Note: do bài gốc quá dài nên mạn phép cắt để bạn đọc có thể theo dõi mà cũng đỡ ngán
Ngô triệu Lịch
ntrlich@yahoo.com
7.
QUỐC GIA VATICAN VÀ THAM VỌNG CHÍNH TRỊ TẠI CHÂU Á.
Giáo hoàng: Nguyên thủ quốc gia hay chức sắc tôn giáo?
Nhận định về tình hình chính trị tại Châu Á, Giáo hoàng viết: “Tại Châu Á ngày nay tình hình chính trị vô cùng phức tạp, với đủ mọi ý thức hệ từ những hình thức chính phủ dân chủ đến những hình thức cai trị thần quyền, các chế độ độc tài quân sự và các ý thức hệ vô thần đang có mặt rất rõ… tại một số nơi Kitô hữu không được phép thực hành đức tin một cách tự do, và không được phép giới thiệu đức Giêsu cho người khác…. Tuy nhiên, khắp nơi tại Châu Á, càng ngày người ta càng ý thức hơn rằng mình có khả năng thay đổi những cơ chế bất công ấy… ngày càng có nhiều người đòi hỏi tham gia chính phủ… Những tập thể thiểu số về văn hóa, xã hôị và chủng tộc lâu nay “án binh bất động” nay đang tìm cách làm chủ lấy sự thăng tiến xã hội của mình. Thánh Thần Thiên Chúa luôn giúp đỡ và hổ trợ các nỗ lực của dân chúng muốn thay đổi xã hội nhằm thỏa mãn khát vọng của họ là được sống dồi dào hơn như chúa hằng mong muốn”(S8).
Luận điệu trên rõ ràng là luận điệu của một nhà chính trị chứ không phải của một lãnh tụ tôn giáo. Mà cũng đúng thôi khi chúng ta đã từng biết Vatican là một quốc gia theo đúng nghĩa trọn vẹn của nó. Như tôi đã trình bày ở trên: Vatican là một quốc gia này có chủ quyền, lãnh thổ, quốc kỳ, quốc huy và tất nhiên là có vua (tức Giáo Hoàng). Các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Vatican đều được Vatican gởi đại sứ (Công sứ Tòa Thánh) đến đại diện. Cùng với Thụy sĩ, Vatican là một trong số ít quốc gia có đủ điều kiện gia nhập tổ chức Liên Hiệp Quốc nhưng không gia nhập. Thụy sĩ chưa gia nhập Liên Hiệp Quốc là vì muốn giữ thế trung lập của mình. Vatican không gia nhập Liên Hiệp Quốc chắc chắn phải có lý do riêng của nó. Chính cái nhà nước Vatican này đã một thời làm mưa làm gió trên lục địa Châu Âu. Toà án dị giáo và giàn hỏa là biểu tượng của quốc gia này. Ngày nay, tuy không còn những binh đoàn thập tự quân hùng hậu, nhưng thay vào đó là các hệ thống ngân hàng, các tập đoàn kinh tế đã mang về cho Vatican những món lợi nhuận khổng lồ mà đối với nhiều tôn giáo khác là “mơ không thấy nổi”. Ngoài ra, Vatican còn nắm trong tay các phương tiện truyền thông đại chúng, hệ thống kênh truyền hình, phát thanh phát đi khắp thế giới. Đây cũng là một thế mạnh mà đứng ở góc độ tôn giáo, không tôn giáo nào trên thế giới có thể sánh bằng: “Giáo hội Châu Á cần ý thức về sức mạnh và vai trò của truyền thông đại chúng và về những phương tiện thông tin xã hội đa dạng, để có thể vận dụng chúng như những khí cụ loan truyền sứ điệp tin mừng tại lục địa này” (Relatio Ante Disceptationem).
Sự kích động đức tin phục vụ tham vọng chính trị
Vì vậy khi Giáo Hoàng kêu gọi: “…khắp nơi tại Châu Á, càng ngày người ta càng ý thức hơn rằng mình có khả năng thay đổi những cơ chế bất công ấy… ngày càng có nhiều người đòi hỏi tham gia chính phủ…” thì chúng ta phải hiểu rằng đó là lời hiệu triệu của một ông vua đứng đầu một nước, chứ không phải đó là một lời than vãn của chức sắc tôn giáo trước sự bất công xã hội… Lời hiệu triệu lại càng “dễ sợ” hơn khiến cho những nhà lãnh đạo của các quốc gia Châu Á không thể không dè chừng: “Những tập thể thiểu số về văn hóa, xã hôị và chủng tộc lâu nay “án binh bất động” nay đang tìm cách làm chủ lấy sự thăng tiến xã hội của mình”.
Chúng ta biết rằng, dân số thế giới hiện nay khoảng 6,3 tỉ người, tại Châu Á, một lục địa mà dân số chiếm đến gần 2/3 dân số thế giới, Tỷ lệ tín đồ Kitô giáo bao gồm tất cả các hệ phái: Tin Lành, Chính Thống, Anh giáo, Công giáo v.v… khoảng 3%, tuy nhiên Anh giáo không có mặt tại Châu Á, Chính Thống giáo lại là thiểu số ở các ở các quốc gia mới độc lập tách ra từ Liên xô cũ, còn lại là Tin Lành và Công giáo. Đấy! Cái thiểu số 3% này đang “án binh bất động” để chờ phát súng lệnh của Vatican. Điều khôi hài là “phát súng” này không phát ra từ những chiến binh kiêu hùng của đoàn quân thập tự chinh thời trung cổ, mà phát ra từ “Chúa Thánh Thần”, Ngài phát ra một “viên đạn bọc đường” mà từ đó Kitô hữu (cả Tin Lành lẫn Công giáo) cùng “xung phong!…, tiến!…”: “Thánh Thần Thiên Chúa luôn giúp đỡ và hỗ trợ các nỗ lực của dân chúng muốn thay đổi xã hội nhằm thỏa mãn khát vọng của họ là được sống dồi dào hơn như Chúa hằng mong muốn” (S8).
Tại Việt Nam, năm 1954, hàng triệu tín đồ Công giáo bỏ miền Bắc di cư vào Nam, định cư tại các vùng Gia Kiệm, Hố Nai… Họ rời bỏ quê hương tha phương cầu thực ở vùng đất lạ không phải là một chọn lựa mang tính ý thức hệ mà chỉ vì “Chúa Kitô đã bỏ Bắc Việt, Đức Mẹ đã di cư vào Nam…”. Chính quyền Thiên Chúa Giáo Ngô Đình Diệm (1955-1963) đã muốn biến Việt Nam thành một quốc gia Kitô giáo, lấy Công giáo làm quốc giáo… và gần đây nhất là sự kiện Đạo “Vàng Chứ” của dân tộc Mông ở biên giới phía Bắc và “Nhà nước Tin Lành ĐêGa” của các sắc tộc Giarai, Bana, Eđê… ở cao nguyên miền Trung là một bài học mà bất kỳ nhà cầm quyền nào cũng phải đề phòng….
8. VỀ MỘT VẤN ĐỀ “GÂY KHÓ CHỊU” CỦA VATICAN NHƯNG KHÔNG PHẢI CHO NGƯỜI CHÂU Á
Sự xung đột thần học giữa những người anh em Hồi giáo, Do Thái giáo với Kitô giáo.
Đoạn số 12, Tông huấn viết: “Điều gây khó chịu nhất trong Kitô giáo là người ta tin rằng Thiên chúa chí thánh, toàn năng, toàn trí đã mang lấy bản tính con người của chúng ta, đã chịu đau khổ và chịu chết để đem lại ơn cứu độ cho tất cả mọi người” (S12). Thực ra, chẳng ai “khó chịu” khi Kitô giáo tin rằng Chúa của họ là “Thiên Chúa chí thánh, toàn năng, toàn trí đã mang lấy bản tinh con người…” ngoại trừ Do Thái giáo và Hồi Giáo. Nhưng cả hai tôn giáo này cùng với Kitô giáo đều cùng một gốc, cùng tin nhận chúa của Abraham. Chúng ta biết rằng, Giêsu là một con người bình thường như mọi người, người gốc Nazaret, năm ba mươi ba tuổi bị kết án tử hình treo trên thập giá… chính con người này mà hành trạng của ông đã được những người theo ông (môn đệ) kể lại, về sau được các ông Luca, Matthêu, Maccô, Gioan ghi chép, tập hợp thành một bộ sách mà ngày nay người ta gọi là Tân Ước, Phúc Âm hay Tin Mừng… Bản thân của Giêsu chưa bao giờ tự nhận mình chính là Thiên Chúa, ông chỉ nói ông là “con Đấng Tối Cao” (Lc 1:32) người mà ông tôn thờ là Thiên Chúa và gọi Ngài là Cha. Ông nói: “không thể đến với Cha ta mà không qua ta”(Ga14:6), “Cha ta ở trong ta và Ngài đang làm việc” (Ga14:10)…v.v… ông chỉ tự xưng mình là Thầy với môn đồ của ông, tuyệt nhiên chưa bao giờ tự nhận mình là Thiên Chúa trước bất kỳ một môn đệ nào… Ngay cả những giờ phút sau cùng của cuộc đời mình, ông cũng không hề nhận mình là Thiên Chúa, nhưng chỉ một mực hướng về vị Chúa của Do Thái giáo mà ông gọi thân mật là Cha. “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”(Lc 23:34), trong giờ phút sau cùng của đời ông có lúc ông phải kêu cứu: “Cha ơi! Sao cha bỏ con…” (Mc 15:3). Và trước khi trút hơi thở sau cùng: “Lạy Cha! Con xin phó dâng linh hồn con trong tay Cha!”(Lc 23:46) v.v… Giáo phái Arius mượn câu Phúc Âm của Gioan: “Cha ta cao trọng hơn ta” (Ga 14:28) để chứng minh: Giêsu không phải là Thiên Chúa…
Đối với Do Thái giáo, dựa vào Cựu ước, kinh thánh của Do Thái giáo, sẽ có một “Đấng Cứu Thế” (Messia) được Thiên Chúa sai xuống để cứu độ tín đồ Do Thái giáo. Nhưng vị đó chắc chắn không phải là nhân vật Giêsu ở Nazaret. Đây chính là điểm mâu thuẫn giữa Kitô giáo và Do Thái giáo.
Đối với Hồi Giáo, Thiên Chúa của tôn giáo này cũng chính là Thiên Chúa được Abraham giới thiệu trong cựu ước, tức kinh thánh của Do Thái Giáo. Chính Mahomet, giáo chủ Hồi giáo khẳng định Sứ Thần Gabriel đã khải thị cho ông viết kinh Coran. Điều này thật rõ ràng khi ta lấy vài đoạn nhỏ trong kinh Coran của Hồi Giáo đối chiếu với Cựu Ước. Kinh Coran kể lại câu chuyện Thiên Chúa quyết tâm trừng trị dân thành Sôđôma. Abraham đã xin Thiên Chúa tha thứ cho dân thành ấy. Nhưng Thiên Chúa đã nói với ông việc gì mà Thiên Chúa đã quyết định thì không thể thay đổi. Kết quả là thành Sôđôma bị Thiên Chúa hủy diệt. Cùng câu chuyện trên, nhưng tình tiết câu chuyện lại khác trong cựu ước. Abraham đã xin Thiên Chúa tha thứ cho dân thành và “Chúa của cựu ước” đã không quyết đoán như “Chúa của Coran”. Nếu Chúa trong kinh Coran “đã quyết định thì không thể thay đổi” thì Chúa của Cựu ước tỏ ra dễ dãi hơn, đã cho phép Abraham “trả giá”: Nếu có năm mươi người nhơn đức thì Ngài sẽ tha không trừng phạt thành Sôđôma. Rồi bốn mươi người…?, ba mươi người…?, hai mươi người thôi…? Cuối cùng chỉ cần mười người…? Chúa đã nói với Abraham: Chỉ cần có mười người nhơn đức trong thành thôi, ta sẽ không huỷ diệt thành đó…
Nhưng điểm mâu thuẫn lớn nhất giữa Kitô giáo và Hồi giáo lại không phải là những tiểu tiết đó mà chính là sự thừa nhận nhân vật Giêsu. Hồi Giáo chỉ công nhận Giêsu là một ngôn sứ như bao ngôn sứ khác. Chính việc “Thiên Chúa hóa” nhân vật Giêsu của Kitô giáo đã đẩy Hồi giáo, Do Thái giáo vào thế đối đầu. Hiện nay Do Thái giáo vẫn đang mong đợi một Messia nào đó chứ không phải Giêsu. Trong khi đó thì Hồi giáo lại cho rằng khi Kitô giáo “Thiên Chúa hóa” Giêsu, bắt một con người “làm Chúa” là đã cố tình xúc phạm, nhục mạ Thiên Chúa.
Tóm lại, khi nói đến thần học, không nên hiểu chỉ có một loại thần học chung nhất, mà phải phân biệt rạch ròi thần học Kitô giáo, thần học Do Thái giáo, thần học Hồi giáo. Ngay trong nền thần học Kitô giáo cũng có những thần học mâu thuẫn, đối lập nhau. Chính các nền thần học này đã nhào nặn ra “các Thiên Chúa” khác nhau từ một Thiên Chúa của Abraham. Vì thế, khi thần học Kitô giáo khởi xướng học thuyết “Mầu nhiệm nhập thể” thì bị nền thần học Do Thái giáo và nhất là thần học Hồi giáo công kích, phủ nhận. Điều này giải thích tại sao có những cuộc xung đột tôn giáo triền miên xảy ra giữa ba tôn giáo vốn được xem là có cùng một gốc. Sự xung đột do mâu thuẫn về các quan điểm thần học giữa Kitô giáo và Hồi giáo dẫn đến sự tiêu diệt lẫn nhau đã được lịch sử ghi nhận và Tông huấn nhắc lại: “Vào thế kỷ 13, Tin Mừng được loan báo một lần nữa cho những người Mông Cồ, Thổ và người Trung Quốc. Nhưng Kitô giáo rất mau biến mất tại các vùng này vì nhiều lý do, trong số đó phải kể tới sự xuất hiện của Hồi Giáo” (S9). Kitô giáo “rất mau biến mất” tại Châu Á ở thế kỷ 13 chỉ vì người anh em Hồi giáo của mình. “Chúa Thánh Thần” đôi khi thích làm những việc trái khoáy đẩy Vatican vào thế bất lợi.
“Sự khó chịu” (nếu có) của người Châu Á phi Kitô giáo
Đối với các tôn giáo đông phương như Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo v.v…. các quan điểm thần học dù là của bất ký ai, Do Thái giáo, Kitô giáo hay Hồi giáo. Tất cả đều không ảnh hưởng gì đến các tôn giáo này, nên không có chuyện “khó chịu” trước các quan điểm thần học Kitô giáo. Các tôn giáo cùng một gốc như Hồi giáo, Do Thái giáo, Kitô giáo thuộc về một hệ quy chiếu. Các tôn giáo đông phương lại thuộc về một hệ quy chiếu khác. Vì thế, sự “khó chịu” (nếu có) ở các tôn giáo đông phương đối với Kitô giáo chỉ có thể có trong trường hợp học thuyết của các tôn giáo bị xuyên tạc, bóp méo với mục đích “đồng hóa”. Nói cách khác, nó chỉ xảy ra trên bình diện “giao tế”, thái độ ứng xử trong từng trường hợp cụ thể, chứ không phải do mâu thuẫn trên quan điểm thần học. Điều này dễ hiểu vì các tôn giáo đông phương như Phật – Lão - Khổng không có thần học, nên không có chuyện xung đột về các quan điểm thần học giữa các tôn giáo này với Kitô giáo. Ví du: Đối với Phật giáo. Thiên Chúa, dù là của Kitô giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo tuyệt nhiên không có chỗ đứng trong tôn giáo này. Tuy nhiên, họ vẫn tôn trọng các quan điểm thần học như “vị cứu tinh duy nhất” của Kitô giáo. Cũng có nghĩa là họ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của các tôn giáo. Nhưng nếu Kitô giáo quy chụp giáo chủ của họ thành “ngôn sứ” của Thiên Chúa Kitô giáo, tôn giáo của họ là “cơ hội quan phòng” của Thiên Chúa Kitô giáo thì rõ ràng đó là một sự khiêu khích, thách thức, xúc phạm trắng trợn buộc họ không thể bỏ qua… và tất nhiên, cái “khó chịu” ở đây chính là cách hành xử thô bạo, kém tế nhị, thiếu tinh tế chứ không phải vì các quan điểm thần học… Tiếc rằng điều này đã trở thành chiêu thức mà Vatican vận dụng trong hành trình văn hóa của mình tại Châu Á.
Qua những điều vừa trình bày trên, cho thấy: “Điều gây khó chịu…” chỉ thực sự “khó chịu” đối với những người anh em của Kitô giáo là Hồi giáo và Do Thái giáo, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến các nền văn hóa và tôn giáo Đông Phương. Theo thiển ý của tôi, nếu Vatican muốn thuyết phục để người ta tin rằng “Đức Giêsu Kitô là đấng cứu độ duy nhất” thì nên thuyết phục những người anh em của mình trước, hãy “Phúc âm hóa” Do Thái giáo và Hồi Giáo. Nếu không làm được việc này, khoan nói đến chuyện “Phúc âm hóa Châu Á”. Đó chỉ là ảo tưởng, đừng nói đến thiên niên kỷ thứ ba, sang thiên niên kỷ thứ tư, thậm chí thứ năm, thứ sáu… Thánh giá cũng chẳng bao giờ trồng được trên mảnh đất Châu Á này !
Trong câu: “Điều gây khó chịu nhất trong Kitô giáo là người ta tin rằng Thiên Chúa chí thánh, toàn năng, toàn trí đã mang lấy bản tính con người của chúng ta, đã chịu đau khổ và chịu chết để đem lại ơn cứu độ cho tất cả mọi người” (S12). Cụm từ “Điều gây khó chịu nhất..” ám chỉ “sự khó chịu” (có thể có mà cũng có thể không) của các dân tộc Châu Á ngày nay, thực sự chỉ là nỗi lo sợ vu vơ, không có căn cứ… vì các dân tộc Châu Á chẳng bao giờ quan tâm đến những gì mà tín đồ Kitô giáo gọi là “đức tin”. Họ chỉ phản ứng trong trường hợp bị xúc phạm, điển hình là vụ Giáo Hoàng cho xuất bản quyển “Bước vào hy vọng”… Tuy nhiên, cụm từ “mang lấy bản tính con người của chúng ta..” làm gợi nhớ đến một quá khứ lịch sử kinh hoàng đã xảy ra ngay trong lòng giáo hội vào thời mới thành lập. Đó chính là cuộc chiến tranh “bản tính” và “ngôi vị” đã cướp đi sinh mạng của nhiều người.
Giáo hoàng: Nguyên thủ quốc gia hay chức sắc tôn giáo?
Nhận định về tình hình chính trị tại Châu Á, Giáo hoàng viết: “Tại Châu Á ngày nay tình hình chính trị vô cùng phức tạp, với đủ mọi ý thức hệ từ những hình thức chính phủ dân chủ đến những hình thức cai trị thần quyền, các chế độ độc tài quân sự và các ý thức hệ vô thần đang có mặt rất rõ… tại một số nơi Kitô hữu không được phép thực hành đức tin một cách tự do, và không được phép giới thiệu đức Giêsu cho người khác…. Tuy nhiên, khắp nơi tại Châu Á, càng ngày người ta càng ý thức hơn rằng mình có khả năng thay đổi những cơ chế bất công ấy… ngày càng có nhiều người đòi hỏi tham gia chính phủ… Những tập thể thiểu số về văn hóa, xã hôị và chủng tộc lâu nay “án binh bất động” nay đang tìm cách làm chủ lấy sự thăng tiến xã hội của mình. Thánh Thần Thiên Chúa luôn giúp đỡ và hổ trợ các nỗ lực của dân chúng muốn thay đổi xã hội nhằm thỏa mãn khát vọng của họ là được sống dồi dào hơn như chúa hằng mong muốn”(S8).
Luận điệu trên rõ ràng là luận điệu của một nhà chính trị chứ không phải của một lãnh tụ tôn giáo. Mà cũng đúng thôi khi chúng ta đã từng biết Vatican là một quốc gia theo đúng nghĩa trọn vẹn của nó. Như tôi đã trình bày ở trên: Vatican là một quốc gia này có chủ quyền, lãnh thổ, quốc kỳ, quốc huy và tất nhiên là có vua (tức Giáo Hoàng). Các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Vatican đều được Vatican gởi đại sứ (Công sứ Tòa Thánh) đến đại diện. Cùng với Thụy sĩ, Vatican là một trong số ít quốc gia có đủ điều kiện gia nhập tổ chức Liên Hiệp Quốc nhưng không gia nhập. Thụy sĩ chưa gia nhập Liên Hiệp Quốc là vì muốn giữ thế trung lập của mình. Vatican không gia nhập Liên Hiệp Quốc chắc chắn phải có lý do riêng của nó. Chính cái nhà nước Vatican này đã một thời làm mưa làm gió trên lục địa Châu Âu. Toà án dị giáo và giàn hỏa là biểu tượng của quốc gia này. Ngày nay, tuy không còn những binh đoàn thập tự quân hùng hậu, nhưng thay vào đó là các hệ thống ngân hàng, các tập đoàn kinh tế đã mang về cho Vatican những món lợi nhuận khổng lồ mà đối với nhiều tôn giáo khác là “mơ không thấy nổi”. Ngoài ra, Vatican còn nắm trong tay các phương tiện truyền thông đại chúng, hệ thống kênh truyền hình, phát thanh phát đi khắp thế giới. Đây cũng là một thế mạnh mà đứng ở góc độ tôn giáo, không tôn giáo nào trên thế giới có thể sánh bằng: “Giáo hội Châu Á cần ý thức về sức mạnh và vai trò của truyền thông đại chúng và về những phương tiện thông tin xã hội đa dạng, để có thể vận dụng chúng như những khí cụ loan truyền sứ điệp tin mừng tại lục địa này” (Relatio Ante Disceptationem).
Sự kích động đức tin phục vụ tham vọng chính trị
Vì vậy khi Giáo Hoàng kêu gọi: “…khắp nơi tại Châu Á, càng ngày người ta càng ý thức hơn rằng mình có khả năng thay đổi những cơ chế bất công ấy… ngày càng có nhiều người đòi hỏi tham gia chính phủ…” thì chúng ta phải hiểu rằng đó là lời hiệu triệu của một ông vua đứng đầu một nước, chứ không phải đó là một lời than vãn của chức sắc tôn giáo trước sự bất công xã hội… Lời hiệu triệu lại càng “dễ sợ” hơn khiến cho những nhà lãnh đạo của các quốc gia Châu Á không thể không dè chừng: “Những tập thể thiểu số về văn hóa, xã hôị và chủng tộc lâu nay “án binh bất động” nay đang tìm cách làm chủ lấy sự thăng tiến xã hội của mình”.
Chúng ta biết rằng, dân số thế giới hiện nay khoảng 6,3 tỉ người, tại Châu Á, một lục địa mà dân số chiếm đến gần 2/3 dân số thế giới, Tỷ lệ tín đồ Kitô giáo bao gồm tất cả các hệ phái: Tin Lành, Chính Thống, Anh giáo, Công giáo v.v… khoảng 3%, tuy nhiên Anh giáo không có mặt tại Châu Á, Chính Thống giáo lại là thiểu số ở các ở các quốc gia mới độc lập tách ra từ Liên xô cũ, còn lại là Tin Lành và Công giáo. Đấy! Cái thiểu số 3% này đang “án binh bất động” để chờ phát súng lệnh của Vatican. Điều khôi hài là “phát súng” này không phát ra từ những chiến binh kiêu hùng của đoàn quân thập tự chinh thời trung cổ, mà phát ra từ “Chúa Thánh Thần”, Ngài phát ra một “viên đạn bọc đường” mà từ đó Kitô hữu (cả Tin Lành lẫn Công giáo) cùng “xung phong!…, tiến!…”: “Thánh Thần Thiên Chúa luôn giúp đỡ và hỗ trợ các nỗ lực của dân chúng muốn thay đổi xã hội nhằm thỏa mãn khát vọng của họ là được sống dồi dào hơn như Chúa hằng mong muốn” (S8).
Tại Việt Nam, năm 1954, hàng triệu tín đồ Công giáo bỏ miền Bắc di cư vào Nam, định cư tại các vùng Gia Kiệm, Hố Nai… Họ rời bỏ quê hương tha phương cầu thực ở vùng đất lạ không phải là một chọn lựa mang tính ý thức hệ mà chỉ vì “Chúa Kitô đã bỏ Bắc Việt, Đức Mẹ đã di cư vào Nam…”. Chính quyền Thiên Chúa Giáo Ngô Đình Diệm (1955-1963) đã muốn biến Việt Nam thành một quốc gia Kitô giáo, lấy Công giáo làm quốc giáo… và gần đây nhất là sự kiện Đạo “Vàng Chứ” của dân tộc Mông ở biên giới phía Bắc và “Nhà nước Tin Lành ĐêGa” của các sắc tộc Giarai, Bana, Eđê… ở cao nguyên miền Trung là một bài học mà bất kỳ nhà cầm quyền nào cũng phải đề phòng….
8. VỀ MỘT VẤN ĐỀ “GÂY KHÓ CHỊU” CỦA VATICAN NHƯNG KHÔNG PHẢI CHO NGƯỜI CHÂU Á
Sự xung đột thần học giữa những người anh em Hồi giáo, Do Thái giáo với Kitô giáo.
Đoạn số 12, Tông huấn viết: “Điều gây khó chịu nhất trong Kitô giáo là người ta tin rằng Thiên chúa chí thánh, toàn năng, toàn trí đã mang lấy bản tính con người của chúng ta, đã chịu đau khổ và chịu chết để đem lại ơn cứu độ cho tất cả mọi người” (S12). Thực ra, chẳng ai “khó chịu” khi Kitô giáo tin rằng Chúa của họ là “Thiên Chúa chí thánh, toàn năng, toàn trí đã mang lấy bản tinh con người…” ngoại trừ Do Thái giáo và Hồi Giáo. Nhưng cả hai tôn giáo này cùng với Kitô giáo đều cùng một gốc, cùng tin nhận chúa của Abraham. Chúng ta biết rằng, Giêsu là một con người bình thường như mọi người, người gốc Nazaret, năm ba mươi ba tuổi bị kết án tử hình treo trên thập giá… chính con người này mà hành trạng của ông đã được những người theo ông (môn đệ) kể lại, về sau được các ông Luca, Matthêu, Maccô, Gioan ghi chép, tập hợp thành một bộ sách mà ngày nay người ta gọi là Tân Ước, Phúc Âm hay Tin Mừng… Bản thân của Giêsu chưa bao giờ tự nhận mình chính là Thiên Chúa, ông chỉ nói ông là “con Đấng Tối Cao” (Lc 1:32) người mà ông tôn thờ là Thiên Chúa và gọi Ngài là Cha. Ông nói: “không thể đến với Cha ta mà không qua ta”(Ga14:6), “Cha ta ở trong ta và Ngài đang làm việc” (Ga14:10)…v.v… ông chỉ tự xưng mình là Thầy với môn đồ của ông, tuyệt nhiên chưa bao giờ tự nhận mình là Thiên Chúa trước bất kỳ một môn đệ nào… Ngay cả những giờ phút sau cùng của cuộc đời mình, ông cũng không hề nhận mình là Thiên Chúa, nhưng chỉ một mực hướng về vị Chúa của Do Thái giáo mà ông gọi thân mật là Cha. “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”(Lc 23:34), trong giờ phút sau cùng của đời ông có lúc ông phải kêu cứu: “Cha ơi! Sao cha bỏ con…” (Mc 15:3). Và trước khi trút hơi thở sau cùng: “Lạy Cha! Con xin phó dâng linh hồn con trong tay Cha!”(Lc 23:46) v.v… Giáo phái Arius mượn câu Phúc Âm của Gioan: “Cha ta cao trọng hơn ta” (Ga 14:28) để chứng minh: Giêsu không phải là Thiên Chúa…
Đối với Do Thái giáo, dựa vào Cựu ước, kinh thánh của Do Thái giáo, sẽ có một “Đấng Cứu Thế” (Messia) được Thiên Chúa sai xuống để cứu độ tín đồ Do Thái giáo. Nhưng vị đó chắc chắn không phải là nhân vật Giêsu ở Nazaret. Đây chính là điểm mâu thuẫn giữa Kitô giáo và Do Thái giáo.
Đối với Hồi Giáo, Thiên Chúa của tôn giáo này cũng chính là Thiên Chúa được Abraham giới thiệu trong cựu ước, tức kinh thánh của Do Thái Giáo. Chính Mahomet, giáo chủ Hồi giáo khẳng định Sứ Thần Gabriel đã khải thị cho ông viết kinh Coran. Điều này thật rõ ràng khi ta lấy vài đoạn nhỏ trong kinh Coran của Hồi Giáo đối chiếu với Cựu Ước. Kinh Coran kể lại câu chuyện Thiên Chúa quyết tâm trừng trị dân thành Sôđôma. Abraham đã xin Thiên Chúa tha thứ cho dân thành ấy. Nhưng Thiên Chúa đã nói với ông việc gì mà Thiên Chúa đã quyết định thì không thể thay đổi. Kết quả là thành Sôđôma bị Thiên Chúa hủy diệt. Cùng câu chuyện trên, nhưng tình tiết câu chuyện lại khác trong cựu ước. Abraham đã xin Thiên Chúa tha thứ cho dân thành và “Chúa của cựu ước” đã không quyết đoán như “Chúa của Coran”. Nếu Chúa trong kinh Coran “đã quyết định thì không thể thay đổi” thì Chúa của Cựu ước tỏ ra dễ dãi hơn, đã cho phép Abraham “trả giá”: Nếu có năm mươi người nhơn đức thì Ngài sẽ tha không trừng phạt thành Sôđôma. Rồi bốn mươi người…?, ba mươi người…?, hai mươi người thôi…? Cuối cùng chỉ cần mười người…? Chúa đã nói với Abraham: Chỉ cần có mười người nhơn đức trong thành thôi, ta sẽ không huỷ diệt thành đó…
Nhưng điểm mâu thuẫn lớn nhất giữa Kitô giáo và Hồi giáo lại không phải là những tiểu tiết đó mà chính là sự thừa nhận nhân vật Giêsu. Hồi Giáo chỉ công nhận Giêsu là một ngôn sứ như bao ngôn sứ khác. Chính việc “Thiên Chúa hóa” nhân vật Giêsu của Kitô giáo đã đẩy Hồi giáo, Do Thái giáo vào thế đối đầu. Hiện nay Do Thái giáo vẫn đang mong đợi một Messia nào đó chứ không phải Giêsu. Trong khi đó thì Hồi giáo lại cho rằng khi Kitô giáo “Thiên Chúa hóa” Giêsu, bắt một con người “làm Chúa” là đã cố tình xúc phạm, nhục mạ Thiên Chúa.
Tóm lại, khi nói đến thần học, không nên hiểu chỉ có một loại thần học chung nhất, mà phải phân biệt rạch ròi thần học Kitô giáo, thần học Do Thái giáo, thần học Hồi giáo. Ngay trong nền thần học Kitô giáo cũng có những thần học mâu thuẫn, đối lập nhau. Chính các nền thần học này đã nhào nặn ra “các Thiên Chúa” khác nhau từ một Thiên Chúa của Abraham. Vì thế, khi thần học Kitô giáo khởi xướng học thuyết “Mầu nhiệm nhập thể” thì bị nền thần học Do Thái giáo và nhất là thần học Hồi giáo công kích, phủ nhận. Điều này giải thích tại sao có những cuộc xung đột tôn giáo triền miên xảy ra giữa ba tôn giáo vốn được xem là có cùng một gốc. Sự xung đột do mâu thuẫn về các quan điểm thần học giữa Kitô giáo và Hồi giáo dẫn đến sự tiêu diệt lẫn nhau đã được lịch sử ghi nhận và Tông huấn nhắc lại: “Vào thế kỷ 13, Tin Mừng được loan báo một lần nữa cho những người Mông Cồ, Thổ và người Trung Quốc. Nhưng Kitô giáo rất mau biến mất tại các vùng này vì nhiều lý do, trong số đó phải kể tới sự xuất hiện của Hồi Giáo” (S9). Kitô giáo “rất mau biến mất” tại Châu Á ở thế kỷ 13 chỉ vì người anh em Hồi giáo của mình. “Chúa Thánh Thần” đôi khi thích làm những việc trái khoáy đẩy Vatican vào thế bất lợi.
“Sự khó chịu” (nếu có) của người Châu Á phi Kitô giáo
Đối với các tôn giáo đông phương như Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo v.v…. các quan điểm thần học dù là của bất ký ai, Do Thái giáo, Kitô giáo hay Hồi giáo. Tất cả đều không ảnh hưởng gì đến các tôn giáo này, nên không có chuyện “khó chịu” trước các quan điểm thần học Kitô giáo. Các tôn giáo cùng một gốc như Hồi giáo, Do Thái giáo, Kitô giáo thuộc về một hệ quy chiếu. Các tôn giáo đông phương lại thuộc về một hệ quy chiếu khác. Vì thế, sự “khó chịu” (nếu có) ở các tôn giáo đông phương đối với Kitô giáo chỉ có thể có trong trường hợp học thuyết của các tôn giáo bị xuyên tạc, bóp méo với mục đích “đồng hóa”. Nói cách khác, nó chỉ xảy ra trên bình diện “giao tế”, thái độ ứng xử trong từng trường hợp cụ thể, chứ không phải do mâu thuẫn trên quan điểm thần học. Điều này dễ hiểu vì các tôn giáo đông phương như Phật – Lão - Khổng không có thần học, nên không có chuyện xung đột về các quan điểm thần học giữa các tôn giáo này với Kitô giáo. Ví du: Đối với Phật giáo. Thiên Chúa, dù là của Kitô giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo tuyệt nhiên không có chỗ đứng trong tôn giáo này. Tuy nhiên, họ vẫn tôn trọng các quan điểm thần học như “vị cứu tinh duy nhất” của Kitô giáo. Cũng có nghĩa là họ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của các tôn giáo. Nhưng nếu Kitô giáo quy chụp giáo chủ của họ thành “ngôn sứ” của Thiên Chúa Kitô giáo, tôn giáo của họ là “cơ hội quan phòng” của Thiên Chúa Kitô giáo thì rõ ràng đó là một sự khiêu khích, thách thức, xúc phạm trắng trợn buộc họ không thể bỏ qua… và tất nhiên, cái “khó chịu” ở đây chính là cách hành xử thô bạo, kém tế nhị, thiếu tinh tế chứ không phải vì các quan điểm thần học… Tiếc rằng điều này đã trở thành chiêu thức mà Vatican vận dụng trong hành trình văn hóa của mình tại Châu Á.
Qua những điều vừa trình bày trên, cho thấy: “Điều gây khó chịu…” chỉ thực sự “khó chịu” đối với những người anh em của Kitô giáo là Hồi giáo và Do Thái giáo, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến các nền văn hóa và tôn giáo Đông Phương. Theo thiển ý của tôi, nếu Vatican muốn thuyết phục để người ta tin rằng “Đức Giêsu Kitô là đấng cứu độ duy nhất” thì nên thuyết phục những người anh em của mình trước, hãy “Phúc âm hóa” Do Thái giáo và Hồi Giáo. Nếu không làm được việc này, khoan nói đến chuyện “Phúc âm hóa Châu Á”. Đó chỉ là ảo tưởng, đừng nói đến thiên niên kỷ thứ ba, sang thiên niên kỷ thứ tư, thậm chí thứ năm, thứ sáu… Thánh giá cũng chẳng bao giờ trồng được trên mảnh đất Châu Á này !
Trong câu: “Điều gây khó chịu nhất trong Kitô giáo là người ta tin rằng Thiên Chúa chí thánh, toàn năng, toàn trí đã mang lấy bản tính con người của chúng ta, đã chịu đau khổ và chịu chết để đem lại ơn cứu độ cho tất cả mọi người” (S12). Cụm từ “Điều gây khó chịu nhất..” ám chỉ “sự khó chịu” (có thể có mà cũng có thể không) của các dân tộc Châu Á ngày nay, thực sự chỉ là nỗi lo sợ vu vơ, không có căn cứ… vì các dân tộc Châu Á chẳng bao giờ quan tâm đến những gì mà tín đồ Kitô giáo gọi là “đức tin”. Họ chỉ phản ứng trong trường hợp bị xúc phạm, điển hình là vụ Giáo Hoàng cho xuất bản quyển “Bước vào hy vọng”… Tuy nhiên, cụm từ “mang lấy bản tính con người của chúng ta..” làm gợi nhớ đến một quá khứ lịch sử kinh hoàng đã xảy ra ngay trong lòng giáo hội vào thời mới thành lập. Đó chính là cuộc chiến tranh “bản tính” và “ngôi vị” đã cướp đi sinh mạng của nhiều người.