Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

Người Do Thái bị Công giáo hãm hại như thế nào?


Bài viết được trích trong tác phẩm Vicars of Christ – The Dark Side of The Papacy của cựu Linh Mục dòng Tên Peter de Rosa do Crown Book Editions xuất bản năm 1988. Đây là một tác phẩm bán chạy nhất trong nhiều năm của một tác giả được báo chí gọi là siêu điệp viên quốc tế về thâm cung bí sử của Vatican.

Tác phẩm Vicars of Christ chú trọng tới việc vạch trần tội ác diệt chủng Do Thái của Giáo Hội Công Giáo trong suốt 16 thế kỷ qua. Nguyên nhân dẫn đến tội ác diệt chủng này và hành vi tội ác của các kẻ tự xưng là “Đại Diện của Chúa Kitô” đã diễn ra như thế nào.
Chúng ta đã biết, vào đầu thế kỷ 4, đa số dân chúng trong Đế Quốc La Mã đều theo đạo Kitô với nhiều giáo phái khác nhau. Tuy các giáo phái có khác nhau về giáo lý nhưng đều đồng nhất ở điểm cùng tôn thờ Jesus là Chúa Cứu Thế (Messiah/Christ Savior, Redeemer). Constantine có sáng kiến thống nhất các giáo phái này thành một đạo Kitô thống nhất được gọi là “Công Giáo” để làm lợi khí xâm lược toàn cầu, vì Công Giáo có nghĩa là “toàn cầu”. Sau khi thống nhất Kitô Giáo hoàn toàn vài năm 340, Constantine ra lệnh hủy diệt hết mọi dấu vết của các giáo phái Kitô khác, bao gồm các cuốn kinh thánh Tân Ước không phù hợp với đạo Công Giáo, xóa bỏ mọi dấu vết thật của Chúa Jesus tại Jerusalem, thiêu hủy mọi sách triết học khoa học của Hy Lạp. Muốn thống nhất đạo Kitô, đế quốc La Mã không thể làm điều gì khác hơn là phải tôn Jesus lên làm Thiên Chúa Toàn Năng. Nhưng vì không thể tôn thờ một người do chính mình đã giết hại nên Đế quốc La Mã tìm mọi cách đổ tội giết Jesus cho Do Thái là nước thuộc địa đã dám chống lại mẫu quốc. Một công hai việc, một mặt vừa đạt mục tiêu thống nhất đạo Kitô, mặt khác vừa trả thù Do Thái một cách ghê gớm chưa từng thấy. Đó là nguyên nhân đã đưa đến chủ trương diệt chủng Do Thái của Đế Quốc La Mã mà kẻ thừa kế là Vatican.
Về mặt giáo lý, La Mã bịa chuyện Pilate rửa tay để phủi trách nhiệm kết tội tử hình Jesus. Các kinh sách cầu nguyện luôn luôn nói là dân Do Thái đòi phải giết Chúa. La Mã đã thành công trong việc biến máu cứu chuộc của Chúa Jesus thành máu hận thù dân tộc Do Thái đến muôn đời. Chúa Jesus dạy mọi người phải thương yêu và tha thứ cho nhau, nhưng La Mã dạy giáo dân không thể tha thứ cho dân tộc Do Thái về tội đã giết Chúa. Sự thật lịch sử là dân Do Thái dưới sự thống trị của La Mã không có quyền xử tử bất cứ ai. Xưa kia, lúc Do Thái còn độc lập tự trị, luật pháp của họ chỉ dự liệu phương cách xử tử tội nhân bằng cách ném đá chứ không hề xử tử tội nhân bằng thập tự giá bao giờ. Mọi việc xét xử tội nhân dưới thời lệ thuộc hoàn toàn do Đế Quốc La Mã quyết định. Phương cách xử tử tội nhân bằng thập tự giá là phương cách đặc biệt của La Mã và Hy Lạp dùng để khủng bố trấn áp nô lệ và dân thuộc địa. Họ không áp dụng lối xử tử nhục nhã và rất đau đớn này đối với công dân của họ. La Mã đã thành công nhồi sọ giáo dân phân biệt hai thứ máu Do Thái. Máu cứu chuộc của Chúa là máu của Abraham, David, Solomon và các thánh. Máu của dân Do Thái là máu tội lỗi của Herod, Caipha, Judas Escariot.
Tội của tổ tiên Do Thái là tội trực tiếp giết Chúa, tội của dân tộc Do Thái từ đó đến nay là tội phủ nhận chúa Jesus là Thiên Chúa Toàn Năng, đấng tạo thành vạn vật và tạo thành cả tổ tiên đã sinh ra mình!
Về mặt tuyên truyền, đế quốc La Mã phao tin vu cáo người Do Thái hay bỏ thuốc độc để giết hại người Kitô Giáo và hay bắt cóc con nít cắt tiết để uống máu. Do đó, từ giữa thế kỷ 4 trở đi, bất cứ nơi nào có người Kitô Giáo là ở đó có sự hận thù Do Thái cùng cực.
Hình ảnh 14 “đàng thánh giá” trong các nhà thờ đều mô tả quân lính La Mã đánh đập và giết Chúa, nhưng mọi giáo dân đều không nghĩ đó là lính La Mã mà chỉ gọi là “quân dữ” hoặc “quân Giu-dêu”. Họ căm thù Do Thái và quên khuấy một điều là cả Chúa, Đức Mẹ, các thánh tổ tông, các thánh tông đồ tất cả đều là Do Thái!
Suốt thế kỷ 12 và 13, tại khắp Âu Châu, người Do Thái bị cấm không được tiếp xúc với người Kitô Giáo. Họ bị tước đoạt hết nhà cửa và tài sản. Ban đêm, tất cả mọi người Do Thái không phân biệt già trẻ, đàn ông, đàn bà, con nít, đều bị lùa vào các khu tập trung có cổng khóa chặt, tiếng Ý gọi là GHETTOS – Đây là một phát minh độc đáo của giáo hội Công Giáo La Mã. Các sử gia đã phải than rằng: Ghettos là một chế độ apartheid tàn bạo chưa từng thấy.
Mỗi lần La Mã tổ chức các cuộc thập tự chinh đến các nước xa xôi, việc đầu tiên của thập tự quân là đi lùng bắt những người Do Thái cư trú tại địa phương đó đem đi chém giết tập thể.
Tại các quốc gia có vua chúa Công Giáo cai trị, mọi người Do Thái đều bị cấm xuất đầu lộ diện vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh. Bất cứ người Do Thái nào bị bắt gặp trên đường phố đều bị xử tử tại chỗ!
Vào thế kỷ 16, giáo dân tôn sùng giáo hoàng và tin rằng giáo hoàng không bao giờ sai lầm. Giáo hoàng ra lệnh gì, giáo dân thi hành triệt để. Do vậy, tai họa đến với người Do Thái càng trầm trọng hơn.
Năm 1581, Giáo Hoàng Gregory XIII ban tông huấn: “Tội ác của Do Thái trong việc chối Chúa và đóng đinh Chúa Jesus chỉ càng ngày càng ăn sâu vào các thế hệ kế tiếp, do đó Do Thái phải bị nô lệ muôn đời”. (The guilt of Jews in rejecting and crucifying Jesus only grows deeper with successive generation, entailing perpetual slavery). (page 191).
Cuối thế kỷ 18 tại Rome, 2030 người Do Thái bị buộc phải “trở lại” đạo Công Giáo. Khi họ đi nhà thờ nếu lỡ ngủ gật, có thể bị các người cai quản nhà thờ đập chết hay đánh trọng thương. Nhiều người Do Thái muốn tránh cho con cái của họ sau này khỏi bị hành hạ, đã đem con đến nhà thờ cho cha cố rửa tội. Sau đó họ chẳng bao giờ được gặp lại con của họ nữa. Nhà thờ đem chúng đi biệt tích vì sợ sau này chúng lớn lên sẽ trở lại đạo Do Thái!
Cuộc Cách Mạng Pháp 1789 đã mở đầu cho phong trào bài trừ mê tín tại Âu Châu. Các nhà đại tư tưởng có khuynh hướng nhân đạo và cấp tiến như Voltaire , J.J. Rousseau Montesquieu, Diderot và ở Anh có Thomas Paine, đã cố gắng soi rọi ánh sáng để xóa tan bóng tối đã bao phủ Âu Châu nhiều thế kỷ. Nhưng ánh sáng đó chẳng bao giờ soi tới Vatican! Các giáo hoàng là các bạo Chúa vô địch về tính thủ cựu. Tất cả các giáo hoàng vẫn tiếp tục giữ nguyên thành kiến căm thù Do Thái và vẫn tiếp tục duy trì chế độ Ghettos tại Ý, trong khi hầu hết các nước Âu Châu đã bãi bỏ chế độ này đối với người Do Thái.
Sau khi thuốc chủng ngừa các bệnh được Pasteur phát minh, mọi người trên thế giới đều được quyền hưởng lợi ích của sự chích ngừa, Giáo Hoàng Leo XII lại ra lệnh cấm chích ngừa cho người Do Thái. Sự hành hạ người Do Thái tại Ý càng trở nên tàn bạo khiến cho vua Áo Franz Joseph và vua Pháp Napoleon III phải gửi văn thư cảnh cáo giáo hoàng: “Ngài đang trở nên thù địch với công tâm của toàn thế giới” (You are antagonizing the world opinion). Nhà quí tộc Anh đích thân đến Vatican khuyên Giáo Hoàng Pius IX phải bớt cứng rắn với Do Thái. Sau khi thấy các lãnh đạo thế giới đã khuyên bảo Tòa Thánh phải thay đổi chính sách đối với Do Thái mà không có hiệu quả, vua Ý không thể kiên nhẫn được, đã dùng hỏa lực quân sự chiếm Vatican ngày 2/10/1870. Vua Ý đã dùng thế quyền tước bỏ thần quyền của giáo hoàng, hủy bỏ các sắc luật đối xử bất công với Do Thái của Tòa Thánh từ xưa đến nay. Nhà vua ban hành đạo luật của hoàng gia Ý (Royal decree) công bố người Do Thái được hưởng toàn quyền tự do bình đẳng như các người công dân Ý khác. Chính sách ngược đãi Do Thái tại Ý trong 15 thế kỷ của Vatican bị hoàn toàn chấm dứt. Thành lũy Ghettos cuối cùng ở Âu Châu đã bị bỏ bằng sức mạnh quân sự của thế quyền nước Ý!
Mọi người trên thế giới tưởng rằng người Do Thái đã thoát nạn diệt chủng, nhưng giáo hội Công Giáo vẫn chưa chịu thua. Tội ác của họ tiếp tục dưới hình thức khác.
Năm 1926, Giáo Hoàng Pius XI (1922-1939) ra lệnh cho Đảng Công Giáo (The Catholic Party) giải tán để nhập vào đảng của Mussolini. Năm 1929, đảng của Mussolini ký hiệp ước với Vatican tại Lateran chia xẻ quyền hành tại Ý, tiêu diệt các phong trào tiến bộ và tiếp tục chính sách chống Do Thái.
Trong khi đó, Hồng Y Pacelli là nhà ngoại giao của Vatican tại Đức đã ra sức vận động Đảng Công Giáo Đức và các lãnh tụ chính trị Công Giáo Đức ủng hộ cho Hitler để đưa y lên cầm quyền. Hồng Y Pacelli về sau trở thành Giáo Hoàng Pius XII [Ông giáo hoàng này đã vận động chính phủ Mỹ dội từ 1-6 quả bom nguyên tử xuống Bắc Việt năm 1954 để giải vây cho quân đội Pháp nhằm kèo dài sự đô hộ của thực dân trên đất nước Việt Nam.] khét tiếng chống Cộng và ủng hộ Pháp.
Từ giữa thập niên 1930, trước cửa nhà của những người Do Thái thường bị những kẻ bí mật vẽ dấu hiệu ngôi sao David (sao 6 cạnh) bằng sơn. Trên cây thánh giá ở nhà thờ, chữ JNRJ được thay thế bằng chữ Đức, có nghĩa là “Jews are not welcome here”. Năm 1936, giáo hội Công Giáo Đức cử giám mục Osmabruch đến gặp Hitler. Hai người đàm đạo với nhau trong hơn một giờ. Hitler đã xác quyết với Giám Mục Osmabruch là có cùng một quan điểm với giáo hội trong mục tiêu diệt Do Thái. Hitler nói: “Chẳng phải là giáo hội đã coi bọn Do Thái là ký sinh trùng và nhốt chúng vào Ghettos đó sao? Tôi chỉ đang làm những gì giáo hội đã làm trong 15 thế kỷ qua, và làm cho hữu hiệu hơn… với tư cách là một người Công Giáo, tôi ngưỡng mộ và muốn chấn hưng đức tin Kitô” (Had not the church looked on the Jews as parasites and shut them in ghettos? I am only doing what the church has done for fifteen hundred years more effectively… Being a catholic, I admired and wanted to promote Christianity).
Thây người Do Thái bị giết trong một trại tập trung của Đức Quốc Xã
Đức Quốc Xã và Giáo Hội Công Giáo giống nhau ở mục tiêu là diệt chủng Do Thái. Chỉ khác nhau ở chỗ Đức Quốc Xã ngược đãi Do Thái vì kỳ thị chủng tộc còn giáo hội Công Giáo thù ghét Do Thái vì Do Thái không chịu công nhận Jesus là Kitô như ý của Đế Quốc La Mã mong muốn. Điều kỳ quặc là Công Giáo bắt chước Do Thái tôn thờ Đức Chúa Trời (tức Jehovah) nhưng lại kết tội Do Thái thờ lầm Chúa Jesus vốn là tín đồ đạo Do Thái, chính Vatican đã buộc Jesus phải bỏ Do Thái Giáo để “trở lại” đạo Công Giáo La Mã!
Xét kỹ ra thì cái tội của Do Thái là chỉ thờ một Thiên Chúa Duy Nhất (The Unity God) chứ không thờ Thiên Chúa của Công Giáo La Mã là Thiên Chúa Ba Ngôi (The Trinity God). Công Giáo Hy Lạp (tức Chính Thống Giáo) cũng thờ Thiên Chúa Ba Ngôi như Công Giáo La Mã, chỉ khác ở chỗ Chính Thống Giáo cho rằng: Chúa Cha lớn nhất, Chúa Thánh Thần thứ nhì và Jesus thứ ba. Vatican chủ trương ba ngôi Thiên Chúa bằng nhau (như ba ông đầu râu trong bếp ở nhà quê ta). Khác nhau chỉ có mấy điểm nhỏ nhặt mà hai giáo phái Kitô này đã giết nhau trong 10 thế kỷ qua, huống hồ dân Do Thái khác với Vatican như mặt trời mặt trăng!
Pio XII lên ngôi 1939, là thời điểm khởi sự Đệ nhị Thế chiến. Tên thật là Pacelli, sinh tại Ý năm 1876, sống tại Đức 25 năm, nói tiếng Đức như tiếng mẹ đẻ và thông thạo lịch sử phong tục văn hóa Đức còn hơn người Đức. Năm 1929, lên chức Bộ trưởng ngoại giao của Vatican. Được bầu giáo hòang lúc 63 tuổi. Pio XII thừa biết Đức Quốc Xã tung đòn khốc liệt tiêu diệt Do Thái, nhưng vốn có dòng máu lạnh bẩm sinh của Mafia và có khuôn mặt diều hâu, y luôn luôn câm miệng hến như chẳng có gì xảy ra.
Ngày 4/6/1940, Vatican đưa Mussolini lên cầm quyền tại Ý. Chưa đầy một năm sau, 3/4 dân Do Thái tại Ý về chầu Chúa Jehovah hết, trong số đó không thiếu gì người Do Thái có đức tin Công Giáo thờ cả ba ngôi Thiên Chúa mà cũng không thoát chết!
Ba Lan là xứ Công Giáo toàn tòng, là đạo quân thứ 5 của Đức Quốc Xã, chỉ trong mấy tháng năm 1942 đã giết 700.000 người Do Thái. Riêng tháng 7 đến tháng 9 năm 1942, 5000 trẻ em Do Thái được đưa từ Ba Lan và Pháp qua Drancy (Đức) để làm vật thí nghiệm y khoa, trong số đó có 1000 em dưới 6 tuổi. George Wellers, tác giả cuốn sách Drancy viết: “Từng đoàn chiên kinh hoàng(ám chỉ các em nhỏ Do Thái) bị giết mà cái môi của Rome vẫn cứ ngậm chặt và nó đã được hàn lại vĩnh viễn” (A frightened flocks of lambs were slaughtered… Rome’s lips were firmed closed and it turned out permanently sealed).
Một bác sĩ Đức Quốc Xã làm việc tại Drancy sau Đệ nhị Thế chiến đã thú nhận tại nhà giam: “hỏa ngục của Hitler đã tiêu thụ một triệu trẻ em.” (Hitler’s hell consumed one million children!).
Giữa lúc chiến tranh khốc liệt vào tháng 1/1943, nước Pháp bị Đức chiếm đóng và Đức vẫn tiếp tục giết người Do Thái, giáo hội Pháp cử Hồng Y Laval sang Rome trao cho Giáo Hoàng Pio XII ngân khoản rất lớn của chính phủ Pétain tặng Tòa Thánh. Hai người đàm luận rất vui vẻ và không hề nói gì tới số phận của người Do Thái.
Tháng 12/1943, Phát-xít Ý ra lệnh tước bỏ quyền công dân Ý của mọi người Do Thái. Kết quả mọi người Do Thái thoát chết trước đây đều bị tàn sát. Thảm cảnh của họ được mô tả trong tác phẩm Death in Rome của Robert Katz.
Tác giả viết: “Có một người có thể cứu sống mọi người Do Thái tại Rome, nhưng người đó đã không muốn cứu. Người đó là Pio XII”. Tướng Đức cầm đầu cơ quan SS tại Rome còn biết thương Do Thái đã nhờ một linh mục Đức là Pancrazzio mật báo cho Pio XII biết sẽ có tắm máu Do Thái tại Rome. Vậy mà “Đức Thánh Cha” Pio XII vẫn lờ đi. Chẳng những thế, Pio XII còn ra lệnh cho đài phát thanh Vatican không được loan tin gì về Do Thái. Cả thế giới ít ai biết: Trong Đệ Nhị Thế Chiến, Hitler không biết sợ một ai, ngoại trừ giáo hoàng! Lý do: Công Giáo Đức khá ngoan đạo và chiếm đa số trong quân đội, trong cảnh sát đặc biệt SS và các đoàn thể tại Đức. Chỉ một câu nói của giáo hoàng cũng có thể làm tinh thần của quân đội, cảnh sát và quần chúng Đức suy yếu. Pio XII rất thông minh và dư biết điều đó. Pio XII là “Hitler trong tâm” hoàn toàn giữ im lặng để khích lệ “Hitler trong hành động” mặc sức tung hoành tiêu diệt Do Thái.
Khoảng năm 1960, giáo hội Công Giáo muốn vận động phong thánh cho Pio XII. Kẹt một điều là nếu phong cho Pio XII làm á thánh thì phải phong cho Hitler làm hiển thánh! Giáo dân Đức cuồng tín đã có người khấn vái Pio XII: “Lạy đức Pio XII là đấng đã yêu nước Đức hết mình, xin hãy cầu cho chúng con!”.
Dân Do Thái vẫn tự hào là dân Chúa chọn (The Chosen People) nhưng lại không biết thánh ý của Chúa chọn để làm gì. Nay nhiều người đã hiểu thánh ý của Chúa là thế! Ngày 5/6/1944, quân đồng minh tiến vào Rome. Số người Do Thái “đã được Chúa chọn” nhưng chưa diệt kịp còn sót lại rất ít. Tất cả đều được quân đồng minh giải thoát.
Sau đệ nhị thế chiến, các người Do Thái truy tầm bọn Đức Quốc Xã để trừng trị. Họ rất thù ghét Pio XII nhưng vì giáo hòang là thủ lãnh của một tôn giáo lớn có ảnh hưởng chính trị toàn cầu nên Pio XII đã được giới chính trị quốc tế tha mạng.
Dư luận thế giới nguyền rủa Pio XII vang lên từ mọi phía. New York Times gọi Pio XII là “biểu tượng của sự vô trách nhiệm luân lý”. Vì thế, Viện Bảo Tàng lịch sử Bronx ở New York có cả một gian hàng triển lãm tội ác của Pio XII với bảng hiệu “Tên Đồ Tể Quốc Xã tại Rome” (Trong lúc đó, giáo hội Công Giáo Việt Nam trước 1975 lấy tên ông giáo hoàng nầy đặt tên cho một chủng viện ở Đà Lạt gọi là Giáo Hoàng Chủng Viện PIO XII.)
(The Nazi Butcher at Rome). Linh Mục dòng Tên Fontana phát biểu: “Kẻ làm đại diện của Chúa mà thản nhiên nhìn tội ác diễn ra trước mặt là một tội ác ghê gớm”. Văn hào Pháp Fanncois Mauriac tuyên bố: “Đấng kế vị Thánh Phêrô không hề lên tiếng về sự hành hạ đối với các anh em của Chúa Jesus, cũng không hề có một biện pháp nhỏ nhoi nào xứng hợp với trách nhiệm của một vị lãnh đạo tinh thần lớn nhất hoàn cầu. Dù cho biện minh bằng cách nào chăng nữa thì sự im lặng đó hiển nhiên đã là một tội ác”.
Mười lăm năm sau khi các trại tập trung Do Thái ở Auschwitz, Burgen, Dachau, Ravensbrunch bị đóng cửa do sự thắng trận của đồng minh, năm 1960, giáo hoàng kế nhiệm Pio XII là John XXIII đã đến những địa điểm tội ác đó để làm lễ và cầu nguyện: “Lạy Chúa, dấu ấn của Cain đã đóng trên trán của chúng con. Qua bao nhiêu thế kỷ, máu người anh em Abel của chúng con do chúng con làm đổ ra cùng với nước mắt vì chúng con đã quên mất tình yêu của Chúa. Lạy Chúa, xin tha tội chúng con vì chúng con đã nguyền rủa sai lầm. Xin Chúa tha tội chúng con đã đóng đinh Chúa lần thứ hai trên thân xác của những người anh em Do Thái. VÌ CHÚNG CON CHẲNG BIẾT VIỆC CHÚNG CON LÀM” (The mark of Cain is stamped on our foreheads. Across the centuries, our brother Abel has lain in blood which we drew and shed tears we caused by forgetting thy love. Forgive us, Lord for the curse we falsely attributed to their name as Jews. Forgive us for crucifying Thee a second time in their flesh. FOR WE NOT KNEW WHAT WE DID).
Giáo hoàng Gioan XXIII đã thú nhận toàn bộ giáo hội Công Giáo trong những thế kỷ qua đã sai lầm và hành động trong sự ngu dốt vì “không biết việc mình làm”. (We knew not what we did). Vậy mà giáo dân Công Giáo vẫn cứ tin “giáo hoàng không thể sai lầm!”.
Trong một buổi chiếu phim tại Vatican, khi chiếu đến cảnh quân đồng minh đến giải thoát những người Do Thái còn sống sót tại trại tù Belsen, John XXIII xúc động thấy những thân xác gầy trơ xương, mắt họ sâu hoắm như sọ người chết, John XXIII bật khóc rồi kêu rú lên: “Lạy Chúa, đây mới là mầu nhiệm Thánh Thể của Chúa Kitô” (Oh my Lord, this is The Mystical Body of Christ). Cái làm cho John XXIII xúc động là tất cả các tù nhân sống sót đều trần truồng, và đó mới là hình ảnh thật của Jesus trên thập giá!
Trong đệ nhị thế chiến, dư luận thế giới có ác cảm với giáo hội Công Giáo do các hành động của Pio XII. Giáo hội muốn coi cái chết của Pio XII năm 1958 như một dấu chấm của một thời đại sai lầm. John XXIII muốn gỡ lại danh dự cho giáo hội bằng một chính sách đối ngoại mới được gọi là hiệp thông (ecumenism). Từ đầu thập niên 1960, John XXIII theo đuổi chính sách sống chung hòa bình với Cộng Sản và đối thoại thân hữu với các giáo phái Kitô và các tôn giáo khác. John XXIII chủ xướng công đồng Vatican cải cách giáo hội.
Để sống còn trong thời đại mới, Vatican chấp nhận cho các giáo dân tuân theo các tập tục cổ truyền của các dân tộc, lấy vợ lấy chồng ngoại đạo và làm lễ bằng ngôn ngữ địa phương thay vì xử dụng tiếng La Tinh.
Trong 5 năm cai trị giáo hội (1958-1963), John XXIII canh cải nhiều mặt của giáo hội chỉ nhằm cứu vãn danh dự cho giáo hội bề ngoài mà thôi. Kỳ dư, mọi sai lầm căn bản của giáo hội vẫn còn y nguyên. John XXIII cũng có lòng thương xót dân tộc Do Thái nhưng quyền lực và tham vọng của Vatican vẫn luôn luôn là ưu tiên tối thượng. Các hành vi đóng kịch của y chỉ làm cho lương tâm nhân loại bớt giận. Thực chất, theo tác giả Peter de Rosa, John XXIII chỉ là “một luật sư của quỉ” (The Devil’s Advocate).
Sau cái chết của John XXIII, Paul VI kế nhiệm lại dẫn giáo hội Công Giáo trở lại thời trung cổ. Năm 1965, trong ngày Chủ Nhật lễ tưởng niệm Chúa bị đóng đinh (Passion Sunday), Paul VI giảng tại Đền Thánh Phêrô với luận điệu cũ rích: “Do Thái đã được Kinh Thánh báo trước về Chúa Jesus là đấng Kitô cả ngàn năm. Vậy mà khi Chúa đến, họ chẳng những không nhận Ngài là đấng Kitô mà còn sỉ nhục Chúa và cuối cùng họ đã đóng đinh Chúa trên thập giá!”.
Lời thuyết giảng của Paul VI năm 1965 không khác gì với lời thuyết giảng của Gregory XIII năm 1581: “Tội ác chối Chúa (không phải là Kitô) và đóng đinh Chúa của Do Thái càng ngày càng ăn sâu vào các thế hệ kế tiếp, do đó họ phải bị nô lệ vĩnh viễn!” (The guilt of Jews in rejecting and crucifying Jesus only grows deeper with successive generations, entailing perpetual slavery. Page 191-201 Vicars of Christ).
Và rồi, giáo hội Công Giáo vẫn tiếp tục đi theo con đường mòn cố hữu của lịch sử tội lỗi của mình.