cẳng” nhờ ơn toàn xá của Giáo hoàng! Một năm sau (1096), khi đoàn quân ô hợp đã hoàn toàn tan rã, Thập tự quân lại tập hợp lực lượng đến 300 ngàn quân dưới sự lãnh đạo của Giám mục khâm sai Tòa Thánh Ademar tập kết tại Constantinopoli. Cuộc chiến đẫm máu đã diễn ra tại nhiều nơi, từ cao nguyên Cappađocia đến Đorylêa, nhưng khốc liệt nhất là mặt trận Antiokia. Tại đây, đoàn thập tự quân của Giáo hội bị quân Thổ đánh tơi tả không còn manh giáp. Người ta phải dùng đến chiến tranh tâm lý để trấn an binh sĩ. Họ phao tin đã tìm thấy chiếc mác đồng đâm cạnh sườn Chúa Giêsu dưới bàn thờ trong đền thánh Phêrô!?… Sẽ có một đạo quân mặc giáp trắng từ trời xuống làm viện binh… Đòn tâm lý có tác dụng tức khắc, nó vực dậy tinh thần chiến đấu của thập tự quân, nhờ thế mà họ làm chủ được mặt trận Antiokia. Từ đây, đoàn quân thập tự tiến thẳng về đất thánh Jêrusalem. Năm 1146, cuộc viễn chinh thứ hai của Giáo hội do Benađô thống lĩnh cũng đã thất bại nặng nề tại Đamas… những cuộc chiến tranh do Giáo hội phát động rất nhiều. Trong đó có 8 cuộc chiến được ghi nhận là quy mô đã cướp đi sinh mạng hàng triệu con người. Tất cả những cuộc thánh chiến đều lấy danh nghĩa “hành hương đất thánh Jêsusalem!” mà người Do Thái là nạn nhân số một. Vì thế, không lạ gì “món quà Giêsu cứu tinh” mà Vatican “ban tặng” cho Châu Á ngày nay lại bị người Do Thái tẩy chay mà chính ra họ phải là người đâu tiên dang tay đón nhận.
“…Món quà lớn nhất mà Giáo hội có thể tặng cho Châu Á… Giáo hội không thể cất giữ hay độc quyền chiếm giữ sự mới mẻ và phong phú ấy…” (S10). Cái gọi là “mới mẻ và phong phú” khiến người ta nhớ lại cuộc chiến đẫm máu giữa Giáo hội Rôma với giáo phái Cathar (Bogomil, Patarin, Albigian). Giáo phái này rất mạnh, họ có tổ chức giáo hội quy củ, tín đồ có kỷ luật và rất trung thành. Giáo phái Cathar cũng đưa ra giáo thuyết “mới mẻ và phong phú” là không phục tùng giáo quyền Rôma. Giáo hội Công giáo LaMã nhận thấy nguy cơ tiềm ẩn nơi giáo phái này nên đã quyết tâm ra tay trừ khử. Giáo hoàng Innocentê III là người phát động cuộc thập tự chinh nhằm tiêu diệt giáo phái Cathar. Giáo hoàng đã ban chiếu chỉ “…Ta thuận ban cho tất cả những ai tham gia cuộc thánh chiến này để bảo vệ đức tin một ân xá mà ta vốn ban cho những kẻ hành hương viếng đền thờ thánh Phêrô tại La Mã hoặc thánh Giacôbê thành Compostella…” Thập tự quân đặt dưới quyền chỉ huy của khâm sai Arnaud Amaury và Simon Montfort. Kết quả là hàng ngàn tín đồ giáo phái Cathar bị giết trong giao chiến, hàng ngàn tù binh bị bắt và bị thiêu sống trên giàn hỏa… một số khác được khuyến dụ bỏ giáo phái Cathar để trở về với Công giáo La Mã nhưng tất cả bọn họ đều từ chối và thẳng thừng tuyên bố dù chết cũng không bỏ giáo phái Cathar để theo Công giáo La Mã, tuyên bố xong họ tự động nhảy lên giàn hỏa…