Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Truyện tranh Ki-tô giáo bôi nhọ tôn giáo khác được bán tại Sài Gòn


sach phi bang Phat giao
Lâu nay, tại các nhà sách Công giáo và Tin lành tại Sài Gòn xuất hiện một cuốn truyện tranh về Kinh thánh có tựa đề "Thiện và Ác" của Michael và Debi Pearl, của Nhà xuất bản No Greater Joy Ministry, Mỹ, được in bằng tiếng Việt. Trong truyện này có những tình tiết bôi nhọ Phật giáo một cách trắng trợn.
trang2
Bìa cuốn sách, không rõ sách được in tại Mỹ rồi chuyển về Việt Nam hay in lậu tại Việt Nam? Tình tiết bôi nhọ xuất hiện tại chương 12: Đến khắp thế giới.
trang3
Truyện in hình những thầy tu không theo Ki-tô giáo có hình tướng nhà sư Phật giáo, mặc dù sách không nói thẳng ra. Sau đó, lắp ghép vào nhà sư những lời lẽ,hành động trái với giáo lý nhà Phật
trang4
Hình tượng Đức Phật được vẽ lấp lửng, được lồng ghép khéo léo để bôi bác giáo lý nhà Phật
trang5
Mô-ha-mét đi truyền đạo bằng cách dạy ca hát cho dân chúng, trong đó có khuyên dân chúng phản loạn, nếu có sao thì được Chúa thưởng lớn
trang6
Bôi nhọ Phật giáo bằng câu chuyện các nhà sư phóng hỏa thiêu cháy
trang7
Truyện vẽ lên những hình ảnh các thầy tu hết sức tàn ác
trang8
trang9
Nhà xập đè người truyền giáo Mô-ha-mét và các nhà sư
trang10
trang11
Khéo léo hạ thấp giáo lý nhà Phật bằng cách cho rằng trong Phật giáo không có sống đời đời trên thiên đàng, vì vậy phải chôn thầy tu trong sự "đau buồn" và "lo sợ"
trang12
Còn Mô-ha-mét khi chết thì được về với chúa Giê-xu
trang13
Đôi khi, cũng gậy ông đập lưng ông khi bộc lộ sự tàn ác của chính tôn giáo mình. "Ngươi không đáng hưởng sự sống đời đời. Ném hắn vào nơi tối tăm"
trang14
Bôi nhọ giáo lý nhà Phật: "Đầu thai là một sự dối trá. Ngươi đang vào nơi phán xét sau cùng"
trang15
Đề cao trắng trợn: "Nếu tin, họ cũng sẽ được cứu. Còn nếu không..."
Đối với những người trí thức, hoặc những Phật tử hiểu đạo, thì truyện tranh Thánh kinh này thật nực cười. Không rõ trong Thánh kinh có thật những chi tiết này không, nhưng đúng là một cách truyền đạo hạ sách.
Tuy nhiên, với những con chiên cuồng tín, đặc biệt là Tin lành, khi len lỏi vào những khu lao động, những miền quê, những vùng sâu, vùng xa, chắc chắn truyện tranh này sẽ là một công cụ truyền giáo và hù dọa hữu hiệu.
Tại sao những sách như vậy được bán công khai tại một số nhà sách Ki-tô giáo tại Sài Gòn? Câu trả lời dành cho những nhà quản lý văn hóa. Còn đối với Phật tử, không thể cứ "đạo nào cũng tốt" rồi thụ động, mà phải tạo sức đề kháng và đẩy mạnh hoằng dương Phật pháp, tồi tà hiển chính.