Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Công Giáo Việt Nam Vẫn Còn Mê

[5] He told us that it was all right to study the evolution of the universe after the big bang, but we should not inquire into the big bang itself because that was the moment of Creation and therefore the work of God
[6] Pope John Paul II has put the teaching authority of the Roman Catholic Church firmly behind the view that "the human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution.. The pope said that "fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis".
[7] In a 1994 confidential letter to cardinals which was later leaked to the Italian Press, Pope John Paul II asked: "How can one remain silent about the many forms of violence perpetrated in the name of faith - wars of religion, tribunals of the Inquisition and other forms of violations of the rights of persons?"
[8] Ibid.,: Pope John Paul II had urged the Roman Catholic Church to seize the "particularly propitious" occasion of the new millennium to recognize "the dark side of its history".
[9] ROME (Reuters, July 27, 2005) - Mainstream churches in the West appear to be dying as societies that are increasingly secular see less need for God, Pope Benedict said in comments published on Wednesday.
His outlook was even glummer than that of his predecessor John Paul, who lamented the decline of faith in the developed world and said it explained the Catholic Church's struggle with falling attendance in the West in recent years.
[10] It is different in the Western world, a world which is tired of its own culture, a world which is at the point where there's no longer evidence for a need of God, even less of Christ," he told a meeting of clergy in the Italian Alps.
"The so-called traditional churches look like they are dying," he said, according to a text published by Vatican daily L'osservatore Romano.
Participation at Sunday Mass in some developed countries was as low as 5 percent, a recent Vatican report said.
"The Catholic Church is not doing as badly as the big Protestant Churches but naturally it shares the problem of this moment in historỵ" "There's no system for a rapid change."
[11] The "Awakening of the West" is a beautifully written history of the Encounter of Buddhism with the West during the past 2000 years - a chronicle of missed opportunities, cultural arrogance, political tragedy, and unfulfilled dreamd. Since the time of Alexander the Great, European kings and popes longed for the power to be gained through the conquest of Asia. They sent periodic streams of envoys and missionaries to establish contact with the "infidels," but the European's narrow-mindedness prevented them from learning much at all about Buddhism.
Buddhism is said to be the fastest growing religion and one of the most influential spiritual movements in the West
1 2 3. Tinh thần nô lệ "bề trên" trong cộng đồng Công giáo Việt Nam 4
Trước hết, tôi xin giải thích từ "mê". Từ những tài liệu trích dẫn của Giáo hoàng Công giáo cũng như của các giới chức có thẩm quyền trong Ki Tô Giáo trong Phần [I], chúng ta biết rằng:
nhà thờ bên Pháp
- Công giáo đã công nhận Big Bang là nguồn gốc của vũ trụ, Tiến Hóa là nguồn gốc của con người, và u>không làm gì có tội tổ tông, không làm gì có thiên đường trên các tầng mây, không làm gì có hỏa ngục dưới lòng đất. [Giáo Hoàng John Paul II đã công nhận trước thế giới]
- Chúa Giê-su thực ra chỉ là một thường dân Do Thái sống với ảo tưởng mình là con Thượng đế của người Do Thái và được Ki Tô Giáo tôn lên làm Chúa Cứu Thế. [Russell Shorto: Kết luận của đa số học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô đã nghiên cứu về nhân vật Giê-su trong 200 năm nay]
- Tất cả những gì viết trong bốn Phúc Âm về Giê-su sinh ra từ một nữ trinh, đã làm những phép lạ, chịu đóng đinh để chuộc tội cho nhân loại, chết đi rồi sống lại và bay lên trời, chỉ là những huyền thoại của dân tộc Do Thái trong thời bán khai. [Kết luận của một số Linh mục, Mục sư và các nhà Thần Học Ki Tô Giáo và đa số các học giả nghiên cứu về Ki Tô Giáo]
- Từ những sự thực này, Tây phương đã thức tỉnh và thoát ra khỏi ngục tù tâm linh của Ki Tô Giáo, đưa đến sự suy thoái của Ki Tô Giáo trên thế giới [Giáo hoàng Benedict XVI và Hội Đồng Giám Mục Âu Châu đã thú nhận và than phiền nhiều lần].
Như vậy, những ai còn tin vào những điều không thể tin được, bất cứ vì lý do gì, đều có thể nói là vẫn còn đang ở trong cơn "mê", mê muội. Đưa lên những sự kiện trên không phải là vấn đề vi phạm tự do tín ngưỡng mà là vấn đề thuộc lãnh vực học thuật [scholarship] trong thế giới Tây phương và sự thực về tình trạng Công giáo đang xảy ra ở Tây phương cũng như ở khắp nơi trên thế giới. Tôi không phản đối hay dè bỉu những người tự chọn sống trong sự mê muội. Đó là quyền của họ nhưng tôi thấy họ thực sự đáng thương. Do đó, điều mà tôi, và chắc chắn có rất nhiều người khác muốn làm, là giúp những người này thức tỉnh để họ có thể thoát ra khỏi sự u mê không những không có ích lợi thực tế gì cho họ mà nhiều khi còn có hại cho xã hội vì sự cuồng tín của họ bắt nguồn từ sự u mê. Đây là điều mà các trí thức cũng như một số lãnh đạo tôn giáo Tây phương đã làm trong mấy trăm năm nay qua những tác phẩm nghiên cứu của họ, đối với quần chúng Tây phương. Đối với các tín đồ Công giáo Việt Nam, chúng ta muốn giúp cho họ thức tỉnh, theo kịp đà tiến hóa của nhân loại, là chuyện của chúng ta. Còn họ có để cho chúng ta giúp không là chuyện của họ. Nếu họ muốn sống trong vòng trói buộc tâm linh vì một niềm hi vọng không tưởng là sau khi chết sẽ được lên thiên đường là quyền của họ. Nhưng hi vọng càng cao thì sự thất vọng càng lớn, nhất là khi mà niềm hi vọng đó lại đặt vào một cái gì không có thực và do đó chỉ là một ảo tưởng và trở thành vô vọng...
Sau đây là một sự thật đau lòng. Tất cả những tài liệu trên về sự suy thoái của Ki Tô Giáo nói chung, Công Giáo nói riêng, đã nói rõ hơn gì hết sự thức tỉnh của Tây phương. Trong khi đó thì Công Giáo Việt Nam vẫn còn đang trong cơn mê, mê mẩn về những giáo lý mà Tây phương không còn tin, không còn theo, đang phế thải dần dần. Vì vậy, trong khi đa số dân chúng Tây phương không còn đi lễ nhà thờ nữa, có nơi chỉ còn có 2% đi lễ nhà thờ ngày Chủ Nhật, thì ở Việt Nam và trong những cộng đồng Công giáo ở hải ngoại, giáo dân vẫn đi lễ nhà thờ nườm nượp, vì tin lời bề trên dọa rằng không đi lễ nhà thờ là một tội trọng, và tin rằng đó là điều kiện để được lên một thiên đường không có thực sau khi chết. Ở một vài giáo xứ Công Giáo ở Việt Nam, giáo dân còn nghe lời các bề trên, đi lễ nhà thờ hai ba lần một ngày, sáng tối cầu nguyện xin cho. Họ không hề biết rằng tất cả chỉ là mánh mưu của giới chăn chiên dùng để kiểm soát, nắm giữ đầu óc con chiên.
Trong khi dân chúng Tây phương đã thẳng thắn lên tiếng phê bình những việc là sai trái, vô đạo đức của Giáo hoàng Benedict XVI thì tinh thần nô lệ "bề trên" còn rõ rệt trong cộng đồng Công giáo Việt Nam khi chúng ta vẫn thấy trên vài diễn đàn truyền thông Công giáo, tín đồ Công giáo Việt Nam vẫn thường ca tụng "Đức Thánh Cha" Benedict XVI, không cần để ý ông ta là một người đã nổi tiếng là vô đạo đức. Ông Giáo hoàng này đã bị quần chúng chống đối hầu như ở bất cứ nơi nào ông ta tới vì những lời phán bậy của ông ta, và sinh viên đại học Sapienza ở Rome, Ý, đã ngăn chận, không cho ông ta đến nói láo ở đại học của họ như trước.
Sau đây là vài sự kiện điển hình: Giáo Hoàng Benedict XVI, đã công du Nam Mỹ, tuyên bố mục đích chuyến đi là để "chiếm lại lòng tin của những tín đồ Công giáo" [To win back Catholics]. Ngài chú trọng đến Ba Tây (Brazil) vì nơi đây mỗi năm có tới 600000 [sáu trăm ngàn] tín đồ Công giáo bỏ đạo, theo sự thú nhận của các giám mục Ba Tây, ghi bởi John Cornwell, một trí thức Công giáo, trong cuốn Đức Tin Đổ Vỡ: Giáo Hoàng, Giáo Dân, và Số Phận của Công Giáo (Breaking Faith: The Pope, The People, and The Fate of Catholicism).
Mục đích chuyến đi Nam Mỹ của Benedict XVI, như trên đã nói, là để kéo tín đồ bỏ đạo trở lại đạo. Nhưng thay vì làm sao để cho các tín đồ Công giáo "lấy lại niềm tin và trở lại đạo" Ngài lại dùng một sách lược ngu xuẩn của các thừa sai khi xưa, phê bình hạ thấp các tín ngưỡng địa phương và huênh hoang cho rằng Công giáo đã đến Nam Mỹ để văn minh hóa người dân ở đây.
Theo tin của hãng Reuters thì lãnh tụ những thổ dân Brazil cảm thấy xúc phạm vì những lời bình luận "kiêu căng và vô lễ" của Benedict XVI là Giáo hội Công giáo La mã đã đến Nam Mỹ để thanh tẩy họ, và [nếu họ] làm sống lại những tôn giáo truyền thống của họ thì đó là một bước đi giật lùi. [1]
Cố tình gian dối xuyên tạc bẻ queo lịch sử, Benedict XVI cũng còn cường điệu cho rằng: Giáo hội không áp đặt trên thổ dân Nam Mỹ đạo Công giáo mà là chính những thổ dân này đã đón tiếp (sic) những linh mục Âu Châu trong thời đất nước của họ bị chinh phục vì họ đã "âm thầm khao khát" (sic) Ki Tô Giáo. [2] [Giáo hoàng nói nhảm, thời đó, toàn thể lục địa Mỹ Châu cũng như Á Châu, có ai biết gì về cái gọi là Ki Tô Giáo đâu]
Không có gì có thể sai sự thực hơn là những lời gian dối cố ý xuyên tạc lịch sử, bẻ queo sự thật của Benedict XVI. Bởi vì bất cứ ai có đôi chút hiểu biết về những cuộc chinh phục Nam Mỹ của các nước Công giáo cũng phải biết rằng Giáo hội Công giáo đã đứng đàng sau những cuộc xâm chiếm thuộc địa ở Nam Mỹ cũng như ở mọi nơi khác của thực dân Âu Châu đưa đến kết quả là hàng triệu thổ dân ở Mỹ Châu chết vì bị tàn sát, bệnh tật do người Tây phương mang tới, và chính sách nô lệ của Tây phương, kể từ khi Columbus đến Mỹ Châu vào năm 1492.. Các linh mục đã ban phúc lành cho những chinh phục quân Tây Ban Nha (Priests bless the Spanish conquistadors) trong cuộc chiến tiêu diệt thổ dân. Đây là những sự kiện lịch sử. Điều đáng nói ở đây là Benedict XVI đã nói ngược lại những điều mà năm 1992 giáo hoàng John Paul II đã xin lỗi thổ dân Nam Mỹ và thú nhận những sai lầm trong việc truyền bá phúc âm đến Mỹ Châu. [Pope John Paul II spoke in 1992 of mistakes in the evangelization of native peoples of the America].
Nhưng đối với những người hiểu biết ít nhiều về Giáo hội Công giáo La Mã thì những gì Benedict XVI nói ở Brazil không có gì là lạ, vì xuyên tạc lịch sử, bẻ queo sự thật vốn là sách lược lắt léo cố hữu của Vatican và các tay sai bản địa.
Trước đây, Benedict XVI, khi còn là Hồng Y Ratzinger, ông ta đã phê bình Phật Giáo bằng một câu vô đạo đức tôn giáo nếu không muốn nói là vô giáo dục. Gần đây, Benedict XVI, trong thông điệp "Spe Salvi", còn nói một câu rất láo lếu và hỗn xược đối với mấy tỷ người không theo Công giáo như sau: "Dù có bao nhiêu thần minh đi nữa, họ sống "không có Thiên Chúa" và hệ quả là họ thấy mình sống trong một thế giới tối tăm, đối diện với tương lai mịt mù."
Một con người như vậy chỉ đáng để chúng ta khinh bỉ, đừng nói đến kính trọng, dù ông ta là một Giáo hoàng hay là gì gì đi chăng nữa.. Nhưng vì ông ta có một khối tín đồ đồ sộ ngu ngơ rất cuồng tín ở dưới, và trên danh nghĩa là nguyên thủ của một quốc gia, nên trên bình diện ngoại giao quốc tế, nhiều nước vẫn coi ông ta như một nguyên thủ quốc gia.
Nếu ông ta được phép đến Việt Nam để đẩy mạnh sự cuồng tín của đám giáo dân Việt Nam thì rất có thể ông ta cũng nói láo lếu như trên đối với hơn 90% người dân Việt Nam không theo Ki-Tô Giáo. Nhà Nước Việt Nam nên coi chừng cái con người vô đạo đức không đáng để ai kính trọng này và không đáng để Nhà Nước phải đón tiếp này, đừng vì lẽ gì mà cho phép ông ta đặt chân lên đất nước Việt Nam, vì qua kinh nghiệm vừa qua ở Brazil, ông ta có tới Việt Nam cũng không phải vì thiện chí ngoại giao, mà chỉ để khích động sự cuồng tín trong đám tín đồ thấp kém, và rất có thể ông ta sẽ lập lại sách lược của các thừa sai Công giáo trong thế kỷ 17-19, xuyên tạc lịch sử và nói bậy giống như ở Brazil, mạ lỵ truyền thống tín ngưỡng của người Việt Nam như ông ta đã nói về tín ngưỡng của các thổ dân Nam Mỹ ở Brazil. Ông ta biết rằng vì ông ta là Giáo hoàng nên ông ta muốn nói gì cũng được, không ai có thể làm gì được ông ta, nhiều nhất là chỉ có thể lên tiếng phê bình, nhưng ông không quan tâm vì thủ đoạn của ông là "phương tiện biện minh cho cứu cánh." Thủ đoạn của ông ta là cố tình nói ngược cho mục đích đã định rồi nếu cần thì sẽ nói suôi để làm dịu sự chống đối. Nhưng ảnh hưởng tác hại của những lời nói láo lếu này đã gây ra rồi, vài lời nói suôi đãi bôi không thể vớt vát lại bao nhiêu. Và đó là thủ đoạn mà các vị chủ chăn Công Giáo thường áp dụng. Mà không phải chỉ có Benedict XVI. Giáo hoàng tiền nhiệm, John Paul II, cũng đã nhiều lần sử dụng thủ đoạn bất chính này. Bằng chứng là viết láo lếu về Phật Giáo trong cuốn "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng", rồi khi Phật Giáo phản đối thì sai một thuộc hạ ra nói vài lời xin lỗi đãi bôi và coi như không có chuyện gì xảy ra, vì mục đích đen tối đã đạt. Giáo hoàng hay không, nói láo vẫn là nói láo, nói bậy vẫn là nói bậy, và những lời nói láo nói bậy này đã đi vào sử sách.
Sự mê mẩn của Công giáo Việt Nam cũng thấy rõ khi Công giáo ở Việt Nam hân hoan đón tiếp cúi đầu hôn nhẫn Hồng Y Bernard Law, không hề quan tâm rằng ông Hồng Y vô đạo đức này đã bắt buộc phải rời khỏi giáo phận Boston vì tội bao che các linh mục loạn dâm và ấu dâm. Nhưng sách lược của Vatican là luôn luôn bảo vệ các chức sắc của họ dù rằng họ đã phạm tội, cho nên Law được gọi về Vatican trao cho một chức vụ với mức lương $12.000 một tháng. Có bao nhiêu linh mục Việt Nam có được mức lương này. Chúng ta thấy tinh thần nô lệ và sự mù quáng tôn giáo của Công giáo Việt Nam không còn chỗ nào để nói, coi rác rưởi là đồ trân quý..
Giáo dân Công giáo Việt Nam bị bưng bít thông tin, bị tiếp tục nhồi sọ về sự cao quý không hề có của "hội thánh Công giáo" cũng như của giới chăn chiên, cho nên khó có thể tin là cái đạo của họ lại có thể suy thoái một cách trầm trọng như trên ở ngay trong cái nôi của Công giáo là Tây phương, và rất hãnh diện là tín đồ Công giáo Việt Nam vẫn giữ vững đức tin, "vâng lời đức thánh cha" kiên trì đi trong đường hầm, hi vọng có thể nhìn thấy ánh sáng le lói của Chúa Giê-su ở cuối đường hầm như Giáo hoàng của họ hứa hẹn, vẫn còn tin vào những điều mà Tây phương đang phế thải, và chẳng cần nói chúng ta cũng biết họ thuộc lớp người nào, nếu không phải là những lớp người ở trong những ốc đảo dân trí thấp kém nhất trong xã hội ở một số nước nghèo, nhỏ, kém phát triển. Điều này không lạ, vì họ là hậu duệ của lớp người theo đạo đầu tiên, mà lớp người này đều là những người đánh cá, hay nông dân nghèo đói, vô học, như Linh Mục Trần Tam Tĩnh đã ghi nhận trong cuốn "Thập Giá Và Lưỡi Gươm". Khai thác sự cuồng tín lạc hậu này, các "cha nhà thờ" Việt Nam vẫn nườm nượp xuất ngoại, mở tiệc ăn mừng quyên tiền giáo dân để về xây nhà thờ, hay để làm những chuyện mà giáo dân không hề biết, nơi quê nhà. Nhưng không tin là một chuyện, còn tình trạng suy thoái thực sự của giáo hội Công giáo hoàn vũ lại là một chuyện khác.
Chắc quý độc giả không tin là Công giáo Việt Nam vẫn còn u mê như vậy, vì vượt ngoài sự tưởng tượng của con người trong thời đại ngày nay. Không hẳn vậy, một thí dụ điển hình là ở Việt Nam: trong một thư của 12 môn đồ của linh mục Nguyễn Hữu Trọng đệ lên Giáo hoàng John Paul II và Hồng Y Phạm Đình Tụng năm 1998, có nói đến một số vấn nạn trong nội bộ Công giáo Việt Nam trong đó chúng ta có thể đọc được vài đoạn điển hình sau đây:
"Nhiều Linh Mục VN thường thường hễ lên tòa giảng là thao thao bất tuyệt lên giọng dạy đời, chửi bới giáo dân, dùng lời Chúa xỏ xiên đàng này đàng khác, hoặc văn chương lả lướt, ăn nói bạt mạng, chọc quê chọc cười cho giáo dân vui tai...Dòng ta lại có Linh Mục Phạm Thanh Quang giảng thì hết xẩy, nổi tiếng nói nhiều, nói dai, nói dài, nói dở, chẳng ăn nhập gì với lời Chúa, bạ đâu tán đó, Hồng Lâu Mộng, Tề Thiên, Bao Công, BBC... chị em ta chào mời ở đường Tú Xương ra sao, ông bê vào bài giảng hết trọi... Ai có dịp đi lễ của Linh Mục Chân Tín đều cảm thấy bị nghe đường lối chính trị của ông mà ông cho đó là lời Chúa... Các Giám Mục, Linh Mục của chúng ta thường làm ngược lời Chúa, tranh thủ quyền lực, tiền tài, cấu kết với các thế lực để mở mang nước Chúa, nên đã sa vào con đường sắc dục một cách bệnh hoạn, quấy rối tình dục bừa bãi, trẻ không tha, già không thương, làm cho Linh Mục sao nhãng việc truyền giáo và ham mê việc truyền giống.... Giáo phận Saigon có một số giáo xứ nổi tiếng về truyền thống có các linh mục truyền giống như Xóm Chiếu, Thị Nghè, Vườn Xoài, Tân Định... Hội đồng giáo xứ Tân Định biết rõ các LM bê bối của mình, nhưng không dám làm gì cả, sợ mang tiếng.
Các cha đẹp trai, "cơm Đức Chúa Trời ngon, con Đức Chúa Trời đẹp", lắm tiền, nhiều quyền, no cơm ấm cật, không ai kiểm soát được..."tối làm tình sáng làm lễ"; "Khi Giáo dân trình lên Bề trên những yếu đuối của các Linh Mục thì thường được dạy bảo rằng: "các con đừng nói hành các cha kẻo mắc tội với Chúa, đừng xét đoán các cha kẻo bị Chúa phán xét." Nghe dạy như thế, nhiều giáo dân sợ hãi vô cùng, phải nhắm mắt làm ngơ trước những đồi bại của các Linh Mục ma giáo, khéo che đậy và nịnh bợ các Đấng Bề trên!".
Đây là một tài liệu quý giá xuất phát từ nội bộ Công Giáo Việt Nam, đã được đăng trong cuốn Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tuyển Tập 2, trang 154-171, Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo phát hành, Texas, 1998. Các "bề trên" ở Việt Nam vẫn còn luôn luôn đưa luận điệu "Cha cũng như Chúa" ra làm con ngoáo ộp để đe dọa tín đồ, nhốt các tín đồ thấp kém vào trong khuôn phép, và cũng cho thấy trình độ của giáo dân ra sao mà không dám nói đụng đến các cha vì sợ mắc tội với Chúa, bị Chúa phán xét không cho lên thiên đường. Quả thật là tội nghiệp. Trong khi đó thì trên nước Mỹ, chính giáo dân Công Giáo đã truy tố các Linh mục can tôi loạn dâm và ấu dâm. Hơn 5000 "Chúa thứ hai" trên đất Mỹ đã bị truy tố về những tội danh trên, một số đang ngồi tù, và Giáo hội đã phải bỏ ra hơn 2 tỷ đô la để bồi thường cho các nạn nhân tình dục của các "Chúa thứ hai". Vụ việc các Linh mục loạn dâm không chỉ xẩy ra trên nước Mỹ mà còn xẩy ra trên khắp thế giới trong những cộng đồng Công Giáo, kể cả ở nước Đức, quê hương xứ sở của Giáo Hoàng. Tệ hại hơn nữa, người ta đã phanh phui ra là các Linh mục đã cưỡng dâm các nữ tu, chị em tâm linh của họ, trên 23 quốc gia, và một số trường hợp đã đưa các nữ tu đi phá thai. Chúng ta nên nhớ, theo sự dạy bảo các giáo dân Việt Nam của các "bề trên" thì Giáo Hoàng chính là "đại diện của Chúa ở trên trần" [Vicar of Christ], và linh mục chính là các "Chúa thứ hai" [Alter Christus], có quyền tha tội cho con chiên trong khi chính họ đã phạm tội khủng khiếp hơn con chiên, chứ không phải là người thường như mọi người.
Những nạn nhân của các linh mục
lạm dụng tình dục biểu tình lên án
sự che đậy tội lỗi
Thế mà, gần đây, trên một vài diễn đàn truyền thông của Công giáo Việt Nam chúng ta còn thấy đăng tin: Giáo hoàng Benedict XVI rất lấy làm khổ tâm vì những vụ linh mục lạm dụng tình dục tràn lan trên thế giới. Tin này muốn nói là Giáo hoàng là người rất mực đạo đức, khổ tâm trước những việc đồi bại của các linh mục. Nhưng khổ tâm làm sao được khi chính ông ta, Giáo hoàng Benedict XVI, khi còn là Hồng Y Ratzinger, đã có văn kiện chính thức cho các giám mục trên thế giới phải bao che những vụ bê bối về tình dục của các "Chúa thứ hai". Theo tin của AP ngày 24 tháng 3, 2010, thì: Tài liệu của Nhà thờ [ở Wisconsin] và Vatican cho thấy, Hai Giám mục ở Wisconsin yêu cầu văn phòng ở Vatican chỉ đạo bởi Hồng y Joseph Ratzinger - nay là Giáo hoàng Benedict XVI - để cho họ lập một vụ xử của Giáo hội về một linh mục phạm tội gạ gẫm tình dục khoảng 200 bé trai bị điếc, nhưng Vatican ra lệnh phải ngưng vụ xử. [3]
Hiện nay, vụ giới chăn chiên loạn dâm và ấu dâm, với sự bao che của chính Giáo hoàng Benedict XVI và một số Hồng Y, Tổng Giám Mục ở các giáo phận v..v.. đang nổ ra như pháo trên khắp thế giới. Người ta còn đòi Giáo hoàng Benedict XVI phải từ chức vì đã che dấu và bao bọc cho những linh mục loạn dâm. Bản tin tổng hợp trên sachhiem.net ngày 26 tháng 3, 2010 có đoạn như sau:
Qua điểm tin từ những tờ báo nổi tiếng tại : Anh quốc, Pháp quốc, Ý, và Hoa Kỳ ...nhà bình luận có tên là Richart de la Cure kết luận như sau :
..."Đạo công giáo đang đi vào ngỏ cụt, và hao tốn, vị giáo hoàng hiện nay bất lực kèm theo lo lắng nay mai sẻ bị thải hồi, và nhất là thế giới nguyền rủa, căm thù ...mà từ trước đến nay Vatican thường tuyên bố .." đạo công giáo là một tôn giáo bác ái và Yêu thương hay thường gọi là công giáo hoàn cầu "...nay đang trên con đường lụi bại và nhục nhả.
Hồ sơ các linh mục lạm dụng tình dục ở Ái Nhĩ Lan bị che đậy
Đó là đạo đức của Ratzinger. Sách lược bao che này đã được thi hành cho đến khi sự việc không thể bưng bít che dấu được nữa cho nên Tòa Thánh mới phải thú nhận là trong "hội thánh Công giáo" có vấn nạn rất nghiêm trọng về các "Chúa thứ hai" loạn dâm, và Giáo Hoàng mới tỏ ý khổ tâm về vấn nạn này. Sự đạo đức giả và vô liêm sỉ của ông ta đã lên đến mức không còn gì để nói, khi ông ta nói là đã rất khổ tâm về vấn nạn này. Cho nên ngày nay, người dân Âu Mỹ đã đặt vấn đề: Thực ra Công giáo có phải là một tôn giáo "thánh thiện, duy nhất, tông truyền" hay không, Giáo hoàng có phải là đại diện của Chúa trên trần không, và Linh mục có phải là Chúa thứ hai không? Câu trả lời nằm trong câu hỏi. Nhưng đối với những tín đồ Công giáo Việt Nam vẫn còn đang cơn mê thì những thắc mắc trí thức trên không phải là vấn đề cần phải quan tâm, Giáo hoàng vẫn luôn luôn là "đức thánh cha", và linh mục là "đức cha" mà họ phải nhắm mắt tuân phục trong "đức vâng lời".
Qua những chính sách mê hoặc nhồi sọ của Giáo hội về một cái bánh vẽ "cứu rỗi" trên trời, Giáo hội Công Giáo đã thành công dựng lên chức vụ linh mục như là một nhà độc tài trong cái gọi là "hội thánh", ngự trị trên đám giáo dân thấp kém. Sự thành công này thực hiện được là nhờ giới linh mục đã cấy vào đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ những giáo lý phi thực tế như "Cha cũng như Chúa", "Cha có quyền tha tội", "Cha giữ chìa khóa thiên đường", "Đụng đến Cha là bị Chúa phạt", "hỏa ngục" v..v.. Thực tế cho cho chúng ta thấy rằng trong những ốc đảo Công Giáo dân trí còn thấp kém, giáo dân đã được đưa vào khuôn đúc phải hoàn toàn tuân phục ông linh mục một cách rất mù quáng. Linh mục kiểm soát và quyết định mọi việc cho giáo dân, từ việc đi lễ nhà thờ, học trường học nào, lập gia đình ra sao, nuôi nấng con cái như thế nào, đọc cái gì, và nếu tham dự chính trị thì phải theo sự chỉ đạo của linh mục.
Nói tóm lại, với vai trò linh mục được giáo hội dựng lên, ảnh hưởng của linh mục trên giáo dân thật là to lớn, và những giáo dân thấp kém không có khả năng trí thức để đặt nghi vấn, đừng nói đến thay đổi. Ảnh hưởng này đặt nặng trên bờ vai của giáo dân từ ngày sinh cho đến ngày chết.
Một nữ nhân Công Giáo ở miền Nam Ái Nhĩ Lan (miền Công giáo) tỉnh ngộ đã viết:
"Những người nào chưa từng bị ở dưới cái ảnh hưởng này, mà từ nhỏ đã được cho phép tự do ngôn luận, tự do tri thức, và không thấy sự phân biệt giữa giáo sĩ và giáo dân, thì không thể, không bao giờ có thể hiểu được ảnh hưởng của các linh mục Công giáo La mã trên những giáo dân trong quốc gia của họ." [4]
Đúng vậy, nếu không có loại ảnh hưởng này, thì ở Việt Nam, năm 1954, Lansdale không thể thành công kéo 700000 giáo dân Công Giáo miền Bắc, đi theo Chúa và Đức Mẹ đã chạy trước, cha con kéo nhau chạy sau, di cư vào Nam để tránh Cộng Sản, và ở trong Nam, không thể có cảnh giáo dân Hố Nai, Gia Kiệm vác gậy gộc đi theo linh mục Hoàng Quỳnh làm loạn ở Saigon, hô to khẩu hiệu: "Thà mất nước, không thà mất Chúa", cũng như cảnh giáo dân, kể cả con nít, nghe lời xúi dục bậy bạ của "bề trên" Ngô Quang Kiệt, vác gậy, búa, kìm, xà beng đi hiệp thông cầu nguyện xin cho ở Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa và cắm bậy cây thập ác ở Đồng Chiêm và trên đất công..
Các hàng Giáo phẩm Công giáo thừa biết hơn ai hết là cầu nguyện xin cho chẳng bao giờ có kết quả, nhưng họ vẫn sử dụng mấy cái màn gọi là cầu nguyện hiệp thông để xách động quần chúng ngu dốt. Thật vậy, Nũ tu Công giáo Teresa ở Ấn Độ, được Công giáo quảng cáo tôn vinh như một bậc Thánh trong khi thực chất của bà Teresa chỉ là một tín đồ Công giáo cuồng tín, khai thác lòng thương người của quần chúng để kiếm nhiều triệu đô la, dấu kín trong những ngân hàng. Bà ta suốt ngày cầu nguyện nhưng rút cuộc cũng phải thú nhận là chẳng thấy hiệu quả gì. Sơ Susan Shields, từng phục vụ trong "Dòng Tu Thừa Sai Bác Ái" [sic] của Mẹ Teresa đã viết trong tờ Free Inquiry, số mùa đông 1998, tiết lộ rằng:
Một phần nhiệm vụ của sơ là giúp trong việc giữ sổ sách về số tiền, lên đến nhiều triệu đô la, do những người có từ tâm đóng góp để bà Teresa làm việc "từ thiện" vì tin ở những lời tuyên truyền quảng cáo của dòng tu "Thừa sai bác ái", nhưng hầu hết những số tiền đó lại để trong nhiều ngân hàng khác nhau mà không dùng gì đến, trong khi các sơ hàng ngày phải đi ăn mày (beg) thức ăn của các thương gia địa phương, vì bà Teresa chủ trương "nghèo khổ" là một đức tính. Ngày nào xin không đủ thì các em mồ côi hoặc các bệnh nhân dưới sự "săn sóc" của hội "thừa sai bác ái" phải ăn đói. Đó là từ thiện hay sao? Với hàng triệu đô la nằm ì trong các ngân hàng mà bà Teresa vẫn thường xuyên kêu gọi đóng góp thêm cho công cuộc từ thiện của bà, thật là hoàn toàn vô nghĩa. [5]
Ngoài ra, chúng ta có thể đọc trong cuốn "Tài Liệu Vatican II Với Những Ghi Chú, Bình Luận Của Những Giới Chức Có Thẩm Quyền Công Giáo, Tin Lành, và Chính Thống Giáo" [The Documents of Vatican II: With Notes and Comments By Catholic, Protestant and Orthodox Authorities, General Editor: Walter M. Abbott; p.336]
Trong nhiều thập niên, mỗi năm vào tháng Giêng, Công giáo La-mã để ra 8 ngày để cầu nguyện cho sự thống nhất của Giáo hội [Ki Tô]. Cho đến năm 1959, ý tưởng chính trong những ngày đó, từ 8 đến 15 tháng 1, là hi vọng giáo dân Tin Lành sẽ "trở lại" Giáo hội chân thật duy nhất [nghĩa là Công giáo] và Chính Thống giáo sẽ không còn nữa. [6]
Những ngày cầu nguyện hàng năm trên có mang lại kết quả gì không? Tin Lành vẫn là Tin Lành, Chính thống vẫn là Chính thống. Cho nên, chúng ta không lấy gì làm lạ khi thấy những màn hiệp thông cầu nguyện xin cho của Công giáo Việt Nam ở trong nước cũng như ở ngoại quốc chẳng mang lại một kết quả nào. Nhưng màn cầu nguyện hàng năm của Vatican cũng đã mang lại một kết quả ngoạn mục, đó là Chúa và Đức Mẹ đã đáp ứng như sau: mỗi ngày ở Nam Mỹ và Phi Châu có tới 8000 tín đồ Công giáo bỏ đạo để theo Tin Lành, nên giáo hoàng John Paul II đã mất bình tĩnh, và để lộ đạo đức tôn giáo chân thật của người chủ chăn Công giáo, người mà các tín đồ Công giáo vẫn thường gọi là "đức thánh cha" (Holy Father), "đại diện của Chúa Ki Tô trên trần" (Vicar of Christ), khi ông gọi những nhà truyền giáo Tin Lành ở những nơi đây là "những con chó sói đói mồi..gây bất hòa và chia rẽ trong những cộng đồng của chúng ta." (Newsweek, Feb. 12, 1996: John Paul II denounces them (the Protestant missionaries) as ravenous wolves...causing discord and division in our communities.).
Nhưng chỉ vài năm sau, như tự tát vào chính mặt mình, ông ta đã thúc dục những giám mục của ông ta phải tăng gia nỗ lực đi cải đạo các tín đồ tôn giáo khác ở Á Châu. (BBC, Ibid.: The Pope called on the bishops to step up evangelisation in Asia).
Chúng ta hãy đặt một câu hỏi: bản chất của những giám mục này có khác chi những nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ và Phi Châu mà ông ta đã gọi là "những con chó sói đói mồi gây bất hòa và chia rẽ"? Nếu những nhà truyền giáo Tin Lành đi cải đạo các tín đồ Công giáo, theo giáo hoàng John Paul II, là những con "Chó sói Tin Lành đói mồi", thì những nhà truyền giáo Công giáo hay Tin Lành ở Á Châu hay đi đến Á Châu để cải đạo người khác phải chăng cũng chỉ là những con "chó sói Công giáo hoặc chó sói Tin Lành đói mồi"? Có gì khác biệt trong mục đích đi khuyến dụ người khác cải đạo của Tin Lành và của Công giáo?
Đối với người phi Ki-Tô thì "chó sói Tin Lành" hay "chó sói Công giáo" hoàn toàn không có gì khác biệt, vì chúng có cùng một bản chất và cùng một mục đích, gây bất hòa và chia rẽ trong những cộng đồng phi Ki-Tô. Kinh nghiệm Việt Nam đã chứng tỏ sự truyền đạo Công giáo vào đất nước thân yêu của chúng ta, vốn vẫn sống trong tinh thần hòa hợp thuần nhất, đã gây ra những cảnh bất hòa, chia rẽ trong gia đình những kẻ tân tòng, và gây ra cảnh chia rẽ, Lương Giáo tàn sát lẫn nhau trong xã hội Việt Nam như Linh mục Lương Kim Định đã thú nhận. Và gần đây, sự truyền đạo Tin Lành trong một vài miền cao nguyên Việt Nam cũng đã gây ra những cảnh chia rẽ, xáo trộn trong xã hội. Ai có thể phủ bác được những sự kiện này, xin lên tiếng.
Tôi xin quý độc giả để ý, từ "chó sói đói mồi" (ravenous wolves) là từ của giáo hoàng John Paul II gọi các nhà truyền giáo Tin Lành ở Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh chứ không phải là từ của tôi đưa ra. Tôi không hạ cấp đến độ gọi các nhà truyền giáo Ki Tô, Công giáo cũng như Tin Lành, là những con "chó sói đói mồi" mà chỉ phê bình và phân tích vấn đề.
Trước tình trạng suy thoái thê thảm của Công giáo, để cứu giáo hội của Chúa, tín đồ Công giáo Việt Nam bèn xung phong đổ xô đi học nghề linh mục. Thật vậy, ở trường dòng Dubuque, Iowa, có 70 người theo học nghề linh mục thì có tới 43 người là Việt Nam, tỷ lệ hơn 60%. Đa số các tân linh mục ngày nay là Mít, Mễ, Ba Lan, Phi Luật Tân. Nhưng Giáo hoàng Benedict XVI lại không lấy đó làm vui, vì là "đại diện của Chúa Ki Tô trên trần" (Vicar of Christ) nên ngài biết hết, hiểu hết, và đã nhìn ra sự thật. Ngài phán: "Niềm vui này đi kèm với một niềm cay đắng vì một số sẽ trở thành linh mục này chỉ tìm kiếm một đời sống thoải mái hơn. Trở thành linh mục, họ trở thành hầu như là một tộc trưởng của một bộ lạc, đương nhiên là họ được ưu đãi và có một đời sống khác" [7]
Nhưng Giáo hoàng không biết rằng làm linh mục Việt Nam thì đặc biệt hơn các linh mục Tây Phương nhiều, vì con chiên Việt Nam nổi tiếng là ngoan đạo, cho nên dù các linh mục có làm gì thì con chiên cũng không dám ho he. Một giám mục Việt Nam đã chẳng răn đe họ là: "Các con đừng có nói hành các cha mà mang tội với Chúa" và "Đừng có phán xét các Cha để khỏi bị Chúa phán xét" hay sao. Nghe đến "mang tội với Chúa" và "Chúa phán xét" là con chiên sợ rét run lên rồi, dù rằng Chúa đã chết cách đây 2000 năm và người ta đã tìm thấy bộ xương của "Chúa Cứu Thế" trong một tiểu quách ở Jerusalem, cùng với những bộ xương của vợ, Mary Magdalene, và của con, Judah, trong vài tiểu quách khác. Cho nên một số linh mục Việt Nam tự do thoải mái truyền giống thay vì truyền giáo (Xin đọc bức thư của nhóm đệ tử Linh Mục Nguyễn Hữu Trọng ở Việt Nam gửi giáo hoàng John Paul II và Hồng Y Phạm Đình Tụng), hay làm bất cứ điều gì khác mà không sợ con chiên tố khổ như ở Mỹ.]
Tôi nghĩ rằng những tín đồ Công giáo Việt Nam nào còn có chút đầu óc thì cũng phải cảm thấy xấu hổ vì có một chủ chăn vô đạo đức như Benedict XVI mà mình vẫn được dạy phải cúi đầu "quên mình trong vâng phục", và cảm thấy ngượng ngùng trước người ngoại đạo là tại sao mình vẫn còn ở trong một một đạo mà cái lịch sử tàn bạo ô nhục đẫm máu của nó là một sự kiện không thể chối cãi và các niềm tin trong đó đã không còn giá trị trong các xã hội văn minh tân tiến ngày nay. Tín đồ Công giáo không có cách nào để đặt mình ra ngoài những sự kiện lịch sử này, và dù muốn dù không, cái gánh nặng này sẽ còn tiếp tục đè nặng trên vai họ, dù họ có biết đến nó hay không. Nhưng điều bất hạnh là trên một số diễn đàn truyền thông Công giáo ở hải ngoại, chúng ta vẫn thấy các con chiên ngoan đạo tiếp tục tâng bốc ca tụng "Đức Thánh Cha" của họ, khoe chuyện phong thánh ở Ba Tây, theo truyền thống "mẹ Công giáo hát thì con Công giáo phải khen hay" từ nhiều đời cha truyền con nối của giáo dân Việt Nam, và vẫn huênh hoang tin rằng mình đang ở trong một "hội thánh". Một số trí thức Công giáo vẫn tiếp tục ra công đề cao đánh bóng Công giáo là đạo của bác ái, của tình thương, và rất văn minh tiến bộ, không hề có chút mê tín nào, hiểu đạo bằng trí tuệ . Biết bao giờ họ mới thức tỉnh để nhận thức được rằng Ki Tô Giáo là một tôn giáo mê tín nhất hạng, là một sự đại lừa bịp đã đè nặng trên đầu nhân loại qua bao thế kỷ cho tới mấy thế kỷ gần đây, con người mới cất bỏ được gánh nặng đó trên đầu, và suy nghĩ lại tại sao mình còn cứ tự mình làm khổ mình, tiếp tục mang khối nặng đó trên đầu trên cổ..
Ở Mễ Tây Cơ trước đây có luật cấm các Linh mục không được mặc áo chùng thâm ra đường và không được lập các trường học. Trong cuốn Freedom's Foe - The Vatican, The Pioneer Press, London, Adrian Pigott, viết, trang 51: "Giáo sư đại học W. K. Clifford khuyến cáo: "Nếu có một bài học lịch sử nào cho chúng ta thì đó là - Hãy giữ con cái tránh xa ông Linh mục - nếu không hắn sẽ làm cho chúng thành những kẻ thù của Nhân Loại." [8] và đưa ra vài nhận định về linh mục như sau, trang 52:
"Linh mục Công giáo La Mã chủ yếu là một điệp viên của Vatican, và bắt buộc phải chỉ đạo đàn chiên theo lệnh mà hắn ta nhận được từ những cố vấn chính trị của giáo hoàng. Hắn ta là cảnh sát của giáo hoàng - và cũng là người thu thuế của giáo hoàng...
Thật là sai lầm đối với chúng ta khi qui trách quá đáng cho chính các linh mục, vì nhiều người trong họ là những người đáng kính mà có thể trong thâm tâm không thích phải thi hành nhiều hoạt động mà Vatican ra lệnh. [Theo lệnh của Vatican, giới giáo sĩ ở Đức, Ý và Pháp phải đứng ra ca tụng Hitler, Mussolini và Pétain (Pháp gian). Hồng Y Tổng Giám Mục ở Florence (Ý) còn hôn Mussolini trước quần chúng.] Nhưng kỷ luật sắt có thừa của Công giáo đến độ ảnh hưởng của linh mục Công giáo La Mã trên đàn chiên thường đưa đến cảnh khốn khổ "kẻ mù dẫn dắt người mù". Là người Anh, người Mỹ, Peru, Ba Lan hay Cuba, giám mục và linh mục Công giáo đã hoàn toàn lệ thuộc Vatican để thi hành những huấn thị của những người ở trong cái Phòng Kín ở La Mã - ngay cả khi những lệnh đó có hại cho chính quốc gia của họ hay xúc phạm đến lý trí của họ. Nói cách khác, họ như là nô lệ trong hệ thống chính trị của Vatican. Không lạ gì, Công Giáo La Mã thành công nhất ở trong những nước thuộc Châu Mỹ La-Tinh, nơi đây người dân cả tin và mê tín; trong khi ở những nước miền Bắc, dân chúng có đầu óc độc lập, Công giáo chỉ là thiểu số." [9]
Những điều Adrian Pigott viết ở trên không phải là không có cơ sở nếu chúng ta chịu khó nghiên cứu sâu xa về Công giáo. Một trí thức Công giáo đạo gốc Việt Nam, Charlie Nguyễn, đã từng viết:
Bảy triệu tín đồ Công giáo tại quốc nội là đạo quân thứ năm bản địa dưới sự lãnh đạo của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Hội đồng này do Vatican tuyển chọn và phong chức nên. Hội đồng Giám mục Việt Nam hiện nay gồm toàn những cán bộ tuyệt đối trung thành với Vatican. Họ sẵn sàng phản bội tổ quốc Việt Nam vì tổ quốc thật của họ là "nước Chúa Vatican"!.
Giới linh mục dựa vào quyền năng thần thánh tự tạo của mình để làm phép ma thuật trong 6 bí tích của Công giáo, khai thác đầu óc yếu kém của tín đồ, và từ đó nắm giữ đầu óc tín đồ, chỉ đạo họ đi theo con đường "quên mình trong vâng phục" Vatican. Giáo hội Công giáo đã nhồi vào đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ, rằng tất cả những gì giáo hội bày đặt ra và bắt tín đồ phải tin đều là thật, và đó là những "bí tích" hay "nhiệm tích", nghĩa là những tích bí mật và màu nhiệm do Chúa đặt ra, cho nên tín đồ chỉ việc tin, không cần hiểu.
Khi trí tuệ nhân loại chưa mở mang thì những cái gọi là "bí tích" hay "tín lý" (dogma) đó được tín đồ tin theo, không bàn cãi. Nhưng tiến hóa là một định luật của vũ trụ trong đó có con người, cho nên, với trình độ hiểu biết của con người ngày nay, những niềm tin mù quáng, vô căn cứ, hoang đường, phi lôgic, phản lý trí, phản khoa học v..v.. vào những "bí tích" trong Công Giáo không còn chỗ đứng nữa, ít ra là trong giới có học, trí thức và khoa học, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội. Trong những xã hội Âu Mỹ, số người đi lễ nhà thờ giảm sút một cách rõ rệt. Điều này chứng tỏ những "bí tích" không còn hấp dẫn đối với những tín đồ có trình độ hiểu biết cao. Hiện tượng nhà thờ vắng khách ở Âu Châu là một sự kiện không ai có thể phủ nhận. Trong khi đó, tại những nước chậm tiến như Phi Châu, Nam Mỹ, Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân và một số ốc đảo ở Việt Nam cũng như trong những cộng đồng đông đảo người Việt di cư, trình độ dân trí còn thấp, cho nên tín đồ Công giáo vẫn còn đi lễ nhà thờ đông đảo và tin vào những cái gọi là "bí tích" mà Giáo hội dạy các tín đồ là do Chúa đặt ra, nhưng thực ra chỉ là Giáo hội đặt ra để tạo quyền lực tự ban cho giới chăn chiên trong việc kiểm soát và nắm giữ đầu óc tín đồ. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều dấu hiệu cho thấy các quốc gia Phi Châu, Nam Mỹ và ngay cả trong những ốc đảo Công giáo ở Việt Nam, con người đã bắt đầu thức tỉnh, song song với sự mở mang dân trí trong những quốc gia này.
Người Công giáo Việt Nam cần phải biết rõ nhiều hơn nữa về chính tôn giáo của mình để có thể thấy rằng, lệ thuộc Vatican, dù là về tâm linh là chuyện phi lý, không có cơ sở trong Thánh Kinh, khoan kể như vậy là tự đặt mình ra khỏi cộng đồng dân tộc, vì Vatican, như một quốc gia, là một ngoại bang, và như một tôn giáo, đã có một lịch sử đẫm máu hàng triệu người vô tội và một lịch sử không mấy tốt đẹp khi truyền vào Việt Nam, biến các tín đồ Công giáo Việt Nam thành tập đoàn những kẻ phản bội quốc gia, và gây nên sự bất hòa giữa Lương và Giáo mà theo Linh Mục Lương Kim Định, xem ra không sao xóa sạch được. Ngày nay, người Công giáo Việt Nam có khuynh hướng trở về với Dân Tộc, ít nhất là theo sự tuyên truyền của Giáo hội Công giáo. Nhưng đại khối dân tộc Việt Nam sẽ chưa vội tin những lời tuyên truyền của Giáo hội, mà sẽ để ý xem việc làm của Giáo hội có đi đôi với lời nói không. Qua những hành động huy động giáo dân, kể cả con nít và các bà già, tụ tập hiệp thông cầu nguyện bất hợp pháp ở một vài nơi như Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa v...v..., và vẫn cúi đầu tuân phục Vatican, thì chúng ta có thể thấy rõ là Giáo hội nói một đàng, làm một nẻo và không hề có thành tâm để trở về với dân tộc.. Đây là một vấn nạn mà người Công giáo Việt Nam nên để tâm suy nghĩ kỹ.
Trong khi Ki Tô Giáo nói chung đang suy thoái trong các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ thì Công Giáo và Tin Lành đều đặt nỗ lực vào việc mang những thứ đang dần dần bị phế thải ở Âu Mỹ để đi truyền đạo, xâm lăng văn hóa các nước Á Châu, trong đó có Việt Nam. Ở một vài địa phương ở Phi Châu và Á Châu, trong những vùng chậm tiến và nghèo khổ, nếu chỉ kể trên con số, Ki Tô Giáo lại có vẻ phát triển, tuy rằng những con số đó, so với mức gia tăng của dân số thì thực sự không phải là một dấu hiệu phát triển. Điều đáng buồn là có một số tín đồ Công giáo cũng như Tin Lành Việt Nam lại khoe khoang là số tín đồ của tôn giáo mình gia tăng, cũng như một số tân tòng Công giáo hay Tin Lành cũng khoe khoang là mình được vào trong "hội thánh". Họ thường vinh hạnh khoe: nay có ông tu sĩ Phật giáo này bỏ Phật theo Chúa, mai có người kia làm chứng lời Chúa v..v.. nhưng tất cả đều chỉ là những nhân vật vô tên tuổi, không ai biết đến, và phần lớn là bịa ra làm chứng láo. Vấn đề là thực chất những điều này không phải là những điều đáng khoe khoang mà trái lại, đó là một sự biểu hiện của ô nhục và ngu đần (A badge of shame and ignorance). Tại sao? Vì thử hỏi, có gì đáng khoe khoang ở cái chuyện đi nhặt những niềm tin thuộc loại hoang đường mê tín mà Âu Châu và Mỹ Châu đang dần dần phế thải về làm của báu cho mình. Âu Châu và Mỹ Châu vốn là cái nôi của Ki Tô Giáo, nhưng ngày nay Ki Tô Giáo ở những phương trời này lại bị phá sản, như học giả Eliezer Berkovits đã viết về "sự phá sản đạo đức của nền văn minh Ki Tô Giáo và sự phá sản Tâm Linh của Ki Tô Giáo" (The moral bankrupcy of Christian civilization and the spiritual bankrupcy of Christian religion) trong cuốn "Đạo Do Thái Trong Thời Kỳ Hậu Ki Tô" (Judaism in the Post-Christian Era). Trong khi nhiều người đã thoát ra để tự thanh tẩy ký ức và để dứt bỏ sự dính líu của mình vào một tôn giáo có một lịch sử tàn bạo nhất thế gian, thì có người lại tự đâm đầu vào cái định chế tôn giáo mà lịch sử ô nhục của nó không ai có thể chối cãi. Đó có phải là điều đáng khoe hay là điều đáng thương hại và tội nghiệp?
Giáo sư Nguyễn Văn Trung, một tín đồ Công giáo, đã nhận định về Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam: "Tòa Thánh có đánh rắm cũng khen thơm" đã nói lên sự thực về bản chất của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam và cùng lúc, sự thành công của Giáo hội hoàn vũ đối với tuyệt đại đa số người Công giáo Việt Nam, một sự thực khá đau lòng đối với tuyệt đại đa số người dân Việt Nam trước sự bất hạnh của 7% dân số theo đạo, nạn nhân của sách lược "ngu dân dễ trị' của một định chế hoàn toàn thế tục nấp sau bộ mặt tôn giáo. Charlie Nguyễn, một trí thức Công giáo đạo gốc, trong một gia đình theo đạo từ đầu, đã phải đau lòng mà viết rằng: Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam phải gánh phần lớn trách nhiệm trong việc nhốt những con chiên của mình vào những chuồng tâm linh tăm tối. Nhưng trách như vậy là Charlie Nguyễn đã lầm, vì đó là chính sách của Giáo hội Công Giáo hoàn vũ, và Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam chẳng qua chỉ gồm những thuộc hạ của Giáo hoàng và của tập đoàn chỉ đạo ở Vatican, và vì chính quyền lợi thế tục của họ mà họ phải duy trì chính sách này. Bởi vậy mà cho đến ngày nay mà tuyệt đại đa số tín đồ Công Giáo Việt Nam, kể cả một số trí thức Công Giáo, vẫn còn tin Giáo hoàng là đại diện của Chúa Giê-su trên trần, có quyền cho họ lên thiên đường hay tuyệt thông họ, và vẫn có những ông Linh mục như Linh mục Vũ Đức ở Detroit rao giảng: "Linh Mục là Chúa thứ hai" (Alter Christus), và sau khi được phong chức linh mục thì các linh mục "đương nhiên là Chúa Ki Tô" v..v.. Thật không có gì có thể lố bịch hơn. Đối với giới hiểu biết thì chẳng làm gì có Chúa thứ nhất, khoan nói đến hơn 5000 "Chúa thứ hai" đã từng đi cưỡng bách tình dục các nữ tu và trẻ con, cùng ăn cắp tiền của nhà thờ như tuần báo Time, số ngày 26 tháng 2, 2007, đã phanh phui, và phạm đủ mọi thứ tội như lịch sử đã ghi rõ.
(xem tiếp bài chót...)
Chú thích:
[1]. BRASILIA (Reuters) - Outraged Indian leaders in Brazil said on Monday they were offended by Pope Benedict's "arrogant and disrespectful" comments that the Roman Catholic Church had purified them and a revival of their religions would be a backward step.
[2]. In a speech to Latin American and Caribbean bishops at the end of a visit to Brazil, the Pope said the Church had not imposed itself on the indigenous peoples of the Americas. They had welcomed the arrival of European priests at the time of the conquest as they were "silently longing" for Christianity, he said.
[3]. AP - Two Wisconsin bishops urged the Vatican office led by Cardinal Joseph Ratzinger — now Pope Benedict XVI — to let them conduct a church trial against a priest accused of molesting some 200 deaf boys, but the Vatican ordered the process halted, church and Vatican documents show.
[4]. Margaret Shepherd from South Ireland, My Life in the Convent, p. 46: You who have never been under this influence, who have from childhood been allowed freedom of speech, liberty of conscience, and who see no distinction between your clergy and laity, you cannot, you never will understand the influence that RC priests have over the laity of their own nationality.
[5]. Judith Hayes trong The Happy Heretic, p. 66-67: Shields revealed that part of her job was to help keep track of the millions of dollars donated to Teresa's "charity" work. Unfortunately, most of that money sat unused in various bank accounts while the sisters literally had to beg for food from local merchants, since "poverty" is supposedly a virtue. If the locals couldn't help out, the soup kitchens did without. This is charity? With millions sitting idle and Teresa constantly asking for more donations, it makes no sense at all.
[6]. Each year in January, for many decades, Roman Catholics have offered eight days of prayer for Church unity. Until 1959, the idea behind those days of prayer, January 8-15, was the hope that the Protestants would "return" to the one true Church, and the Orthodox schism would end.
[7]. Benedict said the "joy" at the growing numbers of churchmen in the developing world is accompanied by "a certain bitterness" because some would-be priests were only looking for a better life. "Becoming a priest, they become almost like a head of a tribe, they are naturally privileged and have another type of life," he said.
[8]. If there is one lesson which History forces upon us, it is this - Keep your children away from the Priest - or he will make them the enemies of Mankind.
[9]. The Romanist priest is primarily a Vatican agent, and is compelled to direct his flock in accordance with the commands which he receives from the Pope's political advisers. He is the pope's policeman - and also his tax collector as well...
It would be wrong of us to blame unduly the priests themselves, because many of them are worthy men who probably (in their heart of hearts), dislike having to carry out many of the actions which the Vatican ordains. [Under Vatican orders, the clergy in Germany, Italy and France had to come out with fulsome praises of Hitler, Mussolini and Pétain. The Cardinal Archbishop of Florence even kissed Mussolini in public] But the iron discipline abounding is such that the impact of the Romanist priest on his flock often amounts to the distressing one of "the blind leading the blind". Whether he is English, American, Peruvian, Polish or Cuban, the Romanist bishop or priest has servilely to carry out orders which he receives from the Back Room Boys in Rome - even when the orders are detrimental to the interests of his own country or if they offend his own powers of Reason. In other words, he is a sort of slave in the Vatican political network. It is small wonder that Roman Catholicism flourishes chiefly in Latin countries with their credulous, superstitious people; while in northern countries, whose people are independently-minded, it is in a minority.
1 2 3 4 Yêu cầu nhà nước quan tâm
Đã đến lúc Công giáo Việt Nam cần phải thức tỉnh ra khỏi cơn mê, theo kịp đà tiến bộ trí thức của nhân loại, và nhận ra sự thật về Công giáo như Công giáo Tây phương. Người Việt Nam nổi tiếng là hiếu học, thông minh, chẳng lẽ lại cứ u mê mãi, không chịu học hỏi sự tiến bộ trí thức của thế giới hay sao? Do đó, Nhà Nước phải có bổn phận giáo dục người Công giáo để họ biết rõ sự thật về đạo Công giáo và hi vọng họ có thể trở về với dân tộc. Hiện nay trên thế giới và trên Internet có tràn ngập những tài liệu về Công Giáo, Nhà Nước cần phải phổ biến càng nhiều càng tốt những tài liệu này qua dịch thuật. Tài liệu bằng tiếng Việt Nam cũng không thiếu. Không có lý do gì mà Nhà Nước không cho phép xuất bản phổ biến những tài liệu này. Công giáo dù chiếm 7% dân số và tín đồ còn rất cuồng tín nhưng trong thời đại này cũng không có cách gì có thể ngăn chặn sự phổ biến những tài liệu nghiên cứu nghiêm chỉnh về Công giáo, những tài liệu đã được phổ biến rộng rãi trong thế giới Tây phương, trong những quốc gia có thể gọi là đa số theo Ki Tô Giáo. Tôi cũng hi vọng Nhà Nước Việt Nam hãy nghĩ tới tương lai xa của đất nước, đặt trọng tâm trên sự bảo tồn, gìn giữ nền văn hóa truyền thống của Việt Nam, và sáng suốt cho phép phổ biến những tác phẩm nghiên cứu về tôn giáo, mọi tôn giáo, đặc biệt là Ki Tô Giáo. Thực ra, không có gì phải lo ngại về vấn đề này vì trình độ người dân Việt Nam ngày nay đã đủ để có thể chấp nhận mọi sự kiện về tôn giáo. Nước Mỹ có khoảng 56% Tin Lành và 23% Công Giáo; Nước Pháp có khoảng 80% theo Công Giáo; Nước Anh phần lớn theo Anh Giáo; Nước Đức có 34% là Tin Lành, 34% là Công Giáo v..v.., nhưng trong các nước này, có tràn ngập những tác phẩm nghiên cứu về Ki Tô Giáo nói riêng, về mọi tôn giáo nói chung, được phổ biến rất rộng rãi, và tuyệt đối không xảy ra vấn đề xung đột giữa các tôn giáo hay các hệ phái Ki Tô khác nhau. Đây là một tấm gương mở mang dân trí mà Việt Nam cần phải noi theo trong thời đại mới ngày nay.
Người Công giáo Việt Nam có thể tự thức tỉnh.
Nhưng thức tỉnh như thế nào? Dễ thôi, chỉ cần xem Công giáo Tây phương đã thức tỉnh như thế nào. Sau đây là một số nhận thức để Công giáo Việt Nam có thể thoát ra khỏi sự mê muội:
Nhận thức được rằng: không có quốc gia Viiệt Nam thì không có người Công Giáo Việt Nam. Vậy bổn phận trên hết của người dân là phải đối với quốc gia dân tộc. Tổng Thống Mỹ Kennedy, tín đồ Công Giáo, cũng đã phải tuyên bố trước quốc dân là nhiệm vụ chính của ông ta là phục vụ nước Mỹ, không phải là Vatican, và Quốc hội Mỹ cũng như người dân Mỹ thường xuyên kiểm điểm đường lối chính trị của ông ta. Không thể vì niềm tin tôn giáo của mình mà từ bỏ quốc gia, phản bội dân tộc, điều mà Công giáo Việt Nam đã làm trong quá khứ, nhất là khi niềm tin đó thuộc loại không thể chứng thực vì những sự thật hiển nhiên đã được phơi bày. Đã đến lúc Công giáo Việt Nam cần phải sám hối về những hành động phản bội dân tộc của Công giáo trong quá khứ mà lịch sử đã ghi rõ và long trọng thề trước Chúa của Công giáo là sẽ không tái phạm. Sự lệ thuộc và tuân phục Vatican là bức tường đá ngăn cách giữa Công giáo Việt Nam và dân tộc. Công giáo Việt Nam phải có can đảm phá đổ bức tường đó. Đây là điều kiện tất yếu để Công giáo thực sự trở về với dân tộc như Công giáo đã từng tuyên truyền.
Nhận thức được rằng: Giáo hoàng John Paul II đã chính thức công nhận trước thế giới Big Bang là nguồn gốc của vũ trụ, Tiến Hóa là nguồn gốc của con người, và không làm gì có tội tổ tông, không làm gì có thiên đường trên các tầng mây, không làm gì có hỏa ngục dưới lòng đất. Như vậy, mang con trẻ đi rửa tội là chuyện mê tín, và hi vọng lên thiên đường sau khi chết chỉ là một ảo vọng.
Nhận thức được rằng: Chúa Giê-su thực ra chỉ là một thường dân Do Thái sống với ảo tưởng mình là con Thượng đế của người Do Thái và được Ki Tô Giáo tôn lên làm Chúa Cứu Thế. [Russell Shorto: Kết luận của đa số học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô đã nghiên cứu về nhân vật trong 200 năm nay]. Do đó vai trò cứu chuộc hay cứu rỗi của Chúa Giê-su chỉ là mánh mưu của Giáo hội để mê hoặc tín đồ, không làm gì có thực. Cũng vì vậy mà Giám mục John Shelby Spong đã đòi phải dẹp bỏ vai trò cứu thế (rescuer) của Giê su [Xin đọc bài "Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ": http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN37.php , của Giám mục John Shelby Spong] , và Linh Mục James Kavanaugh đã coi vai trò cứu rỗi của Giê-su chỉ là một huyền thoại [Xin đọc bài "Huyền Thoại Cứu Rỗi" [http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN36.php,.] của Linh Mục James Kavanaugh.]
Nhận thức được rằng: tất cả những gì viết trong bốn Phúc Âm về Giê-su sinh ra từ một nữ trinh, đã làm những phép lạ, chịu đóng đinh để chuộc tội cho nhân loại, chết đi rồi sống lại và bay lên trời, chỉ là những huyền thoại của dân tộc Do Thái trong thời bán khai. [Kết luận của một số Linh mục, Mục sư và các nhà Thần Học Ki Tô Giáo và đa số các học giả nghiên cứu về Ki Tô Giáo]
Nhận thức được rằng: "bánh thánh" không phải sự biến thể của thịt và máu Chúa mà đó chỉ là trò ma thuật của giới chăn chiên để huyễn hoặc đầu óc cả tin của tín đồ. Không làm gì có chuyện một mẩu bánh làm bằng bột thường, sau khi được ông linh mục hoa tay làm phép, lẩm bẩm vài câu bằng tiếng La-Tinh - HOC EST ENIM CORPUS MEUM -, mẩu bánh đó đã được thánh hóa và trở thành đích thực là thịt và máu Chúa của họ. Đó là sự lừa bịp của giới chăn chiên chứ không phải là sự thực, và niềm tin vào đó không phải là niềm tin dựa vào "trí tuệ" mà chỉ là niềm tin mù quáng, thiếu hiểu biết. David Hume đã nhận định: "Trong tất cả các tôn giáo thì tôn giáo vô lý và vô nghĩa nhất là tôn giáo mà những người hiến thân cho Chúa, sau khi đã tạo ra Chúa, lại đi ăn thịt Chúa của họ." (Of all religions, the most absurd and nonsensical is that whose votaries eat, after having created, their deity.)

Công Giáo Tây Phương Đã Tỉnh

1. Sách lược che dấu sự thật suốt 2000 lịch sử 2 3 4
Trong Phúc Âm John 8:32, Chúa Giê-su phán: "Rồi các ngươi sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ cởi trói cho các ngươi" [Then you will know the truth, and the truth will set you free]. Nhưng thật là kỳ lạ, trong suốt 2000 lịch sử của Công giáo, các Giáo hoàng, đại diện của Chúa trên trần, các bậc chăn chiên, Chúa thứ hai, và các con chiên, nhất là con chiên Việt Nam, lại rất sợ sự thật. Samuel Butler đã chẳng từng nói: "Công giáo không sợ bất cứ cái gì khác, mà chỉ sợ có sự thật".
Nhận định của Samuel Butler không sai nếu chúng ta biết là, sách lược che dấu sự thật trước đám con chiên thấp kém là sách lược cốt tủy của Giáo hội Công Giáo.
Tại sao Giáo hội phải làm như vậy? Vì quyền lực thế tục cũng như tài sản của Giáo hội Công Giáo tùy thuộc ở số đông tín đồ nên Giáo hội rất sợ tín đồ biết đến cái bản chất thực sự của Giáo hội cũng như những sai lầm trong Thánh Kinh, những sai lầm mà chính giáo hoàng hay giáo hội cũng không thể phủ nhận, nhưng không bao giờ dám cho đàn chiên của mình biết. Chúng ta nên nhớ rằng đã một thời Giáo hội cấm tín đồ đọc Thánh Kinh, vi phạm luật này có thể bị xử tịch thu tài sản, bị vạ tuyệt thông, hay bị tử hình.
Giáo hội Công Giáo muốn giữ độc quyền giải thích Thánh Kinh, thường chỉ là những đoạn chọn lọc kỹ ngoài ngữ cảnh bất kể đến những mâu thuẫn và những đoạn không thể đọc được trong Thánh Kinh, và tín đồ chỉ có việc nghe theo vì không thể nào biết được những giải thích đó đúng hay sai, có trong Thánh Kinh hay có phù hợp với những điều viết trong Thánh Kinh hay không? Giáo hội Công giáo diễn giải những đoạn đã chọn lọc kỹ đó cùng với những tín lý giáo hội dựng ra theo ý giáo hội bất kể sự thật, và cũng lẽ dĩ nhiên tuyệt đại đa số tín đồ cũng chỉ biết về đạo của họ qua những lời diễn giảng một chiều này.
Giáo lý của Giáo hội đặt nặng trên truyền thống của Giáo hội, nghĩa là đặt nặng trên những điều "Giáo hội dạy rằng.." dù rằng những điều này không hề có trong Thánh Kinh, và với "đức vâng lời", con đường duy nhất để tín đồ sau khi chết sẽ được lên thiên đường, một cái bánh vẽ trên trời theo Mục sư Ernie Bringas, cho nên Giáo hội dạy sao thì tín đồ cứ tin vậy..
Thật vậy, chúng ta có thể đọc câu sau đây trong cuốn Giáo Lý Của Giáo Hoàng (The Pope's Catechism) của J. Sheatsley, trang 80:
Tín đồ Công giáo phải tin tất cả những gì Thiên Chúa đã mạc khải và tất cả những gì Giáo hội Công giáo dạy, bất kể là những điều đó có hay không có trong Thánh Kinh. Vì Truyền Thống Công giáo (nghĩa là những gì giáo hội dạy) và Thánh Kinh đều do Thiên Chúa mạc khải.
(A Catholic must believe all that God has revealed and the Catholic Church teaches, whether it is contained in Holy Scripture or not. Because Catholic Tradition and Holy Scripture were alike revealed by God)
Và chúng ta không thể không nhắc lại câu nói thời danh của Thánh Ignatius of Loyola (1491-1536), người sáng lập dòng Tên: "Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng tin rằng cái mà chúng ta thấy là trắng thực sự là đen, nếu hàng giáo phẩm trong Giáo hội Công Giáo quyết định như vậy." (We should always be disposed to believe that which appears white is really black, if the hierarchy of the Church so decides).
Giáo hội Công giáo đã viện cái gọi là "mạc khải của Thiên Chúa" để tự tạo quyền lực cho mình. Nhưng điều này chỉ có thể thuyết phục được đám tín đồ mà tuyệt đại đa số thuộc loại thất học trong thời bán khai và Trung Cổ, nhất là trong những thời đại mà Giáo hội giữ độc quyền đọc và diễn giảng Thánh Kinh, cùng cầm quyền sinh sát trong tay. Nhưng từ thế kỷ 16, khi mà cuốn Thánh Kinh được dịch ra các tiếng địa phương và người dân được tự do đọc Thánh Kinh thì người ta đã khám phá ra rằng cuốn Thánh Kinh chứa rất nhiều mâu thuẫn cùng những điều sai lầm về khoa học và thần học, do đó, tuyệt đối không phải là sản phẩm "mạc khải" của một thiên chúa toàn năng, toàn trí....
Cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo đã được các học giả Tây phương nghiên cứu phân tích kỹ hơn bất cứ cuốn sách nào khác. Và kết quả nghiên cứu về cuốn Thánh Kinh trong vòng 200 năm gần đây của các học giả Tây phương đã đi đến kết luận:
"Các học giả Âu Châu đã phân tích Thánh Kinh kỹ hơn bao giờ hết, và kết luận của họ là: Thánh Kinh không phải là cuốn sách do Thiên Chúa mạc khải mà viết ra, như các Ki Tô hữu đã thường tin từ lâu, do đó không thể sai lầm. Thật ra, đó là, một hợp tuyển lộn xộn những huyền thoại cổ xưa, truyền thuyết, lịch sử, luật lệ, triết lý, bài giảng đạo, thi ca, chuyện giả tưởng, và một số ngụy tạo rất hiển nhiên." [1]
Và Giám mục Tin Lành John Shelby Spong đã khai sáng thêm vấn đề "mạc khải" qua đoạn sau đây:
"Thánh Kinh không phải là lời mạc khải của Thượng đế.. Nó chưa từng là như vậy bao giờ! Các sách Phúc Âm không phải là những tác phẩm không có sai lầm, khải thị bởi Thiên Chúa. Chúng được viết ra bởi những cộng đồng có đức tin, và chúng biểu thị ngay cả những thiên kiến của các cộng đồng đó. Trong các sách Phúc Âm không phải là không có những mâu thuẫn nội tại đáng kể hay những quan niệm đạo đức và trí thức làm cho chúng ta ngượng ngùng, xấu hổ."
(John Shelby Spong, Why Christianity Must Change Or Die, p. 72) [2]:
Nhưng Thánh Kinh không phải là cuốn sách duy nhất mà Giáo hội Công giáo cấm tín đồ đọc. Sách lược chính của Giáo hội Công giáo là trói tín đồ vào trong vòng đen tối trí thức và mê hoặc tâm linh để dễ bề ngự trị. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua vài sự kiện sau đây.
Lịch sử Công giáo cho thấy rằng:
"Giáo hội Công giáo đã có những tác động tàn phá trên xã hội.Khi Giáo hội nắm được vai trò lãnh đạo, hoạt động trong những ngành y khoa, kỹ thuật, khoa học, giáo dục, lịch sử, nghệ thuật và thương mại đều sụp đổ.Âu Châu đi vào những Thời Đại Đen Tối.Tuy Giáo hội vơ vét được một tài sản to lớn trong những thế kỷ đó, hầu hết những gì định nghĩa cho văn minh đã biến mất." (Helen Ellerbe, The Dark Side of Christian History, p. 50) [3]
Nhận định của Helen Ellerbe không sai nếu chúng ta biết đến chủ trương của Giáo hội Công Giáo qua những hành động ngăn chận sự tiến bộ trí thức của nhân loại như:
• Giữ độc quyền giáo dục với chính sách làm cho nhân dân ngu muội, tối tăm.
• Đốt sách vở ghi chép những kiến thức cổ xưa của nhân loại.
• Ngụy tạo và viết lại lịch sử với mục đích chứng thực đức tin của Công Giáo.
• Hủy diệt các nền văn hóa phi Ki-Tô.
Từ 1559, Giáo hội đã đưa ra danh sách những sách cấm tín đồ đọc, vi phạm "luật thánh" này sẽ bị vạ tuyệt thông. Tuyệt thông hay rút phép thông công là hình phạt của Giáo hội Ca-tô áp dụng đối với các con chiên ghẻ không tuân phục và vâng lời giáo hội. Hình phạt này có nghĩa là những người bị phạt không còn quyền hưởng các "bí tích" trong Công Giáo, và do đó Giáo hội không cho họ hiệp thông với Chúa của họ. Hình phạt này vẫn được Giáo hội sử dụng ngày nay. Thật vậy, theo bản tin trên VietCatholic News (Thứ Năm 29/05/2008 16:32) thì:
Vatican- Thứ năm ngày 29/05/08, Toà Thánh phổ biển một sắc lệnh đe dọa rút phép thông công ngay lập tức với những ai truyền chức linh mục cho giới nữ, biện pháp này cũng sẽ liên quan đến những phụ nữ được truyền chức linh mục.
Nhưng thật ra vạ "tuyệt thông" hay "rút phép thông công" của Công giáo là gì? Đối với những tín đồ thấp kém, nhẹ dạ, cả tin, "tuyệt thông" hay "rút phép thông công" là một vũ khí hù dọa hữu hiệu, vì họ đã được nhồi vào đầu từ khi còn nhỏ là muốn hiệp thông với Chúa thì phải đi qua các trung gian như Linh mục, Giám mục, Giáo hoàng hay "Tòa Thánh". Nhưng đối với giới trí thức, ngay cả trong giáo hội, thì đó chỉ là một biện pháp hù dọa đáng khinh, vì nó vô giá trị, vô nghĩa, lỗi thời, và nhất là dựa vào một quyền lực tự phong, không có một căn bản nào có thể thuyết phục được những người có đầu óc. Thật vậy, trong cuốn Thượng đế Chưa Chết: Từ Sự Sợ Hãi Tôn Giáo Đến Sự Tự Do Tâm Linh (God Lives: From Religious Fear To Spiritual Freedom), Linh Mục James Kavanaugh đã vạch rõ cho chúng ta thấy bản chất và ý nghĩa của Hình Phạt Hù Dọa Tuyệt Thông Của Tòa Thánh, trang 39:
Tôi thấy khó mà có thể tin được là trong thời đại kỹ thuật không gian này mà một đoàn thể tôn giáo (Công giáo. TCN) lại có thể quá lỗi thời để tin rằng một hình phạt thuộc loại huyền thoại như vậy vẫn còn có ý nghĩa gì đối với con người.
...Tuyệt thông, trong nhiều thế kỷ, đã là vai trò của giới quyền lực đóng vai Thượng đế . Đó là sự chối bỏ sự tự do suy tư của con người một cách vô nhân đạo và phi-Ki-tô. Nhưng nhất là, nó đã là nỗ lực điên cuồng của một quyền lực, vì quá lo sợ mất đi quyền lực của mình, nên phải kiểm soát tín đồ thay vì hướng dẫn họ đi tới một tình yêu thương tự do và trưởng thành.[4]
Theo Wikipedia thì danh sách những ấn phẩm mà Giáo hội Công giáo kiểm duyệt và cấm tín đồ đọc là danh sách những ấn phẩm mà Giáo hội kiểm duyệt, cho rằng nguy hiểm đến chính Giáo hội và đức tin của các tín đồ [The Index Librorum Prohibitorum ("List of Prohibited Books" or "Index of Forbidden Books") is a list of publications which the Catholic Church censored for being a danger to itself and the faith of its members.], nhưng thực ra chỉ là để che dấu những sự thật về những giáo lý của Giáo hội và giữ tín đồ trong vòng ngu dốt để dễ trị. Trong danh sách những cuốn sách cấm đọc, với 32 ấn bản trong hơn 400 năm, từ 1559 đến 1966, chúng ta có thể đếm được 6892 đầu sách cấm tín đồ đọc, và trong mỗi ấn bản đều chứa những luật của Giáo hội về vấn đề đọc sách, bán sách và kiểm duyệt sách. [The various editions also contain the rules of the Church relating to the reading, selling and censorship of books.] Bởi vậy chúng ta không lấy gì làm lạ khi thấy kiến thức của tuyệt đại đa số tín đồ Công giáo các cấp quá thiếu sót, nghèo nàn, về chính tôn giáo của mình, cho nên thường không đủ khả năng để đối thoại một cách nghiêm chỉnh về những vấn nạn của Công giáo.
Nhưng chúng ta phải công nhận là, làm cho đầu óc của các tín đồ biến thành đầu óc của các con chiên, cúi đầu đi theo sự chăn dắt của giới chăn chiên, tin tất cả những gì "bề trên" dạy, đi kèm với sách lược cấm tín đồ đọc Thánh Kinh, cùng cấm đọc những tác phẩm, báo chí v..v.. mà giáo hội không cho phép để nhốt đầu óc của các tín đồ vào cái ngục tù tâm linh của giáo hội là sự thành công lớn nhất của Giáo hội Công giáo.
Ngoài ra, để nắm giữ đầu óc tín đồ từ ngày sinh ra đời đến ngày chết, và để tạo quyền lực cho giới chăn chiên trước đàn con chiên thấp kém, Giáo hội Công Giáo còn dựng lên những màn ảo thuật gọi là "bí tích" [sacraments], những lễ tiết tín đồ bắt buộc phải tin hiệu năng huyền nhiệm của chúng theo như những lời "giáo hội dạy rằng", dù giáo hội "bí đặc", không làm sao giải thích được tại sao lại phải tin như vậy, vì bản chất những "bí tích" này thuộc loại mê tín dị đoan. Giáo hội dạy rằng mọi "bí tích" này là do Chúa Giê-su lập ra, và con chiên nghe đến Chúa là mất hết lý trí, chỉ việc nhắm mắt tin theo. Trong cuộc thảo luận sau khi trình chiếu cuốn phim tài liệu The Lost Tomb of Jesus của đài Discovery, khi được hỏi ý kiến về những sự kiện khoa học khám phá ra trong phim, một ông linh mục đã thản nhiên trả lời: "Đức tin là về sự huyền nhiệm, không về khoa học" [Faith deals with mystery, not science]
Chúng ta hãy tự hỏi nền giáo dục Công giáo thuộc loại nào khi ra lệnh cấm tín đồ không được đọc cuốn Thánh Kinh và gần 7000 cuốn sách nằm trong danh sách những cuốn "cấm đọc" của Giáo hội Công giáo. Nhưng tiến hóa là một định luật của nhân loại, làm sao mà giáo hội có thể ngăn chận được sự tiến bộ trí thức của nhân loại? Khi mà giáo hội không còn nắm toàn quyền sinh sát và giáo dục toàn dân như ở Âu Châu trước đây, và người dân đổ xô đi học các trường học công cộng (public schools), thì xảy ra một nghịch lý. Giáo hội cấm thì cứ cấm, còn các trường học công cộng vẫn cứ dạy học trò về những tác giả bị cấm, vì các tác giả này thuộc chương trình học về tư tưởng, triết lý, và văn chương nhân loại. Và tuy danh sách những sách cấm đọc đã được bãi bỏ từ năm 1966, ngày nay giáo hội vẫn khuyên các con chiên đừng đọc những sách thuộc loại nguy hiểm, bảo đó chỉ là sự hướng dẫn đạo đức chứ không phải là luật cấm. [Today the Church may issue an "admonitum," a warning to the faithful, that a book might be dangerous. It is only a moral guide, however, without the force of ecclesiastical law."] Nhưng vì truyền thống "quên mình trong vâng phục" của các tín đồ, và vì tín đồ được thường xuyên nhắc nhở về "đức vâng lời" cho nên khi một ông linh mục hay giám mục "khuyên" tín đồ không nên đọc cuốn sách nào thì lời "khuyên" đó chính là một lệnh, tín đồ sẽ không dám đọc cuốn sách đó, vì họ đã được dạy là không vâng lời "bề trên" thì sẽ bị "Chúa phán xét", linh hồn không được "cứu rỗi".
Nhưng nay Tây phương thực sự đã thức tỉnh, thức tỉnh vì những sự thật về Ki Tô Giáo đã giải phóng Tây phương ra khỏi ngục tù tâm linh sau bao thế kỷ bị Giáo hội Công giáo trói buộc và giam giữ. Và sự thức tỉnh của Tây phương đã đưa đến sự suy thoái không phương cứu vãn của Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo nói riêng. Đây là một sự kiện không ai có thể chối bỏ. Nghiên cứu kỹ vấn đề, chúng ta thấy thật ra sự thức tỉnh của Tây phương không phải trong thời đại này mới xảy ra mà đã bắt nguồn từ sự tiến bộ trí thức của con người ít ra là từ cuộc Cách Mạng Khoa Học (The Scientific Revolution) vào đầu thế kỷ 17, từ Thời Đại Lý Trí (The Age of Reason) vào thế kỷ 18, Thời Đại Khai Sáng (The Age of Enlightenment) vào thế kỷ 19, và Thời Đại Phân Tích (The Age of Analysis) vào thế kỷ 20. Những thời đại này đã kéo con người Tây phương ra khỏi Thời Đại Của Đức Tin (The Age of Faith), một thời đại mà sự thống trị của Công Giáo La-mã đã đưa Âu Châu vào 1000 tăm tối được biết dưới tên Thời Đại Trung Cổ (The Middle Ages) hay Thời Đại Hắc Ám (The Dark Ages), hay Thời Đại Của Sự Man Rợ Và Đen Tối Trí Thức (The age of barbarism and intellectual darkness).
Những thời đại bắt nguồn từ sự tiến bộ trí thức của con người như trên đã từ từ văn minh hóa Công Giáo La-mã, hay nói đúng hơn, theo John E. Remsburg, đã tước khỏi những bàn tay đẫm máu của Công Giáo La-mã những bó củi để thiêu sống người và những thanh gươm để giết người. Mặt khác, sau khi Martin Luther ly khai với giáo hội Công Giáo La-mã vào đầu thế kỷ 16, không công nhận chế độ giáo hoàng, để lập ra hệ phái Ki-Tô Phản Đối (Protestantism) mà chúng ta thường biết dưới cưỡng từ Tin Lành, thì Thánh Kinh bắt đầu được dịch ra những tiếng địa phương, và cũng bắt đầu từ đó, những công cuộc nghiên cứu Thánh Kinh và về nhân vật Giê-su trong Thánh Kinh phát triển. Kết quả của những công cuộc nghiên cứu này đưa đến hình ảnh của một Giê-su như là một người Do Thái thường, sống với ảo tưởng mình chính là con của Thượng đế của người Do Thái và là cứu tinh của dân tộc Do Thái. Hình ảnh lịch sử này khác hẳn với hình ảnh thần linh có khả năng làm những phép lạ và có khả năng cứu rỗi mà giáo hội Công Giáo La-mã đã tạo dựng lên. Và cũng từ đây, những tín lý, tín điều, cũng như những lễ tiết có tính cách mê hoặc mà giáo hội Công Giáo La-mã gọi là "bí tích" đã không còn chỗ đứng trong những xã hội Tây phương, ít ra là trong giới thức giả hiểu biết, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội, và cũng còn ở trong quảng đại quần chúng.
Thực chất của Ki Tô Giáo đã được các học giả nghiên cứu kỹ trong vòng 200 năm gần đây, bác bỏ mọi huyền thoại mà Ki Tô Giáo dựng lên, những chuyện thuộc loại hoang đường, mê tín cổ xưa đó bắt buộc phải ra khỏi đầu óc của con người, nhường chỗ cho những sự kiện khoa học và những thực tế xã hội.. Một cuốn sách điển hình về hiện tượng giải hoặc Ki Tô Giáo này là của Uta Ranke-Heinemann, người phụ nữ duy nhất trên thế giới chiếm được ngôi vị giáo sư thần học Công giáo của giáo hội Công giáo [the first woman in the world to hold a chair of Catholic theology], cuốn "Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con" (Putting Away Childish Things, HarperCollins, 1995). Những chuyện trẻ con nào? Đó là những tín lý căn bản của Ca-Tô Giáo: "Tư cách thần thánh của Chúa Ki Tô"; "Sinh ra từ một nữ trinh"; "ngôi mộ trống"; "Ngày Thứ Sáu tốt đẹp"; "Phục sinh"; "Thăng Thiên"; "Bị hành quyết để chuộc tội"; "Hỏa ngục" [The divinity of Christ, The Virgin mother, Good Friday, Easter, Resurrection, Ascension, Redemption by execution, Hell].
Tác giả trích dẫn câu 1 Corinthians 13:11 ở ngay đầu cuốn sách: "Khi tôi còn là một đứa trẻ, Tôi nói như một đứa trẻ, tôi hiểu như một đứa trẻ, tôi nghĩ như một đứa trẻ; Nhưng khi tôi trở thành một người trưởng thành, tôi dẹp bỏ những chuyện của trẻ con" [When I was a child, I spoke as a child, I understood as a child, I thought as a child; But when I became an adult, I put away childish things.]
Trong cuốn "Theo Đúng Như Trong Sách: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Của Quyền Lực Thánh Kinh" (Going By the Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority), Mục sư Ernie Bringas, tốt nghiệp môn thần học tại đại học United Theological Seminary ở Dayton, Ohio, cũng đưa ra một nhận định tương tự::
Với sự tái khám phá phương pháp khoa học trong thế kỷ 16 ở Âu Châu và sự tiến triển tiếp theo của thời đại Khai sáng trong thế kỷ 18, một sự phân tích Thánh Kinh một cách thuần lý hơn là điều không thể tránh được. Trong một thế giới đang trở thành hướng theo tinh thần khoa học, những mô tả về Chúa đi trên sóng, về ma quỷ, thiên thần, những câu chuyện về sự sống lại của Chúa, và nhiều hiện tượng khác, càng ngày càng khó có thể chấp nhận như là những sự thực lịch sử.
Trong những năm 1835-1836, cuốn "Khảo Sát Cặn Kẽ Về Đời Sống của Giê-su" (The Life of Jesus Critically Examined) của D. F. Strauss đã quy một số chuyện trong Tân Ước là "huyền thoại" và định nghĩa những câu chuyện phi lịch sử như trên là sự biểu thị của một chuỗi những ý tưởng tôn giáo. Ngày nay, kết quả những cuộc nghiên cứu phân tích tiếp tục hỗ trợ và xác nhận sự khẳng định này. Đa số các học giả coi những chuyện trong Tân Ước và bảy giáo lý giáo hội đưa ra sau đây đều là huyền thoại:
1. Đức Mẹ đồng trinh
2. Hiện thân của Chúa (Thượng đế hiện thân thành người, nghĩa là, Thượng đế là Giê- su.)
3. Nhiệm vụ chuộc tội của Chúa [kế hoạch cứu rỗi]
4. Sự sống lại của Chúa.
5. Sự thăng thiên của Chúa (Thân xác Chúa bay lên trời 40 ngày sau khi sống lại)
6. Chúa trở lại trần (để làm sống lại những người chết cho ngày phán xét cuối cùng)
7. Ngày phán xét cuối cùng (Thiên Chúa phán xét mọi người khi Giê su trở lại trần thế) [4a]
(xem tiếp đoạn sau)...>>>
[1] European scholars were scrutinizing the Bible more closely than ever before. They had concluded that the Bible was not, as Christians had long believed, a book dictated by God and therefore infallibly true. It was, instead, a disorderly anthology of ancient myths, legends, history, law, philosophy, sermons, poems, fiction, and some outright forgeries
[2] The Bible is not the word of God... It never has been! The Gospels are not inerrant works, divinely authored. They were written by communities of faith, and they express even the biases of the communities. The Gospels are not without significant internal contradictions or embarrassing moral and intellectual concepts
[3] The Catholic Church had devastating impact upon society.As the Church assumed leadership, activity in the fields of medicine, technology, science, education, history, art and commerce all but collapsed.Europe entered the Dark Ages.Although the Church amassed immense wealth during these centuries, most of what defines civilization disappeared.
[4] I found it hard to believe that in the age of space technology a religious body could be so out of touch as to believe such a mythological penalty could have any meaning left for man.
...Excommunication had for centuries been authority's way of playing God. It was the inhuman and unchristian denial of man's freedom of conscience. But most of all it had been a deeply frigtened authority's frantic effort to dominate and control men and woman rather than to direct them toward freedom and maturity
[4a] With the rediscovery of the scientific method in 16th-century Europe and the subsequent evolvement of the Enlightenment during the 18th-century, it was inevitable that a more rational analysis of Scripture would occur. In a world becoming scientifically oriented, descriptions of walking on water, of demons, angels, resurrection stories, and other phenomena grew increasingly unacceptable as historical realities.
In 1835-1836, The Life of Jesus Critically Examined, by D. F. Strauss, referred to some NT narratives as "myth" and defined those unhistorical elements as expressing a series of religious ideas. Today, analytical studies continue to support and confirm this assertion. The majority of scholars regard the following NT accounts and Church-developed doctrines as myth:
1. The virgin birth
2. The Incarnation (God in human form; that is, God as Jesus)
3. The work of Atonement (plan for salvation)
4. The resurrection
5. The ascension (Jesus' bodily ascent into heaven 40 days after the resurrection)
6. The Second Coming (the return of Jesus to raise the dead and to summon all to the Last Judgment)
7. The Last Judgment (the judgment of all by God at Christ's Second Coming
1 2. Sự thức tỉnh của Tây phương : Những sự kiện 3 4
Khi mà những nhà thần học Công giáo như Uta Ranke-Heinemann, Tin Lành như Mục sư Ernie Bringas, Giám Mục John Shelby Spong và nhiều bậc lãnh đạo khác trong Ki Tô Giáo đã nhận thức được rằng, những tín lý mà nền thần học Ki Tô Giáo tạo ra về Giê-su chỉ là những huyền thoại để cho trẻ con tin, hoặc cho những người lớn có đầu óc ở trình độ của trẻ con, thì tất nhiên Ki Tô Giáo phải suy thoái. Thật vậy, chính Giáo hoàng và hàng giáo phẩm Công giáo cũng không còn tin vào những huyền thoại như trên nữa. Sau đây là vài sự kiện chứng minh.
Từ năm 1981, tòa thánh Vatican đã mời một số chuyên gia đến để cố vấn cho tòa thánh về vũ trụ học. Cuối cuộc hội thảo, các chuyên gia được giáo hoàng John Paul II tiếp kiến. Ông ta nói với các khoa học gia là "cứ tự nhiên nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ sau sự nổ lớn (big bang), nhưng không nên tìm hiểu về chính lúc nổ vì đó là lúc sáng tạo, do đó là tác phẩm của Thượng đế." (Stephen Hawking, A Brief History of Time, p. 116) [5]:. Chúng ta nên để ý, căn bản thuyết Big Bang đã được công nhận là đúng dù năm 1981, thuyết Big Bang chưa được hoàn chỉnh cho đến khi dò ra được bức xạ nền [background radiation] trong vũ trụ vào năm 1992, và rồi những vân trong bức xạ nền v..v...nhưng Giáo hoàng cũng đã phải công nhận vũ trụ này sinh ra từ một Big Bang. Big Bang là hiện tượng nổ bùng của một dị điểm (singularity) vô cùng đặc, vô cùng nóng, nguồn gốc của vũ trụ ngày nay, và đã xảy ra cách đây khoảng 13.7 tỷ năm chứ không phải là chỉ có từ 6000-10000 năm do sự "sáng tạo" (sic) của Thượng đế Ki-tô giáo như được viết trong Kinh Thánh, được coi như những lời không thể sai lầm của Thượng đế.
Rồi đến năm 1996, giáo hoàng John Paul II đã thú nhận trước thế giới là "thân xác con người có thể không phải là một sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần". Ngài nói: "những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận thuyết tiến hóa hơn là một giả thuyết". [6]
Chấp nhận thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ, thuyết tiến hóa về nguồn gốc con người, chấp nhận con người không phải là do Thượng đế tạo ra tức thời mà chính là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần và lâu dài, giáo hoàng đã phá tan thuyết sáng tạo của Thượng đế, cùng huyền thoại về Adam và Eve là tổ tông loài người do Thượng đế tạo dựng từ đất sét, và kéo theo không làm gì có chuyện Adam và Eve sa ngã tạo thành tội tổ tông. Do đó, vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Giê-su chỉ là những luận điệu thần học lừa dối của giới giáo sĩ Ki Tô Giáo khi xưa, được tiếp tục đưa ra không ngoài mục đích khai thác lòng mê tín của một số người, huyễn hoặc và khuyến dụ họ tin vào những điều không thực.
Tháng 7 năm 1999, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất, Giáo Hoàng đã bắt buộc phải tuyên bố: "thiên đường không phải là một nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng mây" (Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the clouds), và "Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành động mà con người đã làm trong đời này" (Hell is not a punishment imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life). Như vậy là Giáo Hoàng đã bác bỏ phần giáo lý quan trọng nhất của giáo hội Công giáo: "người nào tin Chúa thì sẽ được Chúa cho lên thiên đường sống cuộc sống đời đời bên ngài, kẻ nào không tin sẽ bị Chúa phán xét đày vĩnh viễn xuống hỏa ngục ở trong lòng đất". Thiên đường, cái bánh vẽ trên trời mà Giáo hội thường dùng để khuyến dụ những người nhẹ dạ cả tin, và một hỏa ngục để hù dọa những người yếu bóng vía, sau cùng đã không còn tác dụng gì đối với nhân loại trong thời đại văn minh tiến bộ ngày nay.
Chúng ta thấy, từ những công cuộc nghiên cứu mới nhất về Thánh Kinh, về nhân vật Giê-su, về Ki Tô Giáo nói chung, giới thức giả Tây phương đã thức tỉnh và nhận ra rằng, từ thế hệ này qua thế hệ khác, trải qua 2000 năm lịch sử, từ khi Giê-su sinh ra đời, con người Tây phương đã bị giam chặt trong một đức tin thuộc loại mù quáng, không cần biết, không cần hiểu. Hơn nữa, trước những cảnh chiến tranh triền miên, thiên tai, bệnh tật, cảnh khổ, cảnh chết đói ở những nước kém mở mang ở Phi Châu, bất cứ người nào còn có đầu óc suy tư đều không còn có thể chấp nhận luận điệu thần học về một Thiên Chúa toàn năng, toàn trí, và những thuộc tính của Thiên Chúa như : "Thiên Chúa quá thương yêu thế gian...", "Giê-su yêu tất cả mọi người", "Giê-su đến để mang một tin vui, tin vui tình thương, tin vui tự do..." v..v.. Chỉ có những đầu óc trong đó có một khuyết tật hay một điểm mù tôn giáo mới có thể còn tin như vậy.
Sự thức tỉnh của Tây phương không chỉ thuần túy là vì những giá trị mạc khải của tín ngưỡng Ki Tô Giáo nay đã sụp đổ, vì những giáo lý, bí tích v..v... ngày nay đã không còn mấy giá trị trong thế giới Tây phương, mà còn vì một khía cạnh khác không kém phần quan trọng. Đó là cái lịch sử ô nhục đẫm máu của Ki Tô Giáo, đặc biệt là Công giáo, đã làm cho thế giới thấy rằng đó chỉ là những tổ chức thế tục, buôn thần bán thánh, nấp sau bộ mặt tôn giáo. Ngày nay, các học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô đã phanh phui ra rằng lịch sử Ki Tô Giáo còn cái mặt đen tối, và nếu đặt lên cán cân thì mặt này sẽ nặng trĩu trên cán cân. Sau đây là vài lời thú nhận của chính giáo hoàng John Paul II của Công Giáo La-mã.
1994: Trong một mật thư gửi cho các hồng y, về sau bị lộ ra cho báo chí Ý, giáo hoàng John Paul II đặt câu hỏi: "Làm sao mà chúng ta có thể tiếp tục yên lặng trước nhiều hình thức bạo tàn mà giáo hội đã phạm phải nhân danh đức tin - chiến tranh tôn giáo, những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo và những hình thức vi phạm nhân quyền khác?"(Chicago Tribune, June 5, 1995) [7]:
1995: Giáo hoàng John Paul II thúc giục Giáo Hội Ca Tô Rô Ma hãy nắm lấy cơ hội "đặc biệt thuận lợi" của một thiên niên kỷ mới để ghi nhận "cái mặt đen tối của lịch sử giáo hội (Công giáo)" [8]
Rồi đến ngày 12 tháng 3 năm 2000, trong một cuộc "thánh lễ" công cộng tại "thánh đường" Phê-rô, Giáo hoàng cùng một số hồng y, tổng giám mục, trong đó có tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận, đại diện cho "hội thánh" Công giáo, đã chính thức "xưng thú 7 núi tội ác" đối với nhân loại của Công giáo. 7 núi tội ác này, qua gần 20 thế kỷ, đã đưa đến những thảm họa to lớn cho nhân loại như "thập ác chinh" (thường được gọi một cách sai lầm là "thánh chiến" vì bản chất những cuộc chiến này rất man rợ, bạo tàn chứ chẳng có gì là "thánh" cả), tòa hình án xử dị giáo, bách hại dân Do Thái, kỳ thị phái nữ, liên kết với thực dân để truyền đạo với sách lược xâm lăng văn hóa, mưu toan thống trị và có thái độ thù nghịch với các tôn giáo khác v..v.. Hành động "xưng thú 7 núi tội ác" này đã làm cho những lời tự nhận của giáo hội mà giáo hội thường nhồi nhét vào đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ, rằng Công giáo là tôn giáo "thiên khải duy nhất", "thánh thiện", "mầu nhiệm", "tông truyền", "hôn thê của Chúa", "cao quý", "ánh sáng của nhân loại", bác ái", "dân chủ" v..v.., trở thành những lời nói láo vĩ đại nhất trong lịch sử các tôn giáo của loài người. Một khi mà những lời nói láo không còn có hiệu lực và không còn thuyết phục được ai, thì tất nhiên con người sẽ không còn tin vào chúng nữa. Và ngày nay, ở Tây phương cũng như ở nhiều nơi trên thế giới, tín đồ bỏ đạo hàng loạt là vì họ không còn muốn dính dáng gì đến một giáo hội đầy tội lỗi thế gian, và trình độ người dân ngày nay đã cao, không còn có thể tin vào những điều thuộc loại hoang đường mê tín nữa. Chính các học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-Tô đã khai sáng cho họ qua những tác phẩm nghiên cứu nghiêm chỉnh về Ki Tô Giáo.
Ki Tô Giáo đang suy thoái, con người Ki Tô trên khắp thế giới đang dần dần từ bỏ niềm tin vào một Thượng đế không tưởng cũng như vai trò cứu thế của Giê-su.Giáo hoàng đương nhiệmBenedict XVI đã nhiều lần thú nhận về sự suy thoái không cơ cứu vãn của Công giáo và Tin Lành ở Tây phương. Theo những tin tức trên báo chí trên thế giới và cả trên tờ thông tin chính thức của Vatican, tờ L'Osservatore Romano, vào những ngày 27, 28 tháng 7, 2005, thì Benedict 16 đã lên tiếng phàn nàn như sau:
"Những tôn giáo chủ đạo ở Tây Phương [Ki Tô Giáo] có vẻ đang chết dần vì các xã hội càng ngày càng trở nên thế tục và không còn cần đến Thiên Chúa nữa.
Nhận xét của Ngài có vẻ bi quan và rầu rĩ hơn GH tiền nhiệm là John Paul II, người đã than phiền về sự suy thoái của đức tin trong các quốc gia phát triển và nói rằng điều này giải thích sự vật lộn của Giáo Hội Công giáo đối với vấn đề số người đi nhà thờ giảm rất nhiều trong những năm gần đây." [9]
Cũng theo tin hãng Reuters ở Rome thì Giáo hoàng Benedict 16 đã phải đau lòng mà chấp nhận một sự thực:
"Thật là khác lạ trong thế giới Tây Phương, một thế giới mệt nhọc với chính văn hoá của mình, một thế giới ở thời điểm mà không có bằng chứng nào là con người còn cần đến Thiên Chúa nữa, và còn cần ít hơn đến Chúa Ki Tô. Những Giáo Hội gọi là 'truyền thống' xem ra như đang chết dần."
Theo một phúc trình mới đây của Vatican thì trong một số nước phát triển, Giáo dân đi dự lễ ngày Chủ Nhật chỉ còn khoảng 5%. Ngài nói thêm: Tuy nhiên không phải chỉ có đạo Công giáo bị như vậy mà Giáo Hội Tin Lành cũng bị ảnh hưởng nặng hơn nữa trong thời điểm lịch sử này. Không thấy có giải pháp nào mau chóng và thần diệu cả để cứu vãn giúp Giáo Hội chúng ta cả. [10]
Giáo hoàng khuyên tín đồ Công giáo, nhắm vào khối tín đồ Công giáo lạc hậu ở Phi Châu, Nam Mỹ, Phi Luật Tân, và Việt Nam, hãy kiên trì giữ vững đức tin, tiếp tục tiến bước trong đường hầm [keep walking in the tunnel], có thể ánh sáng le lói của Chúa Ki-Tô sẽ xuất hiện ở cuối đường hầm [Christ light would appear at the end]
Gần đây nhất, ngày 9 tháng 4, 2007, Giáo hoàng Benedict 16 lại cảnh báo là "Âu Châu có vẻ như sẽ mất đức tin trong tương lai, và gọi những người Âu Châu chỉ muốn có ít con là theo "chủ nghĩa cá nhân nguy hiểm" [trong khi cả thế giới đang lo nạn nhân mãn và cổ súy hạn chế sinh đẻ] Giáo hoàng nói: "Bất hạnh thay, chúng ta phải ghi nhận là Âu Châu có vẻ như đang tuột xuống một con đường có thể đưa Âu Châu đến sự giã từ lịch sử" [Ki Tô Giáo vẫn cho rằng lịch sử Âu Châu là lịch sử Ki Tô Giáo]
(Time, April 9, 2007: "One must unfortunately note that Europe seems to be going down a road which could lead it to take its leave from history" Pope Benedict XVI, warning that Europe appears to be losing faith in its future, calling some Europeans' desire to have fewer children "dangerous individualism".)
Ngoài ra, trong một hội nghị đặc biệt vào năm 1999, các giám mục Âu châu tuyên bố rằng các dân tộc trong toàn lục địa Âu Châu đã quyết định sống "như là Thiên chúa không hề hiện hữu".
(At a special synod in 1999, the bishops of Europe declared that the peoples of the entire continent had decided to live "as though God did not exist".)
Có một sự kiện mà ít người để ý đến. Đó là Phật Giáo đã giúp cho Tây phương thức tỉnh phần nào, dù Phật Giáo không bao giờ có chủ trương xâm lăng văn hóa, hay xâm lăng tôn giáo, hay kiếm tín đồ bằng tất cả những thủ đoạn bất chính như Công giáo. Đây là sự tiến bộ trí thức tự nhiên trong thế giới Tây phương.
Thật vậy, năm 1969, John H. Garabedian & Orde Coombs xuất bản cuốn Những Tôn Giáo Đông Phương Trong Thời Đại Điện Tử (Eastern Religions In The Electric Age), hình bìa ngoài là hàng chữ lớn viết lên tường: Chúa Ki-Tô Đã Chết - Phật Đang Sống (Christ Is Dead - Buddha Lives !), nội dung nói về cuộc nổi giậy đạo đức ở Mỹ (moral revolt in America), phân tích tại sao hàng triệu giới trẻ đang vứt bỏ những truyền thống của họ và tìm kiếm những giải đáp mới trong những tư tưởng và tôn giáo Đông phương (Why millions of young people are rejecting their own traditions and seeking new answers in the ideas and religions of the East)
Năm 1994, Stephen Batchelor xuất bản cuốn Sự Thức Tỉnh Của Tây Phương (The Awakening of the West), nội dung viết về lịch sử tiếp xúc của Phật Giáo với Tây phương. Cuốn sách được giới thiệu như sau:
"Cuốn "Sự Thức Tỉnh Của Tây Phương" là một cuốn viết rất hay về lịch sử tiếp xúc của Phật Giáo với Tây phương trong 2000 năm qua - một cuốn sử biên về những cơ hội bỏ lỡ, sự kiêu căng văn hóa, thảm kịch chính trị, và những giấc mộng không thành. Từ thời đại đế Alexandre, các vua chúa và giáo hoàng Tây phương đã mong mỏi kiếm được quyền lực bằng cách chinh phục Á Châu. Qua nhiều thời kỳ họ đã phái từng đợt sứ giả và các nhà truyền giáo tới Á Châu để tiếp xúc với những người "ngoại đạo", nhưng tâm thức hẹp hòi của người Tây phương đã làm cho những người này chẳng biết được bao nhiêu về Phật Giáo.
Ngày nay Phật Giáo được coi như là một tôn giáo phát triển nhanh nhất và là một trong những phong trào tinh thần có ảnh hưởng nhiều nhất ở Tây phương."[11]
Stephen Batchelor
Tên cuốn sách đã gây sự ngỡ ngàng trong thế giới Tây phương không ít. Tây phương vẫn được coi, hay tự nhận, là văn minh tiến bộ nhất, và tôn giáo Tây phương, Ki Tô Giáo, vẫn được coi, hay tự nhận, là tôn giáo mạc khải, tôn giáo duy nhất có giá trị trên thế gian. Vậy tại sao Phật giáo đã làm cho Tây phương thức tỉnh, và thức tỉnh khỏi cái gì?
Sau đâylà một thí dụ điển hình về sự thức tỉnh của con người Tây phương: sự xuất bản cuốn Tinh Túy Của Phật Giáo: Một Khai Tâm Thực Hành Tứ Diệu Đế Của Tôn Giáo Thích Hợp Nhất Cho Thế Giới Ngày Nay (The Essence of Buddhism: A Practical Introduction To The Four Noble Truths Of The Religion Most Suited To Today's World), tác giả là John Walters. Cuốn sách nhỏ này, vào khoảng 150 trang, rất đặc biệt, vì đó là tác phẩm của một người trưởng thành trong truyền thống Ki Tô, bị nhồi sọ Phật Giáo là một tôn giáo yếm thế, vô vọng, một dạng sơ khai của chủ thuyết hiện sinh [Buddhism as a defeatist philosophy of pessimism and hopelessness, a primitive form of Existentialism] v..v.., và tin rằng Ki Tô Giáo là tôn giáo duy nhất có ích cho nhân loại [in the bellief that Christianity was the only religion that had anything useful to offer to mankind]. Nhưng sau một chuyến du hành Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, ông ta đã thấy tận mắt thực chất của Phật Giáo, hoàn toàn không như những điều ông đã được nhồi vào đầu từ khi còn nhỏ. Ông bèn suy nghĩ lại, tìm hiểu lịch sử và so sánh Ki Tô Giáo với Phật Giáo. Ông nghĩ tới "những sai lầm và tội ác của những Giáo hội Ki Tô và những giới chức lãnh đạo trong quá khứ" (the blunders and crimes of the churches and their leaders in past ages), những lễ tiết (rituals) trong Ki Tô Giáo mà ông cho là có tính cách "mê tín tàn bạo" (sadistic superstition) và so sánh với "một trong những sự vinh quang nhất của Phật Giáo là tinh thần khoan nhượng" (one of the greatest glories of Buddhism is its tolerance).
Chân giá trị của Phật Giáo đã làm cho John Walters thức tỉnh, thức tỉnh khỏi những điều sai sự thực, mê muội mà tôn giáo truyền thống của ông đã đầu độc đầu óc ông từ khi ông còn nhỏ. Và đây là sự thức tỉnh về tư duy, một khả năng quý báu nhất của con người.
Trên đây chỉ là vài tài liệu điển hình nói lên sự phát triển Phật Giáo ở Tây phương. Tuy nhiên, chúng không khỏi gây cho chúng ta một thắc mắc: Nếu nền văn minh tiến bộ Tây phương mà Ki Tô Giáo thường nhận vơ vào làm nền văn minh Ki Tô Giáo thật sự có giá trị về vấn đề đạo đức, tâm linh, thì tại sao thế giới Tây phương, nhất là giới trí thức hiểu biết, lại không hài lòng với tôn giáo truyền thống của mình mà lại thấy Phật Giáo hấp dẫn? Câu trả lời ngắn gọn là: Tây phương đã thức tỉnh, hay nói đúng hơn, đã tự cởi trói ra khỏi những mê lầm của tôn giáo truyền thống. Một khi con người Tây phương đã thức tỉnh ra khỏi sự mê lầm của tôn giáo truyền thống Tây phương thì tất nhiên tôn giáo truyền thống Tây phương phải suy thoái. Và đây là một sự kiện rất hiển nhiên, không những chỉ ở Âu Châu mà còn ở trên khắp thế giới, kể cả nước Mỹ là nước vẫn tự hào là "God's country" với motto "In God We trust". "In God We trust, But which one?", đó là câu hỏi của Judith Hayes.
Tất nhiên, khi đã mất niềm tin, về nền tảng tín ngưỡng cũng như về thực chất hành trì của các giáo hội Ki Tô, con người Tây phương cần phải đi tìm một cái gì khác để bù đắp vào nhu cầu tâm linh của mình. Tất cả những tôn giáo độc thần khác như Hồi Giáo, Do Thái Giáo, bản chất đều như nhau, không thể thỏa mãn nhu cầu tâm linh thích hợp với thời đại này của người Tây phương. Do đó, Tây phương đã phải đi tìm sự uyên thâm về tư tưởng ở Đông phương. Đông phương có Phật Giáo, Lão Giáo, Khổng Giáo, và Ấn Độ Giáo. Ấn Độ Giáo thờ nhiều thần, không thích hợp với người Tây phương. Khổng giáo là những triết lý về xã hội và có những điều nay không còn hợp thời. Lão giáo thì thoát tục, xa lìa trần thế. Chỉ còn có Phật Giáo, vừa là một tôn giáo nhân chủ và nhân bản, vừa là một hệ thống triết lý thực dụng chẳng bao giờ lỗi thời, vừa có tinh thần khoa học, cho nên có thể nói là thích hợp với con người Tây phương nhất. Một cuốn sách xuất bản mới đây nhất của Vicky MacKenzies đã chứng minh sự kiện này. Cuốn sách có tên là Tại Sao Lại Là Phật Giáo? Người Tây Phương Đi Tìm Kiếm Sự Uyên Thâm Của Trí Tuệ (Why Buddhism? Westerners In Search Of Wisdom), nxb Tronsons, Anh quốc, và đề năm xuất bản là 2003.
Nói tóm lại, sự thức tỉnh của thế giới Tây phương là điều tất nhiên. Vì như nữ học giả Công giáo Joane H. Meehl, sau khi đã nhìn thấy rõ chủ đích và những việc làm của Giáo hội Công giáo từ thế kỷ 4 cho tới ngày nay, đã viết trong cuốn "Người Tín Đồ Công giáo Tỉnh Ngộ" (The Recovering Catholic, Prometheus Book, 1995, trang 288):
"Đạo Công giáo chỉ thịnh hành và phát triển trong đám người nghèo và ngu dốt. Nó chỉ bị khắc phục bằng giáo dục (mở mang dân trí. TCN) và đời sống kinh tế thoải mái." (Catholicism thrives and grows among the poor and ignorant. It is overcome by education and economic well-being).
Thật vậy, đời sống vật chất ở Tây phương tương đối cao, xã hội càng ngày càng cải tiến, số người nghèo và ít học càng ngày càng giảm bớt. Cho nên, số người tha thiết với một Thiên Chúa không tưởng của Ki Tô Giáo càng ngày càng giảm. Hiện tượng này đã quá rõ rệt trong thế giới Tây phương. Nhưng vấn đề chính để cho con người Tây phương thức tỉnh là sự mở mang dân trí. Khi mà Giáo hội Công giáo không còn đủ khả năng để kiểm duyệt những sách nghiên cứu về mọi khía cạnh của Ki Tô Giáo thì người dân càng ngày càng tiếp cận với những sự thật về Ki Tô Giáo. Các bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo không còn khả năng để thuyết phục giáo dân tin vào những điều họ nói, ngoại trừ những giáo dân trong những cộng đồng nghèo khổ mà chính sách bưng bít, che dấu sự thật của giáo hội vẫn còn có hiệu quả. Trong thế giới Tây phương ngày nay, chúng ta thấy cả ngàn tác phẩm viết về mọi khía cạnh của Ki Tô Giáo, và trên Internet chúng ta cũng thấy rất nhiều trang nhà nghiên cứu và đưa ra những sự thật về Ki Tô Giáo. Số tài liệu này nhiều đến độ không ai có thể tự cho là mình đã có thể đọc hết được.
Sau đây là một số đầu sách điển hình. Đọc những cuốn sách này, chúng ta sẽ hiểu tại sao Ki Tô Giáo lại suy thoái, và tại sao Giáo hoàng Benedict XVI cũng như Hội Đồng Giám Mục Âu Châu đã phải than phiền là: Thật là khác lạ trong thế giới Tây Phương, một thế giới mệt nhọc với chính văn hoá của mình, một thế giới ở thời điểm mà không còn bằng chứng để con người còn cần đến Thiên Chúa nữa, và còn ít cần hơn đến Chúa Ki-tô.
1. Về Lịch sử phát triển Công Giáo La Mã:
1. The Cross, The Flag, and the Bomb, William A. Au; 2. Holy Blood, Holy Grail, Michael Baigent, Richard Leigh & Henry Lincoln; 3. Our Hands Are Stained With Blood: The Tragic Story of the "Church" and the Jewish People, Michael L. Brown; 4. The Birth of Christianity: Reality and Myth, Joel Carmichael; 5. The Final Superstition, Joseph L. Daleiden; 6. The Early Christian Church, J.G. Davies; 7. The Court-Martial of Jesus: A Christian Defends The Jews Against the Charge of Deicide, Weddig Fricke; 8. Deceptions and Myths of the Bible, Lloyd M. Graham; 9. The Inquisition of the Middle Ages, Henry Charles Lea; 10. The Mythmaker: Paul and the Invention of Christianity, Hyam Maccoby; 11. The Truth About The Catholic Church, Joseph McCabe; 12. The Vatican & Zionism, Sergio I. Minerbi; 13. Middle Ages, George F. Mott & Harold M. Dee; 14. The Spanish Inquisition, Jean Plaidy; 15. A Legacy of Hatred: Why Christians Must Not Forget The Holocaust, David A. Raush; 16. Dungeon, Fire, and Sword, John J. Robinson; 17. Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy, Peter de Rosa; 18. The Crusades, Henry Treece; 19. The Barbarian West: The Early Middle Ages, Wallace-Hadrill; 20. Characters of the Inquisition, William Thomas Walsh.
2. Về Sách Lược Truyền Đạo và Chính Trị Công Giáo La Mã:
1. Unholy Trinity: How The Vatican's Nazi Networks Betrayed Western Intelligence to the Soviets, Mark Aarons & John Loftus; 2. The Vatican Empire, Nino Lo Bello; 3. American Freedom and Catholic Power, Paul Blanshard; 4. a. Gia Tô Thực Dân Sử Liệu, b. Sách Lược Gia Tô Thực Dân Thống Trị Toàn Cầu, c. Gia Tô Thực Dân Chính Sử, Chu Văn Trình; 5. Pope, Premier, President, Roland Flamini; 6. Catholicisme et Sociétés Asiatiques, Alain Forest & Yoshiharu Tsuboi; 7. The Roman Catholic Church in Colonial Latin America, Richard E. Greenleaf; 8. The Catholic Church in World Politics, Eric O. Hanson; 9. Les Missions Étrangères et la Pénétration Francaise au Viet-Nam, Nicole-Dominique Lê; 10. The Missionaries: God Against the Indians, Norman Lewis; 11. a. Catholic Imperialism and World Freedom, b. Vietnam: Why Did We Go?, c. The Vatican's Holocaust, Avro Manhattan; 12. The Vietnamese Response to French Intervention: 1862-1874, Mark W. McLeod; 13. The Politics of the Vatican, Peter Nichols; 14. Christ or Evil? The Corrupt Face of Christianity in Africa, Anene Obianyido; 15. The Holy Humbugs, Padchi; 16. Missionaries, Julian Pettifer & Clive Prince; 17. The Roman Catholic Church in Modern Latin America, Karl M. Schmit; 18. Histoire de la Pénétration Francaise au Vietnam (1858-1897), Nguyễn Xuân Thọ; 19. Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt-Nam, Cao Huy Thuần; 20. Dieu et César: Les Catholiques dans L'histoire du Vietnam, Trần Tam Tĩnh; 21. French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam, 1857-1914, Patrick J.N. Tuck.
3. Về Vatican:
-"Vatican Mis À Nu" của Đức Ông Luigi Marinelli
-Những cuốn "The Vatican's Mafia"; "Vatican Exposed: Money, Murder, and the Mafia";
"The Vatican's Finances"; "The Antichrist in the Vatican"; "The Lies of Pope John Paul
II" v..v.. của Đức Ông Rafael Rodríguez Guillén.
-"The Secret Archives of the Vatican" của Maria Luisa Ambrosini & Mary Willis
-"The Vatican and Zionism" của Sergio I. Minerbi.
-"The Love Affairs of the Vatican or The Favorites of the Popes" của Dr. Angelo S.
Rappoport
-"In the Vatican: The Politics and Organization of the Roman Catholic Church" của
Thomas Reese
-"Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy" của Giám mục dòng Tên Peter de Rosa
-"The Vatican's Holocaust" của Baron Avro Manhattan
-"In the Vatican" của Peter Hebblethwaite
-"The Vatican Empire" và "The Incredible Book of Vatican Facts and Papal Curiosities"
của Nino Lo Bello
-"O Vatican: A slightly wicked view of the Holy See" của Paul Hofmann
-"The Vatican Connection" của Richard Hammer
- "Papal Sin" của Garry Wills
4. Về Phân tích và phê bình Thánh Kinh:
1. The X-Rated Bible: An Irreverend Survey of Sex in the Scriptures, Ben Edward Akerley; 2. A History of God, Karen Armstrong; 3. The Bible Handbook, W.P.Ball, G.W. Foote et al..; 4. a. The Gospel of Love Versus Crime, b. The Shadow of the Deamon, Jack Bays; 5. Going By The Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority, Ernie Bringa; 6. Dieu Contre Dieu, Robert Dalian; 7. Christianity Cross-Examined, William Floyd; 8. Bible Romances, G.W. Foote; 9. Who Wrote the Bible?, Richard Elliott Friedman; 10. One Hundred Contradictions in the Bible, Marshall J. Gauvin; 11. Deceptions and Myths of the Bible, Lloyd M. Graham; 12. a. The Book of Ruth, b. The Born Again Skeptic's Guide to the Bible, Ruth Hermence Green; 13. Mythology's Last Gods: Yahweh and Jesus, William Harwood; 14. Some Mistakes of Moses, Robert G. Ingersoll; 15. All the Obscenities in the Bible, Gene Kasmar; 16. The Bible Unmasked, Joseph Lewis; 17. The Case Against Christianity, Michael Martin; 18. a. Resurrection: Myth or Reality, b. Born a Woman: A Bishop Rethinks the Birth of Jesus, John Shelby Spong; 19. Jesus and the Riddle of the Dead Sea Scrolls, Barbara Thiering; 20. The Bad News Bible: The New Testament, David Voas; 21. Fictional Transfiguration of Jesus, Theodore Ziolkowski; 22. The Five Gospels: What Did Jesus Say?, The Jesus Seminar.
5. Về Cấu trúc độc tài toàn trị của chế độ giáo hoàng:
1. The Papacy and the Modern World, Karl Otmar Von Aterin; 2. The Pope and the Mavericks, Louis Baldwin; 3. The Decline and Fall of the Medieval Papacy, L. Elliot Binns; 4. American Freedom and Catholic Power, Paul Blanshard; 5. Church: Charism & Power, Leonardo Boff; 6. The Final Superstition, Joseph L. Daleiden; 7. The Rest of Us Catholics: The Loyal Opposition, Joseph Dunn; 8. The Limits of the Papacy, Patrick Granfield; 9. A Modern Priest Looks at his Outdated Church, James Kavanaugh; 10. The Infallibility Debate, John J. Kirvan; 11. Infallible? An Inquiry, Hans Kung; 12. The Keys to this Blood, Malachi Martin; 13. The Totalitarian Church of Rome: Its Fuehrer, Its Gauleiter, Its Gestapo, and Its Money-Box , Joseph McCabe; 14. Freedom's Foe - The Vatican, Adrian Pigott; 15. Authority in the Roman Catholic Church, Maximilian F. Russer; 16. Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy, Peter de Rosa.
6. Về Linh mục bỏ đạo và loạn dâm:
1. Pourquoi J'ai Quitté L'Église Romaine, Georges Las Vergnas; 2. Why I Left The Roman Catholic Church, Charles Davis; 3. Letters To An Ex-Priest, Emmett McLoughlin; 4. Shattered Vows, Priests Who Leave, David Rice; 5. Full Pews and Empty Altars, Richard Schonherr & Lawrence Young; 6. Liberating Faith, Geffrey B. Kelly; 7. Braking Faith, John Cornwell; 8. Sex, Priests, and Power, Richard Sipe.
7. Về Thiên Chúa Của Ki Tô Giáo:
1. A History of God & The Case for God, Karen Armstrong; 2. Gospel Fictions, Randel Helms; 3. Gospel Truth, Russell Shorto; 4. God is not Great, Christopher Hitchens; 5. Atheism: The Case Against God; 6. Critiques of God, Peter A. Angeles; 7. The Dark Side of God, Douglas Lockhart; The God Delusion, Richard Dawkins; 8. Putting Away Childish Things, Uta Ranke-Heinemann; 9. The Impossibility of God, Michael Martin; 10. The Impossibility of God, Jeffrey Grupp; 11. God: The Failed Hypothesis, Victor J. Stenger; 12. God's problem, Bent D. Ehrman.