Hôm nay là ngày cuối tuần, nhưng Hoài Vy vẫn không muốn nghỉ ngơi, viết vội để báo cho độc giả tin sốt dẻo : Ngày thứ Hai, mồng 3 tháng 11/2003 tới
đây, hệ thống đài truyền hình ABCNEWS sẽ trình chiếu một phóng sự điều
tra đặc biệt liên quan tới chuyện ông ‘Chúa Giêsu có vợ’ (do anchor
Elizabeth Vargas thực hiện – hình bên cạnh) vào lúc 8 giờ tối (8 p.m. ET.
/ giờ miền Đông nước Mỹ). Nếu ai ở vùng phía Tây (như các tiểu bang
Washington, Oregon, California) , vui lòng coi truớc 3 tiếng (5 giờ
chiều), ở vùng Trung Tây (Texas v.v…) trước 1 tiếng (chừng 7 giờ tối).
Tuy nhiên, quý vị đừng có tin chúng tôi mà hãy cẩn thận so giờ lại nhé!
Chúa Giêsu có vợ, đẻ con!
Không phải chỉ có nhà văn Hi-lạp Nikos Kazantzaki trong tác phẩm “Sự Cám Dỗ Sau Cùng của Chúa Giêsu” (The Last Temptation of Christ), hay nhà đạo diễn Scorsese hơn mười năm trước đây đã dàn dựng lại tác phẩm đó, cho Giêsu làm tình say đắm với Mary Magdalene. Dĩ nhiên, nhà nước Vatican chống đối văn hào N. Kazantzaki quyết liệt, xếp tên ông vào danh sách những tác giả bị cấm đọc (cho dân Công giáo); phim The Last Temptation sau này thì bị giáo hội xúi tín đồ biểu tình tẩy chay ở Mỹ. Càng chống càng hấp dẫn người đi xem phim.
Mới đây cuốn tiểu thuyết (tạm dịch) “Mật Mã của Da Vinci” (The Da Vinci Code) của Dan Brown đã gây sôi nỗi dư luận thế giới Âu Mỹ, và trở thành một cuốn sách bán chạy nhất trong vòng xuất bản năm đầu. Ông Dan Brown nói, dù là tiểu thuyết hư cấu nhưng được dựa trên các sự kiện lịch sử đã được một số nhà khoa học xác nhận trong các công trình nghiên cứu về Kinh thánh và lịch sử. The Da Vinci Code không chỉ bán chạy vì tính cách hấp dẫn của tiểu thuyết mà còn đưa ra một nghi án mới: Giêsu lịch sử là một người đàn ông đã có vợ, có con, và hậu duệ thuộc dòng dõi của ông vẫn còn tồn tại tới ngày hôm nay.
Nói là “nghi án” thật ra chỉ để dành cho những con chiên ngoan đạo, những bậc trí giả còn giữ sự mị dân mà thôi. Nếu chúng ta biết so sánh giữa hành động yêu đương lạc thú của ông Giêsu từ tiểu thuyết cũng như phim ảnh của “The Last Temptation of Christ” đến chuyện thực ở đời là ông Giêsu có vợ có con đâu có chi khác nhau? Chẳng lẽ ông Giêsu đã chăn gối với Mary rồi thôi, hay Mary lỡ có bầu thì ông chạy làng vô trách nhiệm? Đó là lý lẽ thông thường. Nhưng bà Elizabeth Vargas (phóng viên truyền hình chủ chốt của đài ABC) không muốn dừng lại ở lý lẽ thông thường, bà đi làm một cuộc điều tra, phỏng vấn tận nơi, từ Đất Thánh (Holy Land) tới Ý, Tô-cách-lan, Pháp và các khu vực khác trên thế gới liên quan tới Kinh thánh và cuốn sách trên. Công trình này là một giá trị không thể chối từ.
Con người thế gian có thói quen hay xưng tụng kẻ mình tôn kính là vị Thánh, bắt ông Thánh phải sống khác người thường. Cái chuyện bình thường nhất của con người là nhu cầu sinh lý: ăn, ngủ, bài tiết, làm tình. Ba thứ kia thì không khác được, vì một con người không ăn-ngủ-bài tiết là con người bằng gỗ, riêng cái mặt “làm tình” thì bắt nhịn. Cho nên mấy ông đảng viên, cán bộ Cần Lao Nhân Vị trước đây đã cho ông Ngô Tổng thống của họ lúc nào cũng còn “trinh tiết”. Có trinh tiết ông Ngô Tổng thống mới trở thành Ngô Chí sĩ!
Theo Hoài Vy, một ông Thánh là người biết hy sinh cả cuộc đời để đấu tranh cho khát vọng của một dân tộc bị trị, bị nô lệ, bị phân hóa trở thành một dân tộc độc lập, tự do, thống nhất. Thỏa mãn được khát vọng này của hàng chục triệu người dân, người đó đủ xứng đáng làm một vị Thánh Dân tộc của họ, nước khác có công nhận điều này hay không là quyền của người ta. Đứng ở quan điểm này, Hoài Vy thấy Chúa Giêsu chưa thực sự xứng đáng làm vị Thánh của dân tộc Do thái, vì dân tộc Do thái từ ngày bị La mã cai trị, áp bức vẫn cứ triền miên đau khổ mấy chục thế kỷ cho đến năm 1948 mới thực sự có một mãnh đất để dung thân, nhưng lại do kẻ khác mang lại cho mình. Nhưng vì ngày xưa, Giêsu đã bị đế quốc La mã đóng đinh xử tội vì đã hiên ngang đứng lên đấu tranh cho dân tộc Do thái, chúng ta có thể coi ông là một liệt sĩ. Ông xứng đáng làm Liệt sĩ của dân tộc Do thái!.
Tại sao có tựa đề “The Da Vinci Code”?
Có lẽ để vừa lôi cuốn độc giả, vừa làm tiền đề để tiểu thuyết hoá các sự kiện lịch sử chung quanh đạo Kitô giáo, Dan Brown đã xử dụng tới các “mật mã” trong bức tranh “Buổi Tiệc Ly” (The Last Supper – nói theo cách dịch của tín đồ Công giáo) của Leonardo da Vinci.
The Last Supper là bức tranh vĩ đại, vẽ trên tường của tu viện Đa Minh (the Dominician) Santa Maria delle Grazie ở Ý, bằng sơn dầu. Da Vinci phải mất bốn năm (1495 đến 1498) mới vẽ xong bức tranh này. Về sau , bức tranh bị hư hại nặng, người ta phải bỏ mất 20 năm công sức để tái tạo lại nó. Cũng như bao nhiêu nghệ nhân khác, khi vẽ, Leonardo da Vinci dựa trên một số tri thức của mình về câu chuyện ‘Tiệc ly’ trong Kinh thánh, dùng ấn tượng rồi phác họa, mô tả, ẩn dụ một vài suy tưởng mà người họa sĩ gửi gắm vào tác phẩm. Dưới đây là một số điểm nhận xét từ bức tranh, mà một số nhà nghiên cứu cho là “mật mã” (code) của Da Vinci như sau:
Tiệc ly là ban đêm, tranh vẽ diễn tả ban ngày
Trong sách Phúc âm Thánh Gioan (Book of John 13:21) nói rằng Buổi Tiệc Ly là vào ban đêm. Tuy vậy, để vẽ một cảnh ban đêm, tương phản với hai màu sáng / tối rất khó gây ấn tượng, nên Da Vinci phải chọn lựa cảnh ấy vào ban ngày (nhìn qua cửa sổ).
Giêsu và môn đệ ăn bánh mì và cá?
Theo các sách Phúc âm của Gioan, Ma-thi-ơ, Mác, và Luca (John, Mathew, Mark, Luke), như ở Luke 22:15, họ ăn lễ Vượt (Passover, lễ ăn mừng dân Do thái thoát nô lệ ở Ai-cập) kéo dài, nhưng căn cứ vào bức tranh thì không thể có chuyện đó, vì lễ Vượt là phải xảy ra vào Tối Mai. Theo các đoạn văn trong nhiều Kinh thánh khác nhau đề cập rằng, lễ Vượt chỉ mới được sửa soạn thôi, chưa thực sự là một buổi ăn tối. Khi môn đệ hỏi Giêsu về lễ Vượt, thì Giêsu su biết rằng mình sẽ bị đóng đinh vào lúc đó. Vì vậy, trong bức tranh Buổi Tiệc ly, các ổ bánh mì được trình bày dưới dạng còn nhồi bột (fluffy with yeast, not flat), và Giêsu và môn đệ ăn cá thay vì ăn thịt cừu.
Vào thời kỳ ấy đã có bàn tiệc dài?
Vào thời Giêsu, chưa có xuất hiện những bàn tiệc lớn, dài như trong hình vẽ. Đúng ra Giêsu và môn đệ phải ngồi xoay quanh với nhau trên một loại ghế dựa lưng vào thời ấy, thích hợp cho việc tiêu hóa những thức ăn, rượu nho. Nhưng Da Vinci phải trình bày theo bức vẽ khác đi, để cho giới thưởng ngoạn vào thời kỳ Phục hưng (Renaissance) có thể hiểu được những nét mô tả về nét mặt, phản ứng tâm lý, cá tính của từng nhân vật.
Bàn tay và con dao bí mật
Nhìn vào gã đàn ông màu vàng về bên phía cùng trái, ta thấy có bàn tay trái giơ lên trời, dưới bàn tay đang cầm một con dao. Theo các nhà phân tích, Leorado da Vinci muốn diễn tả quyền lực của giáo hội Catô vào thời kỳ trước đó rất ghê gớm, ai chống lại giáo hội thì bị giết.
Không có Cốc lớn uống rượu thánh (Chalice)
Theo trong các sách Kinh thánh, trong Buổi Tiệc Ly, Giêsu và môn đệ chuyền tay nhau cốc rượu lớn để uống chung. Nhưng trong bức tranh, ở trên bàn mỗi người đều có một cốc rượu nhỏ. Theo Da Vinci, một cốc rượu lớn chuyền tay nhau uống chung chỉ là biểu tượng chứ không phải là việc có thực.
“Code” quan trọng nhất: Mary Magdalene ngồi bên phải của Giêsu
“Mật mã” này chính là đề tài mà Dan Brown đã dùng để làm đề tựa cho cuốn sách của ông:The Da Vinci Code. Theo Kinh thánh, người ngồi bên phải của Giêsu là thánh Gioan (John). Thế nhưng trong bức tranh, người bên phải Giêsu có những biểu tượng rất nữ tính, tay nắm chặt bàn tay Giêsu, âu yếm. Nhân vật ấy không thể là thánh John, mà chính là Mary, người tình và là người vợ của Giêsu. Thế ngồi của Giêsu và Mary tạo thành một chữ M (M= Mary Magdalene). Đây là cái nút của vấn đề, là mấu chốt để các nhà nghiên cứu về Thần học, Kinh thánh, Khảo cổ, Lịch sử Cổ đại Trung đông v.v… đưa ra rất nhiều giả thuyết, chứng minh Mary Magdalene là người vợ đầu ấp tay gối của Giêsu, và hai người đã có con với nhau. Và đó là đầu mối của cuốn sách “The Da Vinci Code”; nhưng quan trọng hơn hết là công trình của Elizabeth Vargas đã đi đến tận nơi, thu thập tài liệu tại chỗ, phỏng vấn đủ các nhân vật liên quan trong cuốn sách của Dan Brown, kể cả một người thuộc dòng dõi quý tộc Tô-cách-lan. Ông này cho rằng chính ông là hậu duệ trong giòng máu của Giêsu từ các cuộc hôn nhân của tổ tiên ông trong thế kỷ 12.
Một chương trình truyền hình tài liệu lịch sử đáng theo dõi.
Tác giả cuốn tiểu thuyết The Da Vinci Code nói rằng, ông đã dựa vào những sự kiện lịch sử thật để dàn dựng nên tiểu thuyết, chứ không phải là tưởng tượng để chứng minh rằng, Mary Magdalene là vợ của Giêsu. Sau khi Giêsu bị đóng đinh, bà Mary chạy trốn khỏi Jerusalem, đến nước Pháp; ở đấy hậu duệ của Giêsu kết hôn với một gia đình quý tộc Pháp… Câu chuyện này đã được giữ kín, bởi một hội kín có tên là “Priory of Sion”, mà trong đó có các hội viên có tiếng tăm như Sir Isaac Newton, Leonardo da Vinci… nắm giữ chìa khóa bí mật.
Các nhà tiểu thuyết có sách bán chạy nhất trong quá khứ như Nelson DeMille, Clive Cussler, Harlan Coben, Vince Flynn… đã phát biểu trong tinh thần chung về The Da Vinci Code như sau : Đây là cuốn sách hấp dẫn, hoàn hão nhất về bí mật lịch sử của một âm mưu. Đã đọc vài trang thì không thể nào bỏ cuốn sách xuống được nữa. Dan Brown đúng là bậc thầy về tiểu thuyết. (Theo New York Times, #1 Bestselling authors)
Như vậy thiên phóng sự tài liệu điều tra của E. Vargas để hổ trợ, chứng minh cho cuốn tiểu thuyết của Dan Brown phù hợp với lịch sử có thật càng thêm phần hữu ích. Hoài Vy tin tưởng trong thời gian tới, các nhà nghiên cứu về lịch sử, tôn giáo của Giao Điểm sẽ đề cập đến vấn đề này rõ hơn nữa, nhưng ngay lúc này đây, quý độc giả đừng quên chuẩn bị một cuốn băng video cassette VHS, hay CD để thu hình chương trình phóng sự giá trị này trong ngày 3/11 sắp tới.
Chúa Giêsu có vợ, đẻ con!
Không phải chỉ có nhà văn Hi-lạp Nikos Kazantzaki trong tác phẩm “Sự Cám Dỗ Sau Cùng của Chúa Giêsu” (The Last Temptation of Christ), hay nhà đạo diễn Scorsese hơn mười năm trước đây đã dàn dựng lại tác phẩm đó, cho Giêsu làm tình say đắm với Mary Magdalene. Dĩ nhiên, nhà nước Vatican chống đối văn hào N. Kazantzaki quyết liệt, xếp tên ông vào danh sách những tác giả bị cấm đọc (cho dân Công giáo); phim The Last Temptation sau này thì bị giáo hội xúi tín đồ biểu tình tẩy chay ở Mỹ. Càng chống càng hấp dẫn người đi xem phim.
Mới đây cuốn tiểu thuyết (tạm dịch) “Mật Mã của Da Vinci” (The Da Vinci Code) của Dan Brown đã gây sôi nỗi dư luận thế giới Âu Mỹ, và trở thành một cuốn sách bán chạy nhất trong vòng xuất bản năm đầu. Ông Dan Brown nói, dù là tiểu thuyết hư cấu nhưng được dựa trên các sự kiện lịch sử đã được một số nhà khoa học xác nhận trong các công trình nghiên cứu về Kinh thánh và lịch sử. The Da Vinci Code không chỉ bán chạy vì tính cách hấp dẫn của tiểu thuyết mà còn đưa ra một nghi án mới: Giêsu lịch sử là một người đàn ông đã có vợ, có con, và hậu duệ thuộc dòng dõi của ông vẫn còn tồn tại tới ngày hôm nay.
Nói là “nghi án” thật ra chỉ để dành cho những con chiên ngoan đạo, những bậc trí giả còn giữ sự mị dân mà thôi. Nếu chúng ta biết so sánh giữa hành động yêu đương lạc thú của ông Giêsu từ tiểu thuyết cũng như phim ảnh của “The Last Temptation of Christ” đến chuyện thực ở đời là ông Giêsu có vợ có con đâu có chi khác nhau? Chẳng lẽ ông Giêsu đã chăn gối với Mary rồi thôi, hay Mary lỡ có bầu thì ông chạy làng vô trách nhiệm? Đó là lý lẽ thông thường. Nhưng bà Elizabeth Vargas (phóng viên truyền hình chủ chốt của đài ABC) không muốn dừng lại ở lý lẽ thông thường, bà đi làm một cuộc điều tra, phỏng vấn tận nơi, từ Đất Thánh (Holy Land) tới Ý, Tô-cách-lan, Pháp và các khu vực khác trên thế gới liên quan tới Kinh thánh và cuốn sách trên. Công trình này là một giá trị không thể chối từ.
Con người thế gian có thói quen hay xưng tụng kẻ mình tôn kính là vị Thánh, bắt ông Thánh phải sống khác người thường. Cái chuyện bình thường nhất của con người là nhu cầu sinh lý: ăn, ngủ, bài tiết, làm tình. Ba thứ kia thì không khác được, vì một con người không ăn-ngủ-bài tiết là con người bằng gỗ, riêng cái mặt “làm tình” thì bắt nhịn. Cho nên mấy ông đảng viên, cán bộ Cần Lao Nhân Vị trước đây đã cho ông Ngô Tổng thống của họ lúc nào cũng còn “trinh tiết”. Có trinh tiết ông Ngô Tổng thống mới trở thành Ngô Chí sĩ!
Theo Hoài Vy, một ông Thánh là người biết hy sinh cả cuộc đời để đấu tranh cho khát vọng của một dân tộc bị trị, bị nô lệ, bị phân hóa trở thành một dân tộc độc lập, tự do, thống nhất. Thỏa mãn được khát vọng này của hàng chục triệu người dân, người đó đủ xứng đáng làm một vị Thánh Dân tộc của họ, nước khác có công nhận điều này hay không là quyền của người ta. Đứng ở quan điểm này, Hoài Vy thấy Chúa Giêsu chưa thực sự xứng đáng làm vị Thánh của dân tộc Do thái, vì dân tộc Do thái từ ngày bị La mã cai trị, áp bức vẫn cứ triền miên đau khổ mấy chục thế kỷ cho đến năm 1948 mới thực sự có một mãnh đất để dung thân, nhưng lại do kẻ khác mang lại cho mình. Nhưng vì ngày xưa, Giêsu đã bị đế quốc La mã đóng đinh xử tội vì đã hiên ngang đứng lên đấu tranh cho dân tộc Do thái, chúng ta có thể coi ông là một liệt sĩ. Ông xứng đáng làm Liệt sĩ của dân tộc Do thái!.
Tại sao có tựa đề “The Da Vinci Code”?
Có lẽ để vừa lôi cuốn độc giả, vừa làm tiền đề để tiểu thuyết hoá các sự kiện lịch sử chung quanh đạo Kitô giáo, Dan Brown đã xử dụng tới các “mật mã” trong bức tranh “Buổi Tiệc Ly” (The Last Supper – nói theo cách dịch của tín đồ Công giáo) của Leonardo da Vinci.
The Last Supper là bức tranh vĩ đại, vẽ trên tường của tu viện Đa Minh (the Dominician) Santa Maria delle Grazie ở Ý, bằng sơn dầu. Da Vinci phải mất bốn năm (1495 đến 1498) mới vẽ xong bức tranh này. Về sau , bức tranh bị hư hại nặng, người ta phải bỏ mất 20 năm công sức để tái tạo lại nó. Cũng như bao nhiêu nghệ nhân khác, khi vẽ, Leonardo da Vinci dựa trên một số tri thức của mình về câu chuyện ‘Tiệc ly’ trong Kinh thánh, dùng ấn tượng rồi phác họa, mô tả, ẩn dụ một vài suy tưởng mà người họa sĩ gửi gắm vào tác phẩm. Dưới đây là một số điểm nhận xét từ bức tranh, mà một số nhà nghiên cứu cho là “mật mã” (code) của Da Vinci như sau:
Tiệc ly là ban đêm, tranh vẽ diễn tả ban ngày
Trong sách Phúc âm Thánh Gioan (Book of John 13:21) nói rằng Buổi Tiệc Ly là vào ban đêm. Tuy vậy, để vẽ một cảnh ban đêm, tương phản với hai màu sáng / tối rất khó gây ấn tượng, nên Da Vinci phải chọn lựa cảnh ấy vào ban ngày (nhìn qua cửa sổ).
Giêsu và môn đệ ăn bánh mì và cá?
Theo các sách Phúc âm của Gioan, Ma-thi-ơ, Mác, và Luca (John, Mathew, Mark, Luke), như ở Luke 22:15, họ ăn lễ Vượt (Passover, lễ ăn mừng dân Do thái thoát nô lệ ở Ai-cập) kéo dài, nhưng căn cứ vào bức tranh thì không thể có chuyện đó, vì lễ Vượt là phải xảy ra vào Tối Mai. Theo các đoạn văn trong nhiều Kinh thánh khác nhau đề cập rằng, lễ Vượt chỉ mới được sửa soạn thôi, chưa thực sự là một buổi ăn tối. Khi môn đệ hỏi Giêsu về lễ Vượt, thì Giêsu su biết rằng mình sẽ bị đóng đinh vào lúc đó. Vì vậy, trong bức tranh Buổi Tiệc ly, các ổ bánh mì được trình bày dưới dạng còn nhồi bột (fluffy with yeast, not flat), và Giêsu và môn đệ ăn cá thay vì ăn thịt cừu.
Vào thời kỳ ấy đã có bàn tiệc dài?
Vào thời Giêsu, chưa có xuất hiện những bàn tiệc lớn, dài như trong hình vẽ. Đúng ra Giêsu và môn đệ phải ngồi xoay quanh với nhau trên một loại ghế dựa lưng vào thời ấy, thích hợp cho việc tiêu hóa những thức ăn, rượu nho. Nhưng Da Vinci phải trình bày theo bức vẽ khác đi, để cho giới thưởng ngoạn vào thời kỳ Phục hưng (Renaissance) có thể hiểu được những nét mô tả về nét mặt, phản ứng tâm lý, cá tính của từng nhân vật.
Bàn tay và con dao bí mật
Nhìn vào gã đàn ông màu vàng về bên phía cùng trái, ta thấy có bàn tay trái giơ lên trời, dưới bàn tay đang cầm một con dao. Theo các nhà phân tích, Leorado da Vinci muốn diễn tả quyền lực của giáo hội Catô vào thời kỳ trước đó rất ghê gớm, ai chống lại giáo hội thì bị giết.
Không có Cốc lớn uống rượu thánh (Chalice)
Theo trong các sách Kinh thánh, trong Buổi Tiệc Ly, Giêsu và môn đệ chuyền tay nhau cốc rượu lớn để uống chung. Nhưng trong bức tranh, ở trên bàn mỗi người đều có một cốc rượu nhỏ. Theo Da Vinci, một cốc rượu lớn chuyền tay nhau uống chung chỉ là biểu tượng chứ không phải là việc có thực.
“Code” quan trọng nhất: Mary Magdalene ngồi bên phải của Giêsu
“Mật mã” này chính là đề tài mà Dan Brown đã dùng để làm đề tựa cho cuốn sách của ông:The Da Vinci Code. Theo Kinh thánh, người ngồi bên phải của Giêsu là thánh Gioan (John). Thế nhưng trong bức tranh, người bên phải Giêsu có những biểu tượng rất nữ tính, tay nắm chặt bàn tay Giêsu, âu yếm. Nhân vật ấy không thể là thánh John, mà chính là Mary, người tình và là người vợ của Giêsu. Thế ngồi của Giêsu và Mary tạo thành một chữ M (M= Mary Magdalene). Đây là cái nút của vấn đề, là mấu chốt để các nhà nghiên cứu về Thần học, Kinh thánh, Khảo cổ, Lịch sử Cổ đại Trung đông v.v… đưa ra rất nhiều giả thuyết, chứng minh Mary Magdalene là người vợ đầu ấp tay gối của Giêsu, và hai người đã có con với nhau. Và đó là đầu mối của cuốn sách “The Da Vinci Code”; nhưng quan trọng hơn hết là công trình của Elizabeth Vargas đã đi đến tận nơi, thu thập tài liệu tại chỗ, phỏng vấn đủ các nhân vật liên quan trong cuốn sách của Dan Brown, kể cả một người thuộc dòng dõi quý tộc Tô-cách-lan. Ông này cho rằng chính ông là hậu duệ trong giòng máu của Giêsu từ các cuộc hôn nhân của tổ tiên ông trong thế kỷ 12.
Một chương trình truyền hình tài liệu lịch sử đáng theo dõi.
Tác giả cuốn tiểu thuyết The Da Vinci Code nói rằng, ông đã dựa vào những sự kiện lịch sử thật để dàn dựng nên tiểu thuyết, chứ không phải là tưởng tượng để chứng minh rằng, Mary Magdalene là vợ của Giêsu. Sau khi Giêsu bị đóng đinh, bà Mary chạy trốn khỏi Jerusalem, đến nước Pháp; ở đấy hậu duệ của Giêsu kết hôn với một gia đình quý tộc Pháp… Câu chuyện này đã được giữ kín, bởi một hội kín có tên là “Priory of Sion”, mà trong đó có các hội viên có tiếng tăm như Sir Isaac Newton, Leonardo da Vinci… nắm giữ chìa khóa bí mật.
Các nhà tiểu thuyết có sách bán chạy nhất trong quá khứ như Nelson DeMille, Clive Cussler, Harlan Coben, Vince Flynn… đã phát biểu trong tinh thần chung về The Da Vinci Code như sau : Đây là cuốn sách hấp dẫn, hoàn hão nhất về bí mật lịch sử của một âm mưu. Đã đọc vài trang thì không thể nào bỏ cuốn sách xuống được nữa. Dan Brown đúng là bậc thầy về tiểu thuyết. (Theo New York Times, #1 Bestselling authors)
Như vậy thiên phóng sự tài liệu điều tra của E. Vargas để hổ trợ, chứng minh cho cuốn tiểu thuyết của Dan Brown phù hợp với lịch sử có thật càng thêm phần hữu ích. Hoài Vy tin tưởng trong thời gian tới, các nhà nghiên cứu về lịch sử, tôn giáo của Giao Điểm sẽ đề cập đến vấn đề này rõ hơn nữa, nhưng ngay lúc này đây, quý độc giả đừng quên chuẩn bị một cuốn băng video cassette VHS, hay CD để thu hình chương trình phóng sự giá trị này trong ngày 3/11 sắp tới.
- 31/10/2003
- Hoài Vy