Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

TÂM SỰ CỦA NHỮNG NGƯỜI CON CÔNG GIÁO GỬI CÁC CHA


Chúng con đi lễ không phải vì theo quy định của Giáo hội. Chúng con cũng không cho mình là người đặc biệt sùng đạo, nhưng đi lễ để nghe lời Chúa là điều buộc chặt đối với mỗi Kitô giáo như chúng con. Với chúng con, dành khoảng một giờ bên Chúa và lắng nghe lời Ngài, vui mừng về những điều tốt đẹp trong đời mình, tìm thấy nguồn an ủi cho những đau khổ trên trần gian và được khích lệ đối mặt với những thách thức trong tương lai là tiếng gọi nội tâm tự nhiên.
Nhiều người Công giáo ngày càng hụt hẫng về nội dung bài giảng của một số linh mục trong Thánh lễ, khiến việc tham dự Thánh lễ trở thành gánh nặng, sự hoài nghi, thậm chí là nỗi sợ hãi thay vì niềm vui.
Ngày nay, một số bài giảng thiếu đi sự gắn kết giữa đạo và đời, tạo nên trong sâu thẳm con người của chúng con những vết nứt về sự hiềm khích, về chiến tranh, đó là tội lỗi, là ác quỷ sa tăng. Cũng từ những hiềm khích, chia rẽ khối đại đoàn kết mà chúng con mất đi cái dáng vẻ tự nhiên của một Kitô giáo khi tham dự Thánh lễ.
Chúng con thiết tha tìm lại và muốn nghe, được chiêm nghiệm những bài giảng về sự hy sinh của Đức GiêSu, những dụ ngôn Pharisiêu…, hay những câu chuyện kể về sự đón nhận đau khổ về mình mà sẵn sàng trao vinh quang cho người khác của Thiên Chúa đã để lại trong các tin mừng. Chúng con muốn nghe lắm những câu chuyện của Chúa GiêSu khuyên các Tông đồ của mình hãy bỏ gươm vào bao, như trong tin mừng gửi Thánh Luca chương 22 câu 49 đến câu 51 có ghi: “Lạy Chúa, chúng con tuốt gươm chém được không. Thế rồi một người trong nhóm chém tên đầy tớ của thượng đế, làm nó đứt tai bên phải. Nhưng Ðức Giêsu lên tiếng: “Thôi, ngừng lại”. Và người sờ vào tai tên đầy tớ mà chữa lành”. Phúc đức là vậy. Chúa của chúng ta là vậy, chúng con muốn một số linh mục đã có những phút giây lỡ nhầm đường, lạc lối cũng học theo cách của Chúa, để hướng chúng con khỏi rơi vào vòng lao lý.
Những bài học đó, những câu chuyện đó là bài học quý giá về đức làm người mà Đức Giêsu truyền dạy cho hậu thế hôm nay. Chúng con buồn lắm khi phải nghe những lời miệt thị, lăng mạ chính quyền của Linh mục Nam trong đêm 22/5 và những ngày vừa qua. Cha ơi! Thiên Chúa có dạy chúng ta nói và hành động như cha vừa rồi hay không? Chắc chắn là không rồi, sao cha không bày cho chúng con phải kiềm chế, phải nhẫn nhục, hy sinh, ôn hòa. Khi mọi bất đồng, sự manh động lên đến đỉnh điểm, cha không bảo chúng con dừng lại? Vì tất cả mọi việc đều được giải quyết bằng thương lượng, đối thoại ôn hòa mà cha! Chúng con không muốn đi biểu tình hay tuần hành gì cả, chúng con lại càng không muốn đi gây hấn, bắt người hay chống đối chính quyền, nhưng vì hội chứng đám đông, vì nghe phải những lời rao dụ đen tối mà chúng con đã có những hành vi vi phạm pháp luật! Ơn ích không được, đổi lại anh em chúng con, người thân chúng con đều bị liên lụy, bởi Thiên Chúa không đón nhận hay kêu gọi những ai gây chiến, dung tục và bất nhân. Nghe những lời thuyết giảng, bày nhủ trái với đường hướng của Thiên Chúa, chúng con tự thấy đã không chu toàn một trong những bổn phận chính của người mục tử trong Giáo hội.
Thưa Cha! Chúng con muốn noi gương Chúa Giêsu chăm lo cho đám đông nghèo, đói mệt đi theo ngài từ trên núi xuống biển để nghe ngài giảng dạy. Các linh mục của chúng con hãy là nguồn cảm hứng để chúng con sống đạo tốt hơn giữa đời thường, và đó chính là các cha đang cố gắng cung cấp lương thực, dưỡng nuôi linh hồn cho những người hết sức cần được nuôi dưỡng.
Chúng con muốn các linh mục nên dùng bài giảng làm công cụ cắt nghĩa Tin mừng cho cộng đoàn một cách rõ ràng và cụ thể. Giáo dân không phải người trừu tượng. Mà là người bằng xương bằng thịt, có vui có buồn thật sự, và muốn tìm câu trả lời thành thật cho những câu hỏi nghiêm túc mà tín hữu mọi thời đại đều muốn biết, đó là “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm”.
Thưa cha! Chúng con giờ đây cũng ý thức được rằng nếu bác sĩ không thể kê đơn thuốc đúng hay điều trị tốt cho bệnh nhân, danh tiếng sẽ bị ảnh hưởng, bệnh nhân sẽ bỏ đi nơi khác và bác sĩ thậm chí có thể chịu hậu quả pháp lý. Dĩ nhiên, chúng con cầu mong đây không phải là trường hợp của một linh mục nào ở xứ đạo ta.
Đa số người Công giáo vẫn tận tâm và hy vọng mọi chuyện sẽ cải thiện. Chúng con mong đi lễ Chúa nhật chỉ nghe lời Chúa, theo tin mừng để được sống đạo tốt hơn, để ngày sau sẽ được ơn gọi. Thời gian vừa qua tham dự các Thánh lễ, chúng con phát hiện hai nguyên nhân chính của vấn đề thuyết giảng của một số linh mục.
Thứ nhất, một số linh mục dường như cảm thấy mặc cảm với chế độ, vì chuyện này mà chúng con rất buồn, vì đường hướng của Giáo hội hoàn vũ là khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, tương lai đó là thiên đàng rộng mở cho những ai có lòng nhân ái, vị tha. Chúng con, những người Công giáo Việt Nam và cả các cha nữa đều ý thức được rằng, trước khi ta có đạo thì ta đã là người Việt Nam. Do đó hiềm khích, chưa thấu hiểu lẫn nhau chỉ là chuyện nhất thời, trong một phút giây nào đó của những người anh em một nhà cả thôi.
Thứ hai, chúng con thấy một số linh mục dường như dành thời gian xem xét nhu cầu, kinh nghiệm hay sự quan tâm đến cái riêng của mình nhiều hơn, và sau đó áp đặt lên chúng con. Trên thực tế, điều mà các cha cần phải làm là nói cho giáo dân biết những gì họ quan tâm hơn và trang bị cho giáo dân những hướng dẫn dựa trên Tin mừng để đối phó với những thách thức trong đời thường.
Một số linh mục của chúng con cần bước xuống khỏi tháp ngà của mình, để nhìn rõ cuộc sống ở nơi các con phố, làng quê xa xôi, nơi họp chợ và những ngôi nhà nhỏ bé của Dân Chúa. Nên tìm hiểu cuộc sống, niềm vui và nỗi buồn của những người được Thiên Chúa giao cho các cha coi sóc. Chúng con muốn được nghe và tìm hiểu thế giới, mong muốn giải thích thật hay cách mà Tin mừng vẫn còn đủ khả năng giải quyết mọi khủng hoảng trong một thời đại có nhiều khủng hoảng. Cha hãy nên nhiệt tình giúp đàn chiên tìm câu trả lời cho những câu hỏi ngày càng phức tạp.
Chúng con không dám chỉ trích các linh mục và đòi hỏi tất cả các linh mục phải đạt đến mức hoa mỹ như các nhà hùng biện nổi tiếng, nhưng ít ra cũng có được sự khiêm tốn và bác ái của Thánh John Marie Vianney, đó là bổn mạng của các linh mục quản xứ.
Linh mục của chúng con phải là người hòa giải giữa Thiên Chúa và dân Ngài. Vai trò của các cha là chuyển tải sự kỳ diệu và niềm vui của đức tin và tình yêu sâu sắc giữa Thiên Chúa và tạo vật Ngài sáng tạo.
Vì thế, các cha nên luôn quan tâm đến trách nhiệm lớn lao của chức vụ này vì Thánh lễ không phải là nghi thức cứng nhắc, mà là sự nuôi dưỡng đàn chiên đói khổ rất cần hướng dẫn hữu ích, có am hiểu về đời sống Ki-tô giáo. Cần phải thực tế hơn, khi các linh mục thừa hiểu rằng nếu có một sự dữ hay xung đột tôn giáo, sắc tộc, hay phân biệt chủng tộc thì người thiệt thòi nhất vẫn là con chiên. Do đó, trong đời sống đạo, mọi tín hữu Ki-tô giáo phải trang bị cho mình những kiến thức nhất định. Đó là khiến thức về đạo đức Ki-tô giáo, đạo làm người, yêu thương đồng loại, không gây hiềm khích, bất hợp tác, nếu những điều đó chưa giữ trọn, thì thiên chức làm con Thiên Chúa của tín hữu Ki-tô giáo chẳng có ích lợi gì trước Chúa.
Sống đạo hàng ngày đó là đức tin về ngôi lời Thiên Chúa, tin Chúa, mến Chúa, trả ơn cho Chúa đã chịu đóng đinh vào thập giá khổ hạnh vì chúng ta, mọi tín hữu Ki-tô giáo cần sống đẹp lòng Chúa bằng những hành động cụ thể tuyên xưng đức tin, vì thứ vũ khí sắc bén nhất của người Ki-tô giáo là đức tin và bộ tràng hạt. Nếu như ai đó nói và sử dụng công cụ vũ lực để làm nổi danh và tuyên xưng đức tin là đang đi ngược lại giới răn của Đức Ki-tô, bởi Thiên Chúa là tình yêu. Chúng con tha thiết cầu mong các linh mục hãy là chính mình để bày dạy cho chúng con đi đúng đường hướng Thiên Chúa, kẻo rồi chính những người Ki-tô giáo lại là những người làm cho đạo đức Công giáo bị mai một ở thế giới trần tục ngày nay.
Người anh em cùng đức tin.
Nguồn FB: Vũ Long

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

Những “uẩn khúc” của giáo hội Công giáo


Công Giáo La Mã là một đặc sản văn hóa phi nhân tính (inhuman) của Tây Phương, bắt nguồn sâu xa từ cái nôi tối cổ của nền văn minh du mục Ả Rập là Babylon. Những huyền thoại làm đảo lộn lịch sử thế giới và gieo tai họa khủng khiếp cho cả loài người như những huyền thoại về Vườn Địa Đàng (Garden of Eden) huyền thoại con người được Thượng Đế tạo ra từ đất sét (clay), huyền thoại về Chúa Cứu Thế Ki Tô (Christos / Messiah / Savior) đều xuất phát từ Babylon. Thậm chí phần lớn những nghi lễ tại các nhà thờ Công Giáo ngày nay như các giám mục khi làm lễ thường đội nón hình đầu cá (fish-head mitre), Bánh Thánh hình tròn (round-shaped Host), Mặt Nhật để dâng Mình Thánh Chúa mạ vàng (Gilded Montrance) trông giống như mặt trời tỏa ánh sáng (sunburst design), ảnh tượng Đức Mẹ bế Chúa Cứu Thế hài đồng v.v… Tất cả đều là những sản phẩm văn hóa du mục của Babylon, đặc biệt là đạo thờ thần Mặt Trời, mà những Tổ Phụ Sáng Lập đã tiếp thu gần như trọn vẹn để lập ra đạo Công Giáo La Mã như ta thấy hiện nay.
Trong thế giới sơ khai có rất nhiều dân tộc thờ Thần Cá. Người Babylon tin Chúa Cứu Thế là Cá. Trong Kinh Thánh cổ Talmud của đạo Do Thái, danh từ Chúa Cứu Thế (Messiah) còn được gọi là DAG có nghĩa là cá . Các dân tộc Bắc Âu từ thuở xa xưa thờ thần Cá Frigga và họ kiêng thịt chỉ ăn cá vào ngày thứ sáu. Từ đó, danh từ trong Anh ngữ của dân Anglo-Saxon (gốc Bắc Âu) mới có chữ Friday là ngày Thứ Sáu. Trong Đạo Hindu của Ấn Độ thì Thượng đế Vishnu là vị thần nửa người nửa cá (half fish – half man).
Người Hy Lạp đặt ra tên JESUS bằng cách ghép chữ đầu của tiếng ICHTBUS, nghĩa là Cá (Fish) và các chữ đầu của cụm từ EOU UIOS SOTER, nghĩa là Con của Đức Chúa Trời (Son of God) để tạo thành tên IESOUS (hàm ý JESUS là Thần Cá Cứu Thế Con của Thượng Đế). Điều này cho thấy ngay tên của JESUS cũng là một sản phẩm thần thoạị có nguồn gốc tôn giáo của thời kỳ bán khai của nhân loại. Nguời Anh và Pháp phiên âm danh từ Hy Lạp IESOUS thành JESUS(Xin đọc Deceptions and Myths of the Bible – Lloyd M. Graham p. 326- 327 ). Người Hoa phiên âm JESUS thành GIA-TÔ. Trong sách Kinh Nguyện Toàn Niên của hai giáo phận Hà Nội và Bùi Chu có Kinh Cầu Hồn Hán tự có câu : “Thần Chúa Gia Tô thục tội thi ân chi đại”, có nghĩa là: Chúa Giêxu chuộc tội và ban ơn rất lớn.
Đặc biệt nhất là nghi lễ “Rước Mình Thánh Chúa”, một nghi lễ thiêng liêng và quan trọng số một của đạo Công Giáo, chính là nghi lễ rập khuôn đúng theo tục lệ man rợ của người Babylon thời xưa làm lễ tế thần bằng cách bắt những cô gái trinh hoặc những trẻ thơ trong đám những người nô lệ cô thế để làm vật hy sinh. Các nạn nhân vô tội bị nướng chín như heo quay để tế thần. Sau đó các tu sĩ và giáo dân đạo thờ thần Baal vui vẻ chia nhau ăn thịt nạn nhân trong tiếng trống và phèng la inh ỏi. Do đó, ngôn ngữ Tây phương phát sinh ra danh từ CANNI-BAL để gọi những tu sĩ của đạo thờ thần Baal (priests of Baal), tức thần Molech, cha của Chúa Cứu Thế Tammuz (Tammuz, the Savior), mà dân Babylon tôn thờ cách đây khoảng mười ngàn năm.
Cũng như tại các nhà thờ Công Giáo ngày nay, các linh mục làm lễ MISA , có nghĩa là Bữa Tiệc tế thần Jehovah (Đức Chúa Cha) bằng thân xác của Đức Chúa Con (Jesus). Sau khi Chúa Cha ăn thịt Chúa Con xong thì đến phiên các cha cố và giáo dân cùng chia nhau ăn bánh thánh và uống ruợu nho mà họ gọi là “Rước Lễ” hoặc chịu “Phép Mình Thánh Chúa” (Corpus Christi). Giáo lý Công Giáo buộc mọi tín đồ phải tin rằng lúc rước lễ là lúc họ đang ăn thịt thật và uống máu thật của Jesus đã chết thối cách đây gần hai ngàn năm! Đó là nghi lễ tôn giáo trọng đại của những người tự hào là “văn minh” đang sống trong một nước “mọi rợ” phương Đông là nước Việt nam !. Nhờ phúc đức của ông bà tổ tiên nhân hậu để lại nên dân tộc Việt Nam chỉ có khoảng 8% dân số hồ hởi phấn khởi chạy theo nền văn minh khoái khẩu món thịt người (Cannibal). Số còn lại 92% dân số Việt Nam may mắn đều là dân “mọi rợ” (theo nghĩa “mọi rợ” của sách kinh Công Giáo dưới cặp mắt cú vọ của các cố đạo thừa sai cũng như dưới cặp mắt mơ huyền của các cố đạo bản xứ mất gốc.)
Theo sử gia Hislop thì cái ý nghĩ quái đản về sự ăn thịt Chúa của người Công Giáo là học đòi tục lệ của tà giáo mọi rợ ăn thịt người. Các tu sĩ tà giáo bị buộc phải ăn thịt của mỗi người bị hy sinh một chút. Vì vậy danh từ “Canah-Baal” có nghĩa là tu sĩ đạo thờ Thiên Chúa Baal. Danh từ này trở thành căn ngữ cho tiếng Anh “Cannibal” có nghĩa là kẻ ăn thịt đồng loại.
(The idea of eating the flesh of God was of cannibalistic inception. Since heathen priests ate a portion of all sacrifices, in case of human sacrifices, priests of Baal were required to eat human flesh. Thus Cannah-Baal, that is priests of Baal, has provided the basis for our modern word Cannibal that means the person who eats the flesh of other human beings. – The Two Babylon by Hislop. p.232).
Sử gia trứ danh Duran, người Pháp, với những bộ sử lớn lao của ông đã được dịch ra rất nhìều thứ tiếng trên thế giới đã viết : “Niềm tin về sự biến thể của bánh và ruợu thành máu và thịt của Chúa Jesus trong nghi lễ Công Giáo La Mã là một trong những nghi lễ cổ xưa nhất của những tôn giáo thời ăn lông ở lỗ” (The belief in transubstantiation as practiced in the Roman Catholic Church is one of the oldest ceremonies of primitive religion. – The Story of Civilization : The Reformation, p. 749).
Dominic Nguyễn Chấn

Nguồn gốc loài người theo thần thoại các nước


Văn hóa thần truyền
Trong học thuyết tiến hóa đầy sơ hở của Darwin, con người được cho là bắt nguồn từ cỏ cây dưới nước, bò sát lưỡng cư rồi thành vượn, từ đó tiến hóa thành con người.
Con người vẫn hoàn toàn yên tâm mình có nguồn gốc từ động vật như vậy trong suốt những năm đầu của thế kỷ 20, cho tới khi liên tiếp được các nhà khoa học phát hiện ra là học thuyết này chứa đựng quá nhiều những chi tiết sai lầm và sơ hở, rằng con người nhiều khả năng là một sinh mệnh đặc biệt, hoàn toàn độc lập không liên quan đến loài khỉ vượn. Con người cũng có nhiều đặc điểm mà động vật dẫu có tiến hóa hàng triệu triệu năm nữa cũng không thể tiến gần được.
Vậy chúng ta bắt đầu đặt lại câu hỏi: chúng ta vốn là ai? Chúng ta từ đâu tới? Rồi sẽ đi về đâu?
Thần sáng tạo và nâng niu loài người trên trái đất (Ảnh Wiki)
Nhìn lại những câu chuyện huyền sử lưu truyền từ đời này qua đời khác của mọi dân tộc trên thế giới, con người thấy rằng mình có nguồn gốc cao quý hơn vượn gấp bội phần.
Đối với thần thoại Hy Lạp cổ, con người là do Prô-mê-thê sáng tạo ra. Đối với người Do Thái, chính Giê-hô-va đã làm điều ấy. Còn trong thần thoại cổ phương Đông, Nữ Oa ra tạo ra con người. Có thể thấy rằng, các câu chuyện giải thích về nguồn gốc của nhân loại đều có chung một đặc điểm: con người là do Thần tạo ra.
Mỗi dân tộc khác nhau được sáng tạo bởi những vị Thần khác nhau (do vậy có chủng người da trắng mắt xanh, da vàng mắt đen hay da đen…), và tất cả Thần đều đã tạo ra con người có hình dáng giống với chính bản thân họ. Thần ban cho con người những điều đặc biệt khiến họ vĩnh viễn phân khai với mọi tạo vật khác trên trái đất. Các Thần dùng bùn đất nơi không gian của họ để nặn ra con người và thổi hơi Tiên vào để ban cho sự sống.
Thần nâng niu và thương mến con người  mà họ đã tạo ra, chăm nom cho con người từ những ngày đầu non nớt, ban cho họ mọi thứ và giúp đỡ họ vượt qua những tháng ngày khai thiên lập địa đầy khó khăn…
Huyền sử Châu Âu: Giê Hô Va sáng tạo ra con người
Thiên Chúa- Giê Hô Va sáng tạo người Châu Âu – wiki
Trái đất được cho là trung tâm của vũ trụ; và loài người được vinh dự là trung tâm của  trái đất. Tại sao loài người lại được các vị Thần ban cho đặc ân như vậy? Câu trả lời:
“Vì các Ngài muốn tạo ra một sinh linh đặc biệt, một sinh linh giống các Ngài”. Trước đó trong vũ trụ chưa bao giờ tồn tại một loài sinh vật giống với hình dạng của Thần.”
Thánh Kinh chép rằng Thiên Chúa Giê Hô Va tạo ra đại địa và vạn vật trong 24 ngày, ngày thứ 6 Chúa nói: “Dựa theo hình tượng của chúng ta để tạo ra người đàn ông…” Sau đó, con người vừa được tạo ra đó được thổi linh hồn vào hai lỗ mũi, trở thành một người đàn ông tên gọi là Adam. Adam đến từ tiếng Do Thái, có [nguyên] nghĩa là “bùn đất”.
Sự tạo dựng Adam- tranh trần Siscine nổi tiếng- ảnh Wiki
Ngài cũng tạo ra một khu vườn ( vườn Eden hay vườn Địa Đàng) và đặt Adam ở đó, cho phép anh ăn tất cả các loại trái cây trong vườn trừ cây nhận thức Tốt và Xấu – Trái cấm. Vì thấy Adam cô đơn trong vườn Địa Đàng, Chúa đã rút một xương sườn của anh và tạo ra người phụ nữ tên gọi Eva. Ngoài ra, Chúa cũng tạo ra chim muông và thú vật. Đó là nguồn gốc của người châu Âu.
Adam và Eva trong vườn địa đàng. Ảnh Wiki
Huyền sử Hy Lạp:  Thần Prô-mê-tê sáng tạo ra con người
Prometheus đem lửa về cho con người- Ảnh Wiki
Theo huyền sử Hy Lạp, trên đỉnh Olympia thủa ấy, khi trái đất còn đang trong cảnh hỗn mang tăm tối. Anh em Prô-mê-tê (Prometheus) và Ê-pi-mê-tê (Epimetheus) được Thần Dớt (Zeus) đã giao cho họ nhiệm vụ cai quản trái đất, sáng tạo ra con người.
Hai Anh em Prô-mê-tê đã lấy đất sét trộn với nước nặn thành hình muôn loài. Trong khi người em đã nặn ra không biết bao nhiêu loài sinh vật, thì người anh Prô-mê-tê vẫn chưa hài lòng với tác phẩm đầu tiên của mình.
Ông muốn tạo ra một sinh vật phi thường có khả năng nắm giữ trái đất. Sau mười hai ngày đêm, Prô-mê-tê cuối cùng cũng hoàn thành tác phẩm. Prô-mê-tê đã tạo ra Đàn ông theo hình dáng các vị Thần và nghĩ “Ta sẽ cho sinh vật này một tài năng để vượt qua muôn loài”.
Ông vậy đã ban cho con người một số đặc tính của Thần để giúp con người vĩnh viễn phân khai với động vật. Vì muốn trao một đặc quyền gì đó cho con người, Prô-mê-tê bèn trộm lấy lửa của thần Dớt đem xuống trần gian trao cho những sinh linh yêu quí. Lửa thắp sáng và sửa ấm. Nhờ đó mà con người ngày càng phát triển.
Thần Dớt sau đó lệnh cho các vị thần tạo ra Pan-do-ra, người phụ nữ đầu tiên với hình dáng phụ nữ yểu điệu. A-the-na (Athena) – vị thần của nghề thủ công mỹ nghệ, trí tuệ, rất thích tác phẩm của anh mình, nên đã ban cho Pan-do-ra sự sống, sự khéo tay. Còn dạy nàng Pan-do-ra biết dệt vải, may vá… cùng nhiều kỹ năng khác. Thần A-phro-di-te (Aphrodite), nữ thần của sắc đẹp và tình yêu tạo cho nàng Pan-do-ra dung nhan xinh đẹp. Mỗi vị Thần góp một chút để tạo ra đặc tính của Pan-do-ra.
Sức mạnh của Thần Dớt (Ảnh wiki)
Vậy là hai tạo vật của Thần, người nam và người nữ, đã được hình thành, từ đó sinh sôi nảy nở và phát triển tri thức, dần dần hình thành nên xã hội loài người.
Huyền sử Phương Đông: Câu chuyện Bàn Cổ khai thiên lập địa và Nữ Oa sáng tạo con người
Chân dung vua Bàn Cổ – ảnh wiki
Chân dung vua Bàn Cổ – ảnh wiki
Theo huyền sử Phương Đông, cách đây rất rất lâu, trời và đất vẫn còn là cõi hỗn mang, toàn bộ vũ trụ được bao phủ bởi một đám mây hình quả trứng. Mọi thứ đều hỗn độn. Trong xoáy sâu hun hút đó là một vị Thần do linh khí trời đất sinh ra, Bàn Cổ, một người khổng lổ sinh ra từ hỗn độn. Ông đã ngủ trong quả trứng đó 18 nghìn năm. Một ngày nọ, ông thức giấc và duỗi mình khiến quả trứng bị vỡ và mọi thứ tản vào vũ trụ. Thứ màu sáng, tinh khiết bay lên tạo ra bầu trời và thiên đường. Thứ nặng hơn, không tinh khiết lắng xuống tạo thành mặt đất.
Trong vũ trụ mới này, Bàn Cổ lo rằng mọi thứ sẽ lại hỗn độn nếu Trời và Đất hợp lại, nên ông quyết định dùng thân mình để giữ chúng tách ra. Thêm 18 nghìn năm nữa, Bàn Cổ tiếp tục lớn lên đến khi Trời và Đất cách nhau 30,000 dặm. Sứ mệnh của ông chính là giữ cho Trời và Đất không hợp lại.
Đó là cách mà vũ trụ và trái đất bắt đầu, một nơi đẹp đẽ và thanh bình. Các sinh mệnh từ những hành tinh khác, cả tốt lẫn xấu bắt đầu tiến nhập vào.
Sau khi ông Bàn Cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa đã du ngoạn đó đây giữa Trời Đất. Lúc đó, mặc dù trên mặt đất đã có sông núi cây cỏ, có động vật chim muông, các loài thú, cá, nhưng vẫn không sinh động hoạt bát, bởi vì trên Trái Đất còn chưa có loài người. Một hôm, Nữ Oa đi lại trên Mặt Đất hoang vắng tĩnh mịch, trong lòng cảm thấy rất cô đơn, bà cảm thấy phải tăng thêm thứ gì đó có sinh khí hơn cho Trời Đất.
Nữ Oa thấy sáng tạo của Bàn Cổ còn chưa hoàn chỉnh, trí tuệ của chim muông sâu cá vẫn chưa làm bà cảm thấy hài lòng. Bà cần phải sáng tạo ra sinh linh xuất sắc hơn bất cứ sự sống  nào.
Nữ Oa bay lượn dọc theo sông Hoàng Hà, cúi đầu thấy bóng dáng xinh đẹp của mình, bất giác vui mừng. Bà quyết định dùng bùn đất dưới sông nặn một người đất theo hình dạng của mình. Những người đất này hầu như giống bà, chỉ khác là bà nặn cho họ đôi chân phối hợp với đôi tay, để thay thế đuôi rồng. Nữ Oa thổi hơi tiên vào những người đất nhỏ này, chúng liền được tiếp sức sống, và trở thành những sinh vật nhỏ có thể đứng thẳng người đi lại, biết nói, thông minh khéo léo, Nữ Oa gọi họ là “Người”.
Nữ Oa tạo ra loài người – Tranh của Sm Yang/ The Epoch Times
Bà tiếp dương khí lên một số người trong đó—một loại yếu tố tính nam thích đánh nhau trong giới thiên nhiên, do đó họ đã trở thành đàn ông; còn trên một số người khác, bà lại tiếp âm khí–một loại yếu tố tính nữ hiền lành trong giới thiên nhiên, do đó họ trở thành đàn bà. Những người đàn ông đàn bà này vây quanh Nữ Oa nhảy múa, reo hò, mang lại sức sống cho Mặt Đất.
Nữ Oa muốn để loài người phân bố khắp nơi trên Mặt Đất, nhưng bà đã mệt, làm đã chậm hơn trước. Do đó, bà nghĩ ra một cách làm nhanh chóng. Bà cầm một sợi dây rơm cỏ thả xuống đáy hồ ngoáy trong bùn, cho đến khi đầu dây dính đầy bùn liền vung lên, cho bùn tung toé ra khắp nơi, những đám bùn đó biến thành những người nhỏ. Nữ Oa đã như vậy sáng tạo ra mọi người phân bố rộng trên Mặt Đất.
Trên Mặt Đất đã có người, công việc của thần Nữ Oa hầu như có thể chấm dứt rồi. Nhưng bà lại có một ý nghĩ mới: Làm thế nào mới khiến con người có thể sinh sống tốt được? Người cuối cùng thế nào cũng chết, chết đi một số, lại làm ra một số, như vậy thì phiền phức quá. Do đó, thần Nữ Oa liền ghép cặp đàn ông đàn bà với nhau, dạy họ sinh con đẻ cái, gánh vác trách nhiệm nuôi dưỡng đời sau. Loài người đã sinh sôi nảy nở như vậy, và ngày càng tăng lên.
Thần Nông, vị hoàng đế kế vị Nữ Oa, trở thành thủy tổ Tộc Việt
Tiếp sau đó, khi trời phân chia Nam Bắc (tộc Việt ở phía Nam, Trung Quốc là đất Bắc), theo sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vị kế nhiệm của Nữ Oa là Thần Nông, còn gọi là vua Viêm Đế, hay Ngũ Cốc Tiên Đế, được xem là thủy tổ của người Việt.
Vua Thần Nông nghiên cứu các loại thảo dược (Ảnh: freepik.com)
Phần lời tựa trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên chép:“Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam–Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương”.
Trong Đại Việt sử ký toàn thư có kể rõ lai lịch ba đời này: Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông (vua Viêm Đế), đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục.
Tiếp sau đó, Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (tức Trung Quốc, từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam –(tức đất Việt, từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ. Quốc gia đầu tiên của tộc người Việt vậy là có tên Xích Quỷ.
Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, sinh trăm người con trai.
Trong các câu chuyện huyền sử, vũ trụ được mô tả rộng lớn mênh mang, chư Thần Phật nhiều vô số, nên mỗi chủng người đều có một lịch sử khác nhau, do chính những vị Thần của họ sáng tạo ra, ban cho họ hình dáng giống mình và ban cho họ sự sống, dẫn dắt họ từ những ngày đầu khai sáng địa cầu này.
Đó là câu chuyện về khởi nguồn của các chủng người khác nhau trên Trái Đất từ ngày khai thiên lập địa.
Sưu tầm: Cà phê

Giáo hội Công giáo liệu có đang thực hiện chính sách “ngu chiên” để trị khi không cho trẻ đi học mẫu giáo?


Có thể nói giáo dục mầm non là phần giáo dục quan trọng nhất ở trẻ vì đó là cơ sở cho tất cả việc học sau này, đó là bước ngoặt lớn đối với các em; đó sẽ là bước đệm vững vàng để phát triển các khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, tăng cường sự chủ động và khả năng tự tin của các bé; không chỉ vậy môi trường mầm non giúp các bé học cách chăm sóc người khác và bản thân; giúp phát triển tâm lý tốt, trẻ được thực nghiệm những tình huống của cuộc sống: có bắt đầu, có diễn tiến, có thành công, có thất bại, có kết luận hay có khởi đầu lại, trải nghiệm “hỉ nộ ái ố” để chuẩn bị cho trẻ đương đầu với các tình huống trên đường đời sau này.
Các bé hào hứng với các hoạt động làm vườn.
Đương nhiên, các bậc phụ huynh vẫn có thể dạy những điều đó tại nhà nhưng khi trẻ ở nhà, trẻ mất đi cơ hội được tiếp xúc với môi trường học tập có trường, có lớp, có cô giáo; cuộc sống tập thể với những nội quy, được tham gia các hoạt động tập thể…vì thế các bậc phụ huynh luôn muốn cho con em của mình được đến trường để trẻ được phát triển một cách toàn diện.
Thế nhưng tại giáo xứ Đăng Cao, xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, Nghệ An đang diễn ra điều ngược lại, hiện trường mầm non xã Diễn Đoài chỉ có 1/42 em 5 tuổi; 3/43 em 4 tuổi; 1/38 em 3 tuổi của giáo xứ Đăng Cao đi học.
Các em trong độ tuổi mầm non không được đi học không phải vì nhà trường không có lớp, cũng không phải vì phụ huynh không đăng ký đi học được, mà vì linh mục quản xứ Đinh Văn Minh đã bắt các phụ huynh không cho các bé trong độ tuổi mầm non đến trường với lý do: “chúng ta cứ không cho các cháu đi học để xem chính quyền có cho các cháu đi học lớp 1 không”.
Là một người chủ chăn nhưng vị linh mục này đang đem tương lai của con trẻ ra đánh cược và đang lợi dụng nó để thỏa mãn cái “tôi”, cái tính “hiếu thắng” của mình, sử dụng các em như là công cụ để gây sức ép, chống đối chính quyền.
Linh mục Đinh Văn Minh, quản xứ Đăng Cao
Những kẻ như vị linh mục này thực chất chỉ biết hô hào đấu tranh với chính quyền để đem lại lợi ích cho người dân nhưng bản chất lại không hề quan tâm đến điều đó, có chăng giáo dân trong mắt y cũng chỉ là công cụ, là con rối để y chống đối chính quyền nhằm mưu đồ lợi ích cá nhân.
Trong tất cả các vụ việc linh mục lợi dụng giáo dân để gây sức ép, chống đối chính quyền tại nhiều nơi trong thời gian qua, giáo dân luôn là người gánh chịu hậu quả bởi tình hình ANTT phức tạp ảnh hưởng đến đời sống kinh tế – xã hội, đó là chưa kể đến nhiều giáo dân còn vướng vào vòng lao lý.
Trong vụ việc này, người bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là các em nhi đồng, đáng lẽ giờ này các em đang được đến lớp, tham gia các hoạt động vui chơi cùng bạn bè và được học những điều bổ ích thì nay các em đang ở nhà và không được ai dạy dỗ. Bố mẹ của các em đang bị linh mục lợi dụng đi tranh đấu với chính quyền để đòi quyền lợi cho các em khi mà chỉ cần đưa các em đến trường là đủ.
Việc các em không được đến trường là một thiệt thòi lớn khi sau này bước vào lớp 1, các em sẽ bị thua kém bạn bè bởi trong khi bạn bè các em đã quen với môi trường nhà trường thì các em vẫn còn đang bỡ ngỡ với môi trường mới lạ lẫm, phải mất một thời gian khá dài để cho các em làm quen. Khi đó các em không theo kịp bạn bè dẫn đến chán nản, lười học…và kết quả cuối cùng chính là điều mà những kẻ chủ chăn mong muốn: bỏ học – dân trí thấp – dễ bề cai trị.

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Nước Phần Lan Bỏ Phiếu Bảo Vệ Trẻ Em Khỏi Bị Thiên Chúa Giáo Nhồi Sọ

Tòa thị chính ở Helsinki, Phần Lan
Helsinki, Phần Lan: Tại quốc gia Bắc Âu này, chỉ có hơn 5 triệu linh hồn, chính phủ đã phê chuẩn một đạo luật mới để giảm bớt quyền lực của đạo Ki-tô đối với trẻ em. Mệnh danh là Luật Richard Dawkins (tên nhà sinh vật học vô thần người Anh) luật này có nội dung cấm nhồi sọ các trẻ em dưới 13 tuổi về những điều liên hệ đến tôn giáo.
Ông Kari Kinnard đặc trách về Vấn Đề An Toàn Cho Trẻ Em giải thích rằng, "các phụ huynh đều biết các con cái còn nhỏ tuổi của họ không có khả năng phân biệt được sự khác nhau giữa những gì có thật và những gì giả dối (không thật)." Tốt nhất cho các trẻ em con nhỏ là không để cho chúng ở trong một môi sinh nơi mà những huyền thoại của Thời Đại Đồ Đồng (Thời Tối Cổ) được coi như là những sự kiện.
Các trẻ em ở mọi lứa tuổi rất vui mừng về việc ban hành đạo luật này. Một nhóm học sinh đã hát bài “Những Người Vô Thần Không có Bài Ca” của Steve Martin. Các em liều lĩnh đã hát theo giọng cổ điển của Martin từ Monty Every Sperm is Sacred
Nhiều người quen với các công việc chính trị và xã hội ở Phần Lan đã nhắm vào việc Giáo Hội Tin Lành Luther Evangelical phủ nhận vấn đề hôn nhân của những người đồng tính mà tiến đến việc ban hành Luật Richard Dawkins. Hôn nhân giữa những người đồng tính đã trờ thành hợp pháp ở Phần Lan, quốc gia cuối cùng trong các quốc gia Bắc Âu công nhận rằng những người đồng tính cũng có những tình cảm như những con người thật.
Chính quyền Phần Lan nhìn nhận rằng những lễ nghi như lễ hôn phối hay tang lễ thường được tổ chức ở trong nhà thờ, và gây ra phiền muộn trong các bậc cha mẹ muốn cho các con em của họ phải tham dự. Luật mới nói rằng các phụ huynh có thể dẫn các con em của ho đến tham dự những buổi lễ này với điều kiện các em được nghe lời phủ nhận chính thức do một cán bộ xã hội trước khi bước vào nhà thờ.
Này các bạn trẻ, các em hiện nay đang sống trong một thế giới nơi mà người ta chấp nhận một cách nghiêm túc rằng đạo lý dựa trên một cuốn sách trong đó có những con rắn biết nói, con lừa biết nói, và tình yêu của thượng đế được định nghĩa bằng hình phạt đời đời. Tóm lại, đừng xem những việc này là nghiêm túc.
Đối với với các trẻ em còn quá trẻ, cán bộ xã hội sẽ sử dụng những con rối để giải thích có bao nhiêu người lớn có những người bạn trong tưởng tượng.
Không có gì đáng ngạc nhiên là cơ sở tôn giáo ở Phần Lan rất giận dữ. Họ cho rằng truyền thống cấy vào đầu trẻ em những thiên kiến cổ truyền và những điều dối trá (nói láo) đã giữ được sự đan kết bền chặt của xã hội trong nước.
Giám Mục Hans Kotha tuyên bố rằng “Nếu chúng ta cứ tiếp tục hành xử như vậy, chúng ta sẽ trở thành một địa ngục vô thần giống như Thụy Điển."  
Chính quyền Phần Lan từ chối, không hủy bỏ Luật Richard Dawkins. Nguồn tin ẩn danh trong chính quyền nói rằng Giáo Hội Tin Lành theo phái Phúc Âm của Lutheran sẽ làm tốt nếu họ có thể thuyết phục được những người có khả năng phê bình chấp nhận được quan điểm của giáo hội.
Các chuyên gia tiên liệu rằng trong vòng mấy chục năm nữa, Giáo Hội Tin Lành theo phái Phúc Âm Lutheran sẽ tiêu vong.