Chuyện gì đã xảy
ra về hiện tượng đạo Tin Lành tràn lan ở Hàn quốc? Nào có phải vì “tin
lành” từ Thiên Chúa đã gây ấn tượng mạnh đến nỗi đa số dân Hàn đổi đạo?
Chẳng cần tìm đâu xa, ngay trong bản tin đã nói rõ rằng những nhà truyền
giáo Mỹ thuộc phái Presbyterians đã đến Triều tiên vào những năm cuối
của thế kỷ 19, rồi ngầm yểm trợ dân Hàn chống lại quân chiếm đóng Nhật
mà gây được ảnh hưởng với các nhà chính trị Hàn, rồi từ đó tha hồ bành
trướng quyền lực qua đường truyền giáo. Họ bắt đầu xây dựng trường học
các cấp, bệnh xá, bệnh viện vv... và tìm mọi cách để trước hết cải đạo
cho những gia đình quyền thế nhất trong xã hội, làm cho họ bám lấy vào
sự che chở của các thế lực tây phương mà duy trì địa vị của mình. Họ còn
tìm cách đưa những dòng họ này nắm được quyền lãnh đạo trong nước. Cũng
vì sự thuyết phục của những đoàn truyền giáo này mà năm 1950, chính phủ
Mỹ dính líu vào cuộc chiến tranh Triều tiên rồi đóng quân ở Nam Hàn, nhờ
vậy mà đẩy mạnh việc bành trướng của Tin lành ở vùng này. Để duy trì sự
hiện diện hợp pháp của Mỹ trên đất nước Hàn, lằn ranh “quốc – cộng” được
vạch ra và do nhu cầu chính trị , các chính phủ Ki-tô nam Hàn dành
nhiều thuận lợi cho Tin Lành, xem tôn giáo nầy như thành đồng của ý thức
hệ chống Cộng sản. Nào có khác gì tình hình nam Việt Nam trước 1975?
Ngay cả tổng thống Kim Young-Sam, một tín đồ Tin Lành ngoan đạo, vào
thập niên 90s, đã cho dời tượng Phật được an vị lâu đời trong Dinh Tổng
thống ra khỏi công ốc nầy.
Như thế thì ở thời đại nào từ đế quốc La Mã , Tây Ban Nha cho đên Âu Mỹ ngày nay, sách lược xâm thực của quyền lực tây phương luôn được dẫn đầu hay tiếp nối bởi các đoàn truyền giáo Ki-tô không hề thay đổi, và ngày càng được hoàn chĩnh tinh vi hơn nên vẫn còn hiệu nghiệm thật đáng sợ. Thời thế đổi thay nên tầm quan trọng của các đoàn truyền giáo nhân danh chúa Dê-xu cũng đổi thay. Hiện nay vai trò của các giáo phái Tin lành Anh Mỹ cộng với tiền bạc và thế lực chánh trị của tập đoàn tư bản Do thái dựa vào thế siêu cường Anh Mỹ kể từ sau đệ nhị thế chiến đã dần thay thế vai trò của Vatican trong việc bành trướng thế lực tây phương trên thế giới; nhưng các bài bản của thời thực dân cũ vẫn được tái xữ dụng.
Các cường quốc tây phương qua bao thời đại đếu áp dụng chủ thuyết “hũy diệt hòan tòan cái cũ dể xây dựng cái mới” Đem chiến tranh tàn phá đến nước yếu để có cơ hội xâm lăng văn hóa và tôn giáo. Cái mô hình ấy hiện càng thấy rõ ở các nước nhỏ từ Trung Đông sang Á châu. Nước nào càng bị tàn phá nhiều thì cơ hội xâm nhập và xoá bỏ văn hóa bản địa càng cao.
Hãy so sánh Nhật và Hàn quốc. Dù Nhật bị đại bại sau thế chiến, nhưng sự tàn phá chỉ giới hạn ở hai thành phố Hiroshima và Nasagaki do bom nguyên tử thả xuống, phần hạ tầng cơ sở quốc gia không bị xáo trộn mấy nên sự xâm lăng văn hóa của Mỹ không tràn ngập. Ngược lại ở Triều tiên, sự tàn phá do chiến tranh hầu như lan tràn khắp nước, đói kém khắp nơi, nhân dân tuyệt vọng. Lúc ấy là cơ hội ngàn vàng cho các đòan truyền giáo Tin Lành ra tay. Còn phép lạ cứu rỗi nào sánh bằng?
Cùng một lối so sánh, nếu cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc bởi sự thắng trân của Mỹ thì ngày nay đại đa số dân chúng sẽ là tín đồ Tin Lành, Công giáo cũng sẽ trở thành thiểu số mà thôi.
Tầm chiến lược xa của giới tài phiệt Anh-Mỹ là phải bao vây và triệt tiêu những thế lực đối nghịch. Đây rõ ràng là Trung quốc ở Á đông, sau khi Đảng Cộng sản thành công và cai trị gần 2 tỷ người dân kể từ 1949. Niềm mơ ước của giới tài phiệt Anh-Mỹ là chi phối được khối nhân lực lao động và tài nguyên vĩ đại của đất nước ấy. Nắm được Trung quốc là nắm được Á châu. Sau đệ nhị thế chiến họ đã thiết lập những “tiền đồn chống cộng” quanh Trung hoa; ngay cả chia cắt những nước nhỏ để lập căn cứ như nam Việt nam, Đài loan, Guam, Nhật bản và nam Triều tiên. Khi thất bại bằng quân sự, thì chuyển qua dùng vũ khí tôn giáo.
Nhưng họ đã đánh giá thấp sức đề kháng của văn hóa các nước đông phương. Với nền văn hiến liên tục đã hơn 5 ngàn năm, với những tôn giáo trầm mặc thấm nhuần các đất nước này hằng mấy nghìn năm dù trãi qua bao thăng trầm vẫn tồn tại song hành và hài hoà cùng các dân tộc ấy để phát triển những nét riêng. Tây phương với kỷ thuật và vũ khí tiến bộ, và cả tin vào một tôn giáo độc thần Ki-tô với giáo thuyết quá đơn giản và nông cạn, sau khi thành công chiếm đoạt đất nước của các dân tộc bán khai ở châu Mỹ, Phi, Úc cứ tưởng đi vào Á châu sẽ như đi vào chỗ không người. Nhưng rồi phải trả những cái giá quá cao đối với những dân tộc khôn ngoan nhờ minh triết, không dễ khuất phục.
Chuyện thay đổi chế độ theo chủ thuyết Cộng sản chỉ là giai đoạn để đối phó với những âm mưu cai trị thế giới của tây phương. Có thể nói vì có chế độ thực dân của tây phương nên mới có chế độ cộng sản để đối chọi.và giải phóng dân tộc các nước bị trị. Các nước Á châu đã nhận ra rằng nếu giữ được bản sắc dân tộc và di sản văn hóa vững chắc, đồng thời nâng cao đời sống cho dân chúng và củng cố nội an, thì đó chính là thành lũy hiệu nghiệm cuối cùng để hóa giải được những đợt tấn công của ngoại bang, và giữ vững được nền tự chủ độc lập của dân tộc mình.
Nhiều người ca tụng sự chuyển mình nhanh chóng của Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Đài Loan khi xây dựng một nền kinh tế phát triển từ đống tro tàn đổ nát của chiến tranh, nhưng xét sâu vào mới thấy đấy chỉ là hiện tượng đời sống vật chất bên ngoài. Con người còn cần một niềm tự hào dân tộc và văn hóa sâu xa để tồn tại. Hòan cảnh thất trận của Nhật, bị Mỹ chiếm đóng và kiểm soát, cùng hoàn cảnh chịu lệ thuộc vào sự bao che của Mỹ ở Nam Hàn và Đài Loan đã làm cho niềm tự hào dân tộc của các xứ này bị thui chột. Họ phải ngâm bồ hòn làm ngọt, biến thành những cơ sở sãn xuất hàng kỷ nghệ do Anh Mỹ chủ động đầu tư để được sống tiện nghi. Một khi đã sống quen với lối sống thụ hưởng thì phải bảo vệ nó. Thế là bao nhiêu tiền của dành dụm của quốc gia phải đổ vào mua trang thiết bị quân sự và vũ khí từ các chủ nhân ông Anh Mỹ vốn sở hữu một nền kỷ nghệ và kinh doanh siêu hạng. Kỷ nghệ quân sự của tài phiệt tây phương luôn cần có thị trường tiêu thụ để luôn đem lại lợi nhuận to lớn, do đó mà thế giới không bao giờ được yên. Phải luôn tạo ra xung đột và chiến tranh thì vũ khí mới sản xuất được; xương máu nhân lọai nhất là ở các nước nhược tiểu có nghĩa gì? Thế là tiền của thiên lại trả về cho địa. Dân các nước ấy chỉ đổ mồ hôi ra làm công cho tài phiệt tây phương.
Sự sống quay cuồng theo đời sống vật chất, mà thiếu tự chủ ấy đã tạo ra một áp lực nặng nề đối với mọi thành viên trong xã hội và tỷ lệ tự vẫn ở Hàn quốc và Nhật bản càng ngày càng tăng cao một khi không chịu đựng nỗi sức ép rất lớn từ sự cạnh tranh trên con đường mưu sinh, lập nghiệp. Không chỉ có những người thất nghiệp, nghèo khó, mắc nợ mới bị áp lực từ sự tác động này, mà cả những người giàu có, thành đạt và nổi tiếng, và cả giới trẻ Hàn Quốc cũng tự hũy hoại đời mình vì chán sống.
Theo một thống kê hồi năm 2005 của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tỷ lệ tự vẫn ở Hàn Quốc đã tăng lên đến 24,7/100.000người, trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về vấn nạn này; kế đến là Hungary với 22,6 và Nhật Bản 20,3; trong khi Mỹ chỉ có 10,2. Trong năm 2005 đã có đến 14.011 vụ tự vẫn, và lứa tuổi cao nhất là 20-30; nghịch lý hơn nữa là nhờ vào nền kinh tế công nghệ thông tin phát triển mà nhiều cái chết được rũ rê tập thể qua internet. Theo bác sĩ Lee Hong-shick, mặc dù có nhiều khác biệt về động cơ tự sát, nhưng hầu hết các trường hợp đều có mẫu số chung là “stress và áp lực” trong một xã hội tiến bộ, mà vai trò các hội thánh Tin Lành cũng đành bó tay.
Các gương mặt Mục sư nổi danh của Triều tiên đều không ít thì nhiều đều dính líu đến những hoạt động kinh tài của giới tài phiệt và các nhóm cực hữu ở Mỹ. Tôn giáo hay kêu gào tên Chúa chỉ là võ bọc êm ái cho những hoạt động tranh dành tiền tài và quyền lực rộng lớn hơn ở thế gian. Việc truyền đạo ở Mỹ ngày nay chỉ là một việc kinh doanh to lớn với những ưu đãi của luật lệ và khối ngân sách đồ sộ. Các nhóm Tin Lành còn sở hữu những đài phát thanh, những kênh truyền hình phát sóng suốt ngày đêm vào nhà từng người dân, nhắm vào đại đa số bình dân thiếu học để tẩy não ru ngủ và kếu gọi đóng góp tiền bạc cho việc truyền đạo. Họ còn hổ trợ những đồng đạo ứng và đác cử vào những chức vụ quan trọng trong các ngành chính quyền, ngay cả tổng thống. Mục sư truyền hình được gọi là Televangelical preacher trở thành những diễn viên tài tình chuyên nói chuyện Kinh Thánh ở những hội trường to lớn gọi là Mega Churches; nào là khóc than, đau khổ, ngã lên ngã xuống … . rất mùi mẫn làm bao bà nhẹ dạ thổn thức khôn nguôi. Rồi còn dàn cảnh chữa bệnh bằng sờ mó tay vào người đóng vai bệnh nhân, miệng luôn đọc bùa chú từ Bible.
Hãy nêu ra một trường hợp nổi bậc điển hình: Có lẽ chúng ta không quên một mục sư Hàn nổi tiếng ở Hoa Kỳ là Sun Myung Moon. Tín đồ của ông ta được Mỹ gọi là Moonies (vừa có nghĩa đen là Monies – tiền bạc). Ông ta nay đã 87 tuổi. Cũng nên dành vài dòng để nói về tiểu sử của một dị nhân đi từ “rách đến rũng”: ông Moon sinh ở Pyung Buk-do, tỉnh Pyongan, Bắc Triều Tiên vào ngày 25 tháng 2 năm 1920, là thứ 2 của 8 người con trong gia đình ông Moon Kyung-yoo. Gia cảnh vô cùng nghèo khổ. Khi 10 tuổi theo Tin Lành phái Presbyterian. Năm 1941 theo học ngành điện ở Đại Học Waseda ở Nhật, nhưng không tốt nghiệp vì tham gia các hoạt động chống Nhật. Khi làm phu bến tàu đã chuyển sang giảng đạo, dù chẳng học trường thần học nào và đã tứng bị Presbyterian Church trục xuất vào năm 1948 vì dạy lếu láo, lại còn tự xưng mình nhận được thiên khải từ Chúa Dê-xu vào năm 1935 và bắt mọi người phải thờ phụng mình. Năm 1945 làm đồ đệ của Baek Moon Kim, một mục sư dỡ hơi. Năm 1946 Moon bỏ rơi vợ và con nhỏ để theo "Grandmother Park" ở bắc Hàn, bà ấy tự nhận là "Vợ của Jehovah". Moon cưới vợ 2 lần, có 1 đứa con với bà vợ đầu, 13 đứa con với người vợ hiện tại, và có 1 con ngoại hôn. Còn những đứa rơi rớt từ những chuyện tình bên đường với nữ tín đồ thì không liệt kê được.
Ông ta chính thức đăng ký thành lập Unification Church ở Seoul vào năm 1954. Moon bắt đầu làm phép chủ hôn tập thể từ năm 1960, sau khi lấy vợ lần thứ hai, Hak Ja Han. Lần đầu cho 3 cặp vào năm 1960, và lần cuối 360 ngàn cặp vào ngày 15 tháng 8 năm 1995. Con số này được hội đạo UC của ông nêu ra, nhưng bị nhiều người cho là hoang tưởng nói khoác.
Moon đến Mỹ năm 1971, lúc ấy ông ta đã là triệu phú sở hữu khoảng 15 triệu đô-la qua nhiều cơ sở thương mại sản xuất ở Triều tiên và Nhật bản. Ông định hoạt động kinh tài tương tự ở Mỹ nhưng thất bại. Dù vậy đã mua được tờ The Washington Times và tứ đó tuyên truyền đánh bóng cho những hoạt động truyền giáo của ông ta ở Mỹ, được gọi là International One World Crusade hay IOWC kể từ năm 1973. Moon tuyên bố có hơn một ngàn tổ chức ngoại vi ở Hoa Kỳ, và đã dùng tiền bạc để gây ảnh hưởng trên giới truyền thông, các tổ chức Ki-tô hữu phái, và cả nội bộ đảng Cộng Hòa. Năm 1974 ông ta nói chuyện trước đám đông khoảng 25 ngàn người tại Madison Square Garden, nhân một cuộc biểu tình chống bắc Hàn. Tháng 10 năm ấy ông được mời đến giảng đạo trước Quốc hội Mỹ, và năm 1975 tại đảo Yoido ở Hán Thành cho sự tự do của Hàn quốc. Trong năm 1976 ông lại có những cuộc nói chuuyện trước thính chúng đông đảo tại Yankee Stadium và Washington Monument nhân dịp kỷ niệm 200 năm lập quốc Hoa Kỳ.
Thế nhưng năm 1982 Moon bị kết án gian lận thuế và ở tù 11 tháng ở Danbury Prison. Sau khi ra tù, với tài sản khổng lồ của Unification Church, năm 1990, Moon và UC đã tổ chức 3 hội nghị truyền giáo tại Liên Xô, với sự thoả thuận của Mikhail Gorbachev và dưới áp lực của giới tài phiệt Mỹ, đã mang lại một số lớn đô-la cho kinh tế Nga đang kiệt quệ. Có báo cáo cho biết Moon đã mua đứt cả một thành phố ở Liên Xô.
Năm 1991, Moon được phép về viếng sinh quán ở Bắc Hàn và tiếp kiến chủ tịch Kim Il Sung, dĩ nhiên là với món quà đô-la đồ sộ mang theo. Cha ông ta đã bảo “Có tiền mua tiên cũng được” nào có sai? Và giáo hội UC của Moon vẫn còn có ảnh hưởng lớn ở Mỹ và Hàn.
Lược qua tiểu sử của một kẻ “rao giảng tin lành” tiêu biểu ở Hàn quốc ngày nay để mọi người đánh giá được sự khác biệt giữa đạo đức giới hạnh với kỷ năng xảo thuật và tham vọng quyền lực tiền bạc trong việc truyền đạo. Triều tiên là đất thí nghiệm của các tổ chức Tin Lành ở Mỹ, và từ đây dùng làm mẫu mực và sử dụng các mục sư bản địa len sâu vào các nước Phật Giáo khác quanh vùng như Thái Lan, Sri-Lnaka, Nepal, Myanmar vv…
Trần Trúc-Lâm
Tháng Tư, 2007.
Như thế thì ở thời đại nào từ đế quốc La Mã , Tây Ban Nha cho đên Âu Mỹ ngày nay, sách lược xâm thực của quyền lực tây phương luôn được dẫn đầu hay tiếp nối bởi các đoàn truyền giáo Ki-tô không hề thay đổi, và ngày càng được hoàn chĩnh tinh vi hơn nên vẫn còn hiệu nghiệm thật đáng sợ. Thời thế đổi thay nên tầm quan trọng của các đoàn truyền giáo nhân danh chúa Dê-xu cũng đổi thay. Hiện nay vai trò của các giáo phái Tin lành Anh Mỹ cộng với tiền bạc và thế lực chánh trị của tập đoàn tư bản Do thái dựa vào thế siêu cường Anh Mỹ kể từ sau đệ nhị thế chiến đã dần thay thế vai trò của Vatican trong việc bành trướng thế lực tây phương trên thế giới; nhưng các bài bản của thời thực dân cũ vẫn được tái xữ dụng.
Các cường quốc tây phương qua bao thời đại đếu áp dụng chủ thuyết “hũy diệt hòan tòan cái cũ dể xây dựng cái mới” Đem chiến tranh tàn phá đến nước yếu để có cơ hội xâm lăng văn hóa và tôn giáo. Cái mô hình ấy hiện càng thấy rõ ở các nước nhỏ từ Trung Đông sang Á châu. Nước nào càng bị tàn phá nhiều thì cơ hội xâm nhập và xoá bỏ văn hóa bản địa càng cao.
Hãy so sánh Nhật và Hàn quốc. Dù Nhật bị đại bại sau thế chiến, nhưng sự tàn phá chỉ giới hạn ở hai thành phố Hiroshima và Nasagaki do bom nguyên tử thả xuống, phần hạ tầng cơ sở quốc gia không bị xáo trộn mấy nên sự xâm lăng văn hóa của Mỹ không tràn ngập. Ngược lại ở Triều tiên, sự tàn phá do chiến tranh hầu như lan tràn khắp nước, đói kém khắp nơi, nhân dân tuyệt vọng. Lúc ấy là cơ hội ngàn vàng cho các đòan truyền giáo Tin Lành ra tay. Còn phép lạ cứu rỗi nào sánh bằng?
Cùng một lối so sánh, nếu cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc bởi sự thắng trân của Mỹ thì ngày nay đại đa số dân chúng sẽ là tín đồ Tin Lành, Công giáo cũng sẽ trở thành thiểu số mà thôi.
Tầm chiến lược xa của giới tài phiệt Anh-Mỹ là phải bao vây và triệt tiêu những thế lực đối nghịch. Đây rõ ràng là Trung quốc ở Á đông, sau khi Đảng Cộng sản thành công và cai trị gần 2 tỷ người dân kể từ 1949. Niềm mơ ước của giới tài phiệt Anh-Mỹ là chi phối được khối nhân lực lao động và tài nguyên vĩ đại của đất nước ấy. Nắm được Trung quốc là nắm được Á châu. Sau đệ nhị thế chiến họ đã thiết lập những “tiền đồn chống cộng” quanh Trung hoa; ngay cả chia cắt những nước nhỏ để lập căn cứ như nam Việt nam, Đài loan, Guam, Nhật bản và nam Triều tiên. Khi thất bại bằng quân sự, thì chuyển qua dùng vũ khí tôn giáo.
Nhưng họ đã đánh giá thấp sức đề kháng của văn hóa các nước đông phương. Với nền văn hiến liên tục đã hơn 5 ngàn năm, với những tôn giáo trầm mặc thấm nhuần các đất nước này hằng mấy nghìn năm dù trãi qua bao thăng trầm vẫn tồn tại song hành và hài hoà cùng các dân tộc ấy để phát triển những nét riêng. Tây phương với kỷ thuật và vũ khí tiến bộ, và cả tin vào một tôn giáo độc thần Ki-tô với giáo thuyết quá đơn giản và nông cạn, sau khi thành công chiếm đoạt đất nước của các dân tộc bán khai ở châu Mỹ, Phi, Úc cứ tưởng đi vào Á châu sẽ như đi vào chỗ không người. Nhưng rồi phải trả những cái giá quá cao đối với những dân tộc khôn ngoan nhờ minh triết, không dễ khuất phục.
Chuyện thay đổi chế độ theo chủ thuyết Cộng sản chỉ là giai đoạn để đối phó với những âm mưu cai trị thế giới của tây phương. Có thể nói vì có chế độ thực dân của tây phương nên mới có chế độ cộng sản để đối chọi.và giải phóng dân tộc các nước bị trị. Các nước Á châu đã nhận ra rằng nếu giữ được bản sắc dân tộc và di sản văn hóa vững chắc, đồng thời nâng cao đời sống cho dân chúng và củng cố nội an, thì đó chính là thành lũy hiệu nghiệm cuối cùng để hóa giải được những đợt tấn công của ngoại bang, và giữ vững được nền tự chủ độc lập của dân tộc mình.
Nhiều người ca tụng sự chuyển mình nhanh chóng của Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Đài Loan khi xây dựng một nền kinh tế phát triển từ đống tro tàn đổ nát của chiến tranh, nhưng xét sâu vào mới thấy đấy chỉ là hiện tượng đời sống vật chất bên ngoài. Con người còn cần một niềm tự hào dân tộc và văn hóa sâu xa để tồn tại. Hòan cảnh thất trận của Nhật, bị Mỹ chiếm đóng và kiểm soát, cùng hoàn cảnh chịu lệ thuộc vào sự bao che của Mỹ ở Nam Hàn và Đài Loan đã làm cho niềm tự hào dân tộc của các xứ này bị thui chột. Họ phải ngâm bồ hòn làm ngọt, biến thành những cơ sở sãn xuất hàng kỷ nghệ do Anh Mỹ chủ động đầu tư để được sống tiện nghi. Một khi đã sống quen với lối sống thụ hưởng thì phải bảo vệ nó. Thế là bao nhiêu tiền của dành dụm của quốc gia phải đổ vào mua trang thiết bị quân sự và vũ khí từ các chủ nhân ông Anh Mỹ vốn sở hữu một nền kỷ nghệ và kinh doanh siêu hạng. Kỷ nghệ quân sự của tài phiệt tây phương luôn cần có thị trường tiêu thụ để luôn đem lại lợi nhuận to lớn, do đó mà thế giới không bao giờ được yên. Phải luôn tạo ra xung đột và chiến tranh thì vũ khí mới sản xuất được; xương máu nhân lọai nhất là ở các nước nhược tiểu có nghĩa gì? Thế là tiền của thiên lại trả về cho địa. Dân các nước ấy chỉ đổ mồ hôi ra làm công cho tài phiệt tây phương.
Sự sống quay cuồng theo đời sống vật chất, mà thiếu tự chủ ấy đã tạo ra một áp lực nặng nề đối với mọi thành viên trong xã hội và tỷ lệ tự vẫn ở Hàn quốc và Nhật bản càng ngày càng tăng cao một khi không chịu đựng nỗi sức ép rất lớn từ sự cạnh tranh trên con đường mưu sinh, lập nghiệp. Không chỉ có những người thất nghiệp, nghèo khó, mắc nợ mới bị áp lực từ sự tác động này, mà cả những người giàu có, thành đạt và nổi tiếng, và cả giới trẻ Hàn Quốc cũng tự hũy hoại đời mình vì chán sống.
Theo một thống kê hồi năm 2005 của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tỷ lệ tự vẫn ở Hàn Quốc đã tăng lên đến 24,7/100.000người, trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về vấn nạn này; kế đến là Hungary với 22,6 và Nhật Bản 20,3; trong khi Mỹ chỉ có 10,2. Trong năm 2005 đã có đến 14.011 vụ tự vẫn, và lứa tuổi cao nhất là 20-30; nghịch lý hơn nữa là nhờ vào nền kinh tế công nghệ thông tin phát triển mà nhiều cái chết được rũ rê tập thể qua internet. Theo bác sĩ Lee Hong-shick, mặc dù có nhiều khác biệt về động cơ tự sát, nhưng hầu hết các trường hợp đều có mẫu số chung là “stress và áp lực” trong một xã hội tiến bộ, mà vai trò các hội thánh Tin Lành cũng đành bó tay.
Các gương mặt Mục sư nổi danh của Triều tiên đều không ít thì nhiều đều dính líu đến những hoạt động kinh tài của giới tài phiệt và các nhóm cực hữu ở Mỹ. Tôn giáo hay kêu gào tên Chúa chỉ là võ bọc êm ái cho những hoạt động tranh dành tiền tài và quyền lực rộng lớn hơn ở thế gian. Việc truyền đạo ở Mỹ ngày nay chỉ là một việc kinh doanh to lớn với những ưu đãi của luật lệ và khối ngân sách đồ sộ. Các nhóm Tin Lành còn sở hữu những đài phát thanh, những kênh truyền hình phát sóng suốt ngày đêm vào nhà từng người dân, nhắm vào đại đa số bình dân thiếu học để tẩy não ru ngủ và kếu gọi đóng góp tiền bạc cho việc truyền đạo. Họ còn hổ trợ những đồng đạo ứng và đác cử vào những chức vụ quan trọng trong các ngành chính quyền, ngay cả tổng thống. Mục sư truyền hình được gọi là Televangelical preacher trở thành những diễn viên tài tình chuyên nói chuyện Kinh Thánh ở những hội trường to lớn gọi là Mega Churches; nào là khóc than, đau khổ, ngã lên ngã xuống … . rất mùi mẫn làm bao bà nhẹ dạ thổn thức khôn nguôi. Rồi còn dàn cảnh chữa bệnh bằng sờ mó tay vào người đóng vai bệnh nhân, miệng luôn đọc bùa chú từ Bible.
Hãy nêu ra một trường hợp nổi bậc điển hình: Có lẽ chúng ta không quên một mục sư Hàn nổi tiếng ở Hoa Kỳ là Sun Myung Moon. Tín đồ của ông ta được Mỹ gọi là Moonies (vừa có nghĩa đen là Monies – tiền bạc). Ông ta nay đã 87 tuổi. Cũng nên dành vài dòng để nói về tiểu sử của một dị nhân đi từ “rách đến rũng”: ông Moon sinh ở Pyung Buk-do, tỉnh Pyongan, Bắc Triều Tiên vào ngày 25 tháng 2 năm 1920, là thứ 2 của 8 người con trong gia đình ông Moon Kyung-yoo. Gia cảnh vô cùng nghèo khổ. Khi 10 tuổi theo Tin Lành phái Presbyterian. Năm 1941 theo học ngành điện ở Đại Học Waseda ở Nhật, nhưng không tốt nghiệp vì tham gia các hoạt động chống Nhật. Khi làm phu bến tàu đã chuyển sang giảng đạo, dù chẳng học trường thần học nào và đã tứng bị Presbyterian Church trục xuất vào năm 1948 vì dạy lếu láo, lại còn tự xưng mình nhận được thiên khải từ Chúa Dê-xu vào năm 1935 và bắt mọi người phải thờ phụng mình. Năm 1945 làm đồ đệ của Baek Moon Kim, một mục sư dỡ hơi. Năm 1946 Moon bỏ rơi vợ và con nhỏ để theo "Grandmother Park" ở bắc Hàn, bà ấy tự nhận là "Vợ của Jehovah". Moon cưới vợ 2 lần, có 1 đứa con với bà vợ đầu, 13 đứa con với người vợ hiện tại, và có 1 con ngoại hôn. Còn những đứa rơi rớt từ những chuyện tình bên đường với nữ tín đồ thì không liệt kê được.
Ông ta chính thức đăng ký thành lập Unification Church ở Seoul vào năm 1954. Moon bắt đầu làm phép chủ hôn tập thể từ năm 1960, sau khi lấy vợ lần thứ hai, Hak Ja Han. Lần đầu cho 3 cặp vào năm 1960, và lần cuối 360 ngàn cặp vào ngày 15 tháng 8 năm 1995. Con số này được hội đạo UC của ông nêu ra, nhưng bị nhiều người cho là hoang tưởng nói khoác.
Moon đến Mỹ năm 1971, lúc ấy ông ta đã là triệu phú sở hữu khoảng 15 triệu đô-la qua nhiều cơ sở thương mại sản xuất ở Triều tiên và Nhật bản. Ông định hoạt động kinh tài tương tự ở Mỹ nhưng thất bại. Dù vậy đã mua được tờ The Washington Times và tứ đó tuyên truyền đánh bóng cho những hoạt động truyền giáo của ông ta ở Mỹ, được gọi là International One World Crusade hay IOWC kể từ năm 1973. Moon tuyên bố có hơn một ngàn tổ chức ngoại vi ở Hoa Kỳ, và đã dùng tiền bạc để gây ảnh hưởng trên giới truyền thông, các tổ chức Ki-tô hữu phái, và cả nội bộ đảng Cộng Hòa. Năm 1974 ông ta nói chuyện trước đám đông khoảng 25 ngàn người tại Madison Square Garden, nhân một cuộc biểu tình chống bắc Hàn. Tháng 10 năm ấy ông được mời đến giảng đạo trước Quốc hội Mỹ, và năm 1975 tại đảo Yoido ở Hán Thành cho sự tự do của Hàn quốc. Trong năm 1976 ông lại có những cuộc nói chuuyện trước thính chúng đông đảo tại Yankee Stadium và Washington Monument nhân dịp kỷ niệm 200 năm lập quốc Hoa Kỳ.
Thế nhưng năm 1982 Moon bị kết án gian lận thuế và ở tù 11 tháng ở Danbury Prison. Sau khi ra tù, với tài sản khổng lồ của Unification Church, năm 1990, Moon và UC đã tổ chức 3 hội nghị truyền giáo tại Liên Xô, với sự thoả thuận của Mikhail Gorbachev và dưới áp lực của giới tài phiệt Mỹ, đã mang lại một số lớn đô-la cho kinh tế Nga đang kiệt quệ. Có báo cáo cho biết Moon đã mua đứt cả một thành phố ở Liên Xô.
Năm 1991, Moon được phép về viếng sinh quán ở Bắc Hàn và tiếp kiến chủ tịch Kim Il Sung, dĩ nhiên là với món quà đô-la đồ sộ mang theo. Cha ông ta đã bảo “Có tiền mua tiên cũng được” nào có sai? Và giáo hội UC của Moon vẫn còn có ảnh hưởng lớn ở Mỹ và Hàn.
Lược qua tiểu sử của một kẻ “rao giảng tin lành” tiêu biểu ở Hàn quốc ngày nay để mọi người đánh giá được sự khác biệt giữa đạo đức giới hạnh với kỷ năng xảo thuật và tham vọng quyền lực tiền bạc trong việc truyền đạo. Triều tiên là đất thí nghiệm của các tổ chức Tin Lành ở Mỹ, và từ đây dùng làm mẫu mực và sử dụng các mục sư bản địa len sâu vào các nước Phật Giáo khác quanh vùng như Thái Lan, Sri-Lnaka, Nepal, Myanmar vv…
Trần Trúc-Lâm
Tháng Tư, 2007.