Tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, tăng cường năng lực quản trị, chuyển hướng thị trường chiến lược.
Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã là tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới.
Dù tính toán theo cách nào, nó cũng là tập đoàn thành công nhất, với 1,2 tỷ khách hàng, 1 triệu nhân viên, hàng chục triệu tình nguyện viên, mạng lưới phân phối toàn cầu, nhãn hiệu ai cũng biết, đội vận động hành lang không có đối thủ và nhìn về tương lai mà nói thì đang hoạt động vô cùng hiệu quả tại các thị trường mới nổi.
Nhưng thời điểm Giáo hoàng Francis I lên ngôi là lúc nhà thờ đang “loạn”. Giáo hoàng không thiếu công cụ giải quyết khủng hoảng trong tay, bao gồm cả tín điều “giáo hoàng bất khả ngộ” (papal infallability, tức “sếp không thể sai”).
Nhưng khi ở ngôi Giáo hoàng, Benedict XVI hoặc lãng phí thời gian với những rắc rối không cần thiết (như tha thứ cho Giám mục Richard Williamson, một người có ý ngờ vực chuyện thảm sát người Do Thái), hoặc vật lộn với scandal tình dục của giáo hội.
Phần nào là do ông ngồi ghế này không hợp: ông là một học giả đóng vai nhà quản lý và là một ông lão (78 tuổi khi được bầu, nay đã 85) trong khi cái cần là sức trẻ.
Nhưng nguyên nhân còn nằm ở chỗ, muốn xử lý được những vấn đề đang chia rẽ giáo hội cần một đợt cải cách toàn diện mà chỉ người lãnh đạo kiệt xuất mới có khả năng thực hiện.
Công
bằng mà nói, Benedict đã đặt nền móng cho cuộc cải cách ấy. Quyết định
nghỉ hưu tạo ra một nguyên tắc có tính cách mạng: Giáo hoàng cũng là một
nghề, và nghề ấy đòi hỏi phải hiểu chính mình là ai.
Nó còn giúp các Hồng y thêm tự do lựa chọn người kế nhiệm: họ có thể đưa một người trẻ tuổi lên và cho người đó biết nhiệm kỳ cũng có giới hạn, hoặc đưa lên một ông lão và cho ông biết không ai bắt ông phải chết trên bàn làm việc.
Nhưng ý tốt này của Benedict lại được diễn đạt không thành công lắm khi ông khẳng định mình sẽ tiếp tục ở lại Vatican và còn dùng chung thư ký riêng (Georg Gänswein) với người kế nhiệm. Cái quyết định ấy khiến người ta nghĩ ra đủ mọi giả thuyết khác nhau.
Giáo hoàng Francis I sẽ phải suy nghĩ lại một cách triệt để tất cả mọi thứ, từ sứ mệnh trung tâm đến khách hàng mục tiêu.
Nhiệm vụ áp lực nhất là giải quyết scandal tình dục. Đây một phần cũng là vấn đề thần học: Giáo hội sẽ thu hút được một “lực lượng lao động” hoàn toàn khác nếu không chỉ nhận mỗi nam giới độc thân làm cha xứ như hiện nay.
Nhưng vì Thiên chúa giáo phát triển nhất ở những vùng khá thủ cựu của thế giới, nên có lẽ Francis I chưa dám cho nữ giới hoặc người có gia đình làm tu sĩ. Tuy thế, ông vẫn có thể học hỏi khu vực tư nhân xem họ quản trị nhân lực ra sao.
Thứ nhất, nhân viên nào mắc lỗi là phải bị trừng phạt, chứ không phải bao che rồi lẩn tránh. Các công ty hàng đầu đều “chủ động thay thế” người có sai phạm.
Thứ hai, phải coi danh tiếng là thứ tài sản quý giá nhất, tức là phải đặt ra các quy chuẩn đạo đức rõ ràng, đảm bảo nhân viên thực hiện nghiêm túc và tiến hành các chiến dịch quan hệ công chúng (PR) rầm rộ. Công ty nào bị phát giác có sai sót (như vụ lãnh đạo Tyco International bị phát hiện biển thủ 150 triệu USD của công ty) đều dành rất nhiều tâm sức để nói với khách hàng và nhân viên mình đã sửa sai ra sao.
Thứ ba, phải nhìn về phía trước. Các công ty hàng năm đều họp lãnh đạo cao cấp để xem xét lại chiến lược toàn tập đoàn, chứ không phải đợi cả thế kỷ như Vatican.
Năng lực cạnh tranh cốt lõi của Giáo hội là cung cấp hàng hóa tinh thần.
Dù vậy, họ lại dành quá nhiều công sức điều hành những thứ “trần tục”.
Một số cũng có ý nghĩa, như bệnh viện và trường học vừa phù hợp với ước
nguyện của Chúa trời, vừa giữ chân được “khách hàng”.
Nhưng còn điều hành một ngân hàng của riêng Vatican (với chiếc máy ATM duy nhất toàn cầu có phần hướng dẫn bằng tiếng Latin) thì sao? Hay đầu tư một danh mục bất động sản?
Các công ty lớn như IBM và Ford đã thoái vốn khỏi các ngành nghề kinh doanh không cốt lõi, thu hẹp hoạt động càng nhiều càng tốt để trở thành các công ty chuyên môn. Giáo hội nên đi theo hướng ấy.
Thị trường tăng trưởng nhanh nhất là các nước mới nổi.
Số tín đồ vùng hạ Sahara tăng từ 1 triệu năm 1910 lên 171 triệu hiện nay, tức từ 1% lên 16% dân số. Số tín đồ vùng Châu Á – Thái Bình Dương tăng từ 14 triệu năm 1910 lên 131 triệu hiện nay, tức từ 5% lên 12% dân số.
Ngược lại, số tín đồ ở Châu Âu giảm từ 65% năm 1910 xuống còn 24% hiện nay. Nhưng Giáo hội vẫn cứ tập trung vào Châu Âu.
Giáo hội chỉ “thỏa hiệp” với toàn cầu hóa bằng cách phá vỡ truyền thống 456 năm liền chỉ “tuyển” Giáo hoàng người Ý (bằng cách “tuyển” Giáo hoàng Trung Âu, bao gồm Đức và Ba Lan). Khu nghỉ dưỡng mùa hè của Giáo hoàng tại Castel Gandolfo chỉ cách Vatican có 15 dặm.
Nhìn về phương Nam đi, hỡi Đức Thánh cha
Rút cục thì một Giáo hoàng “phi Châu Âu” đã được bầu, nhưng nhà thờ cần làm nhiều hơn thế.
Cisco đặt thêm một trụ sở nữa ở Bangalore (Cisco Đông) với sứ mệnh lãnh đạo các chiến lược ở các nước mới nổi của tập đoàn. Ít nhất Giáo hội cũng nên chuyển khu nghỉ dưỡng mùa hè của Giáo hoàng tới Châu Mỹ Latin.
Nhiều tập đoàn toàn cầu thiết lập trung tâm điều hành trên khắp thế giới. Tương tự, giáo hội có thể chuyển một số cơ quan của Vatican, ví dụ như cơ quan giám sát giáo đoàn, tới các nước đang phát triển.
Bước đi này sẽ không chỉ giúp giáo hội tập hợp được các ý tưởng mới từ Châu Phi hay Châu Mỹ Latin; mà còn giúp lập lại quy củ cho cái Giáo triều La Mã vừa rụt rè, vừa bảo thủ, chỉ scandal là nhiều và nhìn chung là vô dụng.
Giáo hội không nên coi thắng lợi tại các nước phía Nam là đương nhiên. Áp lực đang tới từ các “công ty khởi nghiệp” với chiến lược marketing mạnh mẽ. Thị phần tại Mỹ Latin đã giảm từ 90% năm 1910 xuống còn 72% hiện nay do Pentacostalism (một nhánh của Thiên Chúa giáo).
CEO General Electric Jeff Immelt nói chính GE phải phá vỡ lối mòn của chính mình nếu không muốn bị các đối thủ từ thị trường mới nổi phá tan. Giáo hoàng Francis I phải hiểu rằng ông không chỉ là Giám mục của mỗi thành Rome.
Dù tính toán theo cách nào, nó cũng là tập đoàn thành công nhất, với 1,2 tỷ khách hàng, 1 triệu nhân viên, hàng chục triệu tình nguyện viên, mạng lưới phân phối toàn cầu, nhãn hiệu ai cũng biết, đội vận động hành lang không có đối thủ và nhìn về tương lai mà nói thì đang hoạt động vô cùng hiệu quả tại các thị trường mới nổi.
Nhưng thời điểm Giáo hoàng Francis I lên ngôi là lúc nhà thờ đang “loạn”. Giáo hoàng không thiếu công cụ giải quyết khủng hoảng trong tay, bao gồm cả tín điều “giáo hoàng bất khả ngộ” (papal infallability, tức “sếp không thể sai”).
Nhưng khi ở ngôi Giáo hoàng, Benedict XVI hoặc lãng phí thời gian với những rắc rối không cần thiết (như tha thứ cho Giám mục Richard Williamson, một người có ý ngờ vực chuyện thảm sát người Do Thái), hoặc vật lộn với scandal tình dục của giáo hội.
Phần nào là do ông ngồi ghế này không hợp: ông là một học giả đóng vai nhà quản lý và là một ông lão (78 tuổi khi được bầu, nay đã 85) trong khi cái cần là sức trẻ.
Nhưng nguyên nhân còn nằm ở chỗ, muốn xử lý được những vấn đề đang chia rẽ giáo hội cần một đợt cải cách toàn diện mà chỉ người lãnh đạo kiệt xuất mới có khả năng thực hiện.
"Giáo hoàng cũng là một nghề, và nghề ấy đòi hỏi phải hiểu chính mình là ai."
|
Nó còn giúp các Hồng y thêm tự do lựa chọn người kế nhiệm: họ có thể đưa một người trẻ tuổi lên và cho người đó biết nhiệm kỳ cũng có giới hạn, hoặc đưa lên một ông lão và cho ông biết không ai bắt ông phải chết trên bàn làm việc.
Nhưng ý tốt này của Benedict lại được diễn đạt không thành công lắm khi ông khẳng định mình sẽ tiếp tục ở lại Vatican và còn dùng chung thư ký riêng (Georg Gänswein) với người kế nhiệm. Cái quyết định ấy khiến người ta nghĩ ra đủ mọi giả thuyết khác nhau.
Giáo hoàng Francis I sẽ phải suy nghĩ lại một cách triệt để tất cả mọi thứ, từ sứ mệnh trung tâm đến khách hàng mục tiêu.
Nhiệm vụ áp lực nhất là giải quyết scandal tình dục. Đây một phần cũng là vấn đề thần học: Giáo hội sẽ thu hút được một “lực lượng lao động” hoàn toàn khác nếu không chỉ nhận mỗi nam giới độc thân làm cha xứ như hiện nay.
Nhưng vì Thiên chúa giáo phát triển nhất ở những vùng khá thủ cựu của thế giới, nên có lẽ Francis I chưa dám cho nữ giới hoặc người có gia đình làm tu sĩ. Tuy thế, ông vẫn có thể học hỏi khu vực tư nhân xem họ quản trị nhân lực ra sao.
Thứ nhất, nhân viên nào mắc lỗi là phải bị trừng phạt, chứ không phải bao che rồi lẩn tránh. Các công ty hàng đầu đều “chủ động thay thế” người có sai phạm.
Thứ hai, phải coi danh tiếng là thứ tài sản quý giá nhất, tức là phải đặt ra các quy chuẩn đạo đức rõ ràng, đảm bảo nhân viên thực hiện nghiêm túc và tiến hành các chiến dịch quan hệ công chúng (PR) rầm rộ. Công ty nào bị phát giác có sai sót (như vụ lãnh đạo Tyco International bị phát hiện biển thủ 150 triệu USD của công ty) đều dành rất nhiều tâm sức để nói với khách hàng và nhân viên mình đã sửa sai ra sao.
Thứ ba, phải nhìn về phía trước. Các công ty hàng năm đều họp lãnh đạo cao cấp để xem xét lại chiến lược toàn tập đoàn, chứ không phải đợi cả thế kỷ như Vatican.
"Các
công ty hàng năm đều họp lãnh đạo cao cấp để xem xét lại chiến lược
toàn tập đoàn, chứ không phải đợi cả thế kỷ như Vatican."
Ảnh:
Công đồng Vatican II từ năm 1962 đến năm 1965. Đây là "đại hội cổ đông"
gần nhất của Vatican và 500 năm nay, Vatican mới "họp đại hội" có 4
lần.
|
Nhưng còn điều hành một ngân hàng của riêng Vatican (với chiếc máy ATM duy nhất toàn cầu có phần hướng dẫn bằng tiếng Latin) thì sao? Hay đầu tư một danh mục bất động sản?
Các công ty lớn như IBM và Ford đã thoái vốn khỏi các ngành nghề kinh doanh không cốt lõi, thu hẹp hoạt động càng nhiều càng tốt để trở thành các công ty chuyên môn. Giáo hội nên đi theo hướng ấy.
Thị trường tăng trưởng nhanh nhất là các nước mới nổi.
Số tín đồ vùng hạ Sahara tăng từ 1 triệu năm 1910 lên 171 triệu hiện nay, tức từ 1% lên 16% dân số. Số tín đồ vùng Châu Á – Thái Bình Dương tăng từ 14 triệu năm 1910 lên 131 triệu hiện nay, tức từ 5% lên 12% dân số.
Ngược lại, số tín đồ ở Châu Âu giảm từ 65% năm 1910 xuống còn 24% hiện nay. Nhưng Giáo hội vẫn cứ tập trung vào Châu Âu.
Giáo hội chỉ “thỏa hiệp” với toàn cầu hóa bằng cách phá vỡ truyền thống 456 năm liền chỉ “tuyển” Giáo hoàng người Ý (bằng cách “tuyển” Giáo hoàng Trung Âu, bao gồm Đức và Ba Lan). Khu nghỉ dưỡng mùa hè của Giáo hoàng tại Castel Gandolfo chỉ cách Vatican có 15 dặm.
Nhìn về phương Nam đi, hỡi Đức Thánh cha
Rút cục thì một Giáo hoàng “phi Châu Âu” đã được bầu, nhưng nhà thờ cần làm nhiều hơn thế.
Cisco đặt thêm một trụ sở nữa ở Bangalore (Cisco Đông) với sứ mệnh lãnh đạo các chiến lược ở các nước mới nổi của tập đoàn. Ít nhất Giáo hội cũng nên chuyển khu nghỉ dưỡng mùa hè của Giáo hoàng tới Châu Mỹ Latin.
Nhiều tập đoàn toàn cầu thiết lập trung tâm điều hành trên khắp thế giới. Tương tự, giáo hội có thể chuyển một số cơ quan của Vatican, ví dụ như cơ quan giám sát giáo đoàn, tới các nước đang phát triển.
Bước đi này sẽ không chỉ giúp giáo hội tập hợp được các ý tưởng mới từ Châu Phi hay Châu Mỹ Latin; mà còn giúp lập lại quy củ cho cái Giáo triều La Mã vừa rụt rè, vừa bảo thủ, chỉ scandal là nhiều và nhìn chung là vô dụng.
Giáo hội không nên coi thắng lợi tại các nước phía Nam là đương nhiên. Áp lực đang tới từ các “công ty khởi nghiệp” với chiến lược marketing mạnh mẽ. Thị phần tại Mỹ Latin đã giảm từ 90% năm 1910 xuống còn 72% hiện nay do Pentacostalism (một nhánh của Thiên Chúa giáo).
CEO General Electric Jeff Immelt nói chính GE phải phá vỡ lối mòn của chính mình nếu không muốn bị các đối thủ từ thị trường mới nổi phá tan. Giáo hoàng Francis I phải hiểu rằng ông không chỉ là Giám mục của mỗi thành Rome.
Minh Tuấn
Theo Trí Thức Trẻ/The Economist