ntrlich@yahoo.com
6.
VẤN ĐỀ “HIỆP THÔNG” VÀ TÌNH HÌNH GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TẠI
TRUNG HOA
Trong phần nhập đề của văn kiện “Tông huấn giáo hội tại Châu Á”. Giáo Hoàng
Gioan Phaolô II có nhắc đến sự kiện Hội nghị đặc biệt cho Châu Á của Thượng
hội đồng Giám mục diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 14/5/1998. Giáo Hoàng
“cảm thấy buồn khi không thấy các Giám mục Trung Hoa lục địa đến dự…”
(S3). Sự kiện này được nhắc lại ở chương một - “Bối cảnh Á Châu” – phần:
“Các thực tế chính trị”. Giáo Hoàng viết :
“Tại một số nơi, các Kitô hữu
không được phép thực hành đức tin một cách tự do, và không được phép giới
thiệu Đức Giêsu Kitô cho người khác. Họ bị bách hại và không được dành cho
một chỗ đứng xứng hợp trong xã hội. Các nghị phụ đặc biệt nhớ tới đồng bào
Trung Quốc và tỏ ý hy vọng mãnh liệt rằng một ngày nào đó tất cả các anh chị
em Công giáo tại Trung Quốc sẽ được phép thực hành tôn giáo của mình một
cách tự do và tuyên xưng công khai sự hiệp thông trọn vẹn của mình với Tòa
Thánh”. (S8)
Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta cần quay lại một chút về quá khứ lịch sử. Có
thể nói Kitô giáo đến với Trung Hoa bằng hai con đường, con đường chính thức
và con đường không chính thức
Con đường chính thức
Kitô giáo có mặt tại Trung Hoa rất sớm, từ năm 578, nhưng không phải thừa
sai Công Giáo La Mã, mà là các giáo sĩ thuộc giáo phái Nestorius. Giáo phái
này chủ trương Giêsu sinh bởi bà Maria chỉ là một con người được tiền định
mặc thiên tính, là “công cụ” của Thiên Chúa, Ngôi Lời hành động qua thiên
tính trong con người của Giêsu. Giáo phái này cho rằng: “Ngôi Lời” và
“Giêsu” hoàn toàn khác biệt. Maria chỉ là mẹ của Giêsu chứ không thể là “Mẹ
Thiên Chúa”. Các giáo sĩ thuộc giáo phái này đã đến Trường An và được vua
Đường Thái Tông cho phép chính thức truyền đạo. Sau đó ít lâu (khoảng TK
VI-VII), một giáo phái khác cũng không thuộc Vatican là giáo phái Manikeus
cũng đã đến. Cả hai giáo phái này được xã hội Trung Hoa thời đó chấp nhận vì
họ trình bày một thứ giáo thuyết mang màu sắc của đạo Kitô nguyên thủy,
giáo thuyết này mặc dù còn xa lạ nhưng cũng không quá mâu thuẫn với với văn
hóa bản địa, ví dụ khái niệm Thiên Chúa cũng gần với khái niệm Thượng Đế
hoặc Thiên của Khổng - Lão. Hoàn toàn không có khái niệm về Chúa Ba Ngôi,
Đức Mẹ đồng trinh, thánh giá chỉ là thập tự trơn, nghĩa là không có hình
tội nhân trần truồng bị hành quyết, một hình ảnh mà đối với một dân tộc xem
trọng lễ giáo như dân tộc Trung Hoa khó chấp nhận…
Công giáo La Mã, người tự nhận là “giáo hội tông truyền” chỉ là kẻ đến sau.
Khâm sứ tòa thánh Vatican là Giám mục Montecervino có thể xem là đại diện
đầu tiên của Vatican đến Trung Hoa năm 1294, nhưng họ đến Trung Hoa không
phải để truyền đạo cho người Trung Hoa mà là để khuyên dụ tín đồ của hai
giáo phái Nestorius và Manikeus mà họ gọi là “lạc giáo” trở về với Công giáo
La Mã… Nhưng thật không may cho họ, năm 1380, tất cả đều bị tàn sát sạch bởi
bàn tay của Hồi giáo Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Công giáo La Mã chỉ thực sự có mặt tại Trung Hoa từ cuối thế kỷ 16. Năm
1583, Linh mục dòng Tên Matteo Ricci đến Trung Hoa với nhiệm vụ biến Hoàng
đế Trung Hoa thành Constantine. Ý đồ đó được thể hiện rõ nét qua việc chọn
lựa đối tượng để truyền đạo.
Bức họa của Matteo Ricci trong đó ông đang khoác một bộ áo choàng của Trung Quốc, năm 1611. Ảnh http://vi.wikipedia.org/wiki/Matteo_Ricci
Nếu hai giáo phái “lạc giáo” Nestorius và Manikeus chọn đối tượng truyền
giáo là quần chúng nhân dân mà tuyệt đại đa số là quần chúng vô học, họ
thích ứng với xã hội Trung Hoa bằng cách “nhập gia tùy tục”, nghĩa là cách
ăn mặc hành xử theo đúng phong tục của dân bản địa và đặc biệt là lối truyền
đạo của họ với căn bản giáo lý của đạo Kitô nguyên thuỷ, không có các tín
điều áp đặt được sáng tác từ Rôma như lý thuyết về Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ đồng
trinh v.v biểu tượng về giáo lý cứu độ được họ giới thiệu cũng chỉ là một
thập giá trơn, không có hình Giêsu trần truồng mình đầy máu me, một hình ảnh
không được “bắt mắt” lắm đối với dân bản địa, một dân tộc vốn coi trọng lễ
giáo. Đặc biệt thập giá được trình bày trên nền một hoa sen, một loài hoa
tượng trưng cho sự thanh khiết trong tâm thức văn hóa phương đông. Điều này
đã được nhà thám hiểm người Ý Marco Polo ghi nhận trong cuộc hành trình đến
miền viễn đông của ông thế kỷ 13.
Ngược lại, dù là kẻ đến sau, nhưng Công giáo La Mã đến Trung Hoa với một
thái độ trịch thượng, kẻ cả. Việc đầu tiên là họ khuyến dụ “hai kẻ lạc giáo”
Nestorius và Manikeus trở lại với Công giáo La Mã. Đối với dân bản địa, đối
tượng truyền giáo của họ không phải là quần chúng vô học mà là giới trí
thức, tầng lớp nho sĩ, quan lại triều đình… ý đồ biến hoàng đế Trung Hoa
thành Constantine đã được khởi động từ giới sĩ phu.
Matteo Ricci, người Ý, Linh mục dòng Tên, là một trong những nhân vật nổi
bật của Rôma tại Trung Hoa, ông đến Trung Hoa năm 1583, đối tượng mà ông
nhắm đến để truyền đạo không phải là giới nông dân vô học là những người có
thế có quyền và có tri thức, đó chính là tầng lớp sĩ phu, quan lại. Ông viết
cuốn “
Thiên Chủ thực nghĩa” để giới thiệu giáo lý Kitô giáo với giới trí
thức Trung Hoa, ông đã dùng các thực tại văn hóa sẵn có của Nho giáo như
những ý niệm về Thiên (trời), Thượng đế… để giải thích về ý niệm Thiên Chúa
của Kitô giáo. Matteo Ricci đã sáng tạo ra một từ mới: “Thiên Chủ” để chỉ
Thiên Chúa của Kitô giáo. Nhưng nỗ lực của Matteo Ricci chỉ mang lại một kết
quả quá khiêm tốn. Một chặng đường gần 20 năm (1583-1600) mà số tín đồ theo
đạo không quá 1000 người. Vatican không thể hài lòng với kết quả này. Vì vậy
Vatican quyết định tăng cường, thúc đẩy việc truyền giáo tại Trung Hoa lên
một tầm mức cao hơn.
Nicolò Longobardo (1559-1654). Ảnh http://en.wikipedia.org/wiki/Nicolò_Longobardo
Niccolo Longobardi là người được phái đến. Ông này mang theo cả cái mà
Vatican gọi là “
Công đồng Tridentino” vào Trung Hoa. Với tinh thần
Tridentino, ông buộc tất cả các tin đồ bản địa phải dứt khoát đoạn tuyệt với
Tam giáo (Phật, Lão, Khổng), tín ngưỡng truyền thống của cha ông họ, đều mà
người tiền nhiệm Matteo Ricci chưa thể làm được. Niccolo Longobardi đã ra
lịnh buộc tín đồ bản địa triệt phá bàn thờ, ảnh tượng thuộc tín ngưỡng
truyền thống, cấm thờ Khổng Tử, cấm thờ cúng ông bà tổ tiên. Lệnh cấm này
được xem là một điều sỉ nhục, xúc phạm đối với dân tộc Trung Hoa, một dân
tộc mà hai chữ “trung-hiếu” được đặt lên hàng đầu trong đời sống tinh thần
của họ.
Sự kiện này buộc triều đình phải can thiệp. Triều đình đã đặt Kitô
giáo nói chung, Công giáo La Mã nói riêng ngoài vòng pháp luật. Năm 1617
lệnh trục xuất tất cả các thừa sai Phương Tây ra khỏi Trung Hoa được ban
hành. Công giáo La Mã mất đi cơ hội bành trướng tại Trung Hoa.
“Ý Chúa” tỏ ra quá vụng về khi Ngài để cho Vatican “sáng tác” ra cái “Công
đồng Tridentino” lại đem áp dụng vào Trung Hoa, trong đó có điều khoản cấm
thờ kính tổ tiên, một điều khoản mà đối với dân Trung Hoa thời đó là quá ngu
muội không thể tưởng tượng được. Nếu “ý Chúa” đã quyết như thế thì các thừa
sai chỉ cắm đầu mà làm như một cái máy, vì nói theo kiểu Mục sư Choan Seng
Song, tác giả quyển
“Thần học Kitô giáo theo cung cách Châu Á”:
“…Thượng trí của Thiên chúa ai mà dò biết được…”. Vatican không thể “
dò
biết thượng trí của Thiên Chúa”, nhưng triều đình Trung Hoa thì có thể
dò biết được ý của người dân Trung Hoa muốn gì. Họ muốn bàn thờ tổ tiên của
họ phải được tôn trọng. Vì vậy, triều đình đã đặt “Ý Dân” trên trên “Ý
Chúa”. Kết quả là lệnh trục xuất tất cả các thừa sai Tây Phương được ban
hành.
Trở lại sự thất bại của Vatican tại Trung Hoa. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng
nổi bật phải kể đến hai nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là: Thái độ trịch thượng, kêu căng, tự phụ
của Vatican khi lệnh cho Linh mục Niccolo Longobardi thực hiện các điều
khoản của Công đồng Tridentino mà trong đó có điều khoản không thể nào chấp
nhận được đối với dân tộc Trung Hoa là cấm thờ cúng tổ tiên, tôn kính Khổng
Tử.
Năm 1692, vua Khang Hy với chính sách mềm dẻo đã ban chiếu chỉ cho phép
các thừa sai Vatican hoạt động truyền giáo.
“Được đằng chân lân đằng đầu”,
họ đã cấm các tín đồ bản địa không được thờ cúng ông bà tổ tiên và đặc biệt
là không được tôn kính Khổng Tử. Trước thực tế trên, vua Khang Hi vẫn tỏ ra
ôn hòa, ông đã gởi thư cho Vatican. Năm 1701 Vatican nhận được thư của Khang
Hy. Nội dung thư nhằm giải thích cho Vatican hiểu Khổng Tử không phải là
Thượng Đế, Ngài chỉ là một vị Thầy được nhân dân Trung Hoa tôn kính mà thôi.
Bất chấp sự nhượng bộ mềm dẻo của hoàng đế Trung Hoa. Năm 1704, Giáo Hoàng
Clemant XI chính thức ban hành lệnh cấm tín đồ Công giáo Trung Hoa thờ cúng
tổ tiên và Đức Khổng Tử. Sáu năm sau (1710), lệnh cấm này được Vatican nhắc
lại phải thi hành một cách triệt để, dứt khoát. Năm 1717, triều đình Trung
Hoa không thể nhượng bộ được nữa, nên đã quyết định giáng trả một đòn chi
tử: trục xuất tất cả các thừa sai Vatican, đốt phá nhà thờ, buộc tín đồ Công
giáo Trung Hoa bỏ đạo, cấm đạo. Nhưng với bản chất kêu căng vốn có của
Vatican, năm 1742, Vatican ban hành văn bản “Ex quy singulari” nhắc lại lệnh
cấm tuyệt đối những điều nêu trên. Thế là Vatican tự đặt dấu chấm hết cho
con đường truyền giáo của mình trên đất nước Trung Hoa.
- Nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự thất bại của Vatican tại Trung Hoa là sự
tranh dành ảnh hưởng giữa các thừa sai với nhau. Sự tranh chấp quyết liệt
giữa các thừa sai dòng Phanxicô, Đaminh và các thừa sai dòng Tên mà nguyên
nhân tranh chấp là quyền lợi chính trị, óc kỳ thị chủng tộc giữa các thừa
sai gốc Bồ Đào Nha và thừa sai gốc Tây Ban Nha và vì muốn lập công với
Vatican. Các quan điểm về thần học vốn là sản phẩm của Vatican lại tỏ ra
không nhất quán trong chủ trương truyền giáo của các thừa sai gốc Tây Ban
Nha, Pháp, Bồ Đào Nha…Các thực tại thần học nhằm mô tả vị thần tối cao trong
Kitô giáo được Matteo Ricci (thuộc dòng Tên) dịch ra ngôn ngữ Trung Hoa là
“Thiên Chủ” lại không được Longobardi chấp nhận. Longobardi chủ trương không
được dùng những ý niệm sẵn có như Thiên (trời) hoặc Thượng đế vốn là những ý
niệm của Khổng-Lão để chỉ Chúa (Deus) của Công giáo La Mã (chứ không phải
của đạo Kitô nguyên thủy, vì Kitô nguyên thủy dùng các khái niệm của Do Thái
giáo như El Shaddai, El Elyon, Yahveh, Elohim v.v… để chỉ về Chúa, còn Deus,
Dieu… là sản phẩm triết học Hy Lạp được Vatican cải biên…). Longobardi phản
đối dùng từ “Thiên Chủ” mà chỉ muốn phiên âm từ Deus hay Dieu theo kiểu
Phanxicô Xavie đã làm ở Nhật Bản hay Đắc Lộ làm ở Việt Nam. Tại Nhật Bản,
Deus được phiên âm ra tiếng Nhật là “Deusu”, còn tại Việt Nam phiên âm thành
“Dêu”. Nhưng đều trớ trêu khôi hài là trong khi những từ nguyên thuỷ chỉ về
vị thần tối cao của Do Thái giáo như El Shaddai, El Elyon, Yahveh, Elohim
v.v… được Vatican biến chế lại theo kiểu Latin là Deus, Dieu, Theos... thì
không có vấn đề gì, nhưng từ những từ đã được La Tinh hóa này khi dịch ra
các ngôn ngữ đông phương như Hán, Việt, Nhật lại sợ mất đi ý nghĩa ban đầu
của nó, mà điều mâu thuẫn khó hiểu ở đây là ý nghĩa ban đầu chính là tiếng
Do Thái: El Shaddai, El Elyon, Yahveh, Elohim v.v… chứ không phải mấy tiếng
Deus, Dieu, Theos… Những bất đồng về quan điểm giữa các thừa sai với nhau
được lịch sử giáo hội gọi là
“cuộc tranh chấp lễ nghi” đã góp phần
đưa công cuộc truyền giáo của Vatican đến bờ vực phá sản.
Chuyện phiên âm cũng là chuyện cười ra nước mắt. Tại Nhật Bản khi Phanxicô
Xavie phiên âm từ “Deus” thành “Deusu” thì người Nhật lại đọc trại ra thành
“Daiusu” nghĩa là “bịp bợm”. Còn tại Việt Nam, từ “Deus” phiên âm thành
“Dêu”, “Đức Chúa Dêu” nghe rất tếu, ngang phè, mà “dêu” trong tiếng Việt
chẳng có nghĩa gì cả… Do sự đối nghịch của các thừa sai dòng Phanxicô,
Đaminh và dòng Tên, sự thiếu nhất quán về quan điểm thần học, sự tranh dành
ảnh hưởng của họ đối với Vatican cộng thêm thái độ “kẻ cả” của Vatican đã
góp phần làm phá sản ý đồ Công giáo hóa Trung Hoa, biến hoàng đế Trung Hoa
thành Constantine.
Con đường không chính
thức hay con đường chui con đường của súng đạn và á phiện!
Lịch sử truyền giáo của Vatican vào Trung Hoa bằng con đường chính thức đã
bị sụp đổ, Nhưng Vatican là kẻ không chịu khuất phục. Vì vậy khi con đường
chính thức (mà họ tự chặt đứt chứ không phải do triều đình Trung Hoa) không
còn sử dụng được, họ đã mon men theo con đường thứ hai, tức con đường của
chủ nghĩa thực dân đế quốc. Năm 1842, chiến tranh nha phiến bùng nổ giữa
Trung Hoa và thực dân Anh. Thế lực quân sự hùng hậu của đế quốc Anh buộc
Trung Hoa phải nhượng bộ bằng những hiệp ước bất bình đẳng. Hiệp ước Nam
Kinh 1842 có điều khoản Trung Hoa phải nhường Hồng Kông cho Anh và phải mở 5
cảng cho thừa sai Công giáo La Mã vào truyền đạo.
Lần này thì Vatican không đơn thương độc mã mà còn có bạn đồng hành bất đắc
dĩ là hai giáo phái Tin Lành: Pietism và Fondamentalism cùng vào Trung Hoa
dưới sự bảo vệ bằng súng đạn và thuốc phiện của thực dân Anh. Tin Lành và
Công giáo vốn là hai anh em không ưa nhau lại cùng cặp kè nhau vào đất nước
Trung Hoa dưới sự bảo vệ của thực dân Anh kể cũng lạ… 150 năm trước với
chiếu chỉ “được tự do truyền đạo” của vua Khang Hy, đường đường chính chính
vào đất nước Trung Hoa không chịu, lại chịu đi bằng con đường thuốc phiện,
súng đạn, đi chung với người anh em không mấy ưa thích Tin Lành ! kể cũng
lạ! Âu đó cũng là “ý Chúa”!
“Ý Chúa” thường rất oái oăm và thường đẩy Vatican vào những tình thế dở khóc
dở cười… Lịch sử đã chứng minh Vatican luôn dùng mọi thủ đoạn để có thể đạt
được mục tiêu “mở mang nước Chúa” của mình. Khi cuộc cách mạng vô sản Trung
Hoa do Mao Trạch Đông lãnh đạo thành công. Vấn nạn Công giáo La Mã được nhà
cầm quyền giải quyết dứt điểm. Năm 1950, toàn bộ thừa sai Vatican bị trục
xuất đồng loạt kể cả Công sứ Tòa Thánh. Tài sản Vatican bị tịch thu. Chính
quyền buộc Linh mục và giáo dân bản xứ không được quan hệ với Vatican. Năm
1957, Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nuớc được thành lập, tổ chức này hoạt
động độc lập không lệ thuộc vào Vatican, họ tự chọn và thụ phong Giám mục.
Sự kiện này khiến Vatican tức giận “dứt phép thông công” hàng loại các Giám
mục mới được thụ phong. “Giáo Hội Công Giáo Yêu Nước” cùng với nhân dân toàn
Trung Hoa bắt tay xây dựng đất nước. Một bộ phận khác trung thành với
Vatican gọi là “Giáo Hội Thầm Lặng” thực hành các chỉ thị của Vatican: bất
hợp tác với chế độ.
Và giờ đây, lời kêu gọi “thống thiết” của đương kim Giáo Hoàng Gioan Phaolô
II được truyền đi qua Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á (Ecclesia in Asia):
“…Họ bị bách hại và không được dành cho một chỗ đứng xứng hợp trong xã hội.
Các nghị phụ đặc biệt nhớ tới đồng bào Trung Quốc và tỏ ý hy vọng mãnh liệt
rằng một ngày nào đó tất cả các anh chị em Công Giáo tại Trung Quốc sẽ được
phép thực hành tôn giáo của mình một cách tự do và tuyên xưng công khai sự
hiệp thông trọn vẹn của mình với toà thánh” (S8).
Thực sự thì như ta đã biết, Vatican là một quốc gia theo đúng nghĩa trọn vẹn
của nó. Nghĩa là quốc gia này có chủ quyền, lãnh thổ, quốc kỳ, quốc huy và
tất nhiên là có vua (tức Giáo Hoàng). Các quốc gia có quan hệ ngoại giao với
Vatican đều được Vatican gởi đại sứ (Công sứ Tòa Thánh) đến đại diện. Cùng
với Thụy sĩ, Vatican là một trong số ít quốc gia có đủ điều kiện gia nhập tổ
chức Liên Hiệp Quốc nhưng không gia nhập. Thụy sĩ chưa gia nhập Liên Hiệp
Quốc là vì muốn giữ thế trung lập của mình. Vatican không gia nhập Liên Hiệp
Quốc chắc chắn phải có lý do riêng của nó. Ngoài ra, người ta còn biết đến
Vatican dưới một danh nghĩa khác, danh nghĩa một tôn giáo: Công giáo La Mã.
Từ nhận định trên ta có thể khẳng định việc truyền giáo của Công giáo La Mã
và các lợi ích về chính trị, kinh tế, giáo dục, xã hội … của nhà nước
Vatican chỉ là một, chúng vận hành hữu cơ, quan hệ mật thiết không thể tách
rời được…. Sự đồng hành của nhà nước Vatican với các thế lực thực dân, đế
quốc Phương Tây đã được lịch sử chứng minh trong suốt quá trình tồn tại và
phát triển của chúng. Tuy nhiên, bài viết này chỉ giới hạn trong một diễn
biến nhỏ của lịch sử, đó chính là sự có mặt của của Kitô giáo nói chung,
Công giáo La Mã nói riêng tại Trung Hoa lục địa.
Khi Giáo Hoàng Gioan Phaolô II kêu gọi “
Công Giáo Trung Quốc được phép
thực hành tôn giáo của mình một cách tự do và tuyên xưng công khai sự hiệp
thông trọn vẹn của mình với toà thánh” (S8) là bản thân Giáo Hoàng đã
quên lịch sử. Chính Giáo Hoàng cũng thừa nhận:
“… Người Châu Á ham học
hỏi, truy tầm triết lý… quý trọng sự sống, từ bi với mọi loài… Các dân tộc
Châu Á thường được tiếng là có tinh thần bao dung tôn giáo, sống chung hòa
bình…” (S6). Vậy hà cớ gì mà người Châu Á lại đi “bách hại” Kitô giáo?
Tín đồ Kitô giáo nếu thực sự bị “bách hại” thì lỗi thuộc về nhà nước
Vatican. Chính thái độ trịch tượng, kêu căng, tự phụ của Vatican đã đẩy Kitô
hữu Châu Á vào thế khó xử. Xuất phát từ tâm lý ưu thế của “kẻ cả, người ngồi
chiếu trên”, Vatican luôn đánh giá thấp các tôn giáo và các nền văn hóa
khác… Hành xử của Vatican luôn đẩy đối phương vào thế đối đầu. Thế nhưng khi
có phản ứng ngược lại thì Vatican lại kêu lên “bách hại…!?”. Tình hình thực
tế ở Trung Hoa đã chứng minh điều đó. Tín đồ Công giáo trong tổ chức “Công
giáo yêu nước” vẫn tự do hành đạo, họ vẫn sống Phúc Âm “ra phết”, nhà nước
chẳng những không ngăn cấm mà còn khuyết khích họ… vậy sao có thể gọi là mất
tự do, bị bách hại?… Chính Vatican
“dứt phép thông công” của họ thì
sao lại kêu gọi họ
“hiệp thông trọn vẹn với tòa thánh” được?… Sự thật
lịch sử đã phơi bày, Kitô hữu Trung Hoa vẫn tự do hành đạo, tự do
“tuyên
xưng đức tin”, có điều họ đặt quyền lợi của nhà nước Trung Hoa lên trên
quyền lợi của nhà nước Vatican. Vì vậy họ vẫn
“hiêp thông trọn vẹn với
chúa”. Còn việc họ không được
“hiệp thông” với Vatican là do
chính Vatican
“dứt phép thông công” của họ chứ không phải lỗi của nhà
nước Trung Hoa. Nhưng nếu cho rằng Vatican là
“nhiệm thể của Chúa Kitô”,
nên không thể hiệp thông với chúa mà không hiệp thông với Vatican thì chẳng
qua đây chỉ là sản phẩm của khoa Thần học được hiệu lực hóa từ
“tín điều
Vô Ngộ” vốn là một sáng tạo của Giáo Hoàng Pio IX từ năm 1870. Tín điều
này thừa nhận sự
“không thể ngộ nhân, sai lầm” của Giáo Hoàng trong
những tuyên bố của mình, nhằm thần thánh hóa
“Đức Thánh Cha”, tức ông
vua của nhà nước Vatican, đồng thời biến tín đồ Kitô giáo thành những con
chiên ngoan ngoãn, dễ dạy để phục vụ
“hội thánh”. Tự thân của
“tín
điều Vô Ngộ” đã bộc lộ nhiều điều vô lý và hoàn toàn không có căn bản từ
Thánh Kinh. Chính vì vậy, tín điều này hoàn toàn không có giá trị và bị các
hệ phái Kitô giáo khác như Tin Lành, Chính thống… lên án, phủ nhận. Vậy nên,
khi Giáo Hoàng kêu gọi
“… hướng lòng trí về với giáo hội Công giáo Trung
Hoa lục địa và cầu xin cho sớm tới ngày anh chị em Trung Hoa thân yêu của
mình được tự do hoàn toàn để thực hành đức tin trong sự hiệp thông trọn vẹn
với Tông Tòa Phêrô…” (S28) khiến nhiều Kitô hữu chân chính vừa ngậm ngùi
chua xót vừa thầm trách Vatican trong động thái của mình đã đẩy Công giáo La
Mã vào thế phải đối đầu với nhiều nền văn hóa Châu Á. Hành xử của Vatican
đôi khi đến “Chúa Thánh Thần” cũng phải lắc đầu ngao ngán…
“Tông tòa Phêrô” và vấn
nạn “Giáo hội tông truyền”
Nhân đây cũng xin nói
thêm về cái gọi là
“Tông tòa Phêrô”. Vấn đề này cho đến nay vẫn còn
là một vấn nạn. Phêrô là một trong những môn đồ đầu tiên của Giêsu. Phêrô
xuất thân là ngư dân. Ông theo Giêsu khi đang đánh cá tại hồ Galiêa. Sau khi
Giêsu chịu án tử hình. Phêrô bị bắt và vượt ngục. Sách Tông đồ Công vụ viết:
“Sau khi thoát khỏi ngục, Phêrô đã đi nơi khác…”. “Nơi khác” là nơi
nào không ai biết. Phêrô đi đâu? và làm gì? Cũng chỉ là những phỏng đoán.
Công giáo La Mã ngày nay khẳng định rằng Phêrô đến Rôma để thành lập giáo
hội đầu tiên và trở thành Giáo hoàng đầu tiên của giáo hội. Một số học giả
phủ nhận việc Phêrô đến Rôma thành lập giáo hội, họ cho rằng Phêrô chưa từng
đến Rôma. Marsilio trong cuốn Defensor Pacis (1324) đã đưa ra nhiều dẫn
chứng cho thấy sự kiện “Phêrô đến Rôma lập giáo hội” là ngụy tạo. Luther và
Cavin cũng phủ nhận sự kiện trên. Riêng Công giáo La Mã bằng nhiều lý lẽ
quyết bảo vệ luận điểm: Phêrô là Giáo Hoàng đầu tiên của giáo hội đầu tiên
tại Rôma, nhằm mục đích khẳng định giáo hội Công Giáo chính là “giáo hội
tông truyền”
. “Bảo vệ đức tin” là việc cần thiết bắt buộc phải thực
hiện, vì văn kiện “Niềm Tin Tông Đồ” của công đồng Nikêa khi đúc kết lại
thành kinh Tin Kính, người ta đã thòng thêm một câu:
“…Tôi tin Hội Thánh
Công giáo thánh thiện duy nhất, tông truyền…” Do đó, nếu thả nổi vấn đề,
đồng nghĩa với việc chấp nhận phá sản kinh Tin Kính. Những nhà hộ giáo của
giáo hội Rôma sử dụng các văn bản của các giáo phụ đầu công nguyên như:
“Thư Clemantê gởi dân thành Corintô”, “Thư Inhaxiô gởi giáo dân La Mã”
v.v… để chứng minh sự kiện Phêrô đã đến Rôma. Nhưng phe chống đối trong giáo
hội phủ nhận, họ cho rằng có sự ngụy tạo về thời gian và địa điểm trong các
văn bản trên nhằm chứng minh yếu tố “tông truyền” của giáo hội Công giáo tại
La Mã. Đằng khác, muốn che đậy một sự kiện lịch sử: Công giáo La Mã là sản
phẩm của Constantine. Tất nhiên, các nhà hộ giáo phải tìm cách bảo vệ luận
điểm của họ. Họ lập luận: Sự mặc nhiên thừa nhận Phêrô là vị giáo hoàng đầu
tiên của giáo hội trong suốt 13 thế kỷ kể từ ngày giáo hội được thành lập,
đã minh chứng tính xác thực của sự kiện này. Nhưng họ quên rằng: trong 3 thế
kỷ đầu, các nhóm Kitô nguyên thủy hoạt động độc lập, bí mật dưới hình thức
“hội kín”. Trong thời gian này, chỉ có chức danh cao nhất là “Giám mục” điều
hành ở mỗi tổ chức giáo hội sơ khai. Chức danh “Giáo hoàng” chỉ mới có sau
khi Constantine thành lập giáo hội Công giáo. Nói cách khác, có hai vấn đề
cần làm rõ. Một là: Giáo hội Công giáo La Mã là giáo hội của chúa Giêsu, do
tông đồ trưởng của Giêsu là Phêrô sáng lập tại Rôma. Hai là: Đế quốc La Mã
đã lợi dụng “chiêu bài Giêsu” nhằm thực hiện tham vọng đế quốc của mình. Khi
La Mã thấy các nhóm Kitô nguyên thủy “đủ mạnh” để có thể tập hợp thành một
lực lượng thống nhất phục vụ đế quốc Rôma. Hoàng đế La Mã Constantine
(306-337) đã bãi bỏ lệnh cấm hoạt động của các nhóm Kitô nguyên thủy bằng
chiếu chỉ Milan (313). Lệnh cấm vốn được thực hiện gắt gao từ thời hoàng đế
Nêron (54-68). Constantine vốn không hiểu biết nhiều về giáo thuyết của đạo
Kitô nguyên thủy. Vì thế, ông sử dụng nhiều tu sĩ giỏi trong các cộng đoàn
Kitô nguyên thủy là cố vấn cho triều đình. Để thống nhất các nhóm Kitô
nguyên thủy, Constantine đã triệu tập công đồng Nikêa (325). Mục đích công
đồng là tổ chức lại giáo quyền, định ra các nguyên tắc căn bản về hàng giáo
phẩm. Công bố những giáo thuyết mới vốn không hề có trong các cộng đoàn Kitô
nguyên thủy như: Giáo thuyết Thiên Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ đồng trinh v.v… các
giáo thuyết này được tóm gọn trong một văn kiện: “Niềm tin tông đồ”, tiền
thân của kinh Tin Kính sau này. Một sự kiện không thể không nhắc đến trong
thời kỳ này: Sự xuất hiện của Công giáo La Mã. Một tôn giáo hoàn toàn mới
với một giáo thuyết mới, một kết quả tất yếu của công đồng Nikêa. Với quyết
tâm “Công giáo hóa” Rôma, Constantine từng tuyên bố trước các giám mục:
“Các vị là Giám mục bên trong giáo hội, còn tôi là Giám mục bên ngoài giáo
hội”. Sự tích cực “Công giáo hóa” đế quốc Rôma của Constantine được phản
ánh khá đầy đủ trong câu nói bất hủ của Augustin:
“Khi Rôma đã quyết định
một vấn đề gì thì vấn đề đó phải được coi là giải quyết xong!”. Tóm lại:
Công giáo La Mã là một sản phẩm của hoàng đế La Mã Constantine, chỉ mới được
thành lập từ công đồng Nikêa, cách thời Giêsu đến 3 thế kỷ rưỡi… Vấn đề
“tông truyền” của giáo hội Công Giáo hiện nay vẫn còn là vấn nạn:
“Tông
truyền từ Giêsu thông qua Phêrô?” hay “Tông truyền từ Hoàng đế La Mã
Constantine đến đương kim giáo hoàng Gioan Phaolô II ?” Đây là đề tài lý thú
cho nhiều người trong thế kỷ 21.