Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

HIỂM HỌA TIN LÀNH 1

Tin Lành là một hiểm họa rất nguy hiểm cho nhân loại nói chung, cho Việt Nam nói riêng,  nếu Việt Nam để cho Tin Lành được tự do truyền đạo.  Tại sao?  Vì trong khi tín đồ Ca-tô hoàn toàn lệ thuộc Giáo hội Ca-tô Rô-ma, là nô lệ tâm linh của vị chủ chăn là Giáo hoàng ở tổng hành dinh Vatican, thì các tín đồ Tin Lành là nô lệ của cuốn Kinh Thánh, tuyệt đối tin rằng cuốn Kinh Thánh là những lời mặc khải của Thiên Chúa nên không thể sai lầm.  Trong lịch sử Ki-tô giáo, Giáo hội Ca-tô Rô-ma luôn luôn thay đổi, đã phải sửa sai nhiều lần, và đã phải chính thức xưng thú 7 núi tội ác của Giáo hội đối với nhân loại.  Trong khi đó thì Tin Lành bảo thủ vẫn tiếp tục chấp chặt vào cuốn Kinh Thánh, một cuốn sách chủ trương độc thần không khoan nhượng, và hơn 50% chứa những chuyện giết người hàng loạt tàn bạo, loạn luân, vô đạo đức v..v.., chỉ vì trong đó có hứa hẹn một sự “cứu rỗi” của một người Do Thái đã chết và táng xác cách đây gần 2000 năm.  Hiểm họa Tin Lành là ở chỗ này, vì Kinh Thánh có rất nhiều điều sai lầm về thần học, về đạo đức, cũng như về khoa học, không hợp với thời đại, và có tính cách ngu dân.  Một học giả, Neale Donald Walsch, đã nhận định trong cuốn The New RevelationsA Conversation with God, trang 51: “Những nhà Tin Lành bảo thủ tin rằng con đường tiến tới là con đường đi giật lùi, giật lùi về đúng những lời nguyên thủy của cuốn Kinh Thánh – một cuốn sách phải đọc nguyên văn, và áp dụng từng câu từng chữ.”  (Fundamentalists  believe that the way forward is the way backward, to the original and exact words of the Holy Scripture – to be read verbatim, and applied literally).  Bài viết này không ngoài mục đích trình bày những tai họa của Tin Lành trên đầu óc con người và do đó trên xã hội, qua sự phân tích một số sản phẩm “trí thức” của vài tân tòng Tin Lành Việt Nam. 

*

Trên diễn đàn thông tin điện tử hải ngoại trong những năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện một số tân tòng Tin Lành điển hình như Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng, Nguyễn Huệ Nhật, và Trần Long v..v… ở trong nước.  Đặc tính chung của những tân tòng này là bảo hoàng hơn vua, hung hăng nhất mực, đầu óc mê mẩn với một cái bánh vẽ trên trời.  Nếu họ chỉ mù lòa tin bướng tin càn thì chẳng ai nói đến làm gì.  Nhưng khổ thay, họ lại mang cái kiến thức rất hời hợt của họ về tôn giáo ra để mà truyền đạo, hi vọng có thể kéo con người trở lại thời đại man rợ trí thức của thời Trung cổ.  Trên diễn đàn trí thức ngày nay mà họ vẫn còn đưa ra những luận điệu truyền đạo đã lỗi thời, sặc mùi mê tín, đượm tính ngu si vô trí [xin hiểu “ngu si vô trí” theo nghĩa trong thuật ngữ của Phật giáo: Không biết rõ sự thật, không chấp nhận sự thật trước những bằng chứng hiển nhiên, và tiếp tục nhận giả làm chân], cùng lúc mang mớ kiến thức hời hợt, sơ đẳng, để xuyên tạc bài bác Phật Giáo và truyền thống văn hóa Việt Nam.  Tin Lành đã biến họ thành những kẻ không còn tinh thần quốc gia dân tộc, chối bỏ nguồn gốc, chỉ mê mẩn với sự “cứu rỗi” của một người Do Thái tiểu sử thuộc loại bất minh, đã chết và táng xác cách đây gần 2000 năm.

Xuyên qua một số bài viết của một số tân tòng Tin Lành chúng ta có thể thấy rõ thực chất của đạo Tin Lành là như thế nào.  Lẽ dĩ nhiên chúng ta không thể lấy ý kiến của vài cá nhân để tổng quát hóa về đạo Tin Lành.  Nhưng kỳ lạ thay, khi nghiên cứu về phái bảo thủ Tin Lành, chúng ta thấy rõ sự phù hợp giữa sách lược truyền đạo, niềm tin tuyệt đối vào những điều vụn vặt trong Kinh Thánh, và những luận cứ trong  những bài viết của một số tân tòng Tin Lành, ở ngoại quốc cũng như ở trong nước.

      Khuôn mặt tân tòng Tin Lành mê muội và khộng kém phần ngu dốt là Lê Anh Huy và Nguyễn Huệ Nhật ở hải ngoại, và Trần Long ở trong nước.  Lê Anh Huy là một trí thức dỏm, ăn phải cái bả Tin Lành rồi bác bỏ nguồn gốc truyền thống của người dân Việt Nam, xuyên tạc Phật Giáo. Nguyễn Huệ Nhật thì theo đạo Phật rồi vì bị khủng khoảng cả tinh thần lẫn vật chất, như chính ông ta từng thú nhận: “khờ khạo, vụng về, mất thăng bằng, thất bại trong trường đời, bị tù, hai lần vợ bỏ v..v..” nên bỏ đạo Phật, quay sang Tin Lành, dựa vào sự an ủi của một cặp nạng thuộc loại mì ăn liền: thiên chúa.  Trong hoàn cảnh khủng khoảng tinh thần và vì căn trí bất cập, chuyện Nguyễn Huệ Nhật bỏ đạo Phật, đạo của trí tuệ, để theo Tin lành, đạo của đức tin, tin mà không cần biết không cần hiểu, một đức tin thuộc loại mù lòa tin bướng tin càn, là chuyện dễ hiểu, có thể thông cảm.  Vì đạo Tin Lành là để cho những người khờ khạo, vụng về, mất thăng bằng, và nhất là khi họ đang ở trong những hoàn cảnh khủng khoảng tinh thần hay vật chất như Nguyễn Huệ Nhật.  Đây không phải là điều tôi nói không căn cứ.  Tất cả đều dựa trên sự tìm hiểu của tôi về đạo Tin Lành.  Những trích dẫn sau đây hi vọng sẽ cho chúng ta biết rõ hơn về bản chất của đạo Tin Lành.

Trong cuốn “Đạo Tin Lành Và Sự Đàn Áp” (Protestantism and Repression, Orbis Books, New York, 1985), Mục sư Tin Lành Rubem Alves, giáo sư đại học ở Campinas, Brazil, đã phân tích rất sâu sắc về mọi khía cạnh của đạo Tin Lành, đặc biệt là về tâm thức của những người tân tòng trong Chương 2: Cải Đạo:  Cái Khuôn Xúc Động Tình Cảm Của Tin Lành (Conversion: The Emotional Matrix of Protestantism), dài 22 trang giấy, từ 22 đến 46.  Đây là một cuốn sách, dày 215 trang, rất hữu ích cho những người nào muốn tìm hiểu về đạo Tin Lành, từ cấu trúc tình cảm, nhận thức thực tại, cho đến phương pháp tẩy não, nhồi sọ những giáo điều mà Tin Lành chấp chặt bất kể đến những bằng chứng về lô-gic, về khoa học, về xã hội, những bằng chứng trái ngược với Kinh Thánh một cách rất hiển nhiên.  Chúng ta hãy đọc một đoạn ngắn trong mục “Cải Đạo và Khổ” (Conversion and Suffering), trang 43-44, để thấy rõ Tin Lành đã lợi dụng những tình trạng khủng khoảng về vật chất và tinh thần của con người như thế nào để kéo họ vào trong vòng mê tín của Tin Lành:

     Sự phân tích vấn đề của chúng tôi đưa đến kết luận là, kinh nghiệm cải đạo là sự đáp ứng của một tình trạng khủng khoảng.  Sự cải đạo giải quyết một ngõ bí tình cảm.
            Đó là tại sao giáo hội phát triển nhanh hơn trong những địa phương ở đó những tiến trình xã hội đã gây ra sự khổ, đặc biệt là từ hoàn cảnh ngoài lề xã hội và sự sụp đổ ý nghĩa của cuộc đời.. Những địa phương như vậy là ưu tiên số một của các nhà thờ ở địa phương, mà những nỗ lực để tạo nên đời sống trong giáo hội được chú trọng trong những địa phương này.
            Tôi không nói điều gì mới lạ đối với những người Tin Lành.  Không có sự cải đạo (vào Tin Lành) nếu không có sự khủng khoảng, không có sự cải đạo mà không có sự khổ.  Cải đạo là một quá trình mà con người hấp thụ sự khổ thành một ý nghĩa mới của cuộc đời và làm cho nó có ý nghĩa...
            Có phải là khó hiểu không khi mà (vai trò củaChúa Ki-Tô (Giê-su) không thể rao giảng được cho những người cảm thấy mình an toàn, hạnh phúc, cho những người cảm thấy đời sống thật đáng sống, cho những người không đang ở trong cơn khủng khoảng?  Có phải là kỳ cục không khi mà Chúa Ki-Tô chỉ có thể trình bày và làm cho có ý nghĩa trong những tình trạng bệnh hoạn trong đó con người bị nhiễm bởi sự bất an, bởi những cảm xúc tội lỗi, và sợ hãi cái chết?  Thật ra nhiệm vụ của những nhà truyền bá phúc âm là gì?  Nhiệm vụ của họ là gán cho một cơn khủng khoảng những cái tên thần học trong khi nguồn gốc của nó chỉ là tâm lý xã hội.  Nhà truyền bá phúc âm tìm cách khơi động một cơn khủng khoảng mà con người có thể không cảm thấy trước, rồi từ đó, và chỉ từ đó, họ mới có thể tuyên bố: “Chúa Ki-Tô là giải đáp”
            Chúng tôi bắt buộc phải kết luận rằng thế giới chỉ mở chỗ cho Kờ-rít khi nó cảm thấy ốm đau, bệnh hoạn.  Có một lý do thần học nào để giải thích là tại sao sự sợ hãi cái chết lại là những bí tích đặc quyền của sự cứu rỗi?  Nói cách khác, kinh nghiệm cải đạo giả định là điểm gặp nhau giữa Thiên Chúa và thế giới là sự khổ và thống khổ.  Có phải là có một cách nhìn thực tại một cách tự mãn trong sự đau khổ (sadomasochistic vision of reality) tiềm ẩn ở đàng sau giả định như vậy? [Tác giả dùng từ sadomasochistic nghĩa là phối hợp của sadism (thỏa mãn trong sự độc ác) và masochism (cảm thấy thích thú khi bị thống trị hay bị bạc đãi).  Về điểm này, Tin Lành không khác gì Ca-tô Giáo Rô-ma. Trong cuộc hành hương vừa qua tại Lộ Đức (Lourdes), Giáo hoàng John Paul II đã phát biểu là ngài chia sẻ sự đau đớn vật chất của các tín đồ và bảo đảm với họ là những sự đau đớn bệnh hoạn của họ là nằm trong “kế hoạch kỳ diệu” của Thiên Chúa. (Pope John Paul II joined thousands of other ailing pilgrims at Lourdes... telling them he shares in their physical suffering and assuring them that the burden is part of God’s “wondrous plan”.)]
            Sự khổ được biến đổi thành một dạng ân sủng, vì nó mang đến cho kẻ tội lỗi một cơ hội để gặp Chúa Ki-Tô.  [Ở đây, chúng ta lại thấy Tin Lành và Ca-tô gặp nhau ở điểm này.  Thật vậy, một học giả chuyên gia viết tiểu sử, Anne Sebba, đã sang tận Calcutta và nhiều nơi khác để quan sát nhưng “cơ sở từ thiện” (sic) của bà Teresa, và đã viết trong cuốn “Mother Teresa: Beyond The Image” (Mẹ Teresa: Ngoài Cái Hình Ảnh Đã Được Dựng Lên) là: “Công việc từ thiện của bà Teresa không bắt nguồn từ chính lòng từ thiện mà động cơ thúc đẩy chính là để làm sáng danh Chúa Ki-Tô và để truyền đạo...  Bà Teresa đã khẳng định rằng công việc từ thiện bà làm là để phục vụ Chúa Ki-Tô, không phải phục vụ con người, phục vụ Chúa Ki-Tô bằng cách kiếm thêm nhiều tín đồ cho Chúa Ki-Tô mà những sự đau khổ, bất hạnh của con người là những cơ hội để bà làm việc thiện, chứng tỏ lòng “từ bi” (sic) của bà.”  Sự khổ càng lớn thì những cơ hội truyền đạo càng nhiều.  Phải chăng điều này hàm ý là Giáo hội được đặt trong một vị thế khó hiểu là thường cầu nguyện cho nhân loại bị khổ nhiều hơn để cho con người có thể chấp nhận thông điệp của giáo hội?  Đây là câu hỏi mà Dietrich Bonhoeffer [Một nhà thần học Ki-tô bị chết trong nhà tù của Đức Quốc Xã] đặt trước Giáo hội.]    
            Vậy những nhà biện hộ cho đức tin Ki-tô, những người mang những “tin lành” thực sự đã làm những gì?
            Họ chứng tỏ cho những người đang ở trong tình trạng an toàn, hài lòng, hạnh phúc, thực ra là chẳng sung sướng gì, tuyệt vọng, và không ý thức được rằng mình đang ở trong tình trạng nghiêm trọng mà mình không biết gì về nó, từ đó chỉ có họ (những nhà truyền bá phúc âm) mới có thể cứu được.  Bất cứ ở nơi nào mà có sự khỏe mạnh, sức sống, sự an toàn, bình dị, họ dò xét để kiếm những trái cây ngọt ngào [những kẻ nhẹ dạ, cả tin] để gặm nhấm hoặc kiếm chỗ đặt những cái trứng độc hại của họ trong đó.  Họ đặt mục tiêu số một vào cách đưa con người vào tình trạng tuyệt vọng nội tâm, và từ đó những người này sẽ hoàn toàn lệ thuộc họ. [Bonhoeffer].
            Cải đạo (theo Tin Lành) là một giải đáp cho một vấn nạn đau đớn.  Người ta bắt đầu đi từ cải đạo đến một quan niệm về thế giới có tác dụng ngăn ngừa sự tái xuất hiện của kinh nghiệm bất an tiên khởi.  Mục đích [của cải đạo] là đuổi đi sự sợ hãi.  Nếu sự cải đạo đã đủ để chứng minh có thể đuổi đi sự sợ hãi, tâm thức con người sẽ gắn chặt vào kinh nghiệm cải đạo và vào quan niệm mới về thế giới.  Đó là tại sao mọi lý luận không có tác dụng ở trình độ này.  Chúng ta có thể đưa ra mọi thứ bằng chứng – lô-gic, khoa học, hay bất cứ bằng chứng nào khác – để kêu gọi người cải đạo suy tư về kinh nghiệm cải đạo của họ.  Bằng chứng này bị bác bỏ ngay lập tức bởi người tân tòng. [Bởi vì người tân tòng sợ phải đối diện lại với một tâm thức bất an như trước.]  1

            Nơi trang 84-85, mục sư Rubem Alves còn cho chúng ta biết rõ những người tân tòng đã cải đạo vào Tin Lành như thế nào và tâm thức của họ đã bị cộng đồng Tin Lành thay đổi như thế nào để họ có thể được chấp nhận trong “hội thánh” (sic) Tin Lành.  Đọc xong đoạn sau đây chúng ta sẽ hiểu rõ hơn tại sao những tín đồ Tin Lành như Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng hay Nguyễn Huệ Nhật, Trần Long lại như những con vẹt, nhắc lại y chang những điều mà họ được truyền dạy trong những cộng đồng Tin Lành:

            Tình trạng của một kẻ tân tòng giống như tình trạng của một đứa trẻ lần đầu tiên đi đến trường học.  Họ không biết gì hết Kiến thức sẽ được dàn xếp để truyền cho họ bởi một người [tự cho là] đã có kiến thức (về Tin Lành).  Quá trình học tập là một quá trình tập sự.  Sự tương giao xã hội giữa hai bên không phải là một sự tương giao bình đẳng.  Ông thầy và kẻ tập sự, thầy dạy giáo lý và kẻ tân tòng học hỏi, không ở cùng một trình độ.  Một người là thuộc cấp của người kia; do đó quyền lực nằm trong phương trình này.  Những người dạy giáo lý là những người có quyền năng áp đặt những định nghĩa về thực tại của mình; những kẻ tân tòng học hỏi là những người không có quyền giữ những định nghĩa về thực tại của mình..
            Ngay cả trước khi những kẻ tân tòng học hỏi bất cứ điều gì về thế giới, họ được dạy để tự coi mình như là không biết gì.  Những kiến thức của họ được để trong dấu ngoặc và được dạy phải  nghi ngờ.  Họ không được phép viện ra những điều mà họ cho là họ biết để phê bình loại kiến thức mà “hội thánh” muốn chuyển đạt cho họ.  Tại sao vậy?  Vì kiến thức có trước của họ là tài sản từ các thời kỳ tăm tối và bị đầy đọa từ trước.  Đầu óc của họ được đưa về tình trạng của những trang giấy trắng.  Họ không có gì để nói; nhiệm vụ của họ là nghe.  Là những kẻ tập sự và học hỏi, họ phải tuân phục định chế của giáo hội trong yên lặng.  Nay họ biết rằng định chế đó có độc quyền về sự hiểu biết tuyệt đối, do đó có độc quyền để nói.
            Như vậy, trong thế giới Tin Lành, quá trình học hỏi bắt đầu bằng một bài học thuộc loại đặc biệt về mối giao hệ xã hội: những người dạy giáo lý nói, những kẻ học hỏi ngồi yên; những người dạy giáo lý giảng dạy, những kẻ học hỏi nhắc lại.  Nếu những kẻ học hỏi không biết là mình tin cái gì (như những người giảng dạy tự cho là mình đã biết)họ không đủ tư cách để nói.  Đúng là những kẻ tân tòng được tự do tỏ lộ tình cảm của mình.  Nhưng họ không thể nói điều gì về sự hiểu biết của họ.  Đó là tại sao loại ngôn từ thích hợp của những kẻ tân tòng học hỏi là nhắc lại, như sách giáo lý (của Tin Lành) đã minh họa rõ ràng.  Những sách giáo lý là sách đầu tiên để cho những kẻ tân tòng tập sự và học hỏi.  Chúng chứa những câu hỏi và những câu trả lời viết sẵn.  Khi nào thì những kẻ tân tòng học hỏi hiểu sách giáo lý của Tin Lành?  Khi họ có thể đọc thuộc lòng những câu trả lời in sẵn trong đó.  Sự học hòi của cộng đống Tin Lành được định nghĩa theo loại kiến thức đó, và sự kiểm tra sự học hỏi của những kẻ tân tòng là khả năng nhớ và nhắc lại những câu hỏi và câu trả lời trong sách giáo lý.  Theo cách này tâm thức tập thể của cộng đồng Tin Lành được in vào đầu óc và tâm thức của thành viên.  Thế còn vấn đề tự do tìm hiểu thì sao?  Thế còn vấn đề để cho những kẻ tân tòng học hỏi tự mở mang trí tuệ?  Không thể tìm thấy ở đâu trong đạo Tin Lành. 2

            Ngoài ra, mục sư Rubem Alves còn cho chúng ta biết, trang 34, là Tin Lành cấy vào đầu tân tòng mặc cảm tội lỗi, và để có thể vào trong cộng đồng Tin Lành, người tân tòng phải tin rằng mình sinh ra trong tội lỗi, và vì cái bản chất tội lỗi đó con người không thể làm điều gì tốt (Believe that you were born in sin, and that by nature you are incapable of doing good.).  Để thoát ra khỏi cái bản chất tội lỗi đó, con người chỉ có một cách: chấp nhận Dê-su Ki Tô là đấng cứu chuộc duy nhất và đầy đủ (Accepting Christ as the sole and sufficient savior).  Cái công thức này không khuyến khích làm thiện mà chỉ cần đầu phục Dê-su Ki-Tô (The formula calls not for doing  but for surrendering to Christ).  Thật vậy, rất mực đạo đức còn thường được coi là một chướng ngại trong sự cải đạo (Indeed moral excellence is often considered an obstacle to conversion).

Với những hiểu biết như trên về sự cải đạo vào Tin Lành, rồi đọc một vài bài của Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng, hay Nguyễn Huệ Nhật, Trần Long v…v… chúng ta thấy Mục sư Rubem Alves viết không sai một mảy may, và chúng ta không thể không tội nghiệp cho những đầu óc đã bị điều kiện hóa qua những thủ đoạn truyền đạo của Tin Lành.  Nhưng thật ra, chúng ta không thể quy trách hoàn toàn cho những người truyền đạo, bởi vì đó là nghề nghiệp của họ, dùng bất cứ thủ đoạn nào để kéo những người đang ở trong cơn khủng khoảng tinh thần và vật chất vào mớ xiềng xích tâm linh của Tin Lành.  Họ thành công vì một phần khá nhiều thuộc căn trí thấp kém và yếu kém của những kẻ tân tòng.  Nếu căn trí của những kẻ tân tòng không yếu kém, nếu lòng tự tin, tự trọng  của họ không mất đi, nếu đầu óc của họ có khả năng suy luận dù chỉ là tối thiểu, thì làm sao họ có thể bị thuyết phục bởi những điều thuộc loại mê tín, hoang đường đã quá lỗi thời của Tin Lành?  
Chẳng trách là  Mục sư Tin Lành Ernie Bringas đã nhận định trong cuốn Going By The Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority, trang bìa sau: “đầu óc của đa số tín đồ Ki Tô Giáo, đặc biệt là Tin Lành, có một khuyết tật, họ là nạn nhân của một khoảng cách kiến thức đặt họ vào trình độ hiểu biết tôn giáo thích hợp nhiều hơn với thế kỷ 17”. [Christians are victims of a knowledge gap which places them at a level of religious understanding much more appropriate to the 17th century].  Để chứng minh, sau đây tôi sẽ luận về một vài điểm điển hình trong những bài tôi đã đọc của Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng và Nguyễn Huệ Nhật, Trần Long.  Tuy nhiên đây không phải là bài phê bình mấy người trên, mà chỉ là phân tích những vấn nạn chung của Ki Tô Giáo qua những niềm tin lạc hậu, vô căn cứ của họ. Trong phần I của đề tài Hiểm Họa Tin Lành, tôi chỉ phê bình một câu của Lê Anh Huy.

Năm 2001 tôi đã phê bình bài “Tìm Hiểu Niết Bàn” của Lê Anh Huy [trên trang nhà Giao Điểm] và chứng minh là kiến thức của ông ta về đạo Phật và về chính tôn giáo của ông ta, Ki-tô giáo, thuộc loại ăn đong, rất hời hợt, bắt nguồn từ sự mù lòa tin bướng tin càn vào những chuyện hoang đường về Dê-su Ki Tô (Jesus Christ).
Lê Anh Huy viết bậy rất nhiều, nhưng chúng ta hãy đọc một trí thức (sic) ăn phải cái bả Tin Lành rồi nguyền rủa dân tộc Việt Nam yêu quý của chúng ta như thế nào:

“Nhưng mặc khải của Chúa cho biết rằng Rồng là hình ảnh của ác quỉ . Do đó chúng tôi vẫn cầu nguyện cho dân tộc VN chối bỏ truyền thuyết "con rồng cháu tiên" .  Đây là dấu chỉ của sự phục tòng ác quỉ.  Một dân tộc thờ lạy ác quỉ thì lẽ đương nhiên thưộc quyền ác quỉ và đầy tớ của chúng.”

Tôi chưa thấy ai có thể viết vừa ngu xuẩn, vừa láo lếu [xin lỗi quý độc giả, tôi không thể tìm được danh từ nào thích hợp hơn] hơn Lê Anh Huy.  Tai họa của Tin Lành thật là rõ rệt, có thể biến một người bình thường, và ngay cả một người tự coi mình là trí thức, thành một kẻ vong bản, một kẻ mù quáng đến độ có thể nguyền rủa cả một dân tộc và tổ tiên của chính mình.  Cái thậm ngu, chí ngu của Lê Anh Huy là mang cái gọi là “mặc khải của Chúa” về con rồng, coi đó là một chân lý không thể sai lầm, để mà đả phá những quan niệm khác trên thế giới về con rồng, và nhất là niềm hãnh diện “con rồng cháu tiên” của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam, trong đó có tổ tiên và có thể là có ông bà, cha mẹ của Lê Anh Huy.

Một chân lý khoa học thì có tính phổ quát, vì có thể áp dụng khắp nơi.  Một quan niệm địa phương của một người Do Thái về bất cứ cái gì cũng không thể coi như là chân lý, giống như một chân lý khoa học.  Đây là điều sơ đẳng nhất mà chỉ có những kẻ hạ căn cuồng tín nhất mới dám mang ra dùng.  Lê Anh Huy không biết rằng đối với nền văn hóa Á Đông, Rồng là một trong Tứ Quý: Long, Ly, Qui, Phượng.  Ở đây không phải là chỗ bàn về nguồn gốc dân Việt.  Tôi chỉ muốn nói rằng, mỗi nền văn hóa đều khác nhau.  Văn hóa Á Đông coi Rồng như một biểu tượng của sự cao quý, biểu tượng của Vua Chúa, biểu tượng của trí tuệ.  Vì chỉ là một biểu tượng cho nên Rồng chưa làm hại ai, nên không thể gọi là ác quỷ.  Nhưng thực ra chính là Lê Anh Huy đang thờ lạy ác quỷ.  Chứng minh?

James A. Haught đã đưa ra một nhận định bất khả phủ bác trong cuốn 2000 years of disbelief: famous people with the courage to doubt, trang 324như sau, về Chúa Trời của Lê Anh Huy:

     Qua luận lý, chúng ta có thể thấy quan niệm của giáo hội về một thiên chúa ở trên trời với lòng thương yêu vô cùng không đứng vững.  Nếu có một đấng thần linh sáng tạo ra muôn loài thì ông ta đã làm ra ung thư vú cho phái nữ, bệnh hoại huyết cho trẻ con, bệnh cùi, bệnh AIDS, bệnh mất trí nhớ (alzheimer), và hội chứng down (khuyết tật tinh thần).  Ông ta ra lệnh cho những con cáo cắn xé nát những con thỏ ra từng mảnh, những con báo giết những hươu nai.  Không có một con người nào độc ác đến độ hoạch định những sự khủng khiếp như vậy.  Nếu một đấng siêu nhiên làm như vậy, ông ta là một con ác quỷ, không phải là một người cha nhất mực nhân từ.
     (Through logic, you can see that the church concept of an all-loving heavenly creator doesn't hold water.  If a divine maker fashioned everything that exists, he designed breast cancer for women, childhood leukemia, leprosy, aids, alzheimer's disease, and down's syndrome.  He madated foxes to rip rabbits apart and cheetahs to slaughter fawns.  No human would be cruel enough to plan such horrors.  If a supernatural being did so, he's a monster, not an all-merciful father.)
 Ông Lê Anh Huy nghĩ sao?  Con Rồng chưa làm hại ai, trong khi thiên chúa của ông đúng là một ác quỷ mà ông đang thờ lạy.  Ông có dám phủ nhận điều này hay không? Có phải là một người thờ lạy ác quỉ thì lẽ đương nhiên thưộc quyền ác quỉ và là đầy tớ của nó”  Vậy thật ra, bản chất của Lê Anh Huy chỉ là một tôi tớ của một ác quỉ, không hơn, không kém.  Bởi vì chỉ có ác quỉ mới dạy tôi tớ chối bỏ nguồn gốc của mình để đi theo ác quỉ.  Không cứ phải là một bậc thánh thiện, mà bất cứ người thường nào cũng không làm như vậy.

Ông Lê Anh Huy tin vào lời mạc khải của Chúa về con Rồng.  Vậy ông có tin vào những lời mạc khải của Chúa trong sách Khải Huyền ở cuối Tân ước hay không?  Chắc chắn là có phải không?  Vì đó là niềm hi vọng để ông được Chúa chọn (với xác suất bằng số không) cho lên thiên đường (mù) sống cuộc sống đời đời cùng Chúa.  Nhưng ông có biết rằng Sách Khải Huyền đã được Tổng Thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson phê bình một cách rất chính xác như sau: “Sách Khải Huyền là những lời nói dốt nát của một kẻ điên khùng [President Thomas Jefferson referred to the Book of Revelation as “the ravings of a maniac”, West County Times, California, USA, Editor Steven Morris, 14 August, 1995]. 
Kẻ điên khùng dốt nát này là ai?  Kinh Thánh viết rõ tên sách Khải Huyền: “The Revelation of Jesus Christ”có nghĩa là Lời mạc khải của Dê-su Ki-Tô”.  Vậy tại sao ông lại tin vào những lời mạc khải của một tên dốt nát điên khùng để chối bỏ nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của người dân Việt Nam mà hầu hết người dân Việt Nam chúng tôi đều trân quý, trừ những kẻ vong bản, mất gốc như ông?  Đối với đa số học giả và những người trong giới hiểu biết thì Kinh Thánh chẳng qua chỉ là một sản phẩm dẫn xuất từ những sự mê tín trong thời bán khai (a product derived from primitive superstitions).

Vậy giá trị sự mạc khải của thiên chúa trong Kinh Thánh thì có giá trị gì đối với nhân loại.  Nó chỉ có giá trị đối với những người như Lê Anh Huy, nhưng người bị bệnh tâm thần. Nghiên cứu Tân Ước, các học giả cũng đã thấy rõ rằng, Dê-su đã vấp phải nhiều sai lầm về lịch sử, về khoa học, và về thần học.  Vậy làm sao ta có thể tin được những lời mà những người như Lê Anh Huy [LAH] xưng tụng như là những lời mạc khải của Thiên chúa, làm như những lời này phải có giá trị tuyệt đối mà ai cũng phải tin theo?  Để giúp ông Lê Anh Huy thấy rõ vấn đề, sau đây tôi xin đưa ra vài tài liệu nghiên cứu về thực chất Chúa của ông ta mà uy tín của các tác giả khó có ai trong giới trí thức có thể phủ nhận. 

1.  Sau khi duyệt qua những công cuộc khảo cứu về nhân vật Dê-su trong 2 thế kỷ nay, học giả Russell Shorto đã viết trong cuốn Sự Thật Trong Phúc Âm  (Gospel Truth) như sau:

   ... Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Dê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng  – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư.  Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.
   (Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger.  So the only ones left in the dark are ordinary Christians.)

2.  Giám Mục Tin Lành John Shelby Spong là một học giả Ki Tô nổi tiếng của Hoa Kỳ.  Ông ta viết rất nhiều sách duyệt lại hệ thống tư tưởng Ki Tô Giáo dựa trên Thánh Kinh, và ông đã nhiều lần được mời lên TV để trình bày quan điểm của mình.  Trong cuốn Sinh Ra Từ Một Người Đàn Bà: Một Giám Mục Nghĩ Lại Về Chuyện Sinh Ra của Giê-su (Born of a Woman: A Bishop Rethinks The Birth of Jesus) , Giám mục Spong viết như sau:

“Chẳng có ai biết cha ông ta (Dê-su) là ai.  Rất có thể ông ta là một đứa con hoang.  Rải rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu (4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những thỏi chất nổ chưa kiếm ra và chưa nổ .”
(No one seemed to know his father.  He might well have been illegitimate.  Hints of that are scattered like undetected and unexploded nuggets of dynamite in the landscape of the early Christian tradition)

3.  Trong cuốn  Hãy Cứu Thánh Kinh Khỏi Phái Bảo Thủ (Rescuing the Bible From Fundamentalism), Giám mục Spong viết:

-  Có những đoạn trong bốn Phúc Âm mô tả Dê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả. (There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical).
-  Cuốn Kinh Thánh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị.  Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng. (A literal Bible presents me with far more problems than assets.  It offers me a God I cannot respect, much less worship)

  4.   Và khi bàn về ơn cứu rỗi của Dê-su, trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết (Why Christianity Must Change Or Die), Giám mục John Shelby Spong đã dành riêng chương 6 để viết về đề tài Dê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ (Jesus as Rescuer: An Image That Has To Go) [Bài này đã được dịch và đăng trên trang nhà Giao Điểm].  Trong chương này, Giám Mục Spong viết như sau:

   "Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi.  Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi.  Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong lễ rửa tội.  Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không rửa tội.  Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng tiền sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước thời -Darwin và một sự vô nghĩa sau thời -Darwin."
   (We human beings do not live in sin.  We are not born in sin.  We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism.  We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized.. A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense)

            Chúng ta thấy ngay, từ vài kết quả nghiên cứu nêu trên trong số hàng trăm kết quả nghiên cứu khác về nhân vật Dê-su, tất cả những niềm tin của các tín đồ Tin Lành (những người tuyệt đối tin vào sự không thể sai lầm của Kinh Thánh), bất kể là khoa học cộng với hàng trăm tác phẩm nghiên cứu về Kinh Thánh đã bác bỏ tất cả những chuyện hoang đường do Ki Tô Giáo dựng lên quanh nhân vật Dê-su, ngày nay đã không còn chỗ đứng trong giới trí thức và những người hiểu biết.  Như Russell Shorto đã nhận định, phần lớn các tín đồ Tin Lành vẫn còn sống trong bóng tối của sự ngu si.  Và những nhận định của Giám Mục Spong ở trên đã chứng tỏ rằng những chuyện hoang đường như Dê-su sinh ra từ một trinh nữ, Dê-su là con Thượng đế, Dê su là đấng cứu thế, vai trò “cứu chuộc”, “cứu rỗi” của Dê-su v..v.. chỉ là những điều mê tín trước thời Darwin đưa ra thuyết Tiến Hóa.