Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

Giáo hội Công giáo cần tôn trọng nhân quyền khi tín đồ xin từ bỏ đạo


Xu hướng phai nhạt đạo, bỏ đạo, nhất là đạo Công giáo là một thực tế không thể chối cãi trong xã hội hiện đại. Giới trẻ tín đồ Công giáo đang ngày càng ý thức được những vô lý của Giáo luật cứng nhắc, phiền phức và cực đoan làm ảnh hưởng đến lối sống tự do của họ.


                         Những người phản đối nhà thờ phá bỏ thánh giá

Một nữ sinh viên là tín đồ Công giáo đã khóc sướt mướt và định quyên sinh vì yêu một người ngoại đạo. Họ đã trót có thai nhưng chàng trai không chịu đến nhà thờ học giáo luật và chịu phép bí tích. Cô ấy đứng trước nguy cơ phải mất cả hai (tôn giáo và tình yêu) vì phạm vào những điều ngăn cấm trong giáo luật.

Cô ấy tính đến tình huống xấu là "từ bỏ đạo" mà điều đó đồng nghĩa với việc từ bỏ gia đình cùng nơi chôn nhau cắt rốn. Tôi cũng biết, trong Giáo luật, chỉ riêng phép Bí tích Hôn phối có đến 110 điều luật ràng buộc và trong đó có đến 12 điều ngăn trở mà cô ấy không thể vượt qua.

Tuy nhiên tôi cũng biết, trong Thiên 2 của Giáo luật nói về "Nghĩa vụ và quyền lợi của giáo dân" có Ðiều 227Các giáo dân có quyền được nhìn nhận sự tự do dành cho mọi công dân trong lĩnh vực trần thế. Nhưng khi xử dụng quyền tự do này, họ phải lo sao cho mọi hành động của họ được thấm nhập bằng tinh thần Phúc Âm, và họ phải để ý đến đạo lý do quyền giáo huấn của Giáo Hội đề ra, tuy phải tránh để đừng trình bày ý kiến riêng của mình trong vấn đề còn đang tranh luận như là giáo huấn của Giáo Hội". Nên tôi đã khuyên cô ấy nên công khai xin "xóa tên của mình khỏi các tài liệu chứng nhận đã rửa tội" theo đúng "tinh thần phúc âm" để thoát khỏi sự ràng buộc mà vẫn giữ đươc đạo hiếu.

Để cô ấy an tâm, tôi đã dẫn ra tư liệu xác thực, theo nghiên cứu thống kê của PEW cho biết rằng, số người bỏ Thiên Chúa Giáo càng ngày càng tăng nhanh, và Công Giáo là tôn giáo có số tín đồ bỏ đạo nhiều nhất. Ở Mỹ, hiện có tới 76% người Công Giáo đã bỏ đạo. Tư liệu thống kê ở đây:http://pewresearch.org/pubs/743/united-s...

Ngay cả những quốc gia truyền thống của Công Giáo La Mã như Ý, Đức, Na Uy, Pháp, Anh, Thụy Điển... nơi mà việc duy trì tín ngưỡng như là một thứ không thể thiếu trong đời sống hằng ngày, số người đi lễ Nhà Thờ đang trên đà sút giảm nhanh chóng. Xem chi tiết, có cả thống kê số người Công giáo (Katholische Kirche ) và Tin Lành ( Ev. Kirche ) ở Germany bỏ đạo từ năm 1970 -2010 ở đây:http://www.kirchenaustritt.de/statistik/

Còn theo phản ánh của đài VOA, các giáo hội Thiên chúa giáo ở châu Âu đang chứng kiến những đợt tín đồ Công giáo và Tin lành xin rút tên ra khỏi sổ rửa tội hoặc sổ đăng ký lễ Báp-têm ngày càng tăng. Hiện tượng này phản ánh tình hình các xã hội châu Âu có truyền thống Thiên chúa giáo, đang chuyển sang tính thế tục nhiều hơn. Nước Đức đã có 181.000 người Công giáo từ bỏ nhà thờ trong năm 2011, một con số kỷ lục.

Hiện tượng mới nhất, là cả các tín đồ Công giáo lẫn Tin lành xin xóa tên của mình khỏi các tài liệu chứng nhận đã rửa tội hoặc có lễ Báp-têm.

Không có các con số thống kê chính thức, nhưng các chuyên gia và các nhà hoạt động nói, con số những người thuộc thành phần này lên đến hàng chục ngàn người mỗi năm. Những trang mạng sẵn sàng cấp chứng nhận đã xóa sổ rửa tội hoặc xóa lễ Báp-têm mọc lên như nấm, dù đây chỉ là những chứng từ không chính thức.

Bà Anne Morelli, người đứng đầu một trung tâm nghiên cứu tôn giáo và thế tục tại trường đại học Free ở Brussels cho biết: “Xin xóa sổ chính thức và không chính thức đang xảy ra trên toàn châu Âu, đặc biệt là tại Hà Lan, Đức, Bỉ và Austria. Việc này phản ánh sự bất bình của công chúng đối với những vụ tai tiếng về tình dục trẻ em tại những nhà thờ ở các nước này”.

Cách đây một thập niên, Hội Thế tục Quốc gia của bà Terry Sanderson công bố trên trang mạng chứng chỉ “hủy bỏ lễ Báp-têm” để mọi người có thể tải xuống sử dụng. Cho đến nay có hơn 100.000 người đã làm việc này. Bà nói: “Lúc đầu chỉ là một trò đùa, nhưng hiện nay việc này đã có một ý nghĩa mới vì có quá nhiều người nôn nóng muốn rời khỏi nhà thờ nên họ xem việc này như là một điều nghiêm chỉnh, họ muốn có phương cách để giúp họ từ bỏ nhà thờ một cách chính thức, và thông thường nhà thờ sẽ không công nhận mong ước của họ”.

Về khía cạnh pháp lý của việc "xin xóa tên của mình khỏi các tài liệu chứng nhận đã rửa tội". Ở phạm vi quốc tế, Công ước về quyền con người của Liên hợp quốc đã xác quyết về quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng. Hiến Pháp của nước CHXHCN Việt Nam cũng đã nói rõ điều đó. Mới đây, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam cũng đã ban hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, trong đó ghi rõ: 

Điều 5Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

Vì vậy, cô sinh viên ấy có quyền hợp pháp khi từ bỏ đạo để đi theo tiếng gọi tình yêu và tự do của mình.

Tới đây thì tôi nghĩ rằng: Tại sao lớp trẻ tín đồ Công giáo ở Việt Nam không mạnh dạn công khai đòi quyền tự do của mình.