Còn về tình trạng các linh mục thì ngay từ năm 1990, linh mục David Rice dòng Đa Minh đã xuất bản cuốn Lời Nguyện Tan Vỡ: Linh Mục Bỏ Đạo (Shattered Vows: Priests Who Leave), đưa ra kết quả nghiên cứu của ông sau khi đi tới nhiều nơi trên thế giới, tổng cộng 38 ngàn dặm (khoảng 60 ngàn cây số), để phỏng vấn và tìm hiểu đời sống của các linh mục bỏ đạo như sau:
“Một trăm ngàn ( 100000 ) linh mục Ca-tô Rô-ma đã bỏ đạo trong 20 năm qua – cứ mỗi 2 giờ đồng hồ lại có hơn một linh mục ra đi. Hầu như phân nửa số linh mục Mỹ sẽ bỏ đạo – thường là để lập gia đình – chưa tới 25 năm sau khi được tấn phong.Vatican không nói tới cuộc di dân này, nhưng đó chính là cuộc khủng khoảng nghiêm trọng nhất mà giáo hội phải đối diện, kể từ khi có cuộc Cải Cách Tin Lành.
(100,000 Roman Catholic priests have walked out in the last 20 years – more than one every two hours. Almost half of all American priests will leave – most often, to marry – before the 25th anniversary of their ordination. The Vatican won’t talk about this exodus, yet it is the most grievous crisis to face the Church since the Protestant Reformation)
Rồi đến năm 2002, trong bài “Một Chỉ Số Về Sự Suy Thoái Của Ca-Tô Giáo” [An Index of Catholicism’s Decline] của Patrick J. Buchanan, tác giả có đưa ra một thống kê về mọi mặt của Ca-Tô Giáo Rô-ma ở Mỹ của Kenneth C. Jones ở St. Louis, thực hiện năm 2002 với câu “Những kẻ nói láo có thể đưa ra con số, nhưng những con số thì không nói láo” [Liars may figure, but figures do not lie], hàm ý những con số của giáo hội đưa ra là những con số láo, còn những con số qua những cuộc nghiên cứu thống kê khoa học mới là những con số chính xác nói lên tình trạng thực sự của Ca Tô Giáo. Chúng ta có thể thấy những con số thống kê như sau:
Số Linh Mục: Trong khi số linh mục ở Mỹ tăng lên gấp đôi tới con số 58,000 trong khoảng từ 1930 đến 1965, từ khi đó, con số đã giảm xuống còn 45,000. Tới năm 2020, sẽ chỉ còn lại 31,000 linh mục, và hơn phân nửa số linh mục đó sẽ trên 70 tuổi.
Số Linh Mục Mới: Năm 1965, có 1,575 linh mục mới được phong chức ở Mỹ. Năm 2002, số này còn có 450. Năm 1965, chỉ có 1% giáo xứ là không có linh mục. Ngày nay, có tới 3000 giáo xứ không có linh mục, 15% của số giáo xứ ở Mỹ.
Số Người Vào Trường Dòng Học Nghề Linh Mục: Từ 1965 đến 2002, số người vào trường dòng học nghề linh mục giảm từ 49,000 xuống còn 4700, suy giảm tới trên 90%. Hai phần ba số 600 trường dòng hoạt động năm 1965 nay đã đóng cửa.
[Trước tình trạng thê thảm này, để cứu giáo hội của Chúa, tín đồ Ca-tô Việt Nam bèn xung phong đổ xô đi học nghề linh mục.Thật vậy, ở trường dòng Dubuque, Iowa, có 70 người theo học nghề linh mục thì có tới 43 người là Việt Nam, tỷ lệ hơn 60%. Đa số các tân linh mục ngày nay là Mít, Mễ, Ba Lan, Phi Luật Tân. Nhưng Giáo hoàng Benedict XVI lại không lấy đó làm vui, vì là “đại diện của Chúa Ki Tô trên trần” (Vicar of Christ) nên ngài biết hết, hiểu hết, và đã nhìn ra sự thật. Ngài phán: “Niềm vui này đi kèm với một niềm cay đắng vì một số sẽ trở thành linh mục này chỉ tìm kiếm một đời sống thoải mái hơn. Trở thành linh mục, họ trở thành hầu như là một tộc trưởng của một bộ lạc, đương nhiên là họ được ưu đãi và có một đời sống khác” (Benedict said the "joy" at the growing numbers of churchmen in the developing world is accompanied by "a certain bitterness" because some would-be priests were only looking for a better life. “Becoming a priest, they become almost like a head of a tribe, they are naturally privileged and have another type of life," he said.).. Nhưng Giáo hoàng không biết rằng làm linh mục Việt Nam thì đặc biệt hơn các linh mục Tây Phương nhiều, vì con chiên Việt Nam nổi tiếng là ngoan đạo, cho nên dù các linh mục có làm gì thì con chiên cũng không dám ho he. Một giám mục Việt Nam đã chẳng răn đe họ là: “Các con đừng có nói hành các cha mà mang tội với Chúa” và “Đừng có phán xét các Cha để khỏi bị Chúa phán xét” hay sao. Nghe đến “mang tội với Chúa” và “Chúa phán xét” là con chiên sợ rét run lên rồi, dù rắng Chúa đã chết cách đây 2000 năm và người ta đã tìm thấy bộ xương của “Chúa Cứu Thế” trong một tiểu quách ở Jerusalem, cùng với những bộ xương của vợ, Mary Magdalene, và của con, Judah, trong vài tiểu quách khác. Cho nên một số linh mục Việt Nam tự do thoải mái truyền giống thay vì truyền giáo (Xin đọc bức thư của nhóm đệ tử Linh Mục Nguyễn Hữu Trọng ở Việt Nam gửi giáo hoàng John Paul II và Hồng Y Phạm Đình Tụng), hay làm bất cứ điều gì khác mà không sợ con chiên tố khổ như ở Mỹ.]
Số Nữ Tu (Sơ): Năm 1965, có 180,000 nữ tu Ca-Tô. Tới năm 2002, số nữ tu này sụt xuống còn 75,000 và tuổi trung bình của một nữ tu Ca Tô ngày nay là 68. Năm 1965, có 104,000 nữ tu dạy trong các trường học CaTô. Ngày nay chỉ còn có 8200, một sự suy giảm 94% kể từ sau Công Đồng Vatican II.
Những Dòng Tu: Về những dòng tu ở Mỹ, sự cáo chung thấy ngay trước mắt. Năm 1965, 3,559 thanh niên học để hành nghề linh mục, Năm 2000, con số là 389. Với dòng huynh trưởng Ki Tô, tình trạng còn tệ hơn. Số huynh trưởng giảm 2/3, với số vào trường dòng sụt 99%. Năm 1965, có 912 huynh trưởng học trường dòng. Năm 2000, chỉ còn có 7. Số thanh niên học để trở thành linh mục dòng Phan-Xi-Cô và Cứu Thế sụt xuống từ 3379 năm 1965 còn 84 năm 2000.
Trường Học Ca-Tô: Một nửa số trường trung học Ca Tô ở Mỹ đã dẹp tiệm từ năm 1965. Số học sinh giảm từ 700,000 xuống còn 286,000. Các trường đạo cấp tiểu học còn bị giảm nhiều hơn nữa. Khoảng 4000 trường đã đóng cửa, và số học trò sụt xuống dưới 2 triệu, từ 4 triệu rưỡi.
Đám Cưới Ca-Tô: Số những cuộc hôn phối Ca-Tô giảm 1/3 từ 1965, và số hôn phối [do Chúa kết hợp qua bí tích hôn phối] được phép hủy bỏ hàng năm tăng từ 338 năm 1968 lên đến 50,000 năm 2002.
Đi Lễ Nhà Thờ: Thống kê Gallup cho biết năm 1958 có 75% tín đồ Ca-Tô đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật. Một cuộc nghiên cứu gần đây của Viện Đại Học Notre Dame cho thấy con số chỉ là 25%.
Bánh Thánh: Theo thống kê của tờ New York Times, 70% tín đồ Ca-Tô trong lớp tuổi 18-44 tin rằng lễ ban thánh thể [ăn bánh thánh] chỉ là một biểu tượng để nhớ lại Giê-su. [Không còn tin bánh thánh là thân thể thực của Chúa như giáo hội dạy]
(Here are Jones' grim statistics of Catholicism's decline:
Priests. While the number of priests in the United States more than doubled to 58,000, between 1930 and 1965, since then that number has fallen to 45,000. By 2020, there will be only 31,000 priests left, and more than half of these priests will be over 70.
Ordinations. In 1965, 1,575 new priests were ordained in the United States. In 2002, the number was 450. In 1965, only 1 percent of U.S. parishes were without a priest. Today, there are 3,000 priestless parishes, 15 percent of all U.S. parishes.
Seminarians. Between 1965 and 2002, the number of seminarians dropped from 49,000 to 4,700, a decline of over 90 percent. Two-thirds of the 600 seminaries that were operating in 1965 have now closed.
Sisters. In 1965, there were 180,000 Catholic nuns. By 2002, that had fallen to 75,000 and the average age of a Catholic nun is today 68. In 1965, there were 104,000 teaching nuns. Today, there are 8,200, a decline of 94 percent since the end of Vatican II.
Religious Orders. For religious orders in America, the end is in sight. In 1965, 3,559 young men were studying to become Jesuit priests. In 2000, the figure was 389. With the Christian Brothers, the situation is even more dire. Their number has shrunk by two-thirds, with the number of seminarians falling 99 percent. In 1965, there were 912 seminarians in the Christian Brothers. In 2000, there were only seven. The number of young men studying to become Franciscan and Redemptorist priests fell from 3,379 in 1965 to 84 in 2000.
Catholic schools. Almost half of all Catholic high schools in the United States have closed since 1965. The student population has fallen from 700,000 to 386,000. Parochial schools suffered an even greater decline. Some 4,000 have disappeared, and the number of pupils attending has fallen below 2 million – from 4.5 million.
Catholic Marriage. Catholic marriages have fallen in number by one-third since 1965, while the annual number of annulments has soared from 338 in 1968 to 50,000 in 2002.
Attendance at Mass. A 1958 Gallup Poll reported that three in four Catholics attended church on Sundays. A recent study by the University of Notre Dame found that only one in four now attend.
Eucharist: By one New York Times poll, 70 percent of all Catholics in the age group 18 to 44 believe the Eucharist is merely a "symbolic reminder" of Jesus.)
Và những thống kê mới nhất cũng cho chúng ta thấy tình trạng này. Trong tờ Chicago Tribune ngày 19 tháng 6, 2006, ký giả hải ngoại của tờ báo, Tom Hundley, có một bài tường trình, đăng trên trang nhất, về tình trạng Ki Tô Giáo ở Âu Châu với chủ đề “Đức Tin Phai Nhạt: Sự Suy Thoái Của Ki Tô Giáo ở Âu Châu” (Fading Faith: The Decline of Christianity in Europe) trong đó có những đoạn như sau:
Ở Pháp và ở hầu hết các quốc gia khác ở Âu Châu, Ki Tô Giáo có vẻ như đang “rơi xuống tự do” không phương cứu vãn[Christianity appears to be in a free fall: Tác giả dùng từ trong khoa học: “free fall”, có nghĩa là rơi xuống tự do, càng ngày càng nhanh mà không có gì ngăn cản lại]. Tuy 88% dân Pháp nhận mình là tín đồ Công Giáo, chỉ có 5% đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, 60% nói rằng họ “không bao giờ” (never) hoặc “hầu như không bao giờ” (practically never) đi lễ nhà thờ [Đối với người Ca-Tô Việt Nam, họ bị dọa là không đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật là một trọng tội, phải đày hỏa ngục, các “bề trên” dạy vậy, nên giáo dân Bùi Chu, Phát Diệm, Hố Nai, Gia Kiệm vẫn nườm nượp kéo nhau đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, và cả ngày thường, chứng tỏ trình độ tôn giáo của giáo dân Việt Nam vượt trội hẳn trình độ giáo dân Âu Châu và Mỹ Châu về mê tín, niềm hãnh diện của giáo hội Ca-Tô Việt Nam trong sự tiếp tục tuân theo những giáo lý thuộc loại nhốt đầu óc tín đồ vào những ngục tù tâm linh, những giáo lý mà Âu Châu và Mỹ Châu đang dần dần phế thải]. Không còn phải bàn cãi gì nữa, Ca-Tô Giáo đang đối diện với một cơn khủng khoảng nghiêm trọng… Một lễ ngày chủ nhật điển hình trên khắp nước Pháp là hình ảnh của một linh mục già nua trước một đám phụ nữ cũng già nua. Odon Vallet, giáo sư tôn giáo ở đại học Sorbonne nói: “Lễ Mi-sa thật là chán (Mass is boring), lễ tiết chẳng có gì hay (the ceremony isn’t beautiful), nhạc cũng tệ (music is bad), bài giảng không có gì hấp dẫn (the sermon is uninteresting).
Trong bài “Hãy giữ đức tin” (Keeping The Faith) trên tờ New York Times ngày 8 tháng 4, 2007, chúng ta có thể đọc được vài đoạn như sau:
Phong cảnh giáo hội ở Âu Châu – không chỉ là Giáo hội Ca Tô mà hầu như mọi hình thức tổ chức của Ki Tô Giáo – đang thay đổi nhanh như chớp.
Có những ông giám mục Âu Châu cảm thấy rằng họ không còn có thể nói về một Âu Châu Ki Tô Giáo mà không cảm thấy mình đang mạ lỵ sự thông minh của quần chúng.
("The landscape of the church in Europe — and not just the Catholic Church but nearly all forms of organized Christianity – is changing at a lightning pace.
There are European bishops who feel you can’t talk about a Christian Europe anymore without insulting people’s intelligence.”)
Sau đây là những trích dẫn từ một số tài liệu bổ túc trên Internet:
www.time.com/Europe; June 8, 2003:
O Father Where Art Thou? [Cha (Thượng đế) Ơi ! Bây Giờ Ông Ở Đâu? Bến Hải Hay Cà Mâu ??]
Năm 1966, một bài viết chính theo hình bìa ngoài có suy tư về số phận của Ki Tô Giáo và đặt câu hỏi: Thượng đế đã chết? Tờ báo này không phải là tờ đầu tiên mà cũng không phải là tờ cuối cùng đặt câu hỏi này – các nhà thần học đã than vãn từ nhiều thế kỷ về sự thế tục hóa xã hội. Thượng đế chưa chết, nhưng ngày nay ở Âu Châu, ông ta không còn ở những chỗ [mà người ta đặt ông ta lên] như xưa. Vậy thì vẫn cần phải hỏi: Thượng đế - và đức tin Ki-Tô – đã đi đâu rồi?
Hiển nhiên là những cơ sở Ki Tô đã ở trong tình trạng suy thoái từ lâu, nhưng điểm đồng thuận ngày nay là sự suy thoái đã càng ngày càng nhanh. Một viên chức cao cấp của Vatican thú nhận: “Đời sống trong các giáo xứ coi như là đã chết”. Ở Anh, số người đi nhà thờ đã giảm 30% kể từ 1980. Trong cùng một thời gian này, tỷ lệ số người nhận là thành viên của một hệ phái Ki Tô nào đó giảm hơn 20% ở Bỉ, 18% ở Hà Lan, và 16% ở Pháp. Ki-Tô Giáo vẫn là tôn giáo chính ở Âu Châu, với số tín đồ khoảng 550 triệu. Nhưng số người Âu Châu nhận mình là tín đồ Ca-Tô – cho đến nay là hệ phái Ki-Tô lớn nhất ở lục địa – đã giảm hơn 33% kể từ năm 1978.
Có những thời, giáo hội Ca-Tô lại là chính kẻ thù tệ hại nhất của mình - ủng hộ chế độ bạo tàn Franco ở Tây Ban Nha (cho tới nay vẫn chưa xin lỗi về việc này) và bao che những xì-căng-đan về loạn dâm ở Ái NHĩ Lan trong những năm gần đây.Nhưng ngay cả trước khi những phanh phui này xẩy ra, giáo hội là một thế lực đàn áp, tự cho quyền phán xét và nhấn quá mạnh vào một Thượng đế mà bắt con người phải sợ hãi, giám mục Willie Walsh ở Killaloe nói như vậy.
(In 1966, a TIME cover story pondered the fate of Christianity and asked, is God dead? The magazine wasn't the first to pose the question — theologians have lamented society's secularization for centuries — nor would it be the last. He's still not dead, but these days in Europe, He's not always in the same old places. So it's worth asking: Where has God — and Christian faith — gone?
The institutions of Christianity, of course, have long been in decline, but the consensus is that the pace has been quickening. "Parish life is essentially dead," admits a senior Vatican official. Church attendance has dwindled by more than 30% in Britain since 1980. Over the same period, the percentage of the population claiming membership in a religious denomination has dropped more than 20% in Belgium, 18% in the Netherlands and 16% in France. Christianity remains Europe's main religion, with about 550 million adherents. But the number of Europeans who identify as Catholic — by far the biggest denomination on the Continent — has fallen by more than a third since 1978.
At times, the church has been its own worst enemy — backing Franco's brutal regime in Spain (something it still hasn't apologized for) and stonewalling the Irish pedophilia scandals of recent years. But even before these revelations, the church "was an oppressive force," says Willie Walsh, the Bishop of Killaloe. "It was judgmental and placed too much emphasis on a God who was very much to be feared." )
Bài báo trích dẫn hai nhận định:
- Của Jeff Chu: Ki Tô Giáo đang trở thành tín ngưỡng của thiểu số ở Âu Châu, vì số người đi nhà thờ sút giảm, số giáo sĩ già nua, và những xì-căng đan và giáo lý khắc nghiệt đã làm cho con người xa lánh.
(Christianity is becoming a minority faith in Europe, as church attendance falls, the clergy ages, and scandals and harsh doctrine drive people away.)
- Của Jobst Schone, giám mục Tin Lành, Đức:
Những giáo hội Ki-Tô luôn luôn trải qua những thời kỳ với ảnh hưởng lúc nhiều lúc ít . Nay chúng ta đang đi xuống. Ki Tô Giáo sẽ trở thành thiểu số. Không người nào nên nhắm mắt trước sự kiện này.
(Churches have always gone through periods when their influence is greater and periods when it was less. Now we are down. Christianity will be a minority. Nobody should close his eyes to that fact.)
www.albertmohler.com:
christianpost.com
“Ki Tô Giáo Lùi Bước Ở Âu Châu – Tiếp Đến Là Mỹ?”
Christianity Recedes in Europe--Is America Next?
Thursday, August 18, 2005
Trong ít nhất là nửa thế kỷ, những nhà nghiên cứu đã từng quan sát sự chuyển hướng to lớn trong những nền văn hóa Tây phương. Khi Brian Kenny kể: “Tôi không đi lễ nhà thờ, và tôi không biết có người nào còn đi”, anh ta hiểu rằng một cái gì đó đã thay đổi. Anh ta nhớ lại: “15 năm trước, tôi không biết có người nào mà lại không đi lễ nhà thờ.”
Ngày nay người ta không thể không biết đến những thống kê về tình trạng thế tục hóa Âu Châu. Ái Nhĩ Lan, vẫn còn là một trong những nước ít thế tục nhất ở Tây Âu, đã thấy rằng số người đi lễ nhà thờ giảm ít nhất là 25% trong 30 năm qua. Lẽ dĩ nhiên, Ái Nhĩ Lan là nước toàn tòng Ca-Tô Giáo, nhưng bài báo ghi: “Không có một người nào sẽ được phong chức linh mục ở Dublin năm nay”
Về phía Tin Lành, hình ảnh cũng chẳng khá hơn. Thụy Sĩ, Đức, và Hà Lan, một thời đã là những cái nôi của phong trào Cải Cách Tin Lành, nay trở thành những thí dụ chính của Âu Châu thế tục.
Theo Trung Tâm Nghiên Cứu về Ki Tô Giáo toàn cầu, Chủng viện thần học Gordon-Conwell ở Boston, sự suy thoái của ảnh hưởng Ki Tô Giáo thì rõ rệt nhất ở Pháp, Thụy Điển và Hà Lan, ở những nơi đây số người đi lễ nhà thờ là dưới 10% ở một số nơi.
Bài báo trên USA Today về sự suy thoái của Ki Tô Giáo ở Âu Châu nêu lên câu hỏi về tương lai [Ki Tô Giáo] ở Mỹ. Trong nhiều phương diện khác nhau, có vẻ như Mỹ sẽ theo gót gương của Âu Châu nhưng chậm hơn nhiều năm. Tuy nhiên nhịp độ thay đổi luân lý ở Mỹ có thể cho thấy rằng Mỹ sẽ nhanh chóng theo kịp mẫu thế tục của Âu Châu.
(For at least half a century, researchers have been observing massive shifts in Western cultures. When Brian Kenny reported, "I don't go to church, and I don't know one person who does," he understood that something had changed. "Fifteen years ago, I didn't know one person who didn't," he reflected.
The statistics documenting European secularization are now impossible to ignore. Ireland, still one of the least secular nations in Western Europe, has seen church attendance fall by at least 25 percent over the last three decades. Ireland is predominantly Roman Catholic, of course, but the paper reports, "Not one priest will be ordained this year in Dublin."
On the Protestant side, the picture is not much better. Switzerland, Germany, and the Netherlands, once the cradles of the Reformation, are now prime examples of Europe's secular shape.
According to the Center for the Study on Global Christianity, at the
Gordon-Conwell Theological Seminary in suburban Boston, the decline in Christian influence "is most evident in France, Sweden and the Netherlands, where church attendance is less than ten percent in some areas."
USA Today's cover story on the decline of Christianity in Western Europe raises the question of America's future. In many ways, America seems to be following the European example, though several years behind. Yet the pace of moral transformation in the United States may indicate that America is fast catching up with the European model of secularization.)
christianpost.com:
By Michelle Wu
Như nhiều người biết, Ki Tô Giáo đang suy thoái ở Âu Châu đến độ mà người ta mô tả Âu Châu như là một nơi “ít biết đến Phúc Âm nhất” trên thế giới, khi chúng ta nhìn vào toàn thể dân Âu Châu. Dưới 4% toàn thể dân Âu Châu biết đến Phúc Âm, và trên hầu hết các quốc gia ở Âu Châu tỷ lệ này xuống dưới 1%.
Ở Âu Châu, không phải là sự bất thường khi một người mô tả mình là một “tín đồ Ca-Tô vô thần”, hay một người sinh ra và nuôi nấng trong một gia đình Ca-Tô nhưng lại không tin vào Thiên Chúa. Điển hình là người đó được rửa tội, kết hôn, và làm tang lễ trong nhà thờ, nhưng không thể nói rõ về ý nghĩa của lễ Phục Sinh.
Trong một cuộc thăm dò ý kiến ở Anh nhân dịp lễ Phục Sinh – một quốc gia được coi là Ki-Tô – kết quả trong lớp tuổi 16-24, 1 trong 6 người Anh không biết ý nghĩa của ngày Thứ Sáu Tốt Đẹp [người Ki Tô gọi ngày Chúa của họ bị đóng đinh trên thập giá, một hình phạt khủng khiếp, dã man, gây đau dớn nhất cho con người của đế quốc La Mã khi xưa, là ngày Thứ Sáu Tốt Đẹp (Godd Friday)] và khoảng 10% không biết rằng ngày Chủ Nhật Phục Sinh là để tưởng nhớ lại sự sống lại của Giê-su [Có thể là vì chẳng còn ai tin được điều mê tín “Chúa sống lại” nữa]
Những chính phủ Âu Châu bị qui tội một phần cho sự suy thoái của Ki Tô Giáo, bị trách cứ là đã giới hạn những hoạt động tôn giáo và làm khóa khăn sự bành trướng của những nhóm tín ngưỡng. Ví dụ như, trong nước Pháp dân chủ, một nhà thờ xin phép để xây cất thêm hay mua bất động sản có thể không bao giờ được cấp giấy phép.
[Đọc đến đây tôi thấy sự kiện này như là một nghịch lý: ở nước Pháp có “tự do tôn giáo”, nhưng nhà nước lại không cho phép nhà thờ xây cất thêm hoặc mua thêm bất động sản; ở Việt Nam không có “tự do tôn giáo” [theo những người hành nghề Chống Cộng ở hải ngoại] thì các nhà thờ lại tha hồ xây cất thêm và mọc thêm nhà thờ mới. Thế này là thế nào??]
(As many know, Christianity is declining in Europe to the extent that it has been described as the “least evangelized spot on earth” when looking at all of Europe’s population.
Less than four percent of the total population in Europe is evangelical and in most European countries the percentage falls to less than one percent.
In Europe, it is not unusual for a person to describe themself as a Catholic-Atheist, or someone born and raised in a Catholic family but who does not personally believe in God. Typically, the person would be baptized, married, and have their funeral held in a church, but would not be able to explain the meaning of Easter.
In a recent Easter survey conducted in England - a country typically seen as a Christian nation. the survey found that one out of every six people in England aged 16-24 did not know the meaning of Good Friday and about 10 percent of participants did not know that Easter Sunday commemorated the resurrection of Jesus.
European governments have been partially blamed for the decline of Christianity, being accused of restricting religious activities and hindering the expansion of faith groups. For example, in the democratic country of France, a church requesting permit to expand its church building or buy property may never receive permission.)
Sự suy thoái của Tin Lành trên thế giới cũng là một hiện tượng rõ rệt. Ở Mỹ, tỷ lệ Tin Lành trước đây là 65% nay chỉ còn lại 51% và các học giả dự phóng là trong một thập niên nữa, tỷ lệ này sẽ xuống dưới mức 50%. Như vậy kể là còn rất nhiều vì ở Âu Châu các nước theo Tin Lành đã trở thành thế tục (secular) và ảnh hưởng tôn giáo không còn lại bao nhiêu. Ở Âu Châu, cảnh nhà thờ được rao bán và trở thành những kho chứa hàng, hộp đêm, chung cư, khách sạn v..v.. không phải là hiếm. Ngay cả “Foyer Phát Diệm” của Việt Nam ở Rome, nguyên là nơi để các tu sĩ Việt Nam ở khi sang Rome thụ huấn, báo cáo hay công tác, nay cũng là một khách sạn cho mọi người. Ở Mỹ cũng vậy, cảnh nhà thờ bán đi rồi biến cải thành Chùa, thành Niệm Phật Đường v..v.. cũng không phải là không có. Nhiều trường học Ca-Tô phải đóng cửa vì không đủ học sinh nên không kiếm được lời. Có giáo xứ khai gian phá sản (bankrupcy) để trốn trả tiền phạt các vụ linh mục loạn dâm.
Vài thống kê sau đây về số tín đồ Tin Lành Mỹ cho chúng ta thấy rõ vấn đề suy thoái của Tin Lành. Theo Richard Vara của tờ Houston Chronicle thì:
Số tín đồ trong Giáo hội Trưởng Lão từ năm 1960 đã giảm từ 4.1 triệu còn 2.5 triệu; Trong cùng thời gian này số tín đồ trong giáo hội Anh giáo tại Mỹ [Tân giáo] cũng giảm từ 3.4 triệu còn 2.5 triệu, và giáo hội Giám Lý giảm từ 11 triệu tín đồ còn 8.3 triệu. Vì dân số gia tăng nhanh trong 40 năm qua, tỷ lệ sút giảm này thực sự lớn hơn là những con số thống kê.
(Richard Vara of the Houston Chronicle provided a useful check list: “The Presbyterian Church (U.S.A.) has dropped from 4.1 million members in 1960 to 2.5 million. Over the same period, membership in the Episcopal Church decreased from 3.4 million to 2.5 million and United Methodists have seen their numbers drop from 11 million to 8.3 million.” Because of the rapid growth in the nation’s population over the last 40 years, the proportional shrinkage of their groups is even greater than the raw numbers suggest.)
Qua một số nhỏ tài liệu trích dẫn ở trên, chúng ta thấy rằng hiện tượng suy thoái của Ki Tô Giáo trên thế giới là một sự kiện. Nhưng ở một vài địa phương ở Phi Châu và Á Châu, trong những vùng chậm tiến và nghèo khổ, nếu chỉ kể trên con số, Ki Tô Giáo lại có vẻ phát triển, tuy rằng những con số đó, so với mức gia tăng của dân số thì thực sự không phải là một dấu hiệu phát triển. Điều đáng buồn là có một số tín đồ Ca-Tô cũng như Tin Lành Việt Nam lại khoe khoang là số tín đồ của tôn giáo mình gia tăng, cũng như một số tân tòng Ca-Tô hay Tin Lành cũng khoe khoang là mình được vào trong “hội thánh”. Họ thường vinh hạnh khoe: nay có ông tu sĩ Phật giáo này bỏ Phật theo Chúa, mai có người kia làm chứng lời Chúa v..v.. nhưng tất cả đều chỉ là những nhân vật vô tên tuổi, không ai biết đến, và phần lớn là bịa ra làm chứng láo. Vấn đề là thực chất những điều này không phải là những điều đáng khoe khoang mà trái lại, đó là một sự biểu hiện của ô nhục và ngu đần (A badge of shame and ignorance). Tại sao? Vì thử hỏi, có gì đáng khoe khoang ở cái chuyện đi nhặt những niềm tin thuộc loại hoang đường mê tín mà Âu Châu và Mỹ Châu đang dần dần phế thải về làm của báu cho mình. Âu Châu và Mỹ Châu vốn là cái nôi của Ki Tô Giáo, nhưng ngày nay Ki Tô Giáo ở những phương trời này lại bị phá sản, như học giả Eliezer Berkovits đã viết về “sự phá sản đạo đức của nền văn minh Ki Tô Giáo và sự phá sản Tâm Linh của Ki Tô Giáo” (The moral bankrupcy of Christian civilization and the spiritual bankrupcy of Christian religion) trong cuốn “Đạo Do Thái Trong Thời Kỳ Hậu Ki Tô” (Judaism in the Post-Christian Era). Trong khi nhiều người đã thoát ra để tự thanh tẩy ký ức và để dứt bỏ sự dính líu của mình vào một tôn giáo có một lịch sử tàn bạo nhất thế gian, thì có người lại tự đâm đầu vào cái định chế tôn giáo mà lịch sử ô nhục của nó không ai có thể chối cãi. Đó có phải là điều đáng khoe hay là điều đáng thương hại và tội nghiệp?
THAY LỜI KẾT:
Trong Phần I và Phần II của loạt bài về Công Giáo và Tin Lành này, chúng ta đã thấy rõ các tín đồ Ki Tô Giáo đã bị lừa dối bởi một chính sách nhồi sọ tinh vi, xảo quyệt, của những giáo hội Ca-Tô Rô-ma và Tin Lành, khai thác sự yếu kém về tinh thần cũng như về hiểu biết, nên trong quá khứ đã thành công đưa tín đồ vào vòng “quên mình trong vâng phục” những thần quyền giả tạo tự phong của giới giáo sĩ như giám mục, linh mục trong Ca-Tô Giáo Rô-ma, và vào vòng tin bướng tin càn vào những điều sai lầm, lỗi thời, hoang đường, phi lô-gic, phản lý trí, phản khoa học v..v.. trong Thánh Kinh mà Tin Lành cho rằng không thể sai lầm vì đó là những lời mạc khải của Thiên Chúa. Nhưng, như là một quy luật của thế gian, không có gì có thể ngăn cản được những bước tiến bộ trí thức của nhân loại, do đó trong Phần III ở trên, chúng ta đã biết, Ki Tô Giáo đang ở trong tình trạng suy thoái không phương cứu vãn.
Một câu hỏi thường được đặt ra: Tại sao Ki Tô Giáo lại suy thoái, nếu nó thực sự là một tôn giáo có mục đích nâng cao trình độ hiểu biết của con người, một tôn giáo đạo đức, một tôn giáo có thể giúp cho con người thăng tiến lên một cảnh giới cao hơn v…v… Ki Tô Giáo đã hoàn toàn thất bại trong nhiệm vụ này như lịch sử đã chứng minh. Và người ta đã kết luận rằng thay vì Ki Tô Giáo văn minh hóa nhân loại thì chính sự tiến bộ của nhân loại đã văn minh hóa Ki Tô Giáo. Đây là một sự thật không ai có thể chối cãi. Ngày nay, không có một ông giáo hoàng nào dám hô hào cổ võ một cuộc thập tự chinh, tổ chức một tòa án xử dị giáo hay một cuộc săn lùng phù thủy, gây hận thù người Do Thái về tội “giết Chúa”, khích động một cuộc chinh phục các nước nhỏ kém phát triển bằng vũ lực. Không một ông giáo hoàng nào dám đưa Einstein, Carl Sagan, hay Stephen Hawking v..v.. lên dàn hỏa như đã đưa Bruno lên trước đây.
Các giáo hội Ki Tô thường đổ tội cho các xã hội thế tục và chủ nghĩa vật chất v..v.. đã làm cho Ki Tô Giáo suy thoái. Điều này không đúng hẳn. Nước Mỹ là nước bậc nhất thờ chủ nghĩa vật chất nhưng Mỹ vẫn là nước mà Ki Tô Giáo vẫn là chủ lực tinh thần và tỷ lệ giáo dân trên dân số vẫn cao nhất. Vấn đề chính là, Ki Tô Giáo với những cấu trúc quyền lực, với những giáo lý dựa trên Thánh Kinh, đã không còn hợp với thế giới văn minh tiến bộ ngày nay. Thật vậy, nghiên cứu kỹ vấn đề, chúng ta thấy thật ra sự suy thoái của Ki Tô Giáo không phải trong thời đại này mới xảy ra mà đã bắt nguồn từ sự tiến bộ trí thức của con người ít ra là từ cuộc Cách Mạng Khoa Học (The Scientific Revolution) vào đầu thế kỷ 17, từ Thời Đại Lý Trí (The Age of Reason) vào thế kỷ 18, Thời Đại Khai Sáng (The Age of Enlightenment) vào thế kỷ 19, và Thời Đại Phân Tích (The Age of Analysis) vào thế kỷ 20. Những thời đại này đã kéo con người Tây phương ra khỏi Thời Đại Của Đức Tin (The Age of Faith), một thời đại mà sự thống trị của Ca-Tô Giáo Rô-ma đã đưa Âu Châu vào 1000 tăm tối được biết dưới tên Thời Đại Trung Cổ (The Middle Ages) hay Thời Đại Hắc Ám (The Dark Ages), hay Thời Đại Của Sự Man Rợ Và Đen Tối Trí Thức (The age of barbarism and intellectual darkness).
Trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại như trên, Ki Tô Giáo bắt buộc phải suy thoái, vì căn bản Ki Tô Giáo là một tôn giáo thuộc loại mê tín nhất thế gian, nhốt tuyệt đại đa số tín đồ vào một “đức tin” (faith) không cần biết không cần hiểu. Nhưng sự tiến bộ trí thức của nhân loại đã khiến cho không ít tín đồ và một số các vị lãnh đạo Ki Tô Giáo nhận ra sự thật cay đắng này. Những niềm tin căn bản của Ki Tô Giáo nói chung, ví dụ như chuyện Thiên Chúa sáng tạo ra vũ trụ trong 6 ngày cách đây khoảng 6000 năm, chuyện vườn địa đàng Eden, Adam và Eve sa ngã tạo nên tội tổ tông, Chúa Giê-su sinh ra từ một nữ trinh, bị đóng đinh trên thấp giá chết đi rồi sống lại sau ba ngày và rồi 40 ngày sau đó bay lên trời ngồi bên phải của Chúa Cha, khả năng chuộc tội và cứu rỗi của Giê-su v..v.., tất cả đều không còn chỗ đứng trong giới hiểu biết và trí thức ngày nay. Bởi vậy nên một số các bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo cũng như một số học giả trí thức Ki Tô Giáo đã cố gắng nghiên cứu, viết sách, trình bày sự thật để giáo dục những tín đồ Ki Tô Giáo đáng thương của họ. Điều này đã góp phần lớn trong sự suy thoái của Ki Tô Giáo trên thế giới. Sau đây là vài kết quả nghiên cứu điển hình của họ.
Cốt tủy của Ki Tô Giáo không phải là dạy tín đồ làm lành tránh ác như một số giáo dân kém hiểu biết thường đưa ra luận điệu “tôn giáo nào cũng tốt, cũng dạy người ta làm lành tránh ác”. Chúng ta đã biết theo Ca-Tô giáo cũng như Tin Lành dạy, con người được Chúa “cứu rỗi” không phải vì đã làm lành tránh ác, sự cứu rỗi tùy thuộc hứng của Thiên Chúa, muốn ban ân sủng cho ai thì cho. Điều kiện cần và đủ để được cứu rỗi là phải tin Chúa, nếu không tin thì dù làm lành tránh ác cách mấy đi chăng nữa thì cũng bị Chúa đầy xuống hỏa ngục để bị thiêu đốt bởi ngọn lửa vĩnh hằng. Trong thời Trung Cổ, những thập tự quân đi tàn sát những người Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Ki-Tô lạc đạo, nghĩa là những người không tin theo giáo lý Ca-Tô, không thần phục Ca-Tô Giáo, được giáo hoàng giải mọi tội lỗi và cấp vé cho lên thiên đường sau khi chết. Vậy thì “làm lành tránh ác” ở chỗ nào??
Cốt tủy giáo lý Ki Tô dựa vào nền thần học Ki Tô Giáo, và nền thần học này dựa vào sự diễn giải Thánh Kinh của giáo hội và những điều giáo hội bịa đặt ra. Đại để là dựa theo Cựu Ước, Chương Sáng Thế Ký: Chuyện vườn địa đàng nơi đây Adam và Eve ăn trái cấm nên tạo thành tội tổ tông, bị Chúa Cha theo đuổi phạt cả con cháu hết đời này đến đời kia. Rồi Chúa Cha cho Chúa Con (Giê-su) xuống trần, chịu khổ nạn, bị đóng đinh trên cây thập giá để chuộc tội cho nhân loại. Và những người nào tin vào Giê-su thì sẽ được cứu rỗi phần hồn, lẽ dĩ nhiên là sau khi chết. Nhưng tất cả những chuyện hoang đường mê tín của thời bán khai này ngày nay đã không còn chỗ đứng trước sự hiểu biết của nhân loại, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-Tô, trừ những tín đồ có đầu mà không có óc. Một số tài liệu sau đây sẽ chứng những sự kiện cay đắng này của các giáo hội Ki Tô.
1. Về tội tổ tông mà Chúa Cha phải phái Chúa Con xuống trần để bị đóng đinh chuộc tội cho thiên hạ thì ngày nay, trước những sự tiến bộ của khoa học và những nghiên cứu nghiêm chỉnh về cuốn Thánh Kinh, con người ngày nay đã nhận ra một sự thật, cất bỏ được cái gánh nặng “tội tổ tông” đã đè trên vai các tín đồ qua nhiều thế kỷ. Thật vậy, nhân loại không sinh ra trong tội lỗi, không ai cần đến sự “cứu rỗi” của Giê-su, như chính giám mục Tin Lành John Shelby Spong đã khẳng định trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết (Why Christianity Must Change or Die) như sau:
"Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi. Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi. Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong phép rửa. Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, sẽ mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không được rửa. Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng tiền sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước-thời-Darwin và một sự vô nghĩa sau-thời-Darwin."
(We human beings do not live in sin. We are not born in sin. We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism. We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized.. A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense)
2. Về nền thần học Ki Tô Giáo, trong cuốn Một Linh Mục Hiện Đại Xét Về Giáo Hội Lỗi Thời Của Mình, một cuốn sách đã được một số trí thức trong cũng như ngoài giáo hội ca tụng, linh mục James Kavanaugh đã đưa ra một nhận xét như sau về nền Thần học Ca-Tô:
Tuy nhiên, nền Thần học của chúng ta đã trở thành một trò chơi học thuật. Đó là một mớ luật lệ tích tụ trong sự cay đắng tôn giáo của những cuộc tranh chấp nhỏ mọn. Đó là một chuyện cổ tích về những chân lý đã nhàm chán, chỉ có tác dụng tước đoạt trách nhiệm cá nhân của con người và hạ thấp con người thành một nô lệ vô danh sợ sệt. Thần học đã tước đoạt đầu óc con người và chỉ để lại trong họ những bài học thuộc lòng... Đó là nền Thần học mà tôi đã học và truyền lại trong mọi kỳ xưng tội mà tôi nghe, trong mọi lớp học tôi dạy, trong mọi bài giảng tôi nói cho đám con chiên đầy mặc cảm tội lỗi.
(James Kavanaugh, A Modern Priest Looks At His Outdated Church, p. 6: Our theology, however, has become a scholar's game. It is a code of rules accumulated in the petty wars of religious bitterness. It is a tale of tired truths, which only serve to rob man of personal responsibility and reduce him to the listlessness of a frightened slave. Theology took away man's mind and left him memorized words... This is the theology I learned and transmitted in every confession I heard, every class I taught, every sermon I gave to the guilt-infected flock.)
Nền thần học Ki Tô Giáo rao giảng cho các tín đồ về một “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian”. Nhưng những sự kiện xảy ra ngay trước mắt: Tsunami, thiên tai, bệnh tật, quái thai, chiến tranh v.. v… đưa đến một câu hỏi: Tình yêu Thiên Chúa đặt ở đâu? Một ví dụ điển hình về ngay cả những người trong Ki Tô Giáo cũng không còn tin vào một “Thiên Chúa lòng lành” nữa được đăng trên tờ Newsweek số ngày 7 tháng 5, 2007, về chuyện một Mục sư tuyên úy phục vụ ở Iraq và nay trở về phục vụ trong Quân Y Viện Walter Reed. Bài báo viết về cuốn Nhật Ký của Mục sư tuyên úy Roger Benimoff. Những dòng cuối cùng trong Nhật Ký viết:
“Tôi không muốn dính dáng gì đến Thiên Chúa. Tôi thật chán ngấy tôn giáo. Đó là cặp nạng cho những kẻ yếu kém.. Chúng ta tạo ra Thiên Chúa cho những gì chúng ta cần đến trong một lúc. Tôi thậm ghét Thiên Chúa. Tôi thậm ghét tất cả những kẻ nào toan tính giảng giải về Thiên Chúa trong khi họ thực sự không hiểu gì về Thiên Chúa”
(Newsweek, p.33: The last lines read: I do not want anything to do with God. I am sick of religion. It is a crutch for the weak.. We make God into what we need for the moment. I hate God. I hate all those who try to explain God when they really don’t know.)
Tại sao một Mục sư tuyên úy lại viết như vậy?. Vì ông ta đã chứng kiến những cảnh tàn bạo dã man phi lý trong cuộc chiến ở Iraq và những cảnh đau khổ của thương phế binh ở Quân Y Viện Walter Reed, và ông ta không thể nào hòa hợp những cảnh đó với luận điệu thần học “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian” trong phúc âm John mà Giáo hoàng John Paul II đã nêu trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng để trả lời mà không phải là trả lời câu hỏi: “Tại sao nhân loại cần sự cứu rỗi.”
Thật vậy, nếu chúng ta có một tấm lòng, để tâm quan sát những cảnh thế gian, khoan kể đến những thiên tai bão lụt, chỉ cần nghĩ đến cảnh chiến tranh triền miên giết nhau trên khắp thế giới, cảnh những trẻ sơ sinh bị đủ mọi thứ bệnh và khuyết tật trong nhà thương nhi đồng, cảnh quái thai sinh ra cặp đôi dính vào nhau ở lưng, ở đầu, mà chỉ có một trái tim, và ngay cảnh “đại diện của Chúa” trên trần, John Paul II, chân tay run lẩy bẩy, ăn nói lắp bắp không ra lời, và với sự kiện là mỗi ngày có tới 40000 đứa trẻ dưới 5 tuổi chết vì bệnh tật và thiếu dinh dưỡng, và hàng trăm cảnh đau lòng khác diễn ra khắp nơi, thì làm sao chúng ta có thể tin vào một Thiên Chúa toàn năng toàn trí “quá thương yêu thế gian” cho được.
3. Về Những Tín Lý Trong Ki Tô Giáo, Trong cuốn "Theo Đúng Như Trong Sách: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Của Quyền Lực Thánh Kinh" (Going By the Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority), Mục sư Ernie Bringas, tốt nghiệp môn thần học tại đại học United Theological Seminary ở Dayton, Ohio, nhận định rằng:
Với sự tái khám phá phương pháp khoa học trong thế kỷ 16 ở Âu Châu và sự tiến triển tiếp theo của thời đại Khai sáng trong thế kỷ 18, một sự phân tích Thánh Kinh một cách thuần lý hơn là điều không thể tránh được. Trong một thế giới đang trở thành hướng theo tinh thần khoa học, những mô tả về Chúa đi trên sóng, về ma quỷ, thiên thần, những câu chuyện về sự sống lại của Chúa, và nhiều hiện tượng khác, càng ngày càng khó có thể chấp nhận như là những sự thực lịch sử.
Trong những năm 1835-1836, cuốn "Khảo Sát Cặn Kẽ Về Đời Sống của Giê-su" (The Life of Jesus Critically Examined) của D. F. Strauss đã quy một số chuyện trong Tân Ước là "huyền thoại" và định nghĩa những câu chuyện phi lịch sử như trên là sự biểu thị của một chuỗi những ý tưởng tôn giáo. Ngày nay, kết quả những cuộc nghiên cứu phân tích tiếp tục hỗ trợ và xác nhận sự khẳng định này. Đa số các học giả coi những chuyện trong Tân Ước và bảy giáo lý giáo hội đưa ra sau đây đều là huyền thoại:
1. Đức Mẹ đồng trinh
2. Hiện thân của Chúa (Thượng đế hiện thân thành người, nghĩa là, Thượng đế là Giê- su.)
3. Nhiệm vụ cứu rỗi của Chúa
4. Sự sống lại của Chúa.
5. Sự thăng thiên của Chúa (Thân xác Chúa bay lên trời 40 ngày sau khi sống lại)
6. Chúa trở lại trần (để làm sống lại những người chết cho ngày phán xét cuối cùng)
7. Ngày phán xét cuối cùng (Chúa Cha phán xét luận tội mọi người trong ngày Giê su trở lại trần thế)
(With the rediscovery of the scientific method in 16th-century Europe and the subsequent evolvement of the Enlightenment during the 18th-century, it was inevitable that a more rational analysis of Scripture would occur. In a world becoming scientifically oriented, descriptions of walking on water, of demons, angels, resurrection stories, and other phenomena grew increasingly unacceptable as historical realities.
In 1835-1836, The Life of Jesus Critically Examined, by D. F. Strauss, referred to some NT narratives as "myth" and defined those unhistorical elements as expressing a series of religious ideas. Today, analytical studies continue to support and confirm this assertion. The majority of scholars regard the following NT accounts and Church-developed doctrines as myth:
1. The virgin birth
2. The Incarnation (God in human form; that is, God as Jesus)
3. The work of Atonement (plan for salvation)
4. The resurrection
5. The ascension (Jesus' bodily ascent into heaven 40 days after the resurrection)
6. The Second Coming (the return of Jesus to raise the dead and to summon all to the Last Judgment)
7. The Last Judgment (the judgment of all by God at Christ's Second Coming)
Chúng ta nên để ý là trên đây Mục sư Ernie Bringas chỉ trình bày quan điểm của giới trí thức học giả về Ki Tô Giáo. Điều này không áp dụng cho số tín đồ đông đảo, Ca-Tô cũng như Tin Lành, còn sống trong bóng tối. Điều này cũng đã chứng tỏ rằng nền tảng tín ngưỡng của Ki Tô Giáo nói chung đã không còn hấp dẫn trong thế giới Tây phương, thế giới của khoa học, của suy lý.
4. Về Đòn Phép Hù Dọa Tuyệt Thông Của Ca-Tô: Đối với những tín đồ thấp kém, nhẹ dạ, cả tin, "tuyệt thông" hay "dứt phép thông công" là một vũ khí hù dọa hữu hiệu, vì họ đã được nhồi vào đầu từ khi con nhỏ là muốn hiệp thông với Chúa thì phải đi qua các trung gian như Linh mục, Giám mục, Giáo hoàng hay "Tòa Thánh". Nhưng đối với giới trí thức, ngay cả trong giáo hội, thì đó chỉ là một biện pháp hù dọa đáng khinh, vì nó vô giá trị, vô nghĩa, lỗi thời, và nhất là dựa vào một quyền lực tự phong, không có một căn bản nào có thể thuyết phục được những người có đầu óc. Thật vậy, trong cuốn Thượng đế Chưa Chết: Từ Sự Sợ Hãi Tôn Giáo Đến Sự Tự Do Tâm Linh (God Lives: From Religious Fear To Spiritual Freedom), Linh Mục James Kavanaugh đã vạch rõ cho chúng ta thấy bản chất và ý nghĩa của "tuyệt thông" như sau, trang 39-40:
Tôi thấy khó mà có thể tin được là trong thời đại kỹ thuật không gian này mà một đoàn thể tôn giáo (Ca-Tô giáo Rô-ma. TCN)lại có thể quá lỗi thời để tin rằng một hình phạt thuộc loại huyền thoại như vậy vẫn còn có ý nghĩa gì đối với con người.
...Tuyệt thông, trong nhiều thế kỷ, đã là vai trò của giới quyền lực đóng vai Thượng đế . Đó là sự chối bỏ sự tự do suy tư của con người một cách vô nhân đạo và phi-Ki-tô. Nhưng nhất là, nó đã là nỗ lực điên cuồng của một quyền lực, vì quá lo sợ mất đi quyền lực của mình, nên phải kiểm soát tín đồ thay vì hướng dẫn họ đi tới một tình yêu thương tự do và trưởng thành.
Tuyệt thông toan tính biến sự thực chứng tôn giáo thành một trại huấn luyện quân sự trong đó sĩ quan phụ trách nhào nặn lên những người máy trung thành bằng cách làm chúng ngạt thở bởi giam hãm và sỉ nhục. Có thể những phương pháp này có nghĩa trong việc huấn luyện con người để chiến đấu ngoài mặt trận. Những phương pháp này thực là trẻ con và bất lương khi xử lý với sự liên hệ của con người đối với Thượng đế; nhưng thật không thể tin được là chúng vẫn còn tồn tại.
(I found it hard to believe that in the age of space technology a religious body could be so out of touch as to believe such a mythological penalty could have any meaning left for man.
...Excommunication had for centuries been authority's way of playing God. It was the inhuman and unchristian denial of man's freedom of conscience. But most of all it had been a deeply frigtened authority's frantic effort to dominate and control men and woman rather than to direct them toward a free and mature love. Excommunication attempted to turn the religious experience into a boot camp where the officer in charge aspires to build loyal robots by smothering them with confinement and indignity. Perhaps such methods might have had meaning in preparing man for combat. They are only childish and dishonest in dealing with a man or woman's relationship with God, but incredulously they still exist.)
5. Về Các "Bí Tích" trong Ki Tô Giáo, Tin Lành có 2, Ca-Tô có 7, trong cuốn Thoát Ly Khỏi Thiên Chúa: Lấy Lại Khả Năng Tìm Hiểu (Freedom From God: Restoring The Sense of Wonder, Almador Pub., 2001), Mục sư Harry Willson viết, trang 55:
"Trong đầu óc của rất nhiều người biết suy tư, lương thiện và có thiện chí, Ki Tô Giáo đã trở thành không còn thích hợp, vì nó đòi hỏi con người dự phần quá nhiều vào những điều vô nghĩa." [của các “bí tích”]
(Christianity has become irrelevant, in the minds of so many thoughtful persons of good will and honesty, because it requires so much participation in nonsense.)
Harry Willson viết cuốn sách trên để khuyến khích tín đồ hãy theo gương ông, cất cái gánh nặng Thiên Chúa ra khỏi vai họ (Get God off your back). Ông coi đó là một sự giải phóng:
Hãy nghĩ về hình ảnh Thượng đế đi vào một hố đen của thập niên 60 với "Thượng đế đã chết". Đừng kể đến phái bảo thủ Ki Tô vì trong đó không có sự suy tư. Đây là một cuốn sách đi vào qua cái hố đen ấy và đi ra ngoài đầu kia - đến sự giải phóng. Sự thách đố này là để cho những con người biết đọc và thích suy nghĩ, và còn có thể có khả năng thắc mắc, tìm hiểu. Không khí trong lành đó thật là kỳ diệu.
Các bạn cũng có thể được tự do. Các bạn có thể bác bỏ cái quyền năng (của Thượng đế) đó, và dẹp bỏ những ngón tay đang bóp nghẹt yết hầu của các bạn. Để cho các bạn có thể thở!
(Thinking about God went into a black hole in the sixties with "God is dead". Fundamentalism doesn't count, because there's no thinking there. Here's a book that goes all the way to that black hole and comes out the far end - into liberation. This challenge is for persons who can read and like to think, and can still sense wonder. The fresh air is wonderful.
You, too, can be free! You can repudiate that authority, and remove those fingers at your throat. You can breathe!)
Không ai biết rõ hơn linh mục Joseph McCabe, một người đã hành nghề linh mục hơn 20 năm, khi ông viết:
“Bí tích”, lẽ dĩ nhiên, chỉ là một phần của hệ thống nâng cao giới linh mục, cho họ những lợi ích cá nhân to lớn trên đám tín đồ thông thường.
6. Về Vũ Trụ Học: Từ năm 1981, tòa thánh Vatican đã mời một số chuyên gia đến để cố vấn cho tòa thánh về vũ trụ học. Cuối cuộc hội thảo, các chuyên gia được giáo hoàng John Paul II tiếp kiến. Ông ta nói với các khoa học gia là “cứ tự nhiên nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ sau sự nổ lớn (big bang), nhưng không nên tìm hiểu về chính lúc nổ vì đó là lúc sáng tạo, do đó là tác phẩm của Thượng đế.” (Stephen Hawking, A Brief History of Time, p. 116: He told us that it was all right to study the evolution of the universe after the big bang, but we should not inquire into the big bang itself because that was the moment of Creation and therefore the work of God). Chúng ta nên để ý, căn bản thuyết Big Bang đã được công nhận là đúng dù năm 1981, thuyết Big Bang chưa được hoàn chỉnh cho đến khi dò ra được bức xạ nền [background radiation] trong vũ trụ vào năm 1992, nhưng Giáo hoàng cũng đã phải công nhận vũ trụ này sinh ra từ một Big Bang. Và Giáo hoàng nói câu trên chẳng qua chỉ để vớt vát phần nào mặt mũi của Thượng đế, một mặt mũi đã không còn chỗ đứng trong thế giới tiến bộ trí thức và khoa học của nhân loại.
Thật vậy, Big Bang là hiện tượng nổ bùng của một dị điểm (singularity) vô cùng đặc, vô cùng nóng, nguồn gốc của vũ trụ ngày nay, và đã xảy ra cách đây khoảng 15 tỷ năm chứ không phải là chỉ có từ 6000-10000 năm do sự “sáng tạo” (sic) của Thượng đế Ki-tô giáo như được viết trong Kinh Thánh, được coi như những lời không thể sai lầm của Thượng đế.
Năm 1992, giáo hoàng đã công khai nhìn nhận là giáo hội đã sai lầm trong vụ án Galileo Galilei. 359 năm về trước, Giáo hội bắt Galilei phải sửa lại kết quả nghiên cứu khoa học của ông ta (rằng trái đất quay xung quanh mặt trời) cho đúng với những lời “mạc khải không thể sai lầm trong Thánh Kinh” (rằng trái đất đứng yên và mặt trời quay xung quanh trái đất), rồi giam ông ta tại gia cho đến khi chết. Sự nhìn nhận sai lầm của Tòa Thánh trong vụ Galilei cho thấy thánh kinh sai và kéo theo vấn đề: nếu thánh kinh đã sai về vũ trụ thì rất có thể cũng sai về nhiều điều khác nữa. Ngày nay, các chuyên gia nghiên cứu thánh kinh đều đồng thuận ở điểm là thánh kinh có rất nhiều sai lầm cả về thần học lẫn khoa học. Do đó, thánh kinh không phải là những lời “mạc khải” không thể sai lầm của một vị thần toàn năng toàn trí, như lời giáo hội vẫn thường dạy cho những tín đồ bảo sao nghe vậy. Thực tế cũng cho thấy rằng, trí tuệ của con người ngày nay đã vượt xa trí tuệ của bậc “toàn năng, toàn trí” trong Thánh Kinh Ki-Tô giáo rất nhiều. Ây thế mà người ta vẫn đi thờ phụng một “đấng” mà trí tuệ kém cỏi hơn người đời rất nhiều. Thật là kỳ lạ.
7. Về Thuyết Tiến Hóa: Rồi đến năm 1996, giáo hoàng John Paul II đã thú nhận trước thế giới là “thân xác con người có thể không phải là một sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần”. Ngài nói: “những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận thuyết tiến hóa hơn là một giả thuyết”. (Pope John Paul II has put the teaching authority of the Roman Catholic Church firmly behind the view that “the human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution.. The pope said that “fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis”).
Chấp nhận thuyết Big Bang, thuyết tiến hóa, chấp nhận con người không phải là do Thượng đế tạo ra tức thời mà chính là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần và lâu dài, giáo hoàng đã phá tan huyền thoại về Adam và Eve là tổ tông loài người do Thượng đế tạo dựng từ đất sét, và kéo theo không làm gì có chuyện Adam và Eve sa ngã tạo thành tội tổ tông. Do đó, vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là những luận điệu thần học lừa dối của giới giáo sĩ Ki Tô Giáo khi xưa, được tiếp tục đưa ra không ngoài mục đích khai thác lòng mê tín của một số người, huyễn hoặc và khuyến dụ họ tin vào những điều không thực.
8. Về Thiên Đường Và Hỏa Ngục: Tháng 7 năm 1999, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất, Giáo Hoàng đã bắt buộc phải tuyên bố: "thiên đường không phải là một nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng mây” (Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the clouds), và “Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành động mà con người đã làm trong đời này” (Hell is not a punishment imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life). Như vậy là Giáo Hoàng đã bác bỏ phần giáo lý quan trọng nhất của giáo hội Ca-Tô: “người nào tin Chúa thì sẽ được Chúa cho lên thiên đường sống cuộc sống đời đời bên ngài, kẻ nào không tin sẽ bị Chúa phán xét đày vĩnh viễn xuống hỏa ngục ở trong lòng đất”. Củ cà-rốt thiên đường thường dùng để khuyến dụ những người nhẹ dạ cả tin, và cây gậy hỏa ngục để hù dọa những người yếu bóng vía, sau cùng đã không còn tác dụng gì đối với nhân loại trong thời đại văn minh tiến bộ ngày nay.
Tôi tự hỏi, có bao nhiêu tín đồ Ki-tô, Ca-tô cũng như Tin Lành, biết đến những thay đổi trong nội bộ các giáo hội Ki-tô về căn bản tín ngưỡng trong Ki-tô Giáo, biết đến những sự kiện lịch sử này, và biết đến những quan niệm sai lầm bắt nguồn từ Kinh Thánh? Tôi nghĩ đa số chưa bao giờ nghe đến tên Copernicus hay Galileo, chưa bao giờ nghe đến những lời tuyên bố trước thế giới của giáo hoàng John Paul II. Tôi cũng nghĩ tuyệt đại đa số tín đồ Ki-tô chưa từng đọc đến Kinh Thánh và lẽ dĩ nhiên không có một kiến thức nào, dù là tối thiểu, về những tiến bộ của khoa học và đầu óc con người trên thế giới.
Tại sao Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô Ma nói riêng bắt buộc phải suy thoái. Câu trả lời nằm trong chính bản văn xưng tội trước thế giới của Vatican.
Tháng 3 năm 2000, trong một cuộc “thánh lễ” công cộng tại “thánh đường” Phê-rô, Giáo hoàng cùng một số hồng y, tổng giám mục, trong đó có tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận, đại diện cho “hội thánh” Ca-Tô, đã chính thức “xưng thú 7 núi tội ác” đối với nhân loại của Ca-Tô giáo Rô-ma. 7 núi tội ác này, qua gần 20 thế kỷ, đã đưa đến những thảm họa to lớn cho nhân loại như “thập tự chinh”(thường được gọi một cách sai lầm là “thánh chiến” vì bản chất những cuộc chiến này rất man rợ, bạo tàn chứ chẳng có gì là “thánh” cả),tòa hình án xử dị giáo, bách hại dân Do Thái, kỳ thị phái nữ, liên kết với thực dân để truyền đạo với sách lược xâm lăng văn hóa, mưu toan thống trị và có thái độ thù nghịch với các tôn giáo khác v..v.. (Xin đọc chi tiết những tội ác của Ca-Tô giáo đối với nhân loại trong cuốn VATICAN: Thú Tội Và Xin Lỗi? của 6 tác giả, Giao Điểm xuất bản năm 2000). Hành động “xưng thú 7 núi tội lỗi” này đã làm cho những lời tự nhận của giáo hội mà giáo hội thường nhồi nhét vào đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ, rằng Ca-Tô giáo là tôn giáo “thiên khải duy nhất”, “thánh thiện”, “mầu nhiệm”, “tông truyền”, “hôn thê của Chúa”, “cao quý”, “ánh sáng của nhân loại”, bác ái”, “dân chủ” v..v.., trở thành những lời nói láo vĩ đại nhất trong lịch sử các tôn giáo của loài người. Một khi mà những lời nói láo không còn có hiệu lực và không còn thuyết phục được ai, thì tất nhiên con người sẽ không còn tin vào chúng nữa. Và tín đồ bỏ đạo hàng loạt là vì họ không còn muốn dính dáng gì đến một giáo hội đầy tội lỗi thế gian, và trình độ người dân ngày nay đã cao, không còn có thể tin vào những điều thuộc loại hoang đường mê tín nữa. Chính các học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-Tô đã khai sáng cho họ qua những tác phẩm nghiên cứu nghiêm chỉnh về Ki Tô Giáo.
Có bao nhiều phần trăm trong số gần một tỷ tín đồ của Ca-Tô Giáo Rô-Ma biết đến những điều thú nhận công khai trên của giáo hoàng và “tòa thánh” Vatican? Tôi nghĩ con số này phải là rất nhỏ, vì sách lược của giáo hội, qua vai trò của những người gọi là lãnh đạo tôn giáo như linh mục, giám mục v..v.., là duy trì sự “càng biết ít bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu” trong quần chúng tín đồ. Mà dù tín đồ có biết đến những sự thực này thì cũng biết một cách sai lạc, vì như Học Hội Đức KiTô Phục Sinh ở Houston đã đưa ra nhận định:
Hàng ngàn năm, để bưng bít và che dấu 7 chương tội lỗi đối ngoại - và một chương đối nội là 8 - nghệ thuật tuyên truyền của giáo hội Rô-Ma phải đạt đến chỗ cực kỳ ảo diệu, thiên biến vạn hóa, một nghệ thuật tuyên truyền thần thánh, một nghệ thuật tuyên truyền nhồi sọ tuyệt vời..
Ngoài nghệ thuật tuyên truyền, giáo hội vẫn phải xây “vạn lý trường thành đức tin” và buông bức “màn sắt thần học” lên đầu đoàn chiên. Mỗi tòa giảng là một cái loa tuyên truyền, dựa vào khoa thần học phù phép, ảo thuật “núi tội thành con chuột”, “kẻ cướp mặc áo thầy tu”, và “quỷ Sa-Tăng đóng vai ông thánh.”
Do đó, chúng ta không thể hi vọng là mọi tín đồ Ki-Tô nói chung, Ca-Tô nói riêng, đều biết đến một sự thực không thể chối cãi, đó là, toàn bộ nền thần học Ki-Tô Giáo với những quan niệm về Thiên Chúa, thuyết Sáng Tạo, huyền thoại Adam và Eve, thiên đường và hỏa ngục, vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su v..v.., cũng như nhãn hiệu “hội thánh” mà các giáo hội Ki-Tô tự nhận, hay những vai trò thần thánh tự tạo cho giáo hoàng, linh mục v..v.. nay đã không còn chỗ đứng trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại.
Giáo hội ngoài mặt vẫn còn mạnh vì dựa vào khối đông tín đồ thấp kém ở dưới, đúng như định nghĩa của Thống Đốc Jesse Ventura của Bang Minnesota: “KiTô giáo là một sự giả dối trống rỗng và là một cặp nạng cho những người có đầu óc yếu kém cần đến sức mạnh trong số đông” (Christianity is a sham and a crutch for weak-minded people who need strength in numbers), do đó giáo hội Ca-Tô vẫn giữ thái độ tự tôn trịch thượng vô lối đối với các tôn giáo khác.
Nữ học giả Ca-Tô Joane H. Meehl, sau khi đã nhìn thấy rõ chủ đích và những việc làm của Giáo hội Ca-Tô từ thế kỷ 4 cho tới ngày nay, đã viết trong cuốn "Người Tín Đồ Ca-Tô Tỉnh Ngộ" (The Recovering Catholic, Prometheus Book, 1995, trang 288):
"Đạo Ca-Tô chỉ thịnh hành và phát triển trong đám người nghèo và ngu dốt. Nó chỉ bị khắc phục bằng giáo dục (mở mang dân trí. TCN) và đời sống kinh tế thoải mái." (Catholicism thrives and grows among the poor and ignorant. It is overcome by education and economic well-being).
Nhưng chúng ta đã biết, mất đi chỗ đứng trong thế giới Tây phương, Ca-Tô Giáo cũng như Tin Lành đều có mưu toan bành trướng sang Á Châu, nơi đây ở một số nơi, con người còn đang sống trong cảnh khó khăn vật chất và thiếu hiểu biết. Họ là nhưng mồi ngon trong sách lược truyền đạo của Ki Tô Giáo. Đối với đất nước Việt Nam, đó là một hiểm họa cần phải phòng ngừa nếu chúng ta muốn bảo vệ và gìn giữ nền văn hóa truyền thống của Việt Nam. Không có lý do gì để cho người dân tiếp tục bị lừa dối để chấp nhận những đồ phế thải của Tây phương mà lịch sử đã chứng tỏ trái nghịch với truyền thống văn hóa và tôn giáo của Việt Nam.
Vậy biện pháp nào thích hợp nhất để bảo vệ và gìn giữ nền văn hóa truyền thống của Việt Nam? Tôi cho rằng, để tránh cái hiểm họa Ca-Tô (Công Giáo) và Tin Lành, cái hiểm họa đã được chứng tỏ trong 2000 năm lịch sử của Ki Tô Giáo, đặc biệt là Ca-Tô giáo , ở Việt Nam, ngoài việc cương quyết canh chừng, kiểm soát những phương cách truyền đạo bất chính, con đường hữu hiệu nhất là con đường mở mang dân trí. Qua con đường này, người dân sẽ biết rõ về bản chất và những sự thực về Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo nói riêng, và từ đó sẽ không còn bị mê hoặc bởi những lời truyền đạo giả dối, che đậy thực chất mê tín, hoang đường, phi lý của Ki Tô Giáo mà ngày nay thế giới Tây Phương đã nhận thức rõ và đang từ bỏ dần dần. Nhà Nước cũng cần huấn luyện một đội ngũ trí thức nắm vững nội dung Kinh Thánh và lịch sử các giáo hội Ca-Tô và Tin Lành cùng kiến thức thời đại về các bộ môn khoa học để có thể công khai chất vấn các nhà truyền đạo về mọi mặt trong các cuộc giảng đạo hay truyền đạo của họ. Chúng ta nên nhớ, “người Ki Tô Giáo không sợ tội lỗi, chỉ sợ sự thật.”
Hiện nay ở Hồng Kông đang có phong trào đòi Ủy Ban Đạo Đức Hồng Kông phải
xếp lại Kinh Thánh của Ki Tô Giáo vào loại sách tục tĩu, khiêu dâm, tàn bạo, loạn luân, và Kinh Thánh phải bọc kỹ và bên ngoài phải khuyến cáo độc giả về nội dung, và không được bán cho trẻ em dưới 18 tuổi. [
http://news.yahoo.com:
More than 800 Hong Kong residents have called on authorities toreclassify the Bible as "indecent" due to its sexual and violent content.. The complaints said the holy book "made one tremble" given its sexual and violent content, including rape and incest. If the Bible is similarly classified as "indecent" by authorities, only those over 18 could buy the holy book and it would need to be sealed in a wrapper with a statutory warning notice.]
Mở mang dân trí, cập nhật hóa kiến thức thời đại, đây chính là một nhiệm vụ quan trọng trong thời đại ngày nay, không chỉ riêng của chính quyền mà là nhiệm vụ chung của mọi người dân Việt Nam nào còn có lòng với dân tộc, đất nước, còn trân quý truyền thống văn hóa và tôn giáo của Việt Nam. Tôi hi vọng giới trí thức, nhất là giới trẻ ngày nay, hãy nhận thức rõ tầm quan trọng của lãnh vực văn hóa này. Vì lợi ích của mọi người, và vì tương lai của dân tộc và đất nước, chúng ta hãy cùng nhau tích cực hoạt động trong đường hướng mở mang dân trí, giúp người dân nhận thức được những sự thật về các tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.
Chúng ta hãy thể hiện hạnh từ bi trong nhiệm vụ này. Từ là “Cho vui” và Bi là “Cứu khổ”. Giúp cho người dân mở mang đầu óc, cập nhật hóa kiến thức thời đại, nhận rõ chân thực, là mang đến cho họ một nguồn vui vô tận; giúp cho người dân nhận rõ tỉnh thức, không bị huyễn hoặc bởi những điều hoang đường, mê tín, cất bỏ lòng sợ hãi thần quyền, và thoát khỏi một tâm cảnh nô lệ ngoại quyền, đó chính là cứu khổ. Quý độc giả nào không đồng ý, xin mời lên tiếng.