Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

SÁCH KINH CÔNG GIÁO VÀ TÁC HẠI CỦA NÓ 8

6. BẦY QUẠ TRÊN THÂN XÁC NGƯỜI ĐÀN BÀ DO THÁI (tiếp theo)
.....

B. Về một số từ ngữ tôn giáo.


Tôi đề nghị quí vị tác giả ngoại giáo không nên gọi đạo Công Giáo là đạo Gia-tô vì danh từ này không chính xác. Chúng ta đã biết trong các Kinh Nguyện được viết bằng Hán tự, Chúa Jesus được gọi là "Thần Chúa Gia-tô". Chẳng hạn như trong Kinh Phục Dĩ có câu : Thần Chúa Gia-tô thục tội thi ân chi đại, có nghĩa là Chúa Jesus chuộc tội và ban ơn rất lớn. Như vậy, "Gia-tô" là tiếng Hán tự phiên âm tên Chúa Jesus chứ không phải là tiếng phiên âm chữ Catholic. Trong tác phẩm Phá Ngục Tù, nơi trang 283, tác giả Trần Văn Kha đã lầm lẫn viết rằng : "Gia-tô là tiếng phiên âm từ chữ Catholic". Thật ra, đạo Công Giáo đã được truyền vào Việt nam từ năm 1533, đến nay đã gần 5 thế kỷ. Chữ quốc ngữ mới được phổ biến tại Việt Nam trong đầu thế kỷ 20. Từ đầu thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 20, các sách kinh cũng như các tài liệu truyền giáo đều được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Sở dĩ người Việt thời xưa quen gọi Đạo Công Giáo là đạo Gia-tô vì các cụ đồ nho thấy đạo này thờ Chúa Giê-su mà chữ Hán gọi là Gia-tô, nên gọi đạo này là đạo Gia-tô. Về điểm này, ông Trần Quý đã viết rất đúng : "Người Việt ta thường gọi đạo Giê-su là đạo Gia-tô ; nguyên nhân vì người Trung Hoa phiên dịch chữ Giê-su sang chữ Hán, người Việt đọc chữ hán theo âm ngữ Nho thành Gia-tô" (Phần mở đầu tác phẩm Lòng Tin Âu Mỹ Đấy – Đồng Thanh xuất bản, 1996).



Tuy nhiên, chúng ta không thể gọi đạo Công Giáo là đạo Gia-tô được vì trên thế giới không có đạo nào được gọi là đạo Giê-su hay đạo Gia-tô cả. Người ta gọi các đạo thờ Chúa Giê-su (Chúa Gia-tô) là CHRISTIANITY tức Cơ-đốc-giáo theo phiên âm Hán tự, hoặc Ki-tô Giáo theo phiên âm Việt Nam. Các tín đồ thờ Chúa Giê-su đều tin rằng ngài chính là Đấng Cứu Thế (Christ). Christ là tiếng Anh và Pháp phiên âm tiếng Hy Lạp CHRISTOS. Người Hán phiên âm Christos là Cơ-Đốc. Trước Công Đồng Vatican II, các sách Kinh Nguyện Công Giáo Việt Nam phiên âm Christos là Ki-ri-xi-tô, sau 1965, danh từ Ki-ri-xi-tô được rút ngắn lại thành Ki-tô. Nếu ta dùng danh từ Gia-tô để gọi đạo Công Giáo thì chẳng hóa ra Công Giáo là đạo duy nhất thờ Chúa Giê-su hay sao ? Ngoài Công Giáo ra còn có nhiều đạo khác cũng thờ Chúa Giê-su như Chính Thống Giáo, Anh Giáo và trên hai trăm giáo phái Tin Lành. Tất cả các tín đồ của các tôn giáo này đều được gọi chung là các Ki-tô-hữu (Chritians) vì mặc dù họ thuộc những giáo hội khác nhau nhưng họ có chung một niềm tin Chúa Giê-su là đấng Christ (Kitô). Công Giáo La Mã chỉ là một trong những giáo phái của Ki-tô Giáo và không phải là đạo duy nhất tôn thờ Chúa Jesus (thần Chúa Gia-tô) nên không thể gọi đạo này là đạo Gia-tô được.



Thiết tưởng chúng ta cần phân biệt rõ rệt giữa nhân vật Giê-su và huyền thoại Ki-tô. Giê-su (Gia-tô) là một nhân vật có thật trong lịch sử, tên thật theo ngôn ngữ Hebrew do cha nuôi Joseph đặt cho lúc mới sinh là Yeshua, tiếng Hy Lạp phiên âm thành Iesous, tiếng La Tinh cũng như tiếng Anh và Pháp đều phiên âm là Jesus. Theo các cuộc nghiên cứu Thánh Kinh và lịch sử trong những thế kỷ gần đây thì Jesus sinh khoảng năm thứ 4 trước Công Nguyên. Bị đế quốc La Mã đóng đinh trên thập giá năm 29, lúc đó Jesus 33 tuổi. Theo kết quả giảo nghiệm tấm vải liệm xác Jesus của phái đoàn khoa học quốc tế tại Turin nước Ý vào tháng 10 năm 1978, căn cứ vào những vết máu, mồ hôi và chất nhờn da thịt (skin oil) của Jesus hiện còn dính trên tấm vải liệm, các nhà khoa học đã ước đoán Jesus cao 1 mét 82 và cân nặng 79 kí.



Tôi đã trình bày hơi dài dòng về vấn đề này không ngoài mục đích để xác nhận Jesus là một nhân vật có thật trong lịch sử. Trái lại, Ki-tô là một huyền thoại chứ không phải là một nhân vật có thật. Huyền thoại Ki-tô đã phát sinh từ Babylon vào khoảng 4000 năm trước Công Nguyên và huyền thoại này đã xâm nhập vào Kinh Thánh Cựu Ước Do Thái vào khoảng thế kỷ 10 trước Công Nguyên. Cho tới nay, những người theo đạo Do Thái vẫn tin rằng Chúa Ki-tô chưa ra đời. Họ phủ nhận Jesus là Ki-tô. Đối với họ, Jesus đã chết không phải với tư cách của một Đấng Cứu Thế (Ki-tô/Cơ đốc/Messiah) nhưng với tư cách là một công dân Do Thái chống đế quốc La Mã. Bọn đế quốc đã thần thánh hóa Jesus bằng huyền thoại Ki-tô. Nói cách khác, Jesus đã được chúng Ki-tô hóa để trở thành Thiên Chúa (JESUS WAS CHRISTED) nhằm mục đích biến Jesus thành cái Boomerang quay ngược trở lại tàn sát dân tộc Do Thái để trả thù.



Tôi cũng đề nghị quý vị không nên gọi Công Giáo là Thiên Chúa Giáo vì trên thế giới, người ta gọi các dạo thờ chung Một Thiên Chúa (one-God religions) là Monotheism tức Nhất Thần Giáo hoặc Độc Thần Giáo chứ không có đạo nào được gọi là Thiên Chúa Giáo cả. Monotheism gồm có ba tôn giáo là Do Thái Giáo, Ki-tô Giáo và Hồi Giáo. Công Giáo chỉ là một giáo phái của Ki-tô Giáo và Ki-tô Giáo chỉ là một trong ba tôn giáo thuộc hệ thống Nhất thần giáo mà thôi. Chúng ta đã biết rằng các đạo thờ Chúa là sản phẩm của Tây phương, bao gồm các nước Âu Mỹ và các nước Do Thái Ả Rập, do đó chúng ta nên hiểu tôn giáo này theo định nghĩa của họ. Đối với người Tây phương, nếu nói tới Monotheism là người ta nghĩ ngay đến những tôn giáo bắt nguồn từ Kinh Thánh Cựu Ước Do Thái gồm có đạo Do Thái (Judaism) đạo Ki-tô (Christianity) và đạo Hồi (Islam). Tất cả mọi người ngoài ba tôn giáo này đều được gọi là người ngoại giáo (heathen: One who adheres to a religion that does not acknowledge the God of Judaism, Christianity or Islam).



Chúng ta cũng không nên gọi Công Giáo La Mã là Ca-tô Rôma. Theo tôi hiểu, quý vị muốn tránh dùng danh từ Công Giáo vì quý vị cho rằng danh từ này ám chỉ Công Giáo là quốc giáo (state religion/official religion of state/public religion). Thật ra, nếu chúng ta hiểu chữ Catholic là state religion hay public religion là chúng ta đã đánh giá quá thấp ý đồ thâm độc của đế quốc La Mã. Trong ba thế kỷ đầu Công Nguyên, không có đạo Công Giáo mà chỉ có đạo Ki-tô với rất nhiều giáo phái khác nhau. Năm 325, đế quốc La Mã thống nhất các giáo phái Ki-tô bằng võ lực. Năm 340, đế quốc La Mã đổi tên Ki-tô Giáo thành Công Giáo, tiếng La Tinh "Catholica" có nghĩa là toàn cầu (universal). Kẻ chủ mưu là hoàng đế Constantine không tin đạo Công Giáo nhưng đã cố tình biến đạo này thành một công cụ chính trị giúp y thực hiện mộng bá chủ toàn cầu dưới chiêu bài tôn giáo. Y nêu ra khẩu hiệu "In Hoc Signo Vinces" có nghĩa là "Với dấu hiệu Thánh giá, ta sẽ chiến thắng thế giới". Tự điển Bách Khoa Công Giáo đã viết rõ về điều này như sau : "Constantine favored Christianity merely from political motives and he has been regarded as an enlightened despot who made use of religion only to advance his policy – The Catholic Encyclopedia Volume 4, p.300). Thực chất Công Giáo La Mã là mộ đạo do đế quốc La Mã lập nên trên nấm mồ của Ki-tô Giáo nguyên thủy và đi ngược lại giáo lý của đạo Ki-tô lúc ban đầu chỉ thờ Một Thiên Chúa chứ không thờ Thiên Chúa Ba Ngôi. Vì đạo Ki-tô đã được Đế quốc La Mã biến đổi thành Công Giáo và Công Giáo đã thống trị tâm linh Âu Mỹ nhiều thế kỷ nên ngưởi ta quen gọi Công Giáo là Ki-tô Giáo. Cũng do đó, người ta đã gọi Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa của Ki-tô Giáo (Xin đọc chương 4, tác phẩm bestseller A HISTORY OF GOD của cựu nữ tu sĩ Công Giáo Anh quốc Karen Armstrong, tác giả trình bày vấn đề này hết sức rõ ràng dưới tiểu đề "Trinity : The Christian God", tr. 107-131). Một số vị trí thức ngoài Công Giáo đã lầm lẫn dịch chữ "Christian God : là "Thần Gia-tô". Thật ra, Christian God có nghĩa là "Thiên Chúa theo quan niệm của Ki-tô Giáo", tức quan niệm về Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong các Kinh Nguyện bằng chữ Hán thì danh từ "Thần Chúa Gia-tô" có nghĩa là "Đức Chúa Giê-su". Như vậy Gia-tô là tiếng phiên âm chữ Hán để gọi tên Giê-su. Còn chữ Christianity là Ki-tô Giáo theo phiên âm Việt Nam, người Hán phiên âm là Cơ đốc giáo (bắt nguồn từ chỗ phiên âm tiếng Hy Lạp Christos là Cơ đốc). Tiến sĩ Lý Khôi Việt dịch chữ "Christian God" là "Thần Gia tô" theo tôi nghĩ là không đúng nghĩa (sách "Phật Giáo & Quốc Đại Việt Nam" của tác giả Lý Khôi Việt, Viện Tư Tưởng Việt-Phật xuất bản năm 2000, trang 378). Giáo sư Trần Chung Ngọc lầm lẫn Christian God với Thiên Chúa Jehovah (còn gọi là Elohim tức con bò thần El) của đạo Do Thái. Ông viết : "Theo Thánh Kinh Thần Ki tô đã dạy dân mà Ngài chọn".



Nếu chúng ta thấu hiểu âm mưu vô cùng thâm độc của đế quốc La Mã khi chúng lập ra đạo Công Giáo (có nghĩa là tôn giáo toàn cầu) vào năm 325, thì chúng ta sẽ cố gắng làm cho đồng bào của chúng ta hiểu rõ ý nghĩa xâm lược toàn cầu của chúng qua chiêu bài tôn giáo bịp bợm hơn là phiên âm thành "Ca-tô-Rô-ma" vì tiếng phiên âm này đã làm mất đi chữ CÔNG với ý nghĩa nguyên thủy là tham vọng toàn cầu (universal) của bọn đế quốc. Ngoài ra, cũng xin nói thêm là sở dĩ người ta dùng danh từ Công Giáo La Mã (Roman Catholic) cốt để phân biệt với nhiều giáo phái Công Giáo khác như Công Giáo Ai Cập (Coptic), Công Giáo Hy Lạp (Greek Catholic), Công Giáo Anh tức Anh Giáo (Anglicanism). Tôi sẽ cố gắng trở lại vấn đề nêu trên với đầy đủ chi tiết trong một bài viết riêng.