43 PHƯƠNG PHÁP
CẢI ĐẠO CỦA
TIN LÀNH VÀ CÔNG
GIÁO
Minh Kiến
Trong
số các nước theo đạo Phật ở châu Á, Việt Nam có nhiều người bị cải đạo nhất.
Trước tiên là sự cải đạo mạnh mẽ của Thiên Chúa giáo La Mã rồi gần đây từ Tin
lành. Giáo hoàng John Paul II đã tuyên bố Á châu là mục đích của Thiên niên kỷ
thứ ba (Asia is the common goal of the Third Millennium). Các giáo phái Tin
lành cũng đã có “Kế hoạch cho ngày tàn của Phật Giáo” (xin mời
xem bản dịch bài Planning the Demise of Buddhism tại
http://www.buddhismtoday.com/viet/diemsach/kehoachchongay-tancuaPG.htm
). Theo báo cáo Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Mỹ, số người theo Tin lành ở Việt
Nam đã gia tăng 600% trong thập niên vừa qua (http://www.state.gov-/g/drl/rls/irf/2007/90159.htm
).
Trong bài này chúng
ta tìm hiểu các chiêu thức hay các phương pháp mà các người truyền đạo Chúa (gồm
Công giáo và Tin lành) đã và đang áp dụng để “gặt
linh hồn về cho Chúa” (soul harvest for Christ), danh từ được dùng để
ám chỉ việc cải đạo người khác theo tôn giáo của họ. Họ sử dụng nhiều phương
pháp, kể cả phi pháp và vô đạo đức, để tiêu diệt các tôn giáo và nền văn hóa
khác làm cho một người rất ôn hoà và rộng lượng như Đức Đạt Lai Đạt Ma cũng
chống cải đạo và gần đây Ngài đã phải kêu lên cải đạo là không đúng với
thông điệp của Chúa Trời! Các phương pháp cải đạo của Tin lành trong
bài này được trích từ website CrusadeWatch:
http://www.crusadewatch.org/index.php?option=com_content&task=-section&id=21&Itemid=54 Dưới
đây là các phương pháp nổi bật nhất đang được các giáo phái đạo Chúa áp dụng.
Chúng tôi cũng nêu lên những trường hợp cải đạo xãy ra gần đây ở các nước Phật
giáo, nhất là ở Việt Nam.
1. Trẻ em bị lôi cuốn bằng quà tặng, đồ chơi và thức ăn
1. Trẻ em bị lôi cuốn bằng quà tặng, đồ chơi và thức ăn
Đồ
chơi với chủ đề "Tin Lành" được làm quà cho trẻ em. Truyền bá sẽ dễ dàng hơn với
các đồ chơi như eCube và 4 triệu cái đã được phát ở 75 quốc gia (http://www.e3resources.org/)
. Đó là một hình khối có thể lật và gấp thành những câu chuyện của Chúa Giêsu
hay các tin nhắn từ Kinh Thánh lên án các tôn giáo bản địa. Phương pháp này rất
phổ biến ở châu Phi và châu Á. Ở nước Anh, các học sinh được yêu cầu bỏ vào hộp
giày một món quà để gửi đến các nước ở châu Phi. Ở Mỹ, các nhà truyền đạo bí mật
tổ chức tiệc pizza ở các trường học. Ở Kampuchea, các nhóm truyền đạo đem kẹo
bánh, quần áo và học tiếng Anh để dụ dỗ trẻ em theo đạo. Vì thế chính phủ
Kampuchea đã ra lệnh nghiêm cấm họ đi đến nhà người dân và giới hạn các hoạt
động truyền giáo vì đã gây bất ổn trong xã hội (Cambodia bans Christian
proselytizing, AFP France, July 17, 2007, http://www.religionnewsblog.com/18750/cambodia
)
2. Thưởng tiền: $1 + cầu nguyện Chúa Giêsu = $10
Phần lớn người trên
thế giới đang điên vì tiền và sự giàu có. Nhiều người sẵn sàng làm bất cứ chuyện
gì để được giàu sang. Giáo hội khai thác rất thành công cơn điên này bằng cách
khuyên mọi người nên quyên góp (gọi là đầu tư) cho Chúa (tức là Giáo hội của họ)
và cầu nguyện. Giáo hội tuyên bố rằng Đức Chúa Trời sẽ đáp lời cầu nguyện của họ
bằng cách trả lại ít nhất 1000% của những gì mà họ đóng góp. Khi người ta không
nhận được gì hết thì họ được bảo rằng những lời cầu nguyện của họ chưa đủ hoặc
$10 + cầu nguyện chỉ có được một xe đạp chứ không phải là một xe Rolls Royce.
Đây được gọi là phúc âm "Sức khỏe và Giàu Sang" được truyền bá tại Mỹ : bạn cung
cấp cho các nhà thờ 10 phần trăm tổng thu nhập của bạn, và Thiên Chúa sẽ cung
cấp cho bạn một cách kỳ diệu. Phương pháp này rất thịnh hành trong đạo Mormons
và Pentecostal, và đang xâm nhập mạnh mẽ vào giáo phái Baptists và các nhà
truyền đạo "không giáo phái". Theo các nhà truyền giáo này, nếu bạn không giàu
sang và mạnh khỏe, đó là vì bạn thiếu đức tin. Người ít học thức hay người dân
nghèo khổ sẵn sàng thử bất cứ điều gì để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
[Việt Nam]: Đại loại lời giảng là Chúa khuyên chúng ta hãy kêu cầu ngài vì ngài sẽ nghe mọi lời cầu nguyện của chúng ta. Ngài phán “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa; sẽ mở cho. Bởi vì, hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở”. Hễ xin gì Chúa cho nấy vì ngài phán rõ ràng rằng ngài sẽ trả lời… (Minh Tuệ, Nhìn vài ví dụ về Tin Lành, nghĩ về PGVN, 06/11/2009, http://www.phattuvietnam.net/3/chanhung/7911.html ) 3. Bắt cóc
Bắt cóc là một phương pháp rất phổ biến được sử dụng với các bộ lạc. Nó đã được áp dụng cho các bộ lạc bản địa ở Canada, Mỹ và Úc trong những thế kỷ trước. Chiến lược này vẫn đang được dùng nhưng với quy mô nhỏ hơn nhiều để đảm bảo bí mật.
4. Viết lại Lịch sử
[Việt Nam]: Đại loại lời giảng là Chúa khuyên chúng ta hãy kêu cầu ngài vì ngài sẽ nghe mọi lời cầu nguyện của chúng ta. Ngài phán “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa; sẽ mở cho. Bởi vì, hễ ai xin thì được; ai tìm thì gặp; ai gõ cửa thì được mở”. Hễ xin gì Chúa cho nấy vì ngài phán rõ ràng rằng ngài sẽ trả lời… (Minh Tuệ, Nhìn vài ví dụ về Tin Lành, nghĩ về PGVN, 06/11/2009, http://www.phattuvietnam.net/3/chanhung/7911.html ) 3. Bắt cóc
Bắt cóc là một phương pháp rất phổ biến được sử dụng với các bộ lạc. Nó đã được áp dụng cho các bộ lạc bản địa ở Canada, Mỹ và Úc trong những thế kỷ trước. Chiến lược này vẫn đang được dùng nhưng với quy mô nhỏ hơn nhiều để đảm bảo bí mật.
4. Viết lại Lịch sử
Chiến lược này nhằm
tạo ra thành kiến xấu, khiến người dân địa phương giảm gắn bó với các tôn giáo
bản địa, các nền văn hóa và truyền thống của họ. Các học giả Fredrich Max
Muller, Wendy Donniger, Paul Courtright, Jeffrey Kirpal vv... là những ví dụ
trong số này. Max Muller đã nói rằng "tôi sẽ viết và dịch kinh Upanishads đến độ
sẽ không có một tín đồ Ấn độ giáo nào tôn trọng kinh đó nữa". Jeffrey Kirpal đã
ngụy tạo mối quan hệ loạn luân giữa Ramakrishna Paramahamsa và Vivekananda trong
khi Paul Courtright gọi thần Ganesha là một nhân vật bị ám ảnh bởi tình dục bằng
miệng.
Một tín đồ Ấn độ giáo bình thường sẽ không còn tự hào là một tín đồ nữa sau khi đọc các tác phẩm này và thường trở thành đối tượng chế giễu trong xã hội của mình. Mặc dù nhiều người trong số các học giả này không tự gọi mình là người truyền giáo tích cực nhưng họ đã thành công phần đầu của việc truyền giáo, tức là khiến người bản xứ ngưng gắn bó với tôn giáo và văn hoá của mình.
Một tín đồ Ấn độ giáo bình thường sẽ không còn tự hào là một tín đồ nữa sau khi đọc các tác phẩm này và thường trở thành đối tượng chế giễu trong xã hội của mình. Mặc dù nhiều người trong số các học giả này không tự gọi mình là người truyền giáo tích cực nhưng họ đã thành công phần đầu của việc truyền giáo, tức là khiến người bản xứ ngưng gắn bó với tôn giáo và văn hoá của mình.
[Việt Nam]: Cuối năm 2009, các giáo phái Tin lành đã tổ chức lễ Thuộc Linh tại
sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội. Trong buổi lễ này, họ đã tuyên bố
“Dân
tộc Việt Nam chắc chắn thuộc về Đức Chúa Trời. Mọi
xiềng xích tội lỗi và rủa sả
của các thế hệ trước
đã bị tuyên bố cắt đứt,
hình ảnh con rồng, tức con rắn
xưa là ma quỷ kể từ nay không còn được tiếp tục được ảnh hưởng trên dân tộc Việt
Nam.
Việt Nam
thuộc về Đức Chúa Trời,
từ nay dân tộc Việt Nam sẽ được phước. Hội Thánh Việt Nam sẽ bước vào một cơn
phấn hưng chưa từng có và trong một tinh thần hiệp thông khắng khít với Đức Chúa
Trời…”.
(Lửa đã cháy ở Mỹ Đình, bao giờ lan đến Quán Sứ?, Minh Thạnh và Trọng
Hoàng, 07/11/2011,
http://www.phattuvietnam.net/3/chanhung/12848.html)
5.
Nghiện rượu
Các người truyền
giáo đã mang rượu và khuyến khích nghiện rượu đến các bộ lạc (ví dụ ở Polynesia
và Tahiti). Các nhà lãnh đạo quen dần với rượu và đã làm tất cả mọi chuyện mà
các người truyền giáo đòi hỏi, và toàn bộ cộng đồng của họ đã theo đạo Chúa.
6. Tẩy não và thôi miên
6. Tẩy não và thôi miên
Cải đạo là một danh
từ "đẹp" cho tẩy não ... và các nghiên cứu về tẩy não đã bắt đầu với phong trào
sống lại của đạo Chúa (Christian revival) ở Mỹ vào thế kỷ thứ 18. Hình như ông
Jonathan Edwards đã vô tình phát hiện ra các kỹ thuật này trong một chiến dịch
tôn giáo vào năm 1735 tại Northampton, tiểu bang Massachusetts. Bằng cách gây
cảm giác tội lỗi và lo âu cấp tính và bằng cách gia tăng sự căng thẳng, các "tội
nhân" tham dự các cuộc hồi sinh của ông đã suy sụp và hoàn toàn bị chinh phục.
Về mặt kỹ thuật, những gì mà ông Edwards đã làm được tạo điều kiện tẩy sạch não
bộ để chấp nhận những nhận thức mới. Ông đã nói với những người tham dự "Bạn là
một người có tội! Bạn đang đi vào địa ngục!"
7. Kinh doanh và việc làm
7. Kinh doanh và việc làm
Nhiều người chủ
thuộc Kitô giáo đã dùng công ăn việc làm để thu hút và nhiều lúc bắt một người
không có đạo vào giáo phái Kitô của họ. Ngay ở Mỹ, không ít người Việt tỵ nạn đã
bị người bảo trợ, thường là nhà thờ, dụ dỗ cải đạo để nhận giúp đở về định cư,
việc làm …
8. Từ thiện, hối lộ và mua linh hồn
8. Từ thiện, hối lộ và mua linh hồn
Từ thiện là phương
pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Điều này cho họ một bao che thế tục
và tránh được nhiều câu hỏi về các hoạt động truyền đạo của họ. Phương pháp này
thường được sử dụng để giúp những người truyền giáo ở lại lâu dài. Họ có thể là
người dạy ngoại ngữ, nhân viên xã hội, người giúp bệnh HIV / AIDS v.v…
[Việt Nam]: Trích “Khi đi làm việc y tế từ thiện như vậy chúng tôi được nhiều người hỏi tại sao chúng tôi làm thế. Ðây là dịp để những người Kitô Hữu truyền giáo bằng cách cho họ biết là vì đức bác ái của Chúa Kitô mà chúng tôi làm việc này. Trong quá trình làm việc của đoàn đã có 2 thành viên trong đoàn trở lại đạo Công Giáo! Và hy vọng công việc bác ái này cũng đánh động và ảnh hưởng nhiều người nhận ra lòng nhân từ của Thiên Chúa là nguồn mạch của mọi ân sủng và lòng yêu thương” [Chương Trình Y Tế Từ Thiện cho Việt Nam, LM Trần Mạnh Tiến, 2007, http://medicalaidforvietnam.org/Documents/Chuong%20Trinh%20Y%20Te%20Tu%20Thien%20cho%20VN.pdf ] (chương trình này của Evangelical Medical Aid Society và Christian Medical &Dental Society ở Canada).
[Việt Nam]: Trích “Khi đi làm việc y tế từ thiện như vậy chúng tôi được nhiều người hỏi tại sao chúng tôi làm thế. Ðây là dịp để những người Kitô Hữu truyền giáo bằng cách cho họ biết là vì đức bác ái của Chúa Kitô mà chúng tôi làm việc này. Trong quá trình làm việc của đoàn đã có 2 thành viên trong đoàn trở lại đạo Công Giáo! Và hy vọng công việc bác ái này cũng đánh động và ảnh hưởng nhiều người nhận ra lòng nhân từ của Thiên Chúa là nguồn mạch của mọi ân sủng và lòng yêu thương” [Chương Trình Y Tế Từ Thiện cho Việt Nam, LM Trần Mạnh Tiến, 2007, http://medicalaidforvietnam.org/Documents/Chuong%20Trinh%20Y%20Te%20Tu%20Thien%20cho%20VN.pdf ] (chương trình này của Evangelical Medical Aid Society và Christian Medical &Dental Society ở Canada).
9.
Buôn bán trẻ em / trại mồ côi
Mặc dù có một số ít trại mồ côi của đạo Chúa thực sự làm
từ thiện, đa số các trại mồ côi mọc lên ngày hôm nay chủ yếu là các trung tâm
truyền đạo. Họ tin vào nguyên tắc 'Bắt chúng khi còn nhỏ'. Nhiều trại mồ côi cho
rằng họ đang huấn luyện các con chiên tương lai.
[Việt Nam]: Các em tại trại mồ côi Khe sanh đã nhận được áo quần, đồ chơi, kẹo và Kinh Thánh tiếng Việt …Các em đã xin các hình của Chúa Giêsu, Kinh Thánh và cừu. Tin lành đã tuyên bố là Bác Ái sẽ dẫn đến Cải Đạo - Compassion leads to Conversion.
[Việt Nam]: Các em tại trại mồ côi Khe sanh đã nhận được áo quần, đồ chơi, kẹo và Kinh Thánh tiếng Việt …Các em đã xin các hình của Chúa Giêsu, Kinh Thánh và cừu. Tin lành đã tuyên bố là Bác Ái sẽ dẫn đến Cải Đạo - Compassion leads to Conversion.
(Sứ Mạng Việt Nam -
Mission Vietnam,
12/2010,
10.
Giả tạo tu viện và đạo sư
Người theo Ấn độ
gíáo rất tôn trọng các tu viện (Ashrams) và đạo sư (Swamis). Có nhiều tín đồ
Kitô đã bắt đầu mặc áo choàng màu vàng và trông giống các nhà tu khổ hạnh. Nhiều
người Ấn độ giáo bị lừa bởi các hình thức bên ngoài này và trở thành thành viên
của các tu viện giả hiệu này. Một ví dụ tốt là Shantivanam Ashram của Linh mục
chuyên lừa đảo Bede Griffiths. Nơi đó trông và cảm thấy như một tịnh thất của Ấn
độ giáo. Cha Bede Griffiths mặc áo vàng nghệ, mang nhãn hiệu màu đỏ và cả đạo
tràng đầy thiền định và tiếng tụng kinh. Nhưng mọi chuyện họ nói là về Chúa
Giêsu và thánh Paul.
11. Khai thác giao tiếp
11. Khai thác giao tiếp
Giao tiếp là chìa
khóa để truyền giáo. Không phải là những gì bạn nói nhưng "cách bạn nói”.
Những nhà truyền giáo hiểu khái niệm này tốt hơn so với bất cứ ai khác. Tất cả những người truyền giáo được đào tạo về tiếp thị và báo chí. Các kỹ thuật tiếp thị được sử dụng để thúc đẩy sản phẩm của họ (Chúa Giêsu = Cứu rỗi; các tôn giáo khác = Địa ngục). Kỹ thuật báo chí được sử dụng để tâng bốc các câu chuyện của họ, quản lý các phương tiện truyền thông và tạo ra những câu chuyện xấu về các tôn giáo không phải là Kitô giáo.
12. Đối chất gay gắt
Những nhà truyền giáo hiểu khái niệm này tốt hơn so với bất cứ ai khác. Tất cả những người truyền giáo được đào tạo về tiếp thị và báo chí. Các kỹ thuật tiếp thị được sử dụng để thúc đẩy sản phẩm của họ (Chúa Giêsu = Cứu rỗi; các tôn giáo khác = Địa ngục). Kỹ thuật báo chí được sử dụng để tâng bốc các câu chuyện của họ, quản lý các phương tiện truyền thông và tạo ra những câu chuyện xấu về các tôn giáo không phải là Kitô giáo.
12. Đối chất gay gắt
Ở các trường Đại học
và các nơi công cọng đông người như sân thể thao thường có vài người truyền đạo
cầm bảng đề chữ “Giêsu cứu rỗi” (Jesus Saves) hoặc một đoạn trong Thánh
Kinh như John 3:16. Họ còn khiêu khích bằng cách nói mọi người đều
có tội và sẽ bị đọa địa ngục. Mục đích của họ là khiến người đến đối chất
với họ và như thế họ có cơ hội để truyền đạo.
13. Xâm nhập văn hóa
13. Xâm nhập văn hóa
Đây là một kỹ thuật
xâm nhập các nền văn hóa và niềm tin bản địa để làm cho người ngoại đạo
lầm
tin rằng họ không ở trong một thế giới khác. Ấn độ giáo dùng chuổi Mangalsutra
trong buổi lễ kết hôn. Các nhà truyền đạo liền tạo ra chuổi tương đương gọi là
Yesusutra. Các nghi lễ Ấn độ giáo và Phật giáo đã được bắt chước.
14. Củng cố ảnh hưởng và quyền lực
14. Củng cố ảnh hưởng và quyền lực
Truyền đạo không
phải là hoạt động hời hợt mà có kế hoạch lâu dài. Mục tiêu cuối cùng của họ là
kiểm soát mọi thứ trên thế giới. Trước đây Giáo hội đã có quyền kiểm soát tất cả
mọi thứ bao gồm cả thức ăn, áo quần, suy nghĩ và thậm chí cả vị trí tình dục
(chỉ được phép làm tình theo vị trí truyền giáo, missionary position). Các nhà
truyền đạo ngày nay đang cố gắng dựng lại thời đại hoàng kim của họ. Để đạt được
điều này họ củng cố tất cả các vị trí mạnh có được trong tư pháp, quân đội,
chính trị hoặc giới truyền thông.
15. Tạo tội lỗi
15. Tạo tội lỗi
Chiến lược này đổ lỗi cho các tôn giáo bản địa là nguồn
gốc của các vấn đề. Năm 1975-1976 các nhà truyền giáo đã không thành công việc
cải đạo người da đỏ Panare ở thung lũng Colorado, USA. Họ liền sửa Kinh Thánh
nói rằng "Các người Panare đã giết Chúa Giêsu vì họ đã độc ác .... Thiên Chúa sẽ
đốt cháy họ, đốt tất cả các súc vật, đốt cháy luôn đất, trời, tất cả mọi thứ.
Ngài sẽ đốt cháy các người Panare". Người da đỏ Panare cảm thấy có tội mà tổ
tiên của họ đã phạm và đã cải đạo sang Thiên chúa giáo để tránh “cuộc trả thù
của Chúa Giêsu”. Điều này hiện đang được áp dụng chống lại người Hồi giáo. Họ
nói rằng đạo Hồi là nguồn gốc của chủ nghĩa cực đoan trên thế giới và người Hồi
giáo nên bỏ đạo Hồi để được xóa tội.
16. Tạo sợ hãi bị bỏ rơi
16. Tạo sợ hãi bị bỏ rơi
Chiến lược này rất có hiệu quả với người yếu tâm lý. Tin
Lành tin rằng chỉ có đạo của họ là tôn giáo chân chính. Họ thường hỏi các người
ngoại đạo “Số phận của các người sẽ ra sao trong trường hợp Thiên Chúa giáo là
tôn giáo chân chính và tôn giáo bản địa là sai? ". Sau đó các nhà truyền đạo
liền mô tả số phận của người ngoại đạo phải đọa địa ngục, biển lửa và biển máu
trong lần trở lại thứ hai của Chúa Giêsu vv… và khuyên người bản địa nên cẩn
thận. Nhiều người yếu tâm lý vì muốn an toàn nên đã cải đạo để khỏi bị bỏ rơi
lại đằng sau.
17. Chê bai và gây thù hận
17. Chê bai và gây thù hận
Theo Kitô giáo, các tôn giáo khác đều là tác phẩm của quỹ
Satan và tất cả ngoại đạo đều thờ Satan. Những chiến lược này chủ yếu được sử
dụng để tạo động lực cho các nhà truyền giáo và để tạo ra ác cảm ở các người
ngoại đạo về tôn giáo của họ. Ở Sri Lanka, có cả trăm nhóm truyền đạo dùng tiền
và quà tặng để dụ dỗ dân nghèo. Sau khi cải đạo, người tín đồ Kitô tân tòng phải
đi phá hủy tượng Phật hay thần Ấn độ giáo, hay đốt kinh điển Phật giáo hay Ấn độ
giáo để chứng minh là đã hoàn toàn theo Kitô giáo (Cuồng Tín của Kitô
Giáo tại Sri Lanka - Christian Fanatism in Sri Lanka,
Meredith De Silva, 08/08/2007,
http://www.christianaggression.org/item_display.php?type=ARTICLES&id=1186632721
)
Ờ
Hàn quốc, nhiều chùa và tượng Phật đã bị phá hủy bởi các tín đồ cuồng tín Tin
lành vì họ cho đó là thờ ma quỷ (Bài học từ cải đạo qua đốt chùa, chặt
đầu tượng Phật ở Hàn Quốc, Minh Thạnh, 25/01/2011,
18.
Lợi dụng cứu trợ thiên tai
Thiên tai được xem cơ hội tốt mà Chúa đã ban cho các người
truyền đạo. Họ lợi dụng các thảm họa theo hai cách:
1) Cứu trợ thiên tai: "Sóng thần là một trong
những cơ hội lớn nhất mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta" theo lời ông KP
Yohannan, Chủ tịch Hội Tin Mừng cho châu Á. Nhiều người như ông đã không phản
đối việc lợi dụng các người bị tổn thương và đau khổ. Nhân danh cứu trợ thiên
tai, các nhu cầu căn bản như thực phẩm, quần áo, nhà ở, nhu cầu y tế được cung
cấp với điều kiện là nạn nhân phải chuyển sang đạo Kitô. Sau vụ sóng thần năm
2004, một số tổ chức phi chính phủ đã đến Sri Lanka và hiện nay vẫn chưa rời đất
nước này. Việc cải đạo vẫn đang diễn ra một cách tích cực. Quốc gia duy nhất
đang chống lại sự tấn công của Kitô giáo là Myanmar, và nước này đang bị lên án
nặng nề. Myanmar đã nhìn thấy tình cảnh của Sri Lanka.
2) Tuyên truyền về Satan: Các nhà truyền giáo cho rằng thiên tai xãy ra trong vùng hoặc làng của họ, vì Thiên Chúa tức giận họ. Chúa tức giận vì các ngoại đạo thờ cúng ma quỷ và đang bị ảnh hưởng của Satan. Hầu hết các nạn nhân bị yếu tâm lý và ở trong tình trạng dễ bị lợi dụng vì họ bị mất người thân, tài sản và đang bị trầm cảm.
2) Tuyên truyền về Satan: Các nhà truyền giáo cho rằng thiên tai xãy ra trong vùng hoặc làng của họ, vì Thiên Chúa tức giận họ. Chúa tức giận vì các ngoại đạo thờ cúng ma quỷ và đang bị ảnh hưởng của Satan. Hầu hết các nạn nhân bị yếu tâm lý và ở trong tình trạng dễ bị lợi dụng vì họ bị mất người thân, tài sản và đang bị trầm cảm.
19.
Chia để trị
Đây là một trong
những kỹ thuật lừa đảo phổ biến nhất được sử dụng trong suốt lịch sử truyền
giáo. Sự khác biệt hay hận thù được tạo ra hoặc khai thác bằng cách dùng nhóm
này chống lại nhóm kia. Điều này rất thông thường giữa các bộ lạc, vì rất dễ
dàng tạo ra hận thù giữa hai bộ tộc. Các nhà truyền giáo người Anh và người Mỹ
đã sử dụng thành công kỹ thuật này ở Ấn Độ bằng cách phân chia xã hội Ấn Độ ra
hạng quý tộc da trắng Aryans và da đen Dravidians, người hạ tiện Dalits và không
phải Dalits. Các học giả truyền giáo đã tạo các lý thuyết (không có bằng chứng)
để hỗ trợ phân chia giai cấp này với sự giúp đỡ của một số người Ấn phản bội. [Việt
Nam] Các dân tộc thiểu số đã nổi loạn ở Tây Nguyên
đòi tự
trị: phong trào FULRO vào năm 1964 tại Buôn Ma Thuột và các người Dega theo đạo
Tin lành năm 2001 tại Kontum.
20.
Giáo dục / Trường học
Giáo dục là một
chiến lược lớn đã được chứng minh với nhiều thành công ở nhiều quốc gia nghèo
như châu Phi, Nam Mỹ trong khi đó đã thành công một phần tại Ấn Độ, Sri Lanka và
Pakistan. Truyền giáo qua giáo dục có nhiều hình dạng và kích cỡ. Các trường
tiểu học, dạy nghề, đào tạo y tá, dạy nhạc, là nổi bật nhất. Trong nhiều vùng
như Afghanistan và nhiều nước Hồi giáo, giáo dục đã không giúp nhiều cho việc
truyền giáo trực tiếp nhưng đã giúp các người truyền giáo đặt chân vào các khu
vực chưa được tiếp cận và thiết lập liên hệ với người bản xứ. Trường học là một
mặt nạ tuyệt vời cho các hoạt động truyền giáo.
21. Trẻ em thành quân cuồng tín của Thiên Chúa
21. Trẻ em thành quân cuồng tín của Thiên Chúa
Nhiều gia đình đạo
Kitô nuôi dưỡng các con em theo cách của các giáo phái cuồng tín. Những đứa trẻ
này lớn lên trong môi trường hạn chế được huấn luyện để tiếp nối và áp đặt cung
cách mà họ đã được nuôi dưỡng. Các mục sư hay linh mục, bà Sơ kiểm soát mọi thứ
liên quan đến sự giáo dục của trẻ em ngay cả việc chọn màu móng tay mà các em có
thể dùng.
22. Trừ tà
22. Trừ tà
Nhà thờ Công giáo khuyến khích các quan điể cho rằng các
xu hướng tiêu cực trên thế giới là do ma quỷ. Làm thế nào để thoát khỏi quỷ?
Nhà thờ Công giáo dùng một phương pháp thời Trung cổ gọi là trừ tà (exorcism).
Khi một người bình thường bị bệnh, nhà thờ địa phương bí mật tuyên truyền rằng
ma quỷ là nguồn gốc của bệnh tật và họ có cách trừ tà để thoát khỏi ma quỷ.
Người thường đang bị bệnh tật dễ dàng rơi vào cái bẫy này. Theo CNN, bà Teresa
đã bị trừ tà vào những năm cuối đời (Archbishop: Mother Teresa underwent
exorcism, 09/07/2001,
http://archives.cnn.com/2001/WORLD/asi-apcf/south-/09/04/mother.theresa.exorcism/
)
23.
Khai thác các tù nhân
Tù nhân thường bị
các quan chức nhà tù lợi dụng. Các người truyền đạo thường hay làm việc trong
các nhà tù hoặc kết bạn với các quan chức nhà tù.
24. Sợ ngày tận thế
24. Sợ ngày tận thế
Các nhà truyền giáo
thường tuyên truyền và gây nỗi sợ hãi vì ngày tận thế sắp xãy ra (ví dụ năm
2000, năm 2012!!!!). Họ 'bảo lãnh' lên thiên đường (giống như họ làm chủ) cho
các người cải đạo và những người không cải đạo sẽ chìm trong biển lửa. Người mù
chữ, người yếu tâm lý dễ bị thuyết phục và do đó cải đạo. Động đất và sóng thần
Ấn Độ Dương gần đây đã được tất cả các nhà truyền giáo tuyên truyền là cơn thịnh
nộ và cảnh báo từ Thiên Chúa cho những người không cải đạo.
25. Lừa người ngoại đạo để làm công việc truyền giáo
25. Lừa người ngoại đạo để làm công việc truyền giáo
Các nhà truyền giáo đã lợi dụng người nhẹ dạ đi phát tờ
rơi. Họ bị dọa là nếu không đi phát sẽ bị tai họa.
26. Lừa người dân với trò ảo thuật
26. Lừa người dân với trò ảo thuật
Hảng
Yigal Mesika chế tạo các sản phẩm như "Electric Touch” (Chạm Điện) cho các nhà
ảo thuật. Kitô có nguồn gốc phản tự nhiên lại dựa vào các phép lạ và dân chúng ở
các nước đang phát triển dễ bị lừa với những vật này. Ở các quốc gia đang phát
triển như châu Phi, Ấn Độ, Nepal, người dân chưa bao giờ nghe nói hay thấy những
sản phẩm này. Người truyền giáo dùng các vật này và đánh lừa mọi người khi nghĩ
rằng chúng có năng lực siêu nhiên để cải đạo.
27.
Nhà ở, đất nông nghiệp miễn phí
Các người truyền
giáo thường mua linh hồn bằng cách hứa hẹn và đôi khi cung cấp nhà ở miễn phí
hoặc đất nông nghiệp cho người nghèo. Trong nhiều trường hợp các mục sư hay linh
mục đã gian lận bằng cách hứa hẹn nhà miễn phí nhưng đã không giữ lời.
28. Nạn diệt chủng
28. Nạn diệt chủng
Chế độ Ustashe ở
Croatia với sự tài trợ của Vatican đã nổi tiếng với các trại tử thần (death
camp) trong nạn diệt chủng của Đức Quốc xã. Các bộ lạc da Đỏ ở Mỹ, Canada đã
không nhận được một thông cảm nào khi bị thãm sát. Người dân Wiccans, thổ dân
châu Mỹ, người bản địa của Nam Mỹ là một vài ví dụ của nạn diệt chủng.
29. Hỗ trợ của chính quyền
29. Hỗ trợ của chính quyền
Nhiều nước trên thế
giới bắt người dân lựa chọn các tôn giáo được chính quyền chấp nhận. Hàn Quốc,
Trung Quốc, Indonesia và Nga là những quốc gia như vậy. Trước đây người cầm
quyền sau khi cải đạo đã dùng quyền lực để buộc người dân thay đổi tôn giáo, ủng
hộ tôn giáo của mình hoặc kỳ thị các tôn giáo khác. Chính quyền của Tổng thống
Lee Myung-bak, một người theo đạo Tin lành, đã có nhiều biện pháp chống Phật
giáo tại Hàn quốc như ngược đãi tăng ni, khám xét chùa chiền… Khi còn là thị
trưởng Hán Thành (Seoul), ông Lee đã dâng hiến thành phố này cho Chúa Giêsu!
30. Chữa bệnh bằng phép lạ
30. Chữa bệnh bằng phép lạ
Đây là một gian lận lớn được dùng với các người
yếu tâm lý. Benny Hinn là một lãnh đạo hiện đại trong lĩnh vực này. Ông này làm
phép lạ để chữa bịnh và các chương trình của ông (Miracle Crusades) được chiếu
trên truyền hình ở nhiều nơi trên thế giới.
31. Thu hút sinh viên với các chương trình ở trường
Nhiều nhóm truyền đạo như
“Campus Crusade “ tổ chức các trận đấu thể thao, các chương trình học tập, du
học nước ngoài, sách miễn phí, vv… để cải đạo. Người cải đạo nhận được nhiều lợi
ích như làm điều phối viên, học bổng vv… những điều rất hấp dẫn đối với sinh
viên nghèo.
32. Hôn nhân / Áp lực gia đình
32. Hôn nhân / Áp lực gia đình
Đây là một kỹ thuật rất phổ biến trong các gia đình trung
lưu. Trong một cuộc hôn nhân liên quan đến một cô dâu không có đạo (thường chống
lại nguyện vọng của gia đình), gia đình đạo Kitô đảm bảo rằng họ không phản đối
tôn giáo của cô gái. Trong vòng vài tuần sau hôn lễ, gia đình đạo Kitô tuyên bố
rằng họ không thể chấp nhận tôn giáo của cô gái được và họ cho cô gái mới cưới
hai lựa chọn tức là, cải đạo sang đạo Kitô hoặc ly dị. Để cứu vãn cuộc hôn nhân,
cô gái thường cải đạo. Nhiều cố vấn hôn nhân đã báo cáo sự gia tăng đáng kể của
nhiều trường hợp như vậy. Ở Ấn Độ, nhiều người chồng đã đánh đập người vợ vì
không chịu cải đạo. Không thể chịu đựng sự tra tấn nhiều cô gái đã tự tử.
33. Y tế / Bệnh viện
33. Y tế / Bệnh viện
Truyền bá Phúc âm
trong các bệnh viện và nhân viên y tế là một phương pháp rất phổ biến ở các nước
kém phát triển hoặc đang phát triển. Thông thường bệnh nhân và gia đình của họ
đang ở trong trạng thái đau khổ và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để được lành
bệnh. Các nhà truyền đạo khai thác điểm yếu này để cải đạo lúc người bệnh hấp
hối hay đánh lừa họ rằng cải đạo sẽ giúp họ hồi phục sức khỏe. [Việt
Nam] Có nhiều người bị chứng bịnh nan y như ung thư đã bị dụ dỗ vào đạo. Ớ các
bệnh viện thường có các nữ tu Kitô nói với người bệnh là nên cải đạo và cầu
nguyện Chúa và Đức Mẹ sẽ có phép lạ. Gần đây, các trang web Kitô đã loan tin
thất thiệt về một sư cô bỏ Phật giáo theo đạo Kitô ở Bình Chánh. Lợi dụng lúc
người bệnh hôn mê, họ đã làm phép cải đạo và đây là một hành vi phi đạo đức (“Sư
Cô trụ trì” chùa Quan Âm cải đạo theo Chúa: Bóc trần sự thật, Thích
Thanh Thắng, 17/02/2011,
http://www.phattuvietnam.net/3/13389.html
)
34. Cho vay nhỏ
34. Cho vay nhỏ
Một kỹ thuật rất phổ
biến ở các vùng quê: Các nhà truyền đạo cho vay một số tiền nhỏ. Người bản xứ
thường được yêu cầu hoàn trả khi không thể nào trả lại (ví dụ: mất mùa, giá rẻ
v.v…). Lựa chọn còn lại cho người nông dân chính là cải đạo để được xóa nợ!.
35. Hộp phép lạ
35. Hộp phép lạ
"Hãy
đến với nhà thờ và nhận được những phép lạ mà bạn cần" là khẩu hiệu tiêu biểu
cho trò chơi truyền thống này. Hiện nay các trò chơi phép lạ rất phổ biến ở các
nước thế giới thứ ba và các vùng bộ tộc. Điều kiện chính cho Vatican phong thánh
một ai đó là "Bằng chứng phép lạ”. Tại các vùng nghèo, các nhà truyền đạo yêu
cầu mọi người viết ra những mong muốn của họ như xe đạp, máy nghe nhạc … trong
một mảnh giấy và đặt trong hộp mong ước. Một tuần sau Giáo hội từ phương Tây với
nhiều kinh phí đã thực hiện các phép lạ đó. Những người trí thức và người có lý
trí và giáo dục ở phương Tây đang bỏ nhà thờ một phần vì các trò rẻ tiền này.
[Việt Nam] Từ năm 1999, Mission Vietnam (Sứ Mạng Việt
Nam) của Tin lành đã phát xe đạp cho các học sinh theo học các lớp Kinh Thánh và
các gia đình nghèo. Họ đã in và phát 100.000 cuốn Thánh Kinh cho người lớn và
100.000 cuốn Thánh Kinh cho trẻ em mà họ gọi là Cuốn sách Hy vọng (Book of Hope)http://missionvietnam.org/projects/bicycle_ministry.html
36.
Âm nhạc
Nhà hiền triết Plato đã nói “Hãy cho tôi âm nhạc của một
quốc gia, và tôi sẽ thay đổi tâm trí của quốc gia ấy”. Hầu như tất cả mọi người
trên thế giới đều thưởng thức một loại âm nhạc nào đó. Các nhà truyền đạo rất
thành công khi họ “Truyền bá Phúc âm qua Âm Nhạc” bằng cách cung cấp các bài
học guitar miễn phí và chỉ dạy các vũ điệu phương Tây và âm nhạc. Các học sinh
và sinh viên dễ bị cải đạo với chiến lược này.
[Việt Nam]Blastoff Music Ministries đang truyền bá Phúc âm qua âm nhạc và một hội viên đã nói: Tôi đã mang một {khẩu súng} M-16 sang Việt Nam và bây giờ chúng ta trở về với {đoạn Thánh Kinh} John 3:16 - "I took an M-16 over to Vietnam and now we return with a John 3:16."
[Việt Nam]Blastoff Music Ministries đang truyền bá Phúc âm qua âm nhạc và một hội viên đã nói: Tôi đã mang một {khẩu súng} M-16 sang Việt Nam và bây giờ chúng ta trở về với {đoạn Thánh Kinh} John 3:16 - "I took an M-16 over to Vietnam and now we return with a John 3:16."
37.
Trò bị đàn áp
Các người truyền
giáo luôn luôn cho rằng các tín đồ Kitô trên thế giới đang bị đàn áp vì niềm tin
của họ. Thực sự là Kitô giáo có bị ngược đãi không? Bị đàn áp là cớ để đạt được
sự cảm thông, nhận được nhiều đô la từ phương Tây và tránh bất kỳ phản đối nào
về các hoạt động đen tối của họ. Một phần của t
37.
Trò bị đàn áp
Các người truyền
giáo luôn luôn cho rằng các tín đồ Kitô trên thế giới đang bị đàn áp vì niềm tin
của họ. Thực sự là Kitô giáo có bị ngược đãi không? Bị đàn áp là cớ để đạt được
sự cảm thông, nhận được nhiều đô la từ phương Tây và tránh bất kỳ phản đối nào
về các hoạt động đen tối của họ. Một phần của trò này là tạo ra Ủy ban Tự do Tôn
giáo Quốc tế (US Commision for International Religious Freedom) với nhiệm vụ
chính là giám sát sự đàn áp của tín đồ Kitô trên khắp thế giới nhưng ủy ban này
lại không nhìn nhận những tội ác ghê tởm của người theo đạo Kitô trên thế giới.
38.
Cảnh sát và công an
Cảnh sát và công an ở các trạm nhanh chóng trở thành những người đi cải đạo. Họ đe dọa người dân buộc phải cải đạo hoặc nhận các hình phạt của họ.
Cảnh sát và công an ở các trạm nhanh chóng trở thành những người đi cải đạo. Họ đe dọa người dân buộc phải cải đạo hoặc nhận các hình phạt của họ.
39.
Hoạt động chính trị
Các nhà truyền đạo thành lập các nhóm hay đảng phái chính
trị. Các nhóm này được hỗ trợ bởi các cường quốc phương Tây. Nhận thấy sức mạnh
của các nhóm này nên có nhiều người đã cải đạo vì quyền lợi cá nhân và chính
trị. Nam Hàn là một thí dụ tiêu biểu cho phương pháp này. Tổng thống Lee
Myung-bak là một tín đồ Tin lành và đa số các bộ trưởng trong Nội các của ông
đều theo đạo Tin lành. Chính quyền của ông đã nhiều lần bị buộc tội là kỳ thị
Phật giáo và ưu đãi Tin lành.
40.
Quan hệ với quần chúng
Nếu có ai trên thế giới này rành về nghệ thuật quan hệ
quần chúng (public relations), đó chính là Giáo hội phương Tây. Họ vẫn không bị
tổn thương chút nào dù các tội phạm và nạn diệt chủng mà họ đã làm. Cơ quan quan
hệ với công chúng của họ làm việc suốt cả ngày. Nhờ chiến dịch này, rất nhiều
người đã khâm phục đời sống của các nhà truyền giáo và trở thành con mồi cho các
hoạt động bất chính của họ.
41. Các nhà bị ma ám và địa ngục
41. Các nhà bị ma ám và địa ngục
Các nhà bị ma ám hay
nhà địa ngục rất phổ biến ở Mỹ. Theo một ước tính có ít nhất 1000 nhà như vậy ở
Mỹ. Các nhà này thường có âm thanh đáng sợ vang dội giống như địa ngục. Những
ngôi nhà này có hai mục đích: tạo thu nhập qua bán vé và làm nhiều người cải đạo
vì sợ hãi.
42.
Thay đổi Kinh điển
Các nhà truyền đạo là bậc thầy trong việc thay đổi kinh điển của họ cũng như kinh điển của các tôn giáo khác. Họ đang thúc đẩy và tài trợ các lý thuyết cho rằng Ấn Độ giáo (mặc dù hơn 5000 năm) đã tiến hóa từ Thiên Chúa giáo, hay Phật giáo trở thành văn minh bằng cách thích ứng với các ý tưởng Kitô giáo và Hồi giáo được tạo ra bởi Giáo hội Vatican để bảo vệ quyền lợi của họ.
Các nhà truyền đạo là bậc thầy trong việc thay đổi kinh điển của họ cũng như kinh điển của các tôn giáo khác. Họ đang thúc đẩy và tài trợ các lý thuyết cho rằng Ấn Độ giáo (mặc dù hơn 5000 năm) đã tiến hóa từ Thiên Chúa giáo, hay Phật giáo trở thành văn minh bằng cách thích ứng với các ý tưởng Kitô giáo và Hồi giáo được tạo ra bởi Giáo hội Vatican để bảo vệ quyền lợi của họ.
43.
Khủng bố và hiếu chiến
Đông Bắc Ấn Độ là một ví dụ sống động của nạn khủng bố do Giáo hội bảo trợ. Các bộ lạc sau khi từ chối cải đạo đã bị tàn sát. Nhà thờ Baptist ở Nagaland là trung tâm chỉ huy của nhóm khủng bố ở Nagalim với khẩu hiệu "Nagaland cho Chúa Kitô”.
Đông Bắc Ấn Độ là một ví dụ sống động của nạn khủng bố do Giáo hội bảo trợ. Các bộ lạc sau khi từ chối cải đạo đã bị tàn sát. Nhà thờ Baptist ở Nagaland là trung tâm chỉ huy của nhóm khủng bố ở Nagalim với khẩu hiệu "Nagaland cho Chúa Kitô”.
Kết Luận :
Bài này đã tóm lược 43 phương pháp đang được các giáo phái
Tin lành và Công giáo dùng như các chiêu thức để cải đạo ở các nước Á châu Phật
giáo như Việt Nam. Chúng ta có thể nhận thấy là các phương pháp của Thiên chúa
giáo rất tân tiến, khoa học, bài bản và hiệu quả. Hơn thế nữa, các người truyền
giáo không chối từ một phương pháp, âm mưu, thủ đoạn nào, dầu là vô đạo đức, vi
phạm pháp luật, để “gặt linh hồn về cho Chúa”. Theo họ, “mục đích biện hộ cho
phương tiện”. Vì làm việc cho Chúa nên họ nghĩ họ có quyền coi thường tất cả, kể
cả luật pháp và chính quyền địa phương. Trong khi đó, Phật giáo Việt Nam vẫn còn
thụ động, cổ hủ, “mũ ni che tai”, “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Nếu tình trạng
này còn tiếp diễn, chỉ trong một thời gian ngắn (10-20 năm) đa số người
Việt Nam sẽ bị cải đạo và Phật giáo sẽ trở thành
một tôn giáo thiểu số như ở Hàn Quốc. Cầu mong Chư Tôn Đức và quý Phật tử, trong
nước cũng như ở hải ngoại, phát tâm cùng nhau Chấn hưng Phật giáo để cho cái gọi
là “ngày tàn của Phật giáo” sẽ không bao giờ xãy ra trên đất nước Việt Nam.
Minh Kiến
Tháng 3, 2011