Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

NÓI VỀ 7 NÚI TỘI ÁC CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

 
Trần Chung Ngọc
 
* * *


Ngày Chủ Nhật 12 tháng 3, 2000, trong một cuộc “Thánh lễ” công cộng tại "Thánh đường" Phê-rô, trước nhiều chục ngàn con chiên, người Chủ Chiên, Giáo hoàng Gion Pôn Hai (John Paul II), đại diện cho "hội Thánh" Công Giáo  gồm gần một tỷ tín đồ, trong đó có khoảng 5 triệu tín đồ Việt Nam, cùng vài chức sắc trong bộ tham mưu thần học của ông ta, trong đó có Hồng y Nguyễn Văn Thuận  , đã chính thức “xưng thú 7 núi tội lỗi” đối với nhân loại của Công Giáo, một tôn giáo tự nhận là “thiên khải”, “duy nhất”, “thánh thiện”, “mầu nhiệm”, “tông truyền”, “vương quốc của Thiên Chúa”, “cao quý”, “ánh sáng của nhân loại” v…v…, và xin thế giới tha thứ cho những hành động ác ôn đặc thù Công Giáo, của những con cái giáo hội Công Giáo "thánh thiện".  Những hành động này, qua gần 20 thế kỷ, đã đưa đến những thảm họa to lớn cho nhân loại như Thánh Chiến, Tòa Hình Án xử Dị Giáo, kỳ thị phái nữ, xâm lăng văn hóa, ý muốn thống trị và thái độ thù nghịch đối với những tôn giáo khác, bách hại dân Do Thái, gây chia rẽ trong cộng đồng Ki Tô, liên kết với những thế lực thực dân, phát xít v...v... như đã được nhắc tới hết sức đại cương trong những lời xưng thú 7 núi tội lỗi của Công Giáo.
 
 
 
Vài Lời Nói Đầu: 
 
Những người chống đối [hay người Công giáo] có biết rằng trong thế giới ngày nay mà lên án một người nào là cộng sản [hay chống Công giáo] thì thật là ngu xuẩn không? Nó đã quá lỗi thời và chứng tỏ rõ ràng là các người thiếu học vấn.
(Do you protestors (or Catholics) realize how ignorant it sounds to utilize and accuse someone of being a communist [or anti-catholic] in today's world? It's outdated and clearly demonstrates your lack of education.) (OCRegister.com)
 
Những người Công giáo thường lên án tôi là “Chống Công Giáo”, làm như “Chống Công Giáo” là một cái gì không được phép làm, hay không có đạo đức tôn giáo, hay chia rẽ tôn giáo v..v.., và nhất là sẽ mang tội với Chúa của họ.  Tôi không phủ nhận là tôi “Chống Công Giáo”, không phải là chống lơ tơ mơ, mà chống triệt để.  Tại sao?  Vì tôi cho đây là điều cần thiết trong thời đại ngày nay. 
 
Những người lên án tôi là “Chống Công Giáo” nên tự hỏi, Công giáo có đáng chống không? Và tại sao không?  Nhưng họ cần biết rõ một điều: tôi “Chống Công Giáo” nhưng không chống người theo Công Giáo.  Nghe ra thì có vẻ nghịch lý, nhưng thật ra thì tôi “Chống Công Giáo” với mục đích “giúp người Công giáo”,  giúp để ngưởi Công giáo hiểu biết rõ thêm về chính tôn giáo của họ mà vì ở trong một cấu trúc quyền lực của giới giáo sĩ tiếm danh Chúa, và bị “bề trên” bưng bít, họ không có khả năng hoặc cơ hội để biết đến những sự thật về đạo Công giáo của họ, nhất là để giúp họ nhận thức được rằng: chẳng có ai  “chống Công Giáo” như họ nghĩ cả, mà chính Công Giáo đã chống Công Giáo.
 
Thật vậy, chính cái lịch sử ô nhục, đẫm máu của Giáo hội Công Giáo trong 2000 năm nay mà Giáo Hoàng John Paul II đã phải lên tiếng xưng thú 7 núi tội lỗi của Giáo hội ngày 12.3.2000 tại Vatican; chính những triều đại dâm loạn của một số không ít Giáo hoàng; chính cái định chế độc tài buôn thần bán thánh của Giáo hội;  chính cái chính sách liên kết của Giáo hội với các chế độ thực dân để đi truyền đạo ở các nước nghèo yếu; chính sự suy sụp đạo đức của giới chăn chiên, điển hình là các vụ đồi bại như Linh mục cưỡng bức tình dục một số nữ tu trong 23 quốc gia trên thế giới, rồi cưỡng bức họ đi phá thai, vụ một số không nhỏ Linh mục ở Mỹ, khoảng hơn 5000 “Chúa thứ hai” cưỡng bức tình dục trẻ em và nữ tín đồ, bắt đầu nổ ra ở Boston năm 2002 v..v.., đã là những thực tế “chống Công Giáo” mạnh mẽ nhất mà người Công Giáo không bao giờ nhìn thấy và chấp nhận vì đầu óc đã bị điều kiện hóa từ khi còn nhỏ, và những kẻ hoạt đầu chính trị dựa hơi Công Giáo cũng không nghĩ đến. 
 
  Điều đáng buồn là, vì hoàn cảnh đất nước từ khi Pháp, với sự hỗ trợ đáng kể của Công Giáo Việt Nam, xâm chiếm được Việt Nam, trí thức Việt Nam đã đi sau những trí thức Âu Mỹ cả nhiều thế kỷ trong nhiệm vụ “chống Công Giáo”, hay nói đúng hơn,  “giải hoặc” Ki Tô Giáo nói chung, Công Giáo nói riêng..  Bài viết này chỉ có mục đích trình bày cho độc giả biết “chống Công Giáo” trong thế giới Âu Mỹ ngày nay không phải là chuyện vô đạo đức hay gây chia rẽ tôn giáo, mà là bổn phận của giới trí thức trước những sự thực về Công Giáo do chính Công Giáo đã thú nhận.   Gần đây, Giáo Sư Nguyễn Mạnh Quang đã có cả một thiên khảo cứu về nhiều quốc gia trên thế giới đã chống Công giáo như thế nào.  Bài viết này chỉ  muốn nói lên một điều: Trong thời đại này, cái mũ “Chống Công Giáo” của những người  Việt có đầu mà không có óc đã không còn một giá trị trí thức, nhất là khi những luận điệu chụp mũ này thường chỉ là sự suy diễn từ những đầu óc của những con bò mộng Tây Ban Nha trước mảnh vải đỏ, không có bất cứ một bằng chứng nào, không dựa trên bất cứ cơ sở nào.
 
*
 
   Lloyd Graham:   "Chúa Ki Tô cầu nguyện (Chúa Cha): "Cha hãy tha thứ cho họ vì họ không biết là họ đang làm gì"… Nếu cái tên Ki Tô không biết gì về siêu hình học này (Giê-su) mà có chút kiến thức nào về luật nhân quả, thì lời cầu nguyện của hắn phải đọc ngược lại – “Con người, hãy tha thứ cho Thiên Chúa [God], vì ông ta không biết là ông ta đã làm gì.” Tất cả cuộc sống đều chứng tỏ cái sự kiện thê thảm này, cho nên vấn đề không phải là Thiên Chúa có tha thứ cho tội lỗi của con người hay không, mà là con người có thể tha thứ cho sự độc ác của Thiên Chúa hay không?
 
   (Christ prayed: "Father forgive them for they know not what they do."… Had this metaphysically ignorant Christ possessed any knowledge of Causation, his prayer would read in reverse – “Man, forgive God, for he knows not what he does.” All life attests this tragic fact, so the question is not, will God forgive man for his sins? but can man forgive God for his cruelty? )
 
   TCN:  Giáo hội Công Giáo đã xưng thú 7 núi tội ác của Công giáo đối với nhân loại và xin được tha thứ.  Nhưng khác với Thiên Chúa của Công Giáo, không biết là mình đã làm gì, Giáo hội Công giáo biết rất rõ những việc Giáo hội làm.  Cho nên, vấn đề của chúng ta ngày nay là : Chúng ta có thể tha thứ cho 7 núi tội ác của Giáo hội Công giáo hay không?
 

* * *



    
Ngày Chủ Nhật 12 tháng 3, 2000, trong một cuộc “Thánh lễ” công cộng tại "Thánh đường" Phê-rô, trước nhiều chục ngàn con chiên, người Chủ Chiên, Giáo hoàng Gion Pôn Hai (John Paul II), đại diện cho "hội Thánh" Công Giáo  gồm gần một tỷ tín đồ, trong đó có khoảng 5 triệu tín đồ Việt Nam, cùng vài chức sắc trong bộ tham mưu thần học của ông ta, trong đó có Hồng y Nguyễn Văn Thuận  , đã chính thức “xưng thú 7 núi tội lỗi” đối với nhân loại của Công Giáo, một tôn giáo tự nhận là “thiên khải”, “duy nhất”, “thánh thiện”, “mầu nhiệm”, “tông truyền”, “vương quốc của Thiên Chúa”, “cao quý”, “ánh sáng của nhân loại” v…v…, và xin thế giới tha thứ cho những hành động ác ôn đặc thù Công Giáo, của những con cái giáo hội Công Giáo "thánh thiện".  Những hành động này, qua gần 20 thế kỷ, đã đưa đến những thảm họa to lớn cho nhân loại như Thánh Chiến, Tòa Hình Án xử Dị Giáo, kỳ thị phái nữ, xâm lăng văn hóa, ý muốn thống trị và thái độ thù nghịch đối với những tôn giáo khác, bách hại dân Do Thái, gây chia rẽ trong cộng đồng Ki Tô, liên kết với những thế lực thực dân, phát xít v...v... như đã được nhắc tới hết sức đại cương trong những lời xưng thú 7 núi tội lỗi của Công Giáo.
 
   Đây không phải là lần đầu tiên Giáo hoàng xưng thú tội lỗi của Công Giáo.  Người ta ghi nhận, trong thời gian 21 năm ở ngôi vị giáo hoàng, Ngài đã xin lỗi  hơn 100 lần về những tội lỗi rõ ràng là Giáo hội đã phạm. (Chicago Tribune, March 13, 2000: By some counts he has already apologized for specific sins linked to the church on more than 100 occasions during his 21- year pontificate).  Nhưng lần này, sự xưng thú tội lỗi của giáo hoàng có tầm mức rộng lớn hơn những lần trước rất nhiều, vì nó bao quát, tuy không đầy đủ, 7 núi tội lỗi chính của giáo hội Công Giáo đối với nhân loại trong suốt 2000 năm qua, đặc biệt là trong thiên niên kỷ thứ hai, theo Thường Lịch.
 
   Các tín đồ Công Giáo, nhất là tín đồ Công Giáo Việt Nam, bèn tung hô hành động của Gion Pôn Hai là một hành động can đảm chưa từng có trong giáo hội, theo luận điệu diễn giải của giới chăn chiên dạy các con chiên có đầu nhưng không có óc.  Một kẻ cướp, một sát nhân …, khi bắt buộc phải thú tội thì đó không phải là một hành động can đảm.  Huống chi, giáo hội Công giáo, trong lịch sử, đã là một tập đoàn kẻ cướp [trong các cuộc thánh chiến, hay toa rập với thực dân đi cướp chùa để xây nhà thờ, thí dụ như ở Việt Nam], một tập đoàn sát nhân [trong các tòa án xử dị giáo, săn lùng và thiêu sống phù thủy v..v…], vậy thì làm sao có thể coi những lời xưng thú tội lỗi là can đảm hay là hành động thống hối.
 
   Ngoài giáo hội,  ai cũng biết đây là một bước đi chính trị bắt buộc của giáo hội trong một thế giới mà ý niệm về đa nguyên tôn giáo đã được chấp nhận rộng rãi.  Trong thế giới này, nhãn hiệu tự phong của Công Giáo như là một tôn giáo “thiên khải”, “thánh thiện duy nhất” v..v.. thực chất chỉ là những lời huênh hoang hợm hĩnh tự đề cao, hoàn toàn vô giá trị đối với hơn 5 tỷ người phi- Công Giáo  trên tổng số trên 6 tỷ người trên thế giới.  Học Hội Đức Giêsu Ki Tô Phục Sinh (Hội Ki Tô Học) của một nhóm tín đồ Công Giáo  Việt Nam ở Houston, Texas, Hoa Kỳ, đã vạch rõ: “Roma chọn con đường cáo thú tội lỗi của mình là có những lý do thầm kín đã suy nghĩ lâu dài và nát óc để có quyết định này.  Trong những con đường xấu (nghĩa là có ảnh hưởng tai hại đến giáo hội. TCN), chọn con đường ít xấu hơn, là con đường “xưng tội trống với Thiên Chúa và với đồng loại”.  Hơn nữa, có xưng thú tội lỗi hay không thì cả thế giới cũng đã biết rõ bản chất của Công Giáo La Mã là như thế nào rồi, bằng chứng ở trong sự hiện hữu của hàng trăm, hàng ngàn tác phẩm nghiên cứu về lịch sử Công Giáo. 


Hành động xưng thú tội lỗi của Vatican  không phải là một hành động can đảm.  Đó chẳng qua chỉ là sự thú nhận những điều mà thế giới đã biết rõ từ lâu, và vì trước công luận thế giới, trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, Giáo hội Công Giáo không có cách nào có thể bưng bít, che dấu sự thực được nữa. Để vớt vát uy tín của Công Giáo qua việc xưng thú tội lỗi này, Giáo hoàng phán: “Người ngoài sẽ khó mà hiểu được ý nghĩa tôn giáo linh thiêng của hành động thống hối”, trong khi thực sự có gì là linh thiêng và khó hiểu đâu, vì hành động thống hối này không phải là một hành động đặc thù Công Giáo, chỉ riêng Công Giáo mới có, và thực chất chỉ là những lời nói trên đầu môi chót lưỡi “xưng tội trống với Chúa”, không chút nào thành thật, như nhiều người đã nhận xét.


 Bức tranh Galileo đối mặt với Toà án dị giáo La Mã năm 1857 của Cristiano Banti,
link :
http://vi.wikipedia.org/wiki/Galileo_Galilei
 
      Không ai lấy làm lạ vì tại sao cho tới thời điểm gần đây mới có một giáo hoàng công khai xưng thú tội lỗi và xin được tha thứ cùng thế giới.  Chúng ta đã biết, 359 năm sau khi kết án Galileo Galilei và sau 13 năm nghiên cứu của một ủy ban gồm những nhân vật thượng thặng trong Tòa Thánh, giáo hội mới chính thức công nhận sự sai lầm của giáo hội trong vụ án này, trong khi cả thế giới đã biết là Galilei đúng, còn Kinh Thánh và Giáo hội đã sai, từ mấy thế kỷ nay.  Chúng ta cũng đã biết, Giáo hội đã kết tội oan một nữ anh hùng cứu quốc của Pháp, Jeanne d’Arc, là phù thủy và đưa bà lên giàn hỏa thiêu sống năm 1431, rồi gần 500 năm sau (1920), mới thống hối bằng cách truy phong chức Thánh cho bà.


 Jeanne d’Arc bị thiêu sống;
 
 Sự kiên trì che dấu tội lỗi của Giáo hội Công Giáo đã nổi tiếng trên hoàn cầu, cực chẳng đừng giáo hội mới công khai hóa những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng không tốt cho giáo hội, vì những sự kiện lịch sử này đối ngược hẳn với những nhãn hiệu “thánh thiện” v..v.. tự tôn của giáo hội.
 
   Dù giáo hội có ngụy biện để giải thích hành động xưng thú tội lỗi của giáo hoàng như thế nào đi chăng nữa, là hành động can đảm hay theo đúng tinh thần tự kiểm ăn năn thống hối của Công Giáo, là để thanh tẩy ký ức hay để tiến tới sự hòa hợp tôn giáo v…v…, các tín đồ Công Giáo vẫn không thể nào giải đáp được thỏa đáng những câu hỏi như:
 
   Tại sao một giáo hội do chính Chúa thành lập, thường tự xưng là "thánh thiện", là "ánh sáng của nhân loại", là quán quân về "công bằng và bác ái", được "thánh linh hướng dẫn" v...v... lại có thể phạm những tội ác vô tiền khoáng hậu trong suốt 2000 năm nay đối với nhân loại như vậy?  trong khi các đạo khác, thí dụ như đạo Phật, thường bị Ki Tô Giáo chụp cho cái mũ vô thần lên đầu, lại không hề làm đổ một giọt máu hoặc gây nên bất cứ một phương hại nào cho con người trong quá trình truyền bá trải dài hơn 2500 năm, từ trước Ki Tô Giáo hơn 500 năm Vậy vô thần so với hữu thần, đằng nào thánh thiện hơn? Tại sao cho tới ngày nay mà những người Công Giáo Việt Nam ngu ngơ vẫn luôn luôn mở miệng ra là lên án vô thần, làm như vô thần đồng nghĩa với vô đạo đức, vô tôn giáo, trong khi, xét theo lịch sử,  chính cái tôn giáo của họ, Công giáo,  là vô đạo đức và vô tôn giáo vào bậc nhất thiên hạ.
 
   Những câu hỏi này sẽ luôn luôn ám ảnh những tín đồ Công Giáo có đầu óc, còn đôi chút lương tri và liêm sỉ.  Vì một tôn giáo mà gây ra nhiều tội đại ác như tra tấn, tù đầy, thiêu sống v..v.., giết hại hàng chục triệu sinh mạng vô tội, nếu không muốn nói đến cả trăm triệu, gồm cả đàn bà và trẻ con, bất cứ vì lý do nào, thì không thể được coi là một tôn giáo, theo bất cứ nghĩa nào.  Đó chẳng qua chỉ là một tổ chức núp sau bình phong tôn giáo để duy trì những quyền lực thế tục.  Lương tâm trí thức của họ bắt họ phải trực diện với sự thực này.  Phải chăng họ đã bị lừa dối từ bao thế kỷ nay bởi một cái bánh vẽ trên trời mà không cần đếm xỉa gì tới vấn đề đạo đức, luân lý?  Phải chăng họ đã bị nhào nặn từ nhỏ để có một tâm cảnh vô cùng ích kỷ, chỉ ham hố một sự “cứu rỗi” tưởng tượng cho riêng mình mà không cần biết đến cái cộng đồng tôn giáo của mình ra sao? Phải chăng họ đã bị nhồi sọ từ nhỏ đến độ chỉ còn có thể tin một cách mù quáng, không còn khả năng suy nghĩ để tìm ra lẽ thật? v..v..
 
   Tín đồ Công Giáo muốn tôn vinh quyền năng của Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần, và Giáo hoàng thế nào thì tôn vinh, nhưng họ không bao giờ có thể xóa bỏ được những sự thực lịch sử về Công Giáo, những sự thực đã làm cho cả thế giới phải ghê sợ, những sự thực đã bị phanh phui đến mức độ giáo hội không thể làm gì khác là đưa giáo hoàng và bộ tham mưu của ông ta ra xưng tội cùng thế giới loài người về những tội ác của Giáo hội Công Giáo để xoa dịu dư luận thế giới.  Những tội lỗi của Công Giáo đối với nhân loại, qua lời xưng thú tội lỗi của tập đoàn Vatican, sẽ ám ảnh lương tri của người Công Giáo suốt đời, không phải vì họ phải chịu trách nhiệm về những việc làm của giáo hội trong quá khứ, mà vì dù muốn dù không, họ cũng thuộc một đoàn thể có một lịch sử quá đen tối, trái ngược với những lời tuyên truyền giả dối đã tạo thành niềm tin của họ.  
 
Từ nay, họ không còn có thể tự đề cao mà không ngượng miệng những điều họ được nhồi vào đầu óc từ khi còn nhỏ để biến họ thành những kẻ cuồng tín, tổng hợp của ngu dốt, hợm hĩnh và huênh hoang, ví dụ như  Công Giáo là một tôn giáo thánh thiện, duy nhất thiên khải, cao quý hơn tất cả các tôn giáo khác, hoặc như, người trong đạo là những người lành thiện, đạo đức hơn tất cả những người “ngoại đạo” v.v…  Thế giới đã thấy rõ từ lâu, tất cả những lời tự tôn, tự ca tụng, tự tôn vinh v..v.. của Giáo hội Công Giáo chỉ là những lời tự nhận tuyên truyền huênh hoang giả dối cho đám tín đồ thấp kém, trái hẳn với bản chất mê tín, hoang đường, thấp kém, tàn ác v..v.. của giáo hội Công Giáo.  Sau đây, tôi xin đi vào phần phân tích vài vấn đề liên quan đến hành động “xưng thú 7 núi tội lỗi” và “xin được tha thứ” của "hội Thánh" Công Giáo.
 
   Giáo hoàng xin thế giới tha thứ cho những tội ác của Công Giáo bằng những lời lẽ rất đại cương, cho nên không mấy người biết rõ những tội ác của Giáo hội là những tội ác nào. Lewis Weinstein viết trong tờ Chicago Tribune ngày 16 tháng 3, 2000,  như sau:
 
   "Hầu hết các tín đồ Công Giáo không biết đến cái lịch sử (chứa đầy tội ác củaCông Giáo. TCN) mà Giáo hoàng nói đến, và nếu, theo lời của Hồng Y John O'Connor, tổng giám mục địa phận New York, tín đồ Công Giáo phải "được sự thật giải phóng", thì họ phải biết sự thật đó như thế nào."
   (Most Catholics are unaware of the history to which the pope alluded, an if, in the words of Cardinal John O'Connor, archbishop of New York, Catholics are to be "liberated by the truth", then they must know what that truth is.)
 
   Sự thật đó như thế nào?  Đọc kỹ lịch sử truyền đạo của Công Giáo và những gì Công giáo đã gây ra cho nhân loại, chúng ta có thể tóm tắt sự thật đó trong một câu ngắn gọn:
 
   Tội ác của Công Giáo đối với nhân loại có thể mô tả như sau, mượn lời của Nguyễn Trãi trong bài Bình Ngô Đại Cáo:

Quyết Đông hải chi thủy, bất túc dĩ trạc kỳ ô;
Khánh Nam sơn chi trúc, bất túc dĩ thư kỳ ác.
(Độc ác thay, trúc rừng không ghi hết tội;
Dơ bẩn thay, nước bể không rửa sạch mùi.)
 
bởi vì, trong gần 20 thế kỷ, cả trăm triệu sinh mạng gồm già, trẻ, lớn, bé, nam, nữ, vô tội đã bị giáo hội, nhân danh cái gọi là “phúc âm, chân lý” của Chúa, bắt bớ, giam cầm, tù đầy, bạo hành, tra tấn cực hình, cắt cổ, chôn sống, thiêu sống v…v… chưa kể đến những hành động phá hủy đền thờ miếu mạo của các tôn giáo khác, hoặc những hành động nhằm tiêu diệt các nền văn hóa phi Công Giáo v..v…  Đây là những sự kiện bất khả phủ bác đã được ghi rõ trong sử sách.
 
   Đi vào chi tiết, sự thật đó nằm trong những lời xưng thú tội lỗi, dù rất đại cương, liên quan đến 7 “núi tội ác” của giáo hội, được  5 Hồng Y và 2 Tổng Giám mục long trọng tuyên đọc tại Thánh đường Phê-rô ngày 12 tháng 3, 2000.  Hồng Y Nguyễn Văn Thuận được hân hạnh đọc lên những lời xưng thú tội lỗi trong mục chống lại công lý và hòa bình v.v... của “hội Thánh” Công Giáo. 
 
Giáo hoàng và ban tham mưu thần học của ông đưa ra những lời xưng thú tội lỗi tổng quát trong 7 mục sau đây:
 
1.  Xưng thú “tội lỗi chung”.
2.  Xưng thú “tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý””.
3.  Xưng thú “tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.
4.  Xưng thú “tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái”.
5.  Xưng thú tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.
6.  Xưng thú “tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ”.
7.  Xưng thú “tội lỗi trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”.
 
   Vậy mà các con chiên Việt Nam vẫn rêu rao là những quan niệm về tự do, nhân quyền v..v..  đều bắt nguồn từ Công Giáo [sic], trong khi bản chất Công giáo là một định chế tôn giáo độc tài thần trị phi nhân quyền vào bậc nhất thiên hạ. LS Trần Lê Nguyên trên trang nhà VietCatholic viết: “Tự do Ngôn Luận hay Tự Do Phát Biểu là một trong những quyền căn bản tự nhiên do Thượng Đế ban cho con người được hưởng, không phải do cá nhân, tổ chức hay Chế Độ Chính Trị nào ban phát cho người dân.”  Nhưng thử hỏi trong định chế Công giáo, những quyền căn bản này có được tôn trọng hay không?  LS Nguyên đã có bao giờ nghe đến những tên như Linh mục Leonardo Boff, nhà thần học Công giáo nổi tiếng ở Ba Tây; Hans Kueng, nhà thần học Công giáo Đức; Bà giáo sư người Đức Uta Ranke-Heinemann; Linh mục Charles E. Curran, giáo sư thần học Đại Học Công giáo Hoa Kỳ; Tổng Giám Mục Raymond Hunthausen ở Seattle v..v…  Tất cả những chức sắc này trong Công Giáo đã đều bị Vatican bịt miệng vì có những ý kiến không thuận tai những tên độc tài trong Vatican.  Mà họ bị ai bịt miệng, chính là Hồng Y Ratzinger, Bộ Trưởng Thánh Bộ (sic) Truyền Giáo, nay lên làm Giáo hoàng Benedict XVI. 
 
Có phải là những con chiên Việt Nam, từ những bậc trí thức như LS Trần Lê Nguyên cho tới các con chiên bình thường đều đã bị nhồi sọ tẩy não kỹ đến độ chỉ có thể lập lại những điều “giáo hội dạy rằng…”, không hề biết đến thực chất độc tài thần trị của Giáo hội Công giáo không?  Hơn nữa, thời buổi này mà nói đến những quyền do Thượng Đế ban cho mà không sợ người ta cười cho hay sao?  Đọc Thánh Kinh thì thấy Thượng Đế hiện thân là một ác quỉ, vi phạm tất cả mọi quyền tự do của con người.  Và đọc lịch sử Công Giáo thì chúng ta cũng thấy, giáo hội Công giáo đã vi phạm mọi quyền tự do của con người, những quyền do sự tiến bộ trí thức của con người nằm trong định luật Tiến Hóa hình thành, chứ chẳng phải do một Thượng đế của người Do Thái ban cho.  Ai phủ nhận điều này xin mời lên tiếng.
 
    Học Hội Đức Giêsu KiTô Phục Sinh đã viết trên trang nhà, www.kitohoc.com, ngày 5 tháng 4, 2000, một bài phê bình, gọi 7 núi tội lỗi trên là “sa mạc tội lỗi dàn trải hàng ngàn năm trên một địa bàn rộng lớn toàn cõi Âu Châu, và các thuộc địa của Âu Châu trên khắp thế giới”, và gồm “15 Lời Bàn” về việc Giáo Hoàng “xưng thú tội lỗi” và “xin được tha thứ”.  Lời bàn  thứ 6 nguyên văn như sau:
 
   “Giáo hội dạy giáo lý nhồi sọ giáo dân rằng Tội là Quỷ Satan, và Quỷ Satan là Tội, người phạm tội là người của Quỷ Satan, người có Tội là người bị Satan bắt linh hồn, nắm đầu nắm cổ và chịu sai khiến như tù nhân khổ sai…Giáo hội Công giáo Rôma Latinh ôm ấp 7 mối tội to như 7 trái núi hàng ngàn năm.  Và 7 chương tội là 7 đàn quỷ có sừng có đuôi hàng triệu đứa, Giáo hội nằm gọn trong tay 7 đàn quỷ và bị 7 đàn quỷ này thống trị.  Nhưng ngày xưng thú ngàn năm hi hữu này, Giáo hội còn thiếu một chương thứ 8 “về tội trong hoàng cung và triều đình Giáo hoàng”.  Ví dụ Giáo hoàng Tây Ban Nha dòng Borgia là Alexander VI (1492-1503) hiện nguyên hình là một “con quỷ râu xanh” loạn luân 3 đời trực hệ đàn bà, con trai hắn là Cesare và con gái là Lucrezia lộng hành đến nỗi thay cha cai trị Giáo hội, có lần Lucrezia ngồi trên Tòa Phêrô và các triều thần, các thầy dòng xúm vào hôn chân nàng… 
 Đây là chuyện “thất tình lục dục” của ngàn năm thứ hai, nếu ngược lên ngàn năm thứ nhất, có chuyện cổ kim Đông Tây độc nhất vô nhị là “Phiên Tòa Đại Hình Khai Quật Xác Giáo Hoàng Formosus (891-896) chết đã mục xương ngồi vào ghế bị cáo”, sử gọi là “Cadaver Synod”, một phiên tòa Giáo hoàng xử tội Giáo hoàng mà người đời mường tượng ra cảnh dưới âm ti cắt lưỡi móc mắt chặt từng ngón tay, tùng xẻo phân thây ra trăm mảnh ném xuống sông Tiber.  Năm sau, Giáo hoàng Stephen VI và người bố trí phiên tòa xử xác chết này bị lật đổ, bị tù và bị thắt cổ cho chết.  Hàng trăm cuộc phế lập, tranh quyền, thanh trừng, cướp ngôi Giáo hoàng cực kỳ hung bạo, tàn nhẫn, vô luân, y hệt thời Xuân Thu Chiến Quốc.”
 
    Dù trong bản văn xưng tội giáo hoàng và ban tham mưu của ông chỉ đưa ra những lời hết sức đại cương, tránh né chi tiết và nhiều trường hợp trọng đại trong lịch sử Công Giáo và trong nội bộ Giáo hội, hành động xưng tội này cũng có một ảnh hưởng trên toàn thế giới.  Ảnh hưởng như thế nào, đó là tùy theo sự nhận định của mỗi người.
 
   Đối với dân tộc Việt Nam, những lời xưng thú tội lỗi của Giáo hội Công Giáo như trên đã bạch hóa  nhiều sự kiện lịch sử.   Những tác phẩm ngụy sử để biện bác, bào chữa cho Công Giáo Giáo ở Việt Nam của những tín đồ Công Giáo Việt Nam như Phan Phát Huồn, Vũ Đình Hoạt, Bùi Đức Sinh v..v.. đã trở thành vô giá trị.  Vì sự bách hại đạo Công Giáo ở Việt Nam không bắt nguồn từ lý do tôn giáo mà vì ý muốn thống trị của Công Giáo, vì thái độ thù nghịch của Công Giáo đối với các tôn giáo truyền thống của dân tộc Việt Nam, vì sự liên kết của Giáo hội Công Giáo với những thế lực thực dân đưa đến sự đô hộ Việt Nam của Pháp, vì sự coi thường, không tôn trọng nền văn hóa và luật pháp Việt Nam, vì đã đào tạo một lớp giáo dân cuồng tín, sẵn sàng phản bội quốc gia, vì đã khích động gây nội loạn trong đất nước Việt Nam v.v… 
 
 Tất cả những điều này đã được sử sách ghi rõ.  Những lý do cấm đạo mà những tín đồ cuồng tín Công Giáo bịa ra như các Vua Triều Nguyễn thù nghịch Công Giáo vì đạo này đối nghịch với Nho Giáo, giới Văn Thân “Bình Tây Sát Tả” vì Công Giáo làm cho họ mất thế đứng trong xã hội hay mất nồi cơm, vì đạo Công Giáo chủ trương công bằng, bác ái v..v… nay đã không còn một giá trị nào, vì toàn bộ những luận cứ này đã bị Giáo hoàng phủ bác dứt khoát qua những lời xưng thú tội lỗi trên. 
 
   Mặt khác, những lời xưng thú tội lỗi của giáo hội đã bảo đảm giá trị của những tác phẩm nghiên cứu về Công Giáo trên thế giới, và của một số tác giả Việt Nam: ví dụ như cuốn Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam của Cao Huy Thuần, cuốnThập Giá và Lưỡi Gươm của LM Trần Tam Tĩnh, cuốn Công Giáo Chính Sử của Trần Chung Ngọc, cuốn Thực Chất Của Giáo Hội La Mã của Nguyễn Mạnh Quang, cuốn Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm của giáo dân tỉnh ngộ Charlie Nguyễn. cuốn “Ki Tô Giáo: Những Khuyết Điểm” của Bác sĩ Trần Quý Nhu, cuốn “Công Giáo: Nhận Định Mới về Tín Lý và Giáo Lý ” của Bác sĩ Công giáo tỉnh ngộ Nguyễn Văn Thọ  v..v..  vì trong những cuốn này, các tác giả không làm chuyện gì khác hơn là đưa ra phần nào chi tiết sự thật về thực chất và những tội lỗi của Công Giáo đối với nhân loại nói chung, đối với Việt Nam nói riêng, những sự thật mà Giáo Hoàng, đại diện cho Công Giáo, đã thừa nhận qua những lời xưng thú tội lỗi tổng quát và xin được tha thứ ở trên.
 
    Vì giáo hoàng đã công khai xưng thú tội lỗi của Giáo hội Công Giáo đối với nhân loại, những tác phẩm vạch trần những sự thực và những tội lỗi của Công giáo ngày nay đã được bảo đảm giá trị trí thức. Giáo hội và các tín đồ Công Giáo Việt Nam cuồng tín không còn có thể tiếp tục theo sách lược vu khống từ trước tới nay của giáo hội, lên án các tác phẩm nghiên cứu sự thật trên là chống Công Giáo, hay là chụp mũ Cộng Sản chống tôn giáo, hoặc là tác phẩm của những kẻ thù của Công Giáo v..v... 
 
     Theo lời diễn giải của giáo hội thì hành động xưng thú tội lỗi này là để thanh tẩy ký ức (purification of memory) có tác dụng cất bỏ mặc cảm tội lỗi của giáo hội qua hành động ăn năn thống hối và thú nhận tội lỗi. Một ký giả đã nhận xét như sau: Nhưng nếu Giáo hoàng cho rằng, với những lời xưng thú tội lỗi của giáo hội, đọc lên trong vài mươi phút, là có thể xóa bỏ cái lịch sử 2000 năm chứa đầy tội ác của giáo hội thì Ngài đã lầm. (If the pope thinks that he can wipe out the criminal record of the Church in the last 2000 years in a 15-minute sermon, he’s wrong.)  Tờ Newsweek ngày 20 tháng 3, 2000 cũng viết:  Nhưng làm sao mà Giáo hoàng nào có thể giải thích được, đừng nói đến thống hối, mọi tội lỗi mà giáo hội đã phạm nhân danh đức tin Công Giáo trong ngàn năm qua? (But how can any pope account for, much less repent for, all the sins committed in the name of the Catholic faith over the past thousand years?) .
 
 Kết luận: "Xin được tha thứ" chỉ là một bước đi chính trị để xoa dịu dư luận quần chúng trong một thế giới mà sự tiến bộ trí thức không cho phép giáo hội hành xử như trước, vì như học giả John Remsburg đã viết: bó củi (để thiêu sống người) và cây gươm (để giết người) đã bị tước đoạt khỏi những bàn tay đẫm máu của giáo hội (The fagot and the sword have been wrested from her bloody hands...), hoặc che dấu sự thực lâu hơn nữa.  Học Hội Đức Giêsu Ki Tô Phục Sinh cũng viết trong lời bàn thứ 7 như sau:
  
   “Hàng ngàn năm, để bưng bít và che dấu 7 chương tội đối ngoại - và một chương tội đối nội là 8 - nghệ thuật tuyên truyền của Giáo hội Roma phải đạt đến chỗ cực kỳ ảo diệu, thiên biến vạn hóa, một nghệ thuật tuyên truyền thần thánh, một nghệ thuật tuyên truyền nhồi sọ tuyệt vời: Giáo hội là Thánh, Giáo hội là Mầu Nhiệm, Giáo hội là Bí Tích, Giáo hội là Hiền Thê đức Giêsu, Giáo hội là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, Giáo hội là Vương Quốc của Thiên Chúa…  Giáo hội tự nhận cho mình tất cả những khái niệm (sic) cao cả thánh thiện, vừa linh thiêng siêu hình, vừa hữu hình thế tục, chẳng bỏ sót một phạm trù nào!  Ngoài nghệ thuật tuyên truyền, Giáo hội vẫn phải xây “vạn lý trường thành đức tin” và buông bức “màn sắt thần học” lên đầu đoàn chiên.  Mỗi tòa giảng là một cái loa tuyên truyền, dựa vào khoa thần học phù phép, ảo thuật “núi tội thành con chuột”, “kẻ cướp mặc áo thầy tu”, và “quỷ Satan có diện mạo ông thánh.”
   
   Không ai hiểu rõ đạo mình hơn nhóm Ki Tô Học và khó ai có thể phủ bác được những lời bàn của nhóm này.
  
   Mặt khác, giáo hoàng có thể tự ban cho mình cái quyền đại diện cho giáo hội để xưng thú tội lỗi và xin được tha thứ, nhưng ai là người đại diện cho hàng chục triệu nạn nhân của giáo hội Công giáo trong suốt 2000 năm qua, những nạn nhân đã bị giáo hội nhân danh "tình yêu thương" của Chúa, nhân danh chương trình "cứu rỗi" của Chúa, nhân danh "chân lý" của Chúa, nhân danh sự "mạc khải" của Chúa v..v.., chà đạp nhân phẩm, bắt bớ, giam cầm, tra tấn cực hình, cắt cổ, chôn sống, thiêu sống, tàn sát tập thể trong sách lược diệt chủng v..v.. để mà tha thứ cho giáo hội?
 
      Giáo hoàng và 5 hồng y cùng 2 tổng giám mục của ông đã xưng thú tội lỗi của giáo hội Công giáo trước công chúng và xin được tha thứ.  Nhưng, một ủy ban các nhà Thần học do Vatican bổ nhiệm, đã tung ra một văn kiện dài 30 trang, giải thích căn bản triết lý và thần học của việc xưng thú tội lỗi và xin được tha thứ của giáo hoàng và viết rõ là sự xưng tội trong toàn thể giáo hội là xưng tội cùng Chúa.  (Steve Kloehn in Chicago Tribune, March 13, 2000:  Last week, a panel of Vatican-appointed theologians released a 30-page document laying out the philosophical and theological basis for the pope’s apologies and repentance - the document makes it clear that churchwide confession is addressed to God).  Trong bản văn này, Giáo hội cũng trốn trách nhiệm, đổ tội lên đầu các tín đồ, vài (sic) con cái của Giáo hội gây ra tội ác, chứ còn giáo hội thì vẫn “thánh thiện bởi vì Chúa Ki Tô là Thủ Lãnh và là vị hôn phu của giáo hội; Chúa Thánh Thần là linh hồn linh động giáo hội v..v..” (Báo Dấn Thân số 35, trang 4). 
 
Dù văn kiện này chỉ có mục đích vớt vát mặt mũi và uy tín của giáo hội nhưng không có cách nào giáo hội có thể hòa hợp một tín lý chính thức của giáo hội: rằng giáo hội là nhiệm thể của Chúa Ki Tô (the mystical body of Christ), do đó không thể nào gây ra tội lỗi (incapable of sin), với thực tế hiển nhiên là giáo hội như một định chế (institution), đã gây ra nhiều tội lỗi.  Linh mục Thomas Reese, một sử gia Công giáo, cũng phải thú nhận rằng: “Cần phải nhấn mạnh rằng, con cái của giáo hội gồm những giáo hoàng, hồng y, giám mục và linh mục chứ không phải chỉ có những tín đồ thông thường ngồi trên ghế nhà thờ.” (It should be emphasized that the “children” of the church include popes, cardinals, bishops, clergy and not just the people in the pews.) 
 
Giáo hoàng, hồng y, giám mục, linh mục là những người quyết định và thi hành đường hướng hoạt động của giáo hội, còn đám con chiên ngu ngơ ở dưới thì “bề trên” bảo sao nghe vậy, tuyệt đối tuân phục không có ý kiến.  Điều này có nghĩa là, những tội ác của Công Giáo đối với nhân loại không phải là do “một vài (sic) anh em chúng ta đã sa ngã”(some of our brothers have fallen) gây nên, mà chính là trách nhiệm của giáo hội, như tôi sẽ trình bày với vài chi tiết trong phần sau.  Vả chăng, nếu chỉ cần xưng tội với Chúa thì cứ đóng kín cửa thánh đường Phê-rô mà xưng tội, việc gì phải làm công khai để quảng cáo trước quần chúng? 
 
Thủ đoạn vớt vát uy tín này đã gây nhiều bất mãn trong dư luận thế giới.  R. J. Weissman viết trong tờ Chicago Tribune ngày 16 tháng 3, 2000: 
 
   “Sự xưng thú tội lỗi và xin được tha thứ của giáo hoàng không đặc biệt làm tôi khó chịu vì ông ta không nhắc gì tới những Lò Thiêu Sống của Đức Quốc Xã.  Nó thực sự làm tôi khó chịu vì giáo hoàng không xin được tha thứ từ những kẻ đã phải đau khổ gánh chịu những sự tàn bạo ác độc.  Con người là phần sống quan trọng nhất trên trái đất.. Tại sao giáo hoàng không nhận ra điều này?  Tôi là một người không chấp nhận lời xin lỗi của giáo hoàng đối với Chúa.  Có thể đó là một bước đi đúng đường.  Nhưng tôi nghĩ rằng đó là sự trốn tránh trách nhiệm.”
   (It doesn’t particularly bother me that the Holocaust was not mentioned.  It does bother me that the pontiff has not ask forgiveness from the people who suffered the atrociries.  People are the most important part of life on Earth…Why doesn’t the pontiff recognize this.  I, for one, do not accept his apology to God.  Perhaps it is a step in the right direction.  But I think that it is an avoidance of responsibility.)
 
    Thật vậy, Chúa, một sản phẩm do óc tưởng tượng của con người tạo ra, không phải là nạn nhân của giáo hội, mà nạn nhân chính là những con người bằng xương bằng thịt, máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, như Giêsu khi còn sống, như các giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục, và như tất cả mọi người chúng ta.  Chúa đã chết trên thập giá từ lâu.  Chúa không bị giáo hội Công Giáo tù đầy, tra tấn cực hình, thiêu sống, giết chóc v…v…, mà chính là con người, hàng chục triệu con người.  Phạm tội đối với con người mà lại xưng tội cùng Chúa, một nhân vật đầy huyền thoại tính và không có một căn bản thuyết phục nào, về hiện thực cũng như về khoa học, để chứng tỏ rằng Chúa có thể chuộc tội hay tha thứ tội lỗi của con người, một nhân vật đã được một số đệ tử dựng lên với nhiều chi tiết mâu thuẫn và sai lầm như được viết trong Thánh Kinh, thì chuyện “xưng tội cùng Chúa” đúng là chuyện phi lý, chỉ có giáo hội Công Giáo mới có thể làm như vậy. Giáo hội vẫn giữ thái độ kiêu căng tự tôn của thời Trung Cổ: cho rằng chỉ có Chúa là có quyền tha tội cho giáo hội. 
 
Đây cũng là điều mà khi xưa giáo hội đã từng áp dụng ở bất cứ nơi nào giáo hội có quyền hành và ở thế mạnh: những linh mục, giám mục v..v.. của giáo hội, bất cứ họ làm điều ác ôn nào, không ai có quyền phán xét họ ngoài Giáo hội.  Nói tóm lại, Chúa chỉ là cái bung xung mà giáo hội đưa ra để tha hồ làm điều ác, vì làm xong chỉ việc xưng tội với Chúa, xin Chúa tha tội là ký ức đã được thanh tẩy, là mặc cảm tội lỗi đã được cất bỏ, là lương tâm lại yên ổn để tiếp tục làm ác, nếu ở vị thế có quyền hành và có cơ hội thuận tiện.  Chúa chỉ là cái bình phong giáo hội đưa ra để che đậy, bảo vệ và duy trì định chế độc tài của chính giáo hội chứ thật ra chẳng làm gì có chuyện Chúa tha tội hay không tha tội.  Chúng ta cũng biết, ở Việt Nam, khi các con chiên phàn nàn về mấy ông linh mục làm bậy thì giám mục “bề trên” cũng khuyên rằng: “các con đừng có nói hành các cha mà mang tội với Chúa”.  Điều này có nghĩa là “cha cũng như Chúa”, đưa Chúa ra làm bung xung che đỡ cho những hành động bậy bạ của các cha “bề trên”.  Nhưng ở Bắc Mỹ thì tín đồ Công Giáo tiến bộ hơn nhiều.  Tín đồ đã đưa hơn 5000 ông “cha cũng như Chúa” can tội cưỡng dâm trẻ phụ tế và nữ tín đồ vị thành niên ra tòa, và kết quả là nhiều ông “cha cũng như Chúa” vào tù ngồi đếm lịch, chờ ngày lên thiên đường hưởng nhan thánh Chúa, và giáo hội đã phải bỏ ra gần 2 tỷ đô la để trả tiền tòa phạt bồi thường cho các nạn nhân.  Tiền ở đâu mà giáo hội có nhiều thế?  Chắc chắn một phần là do giáo dân đóng góp “để giáo hội làm việc thiện xã hội.”
 
   Nhưng xét cho cùng thì vấn đề chính là:  Nếu chúng ta không thể tha thứ cho những sự độc ác của Thiên Chúa, thì chúng ta cũng không thể tha thứ cho 7 núi tội ác của Giáo hội Công giáo La Mã.  Tại sao chúng ta không thể tha thứ cho Thiên Chúa? Bởi vì đọc trong Thánh Kinh, người ta đã đếm số người mà Thiên Chúa giết bừa bãi là 2,270,365+[hơn 2 triệu 2 trăm 70 ngàn 3 trăm 65 người, Posted by Steve Wells at 8/02/3006gồm cả đàn bà và trẻ con, đó là chưa kể số người chết trong nạn Hồng Thủy, trong thành Sodom và Gomorrah v..v.. hay trong các bệnh truyền nhiễm như dịch hạch mà Thiên Chúa gây nên không thể đếm được, trong khi Satan chỉ giết có 10 người. [No attempt was made to include the victims of Noah's flood, Sodom and Gomorrah, or the many plagues, famines, fiery serpents, etc., with which the good book is filled.]  Về Công giáo, trong giòng lịch sử, Giáo hội Công giáo đã giết nhiều người  hơn Thiên Chúa của họ gấp bội.  Do đó những người có lương tâm của con người như chúng ta làm sao có thể tha thứ cho những tội ác của giáo hội Công giáo? 
Không tha thứ cho Giáo hội Công giáo không có nghĩa là bắt giáo hội phải đền tội, chúng ta không có khả năng như vậy.  Không tha thứ cũng không có nghĩa là chúng ta phải mang lòng hận thù và có những hành động bạo hành đối với giáo dân Công giáo.  Chúng ta không muốn  như vậy, người Việt Nam chúng ta văn minh tiến bộ không như người Công giáo, tàn bạo đối với những người khác đạo.  Nhưng điều mà chúng ta có thể làm để tỏ thái độ không tha thứ của chúng ta, đồng thời có tính cách xây dựng, là thường xuyên nhắc lại 7 núi tội ác của Công giáo để giáo dục những người Công giáo cho đến khi mọi người Công giáo và người ngoại đạo đều ý thức được cái lịch sử ô nhục đẫm máu của Công Giáo để mà sửa mình, giữ mình, chọn cho mình một con đường tâm linh lành mạnh hợp lý, đầu óc không mang gánh nặng tỳ vết của sự bạo tàn, vô luân, phi dân tộc hay phản dân tộc.
 Nhìn kỹ vào vấn đề xưng tội cùng Chúa và xin Chúa tha thứ, chúng ta thấy có nhiều điều không ổn, và việc xưng tội cùng Chúa không hợp với lôgic thông thường, không có căn bản vững chắc, thực chất chỉ là một thủ đoạn của giáo hội trước đám tín đồ thấp kém bị huyễn hoặc bởi những luận điệu đầy tính chất mê tín dị đoan.  Tại sao?  Vì giáo hội đã theo đúng những lời trong Thánh Kinh, được coi là chứa những lời mạc khải không thể sai lầm của Chúa, nên mới có những hành động dã man tàn bạo đối với nhân loại. Chúa không thể  tha thứ cho giáo hội, vì chính Chúa là nguồn cảm hứng và cũng là nguồn chỉ đạo tâm linh cho giáo hội, hướng dẫn giáo hội. Mọi tín đồ Công giáo, từ Giáo hoàng trở xuống, đã được Thánh Linh hay Chúa Thánh Thần vào ngự trong người, mà Chúa Thánh Thần là linh hồn linh động giáo hội [theo báo Dấn Thân của Công Giáo].   Vậy nếu giáo hội phạm tội, thì theo một nghĩa nào đó, tội của Chúa Thánh Thần, alias Chúa Cha, alias Chúa Con (Giê su), theo thuyết Chúa Ba Ngôi của Công giáo, nặng hơn tội của giáo hội, vì giáo hội chỉ là cấp thừa hành.  Đây không phải là những lời vô căn cứ, có tính cách phỉ báng Chúa, mà dựa trên sự kiện như được chứng minh qua những luận cứ sau đây.
 
   Đọc Thánh Kinh, Cựu Ước và Tân Ước, chúng ta thấy rõ ràng là những hành động tội lỗi của Giáo hội Công giáo trong 2000 năm qua bắt nguồn từ  những luật lệ, những điều Chúa Cha cũng như Chúa Con dạy trong Thánh Kinh.  Trích dẫn tất cả những điều này từ Thánh Kinh ra để chứng minh luận cứ trên thì chiếm quá nhiều chỗ trong bài, cho nên tôi chỉ đưa ra vài tài liệu của một số học giả trong xã hội Âu Mỹ:
 
   David Voas, Giáo sư đại học tiểu bang New Mexico (New   Mexico   State   University),  trong  cuốn  "Cuốn Thánh Kinh Mang Tới Tin Xấu: Cuốn Tân Ước" ("The Bad News Bible: The New Testament", trg. 1 - 2) đã viết về nội dung tổng quát của cuốn Tân Ước như sau :


      "Vấn đề là người ta nghĩ rằng người ta biết ở trong Thánh kinh có những gì, hoặc ít nhất là Thánh kinh chứa loại tài liệu gì.  Hầu hết đều lầm, họ chỉ quen thuộc với vài đoạn trích dẫn đã được giáo hội chấp thuận, và họ sẽ ngỡ ngàng khi thấy không những Thiên Chúa trong Cựu Ước khủng khiếp dễ sợ như thế nào, mà con của hắn (nghĩa là Giê-Su; TCN) trong Tân Ước cũng còn ở dưới  mức hoàn hảo khá xa.  Thông điệp của Giê-su không hẳn toàn là tin mừng, thiên đường nhiều nhất là một viễn cảnh không chắc chắn.  Xét về toàn bộ thì đó rất có thể là cuốn Thánh kinh mang tới tin xấu."
   (The problem is that people think they know what's in the Bible, or at least what kind of material it contains.  Most of them are wrong: they are only familiar with a few church-approved extracts, and are astonished not just how awful God is in the Old Testament, but also at how much less than perfect his son seems in the New.  The message of Jesus isn't all good news; paradise is an uncertain prospect at best.  Taken as a whole, it could well be The Bad News Bible.)
 
    Tiến sĩ Madalyn O’Hair, trong cuốn Tất Cả Những Điều Mà Bạn Muốn Hỏi Những Người Mỹ Vô Thần (All The Questions You Ever Wanted To Ask American Atheists), đã viết về ảnh hưởng của điều răn thứ nhất trong Cựu Ước và điều Giêsu truyền các tông đồ phải đi cải đạo người khác (ngày nay các học giả nghiên cứu Tân Ước đã chứng minh rằng đây chỉ là câu được ngụy tạo và thêm vào Thánh Kinh về sau để biện minh cho sự bành trướng của Công giáo trên thế giới, vì câu này mâu thuẫn với nhiều đoạn khác trong Thánh Kinh nói về sự tái giáng trần của Giêsu và ngày phán xét đã gần kề, ngay trong thế hệ của những người sống đồng thời với Giêsu. TCN) như sau:
 
   “Cái tiền đề căn bản của Ki Tô Giáo là không khoan nhượng các tôn giáo khác.  Tín đồ Ki Tô không thể chỉ theo tín ngưỡng của mình và để cho mọi người khác tự do theo tín ngưỡng của họ.  Giê-su đòi hỏi rằng các tín đồ Ki Tô phải đi cải đạo người khác (nghĩa là cưỡng bách người khác phải tin vào đạo Giê-su, thực ra điều này chỉ là sự ngụy tạo của giáo hội Công giáo) và điều này đã gây nên nhiều sự đau khổ cho nhân loại hơn bất cứ tôn giáo nào khác.  Những Thần của tôn giáo đa thần sống hòa bình với nhau.  Nhưng khi Ki Tô Giáo xuất hiện với tính cách duy nhất của nó, dựa trên điều thứ nhất của mười điều răn, “Ngươi không được có Thần nào khác ngoài Ta”, thì sự giết chóc bắt đầu.”
   (The basic premise of Christianity is intolerance.  The Christian cannot just have his belief and permit everyone else to have theirs.  Jesus Christ demanded that the Christian convert and this has caused more grief to mankind than any other religion.  The old pagan gods lived side by side.  But when Christianity came with its exclusivism, based on the first of the Ten Commandments, “Thou shalt have no other god before Me,” the killing began.)
 
   Mục sư Ernie Bringas viết về ảnh hưởng của sự tin mù quáng vào Thánh kinh như sau trong cuốn  Những Thảm Họa Trong Quá Khứ và Hiện Tại Do Sự Sùng Tín Thánh Kinh (Going by the Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority)  trg. 17-18:
 
   "Trải qua nhiều thế kỷ, sự sùng tín Kinh Thánh đã dẫn tín đồ Ki Tô trong một niềm tin mù quáng, trong sự khủng bố, ngược đãi người Do Thái và những người phi Ki-Tô, giết hại và khủng bố, áp bức phái nữ, đè nén dục tính, kiểm duyệt, tạo tâm  lý tôn  sùng, và nhiều lầm lạc khác.  Những mô thức hành xử có tính cách hủy diệt này, người ta có thể thấy dễ dàng là chúng bắt nguồn từ sự tin  vào quyền  năng tuyệt đối của những điều viết trong Thánh Kinh…
   Ki Tô Giáo đã để lại một dấu vết kinh khoàng, khổ sở và chết chóc như đã được ghi trong những trang sử đẫm máu.  Và những biến cố tàn ác, lố bịch trong sử sách đã được gây ra dưới ảo tưởng (đôi khi là cái cớ): đó là sự chỉ đạo của Thiên Chúa của Ki Tô Giáo, là những thí dụ chủ yếu về một niềm tin bị lạc dẫn."
  (Over the past centuries, bibliolatry has led Christians in  bigotry,  the  persecution   of   Jews  and   other  non-Christians, murder and terrorism, the oppression of women, the suppression of sexuality, censorship, cult mentality, and other aberrations.  The  destructive  behavior  patterns can be easily traced to the unchallenged authority accorded biblical writing.
   Christianity has left an appalling trail of misery and death as recorded in the bloodstained pages of history.  And the cruel, grotesque events they record are prime examples of misguided faith, perpetrated under the delusion (sometime pretext) of divine guidance.)
  
    Robert G. Ingersoll, một tư tưởng gia lỗi lạc của Mỹ vào cuối thế kỷ 19, đã đưa ra một thách đố:  ông sẽ tặng một giải thưởng là $100 (năm 1890) cho vị linh mục hay mục sư nào  dám  lên  bục  giảng,  giảng  những  đoạn mà chính Ingersoll trích dẫn từ Thánh kinh.  Trong nhiều năm, không có một người nào nhận lời thách đố này cả.  Một người có óc suy luận tối thiểu có thể mường  tượng  ngay ra  là nội dung những đoạn đó trong Thánh Kinh nó như thế nào.  Ông viết về những tác hại của Thánh Kinh và của niềm tin vào Chúa trên nhân loại:
 
  " Nhân danh Chúa Ki Tô hàng triệu nam nữ đã bị tù đầy, tra tấn và giết hại, hàng triệu người đã bị làm nô lệ.   Nhân danh hắn những tư tưởng gia, khảo cứu gia, bị coi như là những kẻ tội phạm, và những tín đồ theo hắn đã làm đổ máu của những người thông thái nhất, giỏi nhất. 
   Nhân danh hắn sự tiến bộ của nhiều quốc gia bị chặn đứng  cả  ngàn  năm.   Trong phúc âm của hắn chúng ta thấy cái tín lý về sự đau khổ vĩnh viễn, và những lời của hắn đã gia thêm sự kinh khủng vô tận vào sự chết.  Phúc âm của hắn chất đầy thế giới với thù hận và trả thù, coi sự lương thiện trí thức như một tội ác, hạnh phúc trên cõi đời là con đường dẫn xuống địa ngục, tố cáo tình thương yêu như là thấp hèn và như súc vật, thánh hóa sự nhẹ dạ cả tin, tôn vinh sự mù quáng và tiêu diệt tự do của con người.  Nhân loại sẽ tốt hơn nhiều nếu cuốn Tân Ước chưa từng được viết ra - Chúa Ki Tô theo quan niệm thần học cũng chưa từng được sinh ra."
   (In Christ name millions and millions of men and women have been imprisoned, tortured and killed.  In his name millions and millions have been enslaved.  In his name the thinkers, the investigators, have been branded as criminals, and his followers have shed the blood of the wisest and the best.  In his name the progress of many nations was stayed for a thousand years.  In his gospel was found the dogma of eternal pain, and his words added an infinite horror to death.  His gospel filled the world with hatred and revenge, made intellectual honesty a crime, made happiness here the road to hell, denounced love as base and bestial, canonized credulity, crowned bigotry and destroyed the liberty of man.
   It would be far better had the New Testament never been written - far better had the theological Christ never lived.)
 
   Nhưng rõ ràng hơn cả là những đoạn sau đây của Jack Bays viết trong cuốn Hình Bóng Của Quỷ (The Shadow Of The Demon), trg. 6-7,  về những điều độc ác phi lý trong Thánh Kinh, những điều đã làm nguồn cảm hứng cho những hành động của Giáo hội Công giáo sau này:
 
   “Theo Thánh Kinh, hơn 99% những sự trừng phạt của Chúa Cha là đổ lên đầu những người vô tội - những người không hề dính líu gì tới những trường hợp để Chúa phải trừng phạt.
 
   Vì Adam ăn một trái táo mà cả nhân loại bị đày đọa: “Vì sự xúc phạm của một người, cả nhân loại bị kết án và luận phạt” (Rom: 5:18).  Những tư tưởng như vậy là từ đầu óc của một người man rợ không hề có một mảy may ý niệm nào về công lý.
   Chúng ta được biết Thiên Chúa mang 10 tai họa đến cho dân Ai Cập vì tim của Vua Ai Cập (Pharaoh) trai cứng (nghĩa là tàn nhẫn. TCN).  Những người dân này không liên quan gì tới việc Pharaoh có trái tim trai cứng.  Tuy vậy, gia súc của họ bị chết hết, mùa màng hư hại, vườn tược suy sụp, nhà cửa đổ nát, và tất cả những đứa con sinh đầu lòng đều bị giết.  Nếu là lỗi của Pharaoh thì chỉ mình Pharaoh phải gánh chịu tai họa mà thôi.  Và chúng ta cũng biết, chính Thiên Chúa đã làm cho trái tim của Pharaoh trai cứng. 
 
   Theo Thánh Kinh, Thiên Chúa đã dạy dân mà Ngài đặc biệt chọn (Do Thái)làm tội ác và giúp dân này thực hiện những tội ác.  Thiên Chúa giúp Jacob lừa dối cậu của hắn ta (Gen: 30: 27-43), và Thiên Chúa dạy dân ngài chọn đi lừa dối dân Ai Cập trong một cuộc lừa đảo lớn nhất trong lịch sử (Exo: 11: 2-4).  Dân Ai Cập không trả công đủ cho dân Do Thái (đang làm nô lệ ở Ai Cập. TCN), cho nên, bài học luân lý vĩ đại của Thiên Chúa là: nếu chủ ngươi không trả công xứng đáng cho ngươi thì ngươi hãy ăn cắp của chủ để bù vào sự thiệt hại này.
 
   Những chuyện này trong Thánh Kinh chứng tỏ những người viết Thánh Kinh có đầu óc của những dân man rợ, không có một ý niệm nào về công bằng và bác ái.  Trong những cuộc chiến tranh chiếm đất phát động bởi “dân được Thần chọn”, lệnh truyền ra là phải giết sạch mọi người, già hay trẻ.  Ít ra là trẻ thơ không có tội tình gì và tội lỗi duy nhất của những người lớn tuổi là họ có đất đai và con gái mà những kẻ man dại, liều lĩnh, muốn chiếm hữu.  Những nạn nhân này cũng là người có tín ngưỡng khác, và sự khoan nhượng tín ngưỡng của người khác là điều mà Thiên Chúa quyết định cấm, theo như Thánh Kinh.  Dân “thánh Chúa” được lệnh phải tiêu diệt tất cả những ai không cùng tín ngưỡng.  Thánh Kinh dạy chúng ta là phải giết ngay cả con trai, con gái, cha, mẹ chúng ta nếu những người này không theo tôn giáo của chúng ta. (Phục Truyền 13: 6-10).”
 
    (More than 99% of all the punishment meted out by God, according to the Bible, was upon innocent people - people not even accused of having anything to do with the incidents that brought on the punishment.
   Because Adam ate a certain apple all mankind is doomed: “By the offense of one, judment came upon all men to condemnation” (Rom: 5:18).  Such thoughts came from the mind of a savage who never had the slightest conception of justice.
   We are told that God brought the ten scourges upon the Egyptians because Pharaoh’s heart was hardened.  These people had nothing to do with the hardening of Pharaoh’s heart. Yet their stock was killed, their crops ruined, their orchards destroyed, their buildings broken down, and their first born killed.  If it was Pharaoh’s fault then he alone should have suffered.  As the story goes it was God who hardened his heart..
   According to the Bible, God taught his chosen people crime and aided them in it.  He helped Jacob cheat his uncle (Gen: 30: 27-43), and he taught and helped his chosen people defraud the Egyptians in the largest con game in history (Exo: 11: 2-4).  The Egyptians did not pay the Israelites enough, so the great moral lesson seems to be that if your boss does not pay you enough you are supposed to steal from him to make up for it.
   These stories show that the Bible writers had the minds of barbarians with no conception of mercy or justice.  In the wars of conquest waged by the “chosen people of God”, the command was for slaughter of old and young.  At least the children were innocent of anything wrong and the only sin for which adults were being punished was that they had lands and young daughters that these wild, ruthless barbarians wanted.  The victims had different religious ideas, too, and religious tolerance was positively forbidden by God according to the Bible.  The “holy people” were to exterminate all who had a different religion.  The Bible commands that son, daughter, father or mother be killed if they differ with us in religion. (Deut: 13: 6-10)).
 
   Từ vài tài liệu nêu trên, đây chỉ là một số nhỏ trong số rất nhiều tài liệu khảo cứu chính xác về Ki Tô Giáo hiện hữu ngày nay, và đọc lịch sử Công giáo, chúng ta đã hiểu tại sao “hội thánh” Công giáo lại phạm quá nhiều tội ác đối với nhân loại. Chúng ta đã hiểu tại sao, trong cuộc Thánh Chiến Albigense, khi một sĩ quan hỏi đại diện của Giáo hoàng đương thời: “Làm sao phân biệt được ai là tín đồ Công giáo (catholics) và ai là kẻ lạc đạo(heretics)” thì câu trả lời là: “Giết hết đi, Thiên Chúa sẽ nhận biết ai là tín đồ của Người” (Kill them all.  God will recognize His own.).  Vì câu trả lời này mà trên 15000 người trong thị trấn Béziers, không phân biệt già trẻ lớn bé, đàn ông, đàn bà, con nít đều bị tàn sát không nương tay. 

 
Ngày xưng 7 tội lỗi 12/3/2000,
link :
http://biblelight.net/pope_to_seek_forgiveness.htm
 
Chúng ta đã hiểu tại sao giáo hoàng Paul IV lại có thể tuyên bố:“Nếu cha tôi lạc đạo (nghĩa là không tin Chúa như tôi tin) thì tôi sẽ đích thân đi lượm củi để thiêu sống ông ta.” (If my own father were a heretic, I would personally gather the wood to burn him.); tại sao chính quyền Công giáo của Ante Pavelic ở Croatia trong kỳ đệ nhị Thế Chiến, trong đó có các linh mục, giám mục làm trưởng trại giam, làm cấp chỉ huy trong tổ chức Ustashi, đã tàn sát, cắt cổ, thiêu sống khoảng 700000 người “ngoại đạo” theo Chính Thống Giáo hoặc Do Thái; tại sao chính quyền Ngô Đình Diệm, người được Hồng Y Spellman đặt lên ở Nam Việt Nam, người đã bị gọi là một Phán Quan Tây Ban Nha, đã giết trên 3 trăm ngàn người “ngoại đạo” sau cái bình phong “chống Cộng”, đã dung túng cho các linh mục, giám mục buôn lậu, chiếm đất công làm nhà thờ, dung túng cho người em vô tài vô đức như Ngô Đình Cẩn tổ chức mật vụ miền Trung, muốn giết ai thì giết, muốn cướp đoạt tài sản của ai thì cướp v..v…; tại sao Công giáo tại Việt Nam đã làm tay sai cho Pháp, phản bội dân tộc, và rồi dựa vào quan thầy Thực dân Pháp để chiếm đất Chùa làm nhà thờ, ví dụ như nhà thờ lớn ở Hà Nội, nhà thờ La Vang ở Quảng Trị, nhà thờ Đức Bà ở Sài gòn v..v.. đều làm trên đất cưỡng chiếm của Phật Giáo. 
 
   Thật là rõ ràng, nguồn gốc tội lỗi của Giáo hội Công giáo là ở trong Thánh Kinh.  Tất cả tội ác của Giáo hội Công giáo đối với nhân loại là do sự tin tưởng của Công giáo vào những lời “mạc khải” không thể sai lầm của Thiên Chúa (Christian God) được viết trong Thánh Kinh.  Từ những thế kỷ đầu, Giáo hoàng đã ra lệnh đốt sách vở ngoại đạo.  Giáo hoàng Urban II phát động cuộc Thánh Chiến đầu tiên vào cuối thế kỷ 11; Giáo hoàng Gregory IX ký sắc lệnh thiết lập những Tòa Hình Án xử Dị Giáo vào thế kỷ 13 và sau đó, Giáo hoàng Innocent IV ký sắc lệnh cho phép những Tòa Hình Án dùng cực hình tra khảo để lấy những lời “thú tội” của những người mà giáo hội kết án là lạc đạo hay dị giáo; các Giáo Hoàng Martin V, Callistus III, Alexander VI, trong thế kỷ 15, ký sắc lệnh cho dân Chúa đi ăn cướp đất đai, chiếm thuộc địa, và cưỡng bách dân thuộc địa phải làm nô lệ, phải cải đạo.  Giáo hoàng là ai?  Chính là đại diện của Chúa trên trần (Vicar of Christ), không thể sai lầm trong những quyết định về Đức Tin hay đạo đức (Infallible in matters of Faith or Morals).  Như vậy, xưng thú tội lỗi và xin Thiên Chúa tha thứ cho những hành động bắt nguồn từ chính những luật lệ và điều răn, điều dạy của Thiên Chúa trong Thánh Kinh là một điều khôi hài đối với người ngoại đạo, những người đã hiểu rõ Thánh Kinh và nguồn gốc những tội ác đối với nhân loại của Công giáo.
 
  Nhưng ít ra, hành động xưng thú tội lỗi và xin tha thứ này cũng làm sáng tỏ một điều:  những lời mà Giáo hội cho là “mạc khải” không thể sai lầm của Thiên Chúa trong Thánh Kinh chẳng qua chỉ là sản phẩm của những đầu óc mọi rợ của thời bán khai, đầu óc của những người viết Thánh Kinh, không có một ý niệm nào về đạo đức và công bằng, như Jack Bays đã viết ở trên.  Do đó, những lời “mạc khải” này không còn một mảy may giá trị trong ánh sáng của khoa học, hoặc theo tiêu chuẩn luân lý và đạo đức của chúng ta ngày nay.  Đây chính là những sự thật mà tín đồ Công giáo cần phải biết qua việc xưng thú tội lỗi và xin được tha thứ của Giáo hoàng để mà tự đó họ có thể được giải phóng.
 
Xin xem phim tài liệu “La Maitresse du Pape” (Người tình của Đức Giáo hoàng) sau đây để biết đời sồng dâm loạn của Giáo hoàng:  http://www.dailymotion.com/video/k12CHqRLTAo7qdOUF5

 
(Nhấn vào để xem Video Clip)
 
 
   Người Công giáo tin rằng, sau khi được rửa cái gọi là “tội tổ tông” hay “nguyên tội” dù rằng ngày nay Giáo Hoàng John Paul II đã dứt khoát thú nhận không làm gì có cái gọi là “tội tổ tông”, thì họ đã được Thánh Linh hay Chúa Thánh Thần vào ngự trong người họ, do đó họ chính thức là giáo hữu của một  “hội Thánh”.  Họ được nhồi sọ để tin tưởng rằng cái hội Thánh của họ là thánh thiện, thiên khải, cao quý v…v…Nhưng họ sẽ nghĩ sao trước những lời xưng thú 7 núi tội ác của “tòa thánh” Vatican?  Họ có tin rằng với vài lời xưng thú tội lỗi và xin được tha thứ là lịch sử đen tối của Công giáo  trong suốt 2000 năm trở thành trong sạch không còn chút tì vết nào?  Họ có tin rằng thế giới sẽ quên đi tất cả những tội lỗi của Công giáo đối với nhân loại, hoặc các tác phẩm nghiên cứu về những tội lỗi này sẽ biến mất trên thế gian?
 
Hơn nữa, đi sâu vào mọi vấn đề trong xã hội, ngay cả trong những hoạt động mà giáo hội thường thổi phồng phô trương như mở nhà thương, trường học, viện tế bần, hay các công cuộc từ thiện, chúng ta cũng có thể thấy mặt trái của chúng khác hẳn với những điều giáo hội thường tuyên truyền.  Vậy làm sao họ còn có thể hãnh diện về tôn giáo của họ?  Hãnh diện về cái gì, so với những tôn giáo khác?  Trong lịch sử nhân loại, không có một tín đồ tôn giáo Đông phương nào, ví dụ như Phật Giáo, nhân danh Giáo chủ hay tôn giáo mình đi giết người để truyền đạo.  Nếu chỉ vì một chiếc bánh vẽ trên trời (từ của Linh mục Ernie Bringas chỉ Thiên đường: A Pie-in-the sky), hoặc vìmột viễn tượng không chắc chắn (từ của giáo sư đại học David Voas chỉ Thiên đường: Paradise is an uncertain prospect at best),  hoặc không có chỗ nào là thiên đường ở trên các tầng mây (Giáo hoàng John Paul II) mà họ phải nép mình trong một cộng đồng mà tiếng xấu trong mọi lãnh vực không sao xóa sạch được, một cộng đồng mà bản chất chỉ “là một sự giả dối trống rỗng và là một cặp nạng cho những người có đầu óc yếu kém cần đến sức mạnh trong số đông” (theo định nghĩa của Thống Đốc Tiểu Bang Minnesota Jesse Ventura: Christianity is a sham and a crutch for weak-minded people who need strength in numbers), thì quả thật là tội nghiệp cho họ. 
 
   Trở lại vấn đề xưng thú tội lỗi của giáo hội: ngoài việc đổ tội cho “vài con cái” của giáo hội chứ không phải là chính giáo hội phạm tội, và chỉ “xưng tội cùng Chúa”, Giáo hoàng còn đưa ra một luận cứ thần học có tính cách lừa dối về ý nghĩa chuộc tội của Giêsu:
 
   “Chúa KiTô, bậc Thánh, tuy tuyệt đối không có tội, nhưng đã bằng lòng gánh những tội lỗi của chúng ta.  Người đã bằng lòng hoàn thành sứ mệnh nhận từ Chúa Cha để chuộc tội cho chúng ta.”
   (Christ, the Saint, although absolutely without sin, agreed to take our sins upon himself.  He agreed, in order to redeem us,..to accomplish the mission he received from the father.)
 
   Tiếng nói chính thức của Vatican, L’Osservatore Romano, ngày 15 tháng 3, 2000, cũng đưa ra cùng một luận điệu:
 
   “Đức Ki Tô đã gánh hết những tội lỗi của mọi người, những tội lỗi của chính chúng ta, để qua sự hi sinh cứu chuộc của Người, chúng ta có thể hòa giải với Thiên Chúa.”
   (Christ took upon himself the burden of the sins of all people, the burden of our own sins, so that through his saving sacrifice we might be reconciled with God).
 
    Tôi cho đây là những luận điệu thần học méo mó, xảo quyệt và mơ hồ, vì Giáo hội không giảng rõ những tội trên là tội nào.  Nhưng trong khuôn khổ một bản văn liên quan đến hành động xưng thú tội lỗi của Giáo hội, chúng ta phải hiểu rằng đó là những tội mà Giáo hội đang xưng thú. Chúng ta hãy phân tích câu trên trong ánh sáng của lý trí và những sự kiện bất khả phủ bác trong khoa học. 
 
   Trước hết, chúng ta thấy ngay rằng, về phương diện luân lý và đạo đức, những câu trên đã khuyến khích con người phạm tội, vì nếu hiểu rằng Chúa đã gánh hết tội lỗi, những tội lỗi thế tục như giết người, cướp của v..v.. của giáo hội và tín đồ từ trước tới nay, thì giáo hội và tín đồ vẫn có thể tiếp tục phạm tội mà không còn phải e ngại điều gì.   Thứ đến, nếu“Đức Ki Tô đã gánh hết tội lỗi của mọi người” thì trong “mọi người” này chắc chắn là có tôi, nhưng tôi đâu có khiến ông ta gánh tội cho tôi đâu. Tuy nhiên, tôi vẫn thắc mắc một điều.  Nếu tôi, khi đọc Thánh Kinh, nhận thấy những hành động Chúa Cha cũng như Chúa Con trong đó không đáng để tôi kính trọng, đừng nói đến chuyện tôn thờ, vậy thì Chúa có gánh cái tội đó, nếu có thể gọi là tội,  cho tôi không?  Hay là Chúa vẫn giữ lập trường trong Tân Ước, Luke 19:27 : "Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta" (Bring here those enemies of mine who did not want me to reign over them and slay them before me) hoặc sẽ đầy đọa tôi xuống hỏa ngục vĩnh viễn?  Tôi nghĩ rằng, theo giáo lý Công giáo, Chúa kkông bao giờ gánh tội và tha thứ cho cái tội tự do tư tưởng, tận dụng lý trí và suy tư của những người ngoại đạo, không tin Chúa.
 
   Thật ra thì Giáo hoàng và ủy ban thần học của ông ta đã chơi trò nhập nhằng, đồng hóa “tội tổ tông” với 7 núi tội mà giáo hội xưng thú để vuốt ve, an ủi, làm yên lòng tín đồ.  Đây chính là sự thiếu thẳng thắn  của những luận điệu thần học như trên của Công giáo vì những luận điệu này không phù hợp với vai trò “chuộc tội” của Giêsu mà các nhà thần học đã bày đặt ra để chiêu dụ tín đồ.
 
   Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ nghĩa của danh từ “redeem”: chuộc Chuộc có nghĩa là dùng cái gì đó có giá trị để mua lại cái đã mất chứ không phải cái chưa xảy ra.  Chúa chết đã 2000 năm nay, không thể “chuộc” những tội của tín đồ mà Chúa không thể biết là những tội đó như thế nào và xảy ra khi nào sau khi Chúa chết.  Nếu Chúa thực sự hứa hẹn một cách vô trách nhiệm là sẽ gánh hết những tội lỗi của con người, bất kể đó là những tội nào, theo như lời diễn giải của giáo hội, thì Chúa đã là đồng lõa với tội lỗi, khuyến khích sự phạm tội, do đó Chúa chính là nguồn gốc của tội lỗi. 
 
   Sự thực là, vai trò “cứu chuộc” của Giêsu bắt nguồn từ huyền thoại về sự sáng tạo của Chúa Cha, về sự sa ngã của Adam và Eve được coi như là tổ tông của loài người do đó đã gây ra cái gọi là “tội tổ tông”, về cái chết của Giêsu trên giá gỗ hình chữ thập.  Trong nhiều thế kỷ, nhiều nhà lãnh đạo Công giáo đã vật lộn với cái mà họ gọi là “Thần học về cây thập giá” (Theology of the Cross) để cố tìm chất liệu biện minh cho vai trò cứu chuộc của Giêsu:  Vì Adam và Eve nghe theo lời xúi bậy của Satan (thực ra chính là lời khuyên tốt để cho họ mở mắt ra, biết rõ phải trái, thoát khỏi cảnh nô lệ ngu đần trí thức) nên đã cưỡng lời Thiên Chúa của Ki Tô Giáo, ăn một trái trên cây hiểu biết (the tree of knowledge). 
 
Điều này làm cho Thiên Chúa giận dữ vì như vậy là trí tuệ của con người trở thành ngang với của Thiên Chúa  (thực ra thì trí tuệ con người ngày nay đã vượt xa trí tuệ của Thiên Chúa như được viết trong Thánh Kinh), cho nên Thiên Chúa trừng phạt con người từ kiếp này sang kiếp khác cho đến vô tận.  [Đây là chuyện của những người trong thời bán khai.  Vì, truy nguyên gốc gác của sự sa ngã của Adam và Eve, lỗi về phần Thiên Chúa chứ không phải là Adam và Eve.  Thật vậy, Thiên Chúa “sáng tạo” ra Adam và Eve theo hình ảnh của Thiên Chúa  và tự khen là tuyệt hảo (very good), nhưng hai người này lại không đủ sức chống lại sự cám dỗ của một con rắn biết nói. 


 
 
 
Thiên Chúa là bậc “toàn năng” và “toàn trí”, nghĩa là làm gì cũng được và cái gì cũng biết, nhưng Thiên Chúa lại thản nhiên ngồi nhìn một tác phẩm sáng tạo khác của Thiên Chúa là Satan, dưới dạng một con rắn, len lỏi vào vườn Eden để cám dỗ Adam và Eve, rồi cứ để yên cho Adam và Eve nghe theo lời khuyên tốt lành của con rắn ăn trái cây trên cây hiểu biết để mở mang trí tuệ, mà không có một hành động nào ngăn cản, tuy Thần đã biết trước việc gì sẽ xảy ra (toàn trí).  Ngày nay còn ai tin được những chuyện phi lý như trên không?]  Vì cái gọi là “tội tổ tông” trên, hình phạt nặng nhất của Thiên Chúa dành cho loài người là con người ai cũng phải chết (thực ra thì từ thời ông Bành Tổ, chẳng có ai sống mãi, nên dân Do Thái mới cho rằng đó là hình phạt của Thiên Chúa mà không biết đến 4 giai đoạn thành, trụ, hoại, diệt của các pháp hữu vi trong đó có con người). 
 
Trải qua 4000 năm (theo Thánh Kinh: Thiên Chúa sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài cách đây 6000 năm), Thiên Chúa  không nghĩ gì tới chuyện hòa giải với con người.  Cho tới cách đây 2000 năm, Thiên Chúa mới hóa thân làm Thánh Ma (Holy Ghost), xâm phạm tiết hạnh của một người đàn bà đã có chồng là Maria (trong khi thiếu gì các trinh nữ khác chưa chồng) để sinh ra “con một” của Thiên Chúa là Giêsu, rồi bắt Giêsu phải chịu cực hình bị đóng đinh trên thập giá, lấy máu “rửa sạch tội lỗi” của con người, tội đã cưỡng lời Thiên Chúa ăn đại một trái trên cây hiểu biết từ 4000 năm về trước, để con người có thể được Thiên Chúa tha tội và hòa giải lại với Thiên Chúa.   Đó chính là nhiệm vụ “cứu chuộc” của Giêsu.  Giêsu dùng máu của mình (tương tự như thời xưa con người dùng máu của người hay của loài vật, để làm nguôi cơn giận của các Thiên Chúa trong dân gian) để chuộc cái “tội tổ tông” của con người và cứu con người khỏi sự trừng phạt của Thiên Chúa  Ki Tô. 
 
Do đó, “Giáo hội dạy rằng”: người nào tin Giêsu thì sẽ không còn bị luận phạt (nghĩa là bị đày đọa xuống hỏa ngục vĩnh viễn) và sẽ hưởng “sự sống đời đời”, lẽ dĩ nhiên là sau khi chết, ở trên một thiên đường mà theo lời tuyên bố của giáo hoàng Gion Pôn Hai gần đây, không ở trên các tầng mây mà chính ở trong tâm con người.  Theo thuyết này thì tất cả những người trong những thời đại trước khi Giêsu sinh ra đời, trong đó có cả tổ tiên, họ hàng Giêsu, vì không biết đến một Giêsu sinh sau đẻ muộn để mà tin, nên bị luận phạt hết.
 
   Đó là sơ lược, vô cùng sơ lược, lý thuyết “thần học về cây thập giá” của Công giáo.  Còn chuyện Giêsu tình nguyện “gánh hết những tội lỗi của mọi người” là chuyện thêm thắt về sau, với mục đích gì, chẳng phải là một thần đồng mới đoán ra nổi.
 
   Chỉ có điều, trong thời buổi này, chẳng còn ai, kể cả nhiều người trong Giáo hội Công giáo, tin vào những chuyện hoang đường như Giêsu “chuộc tội” và "tội tổ tông".  Trọng điểm của Tân Ước là vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Chúa Con, Giêsu.  Nhưng vai trò này, như chúng ta đã biết,  đặt trên giả thuyết là con người có tội, cần đến một sự "chuộc tội" và "cứu rỗI".  Do đó, câu chuyện con người sa ngã, phạm tội với Chúa Cha và bị Chúa Cha nguyền rủa, hành hạ, đày ải, trừng phạt v...v...được đặt ra qua các nhân vật của huyền thoại Adam và Eve như tôi vừa trình bày hết sức sơ lược ở trên. 
 
Ông Đỗ Mạnh Tri, một trí thức Công giáo, trong cuốn Ngón Tay Và Mặt Trăng,  đã phủ nhận những lời "mạc khải" không thể sai lầm của Thiên Chúa trong Cựu Ước, chấp nhận chuyện Adam và Eve ăn trái cấm tạo thành tội tổ tông là một huyền thoại.  Theo rõi thời cuộc, chúng ta cũng biết rằng Giáo Hoàng Gion Pôn Hai đã công nhận thuyết vũ trụ sinh ra từ một Big Bang cách đây trên 13 tỷ năm, nghĩa là phủ nhận vai trò sáng tạo ra vũ trụ của Thượng đế cách đây mới 6000 năm, và công nhận thuyết Tiến Hóa của Darwin và những khai triển của thuyết này sau Darwin, nghĩa là phủ nhận huyền thoại "tội tổ tông".  Vậy thì, vai trò "chuộc tội" và  "cứu rỗi" của Chúa Con có ý nghĩa gì trong thời đại này ngoài việc trở thành một chuyện hoang đường? 
 
   Tội tổ tông chỉ là một huyền thoại của dân Do Thái, vậy thì ai cần ai "chuộc tội", và ai cần ai "cứu rỗi"?  Điều này kéo theo chuyện Chúa Con chịu đóng đinh trên Thập Giá để "chuộc tội" cho nhân loại là chuyện hoang đường nhất trong những chuyện hoang đường.  Nói tóm lại, vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Chúa Con, Giêsu, đặt nền tảng trên huyền thoại về các nhân vật Adam và Eve trong cuốn đầu trong Cựu Ưóc, Sáng Thế (Genesis), và cùng sống hay cùng chết với huyền thoại này.  Nhưng, trong ánh sáng của khoa học và lý trí, giá trị đích thực của huyền thoại về tội tổ tông trong Cựu Ước đã được chứng minh rằng không hơn giá trị của một mớ huyền thoại khác thuộc lịch sử của dân tộc Do Thái. 
 
Cũng vì nhận rõ được tính chất hoang đường, vô hiệu, lỗi thời của “bí tích rửa tội”, của vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su, mà  trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết (Why Christianity Must Change or Die), Giám mục John Shelby Spong đã dành riêng chương 6 để viết về đề tài Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ (Jesus as Rescuer: An Image That Has To Go).  Trong chương này, Giám Mục Spong viết như sau,  trang 98-99:

 
  "Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi.  Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi.  Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong lễ rửa tội.  Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không rửa tội.  Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng trước khi sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước thời Darwin và một sự vô nghĩa sau thời Darwin."
   (We human beings do not live in sin.  We are not born in sin.  We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism.  We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized... A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense.)
   
   Trong cuốn “Thiên Chúa Vẫn Sống: Từ Sợ Hãi Tôn Giáo Đến Tự Do Tâm Linh”(God Lives: From Religious Fear To Spiritual Freedom, Steven J. Nash Publishing, IL., 1993), trang 114, Linh mục James Kavanaugh cũng đưa ra nhận xét sau đây về tín điều “chuộc tội” trong Công giáo :

  
   “Đối với bất cứ người nào trong thế giới cổ xưa đứng trước Thiên Chúa của Ki Tô Giáo như là một nạn nhân bất lực, tin rằng mình là một người có tội một cách vô vọng, coi Thiên Chúa như là một ông quan tòa giận dữ không thể tới gần được, cái chết có tính cách hi sinh của đức Ki Tô là một huyền thoại với đôi chút thực tế.  Nhưng đối với con người hiện đại, nó chẳng còn ý nghĩa gì mấy trừ khi hắn đã bị làm cho sợ hãi và tẩy não một cách thích hợp từ khi mới sinh ra đời.  Đối với hắn, hắn là một nạn nhân tuyệt đối thụ động của sắc luật của Thiên Chúa trong Thánh Kinh.  Đối với tôi, đó là một huyền thoại “cứu rỗi” thuộc thời sơ khai miêu tả một người cha lấy cái chết của chính con mình để bớt đi cơn giận dữ.  Đó là một chuyện ác độc không thể tưởng tượng được…
   Tôi chấp nhận sự kiện là đức Ki Tô đã chết, ngay cả chuyện ông ta bị đóng đinh trên thập giá.  Nhưng tôi không thể chấp nhận huyền thoại cho rằng cái chết của ông ta là để chuộc tội cho tôi.  Huyền thoại cứu rỗi như được viết trong Tân Ước chỉ là một lối diễn giải.  Đó là một huyền thoại của thời sơ khai, bản chất của nó tương đương với nhiều huyền thoại cứu rỗi của nhiều dân tộc trong thời sơ khai ở khắp mọi nơi, nhưng nó lại độc ác một cách không tưởng hơn là hầu hết các huyền thoại khác.  Nó phản ánh một thế giới mà con người có thể làm nguôi cơn giận của những thần sấm sét trong một cơn giông tố.  Ngày nay, chó và mèo vẫn còn sợ sấm sét, nhưng con người thì ngồi yên trong nhà và hiểu rõ cái hiện tượng thiên nhiên đang xảy ra…
   Tôi sẽ không chấp nhận cái huyền thoại về một Chúa Cha khắt khe đối xử với chính con của mình, Giêsu, bằng một công lý vô tình cảm, và đòi hỏi con mình phải chết trên thập giá cho những tội lỗi của tôi.  Cái huyền thoại này cũng chẳng trở thành hấp dẫn hơn vì Chúa Cha đã làm cho con sống lại, đội mồ mà lên một cách vinh quang. Tôi không thể yêu mến một người cha như vậy hoặc phải biết ơn một người con như vậy trong một câu chuyện mượn từ một câu chuyện truyền tụng của nền thần học Do Thái cổ lỗ và thay đổi nó đi.  Tôi không hề yêu cầu Giêsu phải chịu khổ thay cho tôi và ngay cả muốn ông ta làm như vậy…”
 
   (To any man in the ancient world who stood before God as a helpless victim, who believed himself a hopeless sinner, who considered God an unapprochable and angry judge, the sacrificial death of Christ was a myth of some substance.  But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth.  To him, he is a voiceless victim of God’s decree in the Bible.  To me, it is a primitive ‘salvation” myth which portrays an angry father appeased by the death of his own son.  It is a tale of unbelievable cruelty…
   I  accept the fact that Jesus died, even that he was crucified.  But I cannot accept the myth that his death was an atonement for my sins.  The salvation myth as it appears in the New Testament is an interpretation.  It is a primitive myth, in essence parallel to the salvation myths of primitive peoples everywhere, but it is more unbelievable and cruel than most myths.  It rings of a world in which man could appease the gods of thunder during a storm.  Now cats and dogs are frightened during storms; man stays inside and understands the natural phenomenon that is taking place…
   I will not accept this mythical God-the-demanding-Father Who could treat His own son Jesus in unfeeling justice and demand his death on the cross to pay for my sins.  Nor is the myth more appealing because He brought His son gloriously from the tomb.  I cannot love such a Father or even be grateful for such a son in this borrowed and modified tale of archaic semitic theology.  I did not ask him to suffer for me or even want him to..)
 
    Những nhận định như trên của Giám mục Spong và Linh mục Kavanaugh cho chúng ta thấy trí tuệ của con người trong thời đại này không còn tin vào những điều hoang đường, phi lý trong Công giáo  nữa, ít ra là trong giới trí thức hiểu biết, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội.  Tuy nhiên, điều đáng nói là, không phải là giáo hội không biết đến những sự kiện này, mà vì những quyền lợi thế tục về quyền lực cũng như về kinh tế, giáo hội vẫn tiếp tục lùa đám giáo dân thấp kém vào những ốc đảo ngu dốt (từ của linh mục Trần Tam Tĩnh), bưng bít và dấu kín mọi tiến bộ của con người. 
 
Tín đồ Công giáo quả là những người đáng thương chứ không đáng trách.  Họ bị nhào nặn từ nhỏ để tin vào những điều không còn giá trị gì trong thế giới tiến bộ vì chúng cực kỳ phi lý,  phản khoa học, chỉ phù hợp với đầu óc của những tín đồ Âu châu trong thời Trung Cổ.  Cho nên, theo tôi, mọi người chúng ta cần phải nỗ lực giải hoặc cho họ, giúp họ theo kịp đà tiến bộ của nhân loại, giúp họ biết rõ sự thật về bản chất của tôn giáo họ, để từ đó họ có thể tự mình giải thoát ra khỏi mớ xiềng xích tâm linh vô hình.  Trong thế giới Tây phương, không thiếu gì những bậc lãnh đạo Công giáo, từ những nhà Thần học, các hồng y, giám mục, linh mục, cho đến các học giả trí thức v..v.. đã làm công việc này.  Chính vì vậy mà giáo hội đã phải đi đến quyết định xưng thú tội lỗi và xin được tha thứ.
 
 
   Trên đây tôi đã phân tích vấn đề giáo hoàng đại diện cho Công giáo xưng thú tội lỗi của Công giáo  đối với nhân loại và xin được tha thứ.  Tôi đã chứng minh rằng, những tội lỗi của Công giáo bắt nguồn từ Thánh Kinh.  Cùng lúc, tôi cũng đã chứng minh rằng, những quyền phép có tính cách ảo thuật của các giới chăn chiên trong Công giáo, từ giáo hoàng trở xuống tới các linh mục mà nền Thần học Công giáo đã nhồi vào đầu óc đám tín đồ thấp kém, xét trong ánh sáng của lôgic, khoa học và thực tế, đều chỉ là ngụy tạo.


Thực tế là, từ giáo hoàng trở xuống cho tới các linh mục, không ai có thể là đại diện của Chúa trên trần, để nắm giữ chìa khóa Thiên đường, có quyền tuyệt thông tín đồ, có khả năng đuổi quỷ Sa Tăng hoang đường ra khỏi con người, hay biến chất mẩu bánh thành thịt Chúa v.v.., vì lịch sử đã chứng tỏ, trong số các giáo hoàng và các hồng y, giám mục, linh mục từ xưa tới nay, không thiếu những kẻ dâm loạn, sát nhân, trí tuệ thấp kém, vô đạo đức, và tất cả những bí tích của giáo hội đưa ra để kiểm soát đầu óc tín đồ đều thuộc loại mê tín, không có một căn bản thuyết phục nào trước trình độ hiểu biết của con người hiện nay.  Nhưng vấn đề cần bàn đến là, sau hành động xưng thú tội lỗi và xin được tha thứ này, giáo hội sẽ có đường hướng hoạt động như thế nào.
 
   Chắc chắn là không phải giáo hội chỉ cần đưa ra vài lời “xưng thú tội lỗi” và “xin được tha thứ” suông, và coi như vậy là xong, là ký ức đã được thanh tẩy, là mọi tội lỗi đã được Chúa gánh hộ hết rồi.  Thế giới không bao giờ chấp nhận điều này.  Điều quan trọng và thực tế nhất là, Giáo hội phải chứng tỏ cho thế giới, qua những hành động thực tiễn điển hình, là Giáo hội đã thành thực sám hối, ăn năn tội lỗi.  Để chứng tỏ thành tâm trong việc này, giáo hội cần công bố và phổ biến rộng rãi trước thế giới, và nhất là trong mọi giáo hội địa phương, trong mọi giáo xứ, từ thành thị đến thôn quê, trong mọi quốc gia, một đường hướng mới, đoan quyết không bao giờ tái phạm những tội lỗi Giáo hội đã phạm trong quá khứ.  Mặt khác, với một tài sản của Giáo hội lên đến hàng ngàn tỷ đô la, Giáo hội có nghĩ đến sự đền bù phần nào những sự tác hại mà giáo hội gây ra hay không?
 
    Lịch sử đã chứng tỏ rằng, thế giới không thể tin vào những lời Giáo hội nói mà cần phải nhìn kỹ vào những gì Giáo hội làm.  Do đó, thế giới sẽ luôn luôn quan sát những hoạt động trong tương lai của giáo hội.  Á Châu là lục địa cần phải đề cao cảnh giác và kiểm soát cẩn thận, coi chừng thật kỹ những hoạt động này, vì gần đây giáo hoàng đã nói rằng:“Cải đạo là một nhân quyền.  Cũng như cây thập giá đã cắm chắc trên đất của Âu châu trong thiên niên kỷ thứ nhất, và ở Mỹ Châu và Phi châu trong thiên niên kỷ thứ hai, thiên niên Ki Tô thứ ba có thể sẽ được mùa lớn về đức tin ở trên lục địa rộng lớn và cốt yếu này.”  (The pope said that religious conversion is a human right.  “Just as the 1stmillenium saw the cross firmly planted in the soil of Europe, and, the 2nd, in America and Africa, so may the 3rd christian millenium witness a great harvest of faith on this vast and vital continent,” the pope said.)
 
   Giáo hoàng nói vậy vì hiện nay Công giáo đang xuống dốc một cách thê thảm ở phương trời Âu Châu, cái nôi của Gia Tô Giáo trước đây, và ở cả Mỹ Châu và Phi Châu,.  Tại sao Công giáo lại có tình trạng suy thoái như vậy?  Câu ngắn gọn sau đây trong cuốn Missionaries, một cuốn sách nghiên cứu về những thành quả truyền giáo của Ki Tô Giáo trên khắp thế giới, đi kèm với một chương trình TV 6 kỳ của đài BBC, có thể cho chúng ta rõ một trong nhiều nguyên nhân xuống dốc của Công giáo :
 
   “Đòi hỏi những người Âu Châu tin vào thế giới của Thiên Chúa và Satan có vẻ như là đòi hỏi họ phải từ bỏ sự thông minh của chính mình.  Quan trọng hơn nữa, những lợi khí của thương vụ thừa sai: củ cà rốt “cứu rỗi” và cây gậy “đày đọa vĩnh viễn” đã mất đi hiệu lực đe dọa rồi.”
   (Asking the Europeans to believe in a world of God and Satan, seems to be asking them to deny their own intelligence.  More importantly, the tools of the missionaries’ trade, the carrot and stick of salvation and damnation, have lost the power to frighten.)
 
   Câu trên có nghĩa là, trong thời đại này, trí tuệ con người đã tiến bộ, những người có đôi chút đầu óc đều không còn tin vào những chuyện hoang đường cổ xưa như “cứu rỗi” (tội ở đâu mà cứu rỗi?) và “đày đọa vĩnh viễn” (hỏa ngục ở đâu mà đày đọa?).  Ngay chính Gion Pôn Hai cũng phải thú nhận là không làm gì có chỗ nào là hỏa ngục để mà đày đọa những người không tin Chúa, Giám mục Spong coi chuyện “tội tổ tông” với chuyện “cứu rỗi” là chuyện mê tín của thời trước Darwin, và linh mục Kavanaugh nói thẳng là ông không khiến và cũng không muốn Giêsu leo lên thập giá chịu khổ thay cho mình hoặc chuộc tội cho mình.  Những tư tưởng khai phóng trên hiển nhiên đã soi sáng cho con người thoát ra khỏi sự tối tăm của những tín lý đã lỗi thời.  Bất hạnh thay, đa số giáo dân Công giáo thấp kém trên thế giới, nhất là giáo dân Việt Nam, kể cả một số trí thức Công giáo Việt Nam, không hề biết đến những sự tiến bộ trí thức ngay trong tôn giáo của họ, cho nên vẫn còn bám chặt vào những điều hoang đường chỉ có giá trị phần nào trong thời bán khai.
 
   Để bù đắp phần nào sự hao hụt tín đồ ở những nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ và ở những nước đang thức tỉnh ở Phi Châu, Giáo hội Công giáo, qua lời tuyên bố của Giáo hoàng ở trên, đang có sách lược truyền giáo sang các nước kém mở mang ở Á Châu.  Truyền Giáo là sự phát triển tự nhiên của mọi tôn giáo.  Tôn giáo nào cũng mong muốn đạo mình có thêm tín đồ.  Nhưng phương cách truyền giáo là cả một vấn đề và thường phản ánh bản chất của tôn giáo đó.  Chúng ta không nên quên 7 núi tội lỗi mà giáo hoàng vừa xưng thú, những tội lỗi trải dài suốt 2000 năm và ở mọi nơi Công giáo mang cây thập giá tới.  Chúng ta cũng không nên quên Công giáo đã giữ một vai trò then chốt quyết định trong việc đưa Việt Nam vào vòng nô lệ của Pháp. 
 
Lịch sử đã chứng minh: Sách lược truyền giáo của Công giáo  La Mã là một sách lược chủ trương xóa bỏ mọi nền văn hóa phi Ki-Tô, dùng bạo lực thắng công lý, dùng gian xảo, dối trá để lừa dối dân gian, dùng bả vật chất và mê tín dị đoan để chiêu dụ và giữ tín đồ, dùng những phép lạ ngụy tạo để huyễn hoặc làm mê mẩn đầu óc tín đồ v..v..  Một sắc thái đặc biệt nhất của Công giáo là, bất cứ tôn giáo này truyền tới đâu là ở đó xảy ra những cảnh hỗn loạn, thù nghịch, chia rẽ v…v… trong gia đình, trong xã hội, đúng như lời khẳng định của Chúa Giê-su trong Thánh Kinh, Matthew 10: 34-36:
 
Chúa Ki Tô Mang Đến Sự Chia Rẽ:
   Đừng nghĩ rằng ta xuống trần để mang lại hòa bình trên trái đất.  Ta không xuống đây để mang lại hòa bình mà là gươm giáo.
   Vì ta xuống đây để làm cho con trai chống đối cha, con gái chống đối mẹ, và con dâu chống đối mẹ chồng.
   Và những kẻ thù của một người thì ở ngay trong nhà hắn.”
(Christ Brings Division:
   Do not think that I came to bring peace on earth.  I did not come to bring peace but a sword.
   For I have come to set a man against his father, a daughter against her mother, and a daughter-in-law against her mother-in-law.
   And a man’s foes will be those of his own household.)
 
   Lịch sử thế giới đã ghi rõ điều này, và kinh nghiệm cay đắng của Việt Nam đối diện với sự xâm nhập của Công giáo còn ghi rõ trong sử sách.  Ở đây, sách lược truyền giáo của đạo Công giáo đã đưa tới những cảnh bất hòa trong những gia đình nào có người bỏ tôn giáo truyền thống của gia đình, của dân tộc, để tin theo những lời dụ dỗ huyền hoặc của Công giáo, từ bỏ không còn tôn trọng những lễ tiết truyền thống trong gia đình.  Công giáo cũng đưa tới những cảnh Lương Giáo nghi kỵ, thù nghịch, tàn sát lẫn nhau như lịch sử đã chứng tỏ.  Chính Linh mục Lương Kim Định cũng phải thú nhận rằng, Cẩm Nang Triết Việt, trang 57:
 
“Sự truyền đạo Thiên Chúa vào Việt Nam…đưa đến sự chia khối dân tộc đang thống nhất thành hai phe Lương Giáo làm cho sự liên lạc giữa đôi bên trở nên nhức nhối đầy e dè nghi kỵ.  Đấy là một tai nạn lịch sử mà thời gian tuy có làm giảm đi, nhưng xem ra không sao xóa sạch được”
 
   Vì vậy, hơn ai hết, người Việt Nam cần phải đề cao cảnh giác trước âm mưu truyền giáo sang Á Châu của Vatican.  Chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng quyền tự do tôn giáo của con người và quyền tự do truyền đạo bằng những phương cách có tính cách xúc phạm đến mọi nền văn hóa phi- Công giáo của Công giáo như Giáo hội đã thú nhận.  Chúng ta cũng cần phải ý thức được rằng, Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo nói riêng, đang lạm dụng và núp sau chiêu bài “Nhân quyền” và dựa vào ưu thế kinh tế và quân sự của các cường quốc Âu Mỹ để truyền đạo trong những quốc gia mà họ có thể ép được.  Họ không dám đụng tới khối Hồi Giáo hay Do Thái, những khối tuyệt đối không nhân nhượng về vấn đề tự do truyền đạo.  Họ cũng không dám đụng tới Trung quốc, một quốc gia vĩ đại với gần một tỷ rưỡi dân, có tiềm lực kinh tế và quân sự không thể coi thường, và có một chính sách rõ rệt để ngăn chận và kiểm soát sự tự do truyền giáo.  Nhưng họ lại khai thác sự yếu kém kinh tế của các nước nhỏ ở Á đông và tính dễ dãi của những dân tộc trong vùng này, trong đó có Việt Nam, để thực hiện ảo vọng Ki Tô hóa các quốc gia này.  Chính quyền Việt Nam cần phải ý thức được cái hiểm họa Ki Tô nếu không muốn truyền thống dân tộc và văn hóa của Việt Nam bị xóa sạch trong tương lai, rơi vào vòng nô lệ Vatican.
 
   Ngoài ra, để đối phó với sách lược đang được thi hành hiện nay của Công giáo và Tin Lành: dùng bọn người trí thức nô lệ mất gốc, đưa ra những tác phẩm xuyên tạc lịch sử, văn hóa Việt Nam, nhất là lịch sử và văn hóa Phật Giáo, hoặc đánh đồng khập khiễng vài nét văn hóa Việt Nam hoặc Phật Giáo với nền văn hóa Ki Tô, ngụy trang đằng sau những chiêu bài như  “Thần học Ki Tô Giáo theo cung cách Á Châu”, hoặc “quay về với truyền thống dân tộc, hội nhập văn hóa dân tộc”, nhưng vẫn khăng khăng bám chặt vào “chân lý về Chúa KiTô đấng trung gian duy nhất, vẫn là và sẽ mãi mãi là một tín điều, và không thể chấp nhận sự giàn xếp hay dung hòa (compromis) nào cả”, chính quyền và người dân Việt Nam cần ý thức được tầm quan trọng của sự mở mang dân trí.
 
    Thật vậy, nữ học giả Gia Tô Joane H. Meehl, sau khi đã nhìn thấy rõ chủ đích và những việc làm của giáo hội Công giáo từ thế kỷ 4 cho tới ngày nay, đã viết trong cuốnNgười Tín Đồ Công giáo  Tỉnh Ngộ (The Recovering Catholic, Prometheus Book, 1995), trang 288:
 
   “Đạo Công giáo chỉ thịnh hành và phát triển trong đám người nghèo và ngu dốt.  Nó chỉ bị khắc phục bởi giáo dục (mở mang dân trí. TCN) và đời sống kinh tế thoải mái.”
   (Catholicism thrives and grows among the poor and ignorant.  It is overcome by education and economic well-being.)
 
    Điều này đã xảy ra trong những nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ trong đó đời sống vật chất của con người tương đối cao, và những tác phẩm nghiên cứu nghiêm chỉnh về tôn giáo của những người có uy tín trong giới trí thức như lãnh tụ tôn giáo, học giả, chuyên gia, giáo sư đại học v..v.. được phổ biến rộng rãi trong quần chúng.  Đừng bao giờ nên e ngại trước những sự phản đối vô căn cứ, lên án việc mở mang dân trí là chống tôn giáo hay chia rẽ tôn giáo.  Sự hòa hợp giữa những khối dân có tín ngưỡng khác nhau trong những quốc gia tân tiến Âu Mỹ, nơi đây các tác phẩm nghiên cứu về tôn giáo được phổ biến tự do và rộng rãi, là một bằng chứng rõ rệt nhất về lợi ích của việc mở mang dân trí để cho người dân biết rõ sự thật về các tôn giáo trong xã hội.
 
   Ngoài ra, tuyệt đại đa số người dân Việt Nam, nhất là các Phật tử, cũng cần phải biết đến những điều khác biệt căn bản giữa hai tôn giáo lớn tại Việt Nam, Phật Giáo và Ki Tô Giáo.  Xin đọc bài “Phật giáo – Ki Tô giáo đối chiếu qua những Nhận định của một số Danh nhân thế giới” [ http://sachhiem.net/TCNtg/TCN56.php].  Hi vọng những tài liệu này sẽ giúp cho người dân  ít nhiều vốn liếng trong bất cứ một cuộc đối thoại nào với các tín đồ Công giáo, hoặc trước những lời tuyên truyền giả dối của Ki Tô Giáo. Ngoài những nhận định của một số danh nhân trí thức Âu Mỹ về Ki Tô Giáo và Phật Giáo trong bài trên, tôi muốn nói đến vài điều khác biệt căn bản giữa Phật Giáo và Ki Tô Giáo.
   Thứ nhất, lịch sử truyền giáo của đạo Phật, một tôn giáo có trước Công Giáo hơn 500 năm, đã cho thế giới thấy Phật Giáo là một tôn giáo hòa bình, không hề làm đổ một giọt máu trong quá trình truyền giáo và phát triển trong suốt hơn 2500 năm nay.  Trái lại, lịch sử truyền giáo của Công Giáo trên thế giới đã chứng tỏ rằng Công Giáo là một tôn giáo hiếu chiến, sắt máu, tàn bạo v..v.., và trong quá trình truyền giáo qua 16 thế kỷ, từ thời Constantine, đã làm cho máu nhiều triệu người vô tội chảy thành sông, xương chất thành núi.  Đây chính là lý do khiến cho giáo hội Công Giáo ngày nay phải công khai xưng thú 7 núi tội lỗi và xin được tha thứ trước thế giới.  Nhưng dù giáo hội có làm gì đi chăng nữa thì núi xương sông máu này cũng vẫn muôn đời tồn tại trên bờ vai lương tâm của giáo hội và của những tín đồ còn đôi chút lương tri và đầu óc suy tư. 
 
   Thứ nhì, Kinh Luận Phật Giáo gồm thiên Kinh vạn quyển, số lượng nhiều gấp bội Thánh Kinh.  Nguyên bộ Đại Phẩm Bát Nhã do ngài Huyền Trang dịch sang tiếng Hán đã gồm 600 quyển.  Nhưng chúng ta không hề thấy trong rừng kinh điển Phật Giáo bất cứ một lời nói nào hay một hành động nào của Đức Phật, hay của các đệ tử Phật, trái với những tiêu chuẩn luân lý và đạo đức của con người xưa cũng như nay.  Trái lại, trong Thánh Kinh chúng ta thấy vô số những chuyện ác độc, thương luân, bại lý, không của Chúa Cha thì cũng của Chúa Con, hoặc của các bậc được gọi là Thánh trong Ki Tô Giáo, cùng những chuyện dâm ô, loạn luân, thù hận, giết người tập thể v…v…  Cũng vì vậy, càng đi vào Kinh điển Phật Giáo chúng ta càng thấy chân trời của chúng ta mở rộng, càng thấy những tư tưởng Phật Giáo quả là siêu việt, vượt thời gian và không gian.  Đây chính là lý do Phật Giáo đang phát triển mạnh trong thế giới, trong những nền văn minh Âu Mỹ, nhất là trong giới trí thức.  Trái lại, càng đi sâu vào Thánh Kinh, chúng ta càng khám phá ra nhiều điều sai lầm, về thần học cũng như về khoa học, ngoài những điều không thể chấp nhận được vì chúng đối nghịch hẳn với những tiêu chuẩn luân lý đạo đức của con người ngày nay.  Đây chính là lý do làm cho Công Giáo suy thoái khắp nơi trên thế giới.
 
   Thứ ba, Phật giáo và Công Giáo đều là tôn giáo ngoại lai, theo nghĩa từ ngoài du nhập vào Việt Nam.  Tuy nhiên bản chất của sự du nhập và ứng dụng của mỗi tôn giáo vào trong xã hội Việt Nam hoàn toàn khác nhau và đối ngược hẳn nhau.
 
   Phật giáo đi vào dân tộc Việt Nam qua giới trí thức bằng con đường tận dụng khả năng suy tư của con người, con đường phát triển trí tuệ, tự lực tự cường, không có những giáo điều khô cứng, không có những hứa hẹn hão huyền có tác dụng ru ngủ dân chúng, và nhất là không chống lại những truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.  Với những giáo lý nhân bản, lấy con người làm gốc, phục vụ con người ngay trong đời sống này, lấy trí tuệ làm căn bản, và qua những triết thuyết cao siêu, phù hợp với tinh thần khoa học, Phật Giáo đã đáp ứng được những đòi hỏi suy luận trí thức của giới có học. 
 
Từ giới trí thức, tinh thần Phật Giáo được phát huy qua những giáo lý hòa bình, bao dung, bình đẳng, giản dị, đạo đức, từ bi v..v.. cho nên Phật Giáo đã lan xuống mọi giới bình dân, ít học trong xã hội Việt Nam.  Từ đó, Phật Giáo đã hội nhập trong dân gian, để tạo nên một tinh thần Phật Giáo dính liền với tinh thần yêu nước cao độ cố hữu của người dân Việt Nam.  Phật Giáo chưa bao giờ phản bội dân tộc, liên kết với kẻ ngoại xâm chống lại tổ quốc.  Phật Giáo Việt Nam chưa bao giờ nhận lệnh của bất cứ chức sắc ngoại quốc nào, lệ thuộc bất cứ một tổ chức tôn giáo hay chính trị quốc tế nào.  Do đó, ảnh hưởng của Phật Giáo trên nền văn hóa dân tộc thực là sâu đậm, sâu đậm đến độ người ta không còn phân biệt được đâu là văn hóa Phật Giáo và đâu là văn hóa dân tộc.  Đây là những sự kiện lịch sử không ai có thể phủ bác.
    Trái lại, Công Giáo du nhập vào Việt Nam qua giới cùng đinh thất học bằng những phương pháp truyền đạo xảo quyệt, đượm màu mê tín hoang đường, thí dụ như của thừa sai Alexandre de Rhodes [Xin đọc bài Di Hại Của “Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ”: Nhân Đọc Cuốn “Hành Trình Và Truyền Giáo” Của Alexandre de Rhodes” trênhttp://sachhiem.net/TCNtg/TCN50.php]  xuyên tạc sự thật, và mạ lỵ, xâm phạm tới toàn bộ tín ngưỡng, đạo đức và cấu trúc văn hóa của xã hội Việt Nam.  Ngoài ra nhiều thừa sai Công Giáo còn trắng trợn can thiệp vào chính trị nội bộ của Việt Nam và trong nhiều trường hợp đã xúi dục nội loạn và gây nên sự chia rẽ, bất hòa trong xã hội Việt Nam.  Họ ru ngủ đám tín đồ thấp kém bằng những điều mê tín hoang đường, bằng một đức tin vào những giáo điều tín lý khô cứng, phi lôgic, phản khoa học, bằng những hứa hẹn vô trách nhiệm vào một niềm tin “xác chết ngày sau sống lại” để có “sự sống đời đời”, do sự “cứu rỗi” của một Thiên Chúa đã chết trên cây thập giá cách đây 2000 năm và chưa bao giờ xuất hiện để cứu bất cứ ai v.v... 
 
 Những giáo sĩ thừa sai đầu tiên có ảnh hưởng trong việc truyền đạo không phải là những nhà tu hành đạo đức mà là những tên gián điệp như Alexandre de Rhodes, Francois Pallu, Lambert de la Motte v..v.., hoặc những tên lính đánh thuê như Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), hoặc những tên thực dân như Retord (thầy của Trần Lục), Gauthier (thầy của Nguyễn Trường Tộ), Puginier, Huc, Pellerin v..v.. Nhưng bất hạnh nhất cho Việt Nam là Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ của Công giáo đã thành công trong việc đào tạo được một lớp tín đồ trong những giới thấp kém nhất của xã hội Việt Nam (từ của Toàn quyền Đông Dương de Lanessan: the lowest classes), sẵn sàng phản bội dân tộc, tiếp tay với thực dân Pháp vì một cái bánh vẽ trên trời cho riêng mình.  Lời thú nhận của giám mục Puginier “Không có các thừa sai và giáo dân Công giáo thì người Pháp cũng giống như những con cua đã bị bẻ gãy hết càng” về vai trò quyết định của giáo dân Việt Nam trong sự hỗ trợ đoàn quân xâm lăng của Pháp là một bằng chứng.  Sự kiện linh mục “Trần Lục mang 5000 giáo dân đến hỗ trợ quân Pháp để hạ chiến khu kháng chiến Ba Đình” là một bằng chứng khác. (Xin đọc chi tiết những sự kiện trên trong cuốn Công Giáo Chính Sử, chương VIII.)  Bản chất của Giáo hội Công giáo Việt Nam chỉ là một mớ tín đồ hạng hai.  Công giáo vào Việt Nam từ 1533 nhưng 400 năm sau (1933) mới có một giám mục đầu tiên (Nguyễn Bá Tòng). 
Nhưng tệ hơn cả là Giáo hội này hoàn toàn lệ thuộc Vatican bất kể là những quyết định của Vatican xâm phạm đến chủ quyền dân tộc và xúc phạm đến nền văn hóa  của Việt Nam tới đâu.  Lịch sử cho thấy quyền lợi của Vatican luôn luôn đối nghịch với quyền lợi của Việt Nam.  Chừng nào mà tinh thần nô lệ này còn tồn tại, thì chừng đó người dân Việt Nam vẫn còn phải lưu tâm đề phòng lịch sử tái diễn.
 
    Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm với những đòn phép của Vatican.  Việt Nam không thể không dè dặt khi đối diện với một thế lực quốc tế đã có 2000 năm kinh nghiệm trong những thủ đoạn thần học, chính trị, xã hội, kinh tế v..v.. để lạc dẫn tín đồ vào con đường mê muội, tuyệt đối tuân phục và theo lệnh của một thế lực thế tục ngoại quốc núp sau cái vỏ tôn giáo.  Với một tổ chức vô cùng chặt chẽ, với một tài sản lên tới hàng ngàn tỷ đô la, với đa số tín đồ thấp kém cuồng tín tạo thành một lực lượng hậu thuẫn khó lường, với những phương tiện truyền thông bao trùm mọi lãnh vực v..v.., trước đây, không có một quốc gia nào có thể coi thường thế lực của Vatican.  Tuy nhiên, trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại, và vì thanh gươm (để giết người) và bó củi (để thiêu sống người) đã bị tước khỏi bàn tay đẫm máu của giáo hội Công giáo, ngày nay, Vatican không còn khả năng để khuynh loát những thế lực tôn giáo đối nghịch với Công Giáo.  Những biện pháp quyết liệt của Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan v..v.. và của các khối Hồi Giáo, Do Thái Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành Giáo đối với vấn nạn Công Giáo đã có thể ngăn chận và giảm thiểu âm mưu thống trị tôn giáo của Vatican trên hoàn cầu. 
 
   Những biện pháp ngăn chận này thực ra rất hợp lý và chính đáng.  Tại sao?  Vì trong một bài diễn văn đọc tại Maribor, Slovenia, ngày 19 tháng 5, 1996, giáo hoàng Công Giáo Gion Pôn Hai đã kêu gọi các quốc gia phải bảo tồn nền văn hóa dân tộc, nguyên văn như sau:
 
   “Các quốc gia phải gìn giữ nền văn hóa của họ như là một biểu thị của phẩm cách quốc gia”
   (Countries must preserve their culture as an expression of national dignity).
 
    Giáo hoàng thừa biết rằng, nền văn hóa Á đông nói chung, Việt Nam nói riêng, tuyệt đối không tương hợp (incompatible) với nền văn hóa Công Giáo của Tây phương.  Vậy có cách nào mà sách lược truyền đạo của Công Giáo sang Á châu không đụng chạm tới những nền văn hóa dân tộc của các nước Á Châu?  Thật vậy, như trên đã nói, nền văn hóa Việt Nam cũng là nền văn hóa Phật Giáo.  Phật Giáo, một tôn giáo nhân bản, không chấp nhận sự hiện hữu của một Thiên Chúa, do đó không chấp nhận huyền thoại sáng tạo của Công Giáo, một huyền thoại mà tuyệt đại đa số người dân trên thế giới đã dứt khoát bác bỏ, vì huyền thoại này không còn một căn bản thuyết phục nào trước những bằng chứng tràn ngập trong khoa học về sự sinh ra của vũ trụ, tuổi của vũ trụ, và sự xuất hiện của loài người trong định luật tiến hóa. 
 
Tất cả những bằng chứng này đều trái ngược với những điều hoang đường phi thực tế, phản khoa học ở trong Thánh Kinh. Mặt khác, Công Giáo là một tôn giáo thờ một vị Thần do con người thời tiền sử tưởng tượng ra, và cho như vậy  là có giá trị nhất, mọi tôn giáo khác chỉ có giá trị nếu quy phục vị Thần Công Giáo đó.  Do đó, với chủ trương độc tôn này, thực chất của sách lược truyền đạo sang Á Châu là một cuộc xâm lăng văn hóa.  Để gìn giữ phẩm cách quốc gia, Á châu nói chung, Việt Nam nói riêng, phải có bổn phận bảo vệ nền văn hóa của mình.  Giáo hoàng không thể nói một đàng: khuyên mọi quốc gia phải gìn giữ nền văn hóa của họ, rồi làm một nẻo: mưu toan xâm lăng và dẹp bỏ các nền văn hóa phi Công Giáo của họ ở Á Châu .  Cho nên,  Giáo hoàng, hoặc bất cứ thế lực tôn giáo cũng như thế tục nào khác, đều không thể lên án những biện pháp ngăn chận sự truyền đạo của Công Giáo nói riêng, Ki Tô Giáo nói chung, ở Á Châu ngày nay là vi phạm nhân quyền, hay vi phạm tự do tôn giáo.
 
   Với kinh nghiệm qua những vụ tòa Khâm Sứ và ở Thái Hà gần đây, Việt Nam chắc hẳn đã thấy rõ bản chất của những người Công giáo Việt Nam như TGM Ngô Quang Kiệt và một số linh mục khác, những người đã dẫn dắt đám con chiên ở dưới, kể cả bà già và con nít, vào những hành động bất chấp luật pháp như thế nào.  Mong rằng Việt Nam cương quyết giữ vững lập trường trong chính sách đối ngoại và đối nội phù hợp với sự mong ước của tuyệt đại đa số người dân ngõ hầu có thể tránh cho Việt Nam một hiểm họa mà hậu quả không sao lường được.
 
Trần Chung Ngọc
(bổ sung tháng 11-2011)