Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

HIỂM HỌA TIN LÀNH 2

Tân tòng Tin Lành thứ hai mà tôi muốn nói đến là Huỳnh Thiên Hồng. Chúng ta hãy đọc Huỳnh Thiên Hồng nhắc lại luận điệu truyền đạo thuộc loại mê tín hoang đường của Tin Lành trong bài “Thuyết Vô Ngã của Triết Phật & Tín Lý Hữu Ngã trong Thánh Kinh”.  Chúng ta hãy bỏ qua những điều Huỳnh Thiên Hồng viết láo lếu về Vô Ngã, thí dụ như “Sự luận giải Lập thuyết Vô Ngã có thể tóm tắt trong ‘Thập Nhị Nhân Duyên’” (sic) hoặc “Vô ngã tức là không có thật” (sic) chứng tỏ sự hiểu biết về Phật Giáo của Huỳnh Thiên Hồng thuộc trình độ các nhà truyền giáo Tin Lành ngu ngơ về đạo Phật, cố tìm cách để xuyên tạc những giáo thuyết của Phật Giáo.  Chúng ta cũng bỏ qua điều trong Kinh Thánh không làm gì có tín lý Hữu Ngã.  Nếu có thể nói về một cái ngã (linh hồn) trong Kinh Thánh thì đó chỉ là ngã của những con chiên, thuộc loại súc vật, người ta chăn dắt đi đâu thì đi đó.  Huỳnh Thiên Hồng viết:

Thánh Kinh bày tỏ sự hữu ngã của nhân loại và chỉ ra con đường cứu rỗi cho nhân loại.  Con đường cứu rỗi đó, không cần phải qua một quá trình tu tập không cần phải phải tự lực giác ngộ.  Con đường cứu rỗi đó là sự ban cho vô điều kiện của Đức Chúa trời, Đấng Tạo Hóa, Đấng Cao Siêu Tuyệt Đối. Một khi con người tiếp nhận sự cứu rỗi ấy, lập tức được giải thoát khỏi gông cùm của tội lỗi và mặc cảm tội lỗi, lập tức tràn ngập bình an, hạnh phúc...Muốn được ơn cứu rỗi, con người cần ăn năn tội và tiếp nhận ơn tha thứ của Đức Chúa trời trong Đức Chúa Jesus Christ..”

Tôi thật không muốn bình luận về luận điệu truyền đạo rất ấu trĩ như trên của ông Huỳnh Thiên Hồng vì với kiến thức của con người hiện đại nhưng cụm từ như Đức Chúa trời, Đấng Tạo Hóa, Đấng Cao Siêu Tuyệt Đối chỉ là những lời nói trống rỗng, không có một căn bản thuyết phục nào. Những thứ đó chỉ có trong đầu những tín đồ cấp dưới đã bị các bề trên nhồi sọ để duy trì quyền lực thế tục chứ phần lớn cũng không còn trong đầu óc của các bề trên nữa ..  Nhưng để khai sáng đầu óc của ông Hồng cũng như của những người tin vào ơn cứu rỗi của Chúa Trời trong Dê-su Ki Tô (Jesus Christ), tôi đành phải mất chút thì giờ để viết về cái gọi là “ơn cứu rỗi”.  Chưa kể là Kinh Thánh viết rõ không làm gì có chuyện Dê-su “cứu rỗi” người Việt Nam vì trong Tân Ước ông ta đã nhiều lần khẳng định là ông ta được Cha ông ta cho xuống trân chỉ để cứu dân Do Thái mà thôi và còn coi những người không phải Do Thái là đồ “chó”.  Vậy ông Huỳnh Thiên Hồng, hay bất cứ người Việt Nam nào, đương nhiên không phải là người Do Thái,  muốn nhận thân phận đó để được Dê-su cứu rỗi thì xin cứ tùy tiện, tôi không hề ngăn cản. 

    Thứ nhất, ông Huỳnh Thiên Hồng (HTH) chưa đủ trình độ để đi vào nền thần học Ki Tô Giáo để biết ý nghĩa của sự “cứu rỗi” cho nên ông chỉ nhắc lại những điều Tin Lành nhồi vào đầu óc ông.  Thứ nhì, ông HTH chắc chắn là chưa bao giờ đọc Kinh Thánh hay có đọc thì cũng chỉ đọc những đoạn vụn vặt trong đó. Chứng minh?

   Trước hết, chúng ta cần biết thế nào là ơn cứu rỗi. Trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng, trang 76,  để trả lời câu hỏi "Tại sao nhân loại cần cứu rỗi?", Giáo hoàng John Paul II đã trích dẫn một câu trong Phúc Âm John làm luận điểm giải thích, John 3:16: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.”  Đọc tiếp Tân Ước, chúng ta thấy câu John 3: 18“Người nào không tin vào Giê-su thì đã bị đầy đọa rồi, vì người đó không tin vào đứa con duy nhất của Thượng đế”  Câu John 3:16 ở trên không phải là lời giải thích cho câu hỏi “Tại sao nhân loại cần đến sự cứu rỗi?” mà là một câu Giáo hoàng dùng để khẳng định về một đức tin mà thực chất rất là ngu xuẩn của Ca-Tô Giáo với mục đích:

1) huyễn hoặc những người nhẹ dạ cả tin, mê mẩn về một sự sống đời đời, sau khi chết, ở trên một thiên đường giả tưởng, bằng cách tin vào một nhân vật đầy tính chất huyền thoại do nền thần học Ki Tô Giáo tạo dựng lên; và 2) hù dọa những tín đồ đầu óc yếu kém về một sự luận phạt phi lý và hoang đường.  Tại sao tôi lại bảo là rất ngu xuẩn?  Phần phân tích hai câu trên trong một phần sau sẽ cho chúng ta thấy rõ vấn đề.

   Trước hết, điều này thật là rõ ràng vì tháng 7, 1999, Giáo Hoàng John Paul II, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất, đã bắt buộc phải tuyên bố: "thiên đường không phải là một nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng mây” (Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the clouds), và “Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thiên Chúa, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành động mà con người đã làm trong đời này” (Hell is not a punishment imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life).  Như vậy là Giáo Hoàng đã bác bỏ đức tin quan trọng nhất trong Ki-tô giáo:  Quyền năng “cứu rỗi” của Jesus, và hi vọng của các tín đồ Ki-tô về một cuộc sống đời đời trên thiên đường cùng Jesus, và sự luận phạt của Jesus đối với những người không tin ông ta, và tin vào luật “Nghiệp Báo” của Nhà Phật.  Nếu không có thiên đường thì chỗ nào là chỗ để cho những người tin Giê-su sống một cuộc sống đời đời?  Nếu không có hỏa ngục thì chỗ nào để cho Giê-su luận phạt và đầy đọa những người không tin ông ta?  Tin vào những gì không có thực thì chẳng phải ngu xuẩn thì là gì.

    Mặt khác, phân tích ra thì những câu John 3: 16 và John 3: 18 là những câu vô nghĩa và nhảm nhí nhất trong Tân Ước vì những câu này chỉ có thể áp dụng cho những người sinh sau Giê-su mà thôi. Thật ra đó chỉ là đức tin vào Dê-su Ki Tô của một số người Do Thái trong thời cách đây chưa đầy 2000 năm, thí dụ như các “thánh” John và Paul mà đầu óc không lấy gì làm sáng sủa cho lắm.  Về sau, nền thần học Ki-tô giáo, qua nhiều thế kỷ đã khai thác sự mê tín của con người và diễn giải quan niệm của John và Paul, một quan niệm đặc thù của người Do Thái trong thời chưa khai hóa, là Dê-su Ki Tô có quyền năng “cứu rỗi” cho cả nhân loại.  Ngày nay, Tin Lành cũng chấp chặt vào câu John 3:16 ở trên và chủ trương chỉ cần tin và đầu phục (surrender) Chúa Dê-su Ki Tô là được cứu rỗi.  Điều này chúng ta thấy rõ trong đoạn trên của Huỳnh Thiên Hồng. 

   Điều hiển nhiên là, trước khi Giê-su sinh ra đời thì nhân loại đã trải qua bao nhiêu thế hệ trong nhiều ngàn năm, nếu không muốn nói là cả triệu năm, trong đó đã trải qua biết bao nhiêu thế hệ của tổ tiên, ông bà Giê-su.  Ai biết đến Giê-su? Ai tin Giê-su?  Vậy tất cả cũng đều bị Giê-su luận phạt hay sao?  Trước năm 1533, người Việt Nam không ai nghe và biết đến tên Giê-su, hiển nhiên không ai có thể tin Giê-su, vậy tất cả dân tộc Việt Nam trong mấy ngàn năm trước năm 1533 cũng bị luận phạt hay sao?  Những người Việt Nam theo Ki Tô Giáo có nghĩ đến các điều hoàn toàn vô nghĩa như trên hay không? Cái tín điều phi thực tế, phi nhân tính, phi lôgic  như vậy mà giáo hoàng nêu lên được trong thời đại này thì kể cũng lạ.  Điều lạ hơn nữa là các tín đồ vẫn còn tin theo cái tín lý quái gở đó với một tâm cảnh vô cùng ích kỷ, chỉ nghĩ đến đời sống đời đời sau khi chết của riêng mình, mà không hề nghĩ đến bản chất ác độc, phi lý, phản khoa học, hoang đường, bất khả áp dụng, của sự luận phạt của Giê-su.  Không những chỉ ích kỷ mà họ còn để lộ một tinh thần yếu kém, sợ sệt thần linh trong thời đại tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay mà quan niệm thần linh khi xưa đã không còn chỗ đứng.  Trong thời đại mà các thần bình vôi, thần cây đa, thần hà bá v..v.. đã không còn ý nghĩa, tại sao họ vẫn còn có thể tin vào một “Thiên Chúa” của người Do Thái cách đây 2000 năm mà bản chất cũng không khác gì những “Thần Linh” trong dân gian trên khắp thế giới? 

    Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy rõ là cứu rỗi có nghĩa là cứu rỗi linh hồn, linh hồn này khi chết được để vào một kho chứa ở đâu đó, ai để không biết, ở trong đó chờ ngày Dê-su Ki Tô trở lại trần lần thứ hai, bao giờ trở lại, không ai biết, hi vọng Giê-su  làm cho xác chết sống lại, chẳng biết còn nguyên vẹn hay đã tan rũa, họp lại với linh hồn để sống một cuộc sống đời đời trên thiên đường (mù) cùng Chúa.  Đó là ý nghĩa đích thực của từ “cứu rỗi” và là niềm tin của người Ki-tô vào hi vọng được sống đời đời với Chúa của họ.

            Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy sự “cứu rỗi” của Dê-su Ki Tô, hoặc Hồng ân Thiên Chúa, hoặc ơn tha thứ của Dê-su Ki Tô v..v..  chẳng qua chỉ là cái bánh vẽ của Ki tô Giáo để dụ những người ngu ngơ, khờ khạo như Huỳnh Thiên Hồng và Nguyễn Huệ Nhật vào trong vòng xiềng xích tâm linh của Ki-tô Giáo.  Thực sự, đó chỉ là cái bánh vẽ, vậy thì con đường đi đến cái bánh vẽ đó chỉ dẫn những kẻ khờ khạo xuống vực thẳm đen tối của sự ngu si. 
Huỳnh Thiên Hồng quảng cáo “con đường cứu rỗi” của Dê-su Ki Tô và tin rằng Con đường cứu rỗi đó, không cần phải qua một quá trình tu tập không cần phải phải tự lực giác ngộ, và chỉ cần ăn năn tội và tiếp nhận ơn tha thứ của Đức Chúa trời trong Đức Chúa Jesus Christ..”.

Nhắc lại những điều vô nghĩa, huyền hoặc trên, Huỳnh Thiên Hồng đã chứng tỏ cho độc giả thấy là ông ta mù tịt về Kinh Thánh, chỉ tin vào những lời giả dối bịp bợm của giới truyền đạo.  Chúng ta hãy khoan xét đến sự kiện là nhân loại có cần đến cái gọi là “cứu rỗi”, một ảo tưởng của Ki Tô Giáo hay không? và con đường tu tập, tự lực giác ngộ là con đường ngược chiều với con đường cứu rỗi, do đó câu trên hoàn toàn vô nghĩa....

Thiên Chúa ban cho con đường là để đi trên con đường đó.  Đi đâu?  Đi đến cứu rỗi?  Bao giờ thì được cứu rỗi?  Khi còn sống hay khi đã chết, và chết rồi cũng còn phải chờ đến ngày tận thế?  Theo như Huỳnh thiên Hồng thì chỉ cần ngồi yên mà hưởng cái Thiên Chúa ban cho mà không cần phải đi, không cần phải tu tập, tương tự như “nằm há miệng chờ sung rụng từ cây sung ở gần thành Jerusalem (Nước trời (Kingdom of God) của Ki Tô Giáo)”  [Nhưng khổ một nỗi cây sung đó đã bị Chúa Dê-su của ông Hồng nguyền rủa cho nó chết héo queo rồi, không bao giờ có thể ra trái nữa, nên ông Hồng có nằm đến ngày tận thế cũng không hứng được trái nào].

Cái dỏm của Huỳnh Thiên Hồng là không chịu đọc Kinh Thánh, không biết thế nào là cứu rỗi, cho nên cứ viết bậy viết bạ về “ơn cứu rỗi” của Dê-su Ki Tô.  Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy Dê-su đã đưa ra nhiều con đường để cho những ai muốn hưởng cuộc sống đời đời trên thiên đường (mù) cùng ông ta phải theo.  Sau đây là vài đoạn trích từ Kinh Thánh:

Thứ nhất, Matthew 5: 17-19:  Đừng tưởng ta đến để hủy bỏ luật pháp [luật của Thượng đế trong Cựu Ước] và lời tiên tri.  Không, ta đến để hoàn thành luật pháp và thực hiện các lời tiên tri [chẳng thực hiện được điều gì].  Ta nói quả quyết: Một khi trời đất vẫn còn thì không một chi tiết nào trong luật pháp bị xóa bỏ, trước khi mục đích luật pháp được hoàn thành[Thực tế là nhiều luật có tính cách man rợ của Thượng đế trong Cựu Ước không còn phép được áp dụng trong thế giới văn minh ngày nay].  Người nào phạm điều răn nhỏ nhất và quyến rũ người khác làm theo là người hèn mọn nhất trong Nước Trời.  Trái lại, người nào vâng giữ điều răn và dạy người khác làm theo là người lớn trong Nước Trời. [Hai câu này cho thấy Nước trời (Kingdom of God) không phải là nước thiên đường trên các tầng mây mà chỉ là một Jerusalem mới của người Do Thái đặt dưới quyền thống trị và luật pháp của Thượng đế đích thân cai quản, theo như niềm tin của người Do Thái trước khi Dê-su sinh ra đời và đặc biệt cũng là của Dê-su sau này như tất cả các học giả nghiên cứu Kinh Thánh đều đồng thuận điểm này].
Matthew 19: 17:  Chúa Dê-su đáp:..Muốn hưởng sự sống đời đời, phải vâng giữ các điều răn.
Vậy, giữ các điều răn trong Cựu Ước là con đường thứ nhất để có thể hưởng cuộc sống đời đời (được cứu rỗi) trên thiên đường  (mù). 

Thứ nhì, Matthew 19:21:  Dê-su đáp: Nếu ngươi muốn được trọn vẹn, hãy đi bán hết tài sản, lấy tiền phân phát cho người nghèo, thì ngươi sẽ có của cải quý giá ở trên Trời, rồi hãy theo Ta.
Matthew 19: 29:  Người nào bỏ nhà cửa, bỏ anh em, chị em, cha mẹ, vợ con, tài sản để theo ta thì người ấy sẽ lãnh bội phần, và sẽ hưởng sự sống đời đời.
Vậy bán sạch tài sản giúp người nghèo, từ bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em là con đường thứ hai để có được cuộc sống đời đời trên thiên đường (mù) cùng Dê-su.

Thứ ba, Mark 8: 35, Luke 9: 24:  Ai muốn bám lấy sự sống của mình thì sẽ mất đi sự sống, còn ai vì Ta mà mất đi sự sống thì sẽ được cứu.
John 12: 25:  Ai quý chuộng mạng sống của mình sẽ mất nó.  Ai ghét sự sống của mình trong đời này, sẽ được sống đời đời.

Vậy con đường thứ ba để đi đến cứu rỗi là phải ghét bỏ sự sống hiện tại để sống đời đời về sau.  Chẳng vậy mà Kinh Nhật Khóa của Ca-tô Giáo có câu cầu nguyện hàng ngày “Xin Chúa làm cho tôi khinh dễ sự đời là chốn chim muông cầm thú, xin làm cho tôi đặng về quê thật hiệp làm một cùng vua David” (Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm, Giao Điểm 2001, trang 173.).  Muốn có sự sống đời đời cùng Chúa trên thiên đường (mù), con đường nhanh nhất là con đường tự sát, chết đi cho rồi.

Thứ tư, như đã viết ở trên, John 3: 16: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.” một câu tôi cho là nhảm nhí nhất trong Tân Ước mà tôi đã phân tích ở trên.

   Tôi không hiểu những người như Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng v… v… sẽ chọn cái gì trên con đường đó:  Áp dụng luật Môi-se; hay bán sạch tài sản, từ bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em; hay ghét bỏ sự sống hiện tại hoặc chết quách đi để mau về Nước Trời;  hay tin vào cái bánh vẽ cứu rỗi cho riêng mình mà không nghĩ đến họ hàng tổ tiên của mình ở Việt Nam trước thế kỷ 16, không cần biết đến nhân loại đã sinh ra trước Dê-su cả triệu năm?  Hi vọng những người như Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng v… v… cho chúng tôi biết đã chọn con đường đó như thế nào?

Nhưng tại sao con người lại phải tin vào một huyền thoại của dân tộc Do Thái?  Theo huyền thoại này và theo luận điệu thần học của Ki Tô Giáo thì tin ở đây là tin Dê-su là Con Thiên Chúa người con duy nhất mà Thiên Chúa đã hy sinh [mà thật ra không phải là đứa con duy nhất mà là chính Thiên Chúa theo thuyết “Ba Ngôi Thiên Chúa”], bắt phải chịu khổ nạn đóng đinh trên thập giá để chuộc cái tội tổ tông hoang đường do chính Thiên Chúa toàn năng gây ra, để cho Thiên Chúa nguôi cơn giận với nhân loại v..v.. chứ không phải là tin vào ơn tha thứ của Dê-su.  Thiên Chúa toàn năng, nhưng lại không thể nghĩ ra cách nào khác để lấy lại sự hòa thuận giữa Thiên Chúa và con người, phải dùng đến sự hy sinh đứa con một, một tội ác mà các tòa án dân sự ngày nay không dung thứ.  Hổ cũng không ăn thịt con, nhưng Thiên Chúa còn dữ hơn hổ, không ăn thịt con nhưng lại khiến cho con phải chịu khổ nạn bị đóng đinh trên cây thập giá, một hình phạt dã man nhất trong lịch sử nhân loại.  Bắt đứa con chịu khổ nạn, gọi là để chuộc tội cho nhân loại, để xóa sạch tội lỗi trên thế gian, để con người không còn chết vì lìa xa thiên chúa, nhưng thế gian vẫn đầy những tội lỗi, con người, kể cả những đại diện của Chúa trên trần (Vicars of Christ), vẫn chết như thường, và con người, càng ngày càng rời xa thiên chúa.  Tình trạng lục địa Âu Châu ngày nay sống như là không hề có Thiên Chúa mà cũng chẳng cần tới sự cứu rỗi của Dê-su nữa , theo nhận định của Hội Đồng Giám Mục Âu Châu vào năm 1999, và lời than phiền của Giáo hoàng hiện thời, Benedict XVI.  Vậy sự hy sinh của Dê-su quả thật là vô ích.  Mà Dê-su có hy sinh quái gì đâu.  Giả vờ chết có chưa đầy ba ngày đã sống lại và không cần đeo hỏa tiễn cũng có thể bay lên trời, coi như sức hút của trái đất như không có.  Những luận điệu thần học có tính cách mạ lỵ đầu óc con người mà ngày nay vẫn còn nhiều người tin thì kể cũng lạ.

            Hơn nữa, xét cho cùng thì “tin vào Dê-su Ki Tô” là điều không cần thiết và trái với thuyết chuộc tội và cứu rỗi của Ki-tô Giáo.  Tại sao Dê-su lại bị đóng đinh trên thập giá?  Các nhà nghiên cứu Kinh Thánh cho rằng vì Dê-su tự xưng láo lếu là Con của Thượng Đế , là Vua của Do Thái v..v..  Nền thần học Ki-tô Giáo khẳng định là Dê-su tình nguyện chịu chết để chuộc tội cho nhân loại và mang lại sự hòa giải giữa Thượng đế và nhân loại, và nhân loại không còn chịu sự nóng giận và trừng phạt của Thượng đế hay Chúa Cha nữa.  Nếu Dê-su đã chuộc tội cho nhân loại bằng cái chết của mình thì tin vào Dê-su là điều thừa thãi, nếu không muốn nói là công cuộc chuộc tội của Dê-su vô giá trị.

   Mặt kháccâu Muốn được ơn cứu rỗi, con người cần ăn năn tội và tiếp nhận ơn tha thứ của Đức Chúa trời trong Đức Chúa Jesus Christ..” của Huỳnh Thiên Hồng viết ở trên phản ánh một niềm tin nhảm nhí của thời bán khai.  Chứng minh?

   Thứ nhất, Chúa Dê-su chết đã gần 2000 năm nay rồi.  Điều này không ai có thể phủ nhận.  Tại sao?  Vì Kinh Thánh viết rõ Dê-su tin chắc là mình sẽ trở lại trần ngay trong thời đại của ông ta, khi mà một số người theo ông ta còn sống [Matthew 16: 27-28; 24:34; Mark 9:1; 13:30; Luke 21: 27,32; John 14:3], nhưng ông ta đã biệt tăm trong gần 2000 năm nay.  Điều này chứng tỏ ông ta đã nói láo, lừa dối hứa hẹn một sự cứu rỗi cho một số người tin theo ông ta.  Do đó, thực ra ông ta không phải là Chúa cứu dân tộc Do Thái, khoan nói đến chuyện cứu thế, mà chỉ là tự cho mình là Chúa, là Vua của người Do Thái, một sự hoang tưởng bắt nguồn từ sự tin vào những điều viết trong Cựu Ước như nhiều nhà phân tích Kinh Thánh đã ghi nhận, và đây cũng là lý do mà ông ta bị đóng đinh trên cây thập giá, đồng hạng với hai tên ăn trộm cùng bị đóng đinh ở hai bên.

     Thứ nhì, nếu ông ta không phải là Chúa cứu thế của tất cả nhân loại thì ông ta, cũng như bất cứ thần thánh nào trong tín ngưỡng nào khác, đều không có quyền tha thứ tội lỗi cho bất cứ ai.  Cho nên, tin rằng Dê-su có quyền tha tội cho nhân loại chỉ là điều tin nhảm tin nhí, không còn một giá trị nào trong thế giới hiện đại.  Nếu nền thần học Ki-tô giáo bảo rằng tội ở đây là tội tổ tông do Adam và Eve gây ra thì có nghĩa là các tín đồ tin theo đã đi giật lùi trở lại thời kỳ đen tối trí thức, khi mà toàn thể Âu Châu đều tin vào thuyết sáng tạo trong Cựu Ước.  Chính giáo hoàng John Paul II đã công nhận thuyết Tiến Hóa và phát biểu năm 1996 như sau:
  
      “Thân xác con người có thể không phải là sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần...Những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận Thuyết Tiến Hóa hơn chỉ là một giả thuyết.”
   (The human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution...Fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis).

Nếu con người không phải là tác phẩm “sáng tạo” tức thời của Thượng Đế như Giáo Hoàng John Paul II đã công nhận trước thế giới thì làm gì có tội tổ tông?  Thật vậy, thuyết thần học Ki Tô về sự cứu chuộc và cứu rỗi của Chúa Giê-su đặt căn bản trên huyền thoại về tội tổ tông.  Nhưng ngày nay, trừ những  giáo dân ít học và kém hiểu biết, có còn ai tin vào huyền thoại "tội tổ tông" nữa đâu.  Malachi Martin, giáo sư tại viện nghiên cứu Thánh Kinh của giáo hoàng tại Rô-ma dưới triều đại giáo hoàng John XXIII (Professor at the Pontifical Biblical Institute of Rome, served in the Vatican under Pope John XXIII), đã viết trong cuốn "Sự Suy Thoái Và Sụp Đổ của Giáo Hội Rô-Ma" (The Decline and Fall of the Roman Church) như sau, trang 230:

   Giáo Hoàng John XXIII nói trong buổi khai mạc Công Đồng Vatican II  ngày 11 tháng 10, 1962, rằng "những giáo lý và quan niệm sai lầm vẫn còn tồn tại nhiều, nhưng ngày nay con người đã tự ý loại bỏ chúng... Nhưng nếu Roncalli (John XXIII)  không thấy là điều giảng dạy mới của mình dẫn tới đâu, thì hàng trăm nhà thần học và giám mục đã thấy.  Trong những thập niên 1960-70, sau khi Roncalli chết, họ đã từ bỏ niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác.
  
   Tại sao các  nhà  thần học và  giám mục lại  từ  bỏ thuyết thần học về tội tổ tông?  Vì ngày nay, thuyết này không còn phù hợp với trình độ hiểu biết tiến bộ của nhân loại, hơn nữa lại còn chứa những mâu thuẫn mà không nhà thần học nào có thể biện minh được.  Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng, những kẻ nào, như vài kẻ tân tòng Tin Lành như Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng và Nguyễn Huệ Nhật, Trần Long chẳng hạn, còn tiếp tục nói về tội tổ tông, Satan, và cho rằng những điều viết trong Kinh Thánh tất nhiên phải đúng sự thật, chẳng qua chỉ là những kẻ thuộc loại đầu óc mụ mị, cuồng tín, mù lòa tin bướng tin càn.

Nếu tin nhảm tin nhí, cho rằng Dê-su có quyền năng ban ơn tha thứ những tội ác thế gian như ăn cắp, giết người, loạn dâm v..v.., thường xảy ra trong đám tín đồ tin ông ta, trong giới Giáo hoàng cũng như trong giới các Hồng y, Tổng Giám mục, Giám mục, Linh mục trong Ca-tô Giáo Rô-ma, và trong giới các giám mục, mục sư Tin Lành, sau khi ông ta chết cách đây gần 2000 năm, thì có phải là cho rằng ông ta đã mù quáng, khuyến khích, và có thể coi như là đồng lõa với những tội ác mà ông ta không hề biết là sẽ như thế nào và bao giờ sẽ xảy ra trong tương lai.  Thực tế cho thấy rằng, luật pháp thế gian, tùy theo mỗi quốc gia, đã coi ơn tha thứ của Dê-su như vô giá trị và trừng phạt những kẻ có tội đối với xã hội.  Những linh mục, mục sư loạn dâm, những người có Thánh Linh ngự trong người, vẫn bị tòa án thế tục đưa ra xét xử và bắt ngồi tù, bất kể là Dê-su có ban ơn tha thứ cho những tôi tớ của Chúa như họ thường tưởng hay không.

            Phải chăng vì trước những sự hiểu biết của con người thời nay về những điều phi lý trong thuyết cứu chuộc và cứu rỗi của Ki Tô Giáo mà Linh mục Ca-tô James Kavanaugh cũng như Giám mục Tin Lành John Shelby Spong, cũng như nhiều nhà thần học, học giả khác trong thế giới Tây phương đều đã bác bỏ thuyết này [Xin đọc bài Huyền Thoại Cứu Rỗi của Linh mục James Kavanaugh và Dê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ của Giám mục Tin Lành John Shelby Spong trên trang nhà Giao Điểm]

            Huỳnh Thiên Hồng, cũng như bất cứ ai, đều có quyền tin vào Thượng đế cũng như vào cái bánh vẽ “cứu rỗi” của Ki-tô giáo.  Nhưng đưa ra những luận điệu ngớ ngẩn, thuộc loại mù lòa tin bướng tin càn ra để mà quảng cáo cho Thượng đế hay cái bánh vẽ đó thì chỉ tự chứng tỏ là mình có đầu óc thuộc loại mì ăn liền.  Nếu đưa ra những luận cứ hợp lý trí, có tính cách thuyết phục thì không ai có thể nói gì.  Nhưng nếu chỉ nói theo niềm tin của mình mà thực sự lại không hiểu gì về chính niềm tin của mình, thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ.  Qua những bài viết của Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng, Nguyễn Huệ Nhật, và một vài tân tòng Tin Lành khác ở trong nước như Phan Như Ngọc, Khuất Minh,  Nguyễn Hồng Ân, chúng ta thấy rõ là họ chỉ làm trò cười cho thiên hạ qua mớ kiến thức quá kém cỏi của họ, cũng như qua những luận điệu sặc mùi mê tín hoang đường phản ánh những đầu óc thuộc loại hạ căn, cuồng tín của thời Trung Cổ, thảm thay, vẫn còn sót lại trong thời đại văn minh tiến bộ của thế giới ngày nay.