Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Luật Im Lặng - Và Chuyện Người Đàn Bà 2000 Năm Trước (Lý Thái)

I. Người đàn bà 2000 năm trước.
Do Thái cũng như các xứ Trung Đông thời trước có một loại án tử hình là ném đá tội nhân. Công chúng sẽ ném đá vào người có tội cho đến khi người ấy chết. Câu chuyện Người đàn bà ngoại tình (Pericope Adulteræ) trong Tân ước, Phúc âm Gioan  8, 1-11 được kể như sau. Lúc đó, luật sĩ và biệt phái (là những người mà Giê-su không ưa và luôn luôn đả kích) dẫn đến ông một thiếu phụ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Rồi họ hỏi ngài:"Thưa Thầy, thiếu phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, mà theo luật Môsê, hạng phụ nữ này phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy sao?"   Vì họ cứ hỏi mãi, nên Giê-su đáp: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi."
Bài Phúc âm này được giảng cho giáo dân đạo Ca-tô hiểu như là một gương nhân từ của Chúa Giê-su.
Vào thế kỷ thứ 5, khi Giáo Hoàng Sixtus III (432 – 440) dụ dỗ một cô nữ tu bị đem ra xử, ông đã biện hộ được bằng cách viện dẫn lời Chúa như sau:
Ai trong các ngươi là người không có lỗi thì ra ném đá trước tiên
“Let him who is without fault among you throw the first stone” (Peter de Rosa, Vicar of Christ (Dublin, Ireland, Poolbeg Press Ltd, 2000), trang 403
Câu biện hộ trên trở thành một lá bùa hộ mệnh cho giáo hội La Mã và là một lá chắn cho các tu sĩ tha hồ hành đạo (dâm tặc) trong lịch sử giáo hội ngày nay.
II. Cấm ngoại thủy không ai được biết (*)
Thật vậy, mục đích của Giáo Hội khi chủ trương duy trì đời sống độc thân của các linh mục  không phải là vì bảo vệ sự thanh khiết.  Trong mục “Giáo Hội Có Tôn Trọng Sự Trinh Bạch Hay Không?” Chương 16 – 2 trong đại tác phẩm   “Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác” , Giáo Sư Nguyễn Mạnh Quang nói rằng:
Điều kiện đòi hỏi tu sĩ phải sống trinh bạch: Đây chỉ là lời nói đầu môi chót lưỡi dùng để lừa bịp người đời mà thôi.
Đối với các ngài tu sĩ: Sự thật như thế nào, lịch sử đã nói rất nhiều về đời sống bê bối, thối tha của những vị chức sắc cao cấp nhất trong Giáo Hội mà chúng tôi đã trình bầy tương đối đầy đủ trong Chương 13 (Mục IV) ở trên. Độc giả cũng có thể theo dõi tin tức do các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ và các nước khác loan truyền từ đầu năm 2002, nói về các ông tu sĩ Da-tô ở Hoa Kỳ liên hệ và can tội loạn dâm, sờ mó trẻ em nam nữ một cách bất bình thường. Nếu cần, độc giả cũng có thể làm một chuyến đi "thăm dân cho biết sự tình". Đến cộng đồng con chiên nguời Việt ở thành phố Portland (Oregon), một thành phố lớn đứng hàng thứ nhì ở miền Tây Bắc Hoa Kỳ, hỏi thăm về đời sống "trinh bạch" của ngài mang chức thánh Cao Đ Minh và hỏi tại sao Ngài lại bỏ Chúa, bỏ nhà thờ, âm thầm lặng lẽ ra đi không một lời từ giã con chiên của Ngài. Sau đó, quý vị quá bộ xuống đến thăm cộng đồng con chiên người Việt ở Houston, Texas hỏi thăm họ về đời sống "trinh bạch" của hai ngài mang chức thánh là Đào Quang Ch và Nguyễn Hũu D. Tiếp theo, xin mời quý vị nên đến thăm cộng đồng con chiên trong thành phố Chicago (Illinois) để tìm hiểu về nếp sống "trinh bạch" của ngài mang chức thánh Trịnh Thế H. xem ra sao. Nếu có rộng thì giờ, xin quý vị làm một chuyến viễn du tới Orange County, California, mời bà Bích Ngọc cùng đến thăm Linh-mục Trần Công Nghị để nhờ ngài giảng về hai chữ "trinh bạch" và "sống nghèo khổ".
Sau những chuyến viếng thăm này, nếu còn thì giờ, quý vị cứ tiếp xúc với bất kỳ Linh-mục nào trong số các ngài mà Linh-mục Nguyễn Thanh Sơn đã nêu đích danh trong hai tờ Tận Thế Số Ra Mắt, ngày 15/6/2002 và Tận Thế Số 2, ngày 15/7/2002 để biết rõ "đời sống trinh bạch" của các ngài "mang chức thánh" người Việt của Giáo Hội La Mã.
Đối với giáo dân: Trong thực tế, Giáo Hội và các chính quyền đạo phiệt tay sai của Giáo Hội chẳng bao giờ tôn trọng "trinh tiết" hay sự "trinh bạch" của nữ giới. Các tài liệu lịch sử nói về đời sống bê bối thối tha trong giáo triều Vatican, cũng như những vụ tai tiếng về loạn dâm bùng nổ ở Hoa Kỳ từ tháng 1/2002 cho đến nay (2009) là bằng chứng rõ rệt cho sự kiện này.
Nhưng đó chỉ là những chuyện lẻ tẻ. Những chuyện đã bị bể khắp nơi từ cả chục năm nay, dù báo chí đã hết sức kềm chế, cũng đã lần lượt phanh phui liên tục những chuyện tội lỗi của các Chúa thứ hai, không thể nào gom lại hết được. Không thể kể cho xiếc. Nhưng còn biết bao nhiêu trường hợp các “Chúa thứ hai” bị “lộ hàng”, rồi được Giáo Hội thuyên chuyển nơi khác để tiếp tục làm các “phép bí tích” cho đên khi lộ tích thì lại đi nơi khác. Trên thế giới này còn rất nhiều nơi để các Ngài “làm sáng danh Chúa” trong phòng tốimột cách an toàn vì có “Chúa che chở.” Bạn đọc có thể xem sơ qua một số trường hợp được tóm tắt ở mục III tiếp theo đây.
Thật vậy, các linh mục được có một qui chế ngầm, cho phép “có chị bếp” như một quyền lợi xứng đáng thu hút các “chủng sinh” chịu để cho “Chúa gọi”, và giữ chân các Cha trên con đường “vì tôi là linh mục”. Chính chủ trương được ban và được hưởng “phúc thiên đàng” nơi các phòng tối đó đã lôi cuốn sự thèm thuồng  của các con cừu đực. Còn gì hơn,  cừu được mọi người chấp tay cúi đầu bẩm thưa, cừu sẽ được gọi là Cha, được cao lương mỹ vị, rượu thịt đầy bụng, cừu khỏi lo sinh kế cho bản thân cũng như cho bất cứ ai, lại còn được tự do bắt chước Thánh Linh đã làm đối với cô Mary mà không cần có trách nhiệm về tinh thần lẫn vật chất.  Khi “làm thế”, cừu được quyền nói với các con chiên Mary rằng đó là “ý Chúa”. Tuy nhiên, cừu  phải khéo léo, “cấm ngoại thủy không ai được biết” để khỏi biến “bí tích” thành “lộ tích”.  
Nếu vì lý do gì bắt buộc  phải bãi bỏ qui chế “độc thân”, sau những hôn lễ hoàng tráng của các linh mục cưới vợ, thì hậu quả tức tốc là tài sản của Giáo Hội sẽ biến đi theo các chị Mary. Không có con cừu cái nào ngu đến đỗi không biết nắm chặt hầu bao của ông xã mình. Giáo Hội La Mã tiên đoán được “lòng người” như thế, nên không thể cho các linh mục cưới vợ. Do đó, cách duy nhất là tiếp tục bao che, mặc dù cứ phải lúng ta lúng túng để bao che. (Xem lý do không thhẻ cho linh mục lấy vợ trong bài “Nguyên Nhân Và Hậu Quả Của Việc Cưỡng Bách Tu Sĩ Phải Sống Độc Thân” của tác giả Nguyễn Mạnh Quang)
Vừa bao che vừa cấm tiết lộ bằng luật im lặng (silence code) để bảo vệ thanh danh, một thanh danh thực tế không hề có.
III. Bây giờ phải tính làm sao?
Nhưng, nhân loại ngày một tiến, ít nhất một số lớn các con chiên Âu Mỹ ngày một ý thức được nhân quyền, và “ý Chúa” cũng được "nghiên cứu" lại.  Vì thế, dần dần, người ta bắt đầu tố cáo “Chúa thứ hai”.  Luật "Im lặng" ở vào thế thụ động. Tức là các con chiên không giữ được luật này, thì các Chúa thứ hai phải giữ im lặng đến nước nào hay nước đó vậy. Một vài trong số muôn vàn vụ lộ hàng được ghi nhận như sau:
....
Không thể chịu đựng nổi, Liên Hiệp Quốc mới ra tay bắt các chủ chăn ra điều trần. Xin đọc bản tin trên BBC“Vatican điều trần trước LHQ về ấu dâm”  
Ủy ban Quyền trẻ em (UNCRC) dự kiến sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi. Đây là lần đầu tiên Vatican phải tự biện hộ trước công luận.
Họ sẽ phải đối diện với cáo buộc rằng họ đã tạo điều kiện cho hàng ngàn trẻ em bị lạm dụng bằng cách bảo vệ cho các linh mục ấu dâm.
Tháng Bảy năm ngoái, UNCRC đã yêu cầu cung cấp chi tiết về tất cả các vụ ấu dâm đã được báo cáo lên Vatican kể từ năm 1995.
Các câu hỏi chất vấn bao gồm có hay không việc các linh mục phạm tội ấu dâm vẫn được phép tiếp xúc với trẻ em, đã có hành động pháp lý nào với các linh mục phạm tội nào không và liệu những người tố cáo có bị buộc phải giữ im lặng hay không.
Giáo Hoàng Francis bị áp lực bởi Ủy ban của Liên Hiệp quốc phải có hành động về các trường hợp  linh mục  lạm dụng tình dục. Một ủy ban của Liên Hiệp quốc nồ Giáo Hoàng Francis và Tòa Thánh vì các chính sách của Giáo hội Ca-tô toàn cầu về lạm dụng tình dục, đồng tính luyến ái, ngừa thai, và phá thai.
Các quan chức Vatican phản pháo trở lại bằng cách nói rằng họ hối tiếc rằng nỗ lực của ủy ban đã can thiệp vào các giáo lý không được bàn cãi của giáo hội.
Bản tin của tờ nhật báo điện tử New York Daily (nydailynews.com) mới đây có tường thuật kết quả cuộc họp điều trần về nạn lạm dụng tình dục của giới linh mục, tóm lược như sau:
“ Theo bản tin từ VATICAN CITY (AP) [1]
Mới hôm thứ Tư ( ngày 05 tháng 2, 2014) Giáo Hoàng Francis bị áp lực phải trừng phạt các giám mục đã che chở các linh mục ấu dâm khi  ủy ban của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền cáo buộc Vatican chỉ lo bảo vệ danh tiếng của mình thay vì tìm ra  sự an toàn của trẻ em.
Trong một báo cáo gay gắt làm nạn nhân hồi hộp và làm choáng váng Vatican, Ủy ban Liên hiệp quốc cho biết Tòa Thánh duy trì một "luật im lặng", cho phép các linh mục lạm dụng tình dục hàng chục ngàn trẻ em trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ qua mà vẫn được miễn tội.
Trong số những điều khác, hội đồng kêu gọi Vatican phải lập tức loại bỏ tất cả các linh mục đã được biết rõ hoặc nghi ngờ là quấy rối trẻ em, phải mở tài liệu lưu trữ về những người lạm dụng và các giám mục nào đã che chở cho họ, và đem nạp các vụ kiện về lạm dụng cho các cơ quan luật pháp để điều tra và truy tố.
Uỷ ban chủ yếu gạt qua một bên các tuyên bố của Vatican rằng đã thành lập biện pháp bảo vệ mới, và ủy ban vẫn buộc tội Giáo hội Ca-tô La Mã vẫn còn chứa chấp tội phạm.
A file photo shows (left to right) chairperson Norwegian Kirsten Sandberg, Vatican's UN Ambassador Monsignor Silvano Tomasi and Former Vatican Chief Prosecutor of Clerical Sexual Abuse Charles Scicluna at the start of questioning over clerical sexual abuse of children at the headquarters of the United Nations (UN) High Commissioner for Human Rights.
FABRICE COFFRINI/AFP/GETTY IMAGES
(từ trái sang phải) Kirsten Sandberg, chủ tịch Na Uy; Đức ông Silvano Tomasi, Đại sứ của Vatican tại Liên Hiệp quốc; và Charles Scicluna, cựu Trưởng Công tố viên của văn phòng Lạm dụng tình dục của Vatican.  Lúc bắt đầu đặt câu hỏi về lạm dụng tình dục trẻ em trong giới tu sĩ  tại trụ sở của  Cao Ủy Liên Hiệp quốc và Nhân Quyền.
Ngôn ngữ châm chích làm Vatican ngạc nhiên và đặt họ vào tình trạng báo động, kiểm soát, với các quan chức bảo vệ mạnh mẽ Giáo Hội và cáo buộc Ủy ban đã bị lung lạc bởi tư tưởng của những người ủng hộ đồng tính. Vatican, tự biện hộ tại một buổi điều trần Ủy Ban của Liên Hiệp quốc vào tháng trước, cho biết ủy ban đã bỏ qua các biện pháp Tòa Thánh đã thực hiện để bảo vệ trẻ em.
Dù sao, bản báo cáo cũng gây áp lực buộc Giáo Hoàng Francis phải có hành động quyết định sau một năm mà ông (Giáo Hoàng) đã để cho hồ sơ lạm dụng bị bỏ qua một bên trong khi ông chỉ lo giải quyết những vấn đề bức xúc khác, thí dụ chẳng hạn như cải cách bộ máy hành chính của Giáo Hội.
Vatican's UN Ambassador Monsignor Silvano Tomasi (L) speaks with Former Vatican Chief Prosecutor of Clerical Sexual Abuse Charles Scicluna.
FABRICE COFFRINI/AFP/GETTY IMAGES
Trước đây, Vatican đã cố gắng “rửa tay” khỏi những tuyên bố về lạm dụng bằng cách khẳng định rằng các linh mục lạm dụng thuộc thẩm quyền của các quốc gia riêng của họ. Nhưng ủy ban của Vatican tại Liên Hiệp quốc  phải chịu trách nhiệm một cách công bằng.
Pope Francis created a sex abuse commission in December, but hasn’t released many details since the announcement.
ALESSANDRA TARANTINO/AP
Giáo Hoàng Francis đã lập ra một ủy ban lạm dụng tình dục vào tháng Mười Hai, 2013, nhưng đã không phổ biến nhiều chi tiết kể từ khi thông báo.
Tại một cuộc họp báo ở Geneva, Chủ tịch Ủy ban Kirsten Sandberg đang bực mình một số kết quả chính yếu đã tìm thấy là: các giám mục đã thuyên chuyển các linh mục ấu dâm từ giáo xứ này đến giáo xứ khác chứ không chịu báo cáo với cảnh sát, rằng các tội phạm vẫn đang được tiếp xúc với trẻ em, và rằng Vatican chưa bao giờ ra lệnh các giám mục báo cáo các trường hợp lạm dụng cho cảnh sát.
Barbara Blaine, chủ tịch của nhóm nạn nhân Mỹ, SNAP nói: "Báo cáo này đã đem lại hy vọng cho hàng trăm ngàn người đã bị tổn thương sâu sắc và vẫn còn nạn nhân đang bị các giáo sĩ lạm dụng tình dục trên toàn thế giới," 
"Bây giờ nó tùy thuộc vào các quan chức thế tục có chịu tiếp nối theo sau Liên Hiệp quốc và đứng ra  bảo vệ nạn nhân vì các quan chức Vatican không có khả năng cũng như không muốn làm như vậy."
Ủy ban của Liên Hiệp quốc lại áp lực lên Giáo Hoàng Francis phải thành lập một ủy ban tại Vatican để cứu xét các cáo buộc lạm dụng tình dục trong Giáo Hội.
Ủy ban cốt yếu là buộc Vatican chịu trách nhiệm cho tất cả các linh mục, giáo xứ và trường học Ca-tô trên thế giới, kêu gọi Vatican bồi thường cho tất cả các nạn nhân bị lạm dụng tình dục trên toàn thế giới, và cũng để những người lao động trong công ty giặt khét tiếng có tên Magdalene Laundries ở Ái Nhĩ Lan, các cơ sở lao động do Giáo Hội làm chủ, nơi các phụ nữ trẻ là đối tượng làm nô lệ lao động, và thường thường trong đó là các trẻ con ngoại hôn bị họ bắt vào.
Trong khi Vatican đã không ra mặt phản đối với bản báo cáo, nhưng những người ủng hộ giáo hội  đã làm.
Các quan chức Vatican đã nói rằng Giáo Hoàng Francis sẽ buộc các giám mục có trách nhiệm hơn
Khuyến nghị của ủy ban tuy không có tính cách ràng buộc và không có cơ chế thực thi. Nhưng ủy ban yêu cầu Vatican thực hiện và báo cáo lại vào năm 2017. "
IV. Kết luận
Người mình có câu: "Hễ không muốn ai biết thì đừng có làm". Nhưng Giáo Hội Ca-tô đã ỷ vào sức mạnh, từ biết bao lâu đã "cứ làm" và "cấm nói",... Bây giờ thì ai cũng rõ, nếu nói ra bất lợi cho các Ngài thì bị chụp mũ, tội dị giáo, tội phù thủy, tội Cộng sản, hoặc bị bệnh tâm thần, điên khùng,... để rồi kết thúc mạng sống con người một cách độc ác. Thế là, trong một thời gian dài đăng đẳng mấy trăm năm, việc "cấm ngoại thủy không ai được biết" đã có hiệu quả vô cùng. Bây giờ thì những hình cụ dã man không thể dùng nữa, tuy rằng những trò chụp mũ ác độc vẫn còn, nhưng quyền lực của Tòa Thánh ngày một giảm sút, cho nên một số con chiên không thể im lặng nữa.
Một khi luật im lặng bị các con chiên không tuân thủ, thí các Cha bị lộ hàng. Lộ hàng thì phải đương đầu với phê phán, nếu chưa đem họ ra được pháp luật. Chính đây là lúc các Ngài thôi không dám "phê phán ai", vì "sẽ bị phê phán."
Không còn nghi ngờ gì nữa, bây giờ, một khi các Ngài dùng câu “Ai trong các ngươi là người không có lỗi thì ra ném đá trước tiên” trong Phúc âm Gioan  8, 1-11, người ta lại phải đặt dấu hỏi:
Các Ngài có đúng là dạy “nhân từ” cho loài người, hay là đang muốn xí xóa các tội nào đó của các Ngài?  
Chuyện “Người đàn bà 2000 năm trước” nay đã  trở thành chuyện “Ngưới linh mục trong giáo hội Vatican ngày nay.” Câu bùa chú này có còn linh nghiệm nữa hay không còn tùy trình độ ý thức của các con chiên đối với vấn đề nhân quyền và tự do trong trào lưu tiến hóa của nhân loại.
Lý Thái

Ghi chú:
(*) Một câu trong bài thơ ""Đánh Cờ Người" của cố thi sĩ Hồ Xuân Hương
[1] Wednesday, February 5, 2014, 6:58 PM
Pope Francis pressured by U.N. committee to act on priest sex abuse cases
A U.N. committee blasted Pope Francis and the Holy See for the global Catholic Church’s policies on sex abuse, homosexuality, contraception, and abortion. Vatican officials shot back by saying they regret the committee’s attempt to interfere with the Church’s non-negotiable teachings.
VATICAN CITY (AP) — Pope Francis came under new pressure Wednesday to punish bishops who covered up for pedophile priests when a U.N. human rights panel accused the Vatican of systematically protecting its reputation instead of looking out for the safety of children.
In a scathing report that thrilled victims and stunned the Vatican, the United Nations committee said the Holy See maintained a "code of silence" that enabled priests to sexually abuse tens of thousands of children worldwide over decades with impunity.
Among other things, the panel called on the Vatican to immediately remove all priests known or suspected to be child molesters, open its archives on abusers and the bishops who covered up for them, and turn the abuse cases over to law enforcement authorities for investigation and prosecution.
The committee largely brushed aside the Vatican's claims that it has already instituted new safeguards, and it accused the Roman Catholic Church of still harboring criminals....
The stinging language surprised the Vatican and put it in damage-control mode, with officials strongly defending the church and accusing the committee of allowing itself to be swayed by pro-gay ideologues. The Vatican, which defended itself at a U.N. committee hearing last month, said the panel ignored the measures the Holy See has already taken to protect children.
..
Nevertheless, the report puts pressure on Francis to take decisive action after a year in which he has largely let the abuse portfolio fall by the wayside as he tackled other pressing issues, such as reforming the Vatican bureaucracy.
At a news conference in Geneva, committee chairwoman Kirsten Sandberg ticked off some of the core findings: that bishops moved pedophile priests from parish to parish rather than reporting them to police, that known abusers are still in contact with children, and that the Vatican has never required bishops to report abusers to police.
"This report gives hope to the hundreds of thousands of deeply wounded and still suffering clergy sex abuse victims across the world," said Barbara Blaine, president of the main U.S. victims group, SNAP.
"Now it's up to secular officials to follow the U.N.'s lead and step in to safeguard the vulnerable because Catholic officials are either incapable or unwilling to do so."
Critically, the committee rejected the Vatican's longstanding argument that it doesn't control bishops or their abusive priests.
The panel essentially held the Vatican responsible for every priest, parish and Catholic school in the world, calling on it to pay compensation to all victims of sexual abuse worldwide, and also to those who labored in Ireland's notorious Magdalene Laundries, the church-run workhouses where young women were subject to slave labor and often had their out-of-wedlock babies taken from them.
While the Vatican itself didn't raise an objection to that aspect of the report, other church advocates did.
The committee's recommendations are non-binding and there is no enforcement mechanism. But it asked the Vatican to comply and report back by 2017.