Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Giê-su Có Là Vua Hay Không?

Trong tất cả các giai thoại về Ngài Giê Su (viết trong Tân Ước), chỉ có John là viết chi tiết nhất về cuộc đối thoại giữa Ngài Giê Su và Quan Tổng Trấn Pilate - còn các giai thoại khác của Mark, Luke, Matthew đều viết vắn tắt .
Vậy ta hãy thử xem John viết những gì, sau đó phân tích chiến thuật đối đáp của ngài Giê Su, sao cho khỏi bị mang tội là làm loạn chống lại đế quốc La mã .
Nhân đấy ta tự tìm hiểu rằng Ngài Giê Su có phải là Vua của thế gian hay không - theo tuyên truyền cuồng tín bịa đặt của tín ngưỡng Ki Tô. [Có nhiều bài hát trong nhà thờ chúc tụng Giê-su như là "Vua của các Vua, King of Kings, Lord of Lords,.." Xem video "Giê-xu Vua các Vuahttps://www.youtube.com/watch?v=r9d3L0X-tS4.]
Kings of Kings
Google tìm kiếm "Kings of Kings" cho kết quả hơn 47 triệu bài viết và vô số hình ảnh.
Mà nếu Ngài không phải là Vua thế gian, thì các tín đồ của Ngài lấy tư cách gì, quyền gì để đứng ngoài vòng và đứng trên luật pháp quốc gia ?!
Giải được khúc mắc này, tất nhiên ta cũng giải mã được tính Việt gian vong nô phản loạn của GM Nguyễn Thái Hợp và đồng bọn quạ đen, núp bóng tôn giáo để làm giặc và phục vụ lợi ích của giặc ngoại Vatican - suốt trong quá trình lịch sử xâm lược nước ta, ĐẦU ĐỘC DÂN TA, XÚI XIỂM DÂN TA, KHIẾN HỌ VONG NÔ CHO ĐẾN TẬN NGÀY NAY !!!.
John 18: 33-38
33 Pilate trở vào hội trường, gọi Giê Su vào, nói với anh ta rằng, "ông có phải là Vua của dân Do Thái ?"
34 Giê Su đáp, "ông nói thế tự lòng hay ông nghe người ta nói vậy về tôi?
35 Pilate trả lời, "tôi có phải là dân Do Thái đâu ? Chính nước ông và các trưởng giáo đã giao nộp ông cho tôi ; vậy ông đã làm gì (nên tội) ? " .
36 Giê Su đáp, "Vương quyền của tôi không thuộc về thế gian này, nếu nó thuộc về thế gian này thì con dân tôi đã đánh trả, để giữ cho tôi khỏi bị giao cho dân Do Thái, nhưng vương quyền của tôi không thuộc về thế gian này" .
37 Pilate nói với chàng, "vậy thì ông là vua à?" Giê Su đáp, "Chính ông nói tôi là vua đấy. Vì cớ này mà tôi được sinh ra, cũng vì cớ này mà tôi vào đời (nhập thế), để làm chứng cho chân lý . Mọi người thuộc về chân lý đều nghe tiếng nói của tôi".
38 Pilate lại hỏi, "vậy chân lý là gì ?" (Giê Su không đáp, không giải thích thế nào là chân lý. nth-fl). Sau khi hỏi (mà không có lời đáp), ông Pilate lại ra khỏi hội trường để tiếp tục nói chuyện với đám dân Do Thái, và ông bảo họ rằng, "tôi không thấy anh ta có tội gì."
[33 Pilate entered the praetorium again and called Jesus, and said to him, "Are you the King of the Jews?" 34 Jesus answered, "Do you say this of your own accord, or did others say it to you about me?' 35 Pilate answered, "Am I a Jew? Your own nation and the chief priests have handed you over to me; what have you done?" 36 Jesus answered, "My kingship is not of this world; if my kingship were of this world, my servants would fight, that I might not be handed over to the Jews, but my kingship is not from the world." 37 Pilate said to him, "So you are a king?"Jesus answered. "You say that I am a king. For this I was born, and for this I have come into the world, to bear witness to the truth. Every one who is of the truth hears my voice," 38 Pilate said to him, "What is truth?" After he had said this, he went out to the Jews again, and told them, "I find no crime in him". ]
Nhận xét:
Tân Ước là phần thứ hai của thánh kinh, phần đầu gọi là Cựu Ước dựa trên Thánh kinh Do Thái. Bộ sách Tân Ước kể lại những lời dạy và con người của Giêsu, cũng như các sự kiện trong Kitô giáo đầu tiên của thế kỷ. Phần đông các Ki-tô hữu tin rằng có tất cả 66 quyển Tân Ước. Một phần trong số đó đặt biệt nói về cuộc đời Ngài Giê-su đã được tách ra khỏi Tân Ước gọi là Phúc Âm. Có 4 tác giả Phúc Âm:  MatthewMarkLuke, và John. Đây là những phần đặc biệt được Giáo Hội La Mã gạn lọc, tỉa gọt công phu - với chủ đích chính trị - nhằm tôn vinh không chỉ một cá nhân Giê Su mà một tín ngưỡng tập thể mang tính độc tôn và hủy hoại đối với tất cả tín ngưỡng và truyền thống văn hóa khác biệt.
Mọi thông tin về nhân vật Giê Su đều dựa trên lời kể lại hoặc nghe đồn từ dân gian sau đó được gạn lọc, phân loại, lược bỏ những thông tin trái chiều hoặc không phù hợp với chủ đích chính trị .
Chính vì vậy các thông tin trong Tân Ước về nhân vật Giê Su đều không có tính xác thực (non-factual) mà bị pha chế bởi hư cấu có chủ đích .
Nhân vật Giê Su có thể đã có thực nhưng hình tượng nhân cách trong Tân Ước của nhân vật này đã bị hậu thế pha chế gọt dũa...
Dù vậy, ta có thể nghiệm xét hình tượng này để phăng lần ra chủ đích chính trị của các văn bản trong một hoàn cảnh chủ chốt liên quan đến vai trò và vận mệnh của nhân vật này - và đó chính là mục đích của các nhận xét sau đây :
33 Quan Tổng Trấn Pilate vào hội trường và cho gọi Ngài Giê Su đến để thẩm vấn, ông quan đặt thẳng vấn đề, "ông có phải là vua Do Thái ?" thì Ngài Giê Su không trả lời đích xác "Có" hay "Không" mà lại hỏi lại vòng vo, "ông nói thế tự lòng, hay ông nghe người ta nói vậy về tôi ?"
Nhân vật Giê Su đang đứng trước hai chọn lựa, nếu trả lời "Có" thì có thể bị buộc tội phản loạn, hoặc tự nhận mình là một anh vua bù nhìn, không ngai, không quan, không quân, không vũ khí, lại không được lòng dân vì dân đang la ó ngoài kia - đòi xử nghiêm anh này !
Nếu trả lời "Không" thì tự mâu thuẫn với vai trò và thuyết ngôn của chính mình trước khi bị bắt, khi anh ta tự cho mình là Đấng Đến Cứu, Messiah, là Con của Thiên Chúa, đến để cứu dân Do Thái !
Trước đó, khi Ngài Giê Su cưỡi con lừa để vào thành Jerusalem, thì có đám đông bao quanh.
Do tiếng đồn về tài chữa bệnh của Ngài họ hô lớn "hosanna!" , có nghĩa là " hãy cứu giúp" chúng tôi - rủi thay cho Ngài ! có kẻ còn hô lớn, "phúc cho Vua của Israel!"
Những kẻ mến mộ Ngài muốn tôn Ngài lên làm vua, vì Ngài có tài chữa bệnh (SH- cho rằng như thế, theo kinh thánh), và cũng là một nhà hùng biện, thường đấu lý với các chuyên gia giới luật Pharisee !
Nhưng, như ta sẽ thấy, cũng có những kẻ thuộc loại bảo thủ, họ không mến mộ Ngài, mà còn cho rằng Ngài là kẻ dị giáo, ngụy danh, giả tạo và chính những phần tử này sẽ đóng vai trò quyết định vận mạng ngắn ngủi của Ngài !
35 Vì Ngài Giê Su không chịu nhận mình là vua Do Thái nên Pilate mới hỏi cho ra lẽ, "vậy ông đã làm gì (nên tội) - mà họ lại đem ông đến đây nộp cho tôi ?" nói cách khác, không có lửa, sao lại có khói ...?
36 Bị hỏi dồn vào chân tường, Ngài Giê Su mới thổ lộ, "Vương quyền của tôi không thuộc về thế gian này"
đây là câu trả lời rất khéo, để tránh thế đối đầu với thế quyền đế quốc La mã, và với giáo quyền bản địa . (vì Ngài Giê Su không phải là một giáo sĩ chính thống - Ngài không qua đào tạo của tổ chức giáo quyền Jerusalem)
37 Vì Ngài Giê Su nói đến "vương quyền" (và do đó Ngài có một vương quốc không thuộc về thế gian) nên Pilate mới hỏi gặng, "vậy thì ông là vua à?" (vua trong vương quốc phi thế gian ấy).
Ngài Giê Su nhân đấy mới mượn lời của Pilate mà đáp rằng, "Chính ông nói tôi là vua đấy ! Vì cớ này mà tôi được sinh ra, cũng vì cớ này mà tôi vào đời (nhập thế), để làm chứng cho chân lý " Ngay tại đây, Ngài Giê Su vẫn không dám tự nhận là vua, mà phải dùng lời từ chính miệng Pilate - để ngừa hậu họa (!)
Tuy nhiên ở đây có hai điều nghịch lý :
1. Nếu Ngài Giê su là vua của vương quốc thiên đàng, thì điều gì cấm Ngài nói rằng, tôi sẽ dẫn độ người chết về trong vương quốc thiên đàng của tôi ?
(Tất cả các vị phật, đặc biệt là Đức Phật A Di Đà đều có khả năng dẫn độ tín đồ của các Ngài về quốc độ của các Ngài ).
Điều mỉa mai và hết sức trớ trêu, là chính Giáo Hoàng John Paul II lại dạy rằng, thiên đàng, "nước chúa", tức vương quốc của Ngài Giê Su, không hiện hữu trong không gian và thời gian, mà chỉ là một trạng thái tâm thức của tín đồ sau khi chết !
2. Trước công chúng, Ngài Giê Su luôn tự cho mình là Con Thiên Chúa, - đến để "cứu" dân Do Thái - mà thực chất chỉ là kêu gọi niềm tin để chữa bệnh chứ không kêu gọi vũ trang, mộ binh, lập chiến khu để khởi loạn !
Nhưng khi đứng trước Pilate, Ngài vẫn không dám khẳng định, "tôi sinh ra và nhập thế để làm chứng cho Yahweh" - theo truyền thống của các nhà tiên tri đạo Do Thái !
Ngược lại, Ngài nói bâng quơ, "tôi sinh ra và nhập thế để làm chứng cho chân lý" (!) (lúc bấy giờ Cha Ngài ở đâu - sao Ngài không dám nhắc đến ?!)
Đến khi Pilate hỏi Ngài, "chân lý là gì?" thì Ngài im lặng - dẫn Pilate đến ngõ cụt !!!
Tuy nhiên, cuộc đối đáp đầy mưu trí này của Ngài Giê Su vẫn không giúp Ngài tránh khỏi tội tử hình,
vì Ngài không được lòng dân Do Thái thời đó, vì đa số họ không tin Ngài, họ còn cho rằng Ngài mạo danh "Con của Thiên Chúa", đi trái với truyền thống tín ngưỡng Do Thái, do đó là kẻ trá ngụy (impostor), phạm thượng Thiên Chúa, xúc phạm niềm tin Do Thái, và do đó đáng tội chết ! - nghĩa là đáng chết hơn cả tên trộm cắp Barabbas !
Cho đến ngày nay, dân Do Thái vẫn không tin Giê Su là vua, Con Trời, hay Đấng Đến Cứu ! Và chính vì niềm vô tín này mà họ phải chịu thảm họa suốt lịch sử, nhất là thảm họa Hỏa Lò Holocaust- từ chính tay các tín đồ Ki Tô mê tín cực đoan !!!
*** TRỞ VỀ HOÀN CẢNH DÂN TỘC TA :
Trên đây ta đã thấy ngay trong John 18:33-38, Ngài Giê Su đã hai lần không dám tự nhận là vua dân Do Thái hay là vua trong vương quốc của Ngài, mà chỉ nói loanh quanh, và dùng chính lời của Pilate hoặc ám chỉ lời đồn của công luận.
Thêm nữa, cái vương quốc ấy, cái  "nước Chúa" ấy không có thật, - theo lời GH John Paul II - mà chỉ là trạng thái tâm thức tín đồ sau lúc chết !!!
Vậy thì "Ngôi Vua" của Ngài Giê Su từ đâu ra ? - từ chính bịa đặt của bọn giáo gian thần quyền Ki Tô !!!
Khi du nhập vào VN, chính "Ngôi Vua" này đã được nhồi sọ đầu độc đám giáo dân để biến họ thành vong nô - đến độ chối bỏ vua nước mình, chủ quyền nước mình thậm chí chối bỏ ông bà tổ tiên mình, quẳng ban thờ tổ tiên ra đường, chối bỏ giòng giống mình, giết hại các anh hùng dân tộc chống xâm lăng, chỉ để bảo vệ cái "Ngôi Vua" hoang tưởng ấy, cái "nước chúa" hoang tưởng ấy - mà , than ôi ! chính dân Do Thái đã biết là giả dối từ hai ngàn năm về trước !!!
Ghê tởm thay, cái độc hại của mê tín thần quyền !
Cuộc bình luận dưới đây của nhân sĩ Võ Đông Cung phản ánh luận lý hào hùng sắc bén, đầy chí khí yêu nước, của người dân Việt đứng trước những trò bịp đời của đám vong nô bị ngộ độc bởi mê tín và giáo trị bá quyền gian tà hiểm độc.
Việt Dân